Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Chính sách khoán hộ trong nông nghiệp tỉnh vĩnh phúc năm (1966 1968)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.92 KB, 62 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giảng viên Nguyễn Văn Nam và
các thầy, cô trong khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình
hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, nhân viên các phòng ban trong thư
viện tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc cùng những người đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thu thập tài liệu phục vụ
nghiên cứu khoá luận.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, do thời gian có hạn và bước đầu
làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên không thể tránh khỏi
những thiếu xót, em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thanh Thƣ


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp “Chính sách khoán hộ trong nông nghiệp tỉnh
Vĩnh Phúc (1966-1968)” của em được hoàn thành dưới hướng dẫn của Giảng
viên Nguyễn Văn Nam. Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả
nghiên cứu của bản thân em, không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác
giả nào khác.
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thanh Thƣ


M ỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT TỈNH VĨNH PHÚC TRƢỚC KHI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOÁN HỘ ............................................... 6
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .......................................................................... 6
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TỈNH VĨNH PHÚC, TRUYỀN
THỐNG VĂN HÓA, LỊCH SỬ ...................................................................... 7
1.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VĨNH PHÚC TỪ NĂM 1954
ĐẾN TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOÁN HỘ
(09/1966) ....................................................................................................... 13
Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOÁN
HỘ TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC (1966-1968)........... 27
2.1. SỰ RA ĐỜI CHÍNH SÁCH KHOÁN HỘ ............................................ 27
2.1.1. Tiểu sử Kim Ngọc ............................................................................... 27
2.1.2. Sự ra đời và nội dung của chính sách khoán hộ.................................. 29
2.2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOÁN HỘ ................... 39
2.3. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHOÁN HỘ ĐẾN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC ....................................... 47
2.3.1. Tác động của chính sách khoán hộ đến phát triển kinh tế .................. 47
2.3.2. Tác động của chính sách khoán hộ đến xã hội.................................... 51
2.4. NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ....................................... 53
2.4.1. Nhận xét .............................................................................................. 53
2.4.2. Bài học kinh nghiệm ........................................................................... 54
KẾT LUẬN .................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 58


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là đề tài thu hút được sự quan
tâm của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có sử học. Đây là vấn đề
luôn mang tính thời sự và cấp thiết, đặc biệt là đối với một đất nước đi lên từ
nông nghiệp như nước ta. Hiện nay, thu nhập từ nông nghiệp vẫn chiếm 1/3
tổng thu nhập quốc dân ở khu vực nông thôn vẫn chiếm trên 70% dân số cả
nước thì vai trò của nông nghiệp và nông thôn là rất lớn.
Nông nghiệp không chỉ sản xuất ra nông sản thiết yếu để cung cấp cho
đại bộ phận cư dân đồng thời nó còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
và hàng hóa cho xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp không chỉ tạo ra nguồn thu
nhập cho đại bộ phận dân cư mà còn thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước, không những thế nó còn góp phần vào giữ vững ổn định
chính trị, xã hội, phát triển kinh tế bền vững.
Nhìn lại lịch sử sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong những
năm từ 1966-1968 với việc thực hiện chính sách khoán hộ của nguyên Bí thư
Tỉnh ủy Kim Ngọc vào thời điểm những năm 60 không chỉ tạo điều kiện cho
kinh tế nông nghiệp phát triển mà còn tạo nhiều chuyển biến tích cực trong
công thương nghiệp và giải quyết nhiều vấn đề xã hội khác lúc đó. Năm 1986,
Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới nhằm đưa đất nước thoát
khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội. Công cuộc đổi mới ở nước ta đã
thu được những thành công ban đầu nhưng có ý nghĩa sâu sắc, tạo điều kiện
cho đất nước phát triển. Trong thành tựu chung đó, kinh tế nông nghiệp nước
ta tuy có xu hướng giảm tỉ trọng GDP nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò hết
sức to lớn.


2

Nghiên cứu đề tài “Chính sách khoán hộ trong nông nghiệp tỉnh Vĩnh
Phúc (1966-1968)” không chỉ dựng lại bức tranh nông nghiệp Vĩnh Phúc

trong thời gian đó, mà còn giúp cho nhận thức của người dân tỉnh Vĩnh Phúc
nói riêng và người dân trên đất nước Việt Nam nói chung lòng tự hào về một
con người hết lòng vì Đảng, vì cuộc sống ấm no của nhân dân lao động, đó là
đồng chí Kim Ngọc – nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc. Ngoài ra đề tài còn
giúp chúng ta tìm hiểu được sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp nước ta nói
chung của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đồng thời thấy đuợc những đóng góp của
vấn đề quản lý lao động trong hợp tác xã nông nghiệp do đồng chí Kim Ngọc
khởi thảo.
Tìm hiểu chính sách khoán hộ trong nông nghiệp ở Vĩnh Phúc có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn, vì vậy, tôi chọn “Chính sách khoán hộ trong nông
nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (1966-1968)” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp chuyên
ngành lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những công trình khoa học trên các tạp chí nghiên cứu trực tiếp về
chính sách khoán hộ ở Vĩnh Phúc như: Quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, đưa
phong trào hợp tác hoá và sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phú vững
bước tiến lên của đồng chí Kim Ngọc trên tạp chí học tập số 6 năm 1969;
Kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, đưa phong trào hợp tác
hoá nông nghiệp vững bước tiến lên của đồng chí Trường Chinh trên tạp chí
học tập số 2, năm 1969; Khoán hộ ở Vĩnh Phúc trước đổi mới của tác giả
Nguyễn Thị Hồng Mai, tạp chí lịch sử Đảng, số tháng 5-2008; Nhân tố đổi
mới trong thực tiễn có từ bao giờ của tác giả Hữu Thọ, tạp chí lịch sử Đảng
năm 2000…Các nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề quan trọng của
chính sách khoán hộ ở Vĩnh Phúc như: sự ra đời, quá trình thực hiện, kết quả,
qua đó giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề này.


3

Ngoài ra còn một số cuốn sách cũng đã ít nhiều đề cập đến chính sách

khoán hộ ở Vĩnh Phúc như: Hợp tác hoá nông nghiệp Việt Nam Lịch sử - vấn
đề - triển vọng Nxb Sự thật năm 1992 của tác giả Chử Văn Lâm, Nguyễn
Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú, Trần Quốc Toản, Đặng Thọ Xương; Nửa cuối
thế kỉ phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội
thành phố Hồ Chí Minh năm 1995 của tác giả Nguyễn Sinh Cúc và Nguyễn
Văn Tiêm; Đổi mới ở Việt Nam - nhớ lại và suy ngẫm, Nxb Tri thức năm
2008 của tác giả Đào Xuân Sâm , Vũ Quốc Tuấn; Đổi mới cơ chế quản lý
nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1999 của tác
giả Trương Thị Tiến…Các cuốn sách đó đã đi vào nghiên cứu kinh tế nông
nghiệp ở miền Bắc, trong đó cũng đã đề cập đến chính sách khoán hộ ở tỉnh
Vĩnh Phúc từ năm 1966-1968.
Như vậy, chính sách khoán hộ ở tỉnh Vĩnh Phúc đã được nhiều tác giả
quan tâm, nghiên cứu. Mỗi tác giả lại nghiên cứu ở một góc độ, một khía cạnh
khác nhau. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó chưa thật sự toàn diện.
Mặc dù vậy, những thành quả của các công trình nghiên cứu đó đã tạo cơ sở
để tôi thực hiện nghiên cứu khoá luận này.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận dựng lại bức tranh lịch sử một cách chi tiết, đầy đủ về
“Chính sách khoán hộ trong nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (1966-1968)”, qua
đó giúp chúng ta có nhận thức và hiểu biết sâu sắc về một giai đoạn lịch sử
của nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó rút ra những bài học lý luận cũng như
thực tiễn trong công cuộc đổi mới hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu khái quát tỉnh Vĩnh Phúc trước khi chính sách khoán hộ ra
đời.


4


Sự ra đời, nội dung cũng như tình hình nông nghiệp Vĩnh Phúc trong
quá trình thực hiện chính sách khoán hộ.
Những tác động của chính sách khoán hộ đến sự phát triển hinh tế, xã
hội và những bài học kinh nghiệm.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: 1966-1968
Không gian: chính sách khoán hộ trong nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu đề tài này, luận văn sử dụng các nguồn tài liệu sau:
Các văn kiện của Đảng và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.
Các báo cáo tổng kết của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.
Các cuốn sách viết về điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế của
tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ như tác phẩm “Địa chí Vĩnh Phúc sơ thảo”
của Nguyễn Xuân Lâm xuất bản năm 2000.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: trong quá trình thực hiện nghiên cứu tác giả luôn
đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác – Lênin.
Về phương pháp nghiên cứu: sử dụng 2 phương pháp chủ đạo là
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra khoá luận còn sử dụng
các phương pháp khác như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp thống kê…
5. Đóng góp của khoá luận
Nghiên cứu về “Chính sách khoán hộ trong nông nghiệp tỉnh Vĩnh
Phúc (1966-1968)”, có những đóng góp cả về lý luận và thực tiễn:


5


Khoá luận dựng lại bức tranh lịch sử tương đối đầy đủ, có hệ thống về
“Chính sách khoán hộ trong nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (1966-1968)” giúp
chúng ta có nhận thức và hiểu biết về một giai đoạn lịch sử của nông nghiệp
Vĩnh Phúc.
Đây là nguồn tài liệu quan trọng phục vụ cho những người quan tâm
đến chính sách khoán hộ của đồng chí Kim Ngọc trong việc nghiên cứu về
lịch sử phát triển nông nghiệp Vĩnh Phúc nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói
chung.
Khoá luận đã khai thác được nguồn tài liệu địa phương có giá trị, tập
hợp các tài liệu đó thành một hệ thống phục vụ cho công tác nghiên cứu lịch
sử địa phương.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2
chương:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Vĩnh Phúc trước khi thực hiện chính sách
khoán hộ.
Chương 2: Quá trình thực hiện chính sách khoán hộ trong nông nghiệp
tỉnh Vĩnh Phúc (1966-1968).


6

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH PHÚC TRƢỚC KHI THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH KHOÁN HỘ
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du ở Bắc Bộ, có vị trí nằm tả ngạn sông
Hồng, là cửa ngõ nối liền các tỉnh đồng bằng với chiến khu Việt Bắc. Diện
tích tỉnh Vĩnh Phúc những năm 60 là 134.828ha, năm 2009 là 1.231.76km2
bao gồm cả hai loại hình đồng bằng và trung du. Diện tích đất nông nghiệp là

76.053ha chiếm 54,74%, các loại đất khác là 14.244ha chiếm 45,26%.
Trong tỉnh hình thành ba vùng: rừng núi, đồi gò và đồng bằng. Diện
tích vùng rừng núi chiếm tỉ lệ khá lớn. Vùng rừng núi nằm ở phía Bắc tỉnh,
tiếp giáp với núi rừng của hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang. Vùng đồng
bằng nằm ở phía Nam tỉnh bao gồm các huyện: Đông Anh, Yên Lãng, Vĩnh
Tường, Yên Lạc. Điều đó cho thấy Vĩnh Phúc có điều kiện canh tác trên các
vùng này với quy mô lớn và là cơ sở thực hiện khoán đa dạng với từng loại
đất canh tác khác nhau.
Sự phân bố sông ngòi trên địa bàn tỉnh được phân bố đều, tạo nhiều
điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Các hướng phía Nam, Đông,
Tây đều có sông bao bọc. Sông Cầu nằm ở phía Đông với chiều dài chảy qua
tỉnh là 24km, sông Lô nằm ở phía Tây có độ dài chảy qua tỉnh là 37km. Trong
địa phận tỉnh còn có nhiều sông ngòi nhỏ chảy qua từ chân núi Tam Đảo
xuống vùng đồng bằng, trong đó có hai con sông chạy dọc giữa tỉnh là sông
Phó Đáy và sông Cà Lồ. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều đầm hồ lớn nằm ở phía
Nam như đầm Vạc, đầm Rươu, đầm Đông Mật…Như vậy hệ thống sông
ngòi, đầm hồ trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa lớn đối với việc cung cấp nước tưới,
bồi đắp phù xa tạo nên những đồng bằng mầu mỡ.


7

Khí hậu trên địa bàn tỉnh cũng hết sức đa dạng, phân hóa theo độ cao,
mang đặc trưng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm là 23,45 0C,
độ ẩm đạt 86% rất thuận lợi cho cây trồng phát triển.
Đặc biệt, về đường giao thông Vĩnh Phúc lại nằm trên hai trục đường
quốc lộ số 2 từ Hà Nội đi Hà Giang dài 50km, đường này chạy song song với
đường sắt Hà Nội – Lào Cai qua Vĩnh Phúc.
Như vậy, Vĩnh Phúc là một tỉnh có vị trí rất quan trọng cả về kinh tế và
quân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực.

1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TỈNH VĨNH PHÚC, TRUYỀN THỐNG
VĂN HOÁ, LỊCH SỬ
1.2.1. Lịch sử hình thành tỉnh Vĩnh Phúc
Trải qua nhiều lần tách, nhập do yêu cầu của cuộc đấu tranh giành độc
lập dân tộc, thống nhất đất nước và phát triển kinh tế - xã hội, tên gọi cũng
như sự phân chia các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều
thay đổi.
Thời Hùng Vương với tên nước là Văn Lang, tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong
địa phận bộ Văn Lang, trên lưu hợp của ba con sông: sông Thao, sông Hồng,
sông Lô… Ngày nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những vết tích của nền
văn minh đồng thau nổi tiếng, tiêu biểu là di chỉ Đồng Đậu ở xã Minh Tân –
huyện Yên Lạc và di chỉ Lũng Hòa ở xã Lũng Hòa – huyện Vĩnh Tường.
Những công cụ, vũ khí và đồ trang sức được chế tác một cách tinh xảo bằng
đồng thau đã cho thấy trình độ phát triển của lớp cư dân Văn Lang, tổ tiên xa
xưa của các thế hệ người Việt ngày nay.
Từ năm 111 TCN, nhà Hán xâm chiếm nước ta, chia nước ta làm ba
quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Khi đó, dưới quận là huyện, và
Vĩnh Phúc bấy giờ (cho tới năm 243 SCN) nằm trong huyện Mê Linh.


8

Đến thế kỷ thứ III, Vĩnh Phúc bị xé lẻ và nằm trong 2 huyện Gia Ninh
và Mê Linh (thuộc quận Tân Xương). Tới thế kỷ VI (thời nhà Tùy), Vĩnh
Phúc lại nằm trong địa phận hai huyện Gia Ninh và Tân Xương…
Từ đó đến thế kỷ XIII, Vĩnh Phúc trải qua nhiều biến động. Từ thế kỷ
XIII đến thế kỷ XIV, nhà Trần vẫn chia nước ta thành các lộ; đến nhà Hồ lại
đổi thành trấn. Dưới lộ (hay trấn) là các phủ, dưới phủ là các châu, dưới châu
là huyện, dưới huyện là các xã. Lúc này, các huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
(thời Trần mạt), nằm trong 3 trấn và lộ sau:

Lộ Đông Đô: Châu Tam Đới (Vĩnh Tường) có huyện Yên Lạc, huyện
Yên Lãng và huyện Lập Thạch.
Lộ Bắc Giang: Châu Bắc Giang có huyện Tân Phúc, châu Vũ Ninh có
huyện Đông Ngàn (gồm huyện Kim Anh, huyện Từ Sơn).
Trấn Tuyên Quang có huyện Dương.
Sang thời Lê (1428 – 1786), ban đầu Vĩnh Phúc thuộc đất thừa tuyên
Sơn Tây. Cho tới cuối thời Hậu Lê, đầu nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XIX), vùng
đất Vĩnh Phúc lại nằm trong các trấn sau:
Trấn Kinh Bắc: Phủ Từ Sơn có huyện Đông Ngàn, phủ Bắc Hà có
huyện Tân Phúc, huyện Kim Thoa.
Trấn Sơn Tây: Phủ Tam Đới bao gồm các huyện Bạch Hạc, Lập Thạch,
Yên Lạc, Yên Lãng; Phủ Đoan Hùng có huyện Dương.
Trấn Thái Nguyên: Phủ Phú Bình có huyện Bình Tuyền.
Dưới triều Nguyễn (thế kỷ XIX), vua Minh Mệnh đổi trấn thành tỉnh,
phạm vi Vĩnh Phúc lại nằm vào 3 tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh và Thái Nguyên.
Đến cuối thế kỉ XIX, nhằm thực hiện chính sách chia để trị, thực dân
Pháp tiếp tục chia cắt và xáo lộn các huyện, các xã ở Bắc Kỳ để thành lập các
trung tâm cai trị mới. Theo đó các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên bị
cắt xén bớt đi, các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên lần lượt ra đời.


9

Ngày 20 - 10 - 1890, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập
đạo Vĩnh Yên. Địa bàn đạo Vĩnh Yên gồm:
Huyện Bình Xuyên tách từ phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Toàn bộ phủ Vĩnh Tường gồm năm huyện: Bạch Hạc, Lập Thạch, Tam
Dương, Yên Lạc và Yên Lãng tách từ tỉnh Sơn Tây.
Sáu tháng sau, ngày 12 - 4 - 1891, toàn quyền Đông Dương ra Nghị
định bãi bỏ đạo Vĩnh Yên, đưa địa bàn đạo Vĩnh Yên chuyển về tỉnh Sơn

Tây, kể cả huyện Bình Xuyên trong đó. Ở Hương Canh, chỉ có một viên chức
người Pháp đại diện cho Công sứ Sơn Tây ở vùng này.
Hơn tám năm sau, ngày 29 - 12 - 1899, toàn quyền Đông Dương lại ra
Nghị định lập lại tỉnh Vĩnh Yên trên cơ sở địa bàn của đạo Vĩnh Yên cũ. Tỉnh
lị đặt tại làng Tích Sơn, huyện Tam Dương. Tỉnh Vĩnh Yên chính thức ra đời
và đi vào hoạt động vào năm 1900. Sau đó không lâu, phủ Yên Lãng tách ra
khỏi Vĩnh Yên để nhập vào tỉnh Phù Lỗ năm 1901. Từ năm 1901, tỉnh Vĩnh
yên còn lại một phủ là Vĩnh Tường và bốn huyện là Yên Lạc, Bình Xuyên,
Tam Dương, Lập Thạch.
Ngày 6 - 10 - 1901, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập
tỉnh Phù Lỗ. Địa bàn tỉnh Phù Lỗ bao gồm ba huyện cắt từ tỉnh Bắc Ninh sang
là phủ Đa Phúc, huyện Kim Anh và huyện Đông Khê (năm 1903 huyện Đông
Khê đổi tên thành huyện Đông Anh); phủ Yên Lãng cắt từ tỉnh Vĩnh Yên
sang. Tỉnh lị đặt tại làng Phủ Lỗ, huyện Kim Anh nên có tên là Phù Lỗ.
Ngày 18 - 2 - 1904, tỉnh lị rời lên làng Tháp Miếu, tổng Bạch Trữ, phủ
Yên Lãng và từ đó tên tỉnh là Phúc Yên.
Tháng 3 - 1913, chính quyền thực dân Pháp đưa tỉnh Vĩnh Yên xuống
cấp đại lí - đại lí Phúc Yên, cho lệ thuộc vào tỉnh Vĩnh Yên. Hai năm sau,
tháng 12 - 1915, chúng xóa bỏ cấp đại lí, lập lại tỉnh Phúc Yên gồm hai phủ
Đa Phúc, Yên Lãng và hai huyện Kim Anh, Đông Anh, như địa bàn lúc đầu
thành lập tỉnh. Đây là tỉnh nhỏ nhất xứ Bắc Kỳ.


10

Tháng 2 - 1950, hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp nhất thành một
tỉnh lấy tên là Vĩnh Phúc.
Từ khi hợp nhất năm 1950 đến năm 2005, tỉnh Vĩnh Phúc nhiều lần
thay đổi về địa giới hành chính.
Trong cuộc cải cách ruộng đất (1955), huyện Phổ Yên của tỉnh Thái

Nguyên nhập vào tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng đến đầu năm 1957 lại được cắt trả
về tỉnh Thái Nguyên.
Tháng 6 - 1957, thị trấn Bạch Hạc và đến tháng 7 - 1977 hai thôn Mộ
Chu Hạ và Lang Đài của xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường chuyển về thành phố
Việt Trì (tỉnh Phú Thọ). Tháng 6 - 1961, huyện Đông Anh cùng xã Kim
Chung (huyện Yên Lãng) và thôn Đoài, xã Phù Lỗ (huyện Kim Anh) được
tách khỏi tỉnh Vĩnh Phúc, chuyển giao về Thủ đô Hà Nội.
Tháng 2 - 1968, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh
Vĩnh Phú.
Tháng 11 - 1996, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị
quyết về việc chia tách một số tỉnh, trong đó có Vĩnh Phú chia tách thành hai
tỉnh là Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Sau gần 29 năm hợp nhất, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và đi vào hoạt
động từ ngày 1 - 1 - 1997, có 7 đơn vị hành chính là thị xã Vĩnh Yên và sáu
huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên và Mê
Linh.
Tháng 9 - 1998, huyện Tam Đảo tách thành hai huyện Tam Dương và
Bình Xuyên. Ngày 9 - 12 - 2003, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số
153/2003/NĐ-CP thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo mới.
Tính đến năm 2005, sau nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính tỉnh
Vĩnh Phúc có chín đơn vị hành chính, trong đó có hai thị xã là Phúc Yên,
Vĩnh Yên và bảy huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc,


11

Bình Xuyên, Tam Đảo và Mê Linh. Toàn tỉnh có 152 xã, phường, thị trấn,
trong đó có hai huyện và 39 xã thuộc miền núi. Diện tích tự nhiên của tỉnh là
1.370,73km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 46,4% diện tích; dân số gần 1,2
triệu người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 2,7%.

Ngày 1 - 12 - 2006, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ban hành nghị định số 146/2006/NĐ-CP về việc thành lập Thành phố
Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo chủ trương của chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về mở rộng địa giới của thủ đô Hà Nội và theo Nghị
quyết số 01/2008/NQ-HĐND của kỳ họp thứ 12 Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc về điều chỉnh địa giới hành chính. Ngày 24 - 03 - 2008, toàn bộ huyện
Mê Linh sát nhập địa giới về thủ đô Hà Nội.
Ngày 23 - 12 - 2008, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam tiếp tục ra Nghị định số 09/NQ-CP về việc tách huyện Lập Thạch ra làm
hai huyện Lập Thạch và Sông Lô.
Tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2009 gồm 9 đơn vị hành chính là: Thành phố
Vĩnh Yên (tỉnh lỵ), thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Sông Lô, Lập Thạch, Tam
Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Đảo.
1.2.2. Truyền thống văn hóa
Nhân dân Vĩnh Phúc không chỉ anh dũng trong chống giặc ngoại xâm,
mà còn có truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, phát triển
kinh tế văn hóa. Sống ở địa bàn trung du, vừa có núi đồi, vừa có đồng bằng,
người dân Vĩnh Phúc qua bao đời nay đã cần cù cải tạo đồng ruộng, đồi
nương, chế ngự thiên tai, để tạo nên những sản phẩm, những đặc sản đã đi vào
ca dao truyền thống trong dân gian.
Dù sống nghìn năm dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và gần
một thế kỉ dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật nhưng nhân
dân Vĩnh Phúc vẫn giữ gìn, bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc, vẫn duy trì


12

dòng văn học dân gian truyền thống và tạo nên những công trình văn hóa,
nghệ thuật đặc sắc có giá trị cho muôn đời sau. Kho tàng ca dao, tục ngữ rất
phong phú, đa dạng, phản ánh kinh nghiệm sản xuất, chế giễu những thói hư

tật xấu trong xã hội, thể hiện tính sáng tạo thông minh của người dân Vĩnh
Phúc. Ngoài những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mang tính thiên tạo như
núi Tam Đảo, núi Tây Thiên…, người dân Vĩnh Phúc bằng bàn tay khối óc
của mình đã tạo nên những công trình kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc mà phần
lớn những công trình lưu giữ đến ngày nay đã được Nhà nước xếp hạng di
tích lịch sử văn hóa.
Bên cạnh dòng văn học dân gian được duy trì, Vĩnh Phúc còn sản sinh
ra nhiều danh nhân đóng góp cho đất nước trên nhiều lĩnh vực văn hóa, chính
trị, quân sự, ngoại giao. Ngoài Trần Nguyên Hãn, anh hùng dân tộc thế kỉ XV
được dân tộc ghi công, cả nước tôn thờ, Vĩnh Phúc còn có nhiều nho sĩ đỗ đạt
cao, đảm nhận những trọng trách trong triều đình phong kiến, tỉnh Vĩnh Phúc
có 120 danh nhân, trong đó hàng đế vương có hai vị, danh tướng có 19 vị,
danh thần có 1 vị, danh sĩ có 96 vị.
Những truyền thống văn hóa của nhân dân các dân tộc Vĩnh Phúc được
phát triển và kế thừa qua nhiều thế hệ, góp phần tô thắm thêm truyền thống
của quê hương và đất nước qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là những cơ sở
bền vững, những hành trang quý để Vĩnh Phúc phát triển trong tương lai.
1.2.3. Truyền thống lịch sử
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam, Vĩnh Phúc được xem như một vùng đất cổ sớm được người Việt
đến định cư sinh sống.
Trang sử hào hùng đầu tiên về đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân
dân Vĩnh Phúc là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 sau Công
Nguyên. Ngày nay rất nhiều truyền thuyết thần tích, đền miếu thờ Hai Bà


13

Trưng và các tưỡng lĩnh của Hai Bà Trưng vẫn còn truyền tụng trong dân gian
và được thờ phụng với nghi lễ cúng tế tôn kính.

Thế kỷ X, với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán, đất
nước ta chấm dứt ách đô hộ hàng nghìn năm của phong kiến phương Bắc,
bước vào thời kỳ độc lập tự chủ. Trong thời kỳ phong kiến độc lập này, nhân
dân Vĩnh Phúc đã có những đóng góp, những cống hiến hết sức to lớn vào các
cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc ta.
Hết chống kẻ thù cũ phong kiến phương Bắc đến kẻ thù mới, thực dân
Pháp xâm lược nước ta, đánh chiếm tỉnh, các thế hệ nhân dân Vĩnh Phúc lại
một lần nữa vùng lên đánh Pháp giải phóng đất nước, giải phóng quê hương.
Chính sách thống trị tàn bạo của bọn phong kiến, thực dân đối với nhân
dân Vĩnh Phúc đã dẫn đến vùng đất này liên tiếp nổ ra các cuộc bạo động, các
cuộc đấu tranh với đủ trào lưu, xu hướng ngay từ khi chúng đặt ách thống trị
trên quê hương. Những truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân
Vĩnh Phúc đã tạo nên truyền thống dũng cảm trong chiến đấu cũng như xây
dựng và bảo vệ quê hương.
1.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VĨNH PHÚC TỪ NĂM 1954 ĐẾN
TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOÁN HỘ (09/1966)
Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ, ngày 8 - 10 - 1954, những tên
lính viễn chinh Pháp cuối cùng rút khỏi tỉnh Vĩnh Phúc. Trong những ngày
đầu mới giải phóng, tình hình mọi mặt của tỉnh có những diễn biến khá phức
tạp, nhất là vấn đề tư tưởng. Tỉnh ủy đã nhận định: “Sau khi đình chiến, hầu
hết cán bộ có tư tưởng hưởng lạc, quên tác phong gian khổ. Trong cán bộ, bộ
đội, tư tưởng nghỉ ngơi là phổ biến, thiếu cảnh giác, không nhận rõ âm mưu
địch”. Mặt khác, một bộ phận nhân dân đang lo lắng cho số phận người thân
bị bắt, tù đày trong chiến tranh nay chưa được trao trả. Sau nữa, nhiều gia
đình có chồng, con, anh, em lầm đường, cầm súng theo giặc nay thân nhân


14

của họ không khỏi hoang mang, lo sợ. Thêm vào đó, kẻ địch lại dấy lên chiến

dịch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào theo đạo Thiên chúa vào Nam. Sản xuất nông
nghiệp bị đình đốn do ruộng bị hoang hóa nhiều,các công trình thủy lợi bị hư
hại gần hết người dân nhiều nơi đi tản cư lánh giặc, nay mới hồi cư sản xuất
công nghiệp chưa có gì, còn thủ công nghiệp chưa được phục hồi. Do đó nạn
đói đang hoành hành ở nhiều nơi.
Đứng trước tình hình như vậy, Tỉnh ủy họp hội nghị mở rộng từ ngày
15 đến ngày 18 - 8 - 1954 đề ra chủ trương: “Tập trung giáo dục để toàn dân
thống nhất về tư tưởng. Làm cho mọi người nhận rõ được âm mưu của đế
quốc Mỹ, Pháp và bè lũ tay sai… Nhận rõ thất bại của địch và thắng lợi của
ta, để đề cao tinh thần công tác, khắc phục tư tưởng cầu an, hưởng lạc, thiếu
cảnh giác…” [6, tr.254].
Khắc phục cơ bản những diễn biến phức tạp về tư tưởng để ổn định chính
trị trên địa bàn tỉnh là thành công lớn của Đảng bộ trong những tháng đầu sau
giải phóng. Nhưng vấn đề đời sống nhân dân, nhất là vùng địch tạm chiếm
trước kia, nay phần lớn bị đói đang là nỗi lo của mọi cấp, mọi ngành. Tính đến
đầu năm 1955, toàn tỉnh có tới 29.596 số người bị đói và đến tháng 4 - 1995 số
người bị đói ở các mức độ khác nhau lên tới trên 5 vạn người [1, tr.298].
Để giải quyết nạn đói trước mắt, chính quyền tỉnh đã đề ra các biện
pháp cụ thể sau đây:
Vận động nhân dân khắc phục mọi khó khăn để đẩy mạnh sản xuất
nông nghiệp, tranh thủ trồng rau, màu ngắn ngày, đó là biệp pháp cơ bản nhất
để chống đói trước mắt và khắc phục nạn đói một cách triệt để.
Trước mắt. tập trung cứu tế những nơi trọng điểm bằng lương thực, vải
vóc, thuốc chữa bệnh… từ nguồn của tỉnh và Liên khu hỗ trợ.
Phát động phong trào “Lá lành đùm lá rách”, mọi người tương trợ, giúp
đỡ nhau vượt qua nạn đói.


15


Bằng nhiều biện pháp cụ thể và phù hợp, nạn đói từng bước được khắc
phục trên địa bàn tỉnh.
Cùng với chống đói, chống cưỡng ép đồng bào theo đạo thiên chúa di
cư vào Nam cũng là nhiệm vụ đột xuất, khá nặng nề của tỉnh.
Vừa chỉ đạo công tác đấu tranh với địch để ổn định về chính trị, Tỉnh
ủy Vĩnh Phúc vừa tăng cường chỉ đạo khôi phục kinh tế, coi đó là yếu tố quan
trọng để giữ vững sự ổn định về chính trị. Từ ngày 17 - 10 đến 20 - 10 - 1954,
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc họp hội nghị mở rộng bàn về những biện pháp khôi phục
kinh tế sau chiến tranh trong đó nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm: “Ra sức
thực hiện những công tác nhằm khôi phục lại nền kinh tế ở địa phương để
chống đói, nâng cao dần đời sống nhân dân. Chủ yếu là phục hồi và phát
triển sản xuất nông nghiệp. Nhưng đồng thời chú trọng phục hồi phát triển
công – thương nghiệp” [1, tr.301]
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 12
năm 1954, nhân dân các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Tam Dương, Yên
Lạc, Yên Lãng và Bình Xuyên đã góp gần 7 vạn ngày công tu bổ toàn bộ hệ
thống nông giang Liễn Sơn. Tổng khối lượng đào đắp khoảng 17.000m3 đất
bồi phụ bờ kênh, vét 16.500m3 bùn, đắp 367 đập, làm mới 205 cống… Đầu
năm 1965, hệ thống nông giang Liễn Sơn đã hoạt động trở lại, phục vụ đắc
lực cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh sau thời gian dài bị ngưng trệ.
Bên cạnh việc phục hồi các hệ thống thủy lợi, Tỉnh ủy chỉ đạo các
huyện tích cực vận động nhân dân khai hoang, phục hóa ruộng đất tăng diện
tích nông nghiệp. Những năm chiến tranh do địch lập đồn bốt, lập vành đai
trắng và do nhân dân phiêu tán, nên số ruộng đất bị hoang hóa khá nhiều, toàn
tỉnh có tới 47.222 mẫu.
Kết quả khôi phục lại công trình thủy lợi, khai hoang phục hóa, tu bổ
đê điều… có tác động rất quan trọng trong quá trình khôi phục năng lực sản


16


xuất trên địa bàn tỉnh. Từ năm 1955 đến năm 1957, diện tích gieo cấy lương
thực và thực phẩm đạt khá cao. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận, vật tư kỹ
thuật thiếu thốn, lao động lại chưa ổn định… nên năng suất nhiều loại cây
trồng thấp, sản lượng lương thực qui thóc chưa đủ để tự cân đối. Mặc dù vậy,
việc phục hồi năng lực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh sau chiến tranh
có ý nghĩa lớn như Tỉnh ủy đã khắng định: “Trước tình hình nhiệm vụ mới,
công tác kinh tế tài chính là một công tác rất lớn và quan trọng. Nó có nhiệm
vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, nâng cao đời
sống nhân dân, phát triển kinh tế của ta có kế hoạch. Nó còn quan hệ trực
tiếp đến cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà”
[6, tr.262].
Để phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, ngay từ tháng 10 năm 1955,
Ủy ban hành chính tỉnh chỉ đạo ngành thương nghiệp xây dưng hệ thống hợp
tác xã mua bán từ xã đến tỉnh, nhằm phối hợp với thương nghiệp quốc doanh
phục vụ đắc lực đời sống và sản xuất của nhân dân. Đến cuối tháng 10, ngành
đã xây dựng xong hợp tác xã mua bán ở 18 xã của huyện Lập Thạch gồm
9.255 xã viên với 10.724 cổ phần. Đó là những hợp tác xã mua bán đầu tiên
của tỉnh.
Cùng với xây dựng hợp tác xã mua bán, Tỉnh ủy chỉ đạo ngành ngân
hàng làm thí điểm xây dựng hợp tác xã tín dụng ở nông thôn nhằm trợ giúp
nhân dân vay vốn sản xuất, chống lại tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn đã tồn
tại bao đời nay.
Sau khi hòa bình được lập lại, tháng 11 năm 1955, được sự chỉ đạo của
cấp trên, Vĩnh Phúc tiến hành phát động quần chúng giảm tô đợt 6 ở 32 xã
thuộc huyện Vĩnh Tường, Tam Dương và đợt 7, đợt cuối cùng ở 81 xã còn lại
của tất cả các huyện. Đến 7- 3 - 1955, nhiệm vụ phát động quần chúng giảm
tô ở Vĩnh Phúc đã hoàn thành.



17

Trong quá trình giảm tô, uy thế chính trị và kinh tế của giai cấp địa chủ
bị đánh đổ một bước. Những quyền lợi thiết thân đối với người nông dân đã
được thực hiện một phần; từ đó tạo ra những tiền đề hết sức thuận lợi để ta
tiếp tục tiến hành nhiệm vụ phản phong là cải cách ruộng đất, đánh đổ hoàn
toàn giai cấp địa chủ phong kiến, thực hiện triệt để khẩu hiều “Người cày có
ruộng” của Đảng.
Từ tháng 2 năm 1955, Vĩnh Phúc triển khai cải cách ruộng đất trên địa
bàn tỉnh. Từ ngày 8 - 2 - 1955 đến ngày 10 - 5 - 1955, tiến hành ở 65 xã thuộc
huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường và 2 xã thuộc huyện Tam Dương. Từ ngày 7 7 đến ngày 7 - 10 - 1955 làm tiếp ở 111 xã còn lại của tất cả các huyện.
Đến tháng 10 - 1955, công cuộc cải cách ruộng đất trên địa bàn tỉnh đã
hoàn thành. Trong cải cách ruộng đất, toàn bộ uy thế chính trị, kinh tế, xã hội
của giai cấp địa chủ, phong kiến đã bị đánh đổi; nông dân lao động đã làm
chủ và thực sự được hưởng những thành quả do đấu tranh giai cấp mang lại.
Như vậy khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Song trong khi tiến hành cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức,
chúng ta đã phạm những sai lầm hết sức nghiêm trọng: vi phạm đường lối giai
cấp nông thôn (xâm phạm lợi ích trung nông, không phân biệt phú nông,
không phân biệt đối đãi các loại địa chủ, không chiếu cố địa chủ kháng
chiến), cường điệu trấn áp phản cách mạng, không dựa vào tổ chức cũ…
Mặc dù, mắc phải những sai lầm nhưng cải cách ruộng đất đã lấy được
lòng tin của dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế nông nghiệp phát
triển thêm một bước.
Trong thời gian sửa chữa những sai lầm của cải cách ruộng đất, Trung
ương đã quyết định chọn một điểm của Vĩnh Phúc để xây dựng thí điểm hợp
tác xã nông nghiệp bậc thấp. Tháng 5 - 1956, một đoàn cán bộ đã về xã Chấn
Hưng, huyện Vĩnh Tường làm thử một hợp tác xã đầu tiên ở xóm Suôi. Sau



18

một thời gian tuyên truyền, giáo dục, có 14 gia đình đã tình nguyện tham gia
hợp tác xã thí điểm này. Tư liệu được tập thể hóa gồm 24 mẫu 6 sào 11 thước
ruộng canh tác 2 vụ lúa, 6 con trâu bò cùng một số nông cụ thiết yếu khác.
Kết thúc vụ mùa năm 1956, có 10 hộ làm đơn xin gia hợp tác xã.
Từ kinh nghiệm thí điểm ở xóm Suôi, xã Chấn Hưng, sang năm 1957,
tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục xây dựng thêm bốn hợp tác xã mới, đó là xóm Nha
(Chấn Hưng), Lai Sơn (Tam Dương), Đinh Xá (Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc)
và Thiệu Xuân (Đồng Thịnh, huyện Lập Thạch), nâng tổng số lên 5 hợp tác
xã nông nghiệp bậc thấp, gồm có 80 hộ nông dân tham gia.
Bên cạnh việc làm thí điểm xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, Vĩnh
Phúc còn duy trì đẩy mạnh xây dựng tổ đổi công trong nông thôn theo tinh
thần Chỉ thị số 59 của Ban bí thư Trung ương. Đến đầu năm 1958, Vĩnh Phúc
xây dựng được 11.192 tổ đổi công gồm 72.779 hộ, chiếm 66,095 tổng số hộ
nông dân toàn tỉnh [6, tr.280].
Giai đoạn 1954 – 1960, tình hình kinh tế đặc biệt là kinh tế nông
nghiệp có những chuyển biến căn bản. Nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối
với nông nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
căn bản đã hoàn thành. Nó đã góp phần đưa nền kinh tế của đất nước nói
chung, kinh tế Vĩnh Phúc nói riêng đi lên ở một khía cạnh nào đó có thể nói là
yếu tố, cơ sở cung cấp lương thực – thực phẩm, vật chất cho miền Nam.
Tháng 9 - 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng khai
mạc tại Hà Nội. Đại hội đã thông qua đường lối chung cửa cách mạng Việt
Nam, đường lối phát triển kinh tế trong thời kì quá độ tiến lên Chủ nghĩa xã hội
ở nước ta. Đại hội cũng thông qua Báo cáo phương hướng – nhiệm vụ của kế
hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất phát triển kinh tế - xã hội (1961 – 1965).
Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, tỉnh Vĩnh
Phúc cũng đặt ra những nhiệm vụ cơ bản cho toàn tỉnh thực hiện tốt kế hoạch



19

5 năm của tỉnh. Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ III, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ II đã đề ra phương hướng,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của
tỉnh, trước mắt là nhiệm vụ năm 1961 tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
Ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện, đồng thời phát triển công
nghiệp địa phương và thủ công nghiệp phục vụ nông nghiệp, tăng cường
thương nghiệp hợp tác xã, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa
cho nhân dân.
Hoàn thành công cuộc cải cách Xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp,
thủ công nghiệp và thương nghiệp tư bản tư doanh.
Tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần
chúng, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong thời kì mới.
Cũng giống như việc thực hiện kế hoạch 5 năm trên toàn miền Bắc,
trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được một số
thành tựu đáng kể.
Về sản xuất nông nghiệp, trong hai năm 1961 – 1962, bình quân tăng
hàng năm là 7,3% giá trị sản lượng. Đến năm 1962 tăng 12,2% so với năm
1960. Đi sâu từng ngành như sau: trồng trọt tăng bình quân hàng năm 10,5%;
chăn nuôi tăng bình quân 4%; lâm nghiệp tăng 25,8%; riêng cây lương thực cả
3 chỉ tiêu: diện tích, sản lượng, năng suất đều tăng đáng kể. Tổng sản lượng
lương thực quy thóc năm 1962 tăng hơn năm 1960 là 33.780 tấn [6, tr.301-302].
Với những thành tích đạt được về mọi mặt, trong đó là công tác chống
hạn, khai hoang phục hóa phát triển sản xuất nông nghiệp năm 1961-1962 đạt
khá, nên một vinh dự lớn đến với Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc là được
đón Bác Hồ về thăm động viên ngày 2 - 3 - 1963.
Để nông nghiệp phát triển tốt hơn nữa, Tỉnh ủy chỉ đạo tập trung cho
cuộc vận động cải tiến quản lí hợp tác xã nông nghiệp. Trong năm 1963, Vĩnh



20

Phúc tiến hành hai đợt cải tiến quản lí ở 85 hợp tác xã nông nghiệp. Trong
quá trình làm cải tiến, nội dung chủ yếu được vận dụng để xây dựng hợp tác
xã là: quản lý sản xuất, quản lý lao động và quản lý tài vụ.
Qua gần một năm tiến hành cải tiến quản lý ở gần 100 hợp tác xã, Tỉnh
ủy rút ra nhận xét: “Về mặt tư tưởng, qua cải tiến đã nâng cao thêm một bước
ý thức làm chủ, trình độ quản lý hợp tác xã cho cán bộ, đảng viên, xã viên
hợp tác xã” [6, tr.305-306].
Sang năm 1964, Tỉnh ủy chỉ đạo tiếp tục tiến hành cải tiến quản lý hợp
tác xã nông nghiệp, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng bộ. Do vậy,
trong toàn tỉnh đã tiến hành đại trà trong 3 đợt ở 676 hợp tác xã trên toàn tỉnh.
Do tăng cường đầu tư chiều sâu cho nông nghiệp và hợp tác xã, nên
năm 1964 tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục giành thắng lợi lớn về sản xuất nông
nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 139.922 ha; năng suất lúa cả
năm đạt bình quân toàn tỉnh 2.081 kg/ha, vượt 4,15% kế hoạch tăng 8,05% so
với năm 1963. Đặc biệt là huyện Vĩnh Tường trong vụ mùa đã dẫn đầu toàn
tỉnh với năng suất 3.853kg/ha, vượt kế hoạch 10,43%; toàn tỉnh có 183 hợp
tác xã đạt năng suất lúa từ 2,5 tấn đến 3,6 tấn [6, tr.309].
Đạt được kết quả to lớn như trên là do sự chỉ đạo của Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh
Phúc và sự hăng hái, nhiệt tình và nỗ lực của nhân dân trong toàn tỉnh. Phát
huy những kết quả bước đầu về nông nghiệp, trong năm 1965,mặc dù chiến
tranh phá hoại của giặc Mỹ đối với miền Bắc đang lan rộng, giai cấp nông dân
tập thể ở Vĩnh Phúc đã vượt qua mọi khó khăn trở ngại, “tay cày, tay súng” đã
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp.
Đánh giá tình hình phát triển kinh tế của tỉnh (chủ yếu là nông nghiệp)
năm 1965, Tỉnh ủy khẳng định: “Tình hình phát triển nông nghiệp năm qua
trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, nhất là do thiên tai và chiến tranh, nhưng

vẫn bảo đảm đạt kết quả khá tốt và thắng lợi toàn diện” [1, tr.342].


21

Đó cũng là bức tranh tổng thể ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh – kinh
tế nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965.
Về công nghiệp, trên địa bàn tỉnh rất nhỏ bé, khi bước vào thực hiện kế
hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất, tỷ trọng giá trị công nghiệp chỉ chiếm
14,9% trong tổng số giá trị công – nông nghiệp. Năm 1965, tổng giá trị sản
lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 21.872.000đồng bằng 94,7%
kế hoạch. Tỷ trọng giá trị công nghiệp mới chỉ đạt hơn 15% trong tổng giá trị
công – nông nghiệp toàn tỉnh [6, tr.314].
Nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất đạt kết quả khá toàn diện, ngoài nguyên nhân có tính quyết định là sự
lãnh đạo của Đảng, tinh thần cách mạng tiến công của quần chúng nhân dân,
còn có một nguyên nhân hết sức quan trọng, đó là động lực tinh thần được tạo
ra từ các phong trào thi đua yêu nước.
Ngày 1 - 5 - 1965, Ban chấp hành tỉnh Vĩnh Phúc ra kế hoạch “Tiếp tục
tiến hành một bước mới cuộc vận động cải tiến kĩ thuật, phát triển sản xuất
nông nghiệp”, đã đưa ra mục tiêu phấn đấu cụ thể trong năm là 1966 và 1967:
“Phát triển nông nghiệp toàn diện mạnh mẽ và vững chắc, lấy thâm canh
tăng năng suất là chính, quyết tâm phấn đấu đi vào thực hiện phương hướng
thâm canh tăng năng suất toàn diện đưa năng suất cây trồng lên với tốc độ
nhanh, mạnh hơn so với trước đây” [8, tr.4].
Để hoàn thành mục tiêu này, bản kế hoạch đưa ra yêu cầu, nội dung của
cuộc vận động này là:
Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường lực lượng cho hợp tác
xã, đưa khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp.
Tăng cường công tác quản lí hợp tác xã về ba mặt sản xuất, lao động,

tài vụ.
Củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn.


22

Củng cố tăng cường tổ chức Đảng ở cơ sở, đẩy mạnh việc xây dựng chi
bộ 4 tốt, tất cả các hợp tác xã đều có chi bộ Đảng vững mạnh và chi đoàn
thanh niên vững mạnh, ban quản trị, đội trưởng sản xuất có năng lực, có tín
nhiệm đi đôi với tăng cường lãnh đạo các cấp.
Với những cố gắng, nỗ lực của tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nhân dân Vĩnh Phúc
đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, đời
sống nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, đây chỉ là những thắng lợi bước
đầu, tình hình sản xuất còn nhiều yếu kém, sản xuất nông nghiệp qua các năm
tuy liên tiếp thu được thắng lợi nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng chưa
đều và thâm canh chưa toàn diện, trình độ thâm canh còn thấp, năng suất lúa
nói chung tăng nhưng ở một số nơi tăng chậm, có nơi không tăng.
Đánh giá về vấn đề phát triển nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất, Đảng ta chỉ rõ: “Những khuyết điểm của chúng ta là: trong hợp tác
hóa nông nghiệp, chúng ta đã đặt cải tạo quan hệ là trọng tâm kết hợp với cải
tiến kĩ thuật đẩy mạnh sản xuất là đúng, nhưng quan điểm đó chưa thật thấu
suốt; coi trọng lúa là đúng, nhưng đã xem nhẹ hoa màu; coi trọng tăng năng
suất là đúng nhưng coi nhẹ việc tăng diện tích nhất là tăng vụ, đặt lương thực
là trọng tâm là đúng nhưng đã thiếu tích cực phát triển cây nông nghiệp và
chăn nuôi. Một số chính sách chưa thực sự quán triệt tinh thần khuyến khích
sản xuất, công tác kĩ thuật tuy đã có một số thành tích tốt, nhưng việc lãnh
đạo còn yếu” [3, tr.418].
Năm 1964, Mỹ bắt đầu ném bom bắn phá miền Bắc nước ta, mọi kế
hoạch về kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đều phải thay đổi để đáp ứng hoàn
cảnh mới. Những thành tựu kinh tế xã hội đạt được qua hơn 10 năm sau ngày

giải phóng đã tạo nên tiền đề quan trọng để nhân dân Vĩnh Phúc bước vào
giai đoạn mới.


×