Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ TRÊN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG VÀ DÂN SỐ (TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

MAI NHẬT LINH

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ
TRÊN CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG VÀ DÂN SỐ
(TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Mã số: 60 85 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ:
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN KIM HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Quý Thầy Cô ở Khoa Môi trường
nơi tôi đã theo học chương trình Thạc sĩ và khoa Toán – Tin học nơi tôi đã học và
hoàn thành chương trình Cử nhân, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng, Trường Đại học Sư Phạm Thành
phố Hồ Chí Minh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài;


- Các quý thầy cô ở khoa Môi Trường đã tạo nhiều điều kiện cho tôi trong quá trình
hoàn thành luận văn này; và
- Các bạn ở Chi Cục Bảo vệ Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Môi
trường Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho tôi các số liệu thống kê.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có sử dụng và kế thừa một số kết quả nghiên
cứu và số liệu thống kê của Viện Nghiên Cứu Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh,
Viện Nghiên Cứu Môi Trường và Phát Triển Bền Vững và các công trình nghiên
cứu khác. Qua đó, kính mong sự đồng tình và ủng hộ từ các tác giả.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, anh chị em và bạn bè, những
người đã tạo điều, động viên và hỗ trợ tôi, đặc biệt là về mặt tinh thần trong những
lúc khó khăn nhất.
Chân thành cảm ơn tất cả.
Tác giả,
Mai Nhật Linh
Email:


TÓM TẮT

Trong xu hướng không ngừng đô thị hóa để đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các đô thị
trung tâm thì việc nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cho các đô thị
là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam.
Do đó, đề tài “Xây dựng tiêu chí Phát triển Bền vững Đô thị trên cơ sở môi trường
và dân số, trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh” được tiếp cận nghiên cứu nhằm
xây dựng cơ sở lý luận và góp phần nghiên cứu chiến lược cho việc phát triển thành
phố một cách bền vững theo quyết định số 1570/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 27 tháng 11 năm 2006 về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thành
phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Đề tài cũng là cơ sở lý luận để xây dựng tài liệu
giảng dạy về chuyên đề Phát triển Đô thị Bền vững cho sinh viên tại các trường Đại
học và Cao đẳng có liên quan.

Sản phẩm của đề tài là một bài báo cáo chính về các tiêu chí phát triển bền vững
cho Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các vấn đề nóng bỏng hiện nay. Để đạt được
những tiêu chí trên, trong quá trình nghiên cứu xây dựng đề tài tác giả đã sử dụng
các phương pháp như phân tích SWOT và phân tích DPSIR.
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm giúp các đơn vị, cơ quan trung ương Thành phố
Hồ Chí Minh trong việc thiết kế, xây dựng, giám sát và thực hiện chiến lược phát
triển đô thị bền vững cho Thành phố Hồ Chí Minh định hướng đến năm 2025.


ABSTRACT

Towards the social-economic development of Vietnam major cities together with
the trend of continual urbanism, identifying and determinating criteria for
sustainable development in those cities is key national concerns.
Therefore, approaching to a research topic on “Developing criteria for urban
sustainable development of Ho Chi Minh City based on environment and
population parameter” is to aim to build a theoretical base for the strategy of urban
sustainable development according to “Prime Minister’s Decision of No. 1570/QĐTTg on Novermber 27, 2006 with regard to approval of a master plan for Ho Chi
Minh City up to 2025”. Moreover, this project would be used as teaching or
reference material for “Urban Sustainable Development” subject offered to relevant
students at universities and colleges.
The outcome of the project is an offical report on criteria of sustainable
development for Ho Chi Minh City based on the most concerned current matters.
The multiple methods of research for the report have been applied, such as SWOT
and DPSIR analysis. The result of the project could be useful for the governmental
institutions of District and Central in Ho Chi Minh City to design, build, monitor
and implement strategies for urban sustainable development of Ho Chi Minh City
up to 2025.
Keywords: sustainable, urban, Ho Chi Minh City



MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.

Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1

2.

Mục tiêu của đề tài........................................................................................3

3.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu..................................................................3

4.

Nội dung của đề tài .......................................................................................4

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về phát triển bền vững và phát triển đô thị bền vững ......................6
1.1.1. Phát triển bền vững.......................................................................................6

1.1.2. Phát triển đô thị bền vững ........................................................................... 10
1.2. Thực tiễn phát triển bền vững ở các đô thị hiện nay....................................... 15
1.2.1. Trường hợp SymbioCity, Stockholm – Thụy Điển...................................... 16
1.2.2. Trường hợp Singapore ................................................................................ 17
1.2.3. Trường hợp Hongkong SAR ....................................................................... 19
1.2.4. Phát triển đô thị ở Thành phố Đà Nẵng....................................................... 19
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh................ 21
2.2. Diễn biến tình hình dân số tại Thành phố Hồ Chí Minh................................. 24
2.3. Hiện trạng phát triển đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 26


2.4. Các vấn đề môi trường và dân số còn tồn tại trong quá trình phát triển đô thị
bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 28
2.5. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh .... 35
2.5.1. Bộ tiêu chí PTBV của Liên hợp quốc.......................................................... 35
2.5.2. Bộ tiêu chí xây dựng chiến lược PTĐTBV của Thành phố Hồ Chí Minh .... 38
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC TIÊU CHÍ
3.1. Khung định hướng nghiên cứu ...................................................................... 41
3.2. Áp dụng phương pháp DPSIR để xác định các tiêu chí phát triển đô thị bền
vững và chỉ số của các tiêu chí .............................................................................. 42
3.3. Áp dụng phương pháp phân tích SWOT để xác định các chỉ số của tiêu chí
phát triển đô thị bền vững ...................................................................................... 44
CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ BỔ SUNG
4.1. Xác định các tiêu chí bổ sung ........................................................................ 46
4.2. Định lượng hóa các tiêu chí bổ sung.............................................................. 49
4.2.1. Áp dụng phân tích DPSIR để xác định chỉ số của tiêu chí bổ sung.............. 49
4.2.2. Áp dụng phân tích SWOT để xác định chỉ số của tiêu chí bổ sung.............. 52
4.2.3. Nội dung và chương trình hành động cụ thể cho từng tiêu chí..................... 58

4.2.4. Bộ tiêu chí hoàn chỉnh hơn phục vụ chiến lược PTBVĐT riêng cho hai lĩnh
vực Xã hội và Môi trường của Thành phố Hồ Chí Minh........................................ 64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN........................................................................................................... 66
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
ĐT

Đô thị

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

PTBV

Phát triển bền vững

PTĐTBV


Phát triển đô thị bền vững

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TpHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

Tiếng Anh
CPI

Consumer Price Index

GINI

Gini Coefficient

GDP

Gross Domestic Product

GNP

Gross Nation Product


HDI

Human Development Index

ITS

Intelligent Transportation Systems

IUCN

International Union for Conservation of Nature

MTR

Mass Transit Railway

NGO

Non–Governmental Organization

ODA

Official Development Assistance


PPP

Perchasing Power Parity


SAR

Special Administrative Region

UN

United Nations

UNCSD

United Nations Commission for Sustainable Development

UNDP

United Nations Development Programme

UNEP

United Nations Environment Programme

WB

World Bank

WCED

World Commission on Environment and Development

WWF


World Wide Fund


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Dự báo khối lượng Chất thải rắn sinh hoạt tại TpHCM.......................... 33
Bảng 2.2: Bộ tiêu chí phát triển bền vững của UNCSD ......................................... 36
Bảng 2.3: Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển đô thị bền vững cho TpHCM ...... 38
Bảng 3.1: Phân tích SWOT để xác định các chỉ số phục vụ cho PTĐTBV Thành
phố Hồ Chí Minh................................................................................................... 45
Bảng 4.1: Các tiêu chí bổ sung cho bộ tiêu chí PTBVĐT của TpHCM .................. 48
Bảng 4.2: Phân tích SWOT để xác định chỉ số của các tiêu chí bổ sung................. 53
Bảng 4.3: Nội dung và chương trình hành động cho từng tiêu chí bổ sung............. 59
Bảng 4.4: Các tiêu chí đánh giá PTĐTBV cho TpHCM theo hai lĩnh vực Xã hội và
Môi trường ............................................................................................................ 64


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình PTBV của Ngân hàng Thế giới (WB) ........................................7
Hình 1.2: Mô hình PTBV của Liên Hợp Quốc (UN)................................................8
Hình 1.3: Mô hình PTBV của Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển..............8
Hình 2.1: Biểu đồ tỉ lệ dân số Tp.HCM so với cả nước.......................................... 24
Hình 2.2: Biểu đồ tăng dân số của TpHCM giai đoạn 1999-2009 .......................... 25
Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ dân số nội đô và ngoại ô TpHCM, 1990 ............................ 26
Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ dân số nội đô và ngoại ô TpHCM, 2009 ............................ 26
Hình 3.1: Khung định hướng nghiên cứu ............................................................... 41
Hình 3.2: Sơ đồ khung của phương pháp phân tích DPSIR .................................... 42
Hình 3.3: Xác định tiêu chí PTĐTBV theo cách tiếp cận DPSIR ........................... 43
Hình 3.4: Xác định chỉ số của tiêu chí PTĐTBV theo cách tiếp cận DPSIR........... 43

Hình 4.1: Xác định tiêu chí PTĐTBV theo cách tiếp cận DPSIR, 1. ...................... 47
Hình 4.2: Xác định tiêu chí PTĐTBV theo cách tiếp cận DPSIR, 2. ...................... 47
Hình 4.3: Xác định tiêu chí PTĐTBV theo cách tiếp cận DPSIR, 3. ...................... 47
Hình 4.4: Xác định tiêu chí PTĐTBV theo cách tiếp cận DPSIR, 4. ...................... 48


-1-

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.

Lý do chọn đề tài
Phát triển bền vững (PTBV) đã được thế giới tiếp nhận và từng bước thực hiện

từ hơn 30 năm trước đây. Tuy nhiên mức độ phát triển đô thị bền vững phụ thuộc
vào tỷ lệ đô thị hóa của từng quốc gia. Đối với các nước công nghiệp phát triển ở
mức độ cao như các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật, Singapore, Hongkong SAR và Macao
SAR… tỷ lệ dân tập trung ở các đô thị đạt trên 80%, xây dựng phát triển đô thị đã
đi vào ổn định và đang từng bước đáp ứng được các yêu cầu về phát triển bền vững
đô thị.
Ở Việt Nam, trong hơn 15 năm từ 1991 đến nay, dân số đô thị có sự tăng trưởng
tương đối ổn định ở mức thấp, tỷ lệ dân số cố định tăng từ 17% năm 1990 lên
23,45% năm 1999, hơn 24% năm 2002 và gần 26% năm 2004. Tính đến nay cả
nước đã có trên 743 đô thị (ĐT) các loại (bao gồm từ đô thị loại V đến đô thị loại
đặc biệt) trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh), 3 đô thị loại I, 14 đô thị loại II, 36 đô thị loại III, 41 đô thị loại IV, 647 đô
thị loại V. Tỷ lệ đô thị hoá đạt gần 30% (Tập chí diễn đàn PTBV Đô thị, 5/2006, Bộ
Xây dựng). Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hoá của cả nước. Các đô thị lớn như Thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ... là

những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ, đang đóng vai trò đầu tàu
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng và cũng như của cả nước. Ngoài ra,
nước ta hiện đang có trên 160 khu công nghiệp tập trung, 28 khu kinh tế cửa khẩu
và khu kinh tế đặc thù, góp phần mở rộng mạng lưới đô thị quốc gia, tạo tiền đề cho
sự phát triển đô thị tại các vùng ven biển và biên giới. Nhiều khu đô thị mới đã và
đang được hình thành với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, góp phần giải
quyết nhiều vấn đề bức xúc của các đô thị hiện nay, nhất là vấn đề nhà ở và các dịch
vụ đô thị. Bộ mặt đô thị Việt Nam nhìn chung đã và đang chuyển biến theo hướng
văn minh, hiện đại.


-2-

Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đã đạt được, thực tế phát triển đô thị ở nước
ta vẫn còn một số vấn đề tồn tại, đặc biệt là trong công tác quy hoạch và quản lý
phát triển đô thị, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển các đô thị nói riêng và kinh tế
- xã hội nói chung. Trên bình diện rộng, các đô thị của Việt Nam ngày càng phát
triển và mở rộng do dân số đô thị càng tăng lên cùng với dòng dịch cư dân số ngày
càng lớn, điển hình tại Thành phố Hồ Chí Minh nhóm di dân có 80% thời gian sống
ở đô thị đang tăng nhanh, khoảng 30.000 – 35.000 người dẫn đến sự quá tải trong sử
dụng hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có, rồi việc hình thành các khu dân cư tạm bợ xung
quanh và bên trong đô thị, tình trạng ô nhiễm môi trường và nguy cơ mất an toàn
lương thực không ngừng tăng cao trên phạm vi rộng. Bên cạnh đó môi trường sinh
thái và cảnh quan thiên nhiên thiếu được đầu tư phục hồi, nâng cấp dẫn đến sự mất
cân bằng về sinh thái ở nhiều nơi. Nhìn chung phát triển đô thị và đô thị hoá tại Việt
Nam còn chưa cân đối (vùng chậm phát triển chiếm đến 82% tổng diện tích đất đô
thị trong khi chỉ có 18% diện tích thuộc vùng đô thị phát triển). Tình trạng phát
triển đô thị và đô thị hoá hiện nay chưa thể hiện rõ bản sắc địa phương của vùng,
miền và đặc điểm khí hậu và ít nhiều tạo sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn. Về
tài chính, đô thị cũng chưa kích thích và chưa huy động được sự tham gia của khối

kinh tế tư nhân và từ cộng đồng do nhận thức về phát triển đô thị và đô thị hoá còn
bị hiểu sai lệch, nhiều nơi đô thị hóa tạo nên hình ảnh phát triển đô thị lộn xộn và
thiếu quản lý. Về quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở phần lớn các đô thị
Việt Nam đều chậm so với phát triển kinh tế - xã hội đô thị.
Do vậy, trong điều kiện phát triển kinh tế – xã hội hiện nay, xây dựng tiêu chí
phát triển bền vững đô thị là thể hiện cách suy nghĩ đúng đắng, hướng giải thích
hợp và thậm chí không thể trì hoãn trong quá trình đô thị hóa ở mức độ ngắn hạn và
dài hạn như ở Việt Nam hiện nay. Các tiêu chí này sẽ giúp việc xây dựng các đô thị
trở nên cân đối và vững chắc trên cơ sở phát trển kinh tế, duy trì sự ổn định xã hội,
có ý thức tiết kiệm đối với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đồng thời có thái
độ đúng đắn với công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Do đó, tác giả chọn và thực
hiện đề tài “Xây dựng tiêu chí phát triển bền vững đô thị trên cơ sở môi trường và


-3-

dân số, trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh” dưới sự hướng dẫn của PGS. TS.
Nguyễn Kim Hồng.
2.

Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng thể của đề tài: bổ sung thêm một số tiêu chí cho bộ tiêu chí đánh

giá phát triển đô thị bền vững sẵn có của Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm nâng cấp
bộ tiêu chí này để phục vụ cho chiến lược phát triển đô thị bền vững của Thành phố
Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể của đề tài:
-

Nghiên cứu và khảo sát hiện trạng môi trường và xã hội (dân số) của Thành

phố Hồ Chí Minh;

-

Bổ sung nội dung nhằm hoàn thiện hơn bộ tiêu chí phát triển đô thị bền vững
đang sẵn có của Thành phố Hồ Chí Minh cho hai lĩnh vực dân số và môi
trường.

3.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài giới hạn tập trung phân tích phát triển bền vững đô thị tại Thành phố Hồ

Chí Minh nhằm bổ sung nội dung các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cho bộ
tiêu chí về phát triển đô thị bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên thực tế, bộ tiêu chí về phát triển đô thị bền vững của Thành phố Hồ Chí
Minh đã được phát triển bởi các nhà khoa học, các nhà quản lý từ năm 2002. Tuy
nhiên, do sự phát triển của xã hội, cũng như sự bùng nổ phát triển kinh tế và công
nghệ ở các đô thị chính tại các nước đang phát triển, và Thành phố Hồ Chí Minh
không là ngoại lệ, các vấn đề về môi trường sẽ luôn phát sinh theo nhiều hướng. Vì
thế, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu hiện trạng phát triển và những vấn đề môi
trường tại thời điểm hiện tại nhằm bổ xung thêm một số tiêu chí cần thiết để nâng
cấp bộ tiêu chí đã có của Thành phố Hồ Chí Minh.
Một điều quan trọng cần được nhìn nhận, trong thực tiễn phát triển, đặc biệt ở
Thành phố Hồ Chí Minh một đô thị vừa lớn, vừa đông đúc và cũng phát triển kinh


-4-

tế nhanh và mạnh, sẽ bao gồm rất nhiều vấn đề về môi trường như: ô nhiễm không

khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn… Mỗi lĩnh vực khoa học sẽ tiếp cận và
đi sâu nghiên cứu theo hướng chuyên môn cụ thể đặc thù cho từng lĩnh vực. Vì thế
trong nghiên cứu này để tránh dàn trải sang các lĩnh vực chuyên môn sâu khác về
môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như để đảm bảo về mặt thời gian và
phạm vi của một luận văn ở chương trình đào tạo bậc thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu một số vấn đề môi trường trên khía cạnh dân số. Nghĩa là những vấn đề
môi trường mà liên quan trực tiếp với tình hình phát triển dân số như an sinh xã hội,
lao động trẻ em, ùn tắc giao thông và rác thải sinh hoạt…
4.

Nội dung của đề tài
Đề tài “Xây dựng tiêu chí Phát triển Bền vững Đô thị trên cơ sở môi trường và

dân số, trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh” có các nội dung sau đây:
-

Tập hợp các khái niệm về phát triển bền vững và phát triển đô thị bền vững
được định nghĩa với nhiều cách khác nhau bởi các tổ chức nghiên cứu trên
thế giới trở thành thống nhất.

-

Thu thập dữ liệu, phân tích hiện trạng môi trường theo định hướng phát triển
bền vững đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh; cũng như diễn biến dân số và
các vấn đề về môi trường – dân số mà thành phố đang đối mặt hiện nay.

-

Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí bổ sung cho bộ tiêu chí phát triển đô thị
bền vững sẵn có của Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng văn minh đô thị

trên cơ sở phân loại bằng phương pháp phân tích DPSIR.

-

Định lượng hóa các tiêu chí bổ sung để từ đó rút ra được các chỉ số đánh giá
phát triển đô thị bền vững bằng công cụ phân tích DPSIR và ma trận SWOT.

-

Đề xuất nội dung và chương trình hành động cho từng tiêu chí bổ sung.

Cụ thể, sản phẩm của đề tài bao gồm:
-

Báo cáo chính về hiện trạng và chiến lược phát triển đô thị bền vững của
Thành phố Hồ Chí Minh.


-5-

-

Các tiêu chí bổ sung và chương trình hành động cho từng tiêu chí để phục vụ
chiến lược phát triển đô thị bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh theo
hướng văn minh đô thị.

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: đề tài góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận trong việc


nghiên cứu các vấn đề về phát triển bền vững nói chung và phát triển đô thị bền
vững nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: qua việc nghiên cứu vấn đề phát triển đô thị bền vững Thành
phố Hồ Chí Minh, đề tài giúp các cơ quan chức năng định hướng phát triển phù hợp
cho thành phố. Đồng thời, kết quả đề tài sẽ giúp các cấp chính quyền Thành phố Hồ
Chí Minh, cũng như các thành phố khác trong cả nước có cách tiếp cận mới và
hướng giải quyết mới cho các vấn đề hiện nay tại thành phố.


-6-

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Khái niệm về phát triển bền vững và phát triển đô thị bền vững
1.1.1. Phát triển bền vững
Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác
nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa… Mục tiêu của phát triển là
nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của loài người; làm cho con người ít
phụ thuộc vào thiên nhiên; tạo lập nên cuộc sống công bằng giữa các thành viên.
Tính bền vững không phải là một khái niệm mới, theo như Thomas Jefferson
(Tổng thống thứ 3, người soạn thảo ra bản tuyên ngôn độc lập, của Hợp Chủng
Quốc Hoa Kỳ) đã từng phát biểu rằng: “Tôi cho rằng trái đất thuộc về mỗi thế hệ
trong suốt tiến trình tồn tại của nó, một cách hoàn toàn đầy đủ và trong quyền hạn
của nó, không một thế hệ nào có thể thắc mắc những khoản nợ lớn hơn khả năng
chi trả của chính nó”.
Trung tâm của phát triển bền vững, toàn bộ mục tiêu của sự phát triển, chính là
con người. Chính xác hơn, mục tiêu của phát triển là nhằm bảo đảm rằng mỗi người

đều tiếp cận với những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Gắn liền với nó, tất nhiên,
là tạo ra và duy trì một môi trường bền vững cho con người sinh sống.
Sau một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế thế giới vào các năm từ
1950 – 1980 của thế kỷ trước, loài người nhận thức được rằng: độ đo kinh tế không
phản ánh được đầy đủ quan niệm về phát triển. Do vậy, phải xem xét lại và đánh giá
đúng đắn các mối quan hệ: con người – trái đất, phát triển kinh tế xã hội đi đôi với
bảo vệ môi trường.
Theo văn bản chính thức của Liên Hiệp Quốc (UN) được nêu tại báo cáo của Ủy
ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED, 1987) thì:


-7-

“Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu
của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng (các) nhu cầu (ấy) của các
thế hệ mai sau”.


Mô hình phát triển bền vững

PTBV được thể hiện ở các mức độ hay quan điểm khác nhau thông qua mối
quan hệ qua lại thật chặt chẽ giữa 3 yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội mà trong
đó con người chúng ta luôn có vai trò ảnh hưởng cao.
Ba mục tiêu môi trường, kinh tế và xã hội là ba mục tiêu chính mà quá trình
PTBV đang hướng tới. Các mô hình như hình 1.1 và hình 1.2 dưới đây biểu diễn
nội dung PTBV thể hiện mối quan hệ giữa môi trường – kinh tế – xã hội được
nghiên cứu bởi các tổ chức khác nhau trên thế giới, đã và đang được sử dụng nhiều
nhất ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam để làm nền tảng cho việc xây dựng
chiến lược PTBV quốc gia ở quy mô lớn và PTBV đô thị ở quy mô nhỏ.


Hình 1.1: Mô hình PTBV của Ngân hàng Thế giới (WB)


-8-

Hình 1.2: Mô hình PTBV của Liên Hợp Quốc (UN)

Trong mô hình PTBV của Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED,
1991), xem hình 1.3., các tiêu chí về PTBV được cụ thể hóa hơn và mang ý nghĩa
rộng hơn. Mô hình thể hiện sự đòi hỏi tinh thần hợp tác giữa các quốc gia lẫn nhau
để hướng tới một thế giới PTBV.

Hình 1.3: Mô hình PTBV của Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển


-9-



Nội dung của phát triển bền vững

Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc “môi trường và phát triển
bền vững” hợp ở Johannesburg, Nam Phi. Hội nghị đã đưa ra được hai văn kiện
quan trọng có tính toàn cầu là “Tuyên bố chính trị” và “Kế hoạch thực hiện”. Trong
các văn kiện này đã xác định ra được ba hợp phần chính của phát triển bền vững:
- Bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững: phát triển kinh tế
nhanh và an toàn;
- Bền vững về mặt xã hội: công bằng xã hội và phát triển con người. Chỉ số phát
triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, chỉ số phát triển
con người gồm: thu nhập bình quân trên đầu người, trình độ dân trí, giáo dục,

sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ thành tựu văn minh, an sinh xã hội…; và
- Bền vững về môi trường: khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ và không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống. Về bảo vệ và cải
thiện chất lượng môi trường: bảo đảm cho con người được sống trong môi
trường sạch, trong lành và an toàn, bảo đảm sự hài hòa trong mối liên hệ giữa
con người, xã hội và tài nguyên.
Có thể xem ba hợp phần về phát triển bền vững nêu trên là ba mục tiêu cần đạt
được, đồng thời là ba nội dung hợp thành quá trình của sự phát triển trong điều kiện
hiện đại. Điều này hàm nghĩa, sự phát triển hiện đại không chỉ là sự phát triển với
hệ kinh tế thị trường hiện đại, cách mạng khoa học công nghệ, nền kinh tế toàn cầu,
mà còn bao hàm một nội dung mới, nội dung phát triển bền vững với ba mục tiêu
kinh tế, xã hội và môi trường. Bởi vậy, sự phát triển hiện đại đã và đang được quan
niệm lại là sự phát triển bền vững.


Các nguyên tắc để xây dựng một xã hội phát triển bền vững

Phát triển bền vững không chỉ thể hiện trong mục tiêu như Hội nghị Thượng
đỉnh Liên hợp quốc năm 2002 ở Johannesburg, mà còn thể hiện ở những nguyên tắc
trong việc xây dựng một xã hội phát triển bền vững. Chương trình môi trường của


-10-

Liên hợp quốc (UNEP) cùng với một số hiệp hội môi trường như Quỹ hoang dã thế
giới (WWF) và Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa ra 9 nguyên tắc
về phát triển xã hội bền vững:
1. Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng;
2. Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người;
3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất;

4. Quản lý những phần tài nguyên không tái tạo được;
5. Tôn trọng khả năng chịu đựng của trái đất;
6. Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân;
7. Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường;
8. Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất thuận tiện cho việc phát triển
và bền vững môi trường; và
9. Xây dựng mội khối liên minh toàn cầu trong bảo vệ môi trường.
Dựa vào các nguyên tắc cơ bản trên để xây dựng một hệ thống các tiêu chí và
các chỉ số đánh giá (hay đo lường hay theo dõi) nhằm định hướng xây dựng xã hội
phát triển theo hướng bền vững.
1.1.2. Phát triển đô thị bền vững


Khái niệm PTĐTBV

Trong nghiên cứu này, khái niệm “phát triển bền vững đô thị” (urban sustainable
development) hay phát triển đô thị bền vững” (sustainable urban development) được
xem là đồng nghĩa nhau, cả hai đều chỉ sự phát triển đô thị một cách bền vững.
Sự phát triển đô thị bền vững (hay phát triển bền vững đô thị) là sự phát triển
cần đạt được 3 mục tiêu cơ bản sau:


-11-

- Đô thị phát triển bền vững về kinh tế. Đô thị phát triển bền vững về kinh tế
được thể hiện qua quá trình tăng trưởng liên tục, ổn định, lâu dài ở các chỉ tiêu
kinh tế theo thời gian.
- Đô thị phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường. Đô thị phát triển bền
vững về tài nguyên và môi trường thể hiện ở việc sử dụng tài nguyên một cách
hợp lý, đảm bảo sự bảo tồn đa dạng sinh học, không có những tác động tiêu cực

đến môi trường. Bền vững về tài nguyên và môi trường là việc sử dụng các tài
nguyên không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó, sao cho đáp ứng được các
nhu cầu hiện tại, song không làm suy giảm khả năng tái tạo trong tương lai để
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
- Đô thị phát triển bền vững về văn hoá xã hội. Đô thị phát triển bền vững về văn
hoá xã hội thể hiện ở việc mang lại những lợi ích lâu dài cho xã hội như tạo
công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống của người
dân và sự ổn định an sinh của xã hội, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa.


Các nguyên tắc cơ bản phát triển đô thị bền vững

Phát triển bền vững đô thị cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Đó là những
nguyên tắc mà Hiệp hội quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (IUCN) và Chương trình Môi
trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã khuyến cáo với các xã hội và cộng đồng.
Những nguyên tắc này là sự cụ thể hóa các quan điểm về phát triển bền vững mà Ủy
ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED) nêu ra trong báo cáo “Tương lai
chung của chúng ta” (1987) và được cụ thể hóa cho cộng đồng dân cư đô thị hay hệ
sinh thái nhân văn đô thị. Bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc thứ nhất là: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng. Cư
dân của mỗi đô thị cần được các nhà lãnh đạo, các cơ quan chức năng, các tổ
chức kinh tế, văn hóa, xã hội trong đô thị quan tâm về cuộc sống vật chất và tinh
thần. Bản thân mỗi người dân cũng cần quan tâm đến mọi người xung quanh
mình và các hình thức khác nhau của cuộc sống hiện tại cũng như trong tương
lai. Trong đô thị, sự quan tâm đó thể hiện cụ thể trong quy hoạch xây dựng đô


-12-

thị: đảm bảo sự liên kết giữa không gian ở, không gian làm việc và không gian

nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh
tế phải đồng bộ, ngày càng hoàn thiện phù hợp với dung lượng cư dân hiện tại
và các giai đoạn phát triển của đô thị. Phát triển đô thị phải phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng và quốc gia. Cần tham khảo ý
kiến của cộng đồng hoặc các bên liên quan về các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã
hội và kinh tế nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển và giảm thiểu các tác
động tiêu cực tới môi trường và bản thân những cư dân trong đó.
- Nguyên tắc thứ hai là: Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người và của
cộng đồng. Chất lượng cuộc sống con người được đo bằng mức độ các điều kiện
về ăn, ở, đi lại, làm việc, học hành, chữa bệnh, hoạt động văn hoá, tinh thần.
Mục tiêu cơ bản của quá trình lao động cũng như của phần lớn các cuộc cách
mạng là cải thiện chất lượng cuộc sống con người. Bản thân cuộc sống mỗi con
người và của cộng đồng ít nhiều đều có những khó khăn và trở ngại nhất định,
tuy rằng ở những mức độ khác nhau. Phát triển kinh tế là một trong các phương
thức cơ bản để cải thiện chất lượng đời sống vật chất của mỗi con người và cộng
đồng. Quá trình chủ đạo trong hoạt động kinh tế là lao động của con người kết
hợp với tài nguyên để tạo ra của cải khác nhau, đáp ứng các nhu cầu và nâng cao
chất lượng cuộc sống con người. Song nếu chỉ chú trọng phát triển kinh tế cũng
chưa đủ đảm bảo từng cộng đồng và xã hội phát triển bền vững. Phát triển kinh
tế phải gắn với công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, tạo
cơ sở nền tảng vật chất, tinh thần cho sự phát triển của các thế hệ hiện tại và mai
sau.
- Nguyên tắc thứ ba là: Bảo vệ sức sống và đa dạng của các hệ sinh thái. Bảo vệ
đa dạng sinh học tức là bảo vệ tổng hợp, toàn bộ các nguồn gen trong các hệ
sinh thái, đồng nghĩa với bảo vệ các loài sinh vật, các giống trong loài và những
điều kiện tồn tại của chúng (các hệ sinh thái)… Ở khu vực đô thị, do những tác
động nhiều mặt của con người đến tự nhiên, sức sống và đa dạng sinh học trong
hệ sinh thái đô thị và các hệ sinh thái trợ giúp nếu không được chú ý đến bảo tồn



-13-

và phát triển thì sẽ suy giảm một cách nhanh chóng. Hệ sinh thái đô thị nên được
hiểu rộng hơn: nó bao gồm hệ sinh thái chứa đựng và các hệ sinh thái trợ giúp
khác cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, vật liệu cho công nghiệp và
xây dựng, năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt, kể cả việc chứa đựng và xử lý
chất thải đô thị… Bảo vệ sức sống và sự đa dạng trong các hệ sinh thái trợ giúp
cũng chính là cơ sở đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị.
- Nguyên tắc thứ tư là: Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn
tài nguyên không tái tạo. Do đặc điểm đô thị có mật độ dân số cao, mật độ tập
trung các cơ sở hạ tầng và sự phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ nên khối lượng kim loại và năng lượng từ tài nguyên không tái
tạo như sắt, thép, nhôm, đồng… cung cấp cho khu vực đô thị ngày càng tăng
theo nhịp điệu mở rộng, phát triển đô thị và sự tăng lên của mức sống dân cư đô
thị. Các tài nguyên không tái tạo này khi được sử dụng sẽ mất đi các giá trị ban
đầu của chúng, hoặc tích lũy trong các công trình, hoặc phân tán vào các loại
hàng hóa tiêu dùng. Trong quá trình tìm kiếm các vật liệu mới thay thế một cách
hữu hiệu các vật liệu từ các loại thì việc sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý tài
nguyên không tái tạo bằng cách như: quay vòng tái chế chất thải, sử dụng tối đa
các thành phần hữu ích chứa trong tài nguyên, sử dụng tài nguyên tái tạo có thể
thay thế có ý nghĩa rất lớn, góp phần phát triển bền vững kinh tế và xã hội của
đô thị, của mỗi vùng nói riêng và quốc gia nói chung.
- Nguyên tắc thứ năm là: Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của các hệ
sinh thái chứa đựng và các hệ sinh thái trợ giúp. Giới hạn chịu đựng của các hệ
sinh thái nói riêng (dù là tự nhiên hay nhân tạo) và trái đất nói chung đều có giới
hạn. Con người có thể mở rộng giới hạn đó bằng công nghệ truyền thống hay áp
dụng công nghệ mới để thỏa mãn những nhu cầu phát triển của mình, nhưng nếu
không dựa trên cơ sở các quy luật phát triển nội tại của tự nhiên thì thường phải
trả giá rất đắt bằng sự suy thoái, nghèo kiệt đa dạng sinh học, hoặc suy giảm
chức năng cung cấp. Hệ sinh thái đô thị thường gồm nhiều các hệ sinh thái bộ

phận như: công viên, hệ sinh thái thuỷ sinh, khu dân cư gắn với các địa bàn cung


-14-

cấp các nhu yếu phẩm thiết yếu. Mỗi thành phần trong hệ sinh thái đều có quan
hệ gắn bó với nhau, có chức năng nhất định và chịu sự tác động mạnh mẽ của
con người. Sự không tương thích giữa dân số đô thị với cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế và điều kiện sinh thái tự nhiên đã dẫn đến những
ách tắc nghiêm trọng trong hoạt động của đô thị như ách tắc giao thông, bề bộn
chất thải, thiếu việc làm, không đủ các điều kiện vệ sinh cơ bản như nước sạch,
dưỡng khí, diện tích ở, nơi vui chơi, giải trí và dễ dẫn đến lan truyền các bệnh
truyền nhiễm.
- Nguyên tắc thứ sáu là: Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân. Tình trạng ô
nhiễm môi trường và suy thoái môi trường, tài nguyên đô thị Việt Nam hiện nay
cũng có nhiều nguyên nhân từ các tập tục và thói quen lạc hậu như sử dụng các
không gian công cộng tùy tiện, xả rác thải ở nơi công cộng… Những thói quen
và các tập tục tác động xấu đến tài nguyên, môi trường, đến cộng đồng đô thị sẽ
từng bị loại bỏ do phải trả giá bằng kinh tế, trả giá bằng sự phê phán của cộng
đồng và sự tăng cường các hình thức quản lý xã hội và cộng đồng theo luật định.
- Nguyên tắc thứ bảy là: Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình.
Mỗi hệ sinh thái nhân văn nói riêng và trái đất nói chung là nơi cư trú của các
cộng đồng dân cư. Theo các địa bàn cư trú, mỗi cộng đồng dân cư đô thị thường
có một không gian có ranh giới nhất định, gắn trong đó là hệ thống cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt nhiều
mặt của cộng đồng. Để cộng đồng tự quản lý môi trường nghĩa là đã gắn được
trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường (kể cả các thành phần tự nhiên và
nhân tạo) với quyền lợi được hưởng những giá trị, những lợi ích mà tài nguyên
và môi trường đem lại…
- Nguyên tắc thứ tám là: Xây dựng một khuôn mẫu thống nhất thuận lợi cho việc

phát triển bền vững đô thị. Một xã hội nói chung và cư dân đô thị nói riêng
muốn phát triển bền vững phải biết kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã
hội và bảo vệ môi trường, phải xây dựng được một sự thống nhất về cuộc sống


-15-

bền vững trong các cộng đồng. Chính quyền các cấp phải có một cơ cấu thống
nhất chăm lo về sự phát triển bền vững của từng hợp phần và tổng thể nói
chung. Bên cạnh hệ thống quyền lực cũng cần có hệ thống luật pháp toàn diện
và nghiêm khắc.
- Nguyên tắc thứ chín là: Xây dựng khối liên kết giữa các đô thị và với các hệ
sinh thái hỗ trợ giúp nhằm phát triển bền vững đô thị, hệ thống đô thị, vùng và
quốc gia. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, các đô thị không thể chỉ làm riêng lẻ mà phải có một sự liên kết
giữa các đô thị, giữa đô thị với các vùng sinh thái trợ giúp. Sự liên kết này bổ
sung cho nhau những kinh nghiệm, những bài học từ quá trình thực hiện các giá
trị của sự phát triển bền vững và thực hiện các mục tiêu chung. Những điều luật
rất cần cho sự phát triển của các đô thị như: Luật Xây dựng, Luật Doanh nghiệp,
Luật Đất đai… cần có sự phối hợp thực hiện giữa các đô thị và giữa đô thị với
các vùng phi đô thị phụ cận hoặc các hệ sinh thái trợ giúp. Sự hợp tác trên là cơ
sở đảm bảo thực thi các luật định nhằm phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường.
1.2. Thực tiễn phát triển bền vững ở các đô thị hiện nay
Trái đất của chúng ta vẫn cứ tiếp diễn quá trình phát triển và nhân loại chưa cần
phải tìm kiếm con đường “Phát triển bền vững” cho đến thời điểm những năm thập
kỷ 70 của thế kỷ trước, khi Thế giới phải đối mặt với rất nhiều vấn nạn về môi
trường và điều kiện sống của con người trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Năm 1972,
Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị quốc tế về môi trường con người ở Stockholm,
Thụy Điển. Hội nghị ra tuyên bố xác nhận hiện trạng môi trường toàn thế giới đang

xấu đi và kêu gọi nhân loại hãy cứu lấy trái đất, cái nôi của sự sống. Con người tỉnh
ngộ và bước vào thập niên “Nhận thức về môi trường” (1972 – 1982).
Tiếp đó, bước sang thập niên “Hành động vì môi trường” (1982 – 1992). Năm
1992, Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về “Môi trường và Phát triển” được tổ chức ở
Rio de Janéro (Braxin), là cuộc gặp gỡ của 179 nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới.


×