Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Vai trò của cộng đồng người việt ở lào từ năm 1976 đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 105 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên của tôi nên chắc chắn không
tránh khỏi những hạn chế. Để có thể hoàn thành được công trình nghiên cứu
này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến cô người đã dìu dắt tôi trên bước đường tập dượt nghiên cứu khoa
học của mình.
Bên cạnh đó cũng cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến gia đình, người
thân và bạn bè, đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm khoa học, để tôi
hoàn thành đề tài khóa luận của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã cung
cấp cho tôi những kiến thức trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

HàNội, ngày 20 tháng 4 năm 2013
Tác giả khóa luận

Đặng Thị Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự
hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung. Các số liệu, dữ liệu, kết quả
trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Các nguồn tài liệu trích dẫn có nguồn
gốc và xuất xứ rõ ràng. Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật.

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2013
Tác giả khóa luận

Đặng Thị Hiền



BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

USD

Đồng đô la Mỹ

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN

GMS

Chương trình tiểu vùng sồng Mê Kông

HCR

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn


VND

Việt Nam đồng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
NỘI DUNG .................................................................................................. 7
Chương 1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG
ĐỒNG NGUỜI VIỆT Ở LÀO
1.1. KHÁI NIỆM .......................................................................................... 7
1.1.1. Việt kiều ............................................................................................... 7
1.1.2. Cộng đồng người Việt .......................................................................... 8
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở
LÀO............................................................................................................... 9
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1899 .................................................................... 9
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1899 đến năm 1946. ............................................... 16
1.2.3. Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1975. ............................................... 22
1.2.4. Giai đoạn từ 1976 đến nay. ................................................................. 27
1.3. HIỆN TRẠNG MỘT SỐ HỘI NGƯỜI VIỆT NAM Ở LÀO............ 32
Tiểu kết chương .......................................................................................... 36
Chương 2 VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở LÀO
TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 2012 ................................................................ 38
2.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ .................................................................... 38
2.1.1. Tình hình nước Lào từ 1976 đến nay. ................................................. 38
2.1.2. Khái quát về quan hệ Việt Nam - Lào. ................................................ 41
2.2. VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở LÀO TỪ NĂM
1976 ĐẾN NĂM 2012 ................................................................................. 46
2.2.1. Trên lĩnh vực an ninh - chính trị. ........................................................ 46
2.2.2. Những đóng góp về kinh tế của người Việt ở Lào .............................. 50

2.2.3. Người Việt ở Lào trong vai trò cầu nối quan hệ Việt Nam - Lào
trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục. .................................................................... 70


2.3. NHẬN XÉT VỀ VỊ THẾ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT
TRONG XÃ HỘI LÀO .............................................................................. 84
Tiểu kết chương .......................................................................................... 86

KẾT LUẬN ......................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 92
PHỤ LỤC ............................................................................................ 95


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa tới nay quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào là một quan hệ điển
hình, một tấm gương mẫu mực hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủychung,
trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào phát triển từ quan hệ truyền
thống do chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng chí Cayxỏn Phômvihản, đồng chí
Suphanuvông và các thế hệ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân
dân hai nước dày công vun đắp. Nhân dân hai nước Lào và Việt Nam đã gắn bó
yêu thương nhau, không chỉ vì có chung dãy Trường Sơn hùng vĩ, hay dòng
sông Mê Kông, mà còn vì hai dân tộc có chung một số phận, cùng chung kẻ thù
xâm lược, cùng bước trên con đường tiến đến một lý tưởng chung.
Không giống như quan hệ Việt Nam với các nước khác, quan hệ giữa
Việt Nam và Lào là quan hệ đặc biệt. Sự đặc biệt ấy được tạo nên không chỉ
bởi quan hệ láng giềng hữu nghị vốn có lâu đời, mà còn được tạo nên bởi quá
trình đấu tranh cách mạng cùng chống kẻ thù chung và cùng xây dựng Chủ
nghĩa Xã hội. Đó là sự gắn bó keo sơn, máu thịt trong suốt chiều dài lịch sử

đặc biệt với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hàng vạn cán bộ
chiến sỹ tình nguyện Việt Nam đã hoạt động ở Lào và để lại ấn tượng tình
cảm sâu đậm trong nhân dân Lào.
Những lực lượng tham gia cách mạng đầu tiên ở Lào chính là người
Việt. Cộng đồng người Việt ở Lào đã góp phần chủ yếu trong cuộc nổi dậy
cướp chính quyền Lào tháng 8 năm 1945, dẫn đến tuyên bố độc lập của Lào
ngày 12 tháng 10 năm 1945.
Trong hai cuộc kháng chiến, con em Việt kiều lần lượt ra tiến tuyến
chiến đấu chống xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dưới sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng cùng với toàn dân, Việt kiều đã đứng lên tự nguyện nhận

1


những nhiệm vụ của Đảng giao phó và đã hoàn thành một cách xuất sắc, góp
phần vào thắng lợi hoàn toàn thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào ngày 2 tháng 12 năm 1975.
Khi Đất nước Lào được giải phóng, giành độc lập tự chủ cộng đồng
người Việt tiếp tục giữ một vai trò quan trọng trong xã hội Lào. Đóng góp
không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Đất nước Lào, trên tất cả các
mặt: an ninh - chính trị, kinh tế, văn hóa…
Chính phủ Lào ghi công và có nhiều khen thưởng, tổ chức hội Việt kiều
hiện nay chính thức được công nhận là thành viên của mặt trận Lào xây dựng
Đất nước.
Những đóng góp tích cực của cộng đồng người Việt ở Lào trong giai
đoạn này , đã thúc đẩy hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị Việt – Lào. Năm 2012,
Đảng, Chính phủ hai nước đã long trọng tổ chức mít tinh kỷ niệm, đánh dấu
mốc quan trọng trong quan hệ hai nước, kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan
hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt – Lào.
Củng cố hơn nữa về tương lai tốt đẹp, về mối quan hệ đoàn kết, gắn bó thủy

chung của nhân dân hai nước Việt – Lào.
Nghiên cứu đóng góp của cộng đồng người Việt ở Lào còn góp phần
củng cố hơn nữa mối quan hệ Việt – Lào, chống lại âm mưu diễn biến hòa bình
của những thế lực thù địch nhằm chia rẽ quan hệ Việt – Lào, góp phần tích cực
vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
Do vậy, vấn đề đặt ra trong nghiên cứu về quan hệ đặc biệt hai nước
Việt Nam và Lào không thể bỏ qua việc nghiên cứu về vai trò của cộng đồng
người Việt ở Lào nhất là từ sau giải phóng cho đến nay.
Chính vì những lí do trên tôi xin chọn đề tài: “Vai trò của cộng đồng
người Việt ở Lào từ năm 1976 đến năm 2012” làm đề tài ngiên cứu khóa
luận của mình.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
So với các công trình nghiên cứu về Lào, việc nghiên cứu về vai trò của
cộng đồng người Việt tại Lào ở Việt Nam chưa có nhiều công trình được
công bố, chỉ có một số bài viết tản mạn đây đó và có lẽ mới chỉ có một số
công trình như Việt kiều Lào- Thái với quê hương của Trần Đình Lưu nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2004; Cộng đồng người Việt ở Lào
trong mối quan hệ Việt Nam – Lào, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà nội,
2008, do PGS.TS. Phạm Đức Thành (chủ biên). Cuốn sách đã góp phần dựng
lại bức tranh về lịch sử hình thành cộng dồng người Việt ở Lào, cung cấp
những kiến thức cơ bản về cộng đồng người Việt tại Lào. Tuy nhiên công
trình này mới tập trung trình bày những đóng góp của việt Kiều ở Lào, Thái
Lan trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chưa đi sâu phân tích, đánh
giá vai trò của cộng đồng người Việt ở Lào trên các mặt chủ yếu của đời sống
xã hội Lào trong mối quan hệ Việt Nam - Lào.
Nguyễn Duy Thiệu với cuốn Dicư và chuyển đổi lối sống trường hợp

cộng đồng người Việt ở Lào, nhà xuất bản Thế giới, năm 2008 cũng đã có
những đánh giá, nhìn nhận về quá trình di cư của người Việt sang Lào,
những chuyển đổi trong phương thức kiếm sống và đời sống vật chất, tinh
thần của cộng đồng người Việt ở Lào. Song công trình cũng chưa tập chung
phân tích, những đóng góp của cộng đồng người Việt ở Lào đối với nền kinh
tế xã hội Lào.
Ngoài ba cuốn sách đáng chú ý nêu trên, còn có một số cuốn sách tham
khảo khác liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Việt - Lào hai nước chúng ta,
nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2008 do tác giả
Nguyễn Văn Khoa chủ biên; Nhóm tác giả Đặng Bích Hà, Phạm Nguyên
Long, Vũ Công Quý cũng cho xuất bản cuốn sách “Về lịch sử văn hóa ba
nước Đông Dương”, năm 1983, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà nội; Viên

3


nghiên cứu Đông Nam Á, năm 1994 xuất bản cuốn sách “Tìm hiểu lịch sử
văn hóa nước Lào”, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội; nhóm tác giả
khác gồm Nguyễn Đình Thụ, Mai Sĩ Hùng, Vũ Dương Huấn, năm 2003 cũng
đã cho xuất bản cuốn “Quan hệ đặc biệt Việt – Lào”, nhà xuất bản Học viện
quan hệ quốc tế; Đất nước Lào lịch sử và văn hóa, nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Hà Nội, năm 1996 do Lương Ninh (chủ biên); Liênminh đoàn kết
chiến đấu Việt Nam- Lào- Campuchia, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm
1983 do Hoàng Văn Thái (chủ biên)…
Ngoài ra còn có các bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Vũ
Thị Vân Anh, Nguyên nhân và các đợt di cư của người Việt đến Lào, Tạp chí
nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, năm 2007. Nguyễn Duy Thiệu, Cộng đồng
người Việt tại Lào sinh tồn và giữ gìn bản sắc, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam
Á, số 2, năm 2007. Phạm Đức Thành, Vai trò kinh tế của người Việt ở Lào,
Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, năm 2007. Nguyễn Hào Hùng, Tài

liệu lưu trữ thời kỳ thuộc địa Pháp liên quan đến đề tài cộng đồng người Việt
ở Lào, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, năm 2007. Phạm Đức Thành,
Quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 66,
năm 2004. Nghiêm Thi Hải Yến, Đóng góp của Việt kiều trong đấu tranh
giành độc lập của nhân dân Lào giai đoạn những năm 30 cuối thế kỉ XX, Tạp
chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 9, năm 2007. Bùi Đình phong, Một và suy
nghĩ về tư tưởng Hồ Chí Minh trong quan hệ đoàn kết Việt Nam- Lào, Tạp chí
nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, năm 1996.
Như vậy ta có thể thấy rằng vấn đề vai trò của cộng đồng người Việt ở
Lào đã được nhiều học giả đề cập đến.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu về vai trò cộng đồng người Việt ở
Lào, những đóng góp của họ trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội Lào.

4


Khẳng định quan hệ keo sơn gắn bó của hai dân tộc Việt- Lào trong quá khứ
cũng như tương lai.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu lịch sử hình thành cộng
đồng người Việt ở Lào. Và vai trò của người Việt đối với sự phát triển kinh
tế Lào từ 1976 cho đến nay, trên tất cả các mặt an ninh - chính trị, kinh tế, văn
hóa - xã hội.
Phạm vi nghiên cứu: Vai trò của cộng đồng người Việt ở Lào là một
mảng đề tài khá rộng, nên khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu những đóng góp
của cộng đồng người Việt ở Lào trên các mặt cụ thể như an ninh - chính trị,
kinh tế và văn hóa - giáo dục, tín ngưỡng.
Về thời gian: khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu những đóng góp của
cộng đồng người Việt ở Lào từ 1976 cho đến năm 2012.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguồn tư liệu: chủ yếu là các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học,
các bài báo, tạp chí của các nhà nghiên cứu, các trang web có liên quan đến
đề tài ngiên cứu.
Về phương pháp ngiên cứu, sử dụng phương pháp lịch sử, ngoài ra còn
sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp niên đại, đồng đại để để xác
minh đối chiếu các sự kiện nội dung lịch sử và xác minh tư liệu lịch sử.
5. Bố cục báo cáo đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các
phụ lục khóa luận bao gồm hai chương:
Chương 1: Quá trình hình thành cộng đồng người Việt ở Lào
Chương 2: Vai trò của cộng đồng người Việt ở Lào từ năm 1976 cho
đến nay.

5


6. Đóng góp của khóa luận.
Khóa luận tập trung phân tích, nghiên cứu ,tìm hiểu sự xuất hiện của
những người Việt đầu tiên đặt chân đến Lào,quá trình di cư và hình thành nên
cộng đồng người Việt ở Lào, hiện trạng một số hội người Việt Nam ở Lào.
Những đóng góp của cộng đồng người Việt đối với sự phát triển kinh tế- xã
hội Lào.

6


Chương 1
KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
VIỆT Ở LÀO
1.1. KHÁI NIỆM

1.1.1. Việt kiều
Chúng ta đều biết khái niệm “ngoại kiều” là để chỉ những người nước
ngoài sống trên một nước sở tại nào đó. Những người này được hưởng quy chế
ngoại kiều. Do vậy trước đây người ta thường dùng khái niệm “Việt Kiều” để
chỉ những người Việt định cư lâu dài ở nước ngoài mà không có quốc tịch
nước sở tại. Trong thực tế, thuật ngữ Việt kiều lại bao gồm cả những người đã
nhập quốc tịch nước sở tại. Thuật ngữ “Việt Kiều” được sử dụng rộng rãi trong
các văn bản nhà nước Việt Nam cho đến trước tháng 11/ 1993. Chịu trách
nhiệm các công việc về Việt kiều có Ban Việt Kiều Trung ương [ 21; 121].
Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, số lượng người Việt ở nước
ngoài ngày càng gia tăng. Bên cạnh những người Việt được gọi là Việt kiều
như trên còn có cả những người mới ra nước ngoài từ những thập kỷ 80, 90
theo các con đường khác nhau như được cử đi học (đại học, sau đại học, học
ngề), đi xuất khẩu lao động… khi hết hạn, hết hợp đồng không trở về nước
mà ở lại làm ăn sinh sống. Do vậy lúc này lại xuất hiện thêm khái niệm “
người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Cũng vì thế từ cuối tháng 11/1993
trong các văn bản pháp luật Thực định của Việt Nam không dung thuật ngữ
“Việt kiều” nữa mà dùng “ người Việt Nam định cư ở nước ngoài” để chỉ tất
cả các bộ phận người Việt sống ở nước ngoài nói trên. Cơ quan chịu trách
nhiệm các công việc về người Việt Nam ở nước ngoài là Ủy ban về người
Việt Nam ở nước ngoài [14; 14-15].

7


Có lẽ Thuật ngữ chính xác nhất và chính thống nhất là “Người Việt
Nam ở nước ngoài” được đưa ra trong Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, ban
hành ngày 26/3/2004. Văn kiện quan trọng này đã nhấn mạnh “Đảng và nhà
nước ta luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận
không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Tất nhiên trong khái

niệm người Việt Nam ở nước ngoài nói trên không bao gồm những cán bộ
(ngoại giao, phóng viên, các đại diện các hãng, các công ty…); những học
sinh sinh viên đang theo học ở nước ngoài và cả những người đang thực hiện
sự hợp tác, xuất khẩu lao động theo chương trình, kế hoạch của nhà nước.
1.1.2. Cộng đồng người Việt
Trong nghị quyết 36 của Bộ Chính trị có nhấn mạnh đến khái niệm
“Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”. Vậy cộng đồng là gì ? Theo từ
điển Bách Khoa Việt Nam “Cộng đồng (xã hội) là một tập đoàn người rộng
lớn có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp,
về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã
hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc , một dân tộc. Như vậy Cộng
đồng xã hôi bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. Đó là
những mặt về cộng đồng kinh tế, về địa lý, về ngôn ngữ, về văn hóa, về tín
ngưỡng và tâm lý, về đời sống.Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó
tạo nên tính ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội. Khẳng định tính
thống nhất của một cộng đồng xã hội trên quy mô rộng lớn, cũng đồng thời
phải thừa nhận tính đa dạng và nhiều mầu sắc của các cộng đồng xã hội trên
những quy mô nhỏ hơn” [ 21; 601].
Căn cứ vào quan niệm trên, người Việt ở Lào từ lâu đã cùng nhau tạo
nên một cộng đồng với đầy đủ những yếu tố cấu thành của nó, tức là những
người Việt đó đã cùng sống trên lãnh thổ nước Lào, cùng sinh kế làm ăn,
cùng nói tiếng Việt, có đời sống tâm linh với tín ngưỡng, tôn giáo giống nhau

8


và cùng nhau giữ gìn bản sắc văn hóa Việt. Vậy cộng đồng người Việt ở Lào
sẽ bao gồm những thành phần tộc người nào? Trước hết phải hiểu cộng đồng
người Việt ở đây là muốn nói đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài,
tức bao gồm nhiều thành phần tộc người khác nhau. Tuy nhiên do khuôn khổ

của công trình này, tôi xin được hạn chế ở cộng đồng người kinh (Việt).
Qua điều tra nghiên cứu, cộng đồng người Việt ở Lào gồm ba bộ phận
sau:
Thứ nhất là những người Việt đã nhập quốc tịch Lào hay còn gọi là
người Lào gốc Việt.
Thứ hai là những người Việt định cư lâu đời ở Lào nhưng chưa nhập
quốc tịch Lào, được gọi là Việt kiều (được hưởng quy chế ngoại kiều).
Thứ ba là những người mới đến Lào bằng nhiều con đường như tự do
tìm kiếm công ăn việc làm (có và không có hộ chiếu); buôn bán tự do; những
người đến Lào làm việc theo hợp đồng, dự án hợp tác, hết thời hạn không về
ở lại Lào; các cô dâu, chú rể người Việt…
Cũng có ý kiến cho rằng cộng đồng người Việt ở Lào chia làm hai
nhóm : trước và sau năm 1975. Trước năm 1975 gọi là người Việt cũ và sau
năm 1975 gọi là người Việt mới.
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở LÀO
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1899
Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng có chung 2.067km đường biên
giới. Có thể nói từ xa xưa Lào và Việt Nam đã có mối quan hệ khá đặc biệt,
trong đó yếu tố địa lý đóng vai trò quan trọng đã tác động đến mối quan hệ
qua lại của nhân dân hai nước, nhất là diễn ra ở dọc biên giới miền núi Tây
bắc Việt Nam với các tỉnh của Lào từ Phôngsalỳ xuống đến Sầm Nưa, Xiêng
khoảng, Khăm Muộn, thậm chí tiến sâu vào tận Luổng phabang, kéo dài đến
vùng núi Thanh Hóa và Nghệ An của Việt Nam.

9


Phần lớn tuyến biên giới Việt Nam - Lào đều đi qua các đỉnh núi hoặc
triền núi và qua những cánh rừng rậm nhiệt đới. Do địa hình biên giới quá dài,
cộng với sự phân bố cư dân dọc các đường biên giới quá thưa thớt và chủ yếu

lại là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người nên từ bao đời nay việc đi lại
giữa hai quốc gia, nhất là từ Việt Nam sang Lào hết sức thuận lợi.
Điều kiện địa lý thuận lợi này chính là yếu tố quan trọng dẫn đến sự
hiện diện của cộng đồng người Việt trên đất nước Lào từ rất sớm. Tất nhiên
sự hiện diện của cộng đồng người Việt ở vùng biên giới nói trên vào thời kỳ
đó diễn ra một cách tự nhiên, đơn thuần chỉ là sự giao lưu qua lại giữa cư dân
vùng biên giới, hoàn toàn chưa liên quan gì đến mối bang giao giữa hai vương
triều phong kiến Việt Nam và Lào. Lực đẩy từ phía Việt Nam hay lực hút từ
phía Lào không phải là vấn đề đặt ra đối với họ, bởi lẽ đương thời các vùng
như Sầm Nưa, Xiêng khoảng, Khăm Muộn với Lai Châu, Điện Biên, Thanh
Hóa,Nghệ An, nhân dân hai dân tộc thường xuyên đi lại làm ăn buôn bán,
thậm chí định cư tạm thời hoặc ở hẳn đất Lào, đất Việt là chuyện thường nhật.
Sau này khi Liên bang Đông Dương thuộc Pháp hình thành thì thân phận của
cộng đồng người Việt ở Lào mới có sự thay đổi và từ sau năm 1919 (sau
chiến tranh thế giới lần thứ nhất) những người Việt lúc đó sống trên đất Lào
mới thực sự trở thành kiều dân của vương quốc Lào.
Quá trình di dân của người Việt đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử
phát triển đất nước và mở rộng bờ cõi. Quá trình này đi cùng với quan hệ qua
lại giữa hai nước Việt –Lào và quan hệ này đã được thiết lập từ xa xưa. Theo
thư tịch cổ ghi chép đầu tiên về quan hệ Việt - Lào là từ năm 550 dưới thời
nước Vạn Xuân của nhà tiền Lý. Khi đấy, bị quân Lương đàn áp, Lý Nam Đế
buộc phải lánh nạn và anh ruột của vua là Lý Thiên Bảo đã chạy sang Lào lập
căn cứ chống giặc ngoại xâm: “Năm canh ngọ (550) (Triệu Việt Vương năm
thứ 2, Lương Giản văn đế, năm Đại Bảo thứ 1) tháng giêng, mùa xuân, Lý

10


Thiên Bảo giữ động Dã Năng, tự xưng là Đào Lang Vương. Trước kia, Lý Bôn
lánh vào Động khuất Lạo,anh ruột Lý Bôn là Thiên Bảo… rút vào Cửu

Chân… quân Thiên Bảo bị thua mới thu thập quân còn lại chạy sang vùng
người Di Lạo ở biên giới Ai Lao. Thiên Bảo thấy động Dã Năng… là chỗ đất
bằng phẳng và màu mỡ ,bèn đắp thành ở đấy…, được dân chúng tôn làm chúa,
xưng là Đào Lang Vương” [26; 8].
Sau đó đến thế kỷ 11, dưới vương triều Lý, nhà Lý đã ba lần mang
quân giải quyết các xung đột ở biên cương Lào- Việt vào những năm 1048
(Lý Thái Tôn), năm 1159 (Lý Anh Tôn) và năm 1183 (Lý Cao Tôn). Rồi đến
thời Trần, cũng có nhiều cuộc động binh sang Lào vào các năm 1290, 1294,
1334 và 1335 nhưng chủ yếu chỉ nhằm mục đích phòng vệ và tìm kiếm đồng
minh nên các cuộc động binh của nhà Trần hầu như không làm tổn hại đến
quan hệ giữa hai nước. Chính vì vậy mà khi nhà Trần mất đi, nhiều quý tộc
triều Trần đã sang Lào lập căn cứ nuôi dưỡng lực lượng làm nơi nương tựa
để tìm đường khôi phục vương triều.
Sang đến thời nhà Lê vua Lê Thánh Tông đã hai lần thân chinh cầm
quân sang Lào. Lần thứ nhất vào tháng 6 năm 1479. Trong lần tấn công này,
do phía Lào không chuẩn bị lực lượng nên quân đội nhà Lê đã nhanh chóng
tiến vào thủ đô Luổng Phabang và truy đuổi vua Lào chạy đến biên giới
Myanma rồi mới trở về. Lần thứ hai vào tháng 10 cùng năm đó, vua Lê Thánh
Tông lại tập hợp quân mã tiến sang Lào. Nhưng lần này, các chậu mường địa
phương của Lào đã biết trước ý đồ của vua Lê Thánh Tông nên đã tập hợp
nhau lại để chống đỡ. Do quân lính đi xa mệt mỏi lại gặp phải quân đội các
chậu mường Lào chống đỡ nên quân đội nhà Lê lần này không vào được
Luổng Phabang. Vua Lê bèn sai rút quân về.Lần này, quân đội nhà Lê một số
bị tử trận, một số bị thương, bị bắt làm tù binh. Nhiều người trong số tù binh
Việt đó đã được nhân dân Lào chạy chữa vết thương và sau đó đã được phép

11


ở lại Lào làm ăn sinh sống. Những người này đã lấy vợ Lào và hòa nhập vào

cộng đồng của người Lào.
Sau khi lên ngôi (thế kỷ XVIII), vua Quang Trung đã sai sứ giả sang
Lào tìm sự hợp tác với Lào chống lại Nguyễn Ánh. Nước Lào thời kỳ này
đang nằm dưới sự thống trị của vương quốc Xiêm.Vua Xiêm lại đang giúp đỡ
Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn nên vua Lào không giám có quan hệ với Tây
sơn. Vua Lào đã bắt giữ đoàn sứ giả Tây Sơn cùng tất cả cờ trống họ mang
theo đưa sang cho vua Xiêm cầm tù. Trước tình hình đó, vua Quang Trung đã
cử đốc trấn Nghệ An Trần Quang Diệu đem 3 vạn quân đi dẹp phía tây. Mục
đích của chuyến hành quân này không chỉ nhằm vào Lào mà còn nhằm răn đe
quân Xiêm đang đóng ở Lào.
Với mục đích đó Trần Quang Diệu đã tiến quân sang Lào. Quân đội
Tây Sơn nhanh chóng tiến vào Viên Chăn khiến cho vua Lào phải bỏ chạy
sang Xiêm.
Sau khi vua Quang Trung qua đời, Nguyễn Ánh ráo riết tìm mọi cách
chống lại nhà Tây Sơn. Vua Lào đã cho sứ giả đến Huế xin được đưa quân
đội từ Thượng Lào xuống đánh Tây Sơn, nhưng Nguyễn Ánh không chấp
nhận. Sau khi dẹp được phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã đền ơn giúp đỡ
vua Lào bằng cách cử người Việt đến Luổng phabang giúp vua Lào xây dựng
hoàng cung Lào. Sự kiện này không được ghi vào chính sử nhà Nguyễn.
Nhưng hậu duệ của những người Việt đến Lào vào thời vua Gia Long, sinh
sống ở Luổng pha bang đã kể lại cho con cháu họ từ đời này qua đời khác.
Vào giai đoạn đầu của vương triều Nguyễn, vua Gia long thực hiện chính
sách không cấm đạo, chính vì thế mà đạo Thiên chúa đã ngày càng phát triển
trong dân chúng, nhất là hoạt động truyền giáo của nước Pháp nhằm thu nạp
nhiều giáo dân, khuếch trương thế lực chính trị cho nước Pháp. Điều này
khiến vua Gia Long dần lo ngại, thêm vào đó là sự phản đối ngấm ngầm việc

12



chọn người nối ngôi của nhà vua.Từ đó vua Gia Long đối với đạo Cơ đốc chỉ
còn là sự khinh bỉ và hận thù.
Đến thời vua Minh Mạng, vì cho rằng các giáo sỹ Pháp đã lợi dụng
danh nghĩa truyền giáo để dò xét tình hình, gây mâu thuẫn và xúi bẩy giáo
dân chống triều đình, nhà Nguyễn đã thực thi các biện pháp cứng rắn, ra lệnh
cấm đạo với việc ban hành Dụ cấm đạo thứ nhất của vua Minh Mạng vào
tháng 2 năm 1825. Sau đó là hàng loạt các dụ cấm đạo khác như Dụ cấm đạo
thứ hai ban hành ngày 6 tháng 1 năm 1833…Với chính sách này các giáo sỹ
buộc phải về nước trong thời hạn 3 tháng, các nhà thờ bị phá hủy kinh khủng,
kinh thánh bị đốt, dân chúng bị ngiêm cấm theo đạo.
Chính sách này của triều Nguyễn đã lên đến đỉnh điểm của sự hà khắc
vào thời vua Tự Đức (1823 - 1883). Không chỉ cấm đoán, nhà Nguyễn còn
đàn áp dã man những người theo công giáo. Trước hành động tàn bạo của vua
quan triều Nguyễn, nhiều người theo đạo thiên chúa ở những vùng ven biển
miền trung Việt Nam đã tìm cách chạy chốn sang Lào. Theo lời kể của bà con
Việt kiều tại Nam Lào thì số cư dân Việt sang Lào thời Tự Đức gồm 5 làng
thiên chúa giáo và một số cư dân không theo thiên chúa giáo muốn thoát khỏi
ách thống trị của nhà Nguyễn cũng chạy sang Lào. Số cư dân Việt sang Lào
thời kỳ này gồm 5000 người, trong số đó có 1000 người là giáo dân chủ yếu
ra đi từ vùng Thừa Thiên Huế, Quảng Trị. Một số giáo dân đã đến
Bôlikhămxay kiếm sống và đã xây dựng ở đây một nhà thờ thiên chúa giáo để
hành đạo. Lúc đầu người Việt định cư ở tỉnh này khá tập chung nhưng càng
về sau họ càng tản đi các vùng khác để kiếm sống. Một số người ở lại Nam
Lào. Một số đi kiếm sống ở dọc theo sông Mê Kông và dần dần đến lập
nghiệp ở những vùng như Noỏng Xẻng, Bản Thà … Một số khác di cư đến
Luổng Phabang và các miền khác của Lào. Chính những người Việt đến
Luổng Phabang vào thời kỳ này đã hình thành nên cộng đồng người Việt theo
Thiên chúa giáo ở Lào.

13



Theo lời kể của những người lãnh đạo Hội cộng đồng người Việt tại
Luổng Phabang thì tại cố đô đã từng có một làng người Việt theo Thiên chúa
giáo từ lâu đời nhưng sau khi cách mạng Lào thắng lợi (1975), do lo sợ của
những người cộng sản Lào không chấp nhận Thiên chúa giáo nên cả làng đó
đã di cư ra nước ngoài. Nhiều người trong cộng đông Thiên chúa giáo hiện
nay vẫn còn có quan hệ với bà con người Việt ở Luổng Phabang. Hàng năm
họ vẫn về thăm cố đô và góp tiền xây dựng trường học và nghĩa trang của
người Việt ở Luổng Phabang.
Có thể thấy do chính sách cấm đạo dưới triều Nguyễn, nhiều người
công giáo đã buộc phải bỏ làng xóm ra đi để giữ đạo. Họ chủ yếu từ các làng
đạo miền Bắc và Trung Bộ chạy sang các nước láng giềng gần như Lào.
Nhiều nhà thờ hiện nay ở Lào do các giáo dân và giáo sỹ người Việt góp sức
dựng nên cùng với cộng đồng đi đạo vẫn tồn tại và phát triển cả người Việt
và người bản xứ xung quanh những nhà thờ công giáo đó. Điển hình là ở
Trung và Nam Lào với các nhà thờ ở Thà Khẹc - Khăm Muộn, ở thị xã
Savannakhet và ở Pắc sế, Chămpasắc.
Không chỉ vì lí do tôn giáo mà còn vì những lý do xuất phát từ thiên tai,
mất mùa đói kém và sưu cao thuế nặng mà người Việt buộc phải bỏ quê
hương di cư sang Lào.
Cho dù, trong suốt chiều dài lịch sử cùng với nhiều thời kỳ phong kiến
các triều đại khác nhau và ngay cả triều đại phong kiến nhà Nguyễn cũng đã
có những biện pháp ngăn ngừa và khắc phục thiên tai nhưng cũng không ngăn
nổi tình trạng lụt lội, hạn hán gần như năm nào cũng xảy ra, nhất là ở đồng
bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Bộ. Đặc biệt, nạn đê vỡ lụt lội liên tiếp
xảy ra thời vua Tự Đức như riêng đê sông Hồng ở Khoái Châu (Hải Hưng)
thời Tự Đức bị vỡ 10 năm liền, biến cả một vùng đồng bằng phì nhiêu màu
mỡ, dân cư trù phú đông đúc thành bãi lầy hoang vắng, nông dân đói khổ phải
bỏ làng đi ăn xin khắp nơi.


14


Nhìn chung trong những năm dưới triều Nguyễn, có hàng chục vụ đói
kém lớn xảy ra ở nhiều tỉnh. Đặc biệt duới thời Tự Đức, mất mùa đói kém xảy ra
lien tục, cứ dăm bảy năm lại xảy la một nạn đói hoặc một nạn dịch lớn, làm chết
nhiều người. Như trong nạn đói 1858, sử triều Nguyễn chép: “…dân lưu tán ở
các tỉnh Bắc Kỳ nhiều người chết, có người bán mình, bán con..” [27; 414].
Như vậy, có thể thấy, đời sống cơ cực, đói khổ cùng với hàng loạt các
loại sưu cao thuế nặng đã xô đẩy hàng ngàn, hàng vạn gia đình nông dân
không thể sống bám trụ ở quê hương với mảnh đất khẩu phần ít ỏi. Họ phải
rời bỏ xứ sở đi lưu vong phiêu tán. Có thể thấy nạn phiêu tán đã trở thành
hiện tượng phổ biến, thường xuyên, nhất là ở Bắc kỳ và Trung kỳ trong ba
thập niên cuối thế kỷ XIX, nhiều người trong số họ đã di cư sang Lào sống
tập trung ở miền Trung và Nam Lào.
Hơn thế nữa, việc di cư của người Việt còn diễn ra trong bối cảnh xã
hội rối ren với hàng loạt các cuộc nổi dậy chống triều đình và các cuộc khởi
nghĩa nông dân. Từ năm 1802 đến năm 1883, theo “Đại Nam thực lục chính
biên” thì đã có gần 400 cuộc khởi nghĩa của nông dân. Đến thời kỳ tiếp theo,
sau khi triều đình nhà Nguyễn kỳ hiệp ước 1883 đầu hàng thực dân Pháp thì
các phong trào khởi nghĩa chống Pháp liên tiếp nổ ra. Đó là phong trào Cần
Vương của các sĩ phu yêu nước; phong trào Đông du do Phan Bội Châu lãnh
đạo; phong trào duy tân do Phan Chu Trinh lãnh đạo. Các phong trào kháng
Pháp bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Sau khi thất bại nhiều người tham gia
phong trào chống Pháp đã mang gia đình sang lào để lánh nạn.
Các cuộc lánh nạn diễn ra ở hầu khắp cả nước từ miền Bắc qua miền
Trung đến miền Nam. Từ Nam kỳ, một số nghĩa quân trước kia theo Trương
Công Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Lê Tân Kế… chống
Pháp từ hồi năm 1860 đến năm 1880 về sau chạy xuyên rừng trốn qua Hạ

Lào, có lần họ cũng kéo quân về đánh Pháp ở các tỉnh Pắc Sế và Attapư thuộc

15


Hạ Lào. Từ Bắc kỳ, nghĩa quân của Nguyễn Thiện Thuật, Đốc Tít..sau nhiều
năm chiến đấu ngoan cường thì bộ phận chạy sang Trung Quốc, có bộ phận
nghĩa quân chạy sang Lào và họ cũng có tham gia đánh Pháp ở Viêng Chăn…
Từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,… một số nghĩa quân của
Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân, Đing Công Tráng sau khi kháng chiến kiên
cường ở Ba Đình (Thanh Hóa) hay Vụ Quang (Nghệ Tĩnh) đã rút qua Lào.
Trong đợt di cư sang Lào lần này phần lớn là người từ các tỉnh miền Trung
như Nghệ An và Hà Tĩnh. Và một trong những điểm đến định cư của họ là
bản Xiềng Vang, huyện Noọng Bốc, tỉnh Khăm Muộn. Làng này nằm bên bờ
sông Mê Kông, đối diện với bản Mạy Thái Lan.
Bản Xiêng Vang được thành lập vào năm 1892. Ngay khi thành lập,
bản này đã có 400 gia đình người Việt và không có người theo Thiên chúa
giáo sống xen cài. Đây là địa bàn hoạt động của những người cách mạng Việt
Nam.Những người yêu nước Việt Nam bị thực dân Pháp truy lùng cũng tìm
đến Xiềng Vang. Hiện nay ở Xiềng Vang vẫn còn dấu tích nhiều hầm bí mật
từng nuôi dấu cán bộ. Xiềng Vang cũng là địa phương có nhiều đóng góp cho
thắng lợi của cách mạng Lào và được coi là khởi nguồn thắng lợi của cách
mạng Lào. Tuy nhiên có thể nói người Việt Nam sang Lào làm ăn, cư trú và
trở thành kiều dân nhiều và chủ yếu vào cuối thế kỷ 19 trong thời kỳ thực dân
Pháp chiếm đóng Đông Dương đặc biệt kể từ năm 1899 trong khi nước Làoxứ Ai Lao bị thực dân Pháp sát nhập vào Liên bang Đông Dương thì việc đi
lại và di chuyển giữa các xứ trong cùng Liên bang trở lên thuận tiện và dễ
dàng hơn là giữa các nước riêng biệt như trước đây. Chính vì vậy mà người
Việt di dân sang Lào đã gia tăng nhiều và tạo thành nhiều đợt di cư.
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1899 đến năm 1946
Như vậy, có thể nói rằng người Việt đã có mặt ở Lào ngay từ thời nhà

Lý, nhà Lê, rồi nhà Nguyễn và tăng lên đáng kể là khi thực dân Pháp tiến

16


hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nhưng phải thấy rằng số lượng
người Việt Nam đến định cư ở Lào tăng mạnh là từ khi thực dân Pháp bắt tay
vào cuộc khai thác xứ Đông Dương.
Trong một thời gian dài từ năm 1858 đến 1896, thực dân Pháp tiến
hành xâm lược và bình định Đông Dương. Sau khi ổn định xong Đông Dương
đặc biệt là ở các vùng trung du Bắc Bộ và Trung Bộ, từ năm 1897 Pháp ráo
riết tiến hành khai thác thuộc địa ở ba nước Đông Dương với mục tiêu chính
là biến những nước này thành nơi cung cấp nguyên vật liệu thiếu hụt của
nước Pháp và là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho một số thuộc địa khác của
Pháp lúc bấy giờ như đảo New Caledonia, New Hebrides….
Trong thời kỳ này, số lượng người Việt di cư sang Lào đã tăng lên
nhanh chóng do Pháp điều động đưa sang hoặc do di dân tự phát. Nhiều dòng
người di cư Việt Nam đã đổ sang Lào tập trung ở các tỉnh Trung và Nam Lào.
Người Việt đã di cư vào Lào theo nhiều giai đoạn trong thời kỳ Pháp
thuộc. Các giai đoạn có thể chia ra từ khi bắt đầu khai thác thuộc địa cho đến
khi đẩy mạnh khai thác trên toàn cõi Đông Dương của thực dân Pháp.
Ở giai đoạn bắt đầu khai thác thuộc địa thực dân Pháp khó có thể dựa
vào nguồn nhân lực và lao động ở Lào bởi ở đây từ xa xưa đến nay vẫn là nơi
đất rộng người thưa, thiếu nguồn nhân công và lao động không giống như
Việt Nam. Thời Liên bang Đông Dương, thực dân Pháp không chỉ đưa người
Việt đi khai thác thuộc địa ở hải ngoại hay Châu Phi mà ngay cả những thuộc
địa gần cũng cần nhân lực người Việt trong quá trình khai phá và xây dựng
của Pháp thời kỳ này.
Có thể thấy giai đoạn này, người công nhân Việt được Pháp đưa sang
Lào với số lượng đông đảo, lao động hầu hết trong các lĩnh vực đặc biệt trong

xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá. Trong giai đoạn đầu, việc xây dựng đường
xá, phục vụ quá trình khai thác thuộc địa gần như chiếm vị trí ưu tiên. Nhiều

17


người đã nhanh chóng trở thành lớp công nhân lục lộ trong kế hoạch mở
những con đường chiến lược từ Việt Nam sang Lào nhằm phục vụ cho
chương trình khai thác thuộc địa và những cuộc hành quân đàn áp các cuộc
khởi nghĩa không ngừng diễn ra của người Lào và người Việt. Những tuyến
đường lịch sử ấy đã hình thành đồng thời với cuộc di cư của người Việt sang
Lào. Đó là các tuyến đường: (1) Sài Gòn - Karatie - Pắcsế (đường số 13); (2)
Đông Hà - Savannakhet (đường số 9); (3) Nghệ An - Luổng phabang (đường
số 7); (4) Vinh- Thà khẹc (đường số 8).
Hàng chục năm sau đó, những người công nhân Việt trên tuyến đường
này tản ra làm ăn sinh sống và định cư dần ở hầu hết các huyện lỵ và thị xã
mới phát triển suốt dọc dòng Mê Kông từ Nam Lào lên tận thủ đô Viêng
Chăn. Họ kiếm sống bằng đủ thứ nghề kể cả làm ruộng.
Ngoài làm phu lục lộ, người Việt còn bị Pháp đưa sang đây làm công
nhân đồn điền trồng các loại cây công nghiệp. Tuy nhiên Chiến tranh thế giới
lần thứ nhất bùng nổ làm gián đoạn công cuộc khai thác thuộc địa đầu tiên
của Pháp ở Đông Dương. Mặc dù vậy, thời gian ngưng trệ và trì hoãn không
kéo dài, quá trình này được khởi động lại và tăng cường mạnh mẽ hơn ngay
sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở
Đông Dương đặc biệt là ở Lào từ năm 1919 trở đi, thực dân Pháp ngày càng
tích cực đẩy mạnh việc khai mỏ như các mỏ chì ở Phong Chiêu, Bô Neng,
cùng việc mở rộng một số xí nghiệp khác, nên một bộ phận người Việt bị đưa
tới Lào làm phu mỏ. Trong quá trình khai thác mỏ người Pháp cũng đã cho
xây dựng một số xí nghiệp khai khoáng với trang thiết bị hết sức thô sơ. Tuy

nhiên các cơ sở đó cũng đã thu hút được một số lượng đáng kể người Việt
sang Lào làm việc. Những người công nhân đó đều do các ông chủ người
Pháp tuyển mộ từ Việt Nam sang. Người Pháp đánh giá tay nghề và sự cần cù

18


của công nhân người Việt cao hơn công nhân người Lào. Theo thống kê của
Viện nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương trừ một bộ phận khoảng gần 400
người Việt vượt sông di cư sang phía bên kia sông Mê Kông, vùng đất Isản,
vào cuối thế kỉ XIX (khi đó vùng đât Isản chưa thuộc về Xiêm theo hiệp ước
Pháp - Xiêm năm 1893), thì từ năm 1912 đến năm 1943 đã có khoảng từ
4.000 đến 4.500 người Việt đến Lào làm ăn sinh sống, đánh dấu sự gia tăng
làn sóng nhập cư của người Việt vào Lào. Những người này sống cộng cư
thành làng xóm riêng của người Việt ngay trong lòng các huyện lỵ, thị xã,
thành phố như làng An Nam ở cây số 6, làng Săng Phin ở giữa thủ đô Viên
Chăn (gần tháp truyền hình ngày nay) đồng thời duy trì một cách có ý thức
văn hóa Việt trong nội bộ cộng đồng. Trong số các đô thị phát triển sầm uất
thời đó của Lào, người Việt chọn định cư ở Viên Chăn là đông đảo hơn cả.
Người Việt ở Viên Chăn có đủ thành phần, đại đa số là dân lao động thợ
thuyền. Nhiều người làm hàng xay, hàng xáo, buôn thúng, bán bưng ở các
phố chợ, trồng rau màu ở làng ven đô; thành phần tiểu thương, tiểu chủ không
đáng kể. Để có thể bênh vực nhau, tồn tại trên đất khách quê người, nhóm
những người thợ may đã lập ra “Nghiệp đoàn thợ may” vào năm 1931 ở phố
Marshal Jof. Viên Chăn mà lúc đó người Việt vẫn gọi là phố Lạc Hòn.
Ngoài ra để đẩy mạnh quá trình khai thác thuộc địa ở Lào, thực dân
Pháp đã đưa nhiều người Việt sang làm công chức trong bộ máy chính quyền
thuộc địa ở Lào. Trong cơ chế chính quyền thuộc địa thì cao nhất là người
Pháp còn dưới đó hầu hết là các công chức người Việt. Đến năm 1937, người
Việt vẫn chiếm 47% số các vị trí công chức cao cấp người bản xứ trong bộ

máy hành chính thuộc địa tại Lào trừ ở Luổng phabang.
Lào là một trong 5 xứ thuộc Liên bang Đông Dương của Pháp nên việc
sử dụng người ở xứ này đến làm việc trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp
ở xứ kia là chuyện bình thường. Chính vì thế trong thời gian tăng cường khai

19


thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở Lào,
một bộ phận người Việt được Pháp đào tạo đã được tuyển dụng làm việc
trong một số cơ quan thuộc chính quyền nhà nước bảo hộ ở Lào. Họ được
tham gia trong bộ máy hành chính, thuế quan, công sở trường học, với các
chức danh ông tham, ông phán, ông đốc, ông ký, ông giáo. Trong số đó còn
có cả những ông cai, ông đội, ông quản… là những chức ngạch nhỏ trong
hàng ngũ quân đội Lào thuộc Pháp.
Sau giai đoạn Pháp đưa nhiều người Việt để phục vụ cho quá trình khai
thác thuộc địa ở Lào, nhiều làn sóng di cư khác cũng di dân tự phát đến Lào
tạo thành những cộng đồng đông đảo đặc biệt khi Việt Nam xảy ra nạn đói
năm 1945. Đó là thời điểm vô cùng khó khăn đối với nhiều người Việt Nam
đặc biệt là người dân Bắc và Trung Kỳ. Một số lượng lớn người Việt phải tha
phương cầu thực, bỏ làng quê đi mưu sinh và tìm kế sinh nhai. Họ đã tạo nên
nhiều đợt di cư chủ yếu là di dân tự phát sang các nước lân cận trong hoặc
ngoài Đông Dương.
Có thể nói, nạn đói năm 1945 do Nhật, Pháp gây ra ở miền Bắc và đặc
biệt ở miền trung Việt Nam đã đẩy nhiều người Việt từ các tỉnh Trung Bộ ở
Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, theo đường số 8 sang tỉnh Thà khẹc và
theo đường số 9 sang tỉnh Savannakhet. “… từ khoảng những năm 45-46 năm
Ất Dậu đấy, thời gian đói kém nhất ở Việt Nam mình, người Việt sang Lào
này rất đông…” [12; 69]. Người Việt gồng gánh, dắt díu nhau chạy qua Lào,
dọc đường chết đói và chết vì bệnh tật cũng khá nhiều còn những người sống

sót được thường tập Chung định cư ở các thị trấn và khu vực dọc sông Mê
Kông cũng như ở cùng với người Lào tại các làng bản thị trấn dọc bờ sông.
Không chỉ có nông dân mà ngay cả những gia đình khá giả, có chức sắc
ở làng quê Việt Nam cũng phải đối mặt với nạn đói kinh khủng năm 1945 và
họ cũng thấy khó có thể qua khỏi nếu cứ bám trụ tại nơi chôn rau cắt rốn này,

20


×