Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Chính sách cấm đạo của mạc phủ tokugawa (nhật bản) nửa đầu thế kỷ XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 76 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm tách biệt khỏi lục địa, Nhật Bản là quốc đảo hình vòng cung hẹp, nằm ở
bờ phía Đông lục địa châu Á. Chính vì vậy, người Nhật còn tự hào gọi đất nước
mình là đất nước mặt trời mọc. Đất nước Nhật Bản với diện tích gần 377.947 km2,
bao gồm các đảo lớn là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu cùng với nhóm đảo
Ryukyu (Okinawa) và nhiều hòn đảo nhỏ khác.
Con người từ hàng ngàn năm nay đã sinh sống ở Nhật Bản, trong quá trình
lao động và sản xuất, họ đã tạo dựng riêng cho mình một nền văn hóa đa màu sắc,
nét truyền thống đan xen hiện đại. Không những vậy, nơi đây còn có những lễ hội
diễn ra xuyên suốt trong năm. Là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa.
Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, nó phát
triển mạnh mẽ qua thời gian. Cùng với những biến đổi của lịch sử, sự khắc nghiệt
của tự nhiên đã hun đúc nên tính cách Nhật Bản kiên cường, mạnh mẽ nhưng cũng
rất đỗi giản dị và thơ mộng. Nó dẫn dắt những bước đi lịch sử vững vàng, mạnh dạn
và khôn ngoan hơn. Tính chất “đảo” cùng sự vận động của lịch sử, sự năng động tự
thân của nền văn hóa đã tạo nên một quá trình tiếp xúc và tiếp nhận những giá trị
văn minh từ bên ngoài như Trung Quốc, Triều Tiên, Đông Nam Á…
Sau các cuộc phát kiến địa lý ở thế kỉ XV - XVII với sức mạnh kinh tế cùng
sự phát triển của kĩ thuật hàng hải các nước châu Âu đã nhanh chóng tìm đến các
“vùng đất mới” để xâm chiếm thuộc địa và buôn bán. Điều này đã tạo cơ hội cho
đạo Thiên Chúa phát triển ra bên ngoài châu Âu. Nằm trong khu vực Viễn Đông,
Nhật Bản có vị trí địa lý thuận lợi cho nên từ sớm tàu buôn của các nước châu Âu
đã tìm đến nơi đây. Bên cạnh việc tạo quan hệ và mở rộng buôn bán, họ còn tích
cực ủng hộ công việc truyền giáo vì đây là cơ sở của họ xâm nhập, gây ảnh hưởng
vào đất nước này.
Năm 1549, giáo sĩ người châu Âu đầu tiên đến Nhật Bản, từ đó nhiều dòng


truyền giáo nhanh chóng đến đây. Các hội dòng truyền giáo đã tạo nên một giai
đoạn phát triển mạnh mẽ của đạo Thiên Chúa tại đất nước thần linh “kami”. Từ đây

§oµn M¹nh Quúnh

1

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

bước vào một giai đoạn mới của đời sống tôn giáo Nhật Bản, sự hình thành và phát
triển của giáo hội Thiên Chúa giáo Nhật Bản.
Quá trình truyền bá của đạo Thiên Chúa tại Nhật Bản là một quá trình lâu
dài, đầy thử thách và khó khăn. Những giáo sĩ đầu tiên đến đây trải qua những khó
khăn bước đầu đã hội nhập thành công vào đời sống xã hội, chính họ đã đưa đức tin
Phúc âm tới mọi tầng lớp của xã hội từ những tầng lớp của xã hội cho đến những
đại danh (daimyo) đầy quyền lực. Những người này sau khi được gia nhập giáo hội
đã “sốt sắng” mong muốn nước Chúa mở rộng. Bước vào thế kỉ XVII, một môi
trường chính trị đã hoàn toàn thay đổi, nếu như trước đây những lãnh chúa địa
phương là những người rất quyền lực luôn gây chiến tranh với nhau thì giờ đây trên
toàn đất nước Nhật Bản chỉ có một lãnh chúa mạnh nhất đủ sức trấn áp mọi cuộc
phản kháng, hay gây chiến làm mất sự cân bằng của quốc gia.
Đứng trước những thách thức của thời đại cùng những mối lo cho sự ổn định
của đất nước, Mạc phủ Tokugawa đã thi hành nhiều chính sách nhằm vực đậy đất
nước sau hàng thập kỉ nội chiến. Sự phát triển nhanh của đạo Thiên Chúa đã tác
động sâu sắc đến đời sống xã hội Nhật Bản, gây nên những mối lo cho sự suy thoái

những giá trị đạo đức truyền thống của Thần đạo, Phật giáo, Nho giáo… Hơn nữa,
chính các nước châu Âu cùng sự bành trướng của họ ở khu vực cũng làm tăng ý
thức cảnh giác của giới cầm quyền đất nước về chủ quyền dân tộc, địa vị thống trị
của các tướng quân Edo…
Chính những lý do trên đã thúc đẩy những nhà cai trị đất nước, đặc biệt là
Mạc phủ Tokugawa, thi hành chính sách cấm đạo rất khốc liệt nhằm tiêu diệt ảnh
hưởng của đạo Thiên Chúa ra khỏi “đất nước của thần linh”. Mọi biện pháp tra tấn,
ép buộc các giáo sĩ, giáo dân phải bỏ đạo được đưa ra nhưng không thể làm suy
giảm đức tin của họ. Giáo hội Thiên Chúa giáo Nhật Bản sau nửa thế kỉ phát triển
nhanh chóng giờ đây có nguy cơ lụi tàn.
Những chính sách cấm đạo của các cấp chính quyền Nhật Bản đã tạo nên
những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống đất nước, cũng góp phần đưa đến chính sách
tỏa quốc hơn 200 năm của Nhật Bản. Khôi phục lại những giá trị truyền thống của
đất nước sau một thời gian dài nội chiến tàn phá. Từ lâu đất nước Nhật Bản và đời

§oµn M¹nh Quúnh

2

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

sống tôn giáo (nhất là đạo Thiên Chúa) được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng
vẫn còn nhiều khoảng trống chưa được làm sáng tỏ. Việc nghiên cứu về đạo Thiên
Chúa ở Nhật Bản có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, không những là sáng tỏ về
sự phát triển của giáo hội Thiên Chúa ở đất nước “mặt trời mọc” trong một thời kì

lịch sử, những dấu ấn mà nó để lại. Mà còn hiểu thêm về đất nước, con người và
những giá trị văn hóa xứ sở hoa anh đào.
Với những nhận định trên đã giúp tôi quyết định đi sâu tìm hiểu quá trình
truyền bá, phát triển và suy tàn của giáo hội Thiên Chúa giáo Nhật Bản và mạnh
dạn lựa chọn đề tài “Chính sách cấm đạo của Mạc phủ Tokugawa (Nhật Bản) nửa
đầu thế kỉ XVII” làm khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành lịch sử thế giới.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu tôn giáo ở Nhật Bản thế kỉ XVI - XVII từ lâu đã được sự quan
tâm của giới nghiên cứu. Trong khi việc nghiên cứu của nước ta còn khá khiêm tốn
thì các nghiên cứu chuyên sâu của các học giả nước ngoài đạt được nhiều thành tựu,
nó đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành đề tài mà người viết lựa chọn thực
hiện. Tuy nhiên, vấn đề tôn giáo Nhật Bản là một lĩnh vực rộng lớn, khi nghiên cứu
vấn đề này có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội Nhật Bản và khu
vực Đông Á, công việc sưu tầm và tìm hiểu tài liệu liên quan đến tôn giáo Nhật Bản
thế kỉ XVI - XVII đặt ra không ít khó khăn.
Cho đến nay giới nghiên cứu mới chỉ phần nào khai thác được một số tài liệu
liên quan đến Thiên Chúa giáo ở Nhật Bản từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Công
tác thu thập tài liệu đòi hỏi phải có sự hợp tác liên ngành như ngôn ngữ học, khảo
cổ học, lưu trữ, mỹ thuật… Điển hình như các tài liệu lưu trữ trong các kho của giáo
hội Thiên Chúa giáo và một số lượng di chỉ đã được phát hiện ở Nhật.
Khi nghiên cứu về đạo Thiên Chúa ở Nhật Bản chúng ta có thể kể ra một số
công trình tiêu biểu sau đây:
Cuốn “Lịch sử Giáo hội Công giáo Nhật Bản” (1973) của Joseph Jennes là
một tác phẩm trình bày rất cơ bản quá trình phát triển của đạo Thiên Chúa ở Nhật
Bản từ khi du nhập cho tới khi thực hiện chính sách tỏa quốc. Nó vẽ ra một bức

§oµn M¹nh Quúnh

3


K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

tranh đầy về của giáo hội Nhật Bản mang nhiều màu sắc, sắc thái khác nhau. Qua
từng thời kì sự phát triển của đạo Thiên Chúa có những dấu ấn riêng. Cuốn sách rất
hữu ích đưa đến cho người viết những cái nhìn đa chiều về đời sống của đạo Thiên
Chúa và lịch sử truyền bá của nó ở đất nước “mặt trời mọc”. Mặc dù vậy, cuốn sách
cũng có những hạn chế nhất định khi tác giả có cái nhìn thiên kiến, đề cao vai trò
của tôn giáo.
Tiếp đến, tác giả Joseph M. Kitakawa viết cuốn “Nghiên cứu Tôn giáo Nhật
Bản” được NXB Khoa học Xã hội ấn hành năm 2002. Cuốn sách gợi ý những cách
nhìn mới, sự tiếp cận đa chiều đời sống tôn giáo Nhật Bản từ Thần đạo - Shinto
giáo, Phật giáo… cũng như các tín ngưỡng truyền thống.
Khi thực hiện khóa luận, việc nắm bắt được những vấn đề thông sử Nhật Bản
là rất quan trọng. Có rất nhiều tác phẩm đề cập và viết về lịch sử Nhật Bản. Đầu
tiên, chúng ta cần kể tới bộ “Lịch sử Nhật Bản” (3 tập) của G.Sansom, nó cung cấp
những cứ liệu cần thiết về bối cảnh nước Nhật giai đoạn từ cuối thế kỉ XVI đến giữa
thế kỉ XVII. Đây là giai đoạn biến động nhất của lịch sử Nhật Bản, nó diễn ra quá
trình thống nhất đất nước và sự thiết lập bá quyền của dòng họ Tokugawa. Tiếp
theo, chúng ta còn có thể nhắc tới các cuốn “Lịch sử Nhật Bản” của các tác giả Việt
Nam chủ biên như GS Phan Ngọc Liên, PGS Nguyễn Quốc Hùng…
Để tạo thêm những cái nhìn so sánh đối chiếu trong chính sách cấm đạo của
Nhật Bản, người viết có những liên hệ tới chính sách cấm đạo của một số nước
trong khu vực Viễn Đông, nhất là Việt Nam thời kì nhà Nguyễn (1802 - 1858). Thời
kì này ở Việt Nam, các vua nhà Nguyễn cũng ra đưa những chính sách cấm đạo khá

gay gắt, nó được trình bày một cách chi tiết và có hệ thống trong cuốn “Góp phần
tìm hiểu một số vấn đề Lịch sử cận đại Việt Nam” của PGS Nguyễn Văn Kiệm.
Liên quan mật thiết tới vấn đề trên, thật là thiếu sót nếu như bỏ qua bộ sách
“Đại Nam thực lục. Chính biên” của Quốc sử quán triều Nguyễn, đây là một bộ
sách lớn cho nên người viết chỉ đề cập tới một số tập như tập XI, tập XVII, tập XXI,
tập XXVI đây là những tập có ghi chép lại một số chính sách cũng như thái độ các
vua Nguyễn với đạo Thiên Chúa.

§oµn M¹nh Quúnh

4

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

Nếu như chỉ tìm hiểu riêng về vấn đề Thiên Chúa giáo thì bức tranh văn hóa,
tôn giáo ở Nhật Bản có thể chưa đầy đủ, chưa lột tả hết mọi mặt đời sống văn hóa
phong phú ở Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XVII. Thông qua tác phẩm “Lịch sử văn hóa
Nhật Bản” (2 tập) của G.Samsom và “Văn hóa Nhật Bản những chặng đường phát
triển” của TS Hồ Hoàng Hoa (cb) những đặc trưng và thành tựu văn hóa mà người
Nhật tạo dựng được tái hiện chân thực và rõ nét.
Trong những tác giả nghiên cứu về Nhật Bản còn phải kể đến tên tuổi của
PGS.TS Nguyễn Văn Kim với nhiều chuyên luận, đầu sách có giá trị nghiên cứu về
Nhật Bản, tiêu biểu là chuyên luận “Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ
Tokugawa: Nguyên nhân và hệ quả”, (2000; NXB Thế giới) công trình đã cung cấp
thêm những lý do tác động tới việc cấm đạo của Mạc phủ Tokugawa.

Ngoài ra, tên tuổi và những nghiên cứu của các tác giả khác như Đỗ Bang,
Đỗ Quang Chính… đã phần nào cung cấp những tư liệu bổ ích liên quan đến khóa
luận của người viết.
Bên cạnh các sách chuyên luận thì tạp chí cũng là một nguồn tài liệu rất đa
dạng, phong phú. Đi sâu vào nghiên cứu vấn đề đạo Thiên Chúa, trên các tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo, Văn hóa Nghệ thuật, Nhật Bản và Đông Bắc Á… có nhiều
bài như:
Bài “Tôn giáo Nhật Bản” trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 1 năm 1999
của tác giả Phan Tường Vân cho chúng ta một cái nhìn khái quát nhất về đời sống
tôn giáo của Nhật Bản, sự hình thành và phát triển của nhiều tôn giáo tín ngưỡng
như Thần đạo - Shinto giáo, Phật giáo, Nho giáo… và nhất là Thiên Chúa giáo.
Tiếp đến là bài “Địa vị và vai trò của Công giáo Macao thời Minh - Thanh
trong công cuộc truyền giáo ở Viễn Đông” đăng số 4 năm 2006 của tác giả Thang
Khai Kiến, bài viết cho sự hình thành và vai trò trung chuyển giáo sĩ, đào tạo thừa
sai của vùng đất này trong công cuộc truyền giáo ở Viễn Đông từ thế kỉ XVI cho
đến thế kỉ XVIII.
Trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 1 năm 2005 có đăng bài viết của tác giả
Phạm Hoàng Điệp có nhan đề “Cơ Đốc giáo trong đời sống văn hóa xã hội Nhật

§oµn M¹nh Quúnh

5

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2


Bản”, bài viết chỉ ra những đóng góp tích cực của đạo Thiên Chúa đối với đời sống
văn hóa Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XVII cũng như sức sống mãnh liệt của nó.
Cũng còn rất nhiều bài viết khác đăng trên các tạp chí có uy tín như Nghiên
cứu Lịch sử, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á… có liên quan tới đề tài. Đây là
những cơ sở quan trọng mà các tác giả đi trước để lại giúp người viết hoàn thành đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những tài liệu tham khảo về đạo Thiên Chúa ở Nhật Bản cũng
như ở Việt Nam và khu vực, khóa luận làm sáng tỏ nội dung chính sách cấm đạo
của chính quyền Edo nửa đầu thế kỉ XVII.
3.2 Nhiệm vụ
- Trình bày bối cảnh Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XVII để thấy được hoàn cảnh
cũng như lý do đưa lại chính sách cấm đạo.
- Làm sáng tỏ chính sách cấm đạo của Mạc phủ Tokugawa và những tác
động của nó đến đất nước Nhật Bản.
3.3 Phạm vi của đề tài
Về thời gian, đề tài chủ yếu nghiên cứu thời điểm bối cảnh lịch sử Nhật Bản
nửa đầu thế kỉ XVII đến khi thực hiện chính sách sakoku (tỏa quốc). Cụ thể là từ
năm 1600 đến giữa thế kỉ XVII. Đây là một giai đoạn lịch sử quan trọng của đất
nước Nhật Bản. Sau hàng thập kỉ diễn ra nội chiến, đây là thời gian mà đất nước
được ổn định dưới sự cai trị của dòng họ Tokugawa, là thời gian phục hồi lại mọi
mặt của đời sống đất nước đưa ra những chính sách phát triển lâu dài. Sự ổn định
của chính quyền cũng ảnh hưởng rất lớn tới đời sống đạo Thiên Chúa và những
chính sách cấm đạo triệt để sau này.
Về không gian và nội dung, đề tài chỉ đề cập đến hoạt động truyền giáo vào
Nhật Bản của các giáo sĩ châu Âu và chính sách cấm đạo của chính quyền Nhật
Bản. Nêu những tác động của chính sách cấm đạo đến đời sống đất nước Nhật Bản
nửa đầu thế kỉ XVII.


§oµn M¹nh Quúnh

6

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu

Chủ yếu là các sách, chuyên luận, tạp chí về vấn đề Thiên Chúa giáo của
Nhật Bản và Việt Nam. Những công trình này cung cấp các tư liệu, đánh giá và
nhận định để thực hiện khóa luận.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết chủ yếu sử dụng phương pháp
nghiên cứu lịch sử - logic, phân tích mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử đồng đại,
lịch đại để rút ra kết luận khái quát cần thiết. Bên cạnh đó, một số phương pháp
khoa học liên ngành cũng được sử dụng trong chừng mực nhất định như: phương
pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, xử lý tư liệu….
5. Đóng góp của khóa luận
Nghiên cứu về Thiên Chúa giáo ở Nhật Bản mang ý nghĩa lý luận và thực
tiễn. Vì vậy, đề tài nghiên cứu sẽ có nhiều đóng góp.
Về mặt lý luận: đề tài góp phần cung cấp thêm một số hiểu biết về nghiên
cứu Thiên Chúa giáo ở Nhật Bản.
Về mặt thực tiễn: đề tài góp phần tìm hiểu quá trình xâm nhập, phát triển
cũng như suy tàn của giáo hội Thiên Chúa Nhật Bản ở thế kỉ XVI - XVII. Góp phần

làm tư liệu tham khảo học tập và nghiên cứu về lịch sử và tôn giáo Nhật Bản, Lịch
sử thế giới trung đại…
6. Bố cục khóa luận
Ngoài các phần: Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo… Khóa luận
được chia làm 2 chương:
Chương 1: Bối cảnh lịch sử Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XVII.
Chương 2: Chính sách cấm đạo của Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XVII.

§oµn M¹nh Quúnh

7

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ NHẬT BẢN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVII

1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CỦNG CỐ QUYỀN LỰC CỦA MẠC
PHỦ TOKUGAWA
Thế kỉ XVI, lịch sử Nhật Bản biến động trong cuộc chiến tranh giành quyền
lực giữa các tập đoàn lãnh chúa địa phương, đây là kết quả của sự quản lý yếu kém
cùng những bất cập trong chính sách đối nội của chính quyền trung ương, nó đã mở
đường cho sự lớn mạnh của các thế lực cát cứ ở địa phương. Sự phát triển của lãnh
địa kéo theo một bộ phận không nhỏ đội ngũ võ sĩ vốn sống ở nông thôn tách ra
khỏi sản xuất nông nghiệp để trở thành những võ sĩ chuyên nghiệp hay viên chức

trong bộ máy chính quyền. Sự suy yếu của chính quyền quân sự trung ương, Mạc
phủ Ashikaga, các daimyo (lãnh chúa) với tổng hành dinh đặt trong các thành
quách, joka machi, cai trị các lãnh địa gần như độc lập, đánh nhau để mở rộng lãnh
địa và thường liên minh với nhau chống lại các thế lực mạnh hơn. Trong số đó, có
12 lãnh chúa kiểm soát nhiều tỉnh và coi mình đủ mạnh để thách thức với quyền lực
của tướng quân (shogun). “Trong thời kì nội chiến (Senguku, 1490 - 1600), do quy
mô, tính chất và sự khốc liệt của chiến tranh, đồng thời cũng bị tác động mạnh bởi
vũ khí, chiến thuật quân sự phương Tây, các lãnh chúa buộc phải phá bỏ những bức
tường thành đắp bằng đất và gỗ truyền thống để xây dựng những tòa thành kiên cố
có quy mô lớn, những đội quân chuyên nghiệp sử dụng kiểu súng châu Âu cũng bắt
đầu được thiết lập trong các lãnh địa” [14; 69]. Điều này tạo nên những thay đổi
tích cực trong hàng ngũ lãnh chúa, các lãnh chúa nhỏ yếu không thích ứng được với
hoàn cảnh lịch sử đều bị triệt tiêu thay vào đó là những lãnh chúa có khả năng kinh
tế và tiềm lực quân sự lớn.
Giống như các tướng quân Ashikaga, vị trí quyền lực của Thiên hoàng
(Tenno) ngày càng mờ nhạt, sống một cuộc sống khó khăn, luôn phải chịu sức ép từ
các thế lực quân phiệt và tôn giáo hùng mạnh. Đặc biệt là Phật giáo. Tuy vậy, Thiên
hoàng rất có uy tín về tinh thần (được người dân coi là hậu duệ trực tiếp của Thái
Dương thần nữ, Amaterasu), được các thế lực cát cứ kính trọng và tranh thủ sự ủng

§oµn M¹nh Quúnh

8

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2


hộ. Những lãnh chúa có thế lực luôn muốn tạo ảnh hưởng với kinh đô Kyoto, mong
được sự thừa nhận của Thiên hoàng để có danh nghĩa tiêu diệt các địch thủ đối lập.
Nắm trong tay sức mạnh kinh tế - quân sự hùng hậu các lãnh chúa (daimyo)
lao vào cuộc nội chiến một cách điên cuồng, để lại sau đó những khung cảnh tan
hoang và hậu quả nặng nề cho đất nước về mọi mặt. Nhưng ngay trong điều kiện
nội chiến ác liệt như vậy hàng loạt nhân tố kinh tế - xã hội vẫn có điều kiện phát
sinh và phát triển. Chính thời gian này những “nhân tố phương Tây” bắt đầu xâm
nhập và tác động đến tình hình xã hội Nhật Bản. Có thể nói: “Vũ khí và chiến thuật
quân sự du nhập từ châu Âu chẳng những đã làm thay đổi tương quan quân sự
chiến lược giữa các lãnh chúa ở Nhật Bản mà còn thúc đẩy quá trình triệt tiêu
những lãnh chúa bảo thủ, nhỏ yếu để thay vào đó là sự trỗi dậy nhanh chóng của
những lãnh chúa giàu có, có khả năng trang bị vũ khí hiện đại và xây dựng những
tòa thành có quy mô lớn”. [14; 71]
Đến giữa thế kỉ XVI, những khuynh hướng thống nhất đất nước đã xuất hiện
ở Nhật Bản, với sự nổi lên ba lãnh chúa hùng mạnh là Oda Nobunaga (1534 1582), Toyotomi Hideyoshi (1536 - 1598), Tokugawa Ieyasu (1543 - 1616).
Khởi đầu là Oda Nobunaga, vốn là một lãnh chúa nhỏ ở vùng Suruga, nhờ tài
năng cùng sự ủng hộ của nhiều thuộc hạ ông đã dần dần bước lên vũ đài chính trị,
tạo được ảnh hưởng tới triều đình Kyoto và đại nguyên soái Ashikaga. Do biến loạn
ở kinh đô, đại nguyên soái bị giết hại, em trai của ông ta là Yoshiaki phải nương tựa
vào Oda Nobunaga. Khi đã củng cố được thế lực ở địa phương, ngày 9.11.1568,
ông đưa Ashikaga Yoshiaki (1537 - 1597) lên làm đại nguyên soái, trở thành một võ
tướng ở kinh đô. Đến năm 1573, Nobunaga đã phế truất đại nguyên soái và đuổi
ông ta ra khỏi kinh đô (giam giữ lâu dài ông ở thành Kawachi) với sự kiện này đã
chấm dứt sự tồn tại 237 năm của Mạc phủ Muromachi (hay là Mạc phủ Ashikaga),
mở ra thời kì mới, thời kì tập trung quyền lực của các tập đoàn võ sĩ địa phương. Sự
nghiệp đang trên đà thành công, bá quyền chưa kịp hoàn thành thì ngày 21.6.1582,
Oda Nobunaga bị thuộc hạ của mình là Akechi Mitsuhide làm phản buộc ông phải
tự sát. Sau đó, Akechi cũng bị một thuộc hạ khác của Nobunaga là Toyotomi
Hideyoshi đánh bại. Dưới thời Nobunaga, nhiều giáo phái Phật giáo cũng bị tiêu


§oµn M¹nh Quúnh

9

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

diệt vì can thiệp quá sâu vào tình hình chính trị, cản trở quá trình thống nhất, tiêu
biểu như Nichirenshu, Tendai…
Ba năm sau cái chết của Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi trở thành lãnh chúa
có thế lực hùng mạnh nhất ở Nhật Bản. Với nhiều biện pháp như liên minh chính trị
hay tấn công quân sự, đến những năm 1590, về cơ bản ông đã trình thống nhất được
đất nước. Những thắng lợi mà Hideyoshi đạt được là một bước tiến nữa thúc đẩy
quá trình liên hiệp các lãnh chúa địa phương ở Nhật Bản mà Nobunaga đặt tiền đề.
Tình trạng phong kiến phân quyền kéo dài trong lịch sử đã cơ bản chấm dứt để thay
thế vào đó là một thiết chế chính trị phong kiến quân phiệt thống nhất có khuynh
hướng tập quyền. Sau khi đã ổn định về mặt quân sự, ông tập trung vào xây dựng
một chính quyền dân sự, chú trọng phát triển kinh tế, thúc đẩy nội thương và buôn
bán với nước ngoài. Lúc cuối đời, Hideyoshi đặt hết kì vọng vào đứa con trai mới 5
tuổi của mình là Hideyori, để phò giúp cho con trai khi còn nhỏ tuổi ông đã bổ
nhiệm một ban nhiếp chính (tairo) từ các lãnh chúa (daimyo) hùng mạnh nhất để
điều hành và ổn định công việc đất nước.
Sau khi Hideyoshi qua đời nội bộ các lãnh chúa nổi lên nhiều mâu thuẫn do
những tham vọng cá nhân, người có thế lực mạnh nhất lúc này là Tokugawa Ieyasu.
Đất nước một lần nữa bị chia thành các phe phái: Tokugawa Ieyasu cùng các đồng

minh và liên minh những người ủng hộ thực sự nhà Toyotomi. Mâu thuẫn công khai
nổ ra, trận quyết chiến tại Sekigahara bùng nổ ngày 21.11.1600 kết thúc với chiến
thắng hoàn toàn của phe Ieyasu cùng các đồng minh. Những thắng lợi quan trọng về
quân sự đã giúp Ieyasu thâu tóm được quyền lực thực tế của đất nước về tay mình.
Là một nhà chiến lược, ông đã chuẩn bị những bước đi vững chắc hết sức khôn
khéo nhằm giải quyết những vấn đề thực tại ở Nhật Bản lúc đó đồng thời hướng tới
xây dựng một thiết chế ổn định, tái thiết nền hòa bình và thống nhất quốc gia.
Sự thắng lợi trên đã đưa Tokugawa Ieyasu trở thành chủ nhân mới của đất
nước “mặt trời mọc”. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử Nhật Bản thời kì Mạc
phủ Tokugawa (1603 - 1868). Đủ tư cách nhận chức tướng quân vì là hậu duệ của
dòng họ Minamoto nên vào năm 1603 ông được Thiên hoàng Go Yozei chấp nhận
và được phong chức vị Sei tai shogun (Chinh di Đại tướng quân). Với tầm chiến

§oµn M¹nh Quúnh

10

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

lược sắc sảo cùng sự cân nhắc kĩ lưỡng, Ieyasu quyết định xây dựng dinh cơ tại Edo
(Tokyo) ở nơi đây có những điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp do đất đai màu
mỡ, vị trí địa lý án ngữ những con đường quan trọng, nơi đây trở thành trung tâm
chính trị của Nhật Bản, cho nên thời kì này được gọi với tên Edo jidai (thời đại Edo,
được đặt cho thời kì Tokugawa).
Trong quá trình hoàn thành đại nghiệp thống nhất đất nước, Tokugawa

Ieyasu đã có những nỗ lực lớn để củng cố sức mạnh của chính quyền phong kiến
trung ương nhằm đạt tới sự điều hành hữu hiệu, trực tiếp của chính quyền trung
ương với địa phương thông qua một cơ chế vận động song song: Mạc phủ, đứng
đầu là tướng quân (shogun) Tokugawa ở Edo và các lãnh chúa (daimyo) cai quản
260 lãnh địa (han). Cơ chế chính trị có tính chất quân phiệt đó được gọi là Bakuhan
taisei (Mạc phiên thể chế hay Chế độ Mạc phủ - công quốc), cơ sở tồn tại của chế
độ này chính là dựa vào lòng trung thành tuyệt đối của đẳng cấp võ sĩ và sự cân
bằng quyền lực giữa trung ương - địa phương ở cả hai vấn đề quan trọng là chính trị
và kinh tế.
Trong điều kiện lịch sử mới, Mạc phủ Edo không ngừng hoàn thiện bộ máy
chính quyền cùng các biện pháp quản chế của mình, đến đời tướng quân thứ ba,
Tokugawa Iemitsu (1604 - 1551) cơ chế chính trị được thiết lập theo lối quân sự đã
phát triển tương đối hoàn thiện. Trong đó, ở cấp trung ương có ba cơ quan chính:
Roju (Nguyên lão, tức Hội đồng nguyên lão) gồm từ 4 đến 5 thành viên (toshiyori,
niên ký). Chức năng chủ yếu của Hội đồng là giúp tướng quân giải quyết các vấn đề
lớn có tính chất quốc gia, duy trì quan hệ với Thiên hoàng (tenno) cũng như với
lãnh chúa địa phương. Cơ quan thứ hai là wakadoshiyori (Nhược niên ký, tức Hội
đồng tư vấn), gồm 4 đến 6 thành viên, có nhiệm vụ giám sát hoạt động của bộ máy
hành chính, lực lượng võ sĩ hatamoto (kỳ bản) và gokenin (ngự gia nhân) đặt dưới
sự quản lý trực tiếp của tướng phủ và jisa buygo (phụ trách các vấn đề lễ nghi, tôn
giáo). Bên cạnh đó còn có hyojoso là Hội đồng xét xử với thành viên bao gồm
những người thuộc roju và một quan chức cao cấp (bugyo) đại diện cho chính
quyền Mạc phủ phụ trách các cơ quan, đơn vị hành chính. Hyojoso vừa có chức
năng lập pháp vừa có chức năng hành pháp đảm đương những nhiệm vụ như Tối

§oµn M¹nh Quúnh

11

K35CN Lịch sử



Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

cao pháp viện. Đứng đầu bộ máy hành chính đó là tairo (Nhiếp chính) làm chức
năng tư vấn cho shogun, đặc biệt khi shogun còn ít tuổi. Với cơ chế hành chính đó,
thông qua các quan giám sát (ometsuke…) chính quyền Edo có thể quản lý chặt chẽ
đến các địa phương và từ lãnh chúa địa phương đến từng làng.
Trong nhiều chính sách mà Mạc phủ thực hiện để thâu tóm quyền lực về tay
mình thì phải kể đến Ieyasu đã buộc các lãnh chúa phải ký cam kết trung thành với
chế độ Mạc phủ sau năm 1600. Bộ luật Vũ gia được ban hành 15 năm sau cũng là
một bước tiến nữa nhằm khẳng định bổn phận, hành vi của đẳng cấp võ sĩ cũng như
các đẳng cấp khác trong xã hội. Chế độ sankin kotai (Tham cần giao đại hay Luân
phiên trình diện) được luật lệ hóa cho một phương cách cai trị rất điển hình của chế
độ phong kiến Nhật Bản. Những năm đầu thời kì Edo, sankin kotai chỉ được thể
hiện như là sự tự nguyện của các lãnh chúa phong kiến về Edo để bày tỏ lòng trung
thành của mình với chủ tướng. Nhưng sau đó, chế độ trình diện ngày càng được quy
định chặt chẽ và từ năm 1635 trở đi sankin kotai trở thành bổn phận bất khả kháng
của tất cả các lãnh chúa. Đây thực chất là chế độ con tin, trong những thời gian quy
định, các lãnh chúa đều phải về Edo để trình diện tướng quân. Sau đó họ lại được
trở về lãnh địa của mình nhưng phải để vợ con ở lại tư dinh thứ hai tại Edo… Thông
qua việc thực hiện chính sách này, Mạc phủ có thể kiểm soát chặt chẽ các lãnh chúa
địa phương, làm suy giảm tiềm lực kinh tế và đồng thời làm giảm thiểu khả năng
chống đối của họ.
Nhằm bảo đảm lâu dài địa vị thống trị hợp pháp, Mạc phủ còn ra sức tranh
thủ sự ủng hộ và uy tín của Thiên hoàng trong việc giải quyết các vấn đề chính trị
cũng như kinh tế. Được Thiên hoàng giao quyền quản lý đất nước, Mạc phủ Edo
luôn có vị trí chính trị tối ưu so với các lãnh chúa khác ở Nhật Bản. Tuy vậy, trong

cách ứng xử, tướng quân bao giờ cũng tỏ ra hết sức tôn vinh vị thế truyền thống của
Thiên hoàng. Vì “nguồn gốc cao quý của Nhật hoàng thấm sâu trong truyền thống
và ý thức dân tộc, là biểu tượng cho sự thống nhất và tinh thần đoàn kết quốc gia đã
khiến cho các tướng quân dù có tham vọng tới đâu cũng phải tính toán cẩn trọng
trong các bước đi chính trị. Hơn thế nữa, ở một nước biệt lập như Nhật Bản, luôn bị
chia cắt bởi những thế lực cát cứ thì vị trí cao quý và quyền lực của Thiên hoàng là

§oµn M¹nh Quúnh

12

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

“điều kiện cần” để dung hòa các xung đột. Trong ý nghĩa đó, tướng quân được coi
là kẻ bề tôi của Thiên hoàng không thể đi ngược lại nguyên tắc tối thượng nêu
trên”.[6; 153]
Chính quyền Mạc phủ nắm quyền quản lý trực tiếp về ruộng đất (ngoài
những vùng đất dùng để phân phong cho thuộc hạ, với tư cách là lãnh chúa lớn
nhất, tướng quân cũng có sở hữu tới 6.480.000 koku, khoảng 25% tổng sản lượng
nông nghiệp) nhưng Mạc phủ vẫn thường xuyên bảo đảm nguồn tài chính thường
xuyên cho giới quý tộc hoàng gia nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn những đối tượng
này, hơn nữa, cắt đứt mọi quan hệ của triều đình Kyoto với các lãnh chúa có thế lực
khác.
Đối với các địa phương, trên cơ sở mối quan hệ thân tộc và thái độ của từng
lãnh chúa trước khi trận Sekigahara kết thúc, Mạc phủ chia các lãnh chúa thành 3

loại: Simpan (thân phiên) gồm 23 lãnh chúa là họ hàng con cháu gia tộc Tokugawa.
Dẫn đầu trong các simpan là 3 han “ngự tam gia”: Mito, Owari, Kii (chiếm giữ
những vị trí địa lý chiến lược, được hưởng nhiều đặc quyền kinh tế và là nơi nối
nghiệp tướng quân trong trường hợp dòng chính ở Edo không có người thừa kế).
Tiếp đến là các fudai daimyo (phổ đại), gồm 145 lãnh chúa, là đồng minh của
Ieyasu trước năm 1600. Cuối cùng là tozama daimyo (ngoại phiên) gồm 97 lãnh
chúa, chỉ chịu thần phục sau thất bại tại trận chiến Sekigahara, chính quyền Edo rất
cảnh giác với các lãnh chúa ngoại phiên và thuyên chuyển họ ra xa khỏi trung tâm
chính trị - kinh tế của đất nước và bố trí những lãnh chúa thân tín giám sát. Sự bố trí
đan xen giữa các simpan, fudai và tozama daimyo ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau
cũng như việc thực hiện thuyên chuyển lãnh chúa của chính quyền Edo chính là
nhằm để kiềm chế, ngăn chặn mọi khả năng có thể dẫn đến sự hình thành các liên
minh chống đối. Qua việc thực hiện các biện pháp trên đây, “Mạc phủ còn muốn
chứng tỏ uy lực của mình với vai trò là người nắm quyền sở hữu cao nhất về ruộng
đất ở Nhật Bản”. [6; 156 - 157]
Mong muốn xây dựng cho thể chế một nền tảng tư tưởng vững chắc nhằm
quy phục các tầng lớp trong xã hội, Mạc phủ cho khôi phục lại những hệ tư tưởng
truyền thống trước đây bị lụi tàn hay chưa có điều kiện phát triển như: Phật giáo,

§oµn M¹nh Quúnh

13

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2


Nho giáo… Các tướng quân cũng rất chú ý sử dụng các nhà sư hay Nho sĩ làm cố
vấn cho chính quyền. Nhận thấy sự thay đổi của hoàn cảnh đất nước, hòa bình được
củng cố một lực lượng lớn võ sĩ buộc phải thay đổi, chính vì vậy mà chính quyền
trung ương đã khuyến khích sự phát triển học vấn. Mạc phủ cho xây dựng nhà học
thờ Khổng tử ở khắp nơi tạo điều kiện cho việc phát triển Nho học, hình thành nên
một tầng lớp nho sĩ mới có đủ khả năng gánh vác được công việc của đất nước. Sự
ổn định và vững mạnh của chính quyền là điều kiện tốt cho các hoạt động kinh tế xã
hội được khôi phục và phát triển sau một thời gian dài nội chiến.
Khoảng giữa những năm 30 của thế XVII, do những tác động của chính trị,
kinh tế và tôn giáo (vấn đề đạo Thiên Chúa); lường trước những thách thức từ nội
bộ đất nước cũng như từ bên ngoài mang lại, tướng quân Tokugawa Iemitsu đã ban
hành lệnh tỏa quốc (sakoku) để ngăn chặn những ảnh hưởng từ bên ngoài đối với
đất nước, hạn chế những thiệt hại mà Nhật Bản phải chịu sau thời gian mở cửa năng
động của mình từ cuối thế kỉ XVI.
Qua đây có thể thấy nền chính trị ổn định và một nhà cầm quyền vững mạnh
đã có những thúc đẩy tích cực cho sự phát triển của đời sống xã hội.

1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
Sự vững mạnh của chính quyền trung ương và một môi trường hòa bình ổn
định đã có tác động tích cực đến quá trình khôi phục kinh tế sau hàng thập kỉ nội
chiến. Đầu thế kỉ XVII, sự phát triển kinh tế xã hội là một điểm nổi bật. Các ngành
kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã có những bước nhảy vọt
đáng nể.
Được coi là ngành kinh tế “xương sống” của chế độ phong kiến, nông nghiệp
thời kì này phát triển nhanh về số lượng diện tích đất canh tác và sản lượng nông
nghiệp. Nếu so sánh “vào đầu thế kỉ X, diện tích đất canh tác ở Nhật Bản mới chỉ
đạt 860.000 ha, giữa thế kỉ XV là 950.000 ha đến năm 1600 đã vượt lên 1640.000
ha… cùng với sự mở rộng về diện tích, sản lượng lương thực của Nhật Bản đã tăng
lên rõ rệt, năm 1600, tổng sản lượng lương thực đạt khoảng 19,7 triệu koku” [4;
203]. Có được kết quả trên là do chính sách khuyến khích khai hoang và tận dụng


§oµn M¹nh Quúnh

14

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

mọi nguồn đất đai của Mạc phủ, hơn nữa “nhờ áp dụng guồng quay nước nên nhiều
vùng có thể canh tác hai vụ trong một năm, nhiều giống cây mới được đưa vào gieo
trồng, diện tích canh tác và sản lượng nông nghiệp tại các lãnh địa tăng lên đáng
kể. Sự phát triển của nông nghiệp làm nền tảng quan trọng thúc đẩy các ngành thủ
công nghiệp, thương nghiệp phát triển, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản”. [6; 14]
Khác với nhiều nước châu Á “về căn bản nông nghiệp Nhật Bản là nền kinh
tế nông nghiệp thung lũng, khó cung cấp nước, đất gieo trồng hạn hẹp, thiếu những
đồng bằng lớn và cũng rất không thuận lợi cho việc khai phá vùng đất ven biển để
mở rộng không gian sinh tồn” [6; 164]. Nguyên nhân chủ yếu là Nhật Bản không có
được những dòng sông lớn với thủy lượng cao, giàu phù sa để có thể tạo nên đồng
bằng châu thổ phì nhiêu như ở Trung Quốc hay nhiều quốc gia Đông Nam Á khác.
Nền tảng của văn hóa Nhật Bản về cơ bản vẫn là văn hóa nông nghiệp trồng
lúa nước. Xem xét các điều kiện tự nhiên có thể thấy: “Do có nhiều đồi núi, diện
tích đất canh tác hạn hẹp nên người Nhật đã sớm có ý thức sâu sắc về đồng đất,
sớm biết kĩ thuật thâm canh và triệt để tận dụng hiệu suất đất canh tác. Những
ruộng bậc thang cao thấp hiện còn trên khắp lãnh thổ Nhật Bản chính là kết quả
của quá trình lao động bền bỉ bởi biết bao thế hệ để đưa cây lúa nước lên đồi. Khác

với Việt Nam, về căn bản kinh tế nông nghiệp Nhật Bản là kinh tế nông nghiệp
thung lũng. Môi cảnh sống tự nhiên trong các thung lũng đã quy định nên tập quán
canh tác, lối sống và kết cấu xã hội. Đời sống sản xuất nông nghiệp và nhu cầu cần
phải có một sự điều hành thống nhất trong việc sử dụng các nguồn nước tưới cũng
góp phần cố kết tính cộng đồng làng, tinh thần tương trợ trong mỗi người Nhật.
Tâm lý hướng vào cộng đồng, coi trọng trách nhiệm với cộng đồng cũng đã dần
được hình thành” [6; 38].
Làng Nhật Bản, cũng như bao làng quê trong xã hội nông nghiệp châu Á
không chỉ đơn thuần là một đơn vị cư trú bao gồm nhiều hộ tiểu nông mà còn là một
tổ chức sản xuất trên cơ sở địa vực. Trong điều kiện đất đai hạn hẹp, người Nhật
luôn có ý thức sâu sắc về lãnh thổ và địa bàn cư trú của mình. Trong sự phát triển
tương đối độc lập của các lãnh chúa thời Edo, làng là điểm mút cuối cùng của hệ

§oµn M¹nh Quúnh

15

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

thống quản chế đồng thời cũng là thực thể quan trọng nhất để các cấp chính quyền
có thể kiểm nghiệm tính thiết thực và hiệu quả của những chính sách ban ra. Sự
phát triển của kinh tế hàng hóa và những nhân tố xã hội mới đã khiến cho không
gian kinh tế cũng như cơ tầng xã hội nông thôn truyền thống không ngừng biến đổi.
Là một nước châu Á, cơ sở kinh tế dựa vào sản phẩm nông nghiệp tự nhiên
trong tiến trình phát triển của lịch sử Nhật Bản, ruộng đất và quyền sở hữu nó bao

giờ cũng là vấn đề kinh tế cốt yếu nhất của chính quyền. Những cuộc chiến tranh
trước kia nổ ra cũng là do mâu thuẫn về quyền sử dụng ruộng đất của giới cầm
quyền địa phương. Trong quá trình thống nhất đất nước, hiểu rõ tầm quan trọng của
vấn đề này, Toyotomi Hideyoshi đã thực hiện những biện pháp kiên quyết để giành
lấy quyền ban cấp và sở hữu điền địa. Cuộc điều tra ruộng đất mà ông cho tiến hành
năm 1582 - 1598 đã đem lại những cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc quản lý thống
nhất nhà nước về đất đai. Kế thừa thành tựu đó, các tướng quân Tokugawa cũng cho
tiến hành việc phân chia lại ruộng đất. Với việc làm này còn muốn xác định rõ các
loại hình ruộng đất, thống nhất cách phân định về chất lượng từng loại ruộng đất
(gồm nhất đẳng điền, nhị đẳng điền, hạ đẳng điền) cũng như chủ sở hữu trên mỗi
đơn vị diện tích để rồi từ đó đề ra các mức thuế thích hợp.
Thời Tokugawa Nhật Bản có khoảng 6300 làng. Quy mô các làng khác nhau
tùy theo thời gian và khu vực địa lý nhưng làng Nhật thường có từ 50 - 70 hộ với
chừng 400 nhân khẩu, có thu nhập bình quân 400 koku. Cương vực mỗi làng được
khẳng định, trên cơ sở chất lượng và diện tích ruộng đất canh tác đã được xác định.
Ở đây, làng được coi là đơn vị tính thuế chứ không phải là từng hộ nông dân cá thể.
Điều này khác rất nhiều so với Việt Nam là hộ nông dân chứ không phải làng là đơn
vị đóng thuế. Với chế độ đánh thuế theo từng làng làm cho quan hệ cộng đồng,
trách nhiệm cá nhân trong từng làng thêm chặt chẽ vì nếu hộ nào không đủ khả
năng đóng thuế theo mức quy định thì làng phải tìm cách bù vào khoản thiếu hụt đó.
Chế độ thuế khóa của chính quyền khá nặng nề, phức tạp. Do sự tự chủ của
các lãnh địa cho nên nhiều lãnh chúa đã đưa ra những mức thuế khác nhau, thuế rất
cao, họ có chế độ thuế riêng của mình thậm chí trong một công quốc mức thuế của
từng vùng cũng khác biệt. Người nông dân thường phải đóng: “5 loại thuế: denso

§oµn M¹nh Quúnh

16

K35CN Lịch sử



Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

(thuế đất) là loại thuế nặng nhất thường chiếm khoảng 25 - 30% thu nhập. Loại thứ
hai là komono nari (thuế phụ thu) đánh vào các khoản khai thác lâm thổ sản, đánh
cá, cắt cỏ… Thứ ba là katagari mono (thuế đặc biệt) đánh vào việc tu sửa đường sá,
dự phòng việc mất mùa. Thứ tư là kuniyaku (thuế cho công quốc) dùng cho việc mở
mang thủy lợi, chống hỏa hoạn, duy trì an ninh; cuối cùng là buyaku (thuế phục vụ)
chủ yếu là lao động công ích, cung cấp phương tiện, vật dụng ngựa” [6; 172]. Ngoài
ra, nông dân phải đóng góp nhiều khoản chi phí khác nữa bằng hiện vật hay bằng
tiền khi được yêu cầu. Thời Tokugawa, ở nhiều vùng, các khoản thuế đóng góp của
nông dân chiếm tới 60 - 70% thu nhập của các lãnh chúa trong khi đó số thuế của
thương nhân, thợ thủ công chỉ chiếm từ 5 - 6% mà thôi. Theo thang bậc đẳng cấp xã
hội do Mạc phủ Edo định ra, nông dân chỉ đứng đằng sau đẳng cấp võ sĩ nhưng trên
thực tế họ là những người bị áp bức nặng nề nhất. Được coi như “những hạt vừng
càng ép càng ra dầu”, thuế khóa đã đè nặng lên cuộc sống của người nông dân
khiến họ “không thể sống nhưng cũng không thể chết”. Vào những năm được mùa,
số lương thực mà họ giành dụm được cũng chỉ đủ sống. Nhưng những năm đói
kém, tình cảnh người nông dân trở nên hết sức khốn cùng.
Trong nông nghiệp do cây trồng chủ yếu là lúa nước nên tạo được nguồn
nước tưới và giữ mức nước cần thiết trong ruộng ở các biên độ khác nhau là yêu cầu
cao, thường xuyên đối với người canh tác. Tại Nhật Bản có tới hơn 100 loại giống
lúa. Việc đưa các loại giống mới vào canh tác đã làm thay đổi chu kì sản xuất, rút
ngắn thời vụ. Do chủng loại giống phong phú nên nông dân có thể lựa chọn những
giống lúa cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương mình
để canh tác. Những thành tựu khoa học kĩ thuật nông nghiệp đã tạo điều kiện hơn
cho người canh tác có thể chủ động hơn trong sản xuất đồng thời biết lựa chọn các

phương pháp chăm bón và giống cây trồng thích hợp. Ngoài lúa là cây lương thực
chính, nông dân còn trồng thêm nhiều loại cây trồng khác như kê, lúa mì, đậu
tương, bông, dâu tằm…
Trong thời gian này, việc giao thương với các nước châu Âu: Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh… và các nước Đông Nam Á cho nên người Nhật Bản đã
biết đến nhiều loại cây ngoại nhập như khoai lang, khoai tây, mía, lạc, ngô, thuốc

§oµn M¹nh Quúnh

17

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

lá… Họ đã bắt đầu trồng thử những loại cây này và bước đầu cho những kết quả
khả quan.
Vào thời Edo, do ảnh hưởng của tư tưởng Nho học, nông nghiệp được đề cao
và được coi là nguồn sống của xã hội. Từ nhận thức này, Mạc phủ và nhiều lãnh
chúa địa phương đã có những chính sách khuyến khích ngành kinh tế này phát triển.
Khoảng giữa thế kỉ XVII, với nhiều lý do kinh tế nhiều diện tích trồng lúa trước đây
đã chuyển sang chuyên canh một số loại cây công nghiệp hoặc đặc sản địa phương.
Chính điều này đã tạo nên các khu chuyên canh. Sự hình thành và phát triển các khu
chuyên canh không những có thể tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa phong
phú mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các xưởng thủ công. Đây là một
bước chuyển biến lớn về chất của ngành nông nghiệp Nhật Bản.
Mặc dù có được sự phát triển mạnh mẽ, nông nghiệp thời kì Edo cũng bộc lộ

những hạn chế nhất định: sức tăng trưởng của ngành chậm hơn so với thủ công và
thương nghiệp. Sự bóc lột nặng nề của giai cấp thống trị cũng góp phần làm nông
nghiệp bị ảnh hưởng. Nông nghiệp được coi là ngành kinh tế căn bản nhưng sự
chuyển biến trong nông nghiệp luôn có liên hệ mật thiết với sự phát triển của các
ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp. Sự phát triển kinh tế nông nghiệp mang
tính chất thương mại đã tạo ra một chu trình mới cho sản xuất nông nghiệp, thúc
đẩy quá trình phân hóa giữa nông nghiệp thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Bên cạnh tăng cường sản xuất nông nghiệp, chính quyền Tokugawa rất quan
tâm phát triển thủ công thương nghiệp. Với tầm nhìn hướng biển và truyền thống
hải thương lâu đời, cùng nguồn lợi lớn mà công thương nghiệp mang lại. Sau khi
củng cố được sự ổn định của Mạc phủ Edo, Ieyasu đã tiến hành mời nhiều đối tác
châu Âu như Hà Lan, Anh… đến buôn bán. Cùng với đó là tiếp tục duy trì các Châu
ấn thuyền mà đã được Toyotomi Hideyoshi (1582 - 1598) phát triển khi còn cầm
quyền. Hơn nữa, do chính sách khuyến khích sản xuất của nhiều lãnh chúa, nhu cầu
tiêu dùng hàng hóa, đặc biệt là sức mua của người dân ngày càng tăng nên thủ công
nghiệp thời kì này có nhiều bước phát triển vượt bậc. Việc áp dụng và cải tiến kĩ
thuật, mở rộng quy mô sản xuất đã góp phần tạo ra những biến đổi trong các ngành
thủ công.

§oµn M¹nh Quúnh

18

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2


Trên cả nước bắt đầu hình thành những trung tâm thủ công nghiệp có quy mô
tương đối lớn thu hút lao động khá đông. Tính chuyên môn hóa giữa các ngành
nghề được thể hiện rõ nét, hình thành nhiều ngành như: ngành sản xuất vật dụng
tiêu dùng bao gồm dệt lụa, gốm sứ, giấy in, sơn mài...; ngành chế biến thực phẩm:
nấu rượu sake, chế biến hải sản…; ngành khai thác mỏ luyện kim, chế tạo vũ khí…
Điều này đã thúc đẩy nội thương phát triển nhanh chóng, hạn chế việc nhập khẩu từ
bên ngoài làm cho cán cân thương mại có nhiều chuyển biến, từ nước phải nhập
khẩu nhiều tơ lụa thượng hạng từ Trung Quốc, Đông Nam Á… thì bây giờ có thể
cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhiều loại sản phẩm có nổi tiếng như
rượu sake, áo kimono, vũ khí… của Nhật Bản có giá trị cao, được thị trường khu
vực quan tâm.
Sự phát triển của các ngành thủ công tạo điều kiện ra đời của các thành thị.
Sự phát triển của thành thị với tư cách là các trung tâm kinh tế, là nhân tố quan
trọng tạo nên diện mạo mới cho xã hội Nhật Bản. Ước tính thời kì Edo Nhật BẢn
có khoảng 200 thành thị và cảng thị. Đây là nơi tập trung những chuyển biến nổi bật
nhất của nền kinh tế đồng thời cũng dẫn dắt sự phát triển chung của toàn bộ nền
kinh tế.
Trước nhu cầu của sản xuất, thành thị thu hút một số lượng lớn nông dân từ
nông thôn đến tìm việc làm trong những lúc nông nhàn. Việc thúc đẩy sản xuất tạo
nên một đội ngũ thương nhân dày dặn kinh nghiệm. Trong quá trình buôn bán,
những tương nhân Nhật Bản một mặt vừa thực hiện việc cạnh tranh với các lái buôn
ngoại quốc một mặt vừa tranh thủ dựa vào sức mạnh kinh tế trong nước để tăng
cường ảnh hưởng, giành ưu thế trên thương trường. Bài học thực tiễn từ kinh
nghiệm buôn bán với thương nhân nhiều nước cùng với những phẩm chất vốn có
của người Nhật Bản đã đem lại danh tiếng cho đội ngũ thương nhân nước này. Họ
được coi là những người thương thuyết giỏi, trung thực, rất trọng lời hứa. Nhiều
nơi, thương nhân Nhật đã được mời làm trung gian mua bán giữa người bản địa với
lái buôn phương Tây.
Từ nhận thức hiểu được vai trò quan trọng của kinh tế thương mại trong nền
kinh tế quốc dân, ở Nhật Bản đã hình thành nên một quan điểm mới mẻ về khả năng


§oµn M¹nh Quúnh

19

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

có thể phát triển ngành kinh tế này để tăng cường sức mạnh đất nước chứ không chỉ
chú tâm vào kinh tế nông nghiệp. Thực tế cho thấy, nhờ quan hệ giao thương với
nước ngoài mà một số han vốn là những vùng lãnh thổ nhỏ, diện tích đất canh tác
không nhiều nhưng đã trở thành những lãnh địa có thế lực kinh tế hùng hậu.
Trong những điều kiện mới, sau khi nắm quyền ở Nhật Bản, là người có tầm
nhìn chiến lược, tướng quân Tokugawa Ieyasu đã có nhiều nỗ lực để thiết lập quan
hệ hữu nghị với các nước. Ông đã cho phép và khuyến khích việc tái thiết mối quan
hệ truyền thống với nước láng giềng Triều Tiên (1606). Trong quan hệ với Trung
Quốc, Nhật Bản tỏ ra nhún nhường nhưng rõ ràng là họ đã xóa được mối quan hệ
thần thuộc của một nước nhỏ trước đây. Mạc phủ Tokugawa cũng ủng hộ việc mở
rộng giao thương với các nước Đông Nam Á. Đồng thời, cố gắng duy trì và mở
rộng giao lưu trao đổi thương mại với nhiều cường quốc phương Tây, thực hiện
việc mở rộng các quan hệ quốc tế. Tướng quân Tokugawa Ieyasu chấp nhận cho
một số phái đoàn Nhật Bản sang châu Âu và Tân Tây Ban Nha (Mexico) để thị sát
và tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội các nước này. Ông còn chuẩn bị xây dựng một
chế độ tiền tệ cho các hoạt động ngoại thương, ủng hộ kế hoạch đóng những chiếc
tàu lớn có khả năng vượt đại dương, tạo điều kiện cho việc trực tiếp tham gia buôn
bán với nước ngoài của thương nhân Nhật nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế.

Kế thừa chính sách ngoại thương từ thời Hideyoshi, Ieyasu vẫn duy trì đường
lối phát triển thương mại tích cực. Chính sách kinh tế năng động đó đã tạo điều kiện
cho các thương nhân Nhật Bản tham gia buôn bán quốc tế và thâm nhập vào các thị
trường truyền thống như Đông Nam Á.
Nền kinh tế được phục hồi đã tạo nên sự ổn định của xã hội. Đầu thế kỉ
XVII, Mạc phủ Tokugawa được thiết lập đem lại một nền hòa bình lâu dài, tạo điều
kiện mọi mặt cho văn hóa - xã hội Nhật Bản phát triển, đạt nhiều thành tựu to lớn
tạo đà phát triển cho các giai đoạn về sau. Sự chặt chẽ của các giai tầng trong xã hội
được củng cố, thường dân được chia thành 4 bốn đẳng cấp: Sĩ - nông - công thương (Shi - no - ko - sho): Samurai (shizoku - sĩ tộc), những người không còn
được xem là quý tộc nhưng được quyền mang vũ khí; nông dân (hyakusho - bách
tính); thợ thủ công (shokunin - chức nhân) và thương nhân (shonin). Cấp thấp nhất

§oµn M¹nh Quúnh

20

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

là tầng lớp eta, người vô gia cư được dùng làm đao phủ, đồ tể và đồ thuộc da,
những người này sống trong các thôn xóm biệt lập (tokusu buraku - đặc thù bộ lạc)
và tầng lớp hinin (phi nhân), hành khất. Việc phân chia xã hội thành bốn đẳng cấp
của chính quyền Tokugawa là “nhằm để ổn định chính trị, khẳng định địa vị của
từng đẳng cấp. Tuy nhiên, do tác động của những điều kiện kinh tế - xã hội mới, sự
phân hóa tự nhiên giữa các đẳng cấp và các tầng lớp trong cùng một đẳng cấp vẫn
diễn ra. Xã hội Nhật Bản thời Edo tuy vẫn vận động trong khuôn khổ một cơ chế

phong kiến nhưng đã chứa đựng trong lòng nó những tiền đề phát triển của một xã
hội mới…”. [4; 227]
Chính quyền Mạc phủ đề cao các giá trị của Nho giáo cho nên tính chất khắt
khe, bảo thủ của xã hội ngày càng trở lên lớn hơn. Trước đây, gia đình Nhật Bản
con trai, con gái đều có quyền và bình đẳng như nhau trong mọi nghĩa vụ. Nhưng
thời kì này, chế độ thừa kế tài sản có những thay đổi chỉ có con trai trưởng mới có
quyền thừa hưởng tài sản, chủ yếu là ruộng đất, của tổ tiên để lại mà thôi. Con trai
thứ, con gái hầu như không được thừa kế tài sản và phải trở thành tá điền. Trước
những chuyển biến sâu sắc của xã hội, nhiều người trong số đó đã buộc phải chuyển
sang buôn bán hay tìm việc làm từ những ngành kinh tế mới.
Đời sống các tầng lớp trong xã hội dù được cải thiện rất nhiều nhưng trong
các chính sách cai trị của mình từ lãnh chúa han cho tới Mạc phủ trung ương đều ra
sức bóc lột nông dân bằng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, lao dịch… Những
biến động đó trong kinh tế nông nghiệp đã khiến cho các mối quan hệ cộng đồng
truyền thống bị xáo trộn, là nguyên nhân căn bản dẫn đến các cuộc đấu tranh, khởi
nghĩa của nông dân. Cuối năm 1637, tại bán đảo Shimabara, thuộc miền Nam Hizen
đã diễn ra một cuộc khởi nghĩa quy mô lớn của hơn 30.000 nông dân mà phần lớn
là giáo dân được sự ủng hộ của nhiều tầng lớp khác. Diễn ra từ tháng 12.1637 cho
tới tháng 4.1638, cuộc khởi nghĩa đã làm cho chính quyền Edo phải điều động một
lực lượng quân sự lớn đến đàn áp. Sau nhiều vất vả và có sự hỗ trợ từ người Hà Lan
Mạc phủ mới có thể dập tắt được cuộc khởi nghĩa. Những biến động trong xã hội
còn được đẩy lên cao do chính sách đàn áp tôn giáo mà Mạc phủ kiên quyết thực
hiện (mà sẽ được trình bày ở chương sau).

§oµn M¹nh Quúnh

21

K35CN Lịch sử



Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

Sự tăng trưởng nhanh của công thương nghiệp ở đầu thế kỉ XVII đã tạo điều
kiện cho sự ra đời và phát triển tầng lớp thị dân, họ đóng một vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy kinh tế, văn hóa sản sinh những giá trị tinh thần làm chủ đạo
cho thời kì này.
Qua nửa thế kỉ khôi phục kinh tế - xã hội, Nhật Bản đã có những phát triển
nhanh chóng bỏ lại sau đó thảm trạng của một cuộc nội chiến kéo dài. Chính điều
này đã tạo nền tảng thúc đẩy các tôn giáo - tín ngưỡng truyền thống được phục hồi.

1.3. ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG
Nhật Bản là một nước đa tôn giáo, tín ngưỡng. Bên cạnh nhiều tín ngưỡng cổ
truyền lâu đời (thờ các thế lực siêu nhiên: gió, mưa, sấm, chớp…) nơi đây còn là
mảnh đất thuận lợi cho các tôn giáo phát triển như Thần đạo - Shinto giáo, Đạo
giáo, Phật giáo… Người Nhật có đặc trưng là sẵn lòng theo nhiều tôn giáo cùng một
lúc. Từ buổi đầu của nền văn minh ở Nhật Bản đã xuất hiện những hình thức tín
ngưỡng đầu tiên như sùng bái nguyên thủy Thái Dương thần nữ Amaterasu (người
được xem là tổ tiên của Thiên hoàng (Tenno) và rất nhiều thần (kami) khác), vật
linh giáo... Cùng với sự thăng trầm của lịch sử Nhật Bản, Thần đạo có vai trò to lớn
trong những thời điểm hồi sinh của đất nước nhưng lại mất đi nhiều ảnh hưởng
trong thời điểm bất ổn về chính trị. Tuy vậy, nó vẫn âm thầm phát triển và đóng góp
vào đời sống tôn giáo, tín ngưỡng những giá trị tinh thần to lớn. Các ngày lễ lớn
trong năm của Thần đạo được phục hồi và tổ chức theo nghi thức quy định.
Trong quá trình hội nhập với bên ngoài, người Nhật tiếp thu nhiều ảnh hưởng
từ văn minh khu vực. Điều này đã tạo điều kiện cho văn hóa Nhật Bản được giao
lưu và mở rộng. Từ đó, Phật giáo theo con đường Trung Hoa, Triều Tiên đã truyền
vào Nhật Bản dưới thời hoàng hậu Suiko (554 - 628) và sự cai trị của thái tử nhiếp

chính Sotoku Taishi (572 - 621) khoảng thế kỉ VI - VII. Từ khi được truyền vào
Nhật Bản, Phật giáo không ngừng lớn mạnh, tạo được ảnh hưởng tới đời sống tinh
thần của các tầng lớp trong xã hội. Tại Nhật Bản, Phật giáo hình thành nên nhiều
tông phái khác nhau như Zen (Thiền tông), Nichiren shu… Trong nhiều hệ phái
Phật giáo thì Zen (Thiền tông) đã thành công trong việc phát triển và mở rộng các

§oµn M¹nh Quúnh

22

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

hình thức nghệ thuật văn hóa. Trong khi đó, các giáo phái Phật giáo khác lại hiềm
khích (trong quá trình truyền bá ở Nhật phát triển rất nhiều hệ phái Phật giáo) và
chống đối nhau, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới chính trị triều đình. Do đó, họ bị
xem như là các lực lượng có khả năng gây bạo động hoặc quá lạm dụng địa vị,
quyền lực của mình.
Sau Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo cũng tùy theo mức độ truyền vào Nhật
Bản. Với tâm thức cởi mở người Nhật đã dung hợp các hệ tư tưởng trên. Thông
thường “khi một người Nhật ra đời được cha mẹ đưa vào đền thờ Thần đạo của gia
đình để hiến cho các thần. Lễ cưới được tổ chức theo nghi lễ Thần đạo nhưng ngày
cưới được chọn theo ngày hung, cát theo quan niệm Đạo giáo. Trong quan hệ gia
đình, người Nhật phải giữ gìn đạo hiếu với cha mẹ và người trên theo quy tắc Nho
giáo, trong quan hệ ở trường học và nơi làm việc cũng phải thể hiện sự cung kính
và trung thành theo nguyên tắc Nho giáo. Hàng năm, người ta tham gia các lễ hội

dân gian theo truyền thống. Khi nhắm mắt xuôi tay thì người Nhật được cử hành
tang lễ theo nghi thức Phật giáo, cầu mong Phật phù hộ cho người chết được yên
nghỉ trên cõi Niết bàn”. [3; 106]
Trước khi đạo Thiên Chúa xâm nhập vào Nhật Bản thì Shinto giáo, Phật
giáo, Đạo giáo… đã có một chặng đường phát triển lâu dài. Nhưng trong quá trình
phát triển các hệ tư tưởng, tôn giáo trên đánh mất dần ảnh hưởng đối với đời sống
đất nước. Đạo Phật ngày càng bị thế tục hóa. Do được giai cấp thống trị ủng hộ nên
các giáo phái Phật giáo đã xây dựng cho mình những cơ sở vững chắc, hình thành
nên các thành trì kiên cố với những đội quân tăng lữ hùng hậu. Nhiều thời điểm bất
ổn của đất nước thì một số phái Phật giáo trở thành những lực lượng hùng mạnh đe
dọa và gây áp lực chính trị tới kinh đô. Trong quá trình thống nhất đất nước do ảnh
hưởng chính trị mà nhiều tông phái Phật giáo bị các lãnh chúa quân phiệt đàn áp dã
man, tiêu biểu là Oda Nobunaga.
Cùng với việc mở rộng buôn bán trên biển, tàu thuyền của các nước châu Âu
đã tìm đến Nhật Bản theo sau đó là các giáo sĩ (thừa sai). Tháng 6.1549, thừa sai
Francis Xavier, linh mục De Torres cùng trợ sĩ Fernandez và ba người Nhật với một
số người phục vụ khởi hành từ Malaca bằng thuyền buồm và cập bến Kagoshima

§oµn M¹nh Quúnh

23

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

ngày 15.8.1549. Ngay từ khi mới đến Nhật Bản, các thừa sai được nhiều lãnh chúa

(daimyo) đón tiếp thân tình và đối xử tử tế. Công việc truyền giáo thời gian đầu có
nhiều thuận lợi, Nhật Bản mở ra một “cánh đồng” truyền giáo đầy lạc quan. Có thể
thấy: “Sự giàu có và tính cách mạnh mẽ, thẳng thắn của các thương nhân Bồ Đào
Nha, những chiếc tàu buôn lớn đầy ắp hàng hóa, được trang bị vũ khí hiện đại đã
có sức hấp dẫn đối với người Nhật. Thêm vào đó, hầu hết các giáo sĩ là những
người có tri thức uyên bác trên rất nhiều lĩnh vực. Họ không chỉ là những người
làm công việc truyền giáo mà thông qua hoạt động của mình đã đem đến Nhật Bản
những thành tựu của nền văn minh mới, hoàn toàn khác lạ với những gì mà người
Nhật đã từng biết về văn minh Trung Hoa hay những giá trị văn hóa của một số
quốc gia phương Đông khác đương thời”. [6; 79]
Mặc dù mới đến Nhật Bản, các giáo sĩ đã hòa nhập nhanh chóng vào đời
sống xã hội của đất nước các “kami”. Nửa sau thế kỉ XVI, đạo Thiên Chúa phát
triển nhanh chóng ở Nhật Bản, mở ra một “Kirishitan thời đại”. Những thành quả
đầu tiên mà giáo sĩ (thừa sai) tiên khởi Francis Xavier đạt được là đưa khoảng 3000
người Nhật theo đạo và xây dựng nên nhà thờ đầu tiên. Từ đó cho tới cuối thế kỉ
XVI, giáo hội Thiên Chúa đã có số lượng giáo dân tới hàng trăm ngàn, nhiều lãnh
địa Công giáo xuất hiện. Nhiều lãnh chúa theo đạo tham gia tích cực vào công việc
giáo hội tạo nên một sức mạnh lớn và vị thế ngày càng tăng của đạo Thiên Chúa ở
Nhật Bản.
Có thể thấy, sau 22 năm từ khi F.Xavier đến Nhật Bản, số lượng giáo dân
mới chỉ khoảng 3000 người thì: “đến năm 1579 đã tăng lên 130000 người và đến
năm 1582 đã có tới 150.000 tín đồ, 75 giáo sĩ và 200 nhà thờ được xây dựng” [6;
89]. Đây một kết quả khả quan cho sự phát triển của giáo hội Nhật Bản. Có được
những thành quả trên là do sự nhiệt thành và tấm lòng chịu đựng vượt khó của
những thừa sai. Họ thấm nhuần lời răn của Chúa, lúc mới đến đất Nhật Bản các giáo
sĩ đã chú ý ngay đến những lớp người nghèo khổ dưới đáy xã hội. Đây là những đối
tượng luôn phải chịu áp bức, đau khổ trong cơn loạn lạc. Chính trong lúc đó với
giáo lí mang lại niềm tin và những việc làm nhân đức của mình các giáo sĩ đã tạo
được ấn tượng tốt cùng sự tin tưởng của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội.


§oµn M¹nh Quúnh

24

K35CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2

Một tâm thức cởi mở và hướng ngoại của đất nước Nhật Bản đã tạo nên đời
sống tôn giáo - tín ngưỡng hết sức phong phú. Chính điều này đã tạo điều kiện cho
các tôn giáo lớn từ bên ngoài có cơ hội xâm nhập và phát triển, đạo Thiên Chúa là
một điển hình tiêu biểu. Trong nửa đầu thế kỉ XVII, với chính sách khôi phục tôn
giáo truyền thống của mình chính quyền Mạc phủ Edo đã có những biện pháp cấm
đạo cứng rắn với đạo Thiên Chúa.
Tiểu kết 1
Thắng lợi có tính chất quyết định của trận chiến Sekigahara đã đưa dòng họ
Tokugawa lên làm chủ nhân mới của đất nước “mặt trời mọc”, nó còn là một bước
ngoặt của lịch sử Nhật Bản, chứa đựng nhiều ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Chiến thắng
đã chấm dứt thời kì nội chiến đẫm máu kéo dài hơn một thế kỉ (1490 - 1600) giữa
các thế lực cát cứ mở ra một thời kì phát triển của chế độ phong kiến có khuynh
hướng tập quyền với nhiều chuyển biến lớn, chuẩn bị những nhân tố căn bản. Thắng
lợi càng trở nên có ý nghĩa hơn trong điều kiện Nhật Bản ngày càng phải chịu
những sức ép mạnh mẽ từ các nước phương Tây. Và, một quốc gia thống nhất với
thiết chế chính trị mạnh đã được thiết lập đúng vào thời điểm đầy những thách đố
đó.
Sau khi đã thiết lập được chính quyền, cùng với việc ổn định trật tự đất nước,
tướng quân Ieyasu đã tiến hành khôi phục lại sức mạnh dân tộc, mở rộng quan hệ

với bên ngoài. Với tầm nhìn chiến lược, Ieyasu và các tướng quân kế nghiệp họ
Tokugawa sau này đã giải quyết một cách hiệu quả nhiều vấn đề khó khăn trong
thời gian cầm quyền của mình về các vấn đề chính trị, xã hội như phân chia lại
quyền lực đất nước trong nội bộ giai cấp thống trị, tiến hành chia lại ruộng đất cho
nông dân, giải quyết nhiều vấn đề ngoại giao với Trung Quốc và phương Tây…
Sự ổn định của chính quyền đã thúc đẩy các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa
được phục hồi và tạo nên những chuyển biến tích cực.

§oµn M¹nh Quúnh

25

K35CN Lịch sử


×