Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đảng lãnh đạo quân và dân miền bắc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1964 1973)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 119 trang )

LỜI CẢM ƠN

Có thể nói đây là công trình nghiên cứu đầu tiên của tôi nên chắc chắn
không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Để có thể hoàn thành được công
trình nghiên cứu này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn Văn Dũng. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến thầy người đã dìu dắt tôi trên bước đường tập dượt
nghiên cứu khoa học của mình.
Bên cạnh đó cũng cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến cán bộ và nhân
viên làm việc trong thư viện Quân đội, thư viện Quốc gia, đã nhiệt tình giúp
đỡ và cung cấp cho tôi những tài liệu cần thiết phục vụ cho đề tài khóa luận
của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đặc biệt
là thầy cô ở bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, đã cung cấp cho tôi
những kiến thức trong quá trình học tập tại trường.
Hà Nội, ngày 1,tháng 5, năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Luyến


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự
hướng dẫn của ThS Nguyễn Văn Dũng. Các số liệu, dữ liệu, kết quả trong
khóa luận là hoàn toàn trung thực. Các nguồn tài liệu trích dẫn có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng. Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật.
Hà Nội, ngày 1, tháng 5, năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Luyến



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...............................................................................................

1

Chương 1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÂN DÂN MIỀN BẮC
CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ 1

1.1.

(1964-1968) .......................................................................

6

Bối cảnh lịch sử trước cuộc chiến tranh phá hoại lần

6

thứ nhất ............................................................................
1.1.1.

Thất bại của Mỹ ở miền Nam ............................................

1.1.2.

Âm mưu và hành động chiến tranh phá hoại lần thứ nhất

6


của Mỹ............................................................................... 10
1.2.

Chủ trương của Đảng ...................................................... 17

1.3.

Những thắng lợi và hạn chế của quân và dân ta trong
cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại lần thứ 1 ........... 26

1.3.1.

Những thắng lợi ................................................................. 26

1.3.2.

Những hạn chế................................................................... 33

Chương 2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÂN DÂN MIỀN BẮC
CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ 2
(1972-1973) ....................................................................... 16
2.1.

Âm mưu và thủ đoạn tiến hành chiến tranh phá hoại
lần thứ hai của đế quốc Mỹ ............................................. 36

2.2.

Chủ trương của Đảng ...................................................... 41


2.3.

Những thắng lợi và hạn chếcủa quân và dân ta trong
cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai........ 46

2.3.1.

Những thắng lợi ................................................................. 46

2.3.2.

Những hạn chế................................................................... 53


Chương 3.

NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ................. 55

3.1.

Nhận xét .......................................................................... 55

3.1.1.

Nhận xét về cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ..... 55

3.1.2.

Nhận xét về cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại

của quân và dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng ta ... 60

3.2.

Bài học kinh nghiệm trong việc lãnh đạo quân dân
miền Bắc chống chiến tranh phá hoại (1964-1973) ......

3.2.1.

64

Đánh giá đúng âm mưu chiến lược và khả năng hoạt động
của địch, có quyết tâm cao giành thắng lợi, chuẩn bị tích
cực, chu đáo, đối phó kịp thời, kiên quyết..........................

3.2.2.

64

Tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa
vào sức mình là chính, đồng thời ra sức tranh thủ sự viện
trợ của quốc tế.....................................................................

3.2.3.

68

Vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự của chiến tranh
nhân dân trong tác chiến phòng không, tích cực xây dựng
lực lượng phòng không theo phương châm vừa chiến đấu

vừa xây dựng.......................................................................

70

KẾT LUẬN ............................................................................................ 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................. 75
PHỤ LỤC ............................................................................................... 78


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta đã kết thúc
toàn thắng và trọn vẹn cách đây 40 năm. Thắng lợi đó mãi mãi ghi vào lịch sử
dân tộc ta như một trong những chiến công chói lọi nhất, một biểu tượng sáng
ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người
Việt Nam và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX,
một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính chất thời đại sâu sắc.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc vẻ vang quá
trình ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc ở Việt
Nam, đưa dân tộc ta vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và
CNXH. Để đánh thắng tên đế quốc to lớn và giàu mạnh hơn mình, Đảng ta đã
giải quyết thành công nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn của cuộc chiến
tranh nhân dân chống chiến tranh xâm lược để giải phóng dân tộc và bảo vệ
chủ nghĩa xã hội trong điều kiện đất nước vừa phải trải qua cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược lâu dài gian khổ, nền kinh tế nghèo nàn lạc
hậu, kém phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn phức tạp. Trong
khi đó, kẻ thù của chúng ta là đế quốc Mỹ, tên sen đầm quốc tế, với tiềm lực
kinh tế, quân sự mạnh nhất phe đế quốc. Nói về nguyên nhân thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Đảng ta khẳng định: “Thắng lợi của

cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả tổng hợp của một loạt
nhân tố tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam. Nguồn gốc của
mọi nhân tố ấy là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta, đội tiên phong dày dạn
của giai cấp công nhân Việt Nam, người đại biểu trung thành và đầy đủ những
lợi ích sống còn, những nguyện vọng sâu xa và chính đáng của nhân dân Việt
Nam, của cả dân tộc Việt Nam... Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ

1


cứu nước là thắng lợi cuả cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh ngoan cường
và bền bỉ, anh dũng và thông minh của nhân dân và Quân đội cả nước...Đó là
thắng lợi của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc”[3,tr.2].Trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc là hậu phương chiến lược của cả nước, là
hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam, là mặt trận chính đánh bại
chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Miền Bắc đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ
miền Bắc, chi viện sức người, sức của đầy đủ, kịp thời cho chiến trường miền
Nam, quyết định thắng lợi cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Để
hoàn thành sứ mệnh lịch sử trọng đại đó, Đảng ta đã trực tiếp lãnh đạo thành
công quân và dân miền Bắc tiến hành chống cuộc chiến tranh phá hoại.Qua
thực tiễn lãnh đạo cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại đó, Đảng ta đã rút ra
được những bài học kinh nghiệm quý báu. Bài học kinh nghiệm đó đã bổ sung
hoàn chỉnh hệ thống các kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, nó đã góp phần phát triển lý luận khoa học, nghệ thuật quân sự Việt
Nam, đồng thời còn có ý nghĩa thiết thực đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
trong giai đoạn mới.Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài Đảng lãnh đạo
quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ(19641973)làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã được

tổng kết toàn diện ở cấp Trung ương, Bộ, ngành, các địa phương, nhất là các
địa bàn trọng điểm đánh phá của địch. Hơn nữa,với quy mô và tầm quan trọng
lịch sử, chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc nước ta luôn
thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều học giả trong và ngoài nước.
Các tác phẩm của các nhà nghiên cứu trong nước như: Chiến tranh
nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại, Tập I, Nxb QĐND, Hà Nội, 1982.
Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Tập II,Nxb Chính

2


trịquốc gia, Hà Nội, 1995.Quyết tâm đánh bại chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ, Nxb, Quân đội nhân dân, 1996.Cuộc chiến tranh không quân của đế
quốc Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam, Tạp chíLịch sử quân sự Tháng 61986. Đảng bộ Vĩnh Linh lãnh đạo dân quân địa phương đánh thắng chiến
tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968), Luận án tiến sĩ khoa học Lịch sử,
Đồng Xuân Quách, Hà Nội, 1996...
Các tác phẩm ngoại văn của các học giả nước ngoài như: Harvey, Air
war-Vietnam, New York, Bautam books, 1967. Herman.Edward and
Fuboff.Richard, America’s VN policy-the strategy of deception.Washington
public affairs press,1966...
Các tác phẩm, chuyên luận, chuyên khảo và các đề tài đó đã trình bày
rõ những nội dung, quan điểm cơ bản về chiến tranh nhân dân ở nước ta trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đã trình bày những âm mưu, thủ đoạn
đánh phá của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc nước ta trong hai cuộc chiến tranh
phá hoại. Những tác phẩm đó có rất nhiều tư liệu quý về cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, tôi có thể sử dụng và kế thừa trong
nghiên cứu và viết khóa luận của mình.Dưới góc độ lịch sử Đảng, chưa có tài
liệu, tác phẩm nào đề cập đầy đủ và trực tiếp về Đảng lãnh đạo quân và dân
miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ 1964-1973. Đề tài của
tôi sẽ đi sâu nghiên cứu Đảng lãnh đạo quân dân miền Bắc chống chiến tranh

phá hoại 1964-1973, khẳng định sự đúng đắn trong đường lối, chủ trương của
Đảng để đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với quân và dân ta để
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ từ 1964 đến 1973, từ đó rút ra

3


những kinh nghiệm để góp phần thiết thực đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
trong giai đoạn mới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Vạch rõ âm mưu và hành động thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ đối với miền Bắc nước ta.
-Làm rõ quá trình nhận thức về âm mưu và hành động chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ, chủ trương và đường lối của Đảng để lãnh đạo quân và
dân ta chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ 1964-1973.
-Rút ra nhận xét về chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ thực hiện ở
miền Bắc nước ta và cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của quân và dân
ta từ 1964-1973; nêu lên những bài học kinh nghiệm lịch sử trong công tác
lãnh đạo quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
1964-1973 của Đảng ta.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu đường lối, chủ trương
của Đảng Cộng sản Việt Nam được nêu trong một số văn kiện, nghị quyết
liên quan đến việc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ 1964-1973.


4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, khóa luận sử dụng nguồn tư
liệu.Trước hết là các văn kiện, các nghị quyết, chỉ thị, điện...của Đảng về việc
chống chiến tranh phá hoại từ 1964 đến 1973. Đáng chú ý trong số tư liệu này
là Chỉ thị số 81-CT/TƯ, ngày 7, tháng 8, năm 1964 của Bộ Chính trịVề tăng
cường sẵn sàng chiến đấu chống mọi âm mưu của địch khiêu khích và phá
hoại miền Bắc, Chỉ thị số 183-CT/TƯ ngày 6 tháng 12 năm 1970 của Ban Bí
thư về Kiên quyết chiến đấu, tăng cường sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt địch,
đập tan mọi âm mưu chiến tranh của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc....

4


Khóa luận còn sử dụng nguồn thông tin từ các cuốn sách và những
công trình có liên quan bao gồm sách chuyên khảo, bình luận quân sự, luận
văn, luận án, báo chí...

4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghiã Mác-Lênin.
- Ngoài ra còn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phân
tích, tổng hợp, tổng kết, thống kê...

5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đã làm rõ được âm mưu, hành động thực hiện cuộc chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc nước ta; chủ trương của
Đảng ta để lãnh đạo quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại.
Cung cấp những thắng lợi của quân và dân miền Bắc trong cuộc chiến
chống chiến tranh phá hoại dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Từ đó rút ra những nhận xét về cuộc chiến tranh phá hoại của địch và
cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của ta, rút ra kinh nghiệm chỉ đạo quý
báu của Đảng ta, góp phần vào sự nghiệp giữ vững an ninh, trật tự và chủ
quyền của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
khóa luận gồm 3 chương.
Chương 1.Đảng lãnh đạo quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá
hoại lần thứ nhất 1964-1968.
Chương 2.Đảng lãnh đạo quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá
hoại lần thứ hai 1972-1973.
Chương 3.Nhận xét và bài học kinh nghiệm.

5


Chương 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÂN DÂN MIỀN BẮC CHỐNG CHIẾN
TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ I (1964-1968)

1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRƯỚC CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI
LẦN THỨ NHẤT
1.1.1.Thất bại của Mỹ ở miền Nam
Sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ, khi thấy trước không thể thực
hiện được âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông
Dương, không ngăn được việc ký kết hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, đế
quốc Mỹ (dưới thời Aixenhao) ra sức thực hiện “lấp chỗ trống” ở miền Nam
Việt Nam với việc xây dựng hệ thống chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
Chính quyền Mỹ - Diệm trong những năm 1957 – 1959 đã mở rộng

chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng
miền Nam với chiến lược chiến tranh đơn phương hay còn gọi là chiến tranh
một phía. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân miền Nam tiến hành
“Đồng Khởi” giáng một đòn nặng nề vào chiến lược Aixenhao và chính sách
thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai
Ngô Đình Diệm, đưa đến cuộc đảo chính Diệm ngày 11-11-1960.
Sau thắng lợi “Đồng Khởi”(1959 – 1960), phong trào cách mạng miền
Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ.Mỹ - ngụy càng lâm vào tình trạng khủng
hoảng. Trong khi đó, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến lớn ngày càng
không có lợi cho các nước đế quốc nói chung và Mỹ nói riêng.
Để đối phó với tình thế, tập đoàn thống trị Kennơđi – Giônxơn chuyển
sang thực hiện chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” với 3 loại chiến
tranh: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, và “Chiến tranh tổng
lực”.

6


Trong thời gian từ 1961-1965, Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” ở miền Nam. Đây là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu
mới được tiến hành bằng lực lượng ngụy quân do Mỹ tổ chức, trang bị và
dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ.
Tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ngoài mục đích tiêu diệt
lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ còn nhằm rút kinh
nghiệm để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới.
Kế hoạch đầu tiên của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được Chính
phủ Mỹ thông qua là kế hoạch Xtalây- Taylo với dự định thực hiện theo 3
bước:
Bước 1, Trong vòng 18 tháng(từ giữa năm 1961 đến cuối năm 1962)
tập trung dân vào 16.000 ấp chiến lược, cơ bản bình định xong miền Nam,

đồng thời gây cơ sở gián điệp ở miền Bắc.
Bước 2, Trong năm 1963, tập trung khôi phục nền kinh tế miền Nam,
tiếp tục hoàn tất chương trình bình định, tăng cường thêm lực lượng quân đội
Sài Gòn, tiến hành các hoạt động gây rối phá hoại miền Bắc.
Bước 3, Tập trung vào việc phát triển kinh tế miền Nam và tấn công
miền Bắc.
Từ năm 1961, dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam do Đảng lãnh đạo, quân dân miền Nam đã tiến hành
chiến đấu và từng bước thu được những thắng lợi mới trong cuộc chiến tranh
cách mạng chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ- ngụy.
“Tính chung trong năm 1961, quân và dân miền Nam đã tiến hành đấu
tranh quân sự với đấu tranh chính trị trên cả 3 vùng chiến lược, đánh 15.525
trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu 28.968 tên(41 lính Mỹ), thu 6.000 súng
các loại, huy động 33,8 triệu lượt người xuống đường đấu tranh chính trị trực
diện với địch. Riêng công tác binh vận đã làm cho 14.500 binh sĩ ngụy đảo
ngũ và rã ngũ. Vùng giải phóng được củng cố và giữ vững.

7


Sang năm 1962, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị tiếp tục phát
triển với những thắng lợi mới.Trên toàn miền đã đánh 19.108 trận, tiêu diệt và
làm bị thương 55.119 tên (có 324 lính Mỹ). Trên mặt trận đấu tranh chính trị
và “phá ấp chiến lược” có hàng chục triệu lượt người tham gia phá “ấp chiến
lược” đi đôi với xây dựng làng chiến đấu. Tính đến cuối 1962, trên toàn miền
Nam có 2.665 “ấp chiến lược” bị phá, 115 ấp được xây dựng thành làng chiến
đấu, giải phóng hoàn toàn 6,5 triệu/14 triệu dân.
Ở thành thị, trong 2 năm 1961-1962 công nhân và nhân dân lao động
miền Nam đã tiến hành 8.916 cuộc đấu tranh với 744.000 người tham gia.
Tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên cũng đã nhiều lần xuống đường đấu

tranh...” [20, tr.348].
Chiến tranh cách mạng ở miền Nam tiếp tục giành được những thắng
lợi to lớn trong năm 1963 cả về đấu tranh quân sự lẫn đấu tranh chính trị.
Ngày 2-1-1963, quân và dân miền Nam đã giành thắng lợi vang dội ở
Ấp Bắc (Mỹ Tho). Chiến thắng Ấp Bắc có ý nghĩa quan trọng, nó đánh dấu sự
trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, mở đầu cho sự
phá sản của chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”, đánh sụp lòng tin
của quân ngụy vào trang thiết bị vũ khí, kỹ thuật hiện đại của Mỹ. Chứng tỏ
quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại về quân sựtrong cuộc
“Chiến tranh đặc biệt”.
Phong trào đấu tranh chính trị ở thành thị cùng với phong trào phá “ấp
chiến lược” ở nông thôn và những đòn tiến công liên tiếp của các lực lượng
vũ trang cách mạng đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của gia đình trị Ngô
Đình Diệm.
Kế hoạch Xtalây- Taylo nhằm bình định miền Nam trong vòng 18
tháng với “quốc sách ấp chiến lược”, và chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết
xa vận” của Mỹ-ngụy bị phá sản.

8


Nhằm cứu vãn tình thế, đầu năm 1964, Tổng thống Mỹ Giônxơn thông
qua kế hoạch do Mác Namara đề ra. Nội dung chủ yếu của kế hoạch
Giônxơn- Mác Namara là tăng cường sự chỉ huy trực tiếp của Mỹ, tăng số
lượng quân ngụy và phương tiện chiến tranh, vũ khí cho quân ngụy, xúc tiến
lập “ấp chiến lược” ra sức bình định tập trung xung quanh Sài Gòn, cố gắng
ổn định trong 2 năm (1964-1965); dùng không quân và hải quân tiến hành
chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam kêu gọi quân và dân miền Nam: “dốc toàn lực, thực hiện đến cùng cuộc

kháng chiến toàn diện và trường kỳ, chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai
bán nước”[20, tr.351], quân và dân miền Nam trong 2 năm 1964-1965 đã nỗ
lực vượt bậc, đẩy mạnh chiến tranh cách mạng, liên tiếp giành những thắng
lợi lớn có ý nghĩa quyết định.
Quốc sách “ấp chiến lược” của ngụy quân bị phá vỡ từng mảng lớn.Ấp
chiến lược- “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” về cơ bản bị
phá sản.Vùng giải phóng được mở rộng.
Sau đảo chính Diệm (1-11-1963), nội bộ ngụy quân, ngụy quyền luôn
chia rẽ, lâm vào khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Các cuộc đảo chính,
thanh trừng, tranh giành nhau quyền lực trong nội bộ tay sai liện tục nổ ra.
Trên mặt trận quân sự, quân giải phóng liên tiếp chủ động mở các chiến
dịch tiến công với quy mô lớn, tiêu biểu là chiến dịch tiến công đông – xuân
1964-1965 với trận đánh mở màn vào ấp Bình Gĩa (Bà Rịa- Vũng Tàu) ngày
2-12-1964. Qua trận Bình Gĩa, quân ngụy Sài Gòn tỏ ra không đủ sức đương
đầu với Việt Cộng.
Thừa thắng sau chiến dịch Bình Gĩa, quân và dân miền Nam liên tiếp
tiến công giành thắng lợi trên các chiến trường nổi bật là các chiến thắng: An
Lão (Bình Định, 12-1964), Ba Gia(Quảng Ngãi,6-1965), Đồng Xoài(Biên
Hòa, 9-6-1965)..

9


Thế và lực của cách mạng miền Nam đã lớn mạnh trên cả 3 vùng chiến
lược. Kế hoạch Giônxơn- Mác Namara bị phá sản, kéo theo đó là sự sụp đổ
hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Như vậy, ngay từ khi đế quốc Mỹ đặt chân lên đất miền Nam Việt Nam
mang âm mưu xâm lược bằng nhiều chính sách, kế hoạch với nhiều chiến
lược chiến tranh từ đơn phương đến chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” chúng
đã thất bại thảm hại. Các chiến lược này leo thang nối tiếp chiến lược khác bị

thất bại.
1.1.2. Âm mưu và hành động chiến tranh phá hoại miền Bắc lần
thứ nhất của Mỹ
Trước nguy cơ phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt”,đế quốc Mỹ đã đẩy mạnh đàn áp cách mạng miền Nam song song với
việc tăng cường các hoạt động xúc tiến chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ
nhất. Mưu đồ của Mỹ là dùng chiến tranh phá hoại miền Bắc để cứu vãn cho
sự thất bại của “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam đang tan vỡ.
“Âm mưu cơ bản của cuộc chiến tranh phá hoại là nhằm tiêu diệt công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của cách
mạng miền Bắc cho cách mạng miền Nam, ngăn chặn sự chi viện, giúp đỡ từ
các nước cho cách mạng Việt Nam, gây trở ngại đối với hoạt động kinh tế của
nhân dân ta; phá hoại tiểm lực kinh tế, quân sự, tàu thuyền,phương tiện vận
tải của ta, buộc ta phải phân tán lực lượng, huy động nhiều nhân lực và tốn
nhiều thời gian khắc phục.Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, Mỹ còn
nhằm uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân
dân ta, buộc ta phải nhân nhượng chấm dứt chiến tranh theo điều kiện có lợi
cho chúng” [3,tr.62].
Theo những tin tức Mỹ thu nhận được, sở dĩ cách mạng miền Nam
giành được thắng lợi là do có sự hậu thuẫn của miền Bắc, nơi “gốc rễ” của

10


cách mạng, nơi có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng của cả
nước. Ngoài ra còn có sự viện trợ, giúp đỡ của các nước lớn như Liên Xô,
Trung Quốc... Một khối lượng đáng kể về lương thực, thực phẩm, thuốc men,
nhu yếu phẩm, súng đạn, phương tiện kỹ thuật đã được miền Bắc tổ chức sản
xuất, tiếp nhận từ bên ngoài phân phối và vận chuyển vào chiến trường.
Đánh phá một nước có chủ quyền trong hệ thống các nước xã hội chủ

nghĩa, Mỹ còn nhằm một đòn vào phe cộng sản, uy hiếp tinh thần chống đế
quốc của các nước trung lập và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới,
ngăn chặn sự lan rộng của phong trào cộng sản, mở đường cho âm mưu mở
rộng chiến tranh ra miền Bắc, xâm lược toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Giới quân sự Mỹ đã nói rõ: “Để giữ gìn miền Nam Việt Nam, chiến
lược quân sự của Mỹ có 2 mục tiêu liên kết với nhau: Tiến hành một chiến
dịch bằng quân mặt đất và không quân đánh bại quân địch ở Nam Việt Nam
hoặc buộc họ phải rút quân, còn ở bên ngoài thì dùng không quân và hải quân
để buộc họ phải đình chỉ xâm lược”. Cụ thể “Cuộc chiến tranh không quân
chống miền Bắc bắt đầu với 3 mục tiêu chủ yếu: Nâng đỡ tinh thần cho Sài
Gòn, kích thích nó thực hiện các cuộc cải cách. Buộc Hà Nội phải thôi ủng hộ
cuộc nổi loạn và giành một thế mặc cả” [25,tr.51,60].
Như vậy, chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc không phải là một
cuộc chiến tranh độc lập mà là một bộ phận của chiến lược xâm lược miền
Nam của đế quốc Mỹ, là một bộ phận của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.Nó
ra đời nhằm cứu vãn cho tình thế nguy khốn của đế quốc Mỹ ở miền Nam.
Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc đã phát
triển liên tục từ thấp đến cao. Ngay từ đầu năm 1961, trong kế hoạch Xta-lây
– Tay-lơ, đi đôi với âm mưu “bình định” miền Nam, địch đã đề ra việc phá
hoại miền Bắc bằng gián điệp, biệt kích [9, tr.5].

11


Cụ thể, năm 1961, Tổng thống Kennơđi chỉ thị cho Bộ Quốc phòng
CIA(Cục Tình báo Trung ương Mỹ) bắt tay xây dựng các chương trình bí mật
chống phá miền Bắc dài hạn và ngắn hạn.
Ngày 11-5-1961, Kennơđi phê chuẩn “Chiến dịch chiến tranh bí mật
chống Bắc Việt Nam” của Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo tài liệu này, Kennơđi đã
có chỉ thị rất chi tiết cho những hoạt động của chiến dịch:

Đưa người vào miền Bắc Việt Nam để thu thập tin tức, tổ chức thành
những tổ nhỏ, giả dạng dân thường thâm nhập vào Đông Nam Lào để
tìm và tiến công những căn cứ và đường giao thông của Cộng sản Việt
Nam;
Ở Bắc Việt Nam, dựa vào những cơ sở do những hoạt động tình báo đã
gây dựng được để tổ chức, xây dựng thành những mạng lưới đề kháng,
những căn cứ bí mật và những tổ chức phá hoại; huấn luyện cho quân
đội Việt Nam tiến hành những cuộc biệt kích và những hoạt động quân
sự tương tự ở miền Bắc [34,tr.89].
Kennơđi khẳng định: “Một trong các cách chống lại cộng sản tốt nhất
là cho người của chúng ta luồn vào “thánh địa” của cộng sản. Mục đích là
gây “chiến tranh du kích” ngay trong nội địa miền Bắc dưới hình thức phá
hoại vũ trang kết hợp với thúc đẩy phong trào phản cách mạng ở các địa
phương” [6, tr.11].
Dưới thời Tổng thống Kennơđi, tại điều khoản số 52 của Hội đồng An
ninh Quốc gia đã cho phép cơ quan CIA sử dụng lực lượng “Biệt kích mũ nồi
xanh” (Speetal Foress) và “Người nhái hải quân” (Navy Seals) để huấn luyện,
làm cố vấn cho quân nhân Việt Nam Cộng hòa.Tại Nha Trang, biệt kích Mỹ
huấn luyện cho biệt kích quân Việt Nam Cộng hòa thuộc Liên đoàn biệt kích
số 1 chuyên do thám đường mòn Hồ Chí Minh. Trong 2 năm 1961-1962, Liên
đoàn này đã tổ chức 41 cuộc hành quân truy tìm dấu vết hành lang vận

12


chuyển của Quân đội nhân dân Việt Nam qua lãnh thổ Lào.Tại Đà Nẵng, tổ
chức người nhái Mỹ huấn luyện Hải quân Việt Nam Cộng hòa thực hiện
chuyến thâm nhập miền Bắc bằng đường biển, mở các cuộc tập kích bất ngờ
vào các mục tiêu ven biển [3, tr.64].
Sau này, do tàu thuyền của biệt kích ngụy liên tục bị Hải quân nhân dân

Việt Nam ngăn chặn, đánh chìm hoặc bắt sống, CIA quyết định đổi hướng
xâm nhập miền Bắc bằng đường không.
Một chuỗi hoạt động bí mật chống phá cách mạng miền Bắc đã được
tăng cường về cả quy mô và cường độ. Song tất cả đều bị lực lượng an ninh
Bắc Việt bắt giữ.
Năm 1963, CIA bàn giao các hoạt động biệt kích cho Bộ Quôc phòng
Mỹ triển khai trong vòng 18 tháng với tên gọi: “Kế hoạch trở lại” (Operation
Swichback). Mác Namara lệnh thả tiếp các toán biệt kích xuống miền Bắc cùng
với lời đe dọa: “Giới lãnh đạo miền Bắc nên biết rằng họ sẽ phải trả giá rất đắt
nếu còn tiếp tục nuôi dưỡng, cho quân xâm nhập vào miền Nam” [22, tr.9].
Tính chung từ năm 1961 đến năm 1964, dù cố gắng tung ra miền Bắc
hơn 60 toán biệt kích với quy mô từ nhỏ cho đến lớn, nhưng hầu hết các đợt
thả của Mỹ đều bị tiêu diệt. Âm mưu “gây chiến tranh du kích” ở hậu phương
miền Bắc đã bị đập tan... Ở miền Nam, dù đã triển khai nhiều thủ đoạn và
biện pháp chiến tranh, song Mỹ-ngụy vẫn không dập tắt được phong trào cách
mạng của nhân dân [34, tr.39].
Do vậy, đầu năm 1964, vừa được ủy nhiệm vai trò Tổng thống nước
Mỹ Giônxơn lập tức có hành động quân sự mới, phê chuẩn kế hoạch phá hoại
miền Bắc đã được khởi thảo trong những ngày cuối đời của Kennơđi.
Giônxơn lệnh cho Bộ ngoại giao bắt đầu chiến dịch gây sức ép với Hà Nội,
tạo cơ tiến côngở miền Bắc.
Ngày 22-1-1964, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đệ trình
bản kiến nghị lên Bộ trưởng Quốc phòng, hối thúc chiến tranh phá hoại Bắc

13


Việt Nam bằng lực lượng không quân và hải quân. “Cần phải sẵn sàng tiến
hành các hoạt động ngày cáng táo bạo hơn, kể cả việc ném bom các mục tiêu
then chốt ở Bắc Việt Nam và việc sử dụng lực lượng Mỹ ở mức cần thiết vào

các hoạt động chống Bắc Việt Nam” [36, tr.12].
Các cố vấn cao cấp của Nhà Trắng cũng đồng tình với đề nghị của Hội
đồng Tham mưu trưởng Liên quân.Họ cho rằng, Bắc Việt Nam rất dễ bị đánh
bại bằng ném bom thông thường.Cách nhanh nhất có thể bóp nghẹt cách
mạng Việt Nam là ném bom miền Bắc, cắt đứt mọi nguồn tiếp viện.
Tháng 3 và tháng 4 cùng năm, nhiều quan chức cấp cao trong Chính
phủ Mỹ tiếp tục đưa bản kiến nghị lên Tổng thống, yêu cầu mở các cuộc tiến
công không quân và hải quân vào miền Bắc, phá hoại vùng nội địa, sông biển,
hải cảng. Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cũng đề nghị thông qua
kế hoạch đánh phá các mục tiêu quân sự và công nghiệp của miền Bắc, đặc
biệt là những mục tiêu cảng biển, đầu nút giao thông quan trọng.
Đến giữa năm 1964, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đứng
trước nguy cơ phá sản hoàn toàn. Để đối phó với cách mạng hai miền Nam
Bắc Việt Nam, Giônxơn yêu cầu Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ soạn
thảo ngay kế hoạch hành động từng bước, kết hợp cả hoạt động chính trị và
hoạt động quân sự chống lại miền Bắc.
Để đạt được mục tiêu đánh phá miền Bắc làm suy yếu tiềm lực kinh tế,
quốc phòng của ta, chúng muốn phá “tất cả các công trình do con người xây
dựng lên, không bao giờ dừng lại khi còn hai viên gạch dính vào nhau” [37,
tr.36]. Mỹ đã triển khai kế hoạch đánh phá miền Bắc một cách toàn diện
nhưng có trọng điểm.
Theo chỉ thị của Giônxơn, nhiều phương án ném bom miền Bắc đã
được chuẩn bị. Các cuộc tập kích đường không sẽ chủ yếu nhằm vào mục tiêu
quân sựvà công nghiệp, đe dọa một cách tàn phá hết sức ghê gớm trên miền

14


Bắc. Tại bản báo cáo mật số 3.634 (tập tin mã số K239.042.3.634.14) của
Trung úy Uyliam tại Cơ quan nghiên cứu lịch sử Không quân Mỹ, bản danh

sách các mục tiêu đánh phá ở miền Bắc đệ trình ngày 22-5-1964 bao gồm 99
điểm.Ngày 1-6-1964, tại Hônôlulu, các quan chức cấp cao Mỹ nhóm họp xem
lại lần cuối cùng kế hoạch đánh phá miền Bắc. Bản thống kê 99 mục tiêu ném
bom đã được đưa ra xem xét. Đến ngày 24-8-1964, danh sách sơ bộ 99 mục
tiêu được sửa đổi, trình bày theo một phiên bản mới với 94 mục tiêu (tập tin
mã số 1GSM-729.4. Bộ Quốc phòng Mỹ) phân thành 5 mục: 12 điểm nút giao
thông vận tải,kho cảng,bến bãi; 9 khu vực sân bay; 53 khu vực quân sự; 8 khu
vực công nghiệp; 12 đường bay trinh sát vũ trang.Trong đó, mục tiêu trọng
điểm luôn được các quan chức Mỹ nhấn mạnh là cô lập Hải Phòng, Hà Nội
với các tỉnh thành khác ở miền Bắc, cản trở việc phân phối, chuyên chở hàng
hóa nhập cảng đi khắp miền Bắc, làm cho miền Bắc không có lối nào nhận
hàng viện trợ từ bên ngoài [3, tr.69].
Về quan điểm chiến lược, học thuyết quân sự Mỹ coi việc đánh phá hậu
phương là mục tiêu mang tính quyết định vì nó phá hoại tận gốc tiềm lực quân
sự, kinh tế, loại bỏ khả năng duy trì chiến tranh.
Về biện pháp chiến tranh, Mỹ chủ trương dùng không quân ném bom
kết hợp với dùng hải quân phong tỏa, bắn phá ven biển, và tổ chức các vụ biệt
kích phá hoại.
Phương pháp tiến hành là leo thang từng bước với quy mô tăng dần và
tính chất ngày cáng ác liệt.
Về chiến thuật, Mỹ dùng hải quân khóa chặt cửa biển miền Bắc. Dùng
máy bay của không quân, máy bay của hải quân mở các chiến dịch đánh phá
ven biển, đánh phá các mục tiêu trọng điểm của nội địa miền Bắc. Dùng tàu
chiến, máy bay thả thủy lôi, bom từ trường... hòng phong tỏa cửa sông. Dùng
tàu tuần dương bắn phá làng mạc, các mục tiêu kinh tế, quân sự, các đầu mối

15


giao thông. Dùng tàu biệt kích bắt các ngư dân khai thác tin tức, gây tâm lý

hoang mang mất ổn định trên biển.
Bước sang tháng 7-1964, những hoạt động khiêu khích miền Bắc của
Mỹ đã gia tăng cả về mức độ và cường độ.
Rạng sáng ngày 31 tháng 7 năm 1964, một tốp tàu hải quân ngụy bí
mật cho biệt kích đổ bộ lên hòn đảo Hôn Mê (Thanh Hóa), Hòn Ngư (Nghệ
An) phá hủy các công trình quốc phòng của ta.
Đẩy mạnh chiến dịch khiêu khích Bắc Việt Nam, đêm ngày 31-7 rạng
sáng ngày 1-8-1964, tàu trục Mađốc mang số hiệu 731 thuộc Biên đội xung
kích 77, Hạm đội 7 đã xâm phạm vùng biển Quảng Ninh, tiến vào gần bờ biển
một cách nghênh ngang trắng trợn.
13h10’ngày 2 tháng 8, tàu khu trục Mỹ vào vùng biển Hôn Mê và Lạch
Trường cách bờ 10 hải lý, chúng dùng pháo cỡ 40,127,20 mm bắn xối xả kết
hợp máy bay bắn xuống đội hình tàu ta. Trận đánh không cân sức giữa ta và
địch diễn ra quyết liệt.
Ngày 4 tháng 8 năm 1964, Mỹ dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” đánh
lừa dư luận thế giới rằng Hải quân của Bắc Việt Nam tiến công tàu Mỹ lần
thứ 2 ở hải phận quốc tế.
Bất chấp những trì chích, phản đối của dư luận, trưa ngày 5-8-1964
(giờ Việt Nam). Mỹ sử dụng lực lượng biên đội tàu sân bay C.Tơn nơ Gioa
trang bị các loại máy bay cánh quạt, máy bay phản lực, máy bay tiêm kích và
máy bay cường kích như AD6, A4D,F8U, F4H...bất ngờ mở chiến dịch “Mũi
tên xuyên” đánh phá vào các căn cứ của Hải quân nhân dân Việt Nam từ sông
Gianh (Quảng Bình), cửa Hội (Nghệ An- Hà Tĩnh), Vinh (Nghệ An), Lạch
Trường (Thanh Hóa) đến khu vực Bãi Cháy (Quảng Ninh), mở màn cuộc
chiến tranh phá hoại lần thứ nhất với hy vọng nhanh chóng giành thắng lợi
quyết định.

16



Ngày 7-2-1965, Giônxơn ra lệnh cho không quân Mỹ mở chiến dịch
“Mũi lao lửa” ném bom đánh phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ, chính thức
mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên toàn bộ
lãnh thổ miền Bắc.
Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc (19651968) nước ta có thể chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: giai đoạn leo thang: từ 7-2-1965 đến 31-3-1968.
- Giai đoạn 2: giai đoạn xuống thang: từ 1-4-1968 đến 1-11-1968.
Như vậy, với âm mưu thâm độc, hành động xúc tiến chiến tranh phá
hoại miền Bắc của Mỹ đã được gia tăng mạnh mẽ. Sau một loạt các sự kiện
nổi bật như việc xâm phạm hải phận miền Bắc, việc dựng lên sự kiện Vịnh
Bắc Bộ, Mỹ đã tiến hành chiến dịch“Mũi tên xuyên” bắt đầu cuộc chiến tranh
phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, liên tiếp leo thang một cuộc chiến tranh bẩn
thỉu khiến loài người tiến bộ phải lên án. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh phi
nghĩa đã vấp phải phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt của quân dân miền Bắc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thấm nhuần lời kêu gọi thiêng liêng của Hồ chủ
tịch, vì độc lập của Tổ quốc và vì nghĩa vụ đối với các dân tộc trên thế giới
đang đấu tranh chống đế quốc Mỹ, toàn quân và toàn dân ta quyết vượt qua
mọi khó khăn gian khổ, hy sinh, tập trung toàn lực, quyết đánh và quyết thắng
cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ xâm lược.
Trước mắt nhân dân ta, đó là con đường duy nhất, không có con đường
nào khác.
1.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG
Trước những âm mưu to lớn và thâm độc của địch với hoạt động ráo
riết tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc, Đảng ta đã nhận định và thấy rõ
những âm mưu của địch từ rất sớm, từ đó đã có những chủ trương và biện
pháp đúng đắn đập tan những âm mưu và hoạt động của địch.

17



Ngay sau khi hòa bình được lập lại trên nước ta, nắm vững bản chất
xâm lược và hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc, thấm nhuần học thuyết đấu
tranh giai cấp, với tinh thần cách mạng triệt để, tinh thần chống đế quốc xâm
lược đến cùng, Đảng ta đã chỉ rõ đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân cả
nước từ Bắc chí Nam.
Ngày 11 tháng 9 năm 1963, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 66-CT/TW Về
việc tiến hành khẩn trương các công tác để sẵn sàng đập tan âm mưu của Mỹ
- Diệm tung gián điệp, biệt kích phá hoại miền Bắc nước ta.
Đảng nhận định: “Do ngày càng bị lúng túng trước những thắng lợi liên
tiếp của phong trào cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam và do âm mưu
phát động lại chiến tranh ở Lào, trong những tháng gần đây, bọn Mỹ - Diệm
đã điên cuồng tung hàng loạt gián điệp, biệt kích nhằm phá hoại miền Bắc
một cách táo bạo hơn, ráo riết hơn và liều lĩnh hơn.
Trong thời gian tới chúng sẽ ráo riết tung hàng loạt gián điệp, biệt kích
nhiều hơn nữa để cố gây được thiệt hại cho miền Bắc. Đồng thời chúng còn có
thể liều lĩnh tổ chức các cuộc tập kích đột nhập chớp nhoáng vùng giới tuyến,
ven biển của ta để hòng tạo nên không khí lộn xộn ở miền Bắc [11, tr.643].
Chỉ thị của Bộ Chính trị Số 81- CT/TW, ngày 7 tháng 8 năm 1964, Về
tăng cường sẵn sàng chiến đấu chống mọi âm mưu của địch khiêu khích và
phá hoại miền Bắc. Đảng ta cũng nhận định:
“Đứng trước...nguy cơ thất bại nặng nề hơn nữa ở miền Nam Việt
Nam, bọn cầm quyền Mỹ một lần nữa đang ra sức tìm mọi cách hòng cứu vãn
tình thế. Chúng đang bàn tính mấy giải pháp sau đây:
1. Đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, đồng thời
tăng cường hoạt động khiêu khích và phá hoại miền Bắc, hòng uy
hiếp tinh thần của nhân dân ta và ngăn cản sự giúp đỡ của miền Bắc
đối với miền Nam.

18



2. Đánh ra miền Bắc, mở rộng chiến tranh xâm lược của chúng ra toàn
nước ta.
3. Dùng một giải pháp chính trị nào đó để giải quyết vấn đề miền Nam.
Trong tình hình hiện nay, chúng cho rằng chưa thể áp dụng giải pháp
thứ 2 và thứ 3, cho nên chúng nặng về thực hiện giải pháp thứ 1.
...Chúng sẽ tăng thêm lực lượng, đẩy mạnh các hoạt động quân sự, tiếp
tục mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam; đồng thời tăng cường
các hoạt động khiêu khích phá hoại miền Bắc với quy mô lớn hơn, thậm chí
có thể dùng đến những hành động chiến tranh ở mức độ hạn chế. Chúng ta
cũng không gạt bỏ khả năng địch liều lĩnh mở rộng chiến tranh tấn công lớn
ra miền Bắc.
Đối với việc tăng cường khiêu khích và phá hoại miền Bắc, địch có thể
có những hành động như:
- Tung biệt kích, gián điệp phá hoại với quy mô lớn hơn;
- Phong tỏa ngoài khơi, uy hiếp vùng biển, đánh bắt các tàu thuyền của
ta.
- Đổ bộ đánh phá vùng ven biển rồi rút;
- Tập kích các vùng ở giới tuyến và biên giới Việt – Lào;
- Cho máy bay bắn hoặc ném bom một số căn cứ quân sự; cơ sở công
nghiệp, cầu cống, đê đập, kho tàng,...
- Thúc đẩy bọn gián điệp...bọn phản động trong Thiên Chúa giáo, bọn
thổ phỉ và các phần tử phản cách mạng khác nổi dậy chống chính quyền ta,
xúi dục bọn lưu manh, côn đồ hoạt động phá rối trật tự, trị an,...
Chúng tiến hành những âm mưu trên đây có thể bằng những hoạt động
bất ngờ với quy mô lớn, phối hợp nhiều hình thức, hoặc cũng có thể bằng
những hành động hạn chế, có từng bước để chuẩn bị dư luận và thăm dò phản
ứng của ta và phe ta” [12, tr.184].

19



Sau khi phân tích tình hình mới, Bộ Chính trị quyết nghị:
1. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải nêu cao hơn nữa tinh thần
cách mạng triệt để; trong khi nắm vững việc xây dựng kinh tế, đẩy
mạnh sản xuất là nhiệm vụ trung tâm ở miền Bắc, phải kết hợp chặt
chẽ xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng, hết sức đề cao cảnh
giác, đề cao ý chí chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu, tăng
cường công tác phòng thủ về mọi mặt, sẵn sàng và đập tan mọi âm
mưu và hành động khiêu khích phá hoại của địch, bảo vệ miền Bắc,
bảo vệ sản xuất...
Trong mọi mặt công tác, phải thấu suốt phương châm: “ra sức xây
dựng miền Bắc trong hòa bình, đồng thời luôn luôn sẵn sàng chiến
đấu, sẵn sàng ứng phó với mọi tình thế”.
2. Tích cực chuẩn bị về mọi mặt tư tưởng và tổ chức để đối phó với âm
mưu địch khiêu khích và phá hoại miền Bắc với quy mô lớn hơn.
Nếu địch thả biệt kích với quy mô nhỏ hay lớn, hoặc đổ bộ đánh phá
bờ biển của ta, thì phải kiên quyết tiêu diệt. Nếu địch dùng máy bay
và tàu chiến ném bom, bắn phá các mục tiêu quan trọng thì phải
kiên quyết đánh bại bằng mọi phương tiện sẵn có, làm cho địch thiệt
hại nặng, mặt khác phải có những biện pháp để phòng và tránh thích
hợp để hạn chế đến mức ít nhất những thiệt hại về người và của của
ta. Đồng thời phải nhân đó mà gây được lòng căm thù địch, động
viên quần chúng thi đua lao động sản xuất cũng như sẵn sàng chiến
đấu và chiến đấu mạnh mẽ hơn.
3. Đẩy mạnh hơn nữa các mặt công tác chiến đấu chống bọn phản cách
mạng; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ trấn áp phản cách mạng.
4. Trong khi chuẩn bị đối phó với những âm mưu trước mắt của địch,
cần có kế hoạch sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt địch nếu chúng liều
lĩnh mở chiến tranh lớn ra miền Bắc.


20


Các lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân, công an nhân dân vũ
trang, dân quân tự vệ) phải nhận rõ trách nhiệm nặng nề của mình
trong hoàn cảnh hiện nay, nêu cao truyền thống quyết chiến, quyết
thắng, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, triệt để chấp hành mệnh lệnh,
anh dũng quyết tâm tiêu diệt địch, đoàn kết và hiệp đồng chặt chẽ
trong bất cứ tình huống nào” [12, tr.188- 189].
Ngày 7 tháng 2 năm 1965, Mỹ chính thức mở đầu cuộc chiến tranh
bằng không quân và hải quân trên toàn lãnh thổ miền Bắc.
Ngay sau đó, Đảng ta đã họp Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (Ngày
25, 26,27 tháng 3 năm 1965) và ra Nghị quyết Về tình hình và nhiệm vụ cấp
bách trước mắt.
Đảng ta nhận định: “Đế quốc Mỹ là tên cầm đầu phe đế quốc. Nếu lần
này chúng bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam
thì đây sẽ là một thất bại rất lớn, mang theo những hậu quả hết sức tai hại cho
cả Mỹ và phe đế quốc. Chúng không chịu thất bại một cách dễ dàng, trái lại,
chúng rất ngoan cố.Chúng lại có tiềm lực chiến tranh rất lớn. Cho nên...chúng
có thể tăng cường các hoạt động ném bom, bắn phá miền Bắc thường xuyên
hơn, bằng những lực lượng không quân lớn hơn, trên phạm vi rộng hơn và
nhằm nhiều mục tiêu hơn; và chúng cũng còn có thể dùng tàu chiến để phong
tỏa đường biển và tập kích một số vùng ở bờ biển miền Bắc.
Vấn đề đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân ở cả hai miền là chiến thắng cho
kỳ được cuộc chiến tranh đặc biệt ở mức độ cao nhất của địch ở miền Nam và
tích cực chống lại và đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa bằng
không quân và hải quân của địch ngày càng ác liệt hơn ở miền Bắc.
Nhiệm vụ cấp bách của ta ở miền Bắc lúc này là phải kịp thời chuyển
hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực

lượng quốc phòng cho hợp với tình hình mới và để cho miền Bắc có đủ sức

21


×