Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Làn điệu hát xoan ở tỉnh phú thọ trong thời kỳ đổi mới đất nước (1986 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 97 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phú Thọ là quê hƣơng của miền đất Tổ, nơi đóng đô của nhà nƣớc Văn
Lang thuở xƣa. Trải qua biết bao bƣớc thăng trầm của lịch sử, nhân dân ở đây
rất tự hào về quê hƣơng của mình vẫn lƣu giữ đƣợc những giá trị lịch sử, văn
hóa phản ánh về thời đại Hùng vƣơng dựng nƣớc. Một trong những giá trị quý
báu đó là làn điêu hát Xoan.
Hát Xoan là tiếng hát dân gian đồng quê ở các làng xã miền đất Tổ. Nó
không những là lời mời chào tế lễ các vua Hùng trong những ngày giỗ Tết mà
còn là lời ca nơi cửa đình đối với thần thánh, Thành hoàng mang ý nghĩa tâm
linh. Hát Xoan là một dạng thức dân ca dí dỏm, trữ tình của một cộng đồng cƣ
dân nông nghiệp mang nặng tín ngƣỡng phồn thực và là tiếng hát đối đáp giao
duyên gắn tình đôi lứa khát vọng yêu thƣơng.
Hát Xoan đã trở thành một di sản văn hóa quý báu đƣợc lƣu truyền hết
đời này sang đời khác qua các thời đại khác nhau. Hát Xoan không những là
di sản văn hóa của nhân dân Phú Thọ mà là di sản văn hóa của dân tộc, thậm
chí nó còn trở thành di sản văn hóa của cả nhân loại.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nƣớc Đảng bộ và
nhân dân Phú Thọ đang thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, ra sức phát
triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đẩy mạnh đề ra duy trì bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hóa dân tộc, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc bảo
tồn và phát triển làn điệu hát Xoan.
Hát Xoan giờ đây có nhiều cơ hội để duy trì và phát triển song cũng gặp
không ít thách thức khó khăn khi mà đất nƣớc đang đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với xu thế, mở cửa hội nhập quốc tế.


Hát Xoan ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của các nhà
khoa trong và ngoài nƣớc. Việc nghiên cứu làn điệu hát Xoan có ý nghĩa lý
Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

2

Khóa luận tốt nghiệp

luận và thực tiễn sâu sắc, không những làm sáng tỏ đƣờng lối đổi mới đất
nƣớc của Đảng về việc duy trì, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa dân
tộc, mà còn gớp phần nghiên cứu lịch sử địa phƣơng, cung cấp một nguồn tƣ
liệu có giá trị khoa học, có thể dùng để giảng dạy trong các trƣờng phổ thông,
giáo dục truyền thống yêu nƣớc, giúp các thế hệ trẻ ở Phú Thọ tự hào về quê
hƣơng đất nƣớc, biết trân trọng nâng niu, phát huy những giá trị di sản văn
hóa vô giá của dân tộc.
Với những ý nghĩa sâu sắc đó tôi quyết định lựa chọn “ Làn điệu hát
Xoan ở tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc (1986 – 2011)” làm
đề tài khóa luận tốt nghiếp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu về làn điệu hát Xoan ở tỉnh Phú Thọ đã đƣợc sự chú ý
của nhiều nhà khoa học.
- Năm 1979, hai tác giả Nguyễn Khắc Xƣơng và Dƣơng Huy Thiện đã
xuất bản cuốn sách “ Hát Xoan, Hát Ghẹo Vĩnh Phú” do nhà xuất bản Phú thọ
xuất bản. Các tác giả đã giới thiệu đến bạn đọc làn điệu hát Xoan, hát Ghẹo ở
Vĩnh Phúc ra đời nhƣ thế nào, nội dung cách thức hát ra sao?, vì sao lại gọi là

hát Xoan, hát Ghẹo?. Nhƣng hạn chế của các tác giả là chƣa đi sâu vào nghiên
cứu quá trình phát triển của hát Xoan qua các thời kỳ?, chƣa đƣa ra đƣợc cơ
sở khoa học cụ thể về giá trị lịch sử và văn hóa của hát Xoan.
- Năm 1997, PGS. Tú Ngọc đã xuất bản cuốn sách “ Hát Xoan – Dân ca,
lễ nghi, phong tục” do nhà xuất bản Âm Nhạc xuất bản. Trong đó, tác giả đã
có quá trình nghiên cứu cụ thể, sâu sắc về Hát Xoan và những nghi lễ phong
tục vùng đất tổ. Thông qua 6 chƣơng trong tác phẩm tác giả giúp bạn đọc tìm
hiểu về địa lý, dân cƣ các nền văn hóa ở vùn đất Phú Thọ, giới thiệu về nguồn
gốc quá trình phát triển của hát Xoan trong lịch sử và những nghi lễ phong tục
ở vùng đất Tổ, và tác giả cùng dành hẳn chƣơng VI để giới thiệu về các bản

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

3

Khóa luận tốt nghiệp

nhạc Xoan và nội dung bài bản của làn điệu hát Xoan. Nhƣng tác phẩm chƣa
làm rõ đƣợc vai trò, đặc điểm của làn điệu hát Xoan và hát Xoan trong thời kỳ
đổi mới có những chuyển biến gì?.
- Năm 2008, Hội Văn nghệ Dân gian Phú Thọ đã cho xuất bản cuốn sách
“ Hát Xoan Phú Thọ”. Cuốn sách đã nghiên cứu nguồn gốc của hát Xoan
trong lịch sử qua những cơ sở khoa học cụ thể, đồng thời làm rõ nội dung hát
Xoan, những vấn đề văn hóa của hát Xoan kết cấu của quả cách…Tuy nhiên,
cuốn sách cũng chƣa nêu đƣợc những bƣớc chuyển của hát Xoan từ thời kỳ

đổi mới đất nƣớc ra sao?, Đảng, Nhà nƣớc cũng nhƣ tỉnh Phú Thọ đã có
những biện pháp chủ trƣơng gì trong việc lƣu giữ và bảo tồn làn điệu hát
Xoan trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nƣớc.
Nhìn chung, những công trình trên đều nghiên cứu tìm hiểu về cơ sở ra
đời, nội dung, cách thức hát Xoan, những giá trị văn hóa trong hát Xoan. Tuy
nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu, tìm hiểu một cách toàn diện và cụ
thể về “Làn điệu hát Xoan ở tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc
(1986 - 2011)”
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Dựng lại bức tranh lịch sử của “ Làn điệu hát Xoan ở tỉnh Phú Thọ
trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc ( 1986 – 2011)” một cách đầy đủ, có hệ thống,
khách quan.
- Nêu rõ những thuận lợi, khó khăn của hát Xoan hiện nay.
- Rút ra những đặc điểm, vai trò của hát Xoan trong thời kỳ đổi mới đất
nƣớc ( 1986 – 2011).
3.2. Nhiệm vụ
- Sƣu tầm, khai thác các nguồn tƣ liệu thành một hệ thống tƣ liệu có giá
trị khoa học để phục vụ nghiên cứu đề tài.

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

4

Khóa luận tốt nghiệp


- Trình bày làn điệu hát Xoan trong đời sống văn hóa của ngƣời dân Phú
Thọ trƣớc thời kỳ đổi mới.
- Tìm hiểu, nghiên cứu làn điệu hát Xoan trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc
(1986 - 2011).
- Từ đó rút ra đặc điểm và vai trò của hát Xoan trong thời kỳ đổi mới.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu về làn điệu hát Xoan trong địa bàn tỉnh
Phú Thọ.
Về thời gian: Nghiên cứu về làn điệu hát Xoan trong thời gian từ
(1986 - 2011).
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu
- Tài liệu văn kiện của Đảng: do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà
Nội xuất bản đã đăng tải các văn kiện của Đảng qua các kỳ Đại hội, trong đó
thể hiện rõ đƣờng lối của đảng về đổi mới đất nƣớc, nhất là đƣờng lối duy trì,
bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tài liệu văn kiện của Đảng bộ địa phƣơng: đó là những văn kiện về chủ
trƣơng hành động, dự án của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Phú Thọ nhằm duy
trì, bảo vệ, phát triển làn điệu hát Xoan trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc.
- Tài liệu cổ sử: Hồng Đức Quốc Âm thi tập, Quốc sử quán triều Nguyễn
biên soạn đã giúp khai thác những giá trị lịch sử, văn hóa qua các thời kỳ khác
nhau liên quan đến hát Xoan.
- Tài liệu thông sử: do các cơ quan Trung ƣơng xuất bản nhƣ: Viện lịch
sử Việt Nam, Viện khoa học xã hội, Nhà xuất bản Giáo dục…phản ánh về
lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến nay. Trong đó, những giá trị lịch sử văn
hóa đƣợc duy trì bảo tồn qua các thời kỳ khác nhau.

Nguyễn Thị Thu


K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

5

Khóa luận tốt nghiệp

- Tài liệu lịch sử địa phƣơng: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ 1986 –
1997, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ 1997 – 2000. Trong đó, thể hiện
những chủ trƣơng chính sách biện pháp của tỉnh Phú Thọ về duy trì, bảo tồn
làn điệu hát Xoan.
- Tài liệu chuyên sâu: của những cá nhân, tập thể trong tỉnh cũng nhƣ
ngoài tỉnh nghiên cứu, giới thiệu về làn điệu hát Xoan.
- Tài liệu bảo tàng Hùng Vƣơng: qua những di chỉ khảo cổ tử thời Hùng
Vƣơng, Văn hóa Sơn Vi phản ánh về đời sống cƣ dân Văn Lang liên quan đến
làn điệu hát Xoan.
- Tài liệu điền giã: những tài liệu dân gian thu thập trong nhân dân, qua
những buổi nghe hát Xoan và tranh ảnh thu đƣợc.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Dựa vào quan điểm và phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về lịch sử.
- Kết hợp giữa phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgíc, trong đó
phƣơng pháp lịch sử là chủ yếu.
- Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu để xác minh sự kiện.
- Thực hiện phƣơng pháp điền giã để khai thác tƣ liệu.
5. Đóng góp của khóa luận
- Dựng lại bức tranh lịch sử về làn điệu hát Xoan ở tỉnh Phú Thọ trong
thời kỳ đổi mới đất nƣớc một cách đầy đủ, có hệ thống khách quan.

- Nêu bật những thuận lợi và khó khăn trong việc duy trì và phát triển hát
Xoan trong thời kỳ hiện nay.
- Rút ra những đặc điểm và vai trò của hát Xoan trong thời kỳ đổi mới
đất nƣớc.
- Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu và giảng dạy
về làn điệu hát Xoan ở tỉnh Phú Thọ.

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

6

Khóa luận tốt nghiệp

6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận chia
làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Làn điệu hát Xoan trong đời sống văn hóa của ngƣời dân Phú
Thọ trƣớc thời kỳ đổi mới.
Chƣơng 2. Làn điệu hát Xoan trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc (1986 2011).
Chƣơng 3. Đặc điểm và vai trò của hát Xoan trong thời kỳ đổi mới
đất nƣớc.

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử



Trường ĐHSP Hà Nội 2

7

Khóa luận tốt nghiệp

Chƣơng 1
LÀN ĐIỆU HÁT XOAN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA
NGƢỜI DÂN PHÚ THỌ TRƢỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1. CƠ SỞ RA ĐỜI CỦA LÀN ĐIỆU HÁT XOAN Ở TỈNH PHÚ THỌ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở tỉnh Phú Thọ
*Điều kiện tự nhiên
Phú Thọ - Đất Tổ Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc Việt Nam, là tỉnh
thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí trung tâm của vùng, là cửa ngõ
Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cầu nối vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Phú Thọ là nơi hợp lƣu của 3 con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và Sông
Lô. Phú Thọ mang đặc trƣng của cả vùng: đồng bằng, trung du và miền núi
với đị a hình đa dạng là điều kiện thuận lợi để hình thành những ngôi làng cổ
xƣa nằm trên địa bàn trung tâm nƣớc Văn Lang của các Vua Hùng.
“Thủ đô Văn Lang của các Vua Hùng ở một địa thế đẹp và thuận lợi về
kinh tế, chính trị, có đồi, có núi, có ba sông vây bọc, lƣng dựa vào miền núi,
nhìn xuôi đồng bằng, có thế tiến thoái, vừa là cửa ngõ vào Việt Bắc vừa là
đƣờng thông từ Tây Bắc về đồng bằng và thủ đô Hà Nội ngày nay” [12,
tr.125].
Nhìn theo con mắt địa lý phong thủy của ngƣời xƣa thì ngã ba sông
mênh mông là “thủy đƣờng” của thủ đô Văn Lang, dẫy núi Tam Đảo sừng
sững nhƣ bức tƣờng thành phía Đông và ngọn Tản Viên chót vót danh sơn

nƣớc Việt trấn ngự trời Tây, đó là tay long tay hổ của thủ đô. Bạt ngàn đồi núi
của trung du Phú Thọ trở lên Yên Bái là lƣng ngai vàng bền vững của thủ đô.
Hát Xoan là dân ca đƣợc hình thành trên đất của thủ đô Văn Lang xƣa
(Bạch Hạc - Việt Trì), các làng Xoan hình thành một dải, vắt từ sông Lô sang

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

8

Khóa luận tốt nghiệp

sông Thao, vòng một mé trƣớc núi Hùng nơi có đền Hùng mộ Tổ nhƣ một
chuỗi hạt châu.
Vị trí địa lý của tỉnh Phú Thọ ngày nay ( trƣớc thời kỳ đổi mới đất
nƣớc):
Phú Thọ có tọa độ địa lý 20O55’ - 21O43’ vĩ độ Bắc, 104O48’ - 105O27’
kinh độ Đông, Bắc giáp Tuyên Quang , Nam giáp Hòa Bì nh , Đông giáp Vĩ nh
Phúc và Hà Tây , Tây giáp Sơn La và Yên Bái , nằm ở vị trí tiếp giáp giƣ̃a
Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng , và Tây Bắc , là trung tâm tiểu vùng Tây Đông Bắc.
Diện tí ch chiếm 1,2% diện tí ch cả nƣớc và chiếm 5,4% diện tí ch vùng
miền núi phí a Bắc. Dân số chiếm 1,64% dân số cả nƣớc, chiếm 14,3% dân số
vùng miền núi phía Bắc. Đó là nhƣ̃ng yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế –
văn hóa - xã hội.
Với vị trí ở ngã ba sông , cƣ̉a ngõ phí a Tây của thủ đô Hà Nội và đị a
bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc , Phú Thọ là cầu nối các tỉ nh đồng bằng Sông

Hồng với các tỉ nh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc , là nơi trung chuyển hàng
hóa thiết yếu của các tỉnh miền núi phía Bắc

. Phú Thọ chỉ cách Hà Nội

khoảng 80 km tí nh theo đƣờng ô tô và cách các tỉ nh xung quanh tƣ̀

100km -

300km. Các hệ thống đƣờng bộ , đƣờng sắt, đƣờng sông tƣ̀ các tỉ nh phí a Tây
Đông Bắc đều qui tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội , Hải Phòng và các tỉnh ,
thành phố khác trong cả nƣớc...
Thành phố Việt Trì là thủ phủ của tỉnh đồng thời cũng là một trong

5

trung tâm lớn của vùng miền núi phí a Bắc , có các tuyến trục giao thông quan
trọng chạy qua nhƣ quốc lộ số 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi Tuyên Quang
- Hà Giang đặc biệt là tuyến đƣờng cao tốc Hà Nội – Việt Trì - Lào Cai sang
Vân Nam - Trung Quốc. Đây là tuyến nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh
- Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Dƣ̣ báo đoạn Hà Nội - Việt Trì

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

9


Khóa luận tốt nghiệp

sẽ có nhịp độ phát triển sớm nền kinh tế cao và đô thị hóa nhanh nên đây là cơ
hội cho Phú Thọ để phát triển kinh tế.
*Về kinh tế
Đất đai ở đây chủ yếu là đất sỏi, đất cát pha, cát lắc, đất phe - ra - tic nâu
vàng trên đất phù sa.
Đồi ở đây là đồi đá ong, đồi nổi, đất vàng đỏ, trƣớc cách mạng phần lớn
là đồi trọc, đồi hoang với sim, mua, ràng ràng, chè vè.
Do kết cấu địa lý nhƣ vậy, nên kinh tế ở quê hƣơng Xoan chủ yếu là kinh
tế trung du. Cƣ dân chủ yếu làm nghề nông, ruộng chiêm trũng, ruộng dộc,
ruộng bềnh, ruộng trầm đều là những chân ruộng sâu úng nƣớc, đất chua và
lầy thụt. Các chân ruộng bềnh không cày bừa đƣợc, nhân dân phải cuốc vơ rạ
gọi là cuốc gói và có tập quán ném phân làm cỏ. Khi cấy cũng nhƣ gặt phải
quăng nứa, tre làm đà dựa vào đó cho khỏi chìm.
Ngoài cây lúa, nhân dân địa phƣơng còn trồng sắn làm cây lƣơng thực.
Trồng sắn là tập quán lâu đời của trung du Phú Thọ, sắn là đặc sản tiêu biểu
của vùng đất Tổ. Ngoài ra, nhân dân còn trồng cọ, sơn, chè, nứa để tăng thêm
thu nhập và phục vụ cho cuộc sống của cƣ dân. Cọ dùng để lợp nhà, làm
vách, làm đồ đựng, gầu múc nƣớc, quạt.
Chè là đặc sản nổi tiếng ở Phú Thọ. Ở các làng Xoan chè không trồng để
kinh doanh mà là chè vƣờn, nhân dân uống chè và bán lá chè tƣơi là chủ yếu.
“Lê Quý Đôn từng viết trong Vân Đài loại ngữ chè sản xuất ở các làng sau
này đều là thứ chè ngon: Làng Đồng Lạc thuộc huyện Kim Hoa, làng Lệ Mỹ,
làng An Đạo thuộc huyện Phù Khang”.[11, tr.23]
Sơn đƣợc trồng nhiều ở Phủ Đức, Thụy Vân, Hƣơng Nộn mỗi nhà trồng
từ 200 đến 300 gốc sơn.

Nguyễn Thị Thu


K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

10

Khóa luận tốt nghiệp

Ngoài ra, ở đây còn phát triển các ngành lâm thổ sản với nguồn tài
nguyên rừng phong phú, các vùng đầm hồ nuôi cá. Các ngành thủ công
nghiệp truyền thống nhƣ: dệt, làm nón, ủ ấm…
Chính những đặc điểm kinh tế thuần nông của vùng trung du miền núi đã
là điều kiện cơ sở hình thành những văn hóa truyền thống ở vùng đất tổ Vua
Hùng, trong đó có hát Xoan.
Tình hình kinh tế của Phú Thọ trƣớc thời kỳ đổi mới đất nƣớc:
Trong thời kỳ chiến tranh do chƣa có điều kiện phát triển kinh tế, nên ở
Phú Thọ về cơ bản vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu không đƣợc
chú ý, với phƣơng thức sản xuất thủ công, manh mún lạc hậu, nghèo nàn.
Công nghiệp thì không hoàn chỉnh chủ yếu là khai thác mỏ, tuy nhiên phƣơng
thức khai thác vẫn còn thủ công sử dụng lao động chân tay chƣa có sự tham
gia của máy móc và công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên, bƣớc vào thời kỳ củng cố xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ
1975 – 1980: Phú Thọ đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, áp dụng
máy móc với phƣơng thức sản xuất hiện đại tính đến năm 1980 bình quân
lƣơng thực đạt 250 – 270 kg/ngƣời/năm. Về công nghiệp có 6 khu công
nghiệp lớn tập trung ở thành phố Việt Trì.
Bƣớc sang những năm 1981 -1986: Nông nghiệp đã có những bƣớc tiến
mới với tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 39,5 vạn tấn, công nghiệp thì hình

thành tam giác vàng: Việt Trì – Lâm Thao – Bãi Bằng tập trung chủ yếu vào
sản xuất các mặt hàng mũi nhọn nhƣ chế biến lƣơng thực thực phẩm: sản xuất
giấy, dệt, suppe...
Nhìn chung, trƣớc thời kỳ đổi mới đất nƣớc kinh tế Phú Thọ đã có những
chuyển biến và đạt những bƣớc phát triển về kinh tế nông nghiệp và công
nghiệp
Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

11

Khóa luận tốt nghiệp

* Xã hội
Với điều kiện tự nhiên và kinh tế nhƣ vậy, cƣ dân Văn Lang cổ đã hình
thành quan hệ xóm làng láng giềng thân thiết, gần gũi mang đậm tính chất của
cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc.
Trong sinh hoạt, những xóm nhà trên đồi tạo thành những làng đồi.
Ngƣời dân vùng Xoan sống chất phác, cần cù, chịu khó. Trƣớc cách mạng
tháng Tám ngƣời dân sống hoàn toàn thuần nông, dựa vào đồi rừng, ruộng
hẹp và đồng bãi với nghề chính là trồng lúa nƣớc. Ngoài lúa họ còn trồng
thêm sắn làm cây lƣơng thực và sắn cũng là cây đặc sản tiêu biểu của Phú
Thọ. Nhìn chung, cuộc sống của ngƣời dân vùng Xoan trƣớc cách mạng tháng
Tám rất bấp bênh phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên.
Địa bàn Xoan với tính chất cổ sơ cũng nhƣ truyền thống văn hóa đã tạo
nên nếp sinh hoạt văn hóa vùng Xoan. Hiện nay các làng Xoan còn bảo lƣu

đƣợc nhiều yếu tố cổ mà đến bất cứ làng Xoan nào cũng có: Làng Hƣơng
Trầm xã Dữu Lâu là nơi Lang Liêu trồng lúa nếp và làm bánh chƣng, bánh
dày dâng vua cha; xã Minh Nông có tục truyền là nơi vua Hùng dạy dân cấy
lúa; Đức Bác có thờ lễ sinh thực khí “cua mo cò gỗ”…Vùng đất này cũng là
đất sinh hoạt của văn hóa cộng đồng gắn với đình đám hội làng.
1.1.2.Truyền thống văn hóa của ngƣời dân Phú thọ
Phú Thọ là quê hƣơng của văn hóa lễ hội, tiêu biểu là lễ hội Hùng
Vƣơng với tính cổ sơ, tính truyền thống, với sự phong phú về trò chơi, trò
diễn. Những dấu tích văn hóa Văn Lang - Hùng Vƣơng cũng đƣợc bảo lƣu
trong các lễ hội vùng Xoan.
Nhƣ chúng ta đƣợc thấy, các làng Xoan nằm trên địa bàn xƣa là thủ đô
nƣớc Văn Lang. Đối chiếu với bản đồ khảo cổ, đây cũng là vùng dày đặc di
chỉ nói lên những bƣớc phát triển văn hóa của ngƣời Việt cổ từ xã hội công xã

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

12

Khóa luận tốt nghiệp

thị tộc nguyên thủy tới nhà nƣớc Văn lang, từ những công cụ lao động thô sơ
với hòn đá cuội cho tới một nền văn hóa đồng thau rực rỡ.
Vây quanh núi Hùng và trên địa bàn các làng Xoan có những di chỉ điển
hình của những giai đoạn phát triển kế tiếp nhau của lịch sử và văn hóa
Lạc Việt.

Di chỉ Sơn vi xã Sơn Vi nằm giáp các làng Xoan quanh Đền Hùng Cao
Mại, Thụy Vân là nơi cƣ trú của bầy ngƣời nguyên thủy sống cách ngày nay
15.000 năm. Công cụ lao động là đá cuội ghè đập, sinh sống bằng hái lƣợm,
săn bắt, chƣa có trồng trọt, chƣa có cung tên.
Di chỉ Phùng Nguyên xã Kinh Kệ nằm cùng xã với làng Xoan Hữu Bổ,
tiêu biểu văn hóa hậu kì đồ đá mới với các rìu đá, vòng đá, đồ gốm chế tác
bằng bàn xoay, nghệ thuật chế tác đá đặc biệt tinh xảo. Cƣ dân tụ cƣ bên
sông, đã trồng lúa bằng cuốc đá, đánh cá bằng lƣới và săn bắt bằng lao đá,
mũi tên bằng xƣơng. Đã chế tác đồ gốm bằng bàn xoay, hoa văn và chất liệu
màu sắc men có giá trị nghệ thuật cao.
Di chỉ Gò Mun xã Tứ Xã giáp danh với các di chỉ trên là tiêu biểu văn
hóa trung kỳ đồng thau, thời kì nhà nƣớc Văn lang của các Vua Hùng với lƣỡi
liềm đồng, rìu đồng, giáo đồng, tƣợng ngƣời bằng đồng. Gò Mun là di chỉ cƣ
trú và mộ táng.
Các di chỉ tiêu biểu cho 3 giai đoạn phát triển lớn từ thấp đến cao này
của dân tộc Việt đều vây quanh núi Hùng và cũng là trung tâm các làng Xoan
về mặt địa lý. Di chỉ khảo cổ và các hiện vật khảo cổ thuộc các nền văn hóa
nói trên còn phát hiện đƣợc ở các xã thuộc vùng Xoan.
Thuộc văn hóa Sơn Vi có các di chỉ ở Cao Mại.
Thanh Đình và Kim Đức hai xã Xoan có di chỉ thuộc văn hóa Gò Mun.
Các di chỉ thuộc văn hóa Phùng nguyên đƣợc thấy ở các làng Xoan: Cao
Mại, Hữu Bổ, Tiên Du, Thanh Đình, Hƣơng Nộn.

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2


13

Khóa luận tốt nghiệp

Đó là di chỉ phát hiện ở các làng có hát Xoan, nhƣng trong vùng đất
Phong Châu và Việt Trì còn tới trên 30 di chỉ khác nữa, nói lên đây là trung
tâm tụ cƣ một thời của ngƣời Việt cổ cũng là cái nôi của văn hóa Văn Lang
thời Hùng Vƣơng.
Bên kia sông Thao, Hƣơng Nộn làng Xoan là một khâu trong chuỗi di
chỉ chạy từ huyện miền núi Thanh Sơn ra sông Thao đều thuộc văn hóa Phùng
nguyên. Di chỉ Dậu Dƣơng (cách Hƣơng Nộn một làng) là một công xƣởng
nguyên thủy chuyên sản xuất rìu đá và di chỉ Hồng Đà giáp Hƣơng Nộn là
một xƣởng thủ công chuyên sản xuất các vòng đá đeo tay.
Làng Xoan Hoàng Thƣợng ở Vĩnh Tƣờng nằm kề các di chỉ Nghĩa Hƣng
và lũng Hòa thuộc văn hóa phùng nguyên.
Địa bàn Xoan là cái nôi văn hóa dân tộc, một kho tàng văn hóa truyền
thống từ thời kì Hùng Vƣơng dựng nƣớc.
Căn cứ vào sự trùng hợp giữa vùng Xoan và vùng khảo cổ, những phát
hiện khảo cổ về nền văn hóa Văn lang, chúng ta có thể đi tới một số nhận
định:
- Vùng Xoan là vùng văn hóa cổ có một truyền thống văn hóa rất lâu đời
hình thành từ thời bình minh của dân tộc.
- Tính chất cổ sơ của địa bàn Xoan cũng nhƣ tính truyền thống của văn
hóa đã tạo nên nếp sinh hoạt và văn hóa vùng Xoan.
- Cũng do thế mà Xoan còn bảo lƣu đƣợc nhiều yếu tố văn hóa cổ.
Vùng đất khảo cổ này cũng là một vùng truyện cổ dân gian về thời Hùng
Vƣơng. Không làng Xoan nào và cũng không một xã thôn nào thuộc vùng
Xoan trên đất cổ Phong Châu, Việt Trì lại không có một vài truyền thuyết
Hùng Vƣơng.
Câu chuyện Hùng Vƣơng chọn đất Phong Châu để đặt đô sau khi đã đi

rất nhiều nơi là một truyền thuyết có ý nghĩa sâu sắc ở buổi đầu dựng nƣớc.

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

14

Khóa luận tốt nghiệp

Làng Hƣơng Trầm xã Dữu Lâu là nơi Lang Liêu trồng lúa nếp và làm bánh
trƣng, bánh dầy dâng vua cha, đƣợc vua cha truyền cho ngôi báu. Dữu Lâu
cũng là vƣờn trầu của Vua Hùng. Xã Minh Nông có tên cổ là Lú sau gọi là
Nú, tục truyền đây là nơi Vua Hùng dạy dân cấy lúa nƣớc, tới trƣa mặt trời
đứng bóng nhà Vua nghỉ tay ngồi dƣới bóng đa cùng ăn cơm đầu bờ với dân.
Một nàng công chúa bé bỏng là Nàng út đã làm bánh gạo nếp mừng tuổi cha
ngày tết, những chiếc “bánh Nàng út” ấy chính là những chiếc bánh ít hay tò
te. Những nàng công chúa khác đã dâng vua cha những bông có hạt vàng sẫm
mà bầy chim bay qua thả trên tóc các nàng, Vua Hùng cho gieo hạt lên đất bãi
và thế là một vụ Kê đầu tiên đã ra đời trên đất nƣớc Văn Lang. Bãi Thậm
Thình thuộc làng quê Xoan Phù Đức là nơi nhân dân Lạc Việt giã gạo cho
nhà vua và cho binh lính, tiếng hàng trăm chiếc chày giã nhịp nhàng vang lên:
“Thậm thình, Thậm thình” và từ đó Thậm thình thành tên đất. Kho thóc của
Vua Hùng đƣợc dặt ở nơi sau sẽ là làng Xoan Nông Trang.
Về thăm Đền Hùng mộ Tổ, đứng nơi đền Thƣợng nhìn ra bốn hƣớng tám
phƣơng, chúng ta bồi hồi nghe ngƣời già kể “những truyện đời xƣa”. Đẹp biết
bao những truyện dân gian về thời Hùng Vƣơng dựng nƣớc: Bình minh dân

tộc trong trẻo hiện lên thơm hƣơng lúa, trầu, thơm mùi cơm mới, bánh mới,
rộn ràng tiếng trống hội xuân hội mùa. Những câu truyện ấy nhân dân đã kể
mãi qua bao thế hệ. Những câu truyện đã gắn với phong tục tập quán, tên
làng, tên đất địa phƣơng.
Đất của những truyền thuyết Hùng Vƣơng cũng là đất của những sinh
hoạt văn hóa Cộng đồng gắn với đình đám hội làng.
Nói tới đình đám là nói tới “văn hóa lễ hội” trong đó bộ phận quan trọng
là nghệ thuật diễn xƣớng với các trò chơi, trò diễn, với ca hát và nhảy múa
dân gian. Các hèm tục trong tín ngƣỡng thần linh cũng nhƣ các nghi thức của
tế lễ trong những ngày làng vào đám đều là bộ phận của văn hóa lễ hội.

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

15

Khóa luận tốt nghiệp

Với các xã hát Xoan chúng ta đƣợc thấy bên các trò vui hội đám phổ
biến nhƣ đu, vật, cờ ngƣời, chọi gà v. v. ở mỗi xã lại có những trò độc đáo của
địa phƣơng. Cũng là kéo co nhƣng ở Phù Đức là Cƣớp Kè, Kè là một đoạn tre
dài khoảng một mét, các giáp chia ra hai phe mỗi phe kéo một đầu. Phù Ninh
kéo co theo cách riêng, các bô lão và chức sắc kéo mở đầu rồi trai gái tự do
kéo ở mỗi hàng nam nữ đứng xen kẽ. Làng Nha Môn có trò bắt chạch trong
chum, trai gái ôm nhau đƣa tay vào chum bắt chạch, một hình thức cầu đỉnh.
Đức Bác có thờ lễ sinh thực khí “cua mò cò gỗ” gọi là lễ mật và Cẩm Đội

cũng có lễ mật nhƣ vậy để thờ lễ “nõ nƣờng” ở một cái miếu có tên là miếu
Dâm. Đức Bác bơi trải thi, bơi sang Dữu Lâu lấy bốn bó mạ đem về, các tay
chèo đều bỏ tóc xõa, lại bơi sang Phƣợng Lâu lấy giỏ thóc và nồi đất, đây là
hình thức lễ cầu mùa thời cổ và cả ba xã đều là hát Xoan. Tử Du có đánh
phết, Phù Ninh có chọi trâu. Bánh làm lễ ở Cẩm Đội hình ống to nhƣ chiếc
phích nƣớc 2 lít rƣỡi và dài tới một mét rƣỡi, bánh đƣợc nấu nồi 40 phân, lấy
dây chão buộc cho bánh đứng. Hầu hết các xã có hát Xoan đều có tục tắt đèn
vào cuối buổi lễ, trai gái tự do đùa nhau trong lòng đình.
Nhìn chung lễ hội vùng Xoan đƣợc thấy nhiều trò diễn thờ lễ sinh thực
khí, lễ rƣớc lúa và trình nghề, lễ cầu đinh và các trò diễn thần tích chủ yếu
là về Tản Viên sơn thánh, trong đó mang nhiều dấu tích những phong tục
cổ xƣa.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ LÀN ĐIỆU HÁT XOAN Ở TỈNH PHÚ THỌ
1.2.1. Nội dung hát Xoan
Nội dung hát Xoan đƣợc biểu diễn ở ngôn ngữ văn học có nghĩa là ở các
bài bản Xoan kể cả các bài bản đƣợc ghi lại bằng văn Nôm cho tới những bài
bản chỉ đƣợc truyền miệng lại. Văn học Xoan thể hiện rõ nét nhất, cụ thể nhất
những nội dung của Xoan.

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

16

Khóa luận tốt nghiệp


Xoan có phần âm nhạc. Đây là một quan trọng vì ngôn ngữ âm thanh của
Xoan là tổ chức thành những ca khúc hoàn chỉnh, riêng biệt, nhiều màu vẻ để
diễn tả nhiều nội dung khác nhau. Nhƣng nhƣ L, Tônxtôi đã nói: “Âm nhạc là
khúc hát câm của tâm hồn” [19, tr.25] âm nhạc quả không cho những ngƣời
không có đƣợc những tri thức chuyên sâu về âm nhạc biểu hiện đƣợc nội
dung cụ thể của tác phẩm nhƣ ngôn ngữ văn học. Nhà nghiên cứu âm nhạc
Kônđơ - ratốp (Liên Xô cũ) có nói: “Âm nhạc không gồm có những câu chứa
đựng một ý nghĩa xác định mà tất cả mọi ngƣời đều phát biểu nhƣ nhau….ý
nghĩa của âm nhạc nằm trong tác dụng gợi cảm, gây cảm xúc đối với con
ngƣời chứ không phải trong sự nhận nghĩa các âm thanh thành những từ ngữ
tƣơng ứng” [19, tr 43]. Thật vậy, chức sắc, dân làng dự cuộc hát Xoan nơi
lòng đình hiểu nội dung chúc tụng khấn nguyện hay giao duyên, trữ tình
không ở giai điệu, tiết tấu, âm sắc, âm giai, điệu thức của nhạc Xoan mà là ở
các lời hát, các câu hát tức là ở văn học hát Xoan vậy.
Nghiên cứu nội dung Xoan, chúng ta không thể bỏ qua đặc điểm loại
hình: Xoan là tiếng hát cửa đình, thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, chỉ
hát ở chốn đình chung trong dịp làng vào đám mở hội tế thần.
Xoan là tiếng hát đình đám, tiếng hát vào đám của làng chạ:
…Rày tôi mừng chạ
Vào đám phải thời
Trống này be bé mà vẽ rồng vàng
Hai tay tôi nâng cả đám làng...
(Giáo trống) [10, tr.75]
Dân ta mở tiệc thờ thần
Đại vƣơng phù hộ ninh dân đời đời…
(Đúm) [10, tr.32]

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử



Trường ĐHSP Hà Nội 2

17

Khóa luận tốt nghiệp

Làng vào đám với mục đích “mở tiệc thờ thần”, với yêu cầu “đại vƣơng
phù hộ ninh dân đời đời”. Hát Xoan là lễ ca nhằm dâng lên thần linh những
lời thành kính, đón rƣớc thần linh về hƣởng tế và phù hộ cho làng. Xoan là
tiếng hát cầu chúc, khấn nguyện:
…Hộp trầu, vò nƣớc, nén nhang
Của tôi thành kính dâng vua ngự trên linh sàng
Đọc ca thần chúc tôi kêu thử
Bách bái vạn thần tất hƣởng…
(Nhập tịch) [11, tr.45]
Kén đƣợc tháng tốt ngày lành
Rƣớc vua về đình chịu tiệc đêm nay.
…Trầu nhang đã sẵn dâng lên vua đại vƣơng
Tôi dám dâng lên vua đại vƣơng
Về thời vâng chạ vâng làng tốt lúa bánh bình an.
(Nhiều bài) [10, tr.52]
Xoan là tiếng hát làng chạ dâng thần linh cầu chúc, khấn nguyện thần
linh ban phúc cho làng chạ.
Là tiếng hát từ đình đám và từ làng chạ mà ra, Xoan sẽ mang khá đầy đủ
những yếu tố cơ bản về ý thức hệ, đời sống tình cảm cũng nhƣ phản ánh hiện
thực của xã thôn Việt Nam thời trƣớc.
Làng chạ là đơn vị hành chính và kinh tế cơ sở của xã hội cũ.
Những khái niệm đám làng, hội làng, làng vào đám, dân ta mở tiệc…

trong Xoan nêu lên đặc điểm văn hóa truyền thống của xã hội Việt nam thời
phong kiến. Không chỉ ngƣời nông dân, những ngƣời sinh sống ở làng (thợ
cối, hàng xay hàng xáo, thợ mộc, thợ nề…) mới tha thiết với làng mà ngƣời
nào đó dù đã chuyển cƣ, đi buôn bán xa, làm quan tại triều, dạy học nơi …vẫn
không sao bỏ đƣợc làng, quên đƣợc làng. “Làng này, có đâu qua làng này” và

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

18

Khóa luận tốt nghiệp

rồi những “làng đây, bản xã, chạ ta, chạ này”. v.v. Với những trạng từ chỉ nơi
chốn để nhấn mạnh: “này, đây” trong Xoan vừa là yêu cầu chúc tụng đối với
làng sở tại mà Xoan đến hát vừa phản ánh đặc điểm tâm lý truyền thống của
ngƣời dân sản xuất nông nghiệp, tiểu sản xuất trƣớc cách mạng, tâm lý bám
gốc với lũy tre làng, “sống ở làng, sang ở nƣớc”. Từ những quan niệm sống
chật hẹp đó, ngƣời dân công xã nông thôn cất lời hát chúc trong đám làng
mong thần linh ban cho làng chạ những điều tốt đẹp:
…Đất này tốt làng này an
Chắc chắn cao bằng non thái san…
(Đối rẫy) [20, tr.75]
…Kho tàng chất để năm qua
Lạy trời lạy bụt để làng ta sang giàu…
(Tứ dân) [20, tr.75]

Trong dân gian, khái niệm “làng” thƣờng đi với khái niệm “nƣớc” vẫn
đƣợc dùng nhƣ một danh từ, một khái niệm thống nhất. “Làng nƣớc” cũng là
một khái niệm thƣờng gặp trong hát Xoan:
…Kính chiềng làng nƣớc
Thƣợng hạ đông tây
Lẳng lặng than này
Mà nghe tôi giáo…
(Nhàn ngâm) [11, tr.55]
Là tiếng hát của đình đám hội làng, Xoan cũng đã chu đáo có lời chúc
mừng những nhân vật của đình đám:
Ẩm phƣớc trƣờng sinh
Chúc cho ông mệnh bái lắm con nhiều cháu
Hiển vinh sang giàu
(Chúc dâng rƣợu) [10, tr.72]

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

19

Khóa luận tốt nghiệp

…Đệ ngũ pháo mừng đăng cai
Cầu phúc là phúc giáp lai
Thịnh nhân thịnh vật thịnh tài…
(Giáo pháo) [10, tr.54]

Xã hội của Xoan là xã hội phong kiến nông nghiệp. Đó là một xã hội
đƣợc tổ chức trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phân tán, kinh
tế tiểu nông và là một xã hội đƣợc tổ chức trên cơ sở ý thức hệ phong kiến.
Xoan mang trong nó cả hai yếu tố: Phong kiến và nông nghiệp, chất của Xoan
là chất phong kiến và chất nông dân.
Trong một xã hội phong kiến, tất nhiên ý thức hệ phong kiến là ý thức hệ
thống trị.
Xã hội Việt Nam thời hát Xoan là xã hội tổ chức theo trật tự phong kiến,
chi phối bởi lễ giáo phong kiến, thống trị bởi nhân sinh quan phong kiến. Cho
nên hát Xoan mang những dấu ấn khá đậm của nhân sinh quan, lễ giáo phong
kiến, biểu lộ rõ nét trật tự, kỉ cƣơng phong kiến.
Xoan chúc tụng:
Một mừng hai mừng vua vạn tuế
Thánh hoàng thánh đế phúc thọ vô cƣơng...[10,tr.32]
Không chỉ chúc tụng đấng thiên tử trị vì, Xoan còn chúc cả gia đình nhà
vua (hoàng gia, hoàng tộc):
Một mừng vua vạn tuế
Hai mừng hoàng đế thánh thọ vô cƣơng
Ba mừng sinh hoàng tử vƣơng
Tử vƣơng, công chúa tuổi đƣợc trƣờng sinh
Bốn mừng hoàng hậu đế kinh (v.v).
(Nhiều bài) [10, tr.52]
Xoan ca ngợi, ƣớc mong một triều đại thái bình thịnh trị:

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2


20

Khóa luận tốt nghiệp

Đầu thời đội đức thánh minh quốc trào
Năm nay phong thuận vũ hòa
An cƣ lạc nghiệp đăm chiêu thuận hòa
Sáu mừng xƣớng thái bình ca…
(Xoan thời) [10, tr.78]
“Lễ giáo phong kiến đề cao quân quyền đã đặt vua lên ngôi chúa tể thiên
hạ, vua là “thiên tử” con trời cho nên vua cũng ở trên cả các thần. Chúng ta
biết rằng đối với các thần, vua phong sắc cho, xếp đặt thứ bậc và có thể thăng
giáng hay bãi nhƣ với các chức quan ở triều đình” [18, tr.121]. Trật tự phong
kiến với vị trí tối cao của ngôi vua đƣợc thể hiện cụ thể trong lời chúc của
Xoan, chúc vua trƣớc hết rồi chúc chúa, thứ ba mới đến thần linh đại vƣơng:
…Đệ nhất pháo mừng tuổi vua
Chăm chắm là ngựa Hung nô
Bát man triều cống, tứ di phục độ
Đệ nhị pháo mừng tuổi chúa
Mặt rang lồ lộ bày Nghiêu
Đệ tam pháo mừng đại vƣơng
Ngƣời về tọa ngự linh sàng…
(Giáo phái) [10, tr.54]
Sự xếp đặt một ngôi thứ trên không phải ngẫu nhiên. Ngôi thứ giữa vua
và thần còn đƣợc thấy ở những bài hát khác nhƣ Giáo trống:
Trống này be bé mà vẽ rang vàng
Hai tay tôi nâng cả đám làng
Trống tôi vỗ bên vông thờ vua thờ chúa
Trống tôi vỗ bên tằm thờ đức đại vƣơng… [10, tr.75]


Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

21

Khóa luận tốt nghiệp

Xoan cũng phần nào nêu lên tƣ tƣởng chính trị của Nho gia và chúng ta
có thể nhận biết quan điểm chính trị Khổng Mạnh ấy thâu tóm qua mấy câu
ngắn gọn của bài Thơ nhang cũng nhƣ Giáo pháo:
Ngũ đế tam vƣơng
Xƣớng thái bình ca
Bảy cung tám bực
Nhạc vũ tiêu thiều
Sự ơn lễ nhạc…
Mặt rang lồ lộ bày nghiêu
Văn võ thuấn nghiêu vào trầu…[10, tr.35]
Các vƣơng triều cổ đại Nghiêu Thuấn cũng nhƣ ngũ đế tam vƣơng vốn
vẫn là cái “minh giám” chính trị lý tƣởng của các triều đại phong kiến. Thơ
văn cung đình, ca hát cung đình, những chiếu biểu, sơ tấu, những bài chúc
tùng chốn triều đình, ca ngợi triều đại đƣơng thời. Còn nhƣ lễ nhạc thì chính
là một ý niệm có tính cƣơng lĩnh trong cái đạo bình trị của Khổng Tử, coi nhƣ
khuôn phép trị quốc an dân của đấng vƣơng giả và của kẻ sĩ. Các nhà nho gọi
chính trị theo lễ nhạc là vƣơng đạo, lấy nghĩa nhân làm gốc, khoan dung làm
nền trái với bá đạo dùng chinh phạt, thủ đoạn xâm lƣợc bành trƣớng để lấy

thiên hạ và dùng uy vũ, hình phạt để giữ thiên hạ.
Chúng ta biết rằng Khổng Tử thƣờng nói: “Không phải lễ không trông,
không phải lễ không nghe, không phải lễ không nói, không phải lễ không
làm”. Nhƣ vậy là lễ chi phối mọi hành động của kẻ sĩ, không thể hành động
vƣợt qua lễ. Lễ có ý nghĩa giáo hóa và chính trị rất lớn.
“Nếu Khổng Tử đã coi lễ là trọng đối với việc trị nƣớc thì Khổng Tử
cũng nói: “Đạo thanh âm thông với chính trị”. Coi nhạc là đạo, gắn nhạc với
chính trị là một phát hiện, là một cống hiến lí luận quan trọng của Khổng Tử.
Với KhổngTtử, nhạc không xa lễ: “Lễ để tiết chế lòng dân, nhạc để hòa thanh

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

22

Khóa luận tốt nghiệp

âm của dân, chính trị để định việc làm, hình pháp để ngăn cấm điều bậy. Lễ,
nhạc, hình, chính, bốn việc ấy đạt cả, không trái điều nào thì vƣơng đạo đủ
vậy” [20, tr 42].
Cho nên Xoan hát: “Nhạc vũ tiêu thiều”, “Xƣớng thái bình ca” đó là
phản ánh một quan niệm chính thống của ý thức hệ phong kiến chia dân ra
làm bốn tầng lớp: sĩ, nông, công, thƣơng gọi là “tứ dân chi nghiệp”. Cả bốn
thành phần trên đều là thành phần cấu thành xã thôn Việt Nam thời phong
kiến. Hát Xoan chúc mừng và khấn nguyện thần thánh ban phúc cho “tứ dân”.
Mừng làng đón đám

Sĩ đăng khoa cho làng
Ơn đại vƣơng về vâng bản xã
Tán cả ngựa kiêu… [19, tr.102]
Chúng ta thấy trật tự tứ dân đƣợc tuân thủ chặt chẽ, trong tứ dân, trong
xếp đặt giai tầng xã hội đó, sĩ đứng đầu.
Xã hội phong kiến rất đề cao kẻ sĩ. Xoan phản ánh nhân sinh quan phong
kiến và đã là phát ngôn nhân của nhân sinh quan qua đó:
Tứ dân nhƣờng sĩ ở đầu
(Tứ dân) [20, tr.35]
Thứ nhất mừng sĩ ở đầu
(Thu trời) [20, tr.35]
Đề cao kẻ sĩ cũng là đề cao khoa bảng công danh theo quan niệm phong
kiến.
Dân ta mở tiệc hơn trăm
Khóa ba khóa bốn khóa năm ông nghè
Dân đây thi đỗ các phe
Đỗ bốn ông nghè rƣớc về đình đây
(Đóng đám) [8, tr.85]

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

23

Khóa luận tốt nghiệp


Xoan nhắc tới cảnh tƣợng đẹp đẽ võng lọng về làng là ƣớc mơ tối cao
của kẻ sĩ:
Tiến sĩ, tú tài cập đệ đăng khoa
Vinh quy bái tổ về làng
(Đối rẫy) [20,tr.75]
… Trai dân đây thi đỗ làm quan
Võng làng đi trƣớc, võng nàng theo sau.
(Đúm) [10,tr.32]
Thi đỗ, ra làm quan, tiến thân theo hoạn lộ, đó là lý tƣởng của kẻ sĩ:
Con làm quan chầu vua
Áo mặc cài cổ, mũ đồng cân, đai vàng
Làm quan một ngày một sang
Thẻ bạc bài vàng nhất phẩm tam công
(Hò chèo) [16, tr.101]
Lý tƣởng của kẻ sĩ và trong thực tế cũng là lý tƣởng của xã hội phong
kiến, đã chi phối mạnh mẽ nội dung hát Xoan. Hát Xoan tràn ngập những
quận công, hầu tƣớc, ông trạng, ông nghè, thể hiện rất rõ sự thống trị của quan
niệm “tứ dân nhƣờng sĩ ở đầu” cũng nhƣ cái mơ ƣớc “sắc vàng thƣợng đẳng
vua ban rƣớc về”.
Ngƣời phụ nữ thời xƣa cũng đƣợc lý tƣởng Nho giáo xây dựng cho một
quan niệm phong kiến về hạnh phúc:
Dù dù, ngựa ngựa, xe xe
Ông cƣỡi ngựa tím, bà che dù diềm
Ông ngồi tòa đỏ chiếu đen
Bà tựa án tiền mặc áo đỉnh đang
(Bợm gái) [11, tr.32]

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử



Trường ĐHSP Hà Nội 2

24

Khóa luận tốt nghiệp

Quan niệm ấy, ƣớc mơ ấy nó chi phối và thống trị cả một xã hội và là cơ
sở tâm lý của đạo đức phong kiến:
Khuyên anh cú chớ học cho hay
Cơm ba bữa đã có cha cầy mẹ cấy
Áo bốn mựa sẵn có bác mẹ may
Cờ bạc cò quay xin anh lánh mặt
Bút nghiên đèn sách xin anh chớ dời tay
…Ƣớc gì thiếp lấy đƣợc chƣờng
Để thiếp sắm sửa cho chƣờng đi chơi
Nhà trƣờng công việc bời bời
Thiếp làm mặc thiếp chƣờng chơi mặc chƣờng
(Đúm) [10, tr.32]
Vì cái mộng “Võng anh đi trƣớc”, ngƣời phụ nữ thời xƣa tự nguyện sống
bất bình đẳng trong gia đình, nhận lấy mọi khó nhọc vất vả để “chƣờng chơi
mặc chƣờng”, phần nào hát Xoan đó nêu lên điển hình học cũ “dài lƣng tốn
vải”, sống bám vào lao động của gia đình và cũng nêu lên quan điểm Nho
giáo về thân phận ngƣời phụ nữ.
Mặc dù ý thức hệ phong kiến thống trị xã hội đã in dấu ấn đậm rõ trong
Xoan, Hát Xoan vẫn là tiếng hát trong sáng, tiếng hát của lao động, của đời
sống xã thôn bình dị cần cù.
Nông làng đây đầy đồng lúa tốt
Bao nhiêu bách cốc là bao nhiêu tiền

Trên cấy nếp thơm tích để làm lƣơng
Đều đƣợc đội ơn vua đại vƣơng
(Đối rẫy) [20, tr.75]
Hát Xoan cũng là những câu hát trữ tình giao duyên của những đôi trai
gái, những lời than thở chờ mong ngóng đợi của những ngƣời dân quê những

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


Trường ĐHSP Hà Nội 2

25

Khóa luận tốt nghiệp

ngƣời lao động trên đồng ruộng. Nét đặc sắc trong giao duyên ở đây là tình
cảm chân thực trong trẻo mộc mạc, một tinh thần lạc quan yêu đời:
Đôi ta đánh cá bóng đèn
Cá thời chẳng đƣợc làm quen với đào
Đôi ta đánh cá bóng sồi
Cá thời chẳng đƣợc ta ngồi cùng nhau…
(Mó cá) [10, tr.89]
Xét đến cùng thì toàn bộ nội dung Xoan không gì khác hơn là ƣớc mơ và
hiện thực. Tế lễ khấn nguyện có nghĩa là trình bày nguyện vọng, ƣớc mong
với thần linh, thành hoàng, mong đƣợc thần thánh phù hộ để có khả năng thực
hiện cho nên nói chung mọi khấn nguyện đều mang tính lãng mạn trữ tình.
Ƣớc mơ dù là phong phú đến đâu cũng vẫn dựa trên cơ sở là một hiện thực xã
hội cụ thể và một nền kinh tế nhất định. Nội dung hiện thực của Xoan đã đƣợc

thể hiện với nét bút trữ tình lại có những cơ sở hiện thực, những yếu tố hiện
thực sâu đậm ở ngay cả những lời hát khấn nguyện của Xoan: lúa tốt mạ non,
tằm tơ thịnh vƣợng trâu bò đầy đàn…
1.2.2. Cách thức hát Xoan
Xoan không chỉ là ca hát mà còn là thơ là nhạc là múa. Xoan là hình
thức diễn xƣớng dân ca tổng hợp và trong hình thức nghệ thuật đa yếu tố.
Hát Xoan có nhiều giọng và cách.
Về nghĩa rộng, giọng chỉ là một loại hình dân ca nào đó nhƣ giọng hò,
giọng lý, giọng nhà tơ…Với nghĩa hẹp, giọng lại chỉ một làn điệu của mỗi
loại hình dân ca, nhƣ giọng Hừ là hay giọng Giã bạn của Quan họ, giọng phú,
giọng lý của Hát nhà tơ, giọng Ví đãi trầu, giọng Sổng của Ghẹo Phú Thọ.
Theo nghĩa hẹp thì giọng còn là “Xoang điệu”, nghĩa cũng nhƣ làn điệu.
Cách còn gọi là quả cách, là một bài bản, một ca khúc. Trong bài hát
Nhàn ngâm của Xoan có câu:

Nguyễn Thị Thu

K34A - CN Sử


×