Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Cạnh tranh trung nhật tại khu vực đông nam á sau chiến tranh lạnh đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.52 KB, 77 trang )

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận với đề tài: “Cạnh tranh Trung - Nhật tại khu vực Đông Nam
Á sau Chiến tranh lạnh”, em thực hiện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2,
dưới sự động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Lịch sử,
đã đào tạo và trang bị cho em những kiến thức cơ bản giúp em thực hiện khóa
luận này. Đồng thời em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những
người đã động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để em có thể tiến hành
khóa luận thành công.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Nguyễn Thị Tuyết
Nhung đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa
luận.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, em không tránh khỏi những thiếu
sót kính mong các thầy cô nhận xét và góp ý để khóa luận của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Tuyết


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những vấn đề tôi trình bày trong khóa luận là kết quả
nghiên cứu của bản thân tôi, được sự hướng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn
Thị Tuyết Nhung, không trùng với kết quả của các công trình nghiên cứu
khác.
Nếu sai sót tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Tuyết



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 5
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................... 5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5
5. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 6
6. Bố cục khóa luận ........................................................................................ 6
Chương 1
TIỀN ĐỀ THÚC ĐẨY CẠNH TRANH TRUNG-NHẬT TẠI KHU VỰC
ĐÔNG NAM Á ............................................................................................. 8
1.1.

TÌNH HÌNH THẾ GIỚI ...................................................................... 8

1.2.

TÌNH HÌNH KHU VỰC .................................................................... 15

1.2.1. Di sản lịch sử đối với quan hệ Trung - Nhật ....................................... 15
1.2.2. Vai trò của Đông Nam Á đối với Trung Quốc và Nhật Bản trong lịch
sử

........................................................................................................... 24

1.2.3. So sánh lực lượng Trung-Nhật sau chiến tranh lạnh ........................... 27
1.2.4. Chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản với nhau ............................ 29
Tiểu kết ....................................................................................................... 30
Chương 2

CẠNH TRANH TRUNG-NHẬT TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á SAU
CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NĂM 2010 ................................................. 31
2.1.

CẠNH TRANH TRUNG - NHẬT TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM
Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH (ĐẾN 2010) .................................... 34

2.1.1. Triển khai chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản tại Đông Nam Á
sau Chiến tranh lạnh ..................................................................................... 34
2.1.1.1. Chính sách của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á................. 34


2.1.1.2. Chính sách của Nhật Bản đối với các quốc gia Đông Nam Á ......... 35
2.1.2. Vấn đề xây dựng cơ chế hợp tác khu vực .......................................... 44
2.1.3. Cạnh tranh chính trị - quân sự Trung - Nhật tại khu vực Đông Nam Á
sau Chiến tranh lạnh ..................................................................................... 46
2.1.4. Cạnh tranh kinh tế .............................................................................. 50
2.1.5. Cạnh tranh năng lượng và an ninh hàng hải ở Biển Đông ................... 58
2.2.

XU HƯỚNG CẠNH TRANH TRUNG - NHẬT TRONG TƯƠNG

LAI

........................................................................................................... 60

2.3.1. Tình hình Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay ..................................... 60
2.3.2. Xu hướng cạnh tranh Trung - Nhật trong tương lai ............................. 61
2.4. TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH TRUNG - NHẬT ĐẾN KHU VỰC
VÀ VIỆT NAM ........................................................................................... 64

2.4.1. Tác động đến khu vực......................................................................... 64
2.4.2. Tác động đến Việt Nam ...................................................................... 66
Tiểu kết ....................................................................................................... 68
KẾT LUẬN.................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
PHỤ LỤC


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
1. ODA: Viện trợ phát triển chính thức.
2. ACFTA: Hiệp định tự do thương mại ASEAN - Trung Quốc.
3. ASEAN là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, một liên minh chính trị,
kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
4. ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác đa phương mang tính khu vực giữa
ASEAN và 3 quốc gia Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
5. AFTA là tên viết tắt của ASEAN Free Trade Area, Hiệp định thương mại
tự do, được sáu nước thành viên cũ của ASEAN quyết định thành lập năm
1992 nhằm mục đích bãi bỏ hàng rào quan thuế để tiến hành tự do thương mại
giữa các nước trong khối.
6. EWEC: Hành lang Kinh tế Đông - Tây.
7. FDI: Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
8. FUKUDA Là Học thuyết Fukuda ra đời trong chuyến thăm Đông Nam Á
của thủ tướng Nhật Takeo Fukuda vào tháng 8/1977. Tại Manila ông đã công
bố chính sách của Nhật đối với Đông Nam Á:


Nhật Bản không trở thành cường quốc quân sự lớn.




Xây dựng "lòng tin" trên mọi lĩnh vực.

Hợp tác tích cực để tăng cường quan hệ với các nước ASEAN và tạo dựng
hiểu biết lẫn nhau với 3 nước Đông Dương.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc và Nhật Bản từ lâu đều là những cường quốc có vai trò
quan trọng hàng đầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và
tầm ảnh hưởng lớn với khu vực Đông Nam Á nói riêng. Từ khi bình thường
hóa quan hệ ngoại giao năm 1972, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã
trải qua nhiều bước thăng trầm. Đặc biệt từ khi Trung Quốc trỗi dậy nhanh
chóng và gia tăng ảnh hưởng thì vấn đề cạnh tranh Trung - Nhật càng trở nên
nóng bỏng hơn, nhất là tại khu vực Đông Nam Á. Sự nghi kỵ phổ biến trong
nhân dân và thế hệ trẻ hai nước có thể thấy qua một cuộc khảo sát năm 2007:
46% sinh viên Nhật Bản và 57% sinh viên Trung Quốc có cái nhìn tiêu cực về
nước kia trong khi đó có tới 80% sinh viên hai nước được hỏi cho rằng quan
hệ Nhật Bản-Trung Quốc đang trong thời kỳ “tồi tệ”. Dù đây không phải là
một cái nhìn toàn cảnh nhưng điều đó cũng buộc người ta phải đặt ra những
câu hỏi rằng: Phải chăng đằng sau những nụ cười và cái bắt tay ngoại giao,
bên dưới những bài phát biểu “tan băng” được phát đi từ cả hai phía là cả một
tảng băng chìm sẵn sàng ngăn trở và làm nguội lạnh những kỳ vọng về sự
xích lại gần nhau giữa hai người khổng lồ châu Á.
Quan hệ Nhật - Trung thời hiện đại đã trải qua những bước đi thăng
trầm. Từ sau Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, do nhiều nhân tố thúc đẩy,
mối quan hệ này đã có nhiều biến chuyển tích cực. Tuy nhiên, sự bất đồng
trong nhiều vấn đề đang cản trở sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Trên thực tế, đã có không ít bài khóa luận nghiên cứu về quan hệ Trung
- Nhật. Song bài khóa luận của em muốn tìm hiểu về cạnh tranh của hai quốc

gia này tại khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh, đặc biệt là trong giai
đoạn gần đây, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của đất nước Trung Quốc. Đó là
cuộc tranh giành tầm ảnh hưởng khu vực Đông Nam Á của một nước Nhật

1


Bản – một cường quốc kinh tế, vẫn luôn nuôi dưỡng ước mơ vươn tới địa vị
một cường quốc toàn diện và Trung Quốc- một cường quốc chính trị đang
tiếp tục những bước phát triển vững chắc với đầy tham vọng.
Nằm ở vị trí địa chiến lược quan trọng, Đông Nam Á từ lâu đã trở
thành địa bàn tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực giữa các nền văn hóa- văn
minh và các nước lớn trên thế giới. Trong gần hai thập niên trở lại đây, cùng
với sự kết thúc Chiến tranh lạnh và gia tăng của toàn cầu hóa, khu vực hóa,
khu vực Đông Nam Á lại trở nên sống động không chỉ bởi sự gia tăng hợp tác
và liên kết nội khối trong ASEAN, mà còn trở thành nơi hội tụ của các sáng
kiến mới thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các đối tác trên thế giới,
trong đó không thể không nhắc đến Trung Quốc và Nhật Bản.
Theo đó, vấn đề mà khóa luận này giải quyết có ý nghĩa to lớn trong
việc phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam với hai cường quốc ở khu vực
châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản.
Với tất cả những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi quyết định
chọn vấn đề “Cạnh tranh Trung - Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau
Chiến tranh lạnh đến năm 2010” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Trung - Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau Chiến trang lạnh là
một chủ đề không mới đối với các công trình nghiên cứu của các học giả
trong và ngoài nước như:
Ở trong nước về chủ đề trên đáng chú ý có công trình “Quan hệ Nhật
Bản- Trung Quốc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay” của tác giả

Nguyễn Thanh Bình, Nhà xuất bản KHXH, năm 2004, đã tập trung viết về
quan Nhật – Trung trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh, chính trị từ năm 1945 2002, nhưng chưa đi sâu vào vấn đề Cạnh tranh Trung - Nhật tại khu vực

2


Đông Nam Á, nên khóa luận cần tập trung làm rõ vấn đề Cạnh Trung - Nhật
tại khu vực Đông Nam Á.
Ngoài ra còn có công trình: “Quan hệ Trung - ASEAN - Nhật Bản trong
bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam” do PGS. TS Vũ Văn Hà chủ
biên, Nhà xuất bản KHXH, năm 2007. Đây là công trình phân tích trong quan
hệ song phương và đa phương giữa ba thực thể Trung Quốc - Nhật Bản ASEAN. Ở đây quan hệ Nhật - Trung được đề cập trong tương quan phân tích
với các cặp quan hệ khác. Phần quan hệ chính trị tuy đã được đề cập nhưng
chủ yếu tập trung về khía cạnh an ninh. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu vào
vấn đề cạnh tranh Trung-Nhật tại Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh đến năm
2010, và tác động của nó đến Việt Nam. Vì vậy khóa luận đã tiếp thu được đi
tập trung vào vấn đề Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á từ sau
Chiến tranh lạnh đến năm 2010, từ đó đưa ra tác động của nó đến Việt Nam.
Ở nước ngoài có cuốn “Tình hình quan hệ Trung - Nhật và những vấn
đề trước mắt”, của tác giả Ngự Chí, Người dịch. Hai bên vừa lợi dụng nhau
vừa không tin nhau, vừa nghi kỵ lẫn nhau, bởi vậy từ sau ngày “đặt quan hệ
ngoại giao” năm 1972 đến nay, không hề xây dựng được quan hệ tin cậy lẫn
nhau, ổn định lâu dài. Tuy nhiên tác giả chưa đi sâu nghiên cứu quá trình cạnh
tranh Trung-Nhật tại Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh đến nam 2010. Do đó
Khóa luận đã trình bày Cạnh tranh Trung-Nhật tại Đông Nam Á sau chiến
tranh lạnh đến năm 2010.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác như: Cuốn “ Nhập
môn nghiên cứu lịch sử quan hệ Nhật - Trung hiện đại”, của tác giả Yamane
Yukio, Fujii Joso chủ biên, Nhà xuất bản Kenbun Shuppan, Tokyo năm 1996.
Tác giả đã trình bày bước tiến triển cũng như một số trở ngại trong quan hệ

Trung-Nhật ở thời kỳ hiện đại, đặc biệt là từ sau Chiến tranh lạnh. Tác giả

3


chưa đi sâu nghiên cứu Cạnh tranh Trung- Nhật sau Chiến tranh lạnh đến năm
2010.
Cuốn “Ngoại giao Nhật Bản : sự lựa chọn cuả Nhật Bản trong thời đại
toàn cầu hóa” của tác giả Akira. Trong tác phẩm tác giả đưa ra những luận
điểm chứng minh cho sự thay đổi trong chính sách ngoại giao cuả Nhật Bản
từ thân châu Âu chuyển sang hướng phát triển, đầu tư vào khu vực châu Á,
nhằm góp phần thúc đẩy phồn vinh của các nước châu Á, cùng chia sẻ ánh
sáng văn minh, mở rộng tự do và nhân quyền, hợp sức làm cho con người
châu Á có cuộc sống xứng đáng hơn. Ngoài ra còn có công trình của Kazuko
Mori: Quan hệ Nhật - Trung từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay,
được nhà xuất bản Iwanami công bố năm 2006. Đây là tác phẩm chủ yếu đề
cập tới bối cảnh và nhu cầu bình thường hóa quan hệ hai nước và quan hệ an
ninh, chính trị trong Chiến tranh lạnh
Tuy các công trình nghiên cứu có đề cập đến quan hệ và cạnh tranh
Trung-Nhật, song về cơ bản các công trình này vẫn chưa đi sâu vào nghiên
cứu cạnh tranh của hai quốc gia này tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là sau
Chiến tranh lạnh đến 2010 thì hầu như là ít được đề cập đến, hoặc nói rất sơ
qua.
Dựa vào và bổ sung các công trình nghiên cứu nêu trên, em xin làm
Khóa luận Tốt nghiệp với đề tài “Cạnh tranh Trung-Nhật tại Đông Nam Á
sau Chiến tranh lạnh đến năm 2010” của em tập trung đi sâu vào phân tích
Cạnh tranh Trung-Nhật tại Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh đến năm 2010,
qua đó trình bày vai trò của khu vực Đông Nam Á dẫn tới những chính sách
của hai nước Nhật Bản và Trung Quốc cạnh tranh tại khu vực này. Đồng thời
đưa ra một số dự đoán cho mối quan hệ cũng như cạnh tranh của hai nước này

tại khu vực Đông Nam Á.
3. Mục đích, nhiệm vụ

4


3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là nhằm trả lời câu hỏi nghiên
cứu:“Tại sao cạnh tranh Trung - Nhật lại trở nên căng thẳng sau Chiến
tranh lạnh, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á và cạnh tranh này diễn ra trên
những lĩnh vực nào?” để từ đó thấy được những tác động đối với khu vực nói
chung cũng như đối với Việt Nam nói riêng và chiều hướng phát triển của
cạnh tranh này trong tương lai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận tập trung giải quyết những nhiệm
vụ chủ yếu sau:
Nghiên cứu cạnh tranh Trung - Nhật tại Đông Nam Á sau Chiến tranh
lạnh, và xu hướng cạnh tranh.
Tìm hiểu cơ sở, tiền đề thúc đẩy sự cạnh tranh quyết liệt giữa Trung
Quốc và Nhật Bản trước và sau chiến tranh lạnh. Vai trò của Đông Nam Á
với Trung Quốc và Nhật Bản.
Rút ra những ý kiến cho xu hướng cạnh tranh Trung Quốc - Nhật Bản
trong tương lai, từ đó tác động đến khu vực Đông Nam Á.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là cạnh tranh giữa Trung Quốc và
Nhật Bản đã tác động đến khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói
riêng, qua đó đưa ra những nhận định và ý kiến riêng về mối quan hệ của hai
nước này trong thời gian tới cũng như vai trò của khu vực Đông Nam Á trong
chiến lược phát triển của các nước lớn và cách ứng phó.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian chủ yếu ở khu vực châu Á bao gồm các nước Nhật
Bản, Trung Quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á.

5


Phạm vi thời gian tập chung chủ yếu vào thời gian từ sau Chiến tranh
lạnh đến năm 2010.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả luận văn tập trung khai thác
các nguồn tư liệu chủ yếu sau:
Tư liệu gốc gồm các văn bản, hiệp ước được kí kết giữa hai quốc gia
như:
- Các công trình chuyên khảo về lịch sử thế giới và lịch sử quan hệ
quốc tế nói chung; lịch sử nước Nhật Bản, Trung Quốc, lịch sử ngoại giao
giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Đông Nam Á trên nhiều phương diện.
- Các bài nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài đã được công bố
trên các báo, tạp chí và Website.
- Một số Website trên mạng Internet cung cấp các nguồn thông tin
phong phú về các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài có kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp
lôgíc. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh để xác
minh sự kiện, nội dung lịch sử.
Bên cạnh việc sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn tất cả các phương pháp
này xuyên suốt khóa luận, ở những phần, đoạn cụ thể, tác giả đều lựa chọn
một phương pháp chủ đạo nhằm đạt tới hiệu quả nghiên cứu một cách tối đa.


6. Đóng góp của khóa luận
- Khóa luận có thể coi là một trong những công trình bằng tiếng Việt
hiếm hoi lựa chọn hướng nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ ngoại giao Trung

6


- Nhật trong giai đoạn hiện đại. Đồng thời cũng làm rõ bức tranh ngoại giao
đa dạng, phức tạp lúc bấy giờ với quy mô mở rộng ra toàn thế giới, đặc biệt là
vào Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh.
- Khóa luận đã so sánh lực lượng thay đổi giữa Trung Quốc và Nhật
Bản từ sau chiến tranh lạnh cũng như chính sách của hai cường quốc với
nhau. Qua đó thấy được tầm quan trọng của Đông Nam Á trong chiến lược
của hai quốc gia này sau Chiến tranh lạnh và triển khai chính sách của từng
nước đối với khu vực.
Khóa luận cũng chỉ ra tác động của cạnh tranh Trung - Nhật đến khu
vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ đó đưa ra triển vọng
quan hệ Trung - Nhật trong tương lai dựa trên cơ sở lý luận của thuyết tự do.
- Khóa luận đã đề xuất một hệ thống tư liệu nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến đề tài. Đây có thể là tư liệu học tập, nghiên cứu đối với chuyên
ngành lịch sử nói chung, lịch sử quan hệ quốc tế thời cận đại nói riêng, đồng
thời cũng là tư liệu bổ ích cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Bố cục khóa luận
Về bố cục ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tư liệu tham khảo, nội
dung luận văn được trình bày theo hai chương:
Chương 1: Cơ sở tiền đề thúc đẩy cạnh tranh Trung - Nhật tại khu vực
Đông Nam Á
Chương 2: Cạnh tranh Trung - Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau
chiến tranh lạnh đến năm 2010


Chương 1
TIỀN ĐỀ THÚC ĐẨY CẠNH TRANH TRUNG - NHẬT TẠI KHU
VỰC ĐÔNG NAM Á
7


1.1.TÌNH HÌNH THẾ GIỚI
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn tới những chuyển biến căn
bản của tình hình quốc tế. Chiến tranh đã làm thay đổi hoàn toàn so sánh lực
lượng trên phạm vi thế giới. Châu Âu, với địa vị trung tâm của thế giới kể từ
khi chủ nghĩa tư bản ra đời, bị suy yếu nghiêm trọng. Các nước tư bản đứng
đầu châu Âu như Anh, Pháp đều bị chiến tranh tàn phá. Dù là nước thắng trận
nhưng Anh, Pháp đều không thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình như
thời kì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hơn thế nữa, ngay cả sự thống trị đối
với những vùng đất thực dân cũ cũng bị đe doạ. Các nước phát xít, kẻ thù
chung của nhân loại đã bị tiêu diệt và hoàn toàn kiệt quệ. Châu Âu bị tách
thành hai khối Đông và Tây. Trong lúc đó, nước Mĩ đã vươn lên hết sức
nhanh chóng về thế và lực, trở thành một siêu cường khống chế toàn bộ thế
giới tư bản chủ nghĩa. Khi chiến tranh kết thúc, nước Mĩ chiếm gần 60% tổng
sản lượng công nghiệp, 3/4 trữ lượng vàng của thế giới tư bản và là chủ nợ
lớn nhất trên thế giới. Về quân sự, Mĩ đứng đầu thế giới tư bản về lục quân,
hải quân, không quân và nắm độc quyền về bom nguyên tử trong thời gian
đầu sau chiến tranh. Các nước tư bản châu Âu và Nhật đều phải dựa vào sự
giúp đỡ của Mĩ để phục hồi kinh tế. Đây chính là cơ hội có một không hai để
Mĩ vươn lên nắm quyền lãnh đạo trong hệ thống tư bản chủ nghĩa và thực
hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Chiến thắng vĩ đại của Liên Xô trong sự nghiệp
tiêu diệt chủ nghĩa phát xít đã dẫn tới những thay đổi về so sánh lực lượng có
lợi cho Liên Xô và các lực lượng cách mạng trên thế giới. Vị trí quốc tế và
ảnh hưởng của Liên Xô ngày càng được mở rộng. Liên Xô trở thành một
cường quốc quân sự, một nhân tố không thể thiếu trong việc giải quyết các

vấn đề quốc tế. Liên Xô cũng không còn là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất bị
cô lập trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc. Hàng loạt nước xã hội chủ

8


nghĩa ở Đông Âu ra đời sau khi chiến tranh kết thúc, cùng với Liên Xô đã tạo
thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.
Đồng thời, phong trào giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh
mẽ và lan rộng ở khắp các châu lục trên thế giới. Ngay trong chiến tranh, các
nước châu Á, châu Phi đã sát cánh cùng các lực lượng Đồng minh chống phát
xít trong những điều kiện khó khăn, gian khổ, góp phần không nhỏ vào sự
nghiệp chiến thắng phát xít, đồng thời chuẩn bị điều kiện cho cách mạng giải
phóng dân tộc sau khi chiến tranh kế tthúc. Cao trào cách mạng giải phóng
dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã phá vỡ hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc buộc các nước đế quốc phải thừa nhận nền độc lập của các dân
tộc. Trong bối cảnh đó, Mặt trận đồng minh chống phát xít, hình thành trong
chiến tranh, đứng trước nguy cơ tan rã. Những mâu thuẫn trong nội bộ các lực
lượng chống phát xít, vốn tạm thời dịu đi trong chiến tranh, nay ngày càng
bộc lộ công khai. Ngay trong giai đoạn cuối của chiến tranh, Mĩ đã nhìn nhận
Liên Xô như một lực lượng chính, có khả năng cản trở âm mưu bá chủ thế
giới của mình. Khi thất bại của phe phát xít chỉ còn là vấn đề thời gian, cũng
là lúc Mĩ bắt đầu triển khai chính sách kiềm chế Liên Xô. Quá trình tập hợp
lực lượng mới sau chiến tranh dựa trên cơ sở ý thức hệ và lợi ích quốc gia
được bắt đầu từ Hội nghị Ianta (2 - 1945), khi chiến tranh còn chưa đi đến hồi
kết.
Những quyết định của Hội nghị Ianta về những vấn đề quan trọng nhất
của thế giới sau chiến tranh đã trở thành nền tảng cơ sở cho việc thiết lập một
trật tự thế giới mới, thường được gọi là Trật tự hai cực Ianta. Hai nước đứng
đầu hai cực, Liên Xô và Mĩ, về cơ bản đã đạt được những mục tiêu mà mình

theo đuổi. Đối với Liên Xô, lúc này là thời điểm mà vị thế quốc tế của Liên
Xô đạt tới đỉnh cao nhất kể từ sau Cách mạng tháng Mười. Liên Xô trở thành
nước duy nhất có thể tạo ra thế cân bằng với Mĩ, đồng thời là lực lượng có

9


khả năng đưa chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một
hệ thống thế giới. Tổng thống Mĩ cũng nhận thức rõ điều đó và chấp nhận
những thoả thuận với Liên Xô - để cùng sắp xếp trật tự thế giới mới sau chiến
tranh. Chính vì vậy, Trật tự hai cực Ianta là sự phản ánh một hiện thực mới
của thế giới sau chiến tranh: sự cân bằng quyền lực giữa hai nước lớn - Liên
Xô và Mĩ trong quan hệ quốc tế.
Trật tự hai cực đã làm xuất hiện một kiểu quan hệ quốc tế mới dựa trên
những nguyên tắc hoàn toàn mới mẻ. Những nguyên tắc đó phụ thuộc vào sự
biến chuyển trong các cặp quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội;
giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đối với các nước thuộc Thế giới thứ
ba; giữa nội bộ chủ nghĩa tư bản trên thế giới và giữa nội bộ các nước trong
hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Sau khi phát động Chiến tranh lạnh, Mĩ tìm cách lôi kéo các đồng minh
vào các liên minh do Mĩ khống chế để tăng cường lực lượng chống Liên Xô
và chủ nghĩa xã hội, trong đó Nhật Bản được Mỹ sử dụng như quân cờ để
chống sự tràn lan của Chủ nghĩa Cộng sản. Do đó quan hệ của các quốc gia
trong thời kỳ này chịu sự chi phối mạnh mẽ của hai trục Xô - Mỹ.
Khi Chiến tranh lạnh đang diễn ra thì cách mạng khoa học và công
nghệ với nội dung cơ bản là cách mạng về công nghệ thông tin, sinh học,
năng lương, vật liệu mới phát triển với trình độ cao, làm tăng nhanh lực lượng
sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới,
quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Các quốc gia đang đứng trước
những cơ hội để phát triển, nhưng cũng chịu những thách thức lớn, đặc biệt

cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách như
khủng bố quốc tế, bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, tình trạng đói
nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo… mà không một
quốc gia riêng rẽ nào có thể giải quyết được. Điều đó đòi hỏi sự hợp tác đa

10


phương, sự phối hợp giữa các quốc gia. Do đời sống kinh tế quốc gia đã và
đang được quốc tế hoá cao độ, do nhu cầu phát triển kinh tế, các quốc gia đều
phải năng động, linh hoạt thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan
hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia một cách hiệu quả nhất. Những xu
thế trên tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên những động lực cộng hưởng làm
thay đổi sâu sắc nền kinh tế và diện mạo của quan hệ quốc tế. Tình hình đó
đặt ra cho mỗi quốc gia trên thế giới phải có cách nhận thức đúng và kịp thời
để hoạch định một chính sách đối ngoại phù hợp với trào lưu chung của thế
giới, đồng thời nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Do đó sự sụt đổ
của Hai cực Ianta là điều tất yếu. Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, trật tự
thế giới tồn tại gần nửa thế kỷ đã bị phá vỡ, cục diện thế giới và quan hệ
chính trị quốc tế thay đổi về cơ bản, dẫn đến hình thành trật tự thế giới mới và
tập hợp lực lượng mới. Trước hết, đó là sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại
của các nước lớn nhằm giành vị trí xứng đáng trong quan hệ quốc tế. Tất cả
các nước khác cũng đều tìm cách tác động một cách có lợi nhất cho mình vào
quá trình thiết lập trật tự thế giới mới. Từ sự đa dạng về lợi ích của các chủ
thể quan hệ quốc tế đã hình thành nhiều mối quan hệ song phương và đa
phương, làm cho tình hình thế giới càng thêm phức tạp. Các nước trên thế
giới đều ủng hộ một thế giới đa cực, có nhiều trung tâm, cân bằng lực lượng
giữa các bên, vì chỉ có trên cơ sở đó mới có thể giải quyết mọi tranh chấp, bất
đồng quốc tế bằng con đường đàm phán dân chủ, hòa bình.
Lợi ích dân tộc là tiêu chí hàng đầu của các quốc gia trong việc giải

quyết các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, trong thời kì Chiến tranh lạnh, khi thế
giới bị chia làm hai phe do hai siêu cường khống chế, lợi ích dân tộc nhiều
khi bị đặt xuống dưới, thậm chí bị hi sinh để bảo vệ “lợi ích quốc tế” của mỗi
phe. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, lợi ích dân tộc được đặt lên hàng đầu.
Mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều xuất phát từ lợi ích dân tộc để thể hiện quan

11


điểm, thái độ riêng đối với các vấn đề quốc tế. Thực tế cho thấy, điều đó được
thể hiện trong thái độ của các nước đối với các vấn đề quốc tế lớn hiện nay
như: vấn đề chống khủng bố quốc tế, cuộc chiến tranh ápganixtan, chiến tranh
Irắc, vai trò của Liên Hợp Quốc, vấn đề môi trường, vấn đề hạt nhân, nhân
quyền… và hàng loạt những vấn đề khác. Sự tập hợp lực lượng trở nên cơ
động, linh hoạt, tuỳ theo từng vấn đề, từng thời điểm trong quan hệ quốc tế,
không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở đảm bảo tốt
nhất cho lợi ích dân tộc.
Sau Chiến tranh lạnh quan hệ quốc tế trở nên phức tạp nhưng tựu trung
lại là:
Thứ nhất, thế giới đang chuyển tiếp sang một trật tự thế giới mới. Thời
kỳ quá độ sau chiến tranh lạnh hiện nay được các nhà nghiên cứu gọi là trạng
thái “nhất siêu, nhiều cường”. Trong trạng thái này, Mĩ nổi lên là siêu cường
mạnh nhất so với các cường quốc khác, với ưu thế vượt trội trên tất cả các
lĩnh vực then chốt của sức mạnh. Do tương quan lực lượng giữa các nước lớn
hiện nay đang có lợi cho Mĩ, cùng với những thắng lợi quân sự nhanh chóng
tại ápganixtan và Irắc, nên Mĩ có chủ trương xây dựng một trật tự thế giới đơn
cực do Mĩ chi phối. Tuy nhiên ảnh hưởng của Mĩ bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi
sự vươn lên của các cường quốc khác như Nhật Bản, Tây Âu, Nga, Trung
Quốc… Xu thế phát triển của trật tự thế giới trong tương lai là tiến tới một hệ
thống đa cực, bởi lẽ nhìn trên bình diện toàn cầu, một quốc gia, dù là siêu

cường duy nhất cũng không có khả năng kiểm soát thực tế toàn bộ các lĩnh
vực của đời sống quốc tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong kỷ
nguyên toàn cầu hoá khiến cho Mĩ không thể và không đủ khả năng thiết lập
một trật tự đơn cực mà phải dựa vào các cường quốc khác và các tổ chức
quốc tế, trong đó quan trọng nhất là Liên Hợp Quốc. Việc tái thiết Irắc sau
chiến tranh đã cho thấy thực tế đó. Bên cạnh đó, đặc điểm chủ yếu trong quan

12


hệ giữa các nước trong trạng thái “nhất siêu nhiều cường” hiện nay vẫn tiếp
tục là hợp tác, cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau. Quá trình toàn cầu hoá, khu
vực hoá và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước đã tạo ra tình thế buộc các
nước phải vừa hợp tác, vừa cạnh tranh nhưng tránh đối đầu, xung đột và chiến
tranh.
Thứ hai, kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp
của các quốc gia và trở thành động lực chính của xu thế khu vực hoà và toàn
cầu hoá. Trong bối cảnh sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, các quốc gia đều nhận thấy vấn đề cấp bách hàng đầu là phải ra
sức tận dụng mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để phát triển kinh tế. Cách
đặt vấn đề về an ninh, quốc phòng và kinh tế về cơ bản đã khác so với thời kỳ
chiến tranh lạnh. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia không còn tuỳ thuộc vào
sức mạnh quân sự, chính trị mà sức mạnh kinh tế nổi lên hàng đầu và trở
thành trọng điểm. Đồng thời, làn sóng tập hợp các quốc gia trong các tổ chức
khu vực địa lý, từ tiểu khu vực đến đại khu vực thành những khu vực mậu
dịch tự do đang diễn ra dồn dập ở hầu khắp các châu lục, thậm chí liên châu
lục. Trào lưu nhất thể hoá khu vực phát triển mạnh trong thập niên 90 của thế
kỷ XX, sẽ tiếp tục gia tăng cả về lượng và về chất trong những năm đầu thế
kỷ XXI, cùng với quá trình toàn cầu hoá sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh
vực của đời sống quốc tế.
Thứ ba, quan hệ quốc tế phát triển theo xu hướng hoà dịu nhưng năng

động và phức tạp hơn. Trước những đòi hỏi của tình hình thế giới, tất cả các
quốc gia từ lớn đến nhỏ đều phải điều chỉnh chiến lược đối nội và đối ngoại
nhằm tạo cho mình một vị thế có lợi nhất trong quan hệ quốc tế. Xu thế hoà
bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo trong chính sách đối ngoại của các
quốc gia. An ninh của mỗi quốc gia ngày nay được đặt trong mối quan hệ chặt
chẽ với phát triển nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia trong hội nhập quốc

13


tế. Tất cả các quốc gia đều linh hoạt, mềm dẻo, tăng cường hợp tác, tránh đối
đầu và chiến tranh, giải quyết mọi vấn đề bằng thương lượng hoà bình.
Như vậy, có nhiều nhân tố chủ quan và khách quan thúc đẩy sự hợp tác,
liên kết giữa các nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI, nhưng trong sâu xa
quan hệ giữa họ vẫn chứa đầy mâu thuẫn, xung đột. Có thể quy lại ở mâu
thuẫn giữa đơn cực và đa cực, giữa Mỹ và các nước lớn khác trong việc vẽ lại
bản đồ chính trị, an ninh, kinh tế thế giới. Quan hệ giữa các nước lớn còn tiếp
tục diễn biến phức tạp, cục diện quan hệ giữa họ còn tiếp tục thay đổi khó
lường. Hơn nữa, trong thời điểm hiện nay, khi tình hình Irắc sau chiến tranh,
vấn đề hạt nhân ở Iran và Bắc Triều Tiên, quan hệ Palextin - Ixraen … còn
diễn biến phức tạp, lại liên quan trực tiếp đến lợi ích của các nước lớn (nên
chắc chắn họ có sự mặc cả với nhau để dàn xếp lợi ích), thì cục diện đó càng
khó đoán định. Với cục diện quan hệ giữa các nước lớn như vậy, trật tự thế
giới mới khó có thể được xác lập trong tương lai gần.
Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đang trở thành khu vực phát
triển năng động và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Xu thế tự do hóa thương
mại, liên kết hợp tác kinh tế diễn ra phong phú và có hiệu quả. Các nước lớn,
các trung tâm kinh tế trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược, chuyển hướng
mạnh vào châu Á - Thái Bình Dương, vừa tạo thời cơ cho các nước phát triển,
nhưng cũng chứa đựng những nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định ở khu vực,

tiêu biểu là cạnh tranh của hai cường quốc Trung Quốc và Nhật Bản.
1.2. TÌNH HÌNH KHU VỰC
1.2.1. Di sản lịch sử đối với quan hệ Trung - Nhật
Mối quan hệ Nhật - Trung đã có từ rất sớm. Khoảng thế kỉ VI - VIII,
triều đình Nhật Bản đã chọn lựa những người tài giỏi và gửi sang Trung Quốc
để học tập và tiếp thu văn hoá tiên tiến của Trung Quốc. Trong suy nghĩ của
tầng lớp lãnh đạo Nhật Bản lúc bấy giờ hình thành hai thái độ đối với Trung

14


Quốc: kính nể hoặc phủ nhận. Đại đa số giới thượng lưu và trí thức Nhật Bản
đều nhận thấy văn hoá Trung Quốc là tiến bộ và cần học tập. Còn Trung Quốc
chỉ nhận thức Nhật Bản là nước láng giềng “kém” văn minh. Từ đó cho đến
trước thời đại Minh Trị, Trung Quốc luôn khẳng định vị thế nước lớn trong
quan hệ với Nhật Bản. Tuy nhiên, những đặc điểm về địa lý, lịch sử, văn hoá
đã tạo nên tinh thần tự tôn dân tộc rất mãnh liệt ở người Nhật Bản. Dù chịu
ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhưng người Nhật không tiếp thu nguyên
vẹn mà đã cải biến nhiều yếu tố cho phù hợp với môi trường và văn hoá Nhật
Bản. Các Thiên hoàng Nhật Bản cũng luôn khẳng định ý thức ngang hàng với
các Thiên tử Trung Hoa. Duy nhất trong lịch sử Nhật Bản chỉ Ashikaga
Yoshimitsu (1358 - 1408), vị tướng quân thứ ba của dòng họ Ashikaga là
người nhận tước phong “quốc vương Nhật Bản” của các hoàng đế Trung Hoa
ban cho.
Sang thời kì Minh Trị, nhờ những biện pháp cải cách duy tân đất nước,
Nhật Bản đã thoát khỏi nguy cơ mất độc lập và trở thành một cường quốc
ngang hàng với các nước tư bản phương Tây. Từ đây, Nhật Bản bắt đầu thực
hiện tham vọng đế quốc của mình. Để thực hiện chủ trương “thoát Á nhập
Âu” trên tinh thần “học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt qua
phương Tây”, Nhật Bản đã tiến hành các cuộc xâm lược ra bên ngoài. Đầu

tiên, Nhật Bản nhìn sang Trung Hoa cổ kính, già nua. Cuộc chiến tranh Trung
- Nhật (1894 - 1895) là bước đầu của quá trình Nhật Bản xâm lược Trung
Quốc. Tiếp đó, Nhật Bản xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc lập nên
“Mãn Châu quốc”, đưa hoàng đế Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của triều
Mãn Thanh lên làm “bù nhìn” cai trị. Từ đó cho đến Chiến tranh Thế giới thứ
hai là những năm tháng đầy đau khổ và tủi nhục đối với người Trung Quốc
khi một phần lớn lãnh thổ nằm dưới sự cai trị của quân phiệt Nhật Bản. Lòng
tự tôn dân tộc, ý thức Đại Trung Hoa đã bị tổn thương nghiêm trọng. Thực tế,

15


Nhật Bản đã gây ra nhiều đau thương cho các dân tộc Châu Á nói chung và
cho người dân Trung Quốc nói riêng.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận
nhưng trong tình hình Chiến tranh lạnh bắt đầu phát triển, Nhật Bản đã khéo
léo lợi dụng mâu thuẫn Mỹ - Xô, dựa vào Mỹ để tập trung phát triển kinh tế.
Chỉ trong một thời gian ngắn với tốc độ phát triển “thần kỳ”, Nhật Bản đã trở
thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Chính sự phát triển
kinh tế mạnh mẽ và dựa vào mối liên minh với Mỹ mà lòng tự tôn dân tộc của
Nhật Bản càng được phát huy.
Từ sau Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, Nhật Bản đang ra sức vươn
lên vị trí một cường quốc chính trị. Nhật Bản đang thực hiện việc “trở lại
Châu Á” bằng kinh tế, đầu tư và viện trợ ODA. Trong số các nước châu Á,
Trung Quốc là nước nhận được ODA nhiều nhất từ Nhật Bản. Mặc dầu vậy,
thái độ đối với các vấn đề lịch sử của hai nước rất khác nhau. Trung Quốc
luôn đòi hỏi Nhật Bản phải chính thức công khai xin lỗi ở cấp nhà nước và có
những hành động thiết thực sửa chữa những sai lầm của quá khứ quân phiệt.
Còn Nhật Bản lại luôn né tránh nhìn nhận một cách đầy đủ những vấn đề này.
Đây là bất đồng lớn đã và sẽ cản trở sự phát triển quan hệ giữa hai nước.

Chính sự bất đồng về thái độ đối với lịch sử đã làm căng thẳng quan hệ hai
nước trong những năm đầu thế kỉ XXI. Nó kéo theo những tranh cãi về sách
giáo khoa lịch sử của Nhật Bản, về việc viếng thăm ngôi đền Yasukuni của
nhiều nhà lãnh đạo Nhật Bản…
Vào năm 1983, Nhật Bản đã ban hành bộ sách giáo khoa về lịch sử
trong đó phủ nhận những hành động tàn bạo mà quân phiệt Nhật Bản đã gây
ra ở nhiều nước châu Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Điều này đã làm
cho nhiều nước châu Á, nhất là Trung Quốc hết sức tức giận. Đến ngày
5/4/2005, Bộ Giáo dục Nhật Bản lại cho ban hành bộ sách giáo khoa lịch sử

16


mới dành cho bậc phổ thông, trong đó tô hồng quá khứ thời quân phiệt, không
dùng từ “xâm lược” khi nhắc đến cuộc chiếm đóng quân sự đối với các nước
Ccâu Á. Vụ thảm sát Nam Kinh từ tháng 12/1937 đến tháng 3/1938 được gọi
là một “vụ việc” trong đó “nhiều” người Trung Quốc bị giết. Trung Quốc
khẳng định, trong vụ thảm sát Nam Kinh đã có 300.000 người chết, trong đó
có nhiều phụ nữ và trẻ em, 20.000 phụ nữ bị cưỡng hiếp. Còn phiên toà xét xử
tội phạm chiến tranh do Mĩ tổ chức thì liệt kê khoảng 140.000 người chết.
Bộ sách giáo khoa lịch sử mới của Nhật Bản đã gây nên sự tức giận đối
với người dân Trung Quốc và nhiều nước Châu Á khác. Những vụ tấn công
người Nhật, đập phá cửa hàng người Nhật ở Trung Quốc từng liên tiếp xảy ra.
Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh cũng bị ném chai lọ, gạch đá. Phía Nhật
Bản thì cho rằng, Trung Quốc luôn cố gắng thổi phồng những vấn đề lịch sử
và không nhất thiết phải đưa tất cả tội lỗi của Nhật Bản trong thời kì chiến
tranh vào sách giáo khoa vì nó không đem lại tác dụng giáo dục lòng tự tôn
dân tộc cho học sinh Nhật Bản. Vì vậy, Trung Quốc có lí do để hiểu rằng
Nhật Bản chưa bao giờ nhìn nhận đúng đắn và có thiện chí sửa chữa sai lầm
của quá khứ.

Trong khi vấn đề sách giáo khoa lịch sử của Nhật Bản chưa được giải
quyết thì việc trước đây các nhà lãnh đạo Nhật Bản viếng thăm ngôi đền
Yasukuni càng làm cho Trung Quốc và nhiều nước, châu Á láng giềng thêm
giận dữ. Đền Yasukuni là ngôi đền Thần đạo, nơi tưởng niệm 2,5 triệu người
Nhật chết trong chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó có cả 14 lãnh đạo quân
phiệt đã bị xét xử là tội phạm chiến tranh loại A. Từ sau Chiến tranh Lạnh đến
nay, đã có 3 vị thủ tướng Nhật viếng thăm đền Yasukuni, đặc biệt là Thủ
tướng J. Koijumi, nắm quyền từ 1998 - 2004, người có công vực dậy nền kinh
tế Nhật sau khủng hoảng tài chính năm 1997. Trong hai nhiệm kì của mình,
ông Koijumi thường xuyên viếng thăm ngôi đền này. Trung Quốc và nhiều

17


nước Châu Á đã phản ứng dữ dội trước hành động đó và cho rằng việc này đã
phủ nhận quá khứ tội lỗi của Nhật Bản, xúc phạm tới tình cảm nhân dân họ.
Phía Nhật Bản luôn tuyên bố đây là vấn đề thuộc về đời sống tâm linh của họ,
đền Yasukuni là nơi thờ vong linh những người Nhật tử nạn trong chiến tranh
chứ không phải nơi thờ tội phạm chiến tranh. Tất cả những điều này cho thấy,
nhận thức về các vấn đề lịch sử của Nhật Bản đang đặt ra nhiều vấn đề gây
tranh cãi, là nguyên cớ để phía Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản chưa thực sự
hối hận về những tội lỗi trong quá khứ.
Từ chỗ bất đồng về thái độ đối với lịch sử đã dẫn tới tâm lí nghi ngại
lẫn nhau. Trung Quốc cũng như nhiều nước châu Á vẫn chưa thể nào quên
được những tai hoạ mà chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đã gây ra cho mình.
Sau cải cách Minh Trị, Nhật Bản hội nhập vào thế giới tư bản và nhanh chóng
vươn lên một cường quốc. Đối với nhiều nước Châu Á lúc bấy giờ, Nhật Bản
là tấm gương sáng để học tập. Đặc biệt, sau chiến thắng trước nước Nga Sa
hoàng (1904 - 1905), người ta hy vọng có thể dựa vào “người anh cả da vàng”
để chống lại chủ nghĩa tư bản phương Tây. Nhưng mong ước đó nhanh chóng

bị dập tắt bởi những hành động tàn bạo của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật đưa ra chiêu bài xây
dựng “khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á” nhằm đặt các nước châu Á
vào vòng lệ thuộc. Chiến tranh thế giới thứ hai là thất bại đầu tiên của Nhật
trong việc thực hiện các tham vọng đế quốc của mình. Nhật Bản bại trận, phải
lệ thuộc vào Mỹ và mất hết ảnh hưởng ở châu Á.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật tập trung phát triển kinh tế và
nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới (sau Mỹ). Từ sau
Chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản đang ra sức tìm kiếm một vai trò chính trị
mới lớn hơn cho tương xứng với sức mạnh kinh tế - tài chính của mình. Hiện
nay, Nhật đóng góp 20% ngân sách của Liên Hợp Quốc nhưng lại không có

18


quyền quyết định đối với những vấn đề an ninh chính trị toàn cầu. Mục tiêu
mà Nhật đang theo đuổi là thúc đẩy nhanh quá trình tải tổ Liên Hợp Quốc và
tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho vị trí thường trực Hội Đồng
Bảo An Liên Hợp Quốc.
Nhưng những dấu ấn của quá khứ cộng với những hành động thể hiện
rõ tham vọng chính trị hiện nay của Nhật đã làm cho Trung Quốc lo ngại về
sự phục hồi chủ nghĩa quân phiệt. Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ
nhất năm 1991, Nhật Bản lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai
kết thúc đã gửi quân đội của mình ra nước ngoài, mặc dù chỉ làm các nhiệm
vụ hoà bình như cứu hộ, vớt mìn trên biển… Sau sự kiện 11/9/2001, Nhật
cũng gửi quân đội đến Afganistan. Năm 2003, trong cuộc chiến vùng Vịnh
lần hai, Nhật cũng gửi quân đội đến Iraq. Đặc biệt, từ tháng 1/2007, Nhật đã
tiến gần đến việc sửa đổi Điều 9 trong Hiến pháp hoà bình 1946 khi chính
thức đổi tên “Cục Phòng vệ” thành Bộ Quốc phòng, cho phép triển khai quân
đội và những hành động quân sự bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản. Chắc chắn,

Trung Quốc chưa bao giờ cảm thấy yên tâm khi ở bên “người láng giềng”
giàu mạnh và đầy tham vọng.
Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn còn chưa hết bất an khi Hiệp ước an ninh
Mỹ - Nhật vẫn còn hiệu lực. Hiệp ước này được sửa đổi năm 1997 đã xác
định phạm vi bảo vệ là “những khu vực xung quanh Nhật Bản”, hàm ý bao
gồm cả Đài Loan - vấn đề luôn làm Trung Quốc đau đầu. Việc Nhật Bản vẫn
dựa vào “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ luôn làm cho Trung Quốc phải cảnh giác.
Ngược lại, Nhật Bản cũng cảm thấy mối lo ngại từ Trung Quốc ngày
càng tăng. Công cuộc cải cách của Trung Quốc đã và đang đạt được những
thành quả to lớn. Từ 1978 – 2001, GDP bình quân của Trung Quốc mỗi năm
tăng 9,4%. Năm 2000, GDP của Trung Quốc đã vượt qua mức 1000 tỷ USD,
tổng sản lượng kinh tế năm 2001 đã vươn lên đứng hàng thứ 6 thế giới. Đến

19


tháng 12/2007, theo đánh giá mới của WB dựa trên sức mua tương đương
(PPP), Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mỹ.
Trung Quốc đang là đối thủ cạnh tranh gay gắt với Nhật Bản trên nhiều lĩnh
vực kinh tế [9;51].
Đồng thời, Trung Quốc là một trong năm nước thường trực của Hội
Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, có tiếng nói quyết định đối với các vấn đề
chính trị thế giới. Trung Quốc là cường quốc hạt nhân hàng đầu ở Châu Á, có
lực lượng quân đội thường trực đông gấp 10 lần quân đội Nhật Bản. Ngân
sách quốc phòng hàng năm của Trung Quốc liên tục tăng. Hiện nay, Trung
Quốc đang theo đuổi một chương trình hiện đại hoá quân đội một cách toàn
diện với mục tiêu xây dựng một lực lượng có thể triển khai nhanh ở bất cứ
đâu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc đã thể hiện rõ
tham vọng lãnh thổ của mình ở vùng biển Đông và các đảo tranh chấp với
Nhật. Mối lo ngại của Nhật Bản về sức mạnh quân sự của Trung Quốc là hoàn

toàn có cơ sở. Những người theo dân tộc chủ nghĩa ở Nhật Bản lo ngại rằng
Trung Quốc là nhân tố gây bất ổn định ở Đông Bắc Á, nhất là khi quan hệ hai
nước vẫn còn nhiều bất đồng, tranh chấp. Điều đó đã cho thấy, tâm lí nghi
ngại lẫn nhau đang là vấn đề cản trở sự phát triển quan hệ hai nước Nhật Bản
- Trung Quốc.
Một thách thức lớn đối với quan hệ Trung - Nhật là tranh chấp lãnh thổ
đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và nhiều vấn đề lịch sử đến nay vẫn
chưa được hai bên giải quyết thấu đáo, tạo nên những rào cản trong quan hệ
song phương.
Thứ nhất về việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nhật Bản
thì luôn cho rằng quần đảo này do một người Nhật phát hiện ra vào năm 1879
và được sát nhập vào lãnh thổ của Nhật từ năm 1895 theo Hiệp Ước
Shimonoseki. Còn Trung Quốc khẳng định nhóm đảo này thuộc về Trung

20


×