TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
PHÙNG THỊ BÌNH
SỰ CHUYỂN BIẾN VĂN HÓA
NHẬT BẢN THỜI KỲ MẠC PHỦ
TOKUGAWA (1600 - 1868)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử văn hóa
Người hướng dẫn khoa học
TH.S NGUYỄN VĂN VINH
HÀ NỘI – 2013
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA SỰ CHUYỂN BIẾN VĂN HÓA NHẬT
BẢN TRƯỚC THỜI KỲ TOKUGAWA..................................................... 6
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ............................................. 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 6
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 7
1.13. Điều kiện văn hóa ................................................................................ 13
1.2. Văn hóa Nhật Bản trước thời kỳ Tokugawa ........................................... 16
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA VĂN HÓA NHẬT BẢN
THỜI KỲ TOKUGAWA (1600 – 1868) .................................................... 20
2.1. Bối cảnh lịch sử Nhật Bản thời kỳ đầu của chế độ Mạc phủ
Tokugaw. ..................................................................................................... 20
2.2. Những chuyển biến của văn hóa Nhật Bản thời kỳ Tokugawa
(1600 – 1868) ............................................................................................... 28
2.2.1. Sự chuyển biến về tôn giáo, tín ngưỡng .............................................. 30
2.2.2. Sự chuyển biến về xã hội .................................................................... 34
2.2.3. Sự chuyển biến về văn học, nghệ thuật ............................................... 38
2.2.4. Sự chuyển biến về kiến trúc – hội họa ................................................. 47
2.2.5. Về mặt học vấn ................................................................................... 50
2.2.6. Về lối sống .......................................................................................... 54
2.3. Tác động của sự chuyển biến văn hóa đến đời sống Nhật Bản thời
kỳ Tokugawa ................................................................................................ 55
2.3.1. Tác động trên lĩnh vực kinh tế - chính trị ........................................... 55
2.3.2. Tác động trên lĩnh vực xã hội ............................................................. 66
2.3.3. Tác động trên lĩnh vực giáo dục ......................................................... 71
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 72
KẾT LUẬN ................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 80
PHỤ LỤC .................................................................................................. 82
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian cứu và hoàn thành khóa luận, em đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ quý báu của các thầy, cô giáo trong khoa Lịch Sử, gia đình và
bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy
giáo, Th.S Nguyễn Văn Vinh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian
qua để em hoàn thành khóa luận.
Do thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế, mặc dù đã rất cố gắng
nhưng những vấn đề em trình bày trong khóa luận cũng không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy em kính mong nhận được sự chỉ bản tận tình của các
thầy giáo, cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn để khóa luận của em có
thể hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
PHÙNG THỊ BÌNH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
giáo viên hướng dẫn là thầy Nguyễn Văn Vinh. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào trước đây. Những tài liệu trong báo cáo phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn
khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng
một số nhận xét, đánh giá cũng như số tư liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức
khác, và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013
Tác giả
Phùng Thị Bình
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi khi nói đến “Đất nước mặt trời mọc”, quốc gia nổi tiếng với nền
văn hóa phong phú, đậm đà và đa dạng, người ta nghĩ ngay tới đất nước Nhật
Bản. Nhật Bản là một trong những quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á có lịch sử
phát triển lâu đời và ngày nay Nhật Bản là một trong các cường quốc kinh tế
đứng hàng đầu thế giới.
Trong quá trình lịch sử ở Nhật Bản, chế độ Mạc phủ ở kéo dài từ năm
1192-1868, là thời kỳ mà chế độ phong kiến Nhật Bản có hai chính quyền
song song tồn tại: chính quyền Thiên hoàng chỉ còn là hình thức và chính
quyền Mạc phủ do tướng quân (shogun) đứng đầu nắm thực quyền. Trong quá
trình phát triển đó thời kỳ Mạc phủ Tokugawa là thời kỳ phát triển đỉnh cao
của chế độ phong kiến Nhật Bản.
Thời kỳ Mạc phủ Tokugawa kéo dài gần 300 năm, bắt đầu từ khi
Tokugawa Ieyasu được Thiên hoàng phong làm Shogun và kết thúc khi cuộc
cải cách Minh Trị bắt đầu. Đây là thời kỳ Nhật Bản tương đối ổn định và chứng
kiến những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… tạo
nền tảng vững chắc cho sự phát triển ở các thời kỳ tiếp theo. Một đặc điểm nổi
bật của thời kỳ này đó là sự lên ngôi của văn hóa, trong đó phải kể đến sự
chuyển biến sâu sắc của văn hóa thời kỳ này. Nếu như ở các thời kỳ trước văn
hóa Nhật Bản cũng đã có sự phát triển rực rỡ thì đến thời kỳ này đã nâng lên
một tầm cao mới và ngày càng có chuyển biến một cách đáng kể, nó bám rễ ăn
sâu, phát triển sâu rộng và chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu trong
đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân, trên hết nó trở thành nền tảng văn hóa
chính thống của chế độ phong kiến Nhật Bản thời kỳ này, đồng thời cũng có
ảnh hưởng đến mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Nhật Bản. Tại sao
1
dưới chế độ Mạc phủ Tokugawa văn hóa lại vươn lên và có sự chuyển biến
mạnh mẽ như vậy? Sự chuyển biến đó được thể hiện như thế nào? Ảnh hưởng
của văn hóa đối với đời sống của cư dân Nhật Bản và chế độ phong kiến thời
kỳ Tokugawa ra sao?....Để trả lời cho những câu hỏi đó cần tìm hiểu sâu và
toàn diện sự phát triển và chuyển biến của văn hóa ở Nhât Bản, đặc biệt là dưới
thời kỳ Mạc phủ Tokugawa. Để qua đó thấy được sự chuyển biến mạnh mẽ và
độc đáo của nền văn hóa Nhật Bản. Với những lý do và ý nghĩa thực tiễn trên
tôi chọn đề tài “Sự chuyển biến của văn hóa Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ
Tokưgawa (1600 – 1868)” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã
hội của các quốc gia dân tộc thì việc tìm hiểu văn hóa, giao lưu văn hóa giữa
các quốc gia với nhau đang trở thành một vấn đề quan trọng. Trong lịch sử
Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ Tokugawa là thời kỳ thu hút được nhiều sự quan
tâm chú ý của nhiều nhà khoa học ở khu vực và trên thế giới. Trong đó, giới
nghiên cứu không chỉ quan tâm đến sự phát triển ổn định, thịnh vượng của
kinh tế, chính trị, xã hội thời kỳ này, mà có nhiều sự quan tâm hướng tới vấn
đề văn hóa.
Vì thế, khi nghiên cứu về Nhật Bản đã đạt được thàn tựu đáng kể, một
số các tác giả đã có những công trình nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Trong
đó nghiên cứu về văn hóa như chữ viết, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, tín
ngưỡng…cũng đã được nhiều tác giả đề cập đến, tiêu biểu như:
Năm 1989, tác giả Hữu Ngọc trong cuốn “Hoa anh đào và điện tử” đã
có những gợi ý về những thàn tựu đã đạt được của nền văn hóa đó qua các
giai đoạn lịch sử.
Năm 1990, Sam Son tác giả của hai tập “Lược sử văn hóa Nhật Bản”
đã miêu tả sơ lược về nguồn gốc và những đặc điểm của tín ngưỡng dân tộc ở
2
chương III, quá trình tiếp thu, phát triển về tư tưởng Nho giáo và Phật giáo ở
chương VI. Chương XII bàn về sự hình thành và Nhật Bản hóa hệ thống tư
tưởng này. Ngoài ra, tác giả còn lý giải về quá trình ra đời và sự hình thành
của chữ viết, văn học, nghệ thuật Nhật Bản ở chương XI và XII. Sự phát triển
phổ biến của nền văn hóa Nhật Bản mang màu sắc dân tộc được tác giả bàn ở
chương XVI và XVIII.
Năm 1991, tác giả Vĩnh Sính trong cuốn “Nhật Bản cận đại” đã đưa ra
những khẳng định khái quát về những thành tựu văn hóa trong từng giai đoạn
lịch sử của chế độ phong kiến Nhật Bản.
Năm 1995, các tác giả Rechard Bowering và Peter Nikki trong cuốn
“Bách khoa toàn thư Nhật Bản” đã đưa ra những đặc điểm, mục đích khái
quát về văn học, nghệ thuật, tôn giáo, kiến trúc hội họa, điêu khắc…
Năm 1997, các tác giả Lương Duy Thứ, Phan Nhật Chiêu, Phan Thu
Hiền trong cuốn “Đại cương văn hóa phương Đông” đã viết: “văn hóa Nhật
Bản chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Ấn - Trung và sau này của Phương
Tây mà vẫn kiến tạo được một bản sắc độc đáo, Nhật Bản là một mẫu của thân
hóa, dung hợp và phát triển các ngọn nguồn văn minh khác nhau” [35, tr.223]
Trong các công trình ấy đều nói về các tiêu đề văn học, nghệ thuật, tôn
giáo, kiến trúc hội họa, điêu khắc…đã được các tác giả đề cập đến. Tuy nhiên,
mỗi công trình nói đến một khía cạnh khác nhau của văn hóa Nhật Bản, chưa
có công trình nào đi sâu tìm (1600 - 1868). Mặc dù vậy, những công trình trên
là những tài liệu quý báu có ý nghĩa quan trọng trong việc gợi ý, hướg dẫn tôi
thực hiện đề tài.
Như vậy, các tác phẩm trên đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau
của vấn đề văn hóa Nhật Bản nói chung và sự chuyển biến của văn hóa Nhật
Bản thời kỳ Tokugawa hội, giáo dục....dưới thời kỳ Mạc phủ Tokugawa. Như
vậy, vấn đề mà đề tài đặt ra còn mới mẻ, trên cơ sở kế thừa những thành tựu
3
đã đạt được tác giả đi sâu nghiên cứu nhằm góp một ý kiến, đáp ứng nhu cầu
tìm hiểu về sự chuyển biến của văn hóa Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ
Tokugawa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu về sự chuyển biến của văn
hóa Nhật Bản thời kỳ Tokugawa, để thấy được sự tác động của nó đến sự phát
triển thần kỳ của Nhật Bản, đồng thời qua đó cũng thấy được sự khác biệt
giữa văn hóa Nhật Bản với văn hóa các nước trong khu vực.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu về bối cảnh lịch sử dẫn
đến sự chuyển biến của văn hóa Nhật Bản trên các lĩnh vực như xã hội, tôn
giáo tín ngưỡng, văn học – nghệ thuật, kiến trúc – điêu khắc... và những tác
động của sự chuyển biến văn hóa thời kỳ Mạc phủ Tokugawa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng kết hợp các phương
pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: sử dụng phương pháp này trên cơ sở
nghiên cứu các tài liệu, sự vật cụ thể. Bao gồm các thời kỳ có liên quan đến
văn hóa Nhật Bản, nhất là văn hóa thời kỳ Tokugawa, đưa đến sự chuyển biến
của văn hóa Nhật Bản thời kỳ Tokugawa như sự chuyển biến về tôn giáo tín
ngưỡng, về văn học nghệ thuật, về kiến trúc điêu khắc, về xã hội...
Phương pháp thống kê: phương pháp này dùng để thống kê, phân loại
các dữ liệu đã thu thập được, giúp người nghiên cứu nhìn nhận, phân tích
đánh giá được vấn đề mà đề tài đặt ra.
Phương pháp quan sát: sử dụng phương pháp quan sát trong quá trình
nghiên cứu để có cái nhìn nhận một cách toàn diện về nền văn hóa Nhật Bản
từ đó đi sâu tìm hiểu về sự chuyển biến của văn hóa Nhật Bản thời kỳ
Tokugawa.
4
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng kết hợp phương pháp logic và phương
pháp lịch sử. Hai phương pháp này có tác dụng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giúp
người nghiên cứu nhìn nhận vấn đề một cách logic, khoa học trong việc xử lý
tài liệu, so sánh, đối chiếu theo hệ thống thong tin đã thu thập được. Dựa trên
cơ sở đó để giải thích, đánh giá rút ra những kết luận đúng mang tính khách
quan.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là sự chuyển biến của văn hóa Nhật Bản
thời kỳ Mạc phủ Tokugawa từ năm 1600 đến năm 1868.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: việc nghiên cứu đề tài đã góp phần làm sáng tỏ quá
trình phát triển và chuyển biến của văn hóa Nhật Bản, sự chuyển biến của văn
hóa Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ Tokugawa cũng như văn hóa ở các thời kỳ
trước. Đặc biệt góp phần nghiên cứu những tác động chuyển biến của văn hóa
đến các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…của thời kỳ Tokugawa.
Ý nghĩa thực tiễn: những kết luận, tổng hợp và chọn lọc nguồn tư liệu
về sự chuyển biến của văn hóa Nhật Bản dưới thời Mạc phủ Tokugawa, có
thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho quá trình học tập và giảng dạy.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, khóa luận được kết cấu thành hai chương:
Chương 1: Cơ sở của sự chuyển biến văn hóa Nhật Bản trước thời
kỳ Tokugawa
Chương 2: Sự chuyển biến của văn hóa Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ
Tokugawa (1600 - 1868)
5
Chương 1
CƠ SỞ CỦA SỰ CHUYỂN BIẾN VĂN HÓA NHẬT BẢN
TRƯỚC THỜI KỲ TOKUGAWA
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nhật Bản - “Xứ hoa Anh Đào” là một quần đảo phía Đông Bắc lục địa
Châu Á, nằm giữa biển Nhật Bản và Thái Bình Dương. Quần đảo này được
hình thành bởi những vụ nổ núi lửa cách đây hàng triệu năm. Nó bao gồm
4000 đảo lớn nhỏ uốn theo hình cánh cung rải từ Đông Bắc xuống Tây Nam,
với chiều dài khoảng 3.900km, từ vĩ độ Bắc 45033 đến 200 25. Nhật Bản có
tổng diện tích là 377.815km2. Tuy là một quần đảo nhưng Nhật Bản chỉ có 4
đảo lớn là: Hokkaido (Bắc Hải đảo); Honshu (Bản đảo hay Bản Châu);
Shikoku (Tứ Quốc); Kyushu (Cửu Châu).
Xét về mặt địa lý: Nhật Bản nằm ở một vị trí biệt lập cách xa đại lục,
khoảng cách từ Nhật Bản đến Trung Quốc là 800km, vùng gần miền Nam bán
đảo Triều Tiên là đảo Kyushu cách tới 180km. Có thể nói rằng, Nhật Bản đủ
xa Châu Á để thoát khỏi các đột biến của lục địa nhưng lại đủ gần để có thể
ảnh hưởng những thành quả của một nền văn minh đa dạng và phong phú. Từ
xa xưa, quần đảo Nhật Bản luôn giữ mối quan hệ với lục địa Châu Á qua ba
con đường: phía Bắc từ miền Đông Xibia đến Hokkaido qua Sakhalin; phía
Đông từ bán đảo Triều Tiên đến Honshu và phía Nam từ đất Trung Hoa đến
đảo Kyushu qua Đài Loan và quần đảo Ryukyu. Từ ba con đường này, Nhật
Bản có mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa từ lâu với thế giới. Tuy nhiên,
tính chất “đảo” ấy đã tạo nên ở Nhật Bản một hoàn cảnh địa lý rất đặc biệt.
Bên cạnh những thuận lợi thì tự nhiên Nhật Bản cũng ẩn chứa nhiều thử thách
thường trực và những tai họa khủng khiếp như: bão tố, sóng thần thường
6
xuyên ập đến, nhất là khi giao thông còn sơ khai, nó là một trở ngại lớn đối
với Nhật Bản trong việc quan hệ giao lưu với các nước xung quanh và thế
giới đặc biệt là về vấn đề giao lưu, trao đổi văn hóa. Nhưng sự biệt lập của
tính chất “đảo” lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và bảo vệ nền
độc lập dân tộc, giúp cho người Nhật chủ động cải tạo và xây dựng cho mình
nột nền văn minh thống nhất và độc đáo.
Điều kiện tự nhiên Nhật Bản tuy đẹp nhưng quả thật khắc nghiệt đối với
con người. Những hòn đảo nghèo nàn này không được hưởng những thiên thời
và địa lợi. Ở Nhật Bản, đất đai canh tác chỉ chiếm khoảng 15% diện tích, còn
lại là đồi núi. Nhật Bản không những không có con sông lớn, không có những
cánh đồng phù sa màu mỡ như ở Ai Cập, Lưỡng Hà hay Trung Quốc mà còn là
đất nước phải chịu đựng nhiều nét khắc nghiệt và dữ dội của một vùng đất đầy
núi lửa, động đất, sóng thần, bão lũ và hạn hán. Cho đến ngày nay, ở Nhật Bản
còn hơn 30 ngọn núi lửa đang hoạt động trong số 196 ngọn núi. Hàng năm, có
hàng nghìn lần rung chuyển địa chất và thỉnh thoảng lại có những trận động đất
lớn, có khi thiêu hủy cả thành phố.
Người Nhật đã sớm ý thức được những khó khăn bất lợi trong điều kiện
địa lý và tự nhiên. Cho nên, từ thời cổ đại, Nhật Bản đã nhanh chóng tiếp thu
những tinh hoa tiến bộ từ bên ngoài vào, đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa
Trung Hoa để tạo điều kiện cho bước phát triển tiến bộ vượt bậc của mình.
Như vậy, qua việc tìm hiểu vị trí địa lý tự nhiên của Nhật Bản đã cho chúng ta
thấy, Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ như thế nào để trở thành một trong
những dân tộc đứng hàng đầu thế giới về kinh tế, kỹ thuật và cả những tinh
hoa văn hóa. Sự thành công đó đã chứng tỏ là một thắng lợi của con người đối
với thiên nhiên.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Là một nước châu Á, cơ sở kinh tế chủ yếu dựa vào sản phẩm nông
nghiệp tự nhiên, chính quyền Edo đã có một số chính sách tích cực khuyến
7
khích ngành kinh tế truyền thống này phát triển. Do đẩy mạnh khai hoang mà
diện tích đất trồng trọt không ngừng được mở rộng. Nhiều vùng đất khô cằn,
đầm lầy trước đây đã được cải tạo thành đất canh tác cùng với quá trình xây
dựng mới và không ngừng hoàn thiện hệ thống tưới tiêu. Để tăng năng xuất,
nhiều loại phân bón từ động, thực vật đã được sử dụng và trở thành tập quán
quen thuộc của nhân dân Nhật Bản thời kỳ này. Thóc giống cũng đã được cải
tạo và việc Nhật Bản nhập về một số loại giống mới đã giúp cho nông dân ở
nhiều nơi cấy được hai vụ lúa. Kết quả là, diện tích đất canh tác đã tăng lên
trong suốt thời kỳ Edo. Nếu so sánh vào đầu thế kỷ X, diện tích đất canh tác ở
Nhật Bản mới chỉ đạt 860.000 ha, giữa thế kỷ XV là 950.000 ha, đến năm
1600 vượt lên khoảng 1.640.000 ha, đến năm 1720 đã tăng lên 2.970.000 ha
và năm 1868 đạt trên 3.050.000 ha. Cùng với sự mở rộng về diện tích, sản
lượng lương thực của Nhật Bản đã tăng lên rõ rệt. Nếu như năm 1600, tổng
sản lượng lương thực mới chỉ đạt 19,7 triệu koku thì đến cuối thời kỳ Edo đã
vượt lên 48,6 triệu koku.
Như vậy, đất nông nghiệp của Nhật Bản đã tăng lên chủ yếu trong
khoảng thời gian từ năm 1550 đến năm 1650. Trong giai đoạn từ 1600 đến
1868 diện tích đất canh tác đã được mở rộng tới 1.410.000 ha. Trong đó chỉ
riêng 120 năm đầu của thời kỳ Edo diện tích đất mới khai phá đã tăng
1.330.000 ha (chiếm tỉ lệ 94%) nhưng trong những năm tiếp theo đất khai
hoang cũng chỉ tăng thêm 80.000 ha, tức là tăng 6% nữa mà thôi. Rõ ràng là,
không thể chỉ lý giải sự tăng trưởng vượt bậc về diện tích đất canh tác nông
nghiệp của Nhật Bản vào đầu thời kỳ Edo bằng sự phát triển tự nhiên và
những tiến bộ kỹ thuật. Chính sách khuyến khích nông nghiệp và chủ trương
miễn giảm thuế đối với các vùng đất mới khai phá là nhân tố có tính quyết
định dẫn đến việc mở rộng diện tích đất canh tác thời kỳ này. Đối với những
vùng đất mới khai phá, người canh tác thường được miễn giảm thuế hoặc phải
chịu một khoản thuế nhỏ. Trong những năm tiếp theo, tuy chỉ có phải nộp
8
thuế nhưng mức thuế cũng thấp hơn nhiều so với các vùng đất cũ mặc dù thu
nhập thực tế ở các vùng đất mới có thể cao hơn. Nhưng từ thế kỷ XVIII trở đi,
việc khai hoang trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi chi phí tốn kém hơn. Trong khi
đó, là lực lượng chủ yếu đứng ra tổ chức công việc khai hoang nhưng nhiều
lãnh chúa lại gặp trở ngại trong vấn đề tài chính, không đủ khả năng khai phá
những vùng đất mới nữa. Đây chính là nguyên nhân cơ bản khiến cho diện
tích đất canh tác chỉ tăng lên ở mức độ hạn chế.
Khác với các nước trong khu vực, kinh tế nông nghiệp phát triển trên
cơ sở đồng bằng châu thổ, nông nghiệp Nhật Bản là nền kinh tế nông nghiệp
thung lũng. Nền kinh tế đó lại hoạt động trong điều kiện khí hậu ôn đới với
một môi trường sinh thái chuyên biệt, trải dài trên nhiều vĩ độ khác nhau. Đặc
điểm này đã quy định nên nhiều sự khác biệt trong chu kỳ canh tác, kỹ thuật
sản xuất và quan hệ xã hội giữa các cộng đồng kinh tế. Nhưng do điều kiện
đất canh tác hạn hẹp của các vùng thung lũng mà cư dân nông nghiệp Nhật
Bản đã phải sớm tập trung phát triển thâm canh và lường tính đến hiệu quả
sản xuất trên mỗi diện tích gieo trồng. Cùng với những nhân tố xã hội khác
không ngừng được mở rộng, hoàn thiện là thành tựu nổi bật của kinh tế nông
nghiệp Nhật Bản thời Edo. Nhờ đó mà nhiều diện tích đất vốn khô cằn, đầm
lầy hoặc đất chua mặn ven biển trước đây đã được cải tạo thành đất canh tác.
Vào cuối thời kỳ Edo, người Nhật dã sử dụng một số phương tiện hiện đại của
phương tây như máy bơm Hà Lan để phục vụ cho công việc tưới tiêu. Một số
loại máy đập lúa, quạt và xay thóc cũng được cải tiến. Trong canh tác, kỹ
thuật “đao canh thủy nậu”, “đao canh hỏa chủng” được áp dụng phổ biến.
Đến cuối thế kỷ XVII, Nhật Bản đã có tới hơn 100 giống lúa. Việc đưa các
loại giống mới vào canh tác đã làm thay đổi chu kỳ sản xuất, rút ngắn thời vụ.
Do chủng loại giống phong phú cho nên nông dân có thể lựa chọn những
giống lúa cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương
9
mình để canh tác. Trong sự phát triển chung đó, đóng góp của những thành
tựu khoa học nông nghiệp là rất lớn. Thời Edo, Nhật Bản đã có một số nhà
nông nghiệp nổi tiếng như Yasusada Miyazaki (1623 - 1697) với cuốn bách
khoa thư về nông nghiệp (Nogyozensho, nông nghiệp toàn thư). Ngoài ra các
nhà nghiên cứu Eijo Okura (1768- ?), Shien Sato (1773 - 1850) cũng là tác giả
của hàng chục cuốn sách về tri thức nông nghiệp. Những thành tựu khoa học,
kỹ thuật nông nghiệp đó đã giúp người canh tác chủ động hơn trong quá trình
sản xuất đồng thời biết lựa chọn các phương pháp chăm bón và giống cây
trồng thích hợp.
Ngoài lúa là cây lương thực chính, nông dân còn trồng kê, lúa mì, đậu
tương, chàm, bông, dâu tằm… một số loại cây ngoại nhập như: khoai lang,
khoai tây, mía, lạc, ngô Ấn Độ, đậu Pháp, bí ngô, thuốc lá…cũng bắt đầu
được trồng ở Nhật Bản. Điều đáng chú ý là, nhiều diện tích trồng lúa trước
đây đã được chuyển sang chuyên canh một số loại cây công nghiệp hoặc đặc
sản của địa phương. Do đó từ một ngành sản xuất chủ yếu là để bảo đảm
nguồn lương thực, thực phẩm cho xã hội, nông nghiệp thời kỳ này còn hình
thành nên các khu chuyên canh. Sự phát triển của các khu chuyên canh không
những có thể tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa phong phú mà còn là
nguồn cung cấp nguyên liệu cho các xưởng thủ công. Đây có thể coi là một sự
chuyển biến về chất trong kinh tế nông nghiệp Nhật Bản.
Vào thời Edo, dưới tác động của tư tưởng Khổng giáo, nông nghiệp
được đề cao và được coi là nguồn sống của xã hội. Từ nhận thức đó, Mạc phủ
cùng nhiều lãnh chúa địa phương đã có những chính sách khuyến khích ngành
kinh tế này phát triển. Các tướng quân như Tokugawa Yoshimune (Đức
Xuyên Cát Tôn, 1684-1751) hay Masayuki Hoshino, lãnh chúa vùng Aizu;
Mitsumasa Ikada, lãnh chúa vùng Okayama; Yozan Uesugi cai quản vùng
Yonezawa hay Shigekata Hosokawa lãnh chúa han Kumamoto…là những
10
người rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp. Vì mục tiêu quân sự và cũng
để tăng cường sức kéo cho nông nghiệp, nhiều lãnh chúa cũng rất chú trọng
đến việc chăn nuôi, phát triển đàn gia súc. Trong những năm Kyoho (17161736), chính quyền Yoshimune đã trực tiếp quản lý việc nuôi ngựa ở Shimasa
và Awa. Các giống ngựa tốt nhất ở Nhật Bản đã được nuôi trên những cánh
đồng cỏ rộng lớn ở khu vực này.
Vào thời Edo, tuy nông nghiệp được coi là ngành kinh tế căn bản
nhưng những chuyển biến trong nông nghiệp luôn có quan hệ mật thiết với sự
phát triển của các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp. Có thể thấy, sự
tăng trưởng của nhiều ngành kinh tế thời Edo chính là dựa vào sức mua của
thị trường nội địa mà ở đó khoảng 80% dân số là nông dân. Nhưng xã hội
nông thôn không chỉ đơn thuần là xã hội tiêu thụ. Với sự xuất hiện của những
khu đặc sản và một tỉ lệ ngày càng tăng của những người nông dân kiêm
nghiệp, kinh tế nông nghiệp cũng đồng thời góp phần tạo ra những sản phẩm
hàng hóa cho đất nước.
Song song với sự phát triển của nông nghiệp thì thủ công nghiệp và
thương nghiệp cũng có nhiều phát triển đáng kể, sự phát triển đó là do những
chính sách khuyến khích sản xuất của nhiều lãnh chúa, nhu cầu tiêu dùng
hàng hóa đặc biệt là sức mua của giới thị dân ngày càng tăng lên mà thủ công
nghiệp Nhật Bản thời Edo có nhiều bước phát triển vượt bậc. Việc áp dụng
những kỹ thuật sản xuất mới cũng như khả năng mở rộng quy mô sản xuất
cũng góp phần tạo nên những biến đổi trong ngành thủ công. Trên cả nước đã
hình thành những trung tâm công nghiệp có quy mô tương đối lớn. Có công
trường thủ công thu hút tới hàng trăm lao động. Thời Edo tính chuyên môn
hóa giữa các ngành nghề được thể hiện rõ nét. Trong thủ công nghiệp đã hình
thành các ngành như: ngành sản xuất vật tiêu dùng bao gồm dệt lụa, gốm sứ,
giấy in, sơn mài…; ngành chế biến thực phẩm: nấu rượu sake, sản xuất
11
đường, chè, chế biến hải sản; ngành công nghiệp khai thác mỏ, luyện kim, chế
tạo vũ khí.
Trên thực tế, trong một số ngành thủ công nghiệp cũng có sự phân công
cụ thể giữa các lĩnh vực hay công đoạn sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, về tổ
chức cũng như tính chất có thể chia làm hai loại hình chính: 1. Những cơ sở
thủ công truyền thống, quy mô nhỏ và thường không có kế hoạch sản xuất cụ
thể. 2. Những cơ sở sản xuất mới, có quy mô lớn, thiết bị tương đối hiện đại,
sản xuất theo kế hoạch và nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Tuy vậy, ngay cả
ở loại sản xuất thứ hai, ngoại trừ một số ngành như luyện kim, khai mỏ…còn
thì phần lớn các công xưởng xưởng thủ công vẫn được tổ chức dưới hình thức
lao động phân tán. Trong đó, hộ gia đình với tư cách là những mắt xích trong
dây chuyền sản xuất giữ vị trí trọng yếu nhất.
Nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển cũng kéo theo sự phát triển
của hoạt động kinh tế thương mại. Sự phát triển của thành thị với tư cách là các
trung tâm kinh tế là một nhân tố quan trọng tạo nên diện mạo mới trong xã hội
Nhật Bản. Vào thời Edo, Nhật Bản có tới 200 thành thị và cảng thị. Tuy các
thành thị đó có quy mô dân số, vị trí lịch sử, văn hóa và kinh tế khác nhau nhưng
đó là nơi tập trung những chuyển biến nổi bật nhất của kinh tế Nhật Bản, đồng
thời có vai trò dẫn dắt sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế.
Trừ một số ngoại lệ, những thành thị lớn ở Nhật Bản thời Edo đều vốn
là thủ phủ hành chính của các Daimyno. Do đó, ngoài điều kiện tự nhiên, vị
trí kinh tế thì chính sách của các cấp chính quyền cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến khuynh hướng và mức độ phát triển của mỗi thành thị ở Nhật Bản thời kỳ
này. Trong các thành thị đó, tầng lớp thương nhân ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong đời sống kinh tế. Thông qua các hoạt động kinh doanh,
nhiều thương nhân đã tích lũy được nguồn của cải lớn và trở thành một lực
lượng xã hội có thế lực.
12
Việc xuất hiện thành thị là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các
trung tâm văn hóa ở Nhật Bản, nhu cầu trao đổi về văn hóa giữa những người
dân trong nước với người nước ngoài ngày càng tăng lên. Qua đó làm cho văn
hóa Nhật Bản có điều kiện để lan truyền sâu rộng hơn trong và ngoài nước.
1.1.3. Điều kiện văn hóa
Nhật Bản là một quần đảo nằm giữa biển cả. Ngày xưa khi chưa có
phương tiện giao thông, liên lạc thuận tiện như ngày nay thì Nhật Bản quả là
một vùng đất cách biệt các nền văn hóa khác trên thế giới. Chính đặc điểm địa
lý này đã góp phần tạo nên tính độc lập tương đối ban đầu và nét độc đáo của
nền văn hóa Nhật Bản nói chung và trong lối sống nói riêng.
Về mặt địa hình, Nhật Bản chủ yếu là đồi núi, đất đai có thể trồng trọt
chỉ chiếm khoảng 20% diện tích cả nước. Vì thế từ xa xưa cư dân Nhật Bản
chủ yếu sống bằng nghề biển. Từ khi tiếp thu ảnh hưởng từ lục địa truyền
sang, nghề trồng lúa nước mới xuất hiện ở Nhật Bản. Nhìn chung, nghề biển
và nghề nông đều phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Thiên nhiên Nhật Bản
quả thật dữ dội. Đối mặt với Thái Bình Dương, mỗi năm Nhật Bản phải chiụ
hàng chục cơn bão. Nhật Bản lại nằm trên vành đai núi lửa và động đất, trung
bình hàng năm phải chứng kiến hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ, có trận
động đất san phẳng cả thành phố và cướp đi sinh mạng hàng vạn người dân
trong chốc lát. Thuở xưa, khi chưa đủ trí thức khoa học để giải thích các hiện
tượng thì tự nhiên quả thật là một lực lượng huyền bí và đáng sợ đối với cư
dân trên quần đảo này. Chính vì vậy mọi hiện tượng tự nhiên như mặt trời,
mặt trăng, sông, núi, bão, giông, động đất đều được người Nhật tôn sùng như
những vị thần và muốn được các vị thần đó che chở, bảo vệ để sinh tồn, phát
triển, do đó mà họ càng gắn bó với thiên nhiên hơn, làm cho tâm hồn con
người họ càng gần gũi với thiên nhiên. Điều đó được thể hiện trong văn hóa
truyền thống của người Nhật Bản.
13
Văn hóa Nhật Bản rất độc đáo, tuy nhiên trong quá trình lịch sử, ngoài
văn hóa bản địa, người Nhật cũng tiếp thu ảnh hưởng các nền văn hóa khác
như văn hóa Trung Hoa, Triều Tiên, Ấn Độ và phương Tây sau này, tạo nên
sự phong phú đa dạng. Trước hết người Nhật tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa
Trung Hoa, từ việc trồng lúa nước đến hàng loạt các phong tục, tập quán, tín
ngưỡng của văn hóa nông nghiệp. Người Nhật cũng tiếp thu kỹ thuật làm đồ
gốm, kỹ thuật in bằng chữ rời từ Triều Tiên và sau này là nền khoa học hiện
đại vơi lối sống công nghiệp từ phương Tây. Thế nhưng, người Nhật vẫn giữ
được lối sống của văn hóa bản địa mang bản sắc riêng hòa hợp với thiên
nhiên, hài hòa với đất trời, mang đậm nét nhân văn và thể hiện rõ sự hòa trộn
cổ - kim, Đông – Tây, tạo ra nét đẹp riêng, thể hiện qua văn hóa giao tiếp, ẩm
thực, ăn uống, phong tục tập quán… Tất cả những cái đó đã bổ trợ cho nhau,
tạo thành lối sống văn hóa đẹp, giàu bản sắc của người Nhật Bản, ảnh hưởng
của tự nhiên đến lối sống thể hiện rất rõ, từ kiến trúc nhà cửa, đền chùa, lễ
hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng đến cách ăn mặc đều gần gũi với tự
nhiên. Từ sau khi mở cửa giao lưu với phương Tây, lối sống phương Tây làm
cho xã hội Nhật có những thay đổi lớn. Những nét văn hóa truyền thống chủ
yếu thể hiện trong các dịp lễ hội dân tộc và nếp sống cổ truyền. Ví dụ như, bộ
Kimoto truyền thống duyên dáng vẫn được người Nhật sử dụng, song chủ yếu
trong các dịp lễ hội hay trong những cuộc gặp gỡ trang trọng. Ngoài những
môn thể thao hiện đại của thế giới được du nhập từ ngoài vào, người Nhật vẫn
ưa chuộng môn Sumo truyền thống, thể hiện ý chí thượng võ theo tinh thần võ
sĩ đạo của người Nhật. Ở Nhật Bản có nhiều tập quán truyền thống bắt nguồn
từ ảnh hưởng của tự nhiên, nổi bật nhất là tục ngắm hoa anh đào vào mùa
xuân, xem bắn pháo hoa vào mùa hè và nhiều lễ hội dân gian khác. Do phải
thường xuyên đối diện với thiên nhiên dữ dội, người Nhật rất tôn trọng đức
tính kiên trì, kiềm chế, chịu đựng, từ đó mà hình thành lối sống tế nhị, nhã
14
nhặn, khiêm nhường, tránh xung đột, tránh va chạm. Điều đó được thể hiện
ngay cả trong văn hóa ứng xử, giao tiếp trong gia đình và ngoài xã hội.
Về mặt con người: Người Nhật Bản có nguồn gốc như thế nào? Hay
người Nhật từ đâu đến? Đây là một vấn đề còn đang được tranh luận. Nhưng
có một số điểm gần như được nhiều nhà nghiên cứu và nhiều nhà khảo cổ học
thống nhất với nhau rằng, tổ tiên xa xưa của người Nhật là từ nhiều nơi đến.
Đặc biệt là nhóm di cư từ phía Bắc lục địa châu Á xuống và có một bộ phận
từ các miền duyên hải Nam Á lên. Những phát hiện trên quần đảo cho thấy, từ
thời đại đồ đá cũ khoảng 10 vạn năm trước đây có các nhóm cư dân săn bắt và
hái lượm, rải rác từ miền Đông Xibia di cư sang phía Bắc Nhật Bản qua
đường Hokkaido và Sakhalin. Nền văn hóa thuộc thời đại này được phát hiện
nằm rải rác trên khắp nước Nhật như: những chiếc cầu bằng đất, những kiểu
nhà ở và các câu chuyện truyền thuyết gợi lên nguồn gốc đại dương, các đặc
điểm văn hóa đa dạng có nhiều nét tương tự như ở phía Nam Trung Quốc, các
lăng mộ và việc chế tác đã gợi đến mối liên hệ với việc di cư của người dân từ
vùng Triều Tiên và vùng phía Bắc Trung Quốc. Tất cả điều đó cho thấy:
chủng tộc Nhật Bản là kết quả của sự pha trộn các yếu tố của các miền khác
nhau trên lục địa Châu Á từ thời tiền sử. Trong đó, nòi giống phương Bắc
chiếm một phần khá mạnh, chủ yếu là người Mông Cổ, ngoài ra còn có các
yếu tố Trung Hoa và người Ainu. Trải qua nhiều thời đại lịch sử, sự pha trộn
ấy đã sản sinh ra một dân tộc tương đối thuần nhất để phân biệt với các nước
láng giềng như Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, cả trong ngôn ngữ, sinh
hoạt, tôn giáo, cơ cấu chính trị và xã hội…Những nét riêng đó đã sớm trở
thành bản chất của người Nhật Bản.
Trong lịch sử phát triển của mình, yếu tố Trung Hoa đóng một vai trò
quan trọng. Từ xa xưa, người Nhật đã có sự khát khao đối với các nền văn
minh khác, và trong lịch sử tiến hóa của mình, người Nhật hoan nghênh các
15
yếu tố văn hóa nước ngoài mà không gạt bỏ các tập tục truyền thống đã có.
Có thể nói, nhân dân Nhật Bản đã hấp thụ có chọn lọc nhiều phát kiến văn
hóa của các nền văn minh thế giới. Ngay từ thời tiền sử, văn hóa Trung Hoa
đã thấm đượm trong văn hóa Nhật Bản. Do sự kết hợp giữa con người, điều
kiện địa lý và thiên nhiên độc đáo, tạo nên tính cách đặc trưng của con người
Nhật Bản.
Trước tiên là tính hiếu kỳ, nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. Điều đó
có thể nói, không có một dân tộc nào nhạy bén về văn hóa nước ngoài như
người Nhật, họ không ngừng phát triển, theo dõi những biến đổi của thế giới
bên ngoài. Khi họ biết trào lưu nào đang thắng thế thì họ sẵn sàng chấp nhận,
học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó, không để lỡ thời cơ. Ví dụ như;
khi thấy văn hóa Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, người Nhật đã nhanh chóng
tiếp thu nền văn minh ấy, nhưng họ rất ý thức về tài sản văn hóa của họ, một
nền văn hóa đã được trang trọng bồi dưỡng và tích lũy qua các thời đại lịch sử
vì thế người Nhật rất trân trọng nó.
Người Nhật có óc thẩm mỹ, sự bền bỉ, kiên trì cũng là tính cách của
người Nhật. Họ ưa chuộng cái đẹp, điều đó được thể hiện trong tính cách ăn
mặc, kiến trúc và lối sống. Những đặc trưng trong tính cách của người Nhật là
điều kiện thuận lợi cho sự tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, đồng thời nó
giúp cho người Nhật Bản chủ động nắm bắt và cải tiến nền văn hóa ấy mang
màu sắc của dân tộc mình.
1.2. Văn hóa Nhật Bản trước thời kỳ Tokugawa
Cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, cũng giống như Triều Tiên và
Việt Nam, Nhật Bản chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn minh Trung Hoa. Sự
lan tỏa và ảnh hưởng đó được thể hiện ngay từ những thời kỳ đầu của văn hóa
Nhật Bản.
16
Ngay từ thời Yayoi cách đây hàng vạn năm, Nhật Bản đã sớm tiếp nhận
văn hóa nước ngoài do những người di dân từ lục địa Trung Quốc và bán đảo
Triều Tiên mang đến. Mở đầu là nền văn minh lúa nước với văn hóa nông
nghiệp và những kỹ thuật chế tác, những dụng cụ sản xuất bằng sắt và bằng
đồng. Yamato là nhà nước đầu tiên hình thành ở Nhật Bản (khoảng cuối thế
kỷ IV) đến cuối thế kỷ V thì thống nhất được toàn quốc. Từ đây Nhật Bản bắt
đầu tiếp xúc được với văn minh Trung Hoa và tiếp nhận ở đó một ngành thủ
công, khoa học đặc biệt là chữ Hán - một phương tiện mở đường cho sự du
nhập và giao lưu văn hóa, triết học mới cũng như nền học vấn và các thiết chế
cai trị sau này. Tuy nhiên, việc tiếp nhận các yếu tố văn hóa nước ngoài trong
buổi đầu ở Nhật Bản còn mang tính thụ động, diễn ra chậm chạp không rõ
nét. Từ thế kỷ VI trở đi, khi người Nhật đã hoàn toàn ý thức được những ưu
thế của nền văn minh cao hơn tại lục địa, thì họ mới thực sự có ý thức học hỏi
với mong muốn đuổi kịp nền văn minh cao hơn mình. Đó là văn minh đời
Đường ở Trung Quốc, theo các tài liệu nghiên cứu lịch sử cho rằng đây là nền
văn minh rực rỡ và cao nhất của thế giới đương thời. Và “không có gì đáng
ngạc nhiên nếu người Nhật sơ khai trên một đất nước gồm những hòn đảo
biệt lập của họ cảm nhận được những phản quang của đế quốc Trung Hoa
mới và bừng tỉnh một nhận thức mới về cái đất nước lớn lao ở bên kia bờ
biển”. [Q4, tr23]
Trong thời đại Nara giai đoạn đầu tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa hầu
hết thông qua sách vở và nghệ nhân từ Trung Hoa sang. Tuy chưa có chữ viết
riêng của mình nhưng người Nhật vẫn say xưa, nhiệt tình học hỏi các lĩnh vực
nghệ thuật khoa học. Bằng cách vay mượn chữ Trung Hoa, Nhật Bản đã giao
lưu và tiếp thu của Trung Hoa các thuyết chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo… và
“cái xã hội nhỏ bé và đương thời này đã dồn sức vào việc tiêu hóa và đồng
hóa một nền văn hóa ngoại quốc cao hơn mình mà không hề bị bên ngoài áp
17
đặt bằng sự chinh phục hoặc gần gũi, mà tự nguyện thậm chí nhiệt tình tiếp
nhận”. [Q5, tr125]
Trong thời kỳ đầu vay mượn chữ Trung Hoa hoàn toàn bằng cách
nghiên cứu nguyên bản, sau đó mượn chữ, mượn nghĩa, do sự vay mượn diễn
ra ở các thời kỳ khác nhau của triều đại Trung Hoa mà chữ Hán ngày nay có
nhiều cách đọc. Trong thời kỳ Nara, nhờ học tiếng Trung Hoa và nghiên cứu
sử Trung Hoa mà người Nhật đã có phương tiện ghi lại lịch sử, địa lý, các
phong tục tập quán, đồng thời nhận thức được về đời sống văn hóa xã hội của
mình, những điều trước kia chỉ được truyền miệng. Những cuốn sách sử, tập
thơ cho thấy rõ sự ảnh hưởng của quá trình giao lưu văn hóa Trung Quốc với
Nhật Bản, đặc biệt là trên lĩnh vực ngôn ngữ của Trung Quốc đã dần thấm sâu
vào Nhật Bản từ lúc nào không biết.
Bước sang thời kỳ Heian, chữ Hán có một vị trí quan trọng trong xã hội
Nhật Bản cho nên mọi người đều tích cực học chữ Hán. Ở thời kỳ này, quan
hệ giữa Nhật Bản với bên ngoài phát triển mở rộng, nhưng chính nhờ vậy mà
Nhật Bản đã xây dựng cho mình một nền văn hóa độc đáo riêng có bản sắc
dân tộc phù hợp với tập quán và hoàn cảnh đất nước. Điển hình trong giao lưu
phát triển văn hóa dân tộc và bước ngoặt trong lịch sử văn hóa là việc phát
minh ra chữ viết Kana, một loại chữ mượn gồm có hai chữ Katakana và
Higarana. Chữ Katakana lấy một bộ phận chữ Hán làm ký hiệu để đọc, còn
chữ Higarana là loại chữ biến đổi từ chữ Hán thành chữ riêng của Nhật.
Bên cạnh chữ viết, Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng của văn minh Trung
Hoa về mặt chính trị. Một trong những cách tân quan trọng của thái tử
Shotoku là việc cử một phái đoàn sứ giả đông đảo sang Trung Hoa để học tận
gốc ngọn nguồn của tri thức. Khi trở về họ đã trở thành những người lãnh đạo
có hiểu biết đồng thời mang được những tri thức khoa học, nghệ thuật và tư
tưởng của nền văn minh Trung Hoa vào Nhật Bản. Sự giao lưu của văn minh
18
Trung Hoa với Nhật Bản còn được thể hiện về mặt tư tưởng là lần đầu tiên
người Nhật có ý nghĩ đất nước Yamato của họ có thể trở thành một đế quốc,
ngang hàng với Trung Hoa. Về bộ máy nhà nước, dưới vua, người Nhật đã
tạo nên chính quyền trung ương phức hợp theo mô hình của bộ máy hành
chính nhà Đường. Một hành động táo bạo nhất của người Nhật là áp dụng chế
độ sở hữu đất đai và chế độ thuế của người Trung Hoa, những đạo luật được
thảo một cách kỹ lưỡng từ các khuôn mẫu của Trung Hoa. \
Tiểu kết chương 1
Như vậy, có thể thấy rằng nền sắc văn hóa dân tộc Nhật Bản có được
như ngày hôm nay là nhờ có sự chắt lọc cải tiến không ngừng các thành tựu
văn hóa văn minh, đặc biệt là nhờ có sự giao lưu và tiếp biến với các nền văn
hóa ngoại lai, nhất là văn hóa Trung Hoa. Đây chính là tiền đề và động lực
quan trọng để văn hóa Nhật Bản có điều kiện vươn mình chuyển biến mạnh
mẽ và phát triển sâu rộng trên đất nước Nhật Bản cũng như có sức lan tỏa ra
các khu vực xung quanh. Điều đó chứng tỏ rằng, trong buổi đầu lịch sử, văn
hóa Nhật Bản chưa có gì đáng kể. Nhưng thông qua việc du nhập văn hóa
nước ngoài và trải qua một thời kỳ dài trải nghiệm, cuối cùng Nhật Bản đã lựa
chọn và xây dựng cho mình một nền văn hóa vững chắc để từ đó sáng tạo làm
cho nó phát triển ngày càng phong phú hơn trong các giai đoạn kế tiếp.
19
Chương 2
CHUYỂN BIẾN VĂN HÓA NHẬT BẢN THỜI KỲ TOKUGAWA
(1600 – 1868)
2.1. Bối cảnh lịch sử Nhật Bản đầu thế kỷ XVII
Sau thắng lợi lịch sử ở Sekigahara năm 1600, Tokugawa Ieyasu lên
nắm quyền hành trên toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản. Đến năm 1603 Ieyasu tự
xưng là tướng quân (Shogun) và lập ra chính phủ quân sự riêng của mình ở
Edo (Giang Hộ), sau này gọi là Tokyo. Đây là một thời kỳ có những sự biến
đổi quan trọng trong lịch sử phong kiến quân sự ở Nhật Bản. Ieyasu đã tạo ra
một mô hình, khuôn mẫu của đất nước, theo đó để áp dụng trong mọi khía
cạnh của sự tồn tại quốc gia. Đặc biệt là thể chế chính trị và xã hội, đã được
con cháu duy trì tồn tại trong suốt 267 năm từ năm 1600 – 1868. Thời kỳ Edo
cũng là thời kỳ cuối cùng của chế độ Mạc Phủ và là giai đoạn phát triển đến
đỉnh cao nhất của phong kiến Nhật Bản với tầng lớp võ sĩ là trung tâm.
Tokugawa Ieyasu đã cải tổ thể chế chính trị, luật Buke Shohatto được
ban hành năm 1615, lập chế độ Bakuhan (phiên: lãnh địa), Shogun luôn tỏ ra
kính trọng và đề cao uy tín, nhưng cũng không để cho các Daimyo lợi dụng
danh nghĩa triều đình để chống lại Bakufu. Đồng thời phân chia xã hội ra
thành bốn đẳng cấp đó là sĩ, nông, công, thương và áp dụng theo chính sách
trọng nông, ức thương của Shogun Ieyasu.
Để duy trì, thống nhất cơ cấu chính trị - xã hội do Ieyasu tạo dựng lên,
các Shogun Tokugawa đã thực hiện chính sách Sakoku (bế quan tỏa cảng)
biệt lập với thế giới bên ngoài vào năm 1639.
Những người phương Tây đầu tiên đã đến Nhật Bản vào các thế kỷ
trước thời kỳ Muromachi. Các thương nhân Bồ Đào Nha đã đặt chân lên một
hòn đảo nhỏ ở phía Nam vào năm 1543, và đem vũ khí, súng đạn sang buôn
20