Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của hoa kỳ dưới thời tổng thống g w bush so với tổng thống b clinton

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.67 KB, 80 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ là siêu cƣờng duy nhất còn lại. Mỹ
muốn một mình hoạch định chính sách nhƣng vấp phải sự chống đối của các
cƣờng quốc khác. Mặc dù vậy, với ƣu thế về kinh tế và quân sự, Mỹ có vai
trò rất quan trọng trong việc định hình các mối quan hệ quốc tế. Trong xu thế
toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ làm tăng sự tuỳ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia, việc hoạch định chính sách và điều chỉnh chính sách
đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ có những ảnh hƣởng to lớn đến các nƣớc khác, cũng
nhƣ đến các mối quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay.
Tình hình quốc tế phức tạp cộng với ƣu thế vƣợt trội của Mĩ trên
trƣờng quốc tế kết hợp với tình hình chính trị – xã hội biến động trong nội bộ
nƣớc Mĩ đánh dấu bằng việc tổng thống G.W. Bush lên nắm quyền với chiến
thắng gây nhiều tranh cãi đã báo hiệu trƣớc một thời kì có nhiều chuyển biến
trong chính sách đối ngoại của Hoa Kì. Đặc biệt, sự kiện khủng bố 11/9 đã
làm chính sách đối ngoại của G.W.Bush có nhiều thay đổi so với tổng thống
B.Clinton.
Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ tác động đến hầu hết các
khu vực, các quốc gia trên hành tinh chúng ta, đến chiều hƣớng phát triển của
tình hình quốc tế thập niên đầu thế kỷ XXI và cả trong những thập kỷ tới. Do
đó, việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của G.W.Bush là một điều hết sức cần
thiết.
Sự kiện 11/9 càng làm bộc lộ rõ hơn những định hình mới trong
chính sách đối ngoại đó. Các tuyên bố, văn kiện mới trong chính sách đối
ngoại của G.Bush đã làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi trong giới học thuật
về những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kì dƣới thời tổng thống
G.W. Bush.
Từ những lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài :"Sự điều chỉnh chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ dƣới thời tổng thống Geogre W.Bush so với tổng
thống Bill Clinton" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.




2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử nƣớc Mỹ với những biến đổi của nó luôn là đối tƣợng thu hút
đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới bởi sự chi phối
mạnh mẽ của nó đối với diễn biến của tình hình quốc tế. Nói về sự điều chỉnh
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dƣới thời tổng thống George Bush cũng đã
có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc, kể cả
chính những nhà nghiên cứu ngƣời Mỹ.
Trong nước: Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ, tập trung nghiên cứu nội dung chính sách đối ngoại, chính
sách an ninh toàn cầu của Hoa Kỳ.
Cuốn sách Hoa Kỳ- cam kết và mở rộng của Lê Bá Thuyên (1998) đề
cập đến chiến lƣợc toàn cầu, chính sách đối ngoại của tổng thống Bill Clinton
dƣới góc độ những chiến lƣợc quân sự.
Một số công trình nghiên cứu chính sách đối ngoại Mỹ dƣới thời tổng
thống G.W.Bush nhƣ: Nuớc Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI của Nguyễn Thiết
Sơn (2002), Chiến lược bảo vệ bá quyền của Mỹ của Tân Bản Kiện (2002) ...
Những tác phẩm này đề cập đến những khả năng và những chính sách của
nƣớc Mỹ về quân sự, kinh tế, ngoại giao... nhằm bảo vệ quyền thống trị thế
giới của mình.
Ngoài ra, trong các tạp chí: Ngiên cứu quốc tế, Châu Mỹ ngày nay...
nhiều tác giả nhƣ Tân Bản Kiện, Nguyễn Thanh Hiền, Nguyễn Thái Yên
Hƣơng... cũng đã đề cập đến từng khía cạnh trong chính sách đối ngoại của
tổng thống G.W.Bush, đặc biệt là về quân sự, hoạt động chống khủng bố.
Ngoài nước: Có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả thế giới
với những quan điểm khác nhau về chính sách điều chỉnh chính sách của Hoa
Kỳ dƣới thời tổng thống G.Bush. Dƣới đây, chúng ta sẽ điểm qua một số
công trình nổi bật.

Nhà sử học David Kenedy trên tờ Atlantic (3/2005) cho rằng các
nguyên tắc chính sách đối ngoại của Bush đƣợc kế thừa từ Willson, phù hợp
với các mục tiêu đối ngoại Mỹ trong lịch sử, chỉ có hành động tấn công trƣớc


3
là chƣa từng thấy. Tuy nhiên, ông tập trung vào mục tiêu hơn là biện pháp
thực hiện của Bush và không giải thích đƣợc cả hai đặc trƣng này.
Trong cuốn Surprice, Secrity and the American Experience (2004),
Gaddis ca ngợi Chiến lƣợc an ninh quốc gia của Bush nhƣ sự tích hợp các
truyền thống đối ngoại của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Gaddis không giải thích tại
sao những đe doạ sau 11-9 quá mới tới mức tổng thống từ bỏ chiến lƣợc can
dự và kiềm chế. Ông cũng không tìm ra đƣợc luận điểm biện minh cho cuộc
chiến tranh của G.W.Bush.
Những công trình nghiên cứu trên khá toàn diện về chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ dƣới thời tổng thống G.W.Bush. Tuy nhiên, những công
trình đó mới chỉ phác thảo đƣợc những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại
của tổng thống Bush mà chƣa nghiên cứu sâu sắc, tập trung vào vấn đề điều
chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong hai nhiệm kì của tổng thống
G.Bush, những tác động của nó đối với thế giới, khu vực và Việt Nam, đặc
biệt chƣa làm bật đƣợc những nét điều chỉnh của tổng thống G.Bush so với
tổng thống Bill Cliton.
3. Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích của Khoá luận là làm sáng tỏ tác động của tình hình quốc tế,
trong nƣớc đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dƣới thời tổng
thống G.W.Bush, điểm giống và khác so với chính quyền Bill Clinton; tác
động của của những điều chỉnh đó tới thế giới, khu vực nói chung và Việt
Nam nói riêng nhƣ thế nào.
Để đạt đƣợc mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của khoá luận
là:

Một là, phân tích bối cảnh quốc tế và bối cảnh nƣớc Mỹ làm cơ sở cho
sự hoạch định chính sách đối ngoại của tổng thống G.W.Bush.
Hai là, phân tích một số điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của tổng
thống G.W.Bush so với tổng thống B.Clinton, làm rõ sự giống và khác nhau
qua sự điều chỉnh đó, cũng nhƣ giải thích tại sao có sự điều chỉnh đó.


4
Ba là, những tác động của việc chính quyền Bush điều chỉnh chính sách
đối ngoại đối với quan hệ quốc tế, khu vực và Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài của Khoá luận là "Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa
Kỳ dƣới thời tổng thống Geogre W.Bussh so với tổng thống Bill Clinton"
nên ngƣời viết chỉ tập trung tìm hiểu những điểm chính trong chính sách đối
ngoại của chính quyền G.W.Bush để làm cơ sở phân tích những điều chỉnh
giống và khác so với chính quyền B.Clinton, những điều chỉnh đó tác động
nhƣ thế nào tới tình hình quốc tế, khu vực và quan hệ hai nƣớc Việt NamHoa Kỳ. Nhƣ vậy về mặt thời gian, khoá luận chỉ giới hạn nghiên cứu trong
hai nhiệm kì của tổng thống G.W.Bush (2001- 2008).
5. Các nguồn tƣ liệu và phƣong pháp nghiên cứu
5.1 Các nguồn tư liệu
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng những nguồn tài liệu nhƣ: các
sách chuyên khảo, các tạp chí, tài liệu tham khảo đặc biệt, luận văn thạc sĩ...
về các vấn đề có liên quan.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để có thể hoàn thành đƣợc đề tài luận văn này, trong quá trình nghiên
cứu tôi đã kết hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau. Khi
nghiên cứu đề tài này, tôi dựa trên quan điểm phƣơng pháp luận Macxit trong
nghiên cứu lịch sử. Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic là những
phƣơng pháp chủ đạo. Ngoài ra, khoá luận còn sử dụng các phƣơng pháp
thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh để sƣu tầm tƣ liệu cũng nhƣ nghiên

cứu để thấy rõ hơn các nội dung cần trình bày.
6. Đóng góp của khóa luận
Dƣới góc độ lịch sử, khoá luận nghiên cứu một cách hệ thống sự điều
chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dƣới thời tổng thống G.W.Bush so
với tổng thống Bill Clinton, đề cập chi tiết đến những nội dung điều chỉnh với
những so sánh, đánh giá.


5
Từ việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dƣới thời tổng thống
G.W.Bush so với tổng thống Clinton, làm nổi bật lên phƣơng thức, biện pháp
thực hiện trong chính sách đối ngoại của hai tổng thống, tác giả rút ra một số
tác động đối với nƣớc Mỹ và thế giới.
7. Kết cấu của khoá luận:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khoá luận gồm 3 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Cơ sở điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dƣới thời
tổng thống G.W.Bush.
Chƣơng 2: Nội dung điều chỉnh chính sách đối ngoại của tổng thống
G.W.Bush
Chƣơng 3: Tác động của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa
Kỳ dƣới thời tổng thống G.W.Bush.


6
Chƣơng 1: CƠ SỞ CỦA SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA HOA KỲ DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG W.BUSH
1.1 Bối cảnh thế giới
Tình hình kinh tế, chính trị thế giới thập niên đầu thế kỷ XXI
Kinh tế thế giới
Nền kinh tế thế giới trong thập niên đầu thế kỷ XXI có một số đặc

trƣng chủ yếu sau:
Đặc trƣng thứ nhất là sự chuyển hoá nền kinh tế thế giới sang nền kinh
tế tri thức. Điều này đã đƣa đến: sự thay đổi về tính chất và trình độ của lực
lƣợng sản xuất thay đổi về chất kéo theo sự thay đổi của phƣơng thức sản
xuất cùng cách quản lý, làm ăn, cách sống; Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
vƣợt bậc ngay cả khi nền kinh tế có sự xáo trộn khó lƣờng; Làm tăng khoảng
cách giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển; Tạo cơ hội cho các nƣớc
khắc phục sự nghèo nàn, lạc hậu, rút ngắn khoảng cách phát triển, đồng thời
cũng tạo ra những thách thức lớn do sự thiếu vốn, tình trạng nghèo nàn lạc
hậu của khoa học kĩ thuật và các vấn đề xã hội; Cuộc chạy đua kinh tế, khoa
học công nghệ giữa các nƣớc diễn ra quyết liệt hơn, thành một cuộc đua nổi
trội buộc tất cả các nƣớc đều phải điều chỉnh chiến lƣợc phát triển mà trọng
tâm là sự cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục.
Đặc trƣng thứ hai, quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá diễn ra mạnh
mẽ. Toàn cầu hoá và khu vực hoá là hai quá trình có quan hệ tƣơng hỗ biện
chứng, vừa xung đột, vừa bổ trợ thúc đẩy lẫn nhau, phản ánh tính đa dạng
trong sự phát triển của thế giới. Xu hƣớng khu vực hóa và toàn cầu hóa đang
và sẽ ngày càng trở nên rõ nét, bao quát và chi phối toàn diện các hoạt động
trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội quốc gia và quốc tế.
Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới chuyển
sang mô hình tri thức; thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều lĩnh
vực: chính trị, văn hoá, khoa học, giáo dục; làm tăng thêm sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia, giữa các dân tộc nhƣng không làm triệt tiêu mâu


7
thuẫn và sự đấu tranh giữa các quốc gia; tạo ra thách thức to lớn đối với các
quốc gia dân tộc, gây nguy cơ làm xói mòn chủ quyền quốc gia; tác động
mạnh tới nền chính trị quốc tế, trƣớc hết là tác động tới khái niệm quốc gia
(chủ quyền sức mạnh, lợi ích...); tạo ra khả năng kiềm chế xung đột và làm

giảm nguy cơ chiến tranh huỷ diệt.
Sự phát triển kinh tế là tiêu chí phấn đấu của mọi quốc gia. Cạnh tranh
kinh tế sẽ diễn ra quyết liệt trong cơn lốc toàn cầu hoá mà lực lƣợng chi phối
vẫn là ba trung tâm tƣ bản chủ nghĩa và các nƣớc lớn. Trong những năm tới,
cuộc cạnh tranh giành giật tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là năng lƣợng) và
tài nguyên chất xám sẽ diễn ra gay gắt hơn. Các nhà chiến lƣợc Mỹ đã đi
trƣớc các cƣờng quốc khác trong chiến lƣợc giành giật tài nguyên thiên nhiên
và trí tuệ con ngƣời. Ngày nay, các nƣớc lớn giàu có, nắm giữ và chi phối
nhiều tổ chức kinh tế, tài chính thế giới và khu vực, đặc biệt là WB, IMF,
WTO. Thực tế, một số nƣớc lớn đang nắm giữ sự vận hành của nền kinh tế
thế giới và chi phối việc hoạch định chính sách đối ngoại của nhiều nƣớc.
Tình hình chính trị và an ninh thế giới
Tình hình chính trị và an ninh thế giới có những nét lớn chủ yếu sau
đây:
Thứ nhất, sự so sánh lực lƣợng tiếp tục đang ở thế có lợi cho Hoa Kỳ,
nhƣng các đối tác của Mỹ (Nhật, EU, Nga, Trung Quốc...) vẫn tiếp tục gia
tăng sự cạnh tranh để vƣơn lên khẳng định vị trí của mình trên trƣờng quốc
tế. Mỹ bị EU, Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt (các cuộc chiến tranh kinh tế
giữa ba trung tâm kinh tế TBCN diễn ra liên tục). EU không thua kém Mỹ về
GDP, chỉ số xuất nhập khẩu... nhƣng về vốn và nhiều mặt quan trọng khác,
đặc biệt về khoa học công nghệ thì vẫn thua kém Mỹ. Trung Quốc đang nổi
lên thành đối thủ đe doạ sự bá quyền của Mỹ. Nhật Bản trong vài chục năm
tới khó trở lại thời kì tăng trƣởng cao nhƣ những năm 60, 70 của thế kỉ XX,
nhƣng vẫn là " ngƣời khổng lồ" về kinh tế, vẫn là một trong ba trụ cột của
kinh tế thế giới, có vai trò đặc biệt lớn đối với khu vực châu Á- Thái Bình
Dƣơng. Nga tuy suy yếu về kinh tế nhƣng vẫn là nƣớc duy nhất có khả năng


8
cạnh tranh đƣợc với Mỹ về quân sự, do có tiềm lực to lớn về vũ khí hạt nhân

chiến lƣợc.
Thứ hai, việc tập hợp lực lƣợng. Xuất phát từ lợi ích dân tộc, sự tăng
cƣờng hợp tác của các nƣớc có mục đích chung là tăng cƣờng nội lực mà
trƣớc hết là để phát triển kinh tế. Hình thức tập hợp lực lƣợng diễn ra gồm
nhiều lớp đan cài, vừa đấu tranh vừa hợp tác, vừa tranh thủ vừa kiềm chế trên
quy mô toàn cầu. Hiện có một số nét mới nổi trội: sự cải thiện trong tam giác
Nga - Trung Quốc - Ấn Độ. Điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho
Hoa Kỳ trong việc lựa chọn một hình thức tập hợp lực lƣợng phù hợp với tình
hình mới.
Thứ ba, nguy cơ chiến tranh huỷ diệt hàng loạt bị đẩy lùi nhƣng xung
đột vũ trang, cục bộ, xung đột sắc tộc, dân tộc, tôn giáo gia tăng.
Thứ tư, các vấn đề toàn cầu: môi trƣờng, dịch bệnh, đói nghèo... trở
thành sự quan tâm của thế giới, chi phối mọi quốc gia, đe dọa sự tồn tại của
cả loài ngƣời. Hệ quả của điều này là: làm tăng quan hệ hợp tác và phụ thuộc
lẫn nhau gia các nƣớc; làm tăng vai trò và vị trí của các diễn đàn, khu vực
hợp tác trên thế giới; làm tăng vai trò của hoạt động ngoại giao đa phƣơng.
Các vấn đề toàn cầu đang dẫn tới vô số các cuộc khủng hoảng, mà bất cứ
cuộc khủng hoảng nào cũng có thể là nguy cơ gây bất ổn định kinh tế, xã hội,
chính trị, môi trƣờng... đe dọa cuộc sống nhân loại. Một số vấn đề toàn cầu
hiện nay đang là nguy cơ gây xung đột trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là vấn
đề làm chủ các nguồn tài nguyên (nƣớc, nhiên liệu...). Việc làm chủ đƣợc
công cuộc khai thác các nguồn tài nguyên là một trong những yếu tố quyết
định trong quan hệ kinh tế và ngoại giao quốc tế, có tác dụng trong việc giải
quyết nhiều cuộc xung đột và hoạch định chính sách viện trợ phát triển. Các
vấn đề toàn cầu có thể tạo ra mảnh đất cho cuộc đấu tranh giành quyền lực và
của cải trong quan hệ quốc tế.
Thứ năm, khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng tiếp tục phát triển năng
động nhƣng còn tồn tại nhiều yếu tố bất ổn, trở thành nơi tranh giành nhiều
ảnh hƣởng của nhiều nƣớc lớn. Đây là khu vực địa chiến lƣợc quan trọng, có



9
nhiều nền kinh tế lớn nhƣng tồn tại các điểm xung đột nóng nhƣ tại bán đảo
Triều Tiên hay eo biển Đài Loan. Sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2011, Mỹ
càng quan tâm tới khu vực này do tồn tại các vấn đề liên quan đến ngƣời Hồi
giáo và các nhóm khủng bố đuợc cho là có quan hệ với Al Qaeda.
Tuy nhiên, thế giới đang trong quá trình chuyển hoá sang trật tự đa cực.
Trật tự này sẽ ảnh hƣởng đến chính sách đối ngoại của Mỹ. Mỹ không thể bắt
ép các nƣớc đi theo chính sách đối ngoại của mình. Bối cảnh quốc tế mới làm
cho tất cả các nƣớc tuy có lợi ích dân tộc khác nhau nhƣng muốn hay không
đều phải lệ thuộc vào nhau, phải hợp tác với nhau dù chỉ là sách lƣợc để cùng
tiến lên hoặc cùng đối phó với những vấn đề đe dọa sự sinh tồn của mỗi nƣớc
và thế giới mà không một nƣớc nào dù có sức mạnh phi thƣờng đến đâu cũng
không thể một mình đảm nhận đƣợc. Điều này là một thách thức lớn đối với
tham vọng làm bá chủ thế giới của Mỹ, khiến các nhà hoạch định của chính
quyền G.W.Bush phải tính toán kĩ lƣỡng trong việc điều chỉnh chính sách đối
ngoại của mình.
1.1.2 Các xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế
Những đặc điểm về kinh tế, chính trị, an ninh trên đã tác động đến sự
hình thành các xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Bên cạnh một số xu thế
chính đƣợc hình thành từ sau chiến tranh lạnh, các xu thế sau đây vẫn tiếp tục
phát triển: xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác; xu thế vừa hợp tác vừa đấu
tranh trong sự cùng tồn tại hoà bình; xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá trong
lĩnh vực kinh tế và đời sống; ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cƣờng, đấu tranh
chống lại sự áp đặt và can thiệp từ bên ngoài của các dân tộc đƣợc nâng cao.
Trong những năm đầu thế kỉ XXI, một số xu thế nổi trội trong quan hệ
quốc tế nhƣ sau:
Thứ nhất, quan hệ quốc tế tiếp tục có xu hƣớng mở rộng và ngày càng
phức tạp. Cả thế giới hiện nay đang bị cuốn vào một xu thế chung, đó là toàn
cầu hoá, khu vực hoá trên tất cả mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Bắt nguồn từ xu thế toàn cầu về kinh tế, cùng với nó là sự phát triển mạnh mẽ


10
của khoa học và công nghệ dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ
giữa các quốc gia, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và phức tạp.
Thứ hai, sự chi phối của nhân tố Mỹ và quan hệ nƣớc lớn. Hiện nhân tố
Mỹ đang chi phối quan hệ quốc tế. Mặc dù, sự chi phối này không tuyệt đối
song vẫn đạt tới mức định hình quan hệ quốc tế. Đặc điểm này hình thành từ
điều kiện thuận lợi cũng nhƣ chính sách đối ngoại của Mỹ. Chính sách đối
ngoại của Mỹ có những điểm mới, song về cơ bản vẫn duy trì hai mục tiêu:
mục tiêu bao trùm thứ nhất là xác lập địa vị thống trị thế giới, thứ hai là
không để cho một quốc gia nào hiện nay cũng nhƣ trong tƣơng lai gần có thể
tranh chấp địa vị thống trị số một của Mỹ. Về phƣơng cách, Mỹ sử dụng ba
trị cột chính: sức mạnh quân sự, thị trƣờng tự do và cái gọi là dân chủ, nhân
quyền để thống trị thế giới.
Bƣớc sang thế kỷ XXI, quan hệ giữa các nƣớc lớn đã có sự thay đổi,
trở nên căng thẳng, bắt nguồn từ các sự kiện: Mỹ -Anh công kích Iraq (tháng
12/1998); bất đồng quan điểm Mỹ- Tây Âu về kế hoạch triển khai hệ thống
phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ; Mỹ và Nhật Bản triển khai Hệ thống
phòng thủ chống tên lửa chiến trƣờng (TMD) ở vùng Viễn Đông. Quan hệ
Mỹ -Trung cũng đang căng thẳng nhất là vấn đề Đài Loan cùng với nhứng
tuyên bố và hành động cứng rắn của chính phủ Mỹ trong quan hệ với Nga và
Trung Quốc. Tuy nhiên, xung đột giữa các cƣờng quốc vẫn còn nằm trong
giới hạn, khó xảy ra đổ vỡ lớn vì cả Nga, Trung Quốc và Mỹ không muốn đối
đầu trực tiếp với nhau. Nga và Trung Quốc cần tranh thủ Mỹ, tuy Mỹ có phần
lấn át, song cũng cần sự hổ trợ của Nga và Trung Quốc trong một số vấn đề
lớn.
Những thay đổi và tính phức tạp trong quan hệ quốc tế giữa các nƣớc
lớn bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân, nhƣng nổi bật nhất là do tƣơng quan

lực lƣợng giữa các nƣớc lớn đang thay đổi. Mỹ tuy ở thế mạnh hơn các đối
thủ khác, nhƣng cũng khó có thể áp đặt sức mạnh của mình. Quan trọng hơn
là Mỹ chƣa chịu từ bỏ ý đồ thiết lập bá quyền lãnh đạo thế giới. Và để thực
hiện ý đồ này, Mỹ luôn thay đổi chiến lƣợc cũng nhƣ sách lƣợc... Nhiều sự


11
kiện cho thấy những bất ổn trong quan hệ Mỹ- Nga, Mỹ -Trung đều bắt
nguồn hoặc có nguyên nhân sâu xa từ sự thay đổi trong chính sách của Mỹ.
Nhiều xung đột, điểm nóng trên thế giới đều có bàn tay can thiệp hoặc dính
líu của Mỹ. Điều đó làm Nga và Trung Quốc lo ngại, phản ứng lại Mỹ.
Thứ ba, xu thế hợp tác và đấu tranh tiếp tục phát triển và thể hiện rõ
trong những vấn đề mới, đặc biệt là vấn đề chống khủng bố. Vấn đề khủng bố
phát triển mạnh trên phạm vi toàn cầu với mức độ ngày càng ác liệt, tần số
gia tăng. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố trong những năm gần đây gây
cho thế giới nhiều bất ổn, gây thiệt hại cho nhiều quốc gia về kinh tế lẫn
chính trị... Một số nƣớc đã lợi dụng khủng bố để can thiệp bằng quân sự vào
các nƣớc có chủ quyền, hoặc đe dọa tấn công nếu các nƣớc đó không hợp tác
hay không phục tùng chiến dịch khủng bố. Nạn khủng bố là nguy cơ toàn cầu,
hầu nhƣ tất cả các quốc gia đều hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố. Song,
việc tiến hành chiến tranh chống khủng bố theo cách mà Mỹ áp đặt không tạo
đƣợc sự đồng thuận giữa các nƣớc, ngay cả những nƣớc đồng minh truyền
thống của Mỹ cũng lên tiếng lo ngại Mỹ tấn công dân thƣờng...
Thứ tư, xu thế hoà hoãn, thoả hiệp để phát triển giữa các quốc gia trên
thế giới. Trƣớc đây, trong thế giới hai cực của Chiến tranh lạnh, mỗi nƣớc
không thuộc cực bên này thì sẽ thuộc cực bên kia. Sau khi Chiến tranh lạnh
kết thúc, xu thế hòa bình, hòa hoãn, thậm chí là cả thỏa hiệp giữa các nƣớc để
không cho chiến tranh nổ ra, tạo điều kiện để phát triển kinh tế nổi lên thay
thế cho xu thế đối đầu trong thời kì Chiến tranh lạnh. Đặc biệt, sự kiện nƣớc
Mỹ bị khủng bố ngày 11/9/2001, đã buộc các nƣớc có những điều chỉnh nhất

định trong chính sách đối ngoại của mình. Hầu hết các nƣớc lên án chủ nghĩa
khủng bố. Sự thống nhất cơ bản về lợi ích giữa các nƣớc trong cuộc đấu tranh
chống khủng bố quốc tế đã tạo ra sự nhất trí mang tính tạm thời trong quan hệ
quốc tế hiện đại. Lợi dụng mục tiêu của cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ đã
lôi kéo các nƣớc lớn và các nƣớc nhỏ trở thành đồng minh của mình trên cơ
sở đó để chi phối các nƣớc này hòng thực hiện mƣu đồ của mình.


12
Nhƣ vậy, có thể nói những đặc điểm và xu hƣớng của quan hệ quốc tế
trong những năm đầu thế kỷ XXI phần nhiều là sự tiếp nối của nhiều đặc
điểm và xu thế đã đƣợc hình thành dần dần từ trong và sau chiến tranh lạnh,
nhƣng đồng thời cũng bị chi phối bởi những đặc điểm mới. Mặc dù, có những
vấn đề mới nảy sinh về khủng bố, về lợi dụng chiêu bài chống khủng bố để
can thiệp... nhƣng sự phân tích tổng thể về tình hình kinh tế, chính trị, an
ninh, về quan hệ giữa các nƣớc lớn... đều cho thấy xu thế hoà bình ổn định
hợp tác để phát triển vẫn nổi trội. Các nƣớc lớn nhỏ, phát triển- đang phát
triển đều tập trung vào mục tiêu kinh tế, phát triển nhằm tạo sức mạnh tổng
hợp cho quốc gia của mình, làm tăng vị thế quốc gia của mình trên trƣờng
quốc tế.
1.2 Bối cảnh nƣớc Mỹ đầu thế kỉ XXI
1.2.1 Về an ninh- chính trị
Chính trị tại Hoa Kỳ hoạt động dƣới một hệ thống hai đảng cầm quyền
gần nhƣ suốt chiều dài lịch sử Hoa Kỳ. Từ lần tổng tuyển cử năm 1856, hai
đảng có ảnh hƣởng chi phối là Đảng Dân chủ (đƣợc thành lập năm 1824)
và Đảng Cộng hòa (thành lập năm 1854).
Hệ thống hai đảng của Mỹ, kể từ cuối năm 1960 chứng kiến sự phân
cực hoá nhanh đã tác động, ảnh hƣởng sâu sắc lên chính sách đối ngoại.
Trong môi trƣờng chính trị phức tạp nhƣ vậy, kết quả của cuộc bầu cử năm
2000 đã càng làm tăng thêm sự bất ổn chính trị trong nội bộ nƣớc Mỹ.

Trong cuộc bầu cử tổng thống đầy tranh cãi năm 2000, G.W.Bush là
ứng cử viên của Đảng Cộng hoà, Thống đốc bang Têxas và là con trai của
cựu tổng thống H.W.Bush, đã giành đƣợc thắng lợi sít sao trƣớc Phó Tổng
thống Al Gore- ứng cử viên của Đảng Dân chủ. Tổng thống G.W.Bush thắng
cử với 271 phiếu bầu đại cử tri, trong khi Al Gore đạt 266 phiếu. Tuy nhiên,
Al Gore lại đạt đƣợc số phiếu bầu phổ thông với 48,4%, cao hơn so với Bush
(47,9%) [38, 252]. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nƣớc Mỹ, kể từ năm
1888, một tổng thống đắc cử nhận đƣợc số phiếu phổ thông ít hơn so với
ngƣời thất cử. Đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1876, ngƣời


13
giành đƣợc số phiếu đại cử tri cao hơn phải trải qua một cuộc tranh tụng gay
gắt trƣớc khi đƣợc công nhận thắng cử bằng phán quyết đầy khó khăn của
Toà án Tối cao. G.W.Bush nhậm chức tổng thống trong bối cảnh chia rẽ, bè
phái giữa các bang ủng hộ và không ủng hộ ông trong chiến dịch tranh cử, có
nguồn gốc sâu xa từ sự khác biệt về văn hoá xã hội. Do đó, tổng thống Bush
lên nắm quyền chịu một sức ép tâm lí khá nặng nề mà theo một số chuyên gia
Mỹ cho rằng: Đây cũng là một cuộc khủng hoảng chính trị của nƣớc Mỹ và
đó cũng là điều khó khăn trƣớc hết mà tổng thống mới đƣơng đầu. Tổng
thống Bush phải cố gắng để có đƣợc sự hỗ trợ từ phía Quốc hội và dƣ luận
của dân chúng với chính sách đối ngoại.
Thêm vào đó, cuộc tấn công khủng bố vào nƣớc Mỹ ngày 11/9/2001 là
sự kiện đặc biệt quan trọng trong lịch sử thế giới đầu thế kỷ XXI, tác động
đến sự thay đổi trong chiến lƣợc an ninh của Mỹ. Sáng ngày 11/9/2001, lực
lƣợng khủng bố tiến hành đồng loạt các vụ tấn công bằng máy bay vào tòa
Tháp Đôi của Trung tâm thƣơng mại thế giới (WTC) ở New York và Lầu
Năm Góc, trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ ở thủ đô Washington. Có thể thấy mục
tiêu của các cuộc tấn công khủng bố là nhằm vào các trung tâm đầu não của
Mỹ ở New York và Washington -biểu tƣợng sức mạnh kinh tế, chính trị, tài

chính, giá trị của Mỹ và phƣơng Tây. Cuộc tấn công không chỉ gây thiệt hại
lớn về ngƣời và của mà còn gây chấn động sâu sắc về tâm lí đối với Mỹ, các
nƣớc phƣơng Tây và cộng đồng quốc tế nói chung.
Sự kiện 11/9 đã phá vỡ huyền thoại về sự an toàn của nƣớc Mỹ trƣớc
sự tấn công xâm phạm của kẻ thù bên ngoài trong suốt hơn 200 năm qua.
Mảnh đất Hoa Kỳ vốn luôn đƣợc coi là bất khả xâm phạm với hai đại dƣơng
bao bọc và đƣợc bảo vệ bởi một lực lƣợng quân sự bất khả chiến bại giờ đã
không còn nữa. Tâm lí ngƣời Mỹ đã bị tổn thƣơng. Khi đó "cả NATO, cả hệ
thống phòng thủ tên lửa cũng chẳng giúp gì đƣợc cho họ".
1.2.2 Về kinh tế
Kinh tế Mỹ vẫn đang chiếm vị trí hàng đầu thế giới. Điều đáng chú ý là
nền kinh tế Mỹ đã có sự biến đổi về chất, đã có khả năng kéo dài chu kì tăng


14
trƣởng và vƣợt qua chu kì suy thoái, khủng hoảng một cách nhanh chóng và
vững chắc. GDP của Mỹ chiếm 31,2% GDP toàn cầu, tỷ trọng kinh tế Mỹ
hàng năm tăng 10%, đạt 31% năm 2000.
Xu hƣớng chung cho thấy nền kinh tế Mỹ gắn chặt với nền kinh tế thế
giới. Gần 1/3 tăng trƣởng GDP hàng năm của Mỹ là nhờ vào xuất khẩu. Các
xí nghiệp của Mỹ kinh doanh trên toàn cầu chiếm tới 60% tống số xí nghiệp
Mỹ. Sự bành trƣớng toàn cầu của tƣ bản Mỹ diễn ra mạnh mẽ cùng với sự
bành trƣớng về chính trị và quân sự. Các công ty xuyên quốc gia khổng lồ
của Mỹ phát triển nhanh chóng, nắm phần lớn của cải thế giới, chuyển mạnh
sang lũng đoạn các ngành công nghệ cao và tài chính tiền tệ thế giới.
Nền "kinh tế mới" của Mỹ đang có sức sống mạnh mẽ. Do vậy, Mỹ
cũng là nơi đƣợc các công ty nƣớc ngoài hoan nghênh nhất. Nhờ đó, lƣợng
đầu tƣ vào Mỹ cũng chiếm một vị trí đáng kể.
Về tài chính: Mỹ hiện là nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong các thiết chế
tài chính, thƣơng mại thế giới nhƣ: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức

thƣơng mại thế giới (WTO)...
Nền kinh tế Mỹ có sức cạnh tranh rất lớn. Đồng đô la Mỹ chiếm hơn
60% giao dịch thƣơng mại toàn cầu và cũng là đồng tiền dự trữ quốc gia chủ
yếu của hầu hết các nƣớc trên thế giới.
Thị trƣờng chứng khoán của Mỹ có vai trò trung tâm trong đời sống tài
chính, tiền tệ toàn cầu. Biến động trên thị trƣờng chứng khoán New York có
tác động rất lớn đến thị trƣờng chứng khoán ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2000, nền kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu suy
thoái, Hoa Kỳ buộc phải tuyên bố kinh tế suy thoái bắt đầu từ tháng 3/2001,
kết thúc giai đoạn phát triển "thần kì" của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Chỉ số chứng khoán Mỹ cũng sụt giảm đáng kể, lạm phát tiếp tục tăng trong
khi thâm hụt mậu dịch không giảm, thâm hụt cán cân thƣơng mại ở mức độ
nghiêm trọng vẫn tiếp tục là một nguy cơ lớn, thất nghiệp tăng vọt [27, 103].
Thêm vào đó là những thiệt hại vật chất và nhân lực gây ra do vụ
khủng bố 11/9/2001. Sự kiện 11/9 làm sụp đổ niềm tin của giới kinh doanh và


15
ngƣời tiêu dùng, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới các ngành: giao dịch trên
thị trƣờng vốn gián đoạn và các chỉ số chứng khoán bị biến động mạnh,
ngành hàng không có nguy cơ phá sản hàng loạt, ngành bảo hiểm ƣớc tính chi
trả 25-30 tỷ đô la cho các nạn nhân trong vụ khủng bố.
Các đối tác thƣợng mại làm giảm khả năng tiếp cận thị trƣờng nƣớc
ngoài của Hoa Kỳ. Chẳng hạn nhiều ngƣời lo ngại rằng khi EU thành một
khối thƣơng mại thì sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trƣờng của Hoa Kỳ. Một
thế giới gồm những hệ thống thƣơng mại khu vực cạnh tranh nhau sẽ làm
giảm sự phát triển và hƣng thịnh của Hoa Kỳ hơn là một nền kinh tế thế giới
mở. Khía cạnh này rất quan trọng đối với sự điều chỉnh việc lựa chọn chính
sách hay cân bằng quyền lực của Hoa Kỳ.
Những thay đổi trong chính sách vĩ mô đã đƣợc dự báo trƣớc cùng với

việc ông Bush thuộc Đảng Cộng hoà lên làm tổng thống. Chính quyền mới
dành ƣu tiên hàng đầu cho chính sách tài khoá (Chƣơng trình cắt giảm thuế
khổng lồ), đảo ngƣợc các chính sách ƣu tiên thời tổng thống Clinton. Những
tác động của sự kiện 11/9 càng thúc đẩy các bƣớc chuyển trong tƣ duy chính
sách của chính quyền mới: vai trò của nhà nƣớc tăng lên. Các ƣu tiên nguồn
lực chuyển từ khu vực dân sự sang quân sự. Đầu tƣ tƣ nhân chuyển dịch sang
quốc phòng an ninh.
Tuy vậy, kinh tế Mỹ vẫn là nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tiềm lực
kinh tế mạnh là cơ sở vô cùng quan trọng, là chỗ dựa vững chắc để chính phủ
Mỹ có thể đƣa ra cũng nhƣ thực hiện các chiến lƣợc. Đó chính là ƣu thế để
Mỹ dựa vào chi phối nhiều quốc gia trên thế giới. Trong kế hoạch thực hiện
đi đến ngôi vị bá chủ thế giới của Mỹ, kinh tế chính là nhân tố mũi nhọn,
đóng vai trò quyết định nhất.
1.2.3 Về khoa học công nghệ
Mỹ vốn là đất nƣớc có lịch sử phát triển cao về khoa học công nghệ.
Nếu nhƣ trong các cuộc chiến tranh lớn của nhân loại, các bên mải mê tham
chiến thì Mỹ là nƣớc duy nhất đầu tƣ cho phát triển khoa học công nghệ.
Cùng với việc nƣớc Mỹ có điều kiện thuận lợi là nằm cách xa chiến trƣờng


16
chính châu Âu nên đất nƣớc Mỹ hầu nhƣ không phải chịu tác động của chiến
tranh mà có điều kiện để tập trung cho phát triển. Bên cạnh đó, chính sách
trọng dụng nhân tài mà các nhà cầm quyền Mỹ đƣa ra đã khiến Mỹ trở thành
"miền đất hứa" đối với các nhà khoa học. Nƣớc Mỹ đã thu hút đƣợc đông đảo
các nhà khoa học, nhà bác học từ khắp nơi trên thế giới. Chính vì vậy, trình
độ khoa học kĩ thuật của Mỹ đã tiến bộ vƣợt bậc. Đây chính là điều kiện
thuận lợi để Mỹ đi đầu trong cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới.
Chính quyền G.W.Bush đƣợc thừa hƣởng một yếu tố quan trọng tạo
nên sức mạnh cho nƣớc Mỹ- khoa học công nghệ. Mỹ là nƣớc đi đầu trong

20/29 ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn trên thế giới, đặc biệt trong
lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học...[21, 60].
Hơn 40% số vốn đầu tƣ của thế giới vào công nghệ tin học, tức là
khoảng 220 tỉ đô la là của ngƣời Mỹ. Số máy tính tính theo mỗi ngƣời lao
động ở Mỹ cao gấp 5 lần so với châu Âu và Nhật Bản cộng lại [28, 30].Năm
2000, tỉ trọng của ngành tin học trong GDP của Mỹ là hơn 80%. Công nghiệp
tin học đã trở thành ngành công nghiệp lớn nhất của Mỹ và đóng góp hơn
35% vào sự tăng trƣởng kinh tế của Mỹ [21, 65].
Ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Mỹ trong
lĩnh vực công nghệ bằng 7 nƣớc giàu nhất sau Mỹ cộng lại và chiếm 40,6%
của tổng chi phí toàn cầu là 652 tỉ đô la [21, 59].
Mỹ là nƣớc đứng đầu thế giới về số lƣợng nhà khoa học đƣợc nhận
giải thƣởng Nôben; là nƣớc có nhiều thành công nhất về nghiên cứu khoa học
cơ bản và sáng chế phát minh. Bằng phát minh khoa học của Mỹ chiếm 60%
toàn bộ số bằng phát minh khoa học trên thế giới [21, 59].
Đặc biệt, Mỹ đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất vào
lĩnh vực quân sự và tạo ra những loại vũ khí tối tân nhất để có thể tham chiến.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã đƣa nƣớc Mỹ
trở thành đất nƣớc của sự hiện đại mà cả thế giới hƣớng đến. Sự phát triển đó
cũng làm tăng thêm sức mạnh cho nƣớc Mỹ dễ dàng "qua mặt" các nƣớc khác
trong cuộc chạy đua trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và quân sự.


17
1.2.4 Về quân sự
Bất kì sự đánh giá nào về bá quyền mới của Hoa Kỳ cũng cần tính tới
một công cụ quyền lực quan trọng nhất- những khả năng quân sự cần để có
thể đập tan kẻ thù, kiểm soát đồng minh, duy trì ảnh hƣởng và nếu cần chiến
thắng trong chiến tranh. Do có nguồn tài chính dồi dào để biến các ý tƣởng
quân sự thành hiện thực nên nƣớc Mỹ cho đến nay vẫn là cƣờng quốc đứng

đầu thế giới về lĩnh vực quân sự.
Kể từ sau năm 1992, hàng năm chỉ mình Hoa Kỳ chiếm tới 40% chi
phí quân sự thế giới. Vào năm 2000, chi phí quân sự Hoa Kỳ hơn 280 tỷ đô
la, chỉ ít hơn 14% so với mức chi hàng năm của thời kì Chiến tranh lạnh. Hoa
Kỳ là nƣớc sản xuất vũ khí thông thƣờng lớn nhất và chi phí cho nghiên cứu
phát triển quân sự cao hơn 7 lần Pháp- là nƣớc đứng thứ 2 sau Mỹ. Hoa Kỳ là
một trong số ít nƣớc có chi phí quân sự tăng trong những năm 90.
Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lƣợc (MD) mà Mỹ theo đuổi cho thấy
sự gắn bó chặt chẽ của giới công nghiệp quốc phòng với chính quyền hiện tại,
tiềm lực khoa học công nghệ và tài chính khổng lồ của Mỹ. Trên cơ sở sức
mạnh đó, Mỹ tuyên bố: " quân đội Mỹ phải là quân đội tinh nhuệ nhất, linh
hoạt, phải có mặt trước tiên để bảo vệ lợi ích của mỹ ở mọi nơi trên thế
giới"[23, 53].
Xét về cơ cấu lực lƣợng Mỹ có thế mạnh cả về hạt nhân, không quân
và hải quân. Mỹ là quốc gia duy nhất có khả năng triển khai sức mạnh quân
sự trên phạm vi toàn cầu.
Bên cạnh ƣu thế về vũ khí thông thƣờng, Mỹ còn có ƣu thế rất lớn về
vũ khí hạt nhân. Mỹ hiện có kho vũ khí hạt nhân chiến lƣợc lớn nhất thế giới
gồm hàng ngàn đầu đạn hạt nhân với 3 loại là: tên lửa đạn đạo xuyên lục địa,
tên lửa đạn đạo đặt trên tàu ngầm điện tử và máy bay ném bom chiến lƣợc
mang đầu đạn hạt nhân.
Chính quyền Bush đƣợc thừa hƣởng lực lƣợng quốc phòng hùng mạnh:
"Lực lượng quân sự của Mỹ bao trùm toàn cầu... toàn thế giới nằm trong
phạm vi ảnh hưởng của Mỹ... thực lực quân sự Mỹ không gì sánh nổi"[22,53].


18
Lực lƣợng 270.000 quân tiền tiêu ở châu Âu, châu Á và Trung Đông. Ngoài
1100 căn cứ quân sự trên lãnh thổ quốc gia, Mỹ còn duy trì 209 căn cứ quân
sự ở 35 nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới [21, 51]. Mỹ có tàu ngầm nguyên

tử và tàu sân bay ở cả ba đại dƣơng.
Sức mạnh quân sự Mỹ còn đƣợc thể hiện ở trình độ công nghệ và kĩ
thuật đƣợc ứng dụng vào quốc phòng. Mỹ là nƣớc đứng đầu trên thế giới về
việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông vào lĩnh vực quân sự; cũng
nhƣ việc phối hợp và xử lí thông tin trên chiến trƣờng, tiêu diệt các mục tiêu
từ xa với độ chính xác cao. Quân đội Mỹ đƣợc trang bị vũ khí hiện đại, vƣợt
xa các nƣớc khác. Mỹ cũng là nƣớc đi đầu trong lĩnh vực chiến tranh kĩ thuật
cao. Nếu nhƣ trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, số vũ khí kĩ thuật cao
nhƣ bom thông minh chỉ chiếm khoảng hơn 10%; thì trong cuộc chiến của
Mỹ ở Apganixtan năm 2001 con số đó là gần 90%[21, 134].
Chi tiêu quân sự tới mức khổng lồ, chiếm 37% chi tiêu quân sự trên
toàn cầu (năm 2000), lớn hơn ngân sách quân sự gộp chung của của 10 nƣớc
chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới.
Khẳng định về sức mạnh quân sự của Mỹ, Phó Hiệu trƣởng trƣờng Đại
học Bruking là P.Hass đánh giá: "Hiện thực hiển nhiên là Hoa Kỳ- nước hùng
mạnh nhất không có ai bằng cả"[27, 37].
Chính nhờ sức mạnh khổng lồ về mặt quân sự đã cho phép nƣớc Mỹ
nghĩ đến nhiều điều, trong đó có việc sử dụng sử dụng sức mạnh ấy để bành
trƣớng thế lực ra toàn thế giới. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, Mỹ
cũng đang ráo riết lợi dụng ƣu thế quân sự của mình để đẩy mạnh chính sách
đối ngoại, can thiệp vào nhiều khu vực, giành lấy ngôi vị bá chủ thế giới.
1.2.4 Về văn hoá-xã hội
Một làn sóng văn hoá mới từ nƣớc Mỹ đang bùng nổ mạnh mẽ và lan
tràn khắp thế giới. Văn hoá Mỹ đã trở thành "nền văn hoá có thế mạnh"[18,
3]. Ngôn ngữ, phong tục tập quán và lối sống xã hội ở nhiều quốc gia đang
dần bị thôn tính bởi làn sóng văn hoá và lối sống Mỹ. Nhiều nggƣời lo lắng
rằng văn hoá Mỹ "đang đẩy tất cả các loại hình văn hoá khác sang một bên,


19

từ đó thực hiện dã tâm văn hoá Mỹ thống trị toàn cầu", "chẳng bao lâu nữa
cả thế giới sẽ biến thành một thành phố Mỹ hoá hoàn toàn"[18, 3].
Ngƣời đƣợc giải Nôben văn học năm 2001, V.S.Napaul cho rằng: "Nền
văn hoá Mỹ có sức hấp dẫn cực lớn đối với bên ngoài. Nó sáng tạo cá tính,
trách nhiệm, quyền tự do lựa chọn, trí tuệ, hoàn mỹ và cảm giác thành công...
Do chính những ưu điểm này của nền văn hoá Mỹ nên hệ thống văn hóa khá
vững vàng khác cuối cùng cũng sẽ bị văn hoá Mỹ đánh bại hoàn toàn"[18, 3].
Các chƣơng trình truyền hình và phim ảnh của Mỹ chiếm tới hơn 3/4
thị trƣờng thế giới. Riêng trong lĩnh vực nghe nhìn, Mỹ chiếm 83,1% từ thu
nhập 18,2 tỷ đô la sản xuất phim trên toàn thế giới [21, 60].
Sức mạnh của Mỹ còn đƣợc thể hiện trong ảnh hƣởng chính trị chƣa
từng có từ trƣớcc đến nay. Trên thực tế, Oasinhton là nơi đóng vai trò xác
định chƣơng trình nghị sự quốc tế.
Rõ ràng, sự kết hợp giữa" quyền lực cứng" và "quyền lực mềm" đã
khiến cho Mỹ đóng vai trò chi phối trên thế giới. Mỹ đã coi những sức mạnh
về chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, quân sự và văn hoá là phƣơng tiện,
chỗ dựa quan trọng nhất để đƣa ra các chính sách, chiến lƣợc của mình. Từ
những sức mạnh nội tại ấy đã khiến cho nƣớc Mỹ luôn luôn tồn tại ý muốn
hành động đơn phƣơng hay chí ít là một hành động không gắn với những thoả
thuận quốc tế, những thể chế quốc tế.
1.3 Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dƣới thời tổng thống Bil
Clinton
Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh cùng với sự tan rã của Liên Xô đánh
dấu sự sụp đổ của trật tự quốc tế trong thời kì chiến tranh lạnh, đƣa đến sự
chấm dứt của chiến lƣợc "ngăn chặn Liên Xô và Chủ nghĩa cộng sản" mà Mỹ
theo đuổi hơn bốn thập kỉ, khiến họ phải điều chỉnh chính sách đối ngoại một
cách căn bản trong một bối cảnh quốc tế cực kì phức tạp.
Sự sụp đổ của Liên Xô khiến Mỹ trở thành siêu cƣờng duy nhất. Tuy
nhiên, trong bối cảnh quốc tế mới, nƣớc Mỹ phải đối phó với những mối đe
dọa hoàn toàn mới. Liên Xô sụp đổ, SNG đƣợc thành lập đã kéo theo những



20
rối ren về chính trị, xung đột vũ trang, nội chiến kéo dài ở khu vực này. ..
Hơn thế nữa, kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô trƣớc đây có thể bị phân tán
sang nhiều nƣớc khác "không hữu nghị" với Mỹ và trở thành mối đe dọa trực
tiếp về hạt nhân đối với lợi ích chiến lƣợc của Mỹ.
Trong bối cảnh đó, Bill Clinton đã trúng cử tổng thống và lên nắm
chính quyền từ tháng 1/1993. Trong thời gian đó, nền kinh tế Mỹ vấp phải
những khó khăn trầm trọng: thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân buôn bán,
thất nghiệp ở mức cao... Mỹ trở thành con nợ lớn nhất thế giới. Vị trí của Mỹ
trong nền kinh tế suy giảm rõ rệt. Trong Thông điệp Liên bang ngày
25/1/1994, Tổng thống B. Clinton thừa nhận: "Trong 12 năm của nền kinh tế
chảy giọt, chúng ta xây dựng một nền kinh tế phồn vinh giả tạo trên một cơ sở
khủng khiếp. Nợ quốc gia của chúng ta từ năm 1982 đến 1992 tăng 4 lần.
Chúng ta trải qua sự tăng trưởng chậm nhất trong nửa thế kỉ qua"[5].
Cùng với những khó khăn về kinh tế ở trong nƣớc, nƣớc Mỹ đối mặt
với cạnh tranh kinh tế ngày càng quyết liệt của Tây Âu và Nhật Bản. Lần đầu
tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản và Đức thoát khỏi sự lệ thuộc
nặng nề về quân sự vào Mỹ. Mỹ tuy có nền kinh tế lớn nhất nhƣng lại không
còn khả năng chi phối nền kinh tế toàn cầu nhƣ trƣớc kia nữa. Do xu thế toàn
cầu hoá, nền kinh tế các nƣớc tuỳ thuộc vào sức mạnh kinh tế của Mỹ nhƣng
kinh tế Mỹ cũng ngày càng tuỳ thuộc vào nền kinh tế của các nƣớc khác trên
thế giới.
Nhƣ vậy, thách thức cả ở góc kinh tế và chính trị đƣợc đặt ra cho chính
quyền Clinton, làm sao có thể giải quyết thoả đáng các vấn đề: phục hƣng sự
phát triển của nền kinh tế, duy trì một trật tự thế giới theo ý muốn và ngăn
chặn sự xuất hiện của một số nƣớc lớn có thể đe dọa tới vị trí bá quyền của
Mỹ?
Ngay sau khi lên nắm quyền, Clinton tập trung xây dựng chiến lƣợc

toàn cầu mới cho nƣớc Mỹ. Tháng 7/1994, Chính phủ Clinton đƣa ra "Chiến
lƣợc cam kết và mở rộng", nhấn mạnh phải thông qua việc tích cực tham gia
vào công việc quốc tế để mở rộng lợi ích và quan niệm giá trị của Mỹ, từ đó


21
đảm bảo hơn nữa địa vị chủ đạo của Mỹ trong quan hệ quốc tế. Mục tiêu bao
trùm là Mỹ phải trở thành lãnh tụ của cả thế giới và "sự lãnh đạo của Mỹ là
không thể thay thế đƣợc".
Để thực hiện mục tiêu bao trùm đó, "Chiến lƣợc cam kết và mở rộng"
đề ra 3 mục tiêu lớn:
Thứ nhất, phục hƣng nền kinh tế của Mỹ, xây dựng kinh tế vững mạnh,
giành lại vị trí lãnh đạo của Mỹ trong nền kinh tế thế giới, coi đây là ƣu tiên
số một trong chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ.
Thứ hai, duy trì và củng cố ƣu thế quân sự của Mỹ trên thế giới cả về
hạt nhân lẫn vũ khí thông thƣờng làm công cụ răn đe chiến lƣợc nhằm khống
chế các nƣớc đồng minh và đồng thời là đối thủ, kiềm chế các đối thủ khác,
đối phó với các cuộc xung đột khu vực. .
Thứ ba, thúc đẩy dân chủ ở nƣớc ngoài. Phát huy ƣu thế về chính trị
của Mỹ trên thế giới, thiết lập trật tự thế giới mới do Mỹ điều khiển. Chủ
trƣơng ngăn chặn bất cứ đối thủ nào xuất hiện có khả năng thách thức sự lãnh
đạo của Mỹ.
Vấn đề dân chủ, nhân quyền đƣợc nâng lên một vị trí quan trọng hơn
trƣớc, đƣợc sử dụng làm cơ sở tập hợp lực lƣợng trên thế giới trong thời kì
mới, làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nƣớc, gây sức ép
nhằm thực hiện chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ. Khi phát biểu tại Liên Hợp
Quốc, Tổng thống Clinton cũng tuyên bố: "Trong Chiến tranh lạnh, chúng ta
tìm cách ngăn chặn mối đe doạ đối với sự sống còn của các thể chế tự do...
Giờ đây, chúng ta tìm cách mở rộng, tập hợp các quốc gia sống dưới thể chế
tự do đó"[6]. Nhƣ vậy, Mỹ đã chuyển từ chiến lƣợc "ngăn chặn" trong chiến

tranh lạnh sang chiến lƣợc "mở rộng" và chuyển vai trò của Mỹ trên thế giới
từ "sen đầm quốc tế" sang vai trò "ngƣời lãnh đạo thế giới".
Để thực hiện chiến lƣợc "cam kết và mở rộng", các nhà lãnh đạo Mỹ
chủ trƣơng sử dụng tổng hợp các biện pháp, trong đó chính trị là then chốt,
kinh tế là mũi nhọn, quân sự để răn đe và ngoại giao làm hỗ trợ, triệt để phát
huy giá trị Mỹ.


22
Ngoại giao đƣợc Mỹ xác định là chiến lƣợc cơ bản để thực hiện mục
tiêu lãnh đạo thế giới của Mỹ. Nhƣng bối cảnh quốc tế mới đã làm cho việc
xác định phƣơng hƣớng của đƣờng lối đối ngoại trở nên hết sức khó khăn:
"Cùng với sự chấm dứt của chiến tranh lạnh, sự tan rã của Liên Xô, sự biến
đổi của mối đe doạ Xô Viết, Hoa Kỳ cũng mất luôn cái la bàn để xác định
đường lối đối ngoại của mình"[31].
Để tiếp tục quyền lãnh đạo thế giới và ngăn chặn không cho bất kì quốc
gia nào có thể nổi lên thách thức vai trò của Mỹ, hoạt động ngoại giao của
Mỹ theo học thuyết Clinton trong thời gian nắm quyền của yếu tập trung vào
ba hƣớng:
Một là, củng cố, nâng cấp và mở rộng hệ thống các hiệp ƣớc an ninh đã
có từ thời Chiến tranh lạnh. Chú trọng hơn nữa việc thực hiện chính sách liên
minh hợp tác, chia sẻ trách nhiệm với các đồng minh; đồng thời thi hành
chính sách cân bằng lực lƣợng giữa các nƣớc lớn vừa là đồng minh vừa là đối
thủ, dùng nƣớc này làm đối trọng để kiềm chế nƣớc khác, ngăn chặn không
cho bất kì đối thủ nào có thể trỗi dậy, có sức mạnh toàn diện có thể thách thức
vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.
Hai là, thúc đẩy việc hình thành một loạt các khu vực mậu dịch tự do
nhƣ: NAFTA ở Bắc Mỹ, AFTA, APEC... Mỹ tin rắng thông qua việc buôn
bán tự do sẽ dần đến việc tự do hoá nền thống trị của các nƣớc và thông qua
việc phát triển kinh tế sẽ dần dần tạo ra một tầng lớp trung lƣu tán thƣởng

những giá trị dân chủ của Mỹ và phƣơng Tây. Ủng hộ lực lƣợng cải cách ở
Nga, các nƣớc SNG và các nƣớc Đông Âu, khuyến khích quá trình dân chủ
hoá và tƣ nhân hoá, thúc đẩy chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng tự do và nền
dân chủ kiểu phƣơng Tây nhằm triệt để ngăn chặn sự phục hồi chủ nghĩa xã
hội ở các nƣớc này.
Ba là, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ra toàn thế giới và sử dụng
chiêu bài này để mặc cả với các nƣớc muốn có đầu tƣ công nghệ và buôn bán
với Mỹ.
Đặc điểm chính sách ngoại giao Mỹ dưới thời B.Clinton:


23
Mục tiêu quan trọng nhất trong chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ là đƣa Mỹ
giữ vững vị trí lãnh đạo thế giới, nhằm thiết lập một nền hoà bình kiểu Mỹ,
xây dựng một trật tự quốc tế mới do Mỹ điều khiển. Trong trật tự mới này,
tham vọng ủa Oasinhton là thiết lập một trật tự chính trị thế giới mới, trong
đó các quốc gia, các dân tộc phải phục tùng sự lãnh đạo của Mỹ, thực hiện
dân chủ, nhân quyền theo mô hình Mỹ và phƣơng Tây. Về kinh tế, thiết lập
một trật tự kinh tế mới theo thị trƣờng tự do, trong đó Mỹ có vai trò chi phối.
Đồng thời, thiết lập một trật tự an ninh thế giới mới, trong đó lực lƣợng hùng
mạnh nhất của quân đội Mỹ đóng vai trò nòng cốt.
Chiến lƣợc ngoại giao nhằm phục vụ đầu tiên cho chiến lƣợc kinh tế để
phục hƣng nƣớc Mỹ. Tổng thống B.Clinton nêu rõ: "Lợi ích kinh tế của Hoa
Kỳ phải là trọng tâm chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ"[26, 185].
Bởi vì, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới đi vào một thời kì mới mà
nội dung chủ yếu là chạy đua về kinh tế trên qui mô toàn cầu. Để giành đƣợc
thắng lợi trong cuộc chạy đua này, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế
giới, nền kinh tế Mỹ phải đƣợc phục hƣng và phát triển mạnh mẽ, làm cơ sở
cho việc thực hiện những mƣa đồ về mặt chính trị.
Đặc điểm nổi bật trong chính sách ngoại giao Mỹ thời kì này là đề cao

vấn đề nhân quyền, dân chủ nhằm tập hợp lực lƣợng trong giai đoạn mới làm
công cụ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nƣớc. Trong suốt thời kì
Chiến tranh lạnh, Mỹ đã giƣơng cao lá cờ "chống Liên Xô, chống Cộng sản"
để tập hợp lực lƣợng trên thế giới nhƣng ngọn cờ đó đã trở nên lỗi thời. Chính
phủ Mỹ phải tìm cách tập hợp lực lƣợng bằng lá cờ "dân chủ, nhân quyền",
mặt khác sử dụng nó nhƣ một chiêu bài, công cụ để thực hiện âm mƣu "diễn
biến hoà bình" nhằm phá hoại các nƣớc xã hội chủ nghĩa còn tồn tại.
Thực hiện chính sách liên minh, chia sẻ trách nhiệm với các nƣớc đồng
minh cũng là một hƣớng điều chỉnh trong chiến lƣợc ngoại giao của Mỹ thời
kì B.Clinton. Vì khi đó, nƣớc Mỹ ngày càng gặp nhiều khó khăn, bị suy yếu
tƣơng đối, vấp phải nhiều hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu đối ngoại


24
của mình. Oasinhton rất cần sự đóng góp của các đồng minh trong việc thực
hiện chiến lƣợc toàn cầu của mình.
Nƣớc Mỹ thời kì này vẫn theo phƣơng châm thực hiện chính sách
ngoại giao dựa trên sức mạnh. Antôni Lếch, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho
rằng: "Chính sách ngoại giao không gắn với sức mạnh thường thất bại. Đồng
thời, sức mạnh mà không có ngoại giao thì sẽ thiếu định hướng một cách
nguy hiểm"[26, 188]. Đây là một trong những quan điểm truyền thống trong
chiến lƣợc đối ngoại của Mỹ. Sức mạnh ngại giao của Mỹ dựa trên sức mạnh
tổng hợp bao gồm cả sức mạnh kinh tế, sức mạnh chính trị và quân sự. Trong
xu thế toàn cầu hoá đang phát triển mạnh mẽ, Oasinhton chú trọng sử dụng
các công cụ kinh tế, thậm chí tiến hành "chiến tranh kinh tế" để gây sức ép,
thúc đẩy các cuộc thƣơng lƣợng ngoại giao kết thúc theo hƣớng có lợi cho
Mỹ.
Trong bối cảnh tăng cƣờng hợp tác quốc tế, Hoa Kỳ chú ý kết hợp
ngoại giao song phƣơng với ngoại giao đa phƣơng, vận dụng sức mạnh tổng
hợp về chính trị, ngoại giao trên thế giới để thực hiện các mục tiêu đối ngoại

của mình. Đặc biệt, Oasinhton chú trọng khai thác, phát huy vai trò của Liên
Hợp Quốc trong việc tiến hành các cuộc thƣơng lƣợng đa phƣơng nhằm sắp
xếp, giải quyết các vấn đề toàn cầu và phù hợp với ý đồ, mục tiêu của mình.
Ngoài ra, các tổ chức quốc tế và khu vực cũng đƣợc Mỹ tận dụng triệt để
trong khi thực hiện chính sách ngoại giao đa phƣơng.
Một mục tiêu khác trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ dƣới thời
tổng thống Clinton là tạo thế cân bằng chiến lƣợc mới ở các khu vực và trên
thế giới, trong đó vẫn bảo đảm ƣu thế của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại trên, chính
quyền Clinton gặp phải không ít khó khăn. Sự bất định của tình hình thế giới
làm cho Oasinhton phải thừa nhận rằng có rất nhiều mối đe dọa tiềm ẩn và
việc đối phó với nó là vô cùng khó khăn, phức tạp. Vì vậy, Oasinhton đã thúc
đẩy giải quyết các cuộc khủng hoảng xung đột ở các khu vực nhƣ: bán đảo
Bancăng, khu vực Trung Đông, vùng vịnh Pecxich, xung đột ở châu Phi...


25
Tuy nhiên, không phải ở đâu Mỹ cũng gặt hái đƣợc thành công mà thƣờng
xuyên phải điều chỉnh chiến lƣợc đối ngoại của mình.
Chính sách ngoại giao của Mỹ thời B.Clinton không nằm ngoài mục
tiêu là thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ đứng đầu nhƣng đã có sự điều
chỉnh nhất định về biện pháp và thủ đoạn. Đó là thủ đoạn kết hợp cả sức
mạnh cứng và sức mạnh mềm để lãnh đạo thế giới (thời Chiến tranh lạnh, Mỹ
chủ yếu sử dụng sức mạnh cứng), tức là lấy chiêu bài tự do, dân chủ, nhân
quyền, chiến tranh thông tin kết hợp với viện trợ kinh tế để truyền bá,
khuyếch trƣơng ảnh hƣởng văn hoá, chính trị Mỹ. Thực hiện âm mƣu "diễn
biến hoà bình" đƣa các nƣớc trên thế giới vận động theo quỹ đạo của Mỹ.
Các hoạt động ngoại giao của Mỹ thời kì này đƣợc đánh giá là năng
động, thực dụng và nắm bắt đƣợc những xu thế mới của thời đại. Song theo
một số ý kiến thì chính sách đối ngoại đó bị phê phán là mơ hồ, không có

trọng điểm, dàn trải, phung phí lực lƣợng của Mỹ, quá chú trọng đến chính
sách can dự đối với các đối thủ của Mỹ trong khi vẫn chƣa thực hiện đầy đủ
lợi ích quốc gia của Mỹ, đặc biệt mục tiêu quan trọng nhất là xây dựng một
hệ thống đơn cực do Mỹ đứng đầu vẫn chƣa đạt đƣợc. Một nhà nghiên cứu
nƣớc ngoài đánh giá: "Với trình độ và năng lực kết hợp chính sách đối ngoại
và đời sống chính trị trong nước, tổng thống B.Clinton có đủ khả năng phát
triển tiếp các nỗ lực mà Mỹ đã khởi đầu nhằm tái khẳng định vị trí trên thế
giới. Thật đáng tiếc là chính phủ Clinton đã không vạch ra được một chiến
lược xuyên suốt, thậm chí còn không thể hiện được một thái độ nhất quán
trong chính sách đối ngoại"[36, 155].
Những thành công, cũng nhƣ hạn chế của chính quyền Clinton phải
chăng đều là thách thức đối với chính phủ mới kế nhiệm. Đó chính là những
nhiệm vụ mà chính quyền G.W.Bush phải tiếp tục giải quyết.
1.4 Sơ lƣợc về học thuyết Bush
Sự kiện 11/9 có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến quá trình hoạch
định chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ. Một mặt, chính quyền Bush phải điều chỉnh
chiến lƣợc để đối phó với những thách thức mới của Mỹ, mặt khác đây cũng


×