Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Sự phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh hưng yên thời ký từ 1997 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 83 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành khóa luận, em đã nhận đƣợc
sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy cô trong khoa Lịch sử - Trƣờng ĐHSP Hà
Nội 2. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các Thầy cô, đặc biệt là Thầy giáo. T.S.
Bùi Ngọc Thạch, đã trực tiếp hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận. Em cũng
gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thƣ viện Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 cùng các cán
bộ thƣ viện tỉnh Hƣng Yên, thƣ viện huyện Văn Giang đã cung cấp cho em
nhiều tài liệu có giá trị để em hoàn thành công trình này.
Là một sinh viên lần đầu tiên nghiên cứu khoa học nên khóa luận của
em không tránh những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp
ý kiến của các thầy cô và bạn bè để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinhviên

Nguyễn Thị Thảo

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


2

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài khóa luận này là do sự cố gắng nỗ lực tìm hiểu,
nghiên cứu của bản thân với sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo. T.S. Bùi
Ngọc Thạch.
Công trình này không trùng lặp với các kết quả nghiên cứu của các tác


giả khác.
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Thảo

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


3

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP CỦA
TỈNH HƢNG YÊN THỜI KỲ TỪ 1997 ĐẾN 2010
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA – XÃ HỘI TỈNH
HƢNG YÊN TRƢỚC NĂM 1997........................................................................ 7

1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư ...................................................................... 7
1.1.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 14
1.1.3. Điều kiện văn hóa – xã hội ................................................................... 16
1.2. ĐƢỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG ......................................................... 19

1.2.1. Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ........................... 19
1.2.2. Chính sách đối ngoại, mở của, hội nhập quốc tế.................................. 21
1.3. HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HƢNG YÊN TRƢỚC
NĂM 1997 ........................................................................................................ 22


1.3.1. Hoạt động đầu tư .................................................................................. 22
1.3.2. Thành tựu và hạn chế của sản xuất công nghiệp.................................. 24
Chƣơng 2: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP CỦA
TỈNH HƢNG YÊN THỜI KỲ TỪ 1997 ĐẾN 2010
2.1. CHỦ TRƢƠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HƢNG
YÊN ................................................................................................................. 27

2.1.1. Định hướng chiến lược ......................................................................... 27
2.1.2. Chính sách phát triển công nghiệp ....................................................... 30
2.1.3. Quy hoạch các trung tâm công nghiệp ................................................. 31
2.1.4. Chính sách thu hút vốn đầu tư .............................................................. 33

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


4

2.2. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HƢNG
YÊN THỜI KỲ TỪ 1997 ĐẾN 2010.................................................................. 35

2.2.1. Cơ sở sản xuất công nghiệp tăng nhanh ............................................... 36
2.2.2. Hình thành các khu công nghiệp tập trung........................................... 38
2.2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao và ổn định.................... 42
2.2.4. Công nghiệp Hưng Yên thu hút được nhiều vốn đầu tư ....................... 45
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HƢNG YÊN THỜI KỲ TỪ 1997
ĐẾN 2010

3.1. ĐẶC ĐIỂM .............................................................................................. 49

3.1.1. Hưng Yên có tốc độ phát triển công nghiệp khá nhanh....................... .49
3.1.2. Công nghiệp Hưng Yên tập trung nhiều lĩnh vực quan trọng. ............. 50
3.1.3.Công nghiệp Hưng Yên chưa có biện pháp hữu hiệu xử lý chất thải. ....... 53
3.2. VAI TRÒ .................................................................................................. 57

3.2.1. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đô thị hóa ...... 57
3.2.2. Phát triển văn hóa – giáo dục – y tế ..................................................... 60
3.2.3. Ngành công nghiệp đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động ...... 63
KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 69
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 72

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến lƣợc phát triển công nghiệp luôn giữ vai trò trọng yếu trong
chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia phát triển vì công
nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế. Đối với Việt Nam, một đất
nƣớc có nền tảng một nền nông nghiệp trồng lúa nƣớc là chủ yếu muốn đƣa
đất nƣớc đi lên phải dựa vào công nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, Đảng ta đã xác định chiến lƣợc của 10 năm đầu thế kỷ XXI là đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng hình thành một nƣớc công

nghiệp hiện đại.
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, nó tạo ra một khối lƣợng
sản phẩm khổng lồ, không một ngành kinh tế nào là không sử dụng sản phẩm
từ công nghiệp. Sau Đại Hội toàn quốc lần thứ VI tháng 12 năm 1986 của
Đảng, kinh tế công nghiệp ngày càng đƣợc tập trung đầu tƣ phát triển với sự
hình thành các trung tâm công nghiệp của cả nƣớc nhƣ: Hà Nội, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh... các trung tâm này phát triển và tỏa ra
các hƣớng thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của các tỉnh lân cận.
Hƣng Yên, một tỉnh có vị trí khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội. Đây là một trong bảy tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc
và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hƣng Yên nằm ở cửa
ngõ phía đông trong vùng ảnh hƣởng của thủ đô Hà Nội với 3 tuyến vành đai
3, 4, 5 của Hà Nội chạy qua. Với vị trí này, Hƣng Yên có điều kiện tiếp thu
khoa học kỹ thuật hiện đại từ các tỉnh thành lân cận góp phần đẩy mạnh sự
phát triển kinh tế của Hƣng Yên trong mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các
thị trƣờng liên tỉnh, liên khu vực, liên quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.
Công nghiệp Hƣng Yên phát triển nhanh, mạnh đặc biệt từ sau khi tách tỉnh

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


6

năm 1997 làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh, đời sống nhân dân
đƣợc cải thiện, bên cạnh đó cũng có những mặt hạn chế không tránh khỏi.
Nghiên cứu vấn đề kinh tế công nghiệp ở tỉnh Hƣng Yên có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc về các vấn đề liên quan đến công nghiệp hóa, hiện
đại hóa; kinh tế thị trƣờng; đô thị hoá; ô nhiễm môi trƣờng; vấn đề công ăn

việc làm... và nhiều vấn đề về thực trạng kinh tế - xã hội đang diễn ra hiện
nay ở Hƣng Yên.
Xuất phát từ những ý nghĩa trên, cũng nhƣ yêu cầu thực tiễn phát triển
đất nƣớc, tôi thấy việc nghiên cứu vấn đề kinh tế công nghiệp ở tỉnh Hƣng Yên
là cần thiết. Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Sự phát triển kinh tế công
nghiệp của tỉnh Hưng Yên thời kỳ từ 1997 đến 2010” làm đề tài khóa luận.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề công nghiệp và sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam là vấn đề
mang tính thời sự cao, thu hút sự nghiên cứu từ các chuyên gia thuộc các lĩnh
vực nhƣ địa lý học, kinh tế học, sử học… Tiêu biểu nhƣ:
Công trình của Viện chiến lƣợc phát triển, Bộ kế hoạch và đầu tƣ
(2005) “Xây dựng các mô hình khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam giai
đoạn 1994-2010”. Đã đi vào nghiên cứu các mô hình khu công nghiệp tập
trung, thể hiện tính đúng đắn, phù hợp trong việc xây dựng các khu công
nghiệp tập trung ở Việt Nam. Công trình đã mở ra một hƣớng phát triển mới
cho nền công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc.
Công trình của Bộ kế hoạch và đầu tƣ (xuất bản năm 2005) “Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến
năm 2010”. Đã trình bày những hƣớng quy hoạch đất và dân cƣ, hoạt động
sản phát triển xã hội.

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


7

GS. TS. Nguyễn Trí Dĩnh với tác phẩm “Giáo trình lịch sử kinh tế”

(Nxb Thống kê, 2006). Tác giả đã đi vào nghiên cứu tổng thể tất cả các nền
kinh tế trên thế giới từ Tƣ bản chủ nghĩa đến Xã hội chủ nghĩa, từ nền kinh tế
của các nƣớc đang phát triển đến nền kinh tế của các nƣớc phát triển. Đặc biệt
tác giả đi sâu vào nghiên cứu lịch sử kinh tế Việt Nam từ thời kỳ phong kiến
đến thời kỳ hiện nay. G.S nghiên cứu kỹ nền kinh tế Việt Nam sau đổi mới
năm 1986: đổi mới cơ chế quản lý, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần…
Với vị trí thuận lợi, tỉnh Hƣng Yên có nhiều điều kiện phát triển kinh
tế, đặc biệt là kinh tế công nghiệp. Cùng với tình hình nghiên cứu công
nghiệp của cả nƣớc, công nghiệp Hƣng Yên đƣợc coi là vấn đề thời sự thu hút
nhiều quan tâm.
Các bài báo nghiên cứu, phân tích về công nghiệp Hƣng Yên nhƣ: “Giá
trị xuất khẩu Hưng Yên năm 2009”, “Đầu tư vào tỉnh Hưng Yên”, “Những
thành tựu phát triển kinh tế-xã hội năm 2009”. Đã nói lên sự phát triển của
công nghiệp Hƣng Yên.
Bộ Công Thƣơng năm 2010 đã cho xuất bản công trình nghiên cứu
“Hưng Yên – phát huy vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc”. Đã đi vào nghiên
cứu tổng thể quá trình chuyển trọng tâm kinh tế từ nông nghiệp sang công
nghiệp ở Hƣng Yên, cũng nhƣ những hoạt động đầu tƣ vào Hƣng Yên, sự
phát triển các khu công nghiệp tại Hƣng Yên…
Dựa trên những nghiên cứu về kinh tế công nghiệp cả nƣớc nói chung
và nền công nghiệp tỉnh Hƣng Yên nói riêng của các tác giả ở những khía
cạnh khác nhau, tôi đã đi vào nghiên cứu sự phát triển kinh tế công nghiệp
tỉnh Hƣng Yên từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đên năm 2010 để có một cái nhìn
khái quát, thấy đƣợc tổng thể bƣớc phát triển của công nghiệp Hƣng Yên.

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử



8

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Dựng lại bức tranh lịch sử về sự phát triển công nghiệp của tỉnh Hƣng
Yên trong thời kỳ từ 1997 đến 2010 một cách đầy đủ, có hệ thống, khách
quan.
Rút ra những đặc điểm và vai trò về sự phát triển công nghiệp của tỉnh
Hƣng yên thời kỳ từ 1997-2010.
3.2. Nhiệm vụ
+ Sƣu tầm, khai thác các nguồn tƣ liệu cần thiết, tin cậy để phục vụ cho
việc nghiên cứu đề tài.
+ Trình bày cơ sở, điều kiện phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh
Hƣng Yên.
+ Nêu rõ sự phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh Hƣng Yên thời kỳ
từ 1997 đến 2010.
+ Rút ra đặc điểm, vai trò của sự phát triển công nghiệp của Hƣng Yên
thời kỳ từ 1997 đến 2010.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
+ Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế công
nghiệp ở Hƣng Yên chủ yếu trong thời kỳ từ 1997 đến 2010.
+ Về không gian: Toàn bộ địa phận tỉnh Hƣng Yên.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện khóa luận này, tôi sử dụng chủ yếu là nguồn tƣ liệu địa
phƣơng của tỉnh Hƣng Yên:
+ Cục thống kê tỉnh Hƣng Yên: các sách Niên giám thống kê của tỉnh
Hƣng Yên các thời kỳ chủ yếu từ năm 1997 đến năm 2010; sách về thành tựu
phát triển kinh tế và xã hội sau 14 năm tái lập tỉnh.


Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


9

+ Tỉnh ủy Hƣng Yên: các văn kiện của các kỳ đại hội lần thứ XIV, XV,
XVI, XVII...
+ Thƣ viện tỉnh Hƣng Yên: các sách viết về lịch sử hình thành, vị trí
địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội... của tỉnh Hƣng Yên nhƣ: Lịch sử
đảng bộ tỉnh Hƣng Yên tập 1, 2, 3, Hƣng Yên nhất thống trí..., các bài viết về
sự phát triển kinh tế, giá trị xuất nhập khẩu trong tỉnh...
4.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Sử dụng phƣơng pháp luận sử học Macxit và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
để nghiên cứu đề tài.
+ Sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp phƣơng pháp lôgic, trong đó
chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử.
Ngoài ra, còn sử dụng phƣơng pháp thống kê, đối chiếu, so sánh xác
minh sự kiện, hiện tƣợng lịch sử.
5. Đóng góp của khóa luận
+ Dựng lại bức tranh lịch sử về sự phát triển kinh tế công nghiệp của
tỉnh Hƣng Yên thời kỳ từ 1997 đến 2010 một cách đầy đủ, có hệ thống, khách
quan.
+ Rút ra những đặc điểm, vai trò của sự phát triển kinh tế công nghiệp
của Hƣng Yên trong thời kỳ từ 1997 đến 2010.
+ Khóa luận đã khai thác, xây dựng đƣợc một hệ thống tƣ liệu có giá trị
góp phần nghiên cứu lịch sử địa phƣơng.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội

Dung của khóa luận gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh Hƣng Yên thời
kỳ từ 1997 đến 2010.

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


10

Chƣơng 2: Sự phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh Hƣng Yên thời kỳ
từ 1997 đến 2010.
Chƣơng 3: Đặc điểm và vai trò của sự phát triển kinh tế công nghiệp
của tỉnh Hƣng Yên thời kỳ từ 1997 đến 2010.

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


11

Chƣơng 1
CƠ SỞ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH
HƢNG YÊN THỜI KỲ TỪ 1997 ĐẾN 2010
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA – XÃ HỘI TỈNH
HƢNG YÊN TRƢỚC NĂM 1997
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cƣ
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lí
Vùng đất Hƣng Yên có con ngƣời cƣ trú từ sớm, theo quá trình bồi tụ
của sông Hồng.
Thời Hùng Vƣơng, Hƣng Yên thuộc bộ Giao Chỉ, huyện Chu Diên.
Thời Ngô là Châu Đằng. Thời Tiền Lê đổi làm phủ Thái Bình. Thời Lý gọi là
Châu Đằng, Châu Khoái. Sang thời nhà Trần đặt làm lộ Long Hƣng và Lộ
Khoái. Thời Hậu Lê thuộc trấn Sơn Nam, sau lại chia thành hai lộ là Sơn Nam
Thƣợng và Sơn Nam Hạ.
Đến thời Nguyễn, dƣới thời vua Minh Mạng năm 1831 đã thi hành cải
cách hành chính bỏ các trấn lập ra các tỉnh, tách năm huyện Đông Yên, Kim
Động, Thiên Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ thuộc phủ Khoái Châu của Trấn Sơn Nam
Thƣợng và ba huyện Thần Khê, Duyên Hà, Hƣng Nhân thuộc phủ Tiên Hƣng
của Trấn Nam Định, trấn Sơn Nam Hạ đặt làm tỉnh Hƣng Yên .
Tỉnh lị lúc đầu đóng ở hai xã An Vũ và Lƣơng Điền sau chuyển về bãi
Nhị Tân xã Xích Đằng (thị xã Hƣng Yên ngày nay). Nơi đây giao thông thủy
bộ thuận tiện, thôn làng bến chợ tiếp nhau,việc mua bán ngày thêm phồn
thịnh: “ Quang cảnh phố phƣờng đông vui, xe thuyền tấp nập, cái dáng dấp
của Phố Hiến đất Sơn Nam xƣa, nay lại đƣợc thấy ở nơi đất này”. [21, tr.12].

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


12

Địa danh Hƣng Yên từ 1831 chính thức có tên trong danh bạ đất nƣớc.
Nhƣ vậy, trƣớc khi Pháp xâm lƣợc Việt Nam, Hƣng Yên là một tỉnh nằm ở cả
hai phía sông Luộc. Sau tái lập tỉnh, địa giới tỉnh cũng nhiều lần thay đổi.
Ngày 27-3-1883 Quân Pháp do Trung tá hải quân Hăng- ri-Rivie chỉ

huy từ Hà Nội theo sông Hồng hạ thành Nam Định rồi cho viên Thiếu úy thủy
quân Đờ Trăng-ti-ni-an đƣa một toán quân tới đánh thành Hƣng Yên. Chiếm
đƣợc thành, một mặt chung ra sức củng cố chính quyền tay sai, đặt nhiều đồn
binh, một mặt xúc tiến việc đo đạc lập địa đồ để nắm sâu vào các làng xóm
nhƣng gặp khó khăn vì vấp phải sự chống trả của nghĩa quân Bãi Sậy. Năm
1890 , Pháp thành lập đạo Bãi Sậy gồm bốn huyện: “ Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn
Lâm và Cẩm Lƣơng để tiện đánh dẹp. Sau khởi nghĩa Bãi Sậy tan rã, chúng
nhập các huyện Văn lâm, Mỹ hào, Yên Mỹ vào tỉnh hƣng yên” [1, tr. 10] còn
huyện Cẩm Lƣơng trả về tỉnh Hải Dƣơng .
Cũng trong năm 1890, Pháp cắt huyện Thần Khê thuộc tỉnh Tiên Hƣng
của Hƣng Yên cùng phủ Thái Bình và phủ Kiến Xƣơng của Nam Định lập ra
tỉnh mới là tỉnh Thái Bình. Sau đó lại cắt hai huyện Hƣng Nhân, Duyên Hà và
chuyển huyện Tiên Lữ thuộc phủ Tiên Hƣng nay về phủ Khoái Châu. Kể từ
đây sông Luộc trở thành ranh giới tự nhiên giữa Hƣng Yên và Thái Bình. Giai
đoạn này kéo dài suốt thời kì thống trị của thực dân Pháp cho đến cách mạng
Tháng Tám năm 1945.
Khi thực dân Pháp trở lại xâm lƣợc đồng bằng Bắc Bộ. Để tiện cho việc
chỉ đạo kháng chiến, tháng 10 năm 1947 Trung ƣơng đã giao huyện Văn Lâm
về với tỉnh Bắc Ninh, đồng thời cũng chuyển huyện Văn Giang của tỉnh Bắc
Ninh về Hƣng Yên. Thời gian sau, việc chỉ đạo đánh phá vùng xe lửa có khó
khăn nên huyện Văn Lâm lại đƣợc trao trả lại Hƣng Yên.
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình đƣợc lập lại trên miền
Bắc, các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh đƣợc giữ nguyên chỉ thay đổi
địa danh hành chính một số phƣờng, xã.
Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


13


“Ngày 26/01/1968, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ra nghị quyết số 504 –
NQ – TVQH phê chuẩn việc hợp nhất hai tỉnh Hƣng Yên và Hải Dƣơng thành
một tỉnh lấy tên là Hải Hƣng, đặt tỉnh lị tại thị xã Hải Dƣơng” [1, tr.30]. Sau
đó lần lƣợt hợp nhất các huyện Văn Giang với Yên Mỹ thành huyện Văn Yên,
huyện Tiên Lữ với Phù Cừ thành huyện Phù Tiên, huyện Văn Lâm với Mỹ
Hòa thành Mỹ Văn, huyện Khoái Châu với một phần của huyện Văn Giang
thành Châu Giang.
Trải qua bao nhiêu năm hợp tỉnh, đến ngày 06-11-1996 Quốc hội phê
chuẩn việc tách tỉnh Hải Hƣng thành hai tỉnh Hải Dƣơng và Hƣng Yên. Tiếp
đó, các huyện hợp nhất trƣớc kia đƣợc tách ra theo địa giới hành chính cũ.
Hƣng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vị trí của Hƣng Yên là: “Đông giáp Hải Dƣơng,
Nam giáp Thái Bình, Tây giáp Hà Nam, Tây Bắc và Bắc liền kề thủ đô Hà
Nội và Bắc Ninh” [1, tr. 9].
Theo Hƣng Yên 170 năm chỉ rõ: Phía Bắc giáp tỉnh Hà Bắc, địa phận
huyện Thuận Thành, địa giới dài 16km. Tây bắc giáp Hà Nội, địa giới dài
20Km. Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hải Dƣơng, chiều dài 93km. Tây giáp Hà
Nội, Hà Tây, Hà Nam, chiều dài 67km, có sông Hồng làm giới hạn. Nam giáp
tỉnh Thái Bình, dài 26 km, có sông Luộc làm giới hạn.
Là cửa ngõ phía đông của Hà Nội, Hƣng Yên có 23km quốc lộ 5A và
trên 20km tuyến đƣờng sắt Hà Nôi – Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra, Hƣng
Yên còn có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua thị xã đến quốc lộ 1A qua
cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10 qua cầu Chiều Dƣơng, là trục giao thông quan
trọng nối các tỉnh Tây – Nam Bắc Bộ với Hải Dƣơng, Hải Phòng, Quảng
Ninh. Hƣng Yên còn gần cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế
Nội Bài.

Nguyễn Thị Thảo


K34 B CN Lịch Sử


14

Hƣng Yên nằm trong phạm vi tọa độ: Vĩ độ Bắc khoảng từ 20 độ 36’ –
21độ 00’. Kinh độ Đông khoảng từ 105 độ 53’ – 106 độ 15’.
Nhƣ vậy, trƣớc năm 1997 địa giới hành chính của tỉnh Hƣng Yên liên
tục có sự thay đổi. Trong khoảng thời gian gần 30 năm hợp nhất với tỉnh Hải
Dƣơng thành tỉnh Hải Hƣng, nhân dân Hƣng Yên đã vƣợt qua những trì trệ,
lung túng của thời bao cấp đã năng động đổi mới cơ chế, đã tạo đƣợc những
cơ sở vật chất, đã tích lũy đƣợc những bài học kinh nghiệm quý báu để vững
vàng bƣớc vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
 Diện tích
Hƣng Yên có diện tích tự nhiên là 923,1 km2 [8], chiếm 6,02% diện
tích đồng bằng Bắc Bộ. Với diện tích nhƣ vậy thì Hƣng Yên là một tỉnh nhỏ
nằm giữa đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 58 so với cả nƣớc. Với diện tích
nhƣ trên, Hƣng Yên có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
Hƣng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, là vùng động lực
phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nƣớc, có vị trí thuận lợi và có
các tuyến đƣờng giao thông quan trọng chạy qua nhƣ quốc lộ 5A, 39A, đó là
cơ hội tận dụng và đón nhận sự phát triển chung của cả vùng trƣớc hết là khoa
học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, vốn đầu tƣ, tiêu thụ sản phẩm … Đây là điều
kiện tốt để kinh tế Hƣng Yên phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện
đại hóa.
Nhƣ vậy, có thể thấy vị trí địa lí của tỉnh Hƣng Yên khá thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế, giao lƣu văn hóa, phát triển du lịch. Với vị trí này đƣợc
coi là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển công nghiệp tỉnh.
 Địa hình
Địa hình: Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, địa hình Hƣng Yên

tƣơng đối bằng phẳng, không có đồi núi.

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


15

Hƣớng dốc của địa hình là từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc
14cm/km. Độ cao đất đai không đồng đều và hình thành trên các dải, các khu,
vùng cao thấp xen kẽ nhau nhƣ làn sóng. Hƣng Yên có độ dốc trung bình so
với mực nƣớc biển là +4m. Nơi cao nhƣ Thiện Phiến thuộc Tiên Lữ +8m,
Tống Trân thuộc Phù Cừ +6m30, Trƣng Trắc thuộc Yên Mỹ +5m10. Nơi thấp
nhƣ Hạ Lễ thuộc Ân Thi +2m40. Toàn Thắng thuộc Kim Động +2m60.
Địa hình cao chủ yếu ở phía Tây bắc tỉnh, gồm các huyện Văn Giang,
Khoái Châu, Văn Lâm; địa hình thấp tập trung ở các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ,
Ân Thi.
Với địa hình tƣơng đối bằng phẳng, Hƣng Yên thuận lợi cho việc xây
dựng các khu công nghiệp, giải phóng mặt bằng để xây dựng các xí nghiệp,
nhà máy …
Khí hậu: Hƣng Yên nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ thuộc khu vực
nhiệt đới gió mùa nên khí hậu của tỉnh có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ
trung bình năm là 23 độ C. Tổng nhiệt độ trung bình năm là 8500 – 8600 độC.
Lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1500 – 1600mm. Mùa mƣa từ tháng 5 –
tháng 10 chiếm 80 – 85% lƣợng mƣa cả năm. Hƣng Yên quanh năm có mặt
trời, thời gian chiếu sáng dài. Hàng năm có trung bình có 1650 giờ nắng.
Đất đai: Đất đai trong tỉnh đƣợc hình thành do phù xa sông Hồng bồi
đắp. Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua
đƣợc chia làm ba loại: Đất phù sa sông Hồng đƣợc bồi; loại đất phù sa không

đƣợc bồi lắng; loại đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ không đƣợc bồi
lắng.
Hƣng Yên có diện tích đất tự nhiên là 923,1km2, trong đó chủ yếu là
đất nông nghiệp. Năm 1998, diện tích đất nông nghiệp là 60592,5 ha [7],
chiếm 68% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Diện tích đất phi nông nghiệp còn
chiếm diện tích thấp.

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


16

Xu hƣớng chuyển cơ cấu sử dụng đất thời kì 2010 là tỉ trọng diện tích
đất phi nông nghiệp có xu hƣớng tăng, tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp có
xu hƣớng giảm. Xu hƣớng này phù hợp với quy luật khách quan của thời kì
công nghiệp hóa của cả nƣớc nói chung và của tỉnh nói riêng.
Sông ngòi: Hƣng Yên không có núi nhƣng lại rất nhiều sông, quanh
tỉnh ba phía đều liền sông: Phía Tây có sông Hồng, phía Nam có sông Luộc,
phía Đông có sông Cửa An. Ngoài ra, có sông Đuống chảy qua địa phận Hải
Dƣơng, sát tỉnh Hƣng Yên ở phía đông và phía bắc, hệ thống các sông đồng
nội nhƣ Kim Sơn, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt trong hệ thống Bắc – Hƣng – Hải.
Các sông có đoạn chảy theo chiều ngang có đoạn chảy xuôi dòng, có
đoạn chảy ngƣợc dòng nhƣng cuối cùng đều chảy vào dòng chính theo hƣớng
Tây Bắc – Đông Nam.
Với hệ thống sông ngòi dày đặc của tỉnh là nguồn cung cấp nƣớc chính
cho sản xuất kinh tế và sinh hoạt…
Hệ thống đƣờng giao thông: Hƣng Yên thuộc khu vực kinh tế trọng
điểm phía Bắc, gần các sân bay Nội Bài, Cát Bi, gần cảng biển Hải Phòng,

Cái Lân, có tuyến đƣờng quan trọng 5A chạy qua, và sắp tới sẽ mở tuyến
đƣờng cao tốc 5B (Hà Nội – Hải Phòng) đi qua địa phận của tỉnh, cầu Thanh
Trì, Yên Lệnh, Triều Dƣơng đƣợc xây dựng tạo lên giao thông của tỉnh đi các
tỉnh khác và quốc tế rất thuận tiện. Bên cạnh đó là hệ thống giao thông nội
tỉnh cũng tƣơng đối hoàn chỉnh, phục vụ tốt nhu cầu giao thông của ngƣời dân
và nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn.
Tài nguyên thiên nhiên: Hƣng Yên có nguồn nƣớc ngọt dồi dào, đƣợc
bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc. Nguồn nƣớc ngầm cũng rất phong phú
với trữ lƣợng lớn.
Hƣng Yên có nguồn than nâu rất lớn chƣa đƣợc khai thác. Đây là một
tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp khai mỏ, đáp ứng nhu cầu năng lƣợng
của thị trƣờng năng lƣợng trong nƣớc và xuất khẩu.
Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


17

Nhƣ vậy, mỗi một điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đều có
những ảnh hƣởng nhất định, đƣợc coi là những nội lực quan trọng cho sự phát
triển kinh tế công nghiệp của tỉnh.
1.1.1.2. Dân cư
Hƣng Yên là vùng đất có con ngƣời cƣ trú từ rất sớm. Các di tích mộ
quách khai quật đƣợc tại Nội Mạc (An Viên – Tiên Lữ). Mộ thuyền tại Đống
Lƣợng (Kim Động) cùng các huyền tích – huyền sử về Chử Đồng Tử - Tiên
Dung trải khắp vùng Khoái Châu (Chử Xá, Đa Hòa, Đông Cảo…) đã chứng
minh điều này. Nhân dân Hƣng Yên cần cù lao động, ngoài trồng trọt, đánh
bắt thủy sản còn xuất hiện nghề trồng dâu nuôi tằm Tế Giang (Văn Giang) và
nhiều ngành nghề thủ công.

Trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên chiếm đa số là ngƣời kinh, ngƣời dân tộc
thiểu số chiếm một tỷ lệ rất ít. Thành phần dân cƣ chủ yếu ngƣời dân hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp, còn lại là làm công nhân trong các nhà máy
xí nghiệp, bộ phận tri thức học sinh sinh viên viên chức cũng chiếm tỷ lệ
cao…
Cũng nhƣ các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Hồng, Hƣng Yên là một
tỉnh đất chật, ngƣời đông, tốc độ tăng trƣởng dân số cao. Mật độ dân số của
tỉnh năm 1996 là 1210 ngƣời trên km2. Tuổi lao động chiếm khoảng 1/2 tổng
số dân của tỉnh. Dân số trẻ nên nguồn lao động của tỉnh khá dồi dào. Tuy
nhiên, ở Hƣng Yên tỉ lệ lao động có trình độ khoa học kĩ thuật đã qua đào tạo
tƣơng đối thấp so với mức trung bình của cả nƣớc và của đồng bằng Sông
Hồng (16% số lao động làm việc 1995).
Với điều kiện dân cƣ thuận lợi đó là tỉnh có dân số trẻ nên sẽ cung cấp
một lực lƣợng lao động dồi dào làm việc trong các khu công nghiệp khi đƣợc
quy hoạch xây dựng và mở rộng. Tuy nhiên, lao động kĩ thuật của tỉnh còn
hạn chế cũng gây khó khăn cho việc tiếp nhận khoa học kĩ thuật hiện đại
trong quá trình công nghiệp hóa.
Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


18

Tóm lại, Hƣng Yên là một tỉnh có những điều kiện về vị trí địa lí tự
nhiên, dân cƣ khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, Hƣng Yên là
một tỉnh đồng bằng không có núi nên đó là địa bàn rất lớn để xây dựng các
khu công nghiệp. Đặc biệt, tỉnh gần các trung tâm công nghiệp là các thành
phố lớn nhƣ: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo điều kiện cho Hƣng Yên
thu hút đầu tƣ của các tỉnh lân cận và nƣớc ngoài để phát triển ngành công

nghiệp toàn diện. Với những lợi thế của tỉnh là cơ sở quản lý cho tỉnh phát
triển ngành công nghiệp trong giai đoạn phát triển hiện nay.
1.1.2. Điều kiện kinh tế
Trƣớc năm 1997, Hƣng Yên nằm trong tỉnh Hải Hƣng theo nghị quyết
số 504-NQ-TVQH của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành ngày 26-1 -1968
phê chuẩn việc hợp nhất hai tỉnh Hƣng Yên và Hải Hƣơng thành một tỉnh lấy
tên là Hải Hƣng.
Cùng với cả nƣớc, Tỉnh Hải Hƣng nói chung, nhân dân Hƣng Yên bƣớc
vào công cuộc đổi mới mƣời năm bắt đầu từ Đại hội Đảng VI (12/ 1986). Đây
là thời kì chuyển tiếp có tính chất bƣớc ngoặt, thay đổi cách suy nghĩ, đổi mới
tƣ duy, sáng tạo ra cách thức phát triển của tỉnh trong những điều kiện mới
của đất nƣớc.
Hải Hƣng từng bƣớc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát
triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hình thành cơ chế thị trƣờng năng
động, thông thoáng, giải phóng lực lƣợng xã hội. Mƣời năm đổi mới, Hải
Hƣng đã thoát ra khỏi suy thoái phát triển vói tốc độ nhanh, tạo ra tiền đề
quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Hải Hƣng cũng nhƣ của Hƣng
Yên. Từ sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong mƣời năm đổi mới đã tạo
lực cho Hƣng Yên đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa kể từ khi tái lập tỉnh
năm 1997.

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


19

 Nông nghiệp
Trong nông nghiệp, hộ nông dân đƣợc xác định là đơn vị kinh tế tự

chủ, đƣợc giao quyền sử dụng đất lâu dài họ đã thực sự yên tâm sản xuất và
áp dụng nhiều biện pháp thâm canh mới. Mấy năm điều kiện thời tiết tƣơng
đối thuận lợi, Hải Hƣng liên tiếp đƣợc mùa, lƣơng thực vƣợt “cửa ải” một
triệu tấn rồi lên 1,25 triệu tấn (1993) và 1,31 triệu tấn (1995), bình quân lƣơng
thực đầu ngƣời đạt 485 kg. [20, tr. 72].
Cây ăn quả, cây xuất khẩu có xu thế mở rộng. Các hộ trồng hoa ở Mễ
sở, Phụng Công (Châu Giang cũ), Nhƣ Quỳnh (Mỹ Văn cũ), thị xã Hải
Dƣơng từ 1,5 đến 2 triệu/sào (1995), trồng cây cảnh thu từ 5 đến 7 triệu/ sào...
Chăn nuôi có bƣớc phát triển toàn diện. Chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò,
lợn và gia cầm… Đàn trâu từ chỗ sa sút đƣợc khôi phục và phát triển để duy
trì sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp có sự tăng trƣởng cao, từ 2.345,4 tỷ
đồng năm 1991 lên 3.464,6 tỷ đồng năm 1995. Riêng địa bàn tỉnh Hƣng Yên
giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 1.007 tỷ đồng năm 1991 lên 1.482,3 tỷ
đồng năm 1995 [23].
Cơ cấu nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Năm
1990, tỷ trọng các ngành sản xuất: Lƣơng thực – rau quả, cây công nghiệp và
chăn nuôi là 55% - 17% và 28%, đến năm 1995 tỷ trọng giữa các ngành đó là:
48% - 24% và 28%.
Với sự chuyển dịch trong cơ cấu nông nghiệp đã làm cho kinh tế Hải
Hƣng tăng trƣởng nhanh chóng và bình quân tăng 7,435 một năm trong thời
kì 1991 – 1995.
 Công nghiệp và thủ công nghiệp
Trong năm năm 1986 -1990, nhịp độ phát triển công nghiệp và thủ
công nghiệp tăng 4,4%năm. [3, tr. 171].

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử



20

Đến những năm 1994 – 1995, tốc độ tăng trƣởng công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp hàng năm đạt 15%. Với tốc độ tăng trƣởng khá nhanh của công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đƣợc thể hiện rõ bằng việc:
Trên địa bàn toàn tỉnh Hƣng Yên có hình thành một số khu công
nghiệp, các cơ sở công nghiệp. Đến năm 1995, toàn tỉnh đã có 32,739 cơ sở
công nghiệp, riêng địa bàn tỉnh Hƣng Yên là 11.337 cơ sở [23]. Tổng giá trị
sản xuất công nghiệp đạt 2.508,5 tỷ đồng.
Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp địa phƣơng năm 1995 đạt 1.904,5
tỷ đồng, thị xã Hƣng Yên và các huyện Mỹ Văn, Kim Thi, phù Tiên, Châu
Giang đạt 302,7 tỷ đồng.
Nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nhiều xí nghiệp, cơ
sở công nghiệp bƣớc đầu đổi mới trang thiết bị công nghệ và dây truyền sản
xuất. Các xí nghiệp Trung ƣơng trên địa bàn tỉnh hoạt động có hiệu quả và
góp phần quan trọng xây dựng ngành công nghiệp tỉnh.
Công nghiệp của tỉnh bắt đầu chuyển đổi về ngành nghề và hình thức
sở hữu: Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm từ 15,8% năm 1985 tăng
lên 20,2% năm 1990; công nghiệp dệt, da, may mặc từ 17,5% tăng lên 21,6%;
công nghiệp quốc doanh từ 27,1% xuống 18,85; công nghiệp ngoài quốc
doanh từ 725 lên 81,2%; tiểu thủ công nghiệp cá thể từ 16,2% lên 47,4% [3].
Với sự phát triển nền tảng của kinh tế Hải Hƣng nói chung sẽ là cơ sở
quan trọng cho Hƣng Yên phát triển sau ngày tái lập tỉnh.
1.1.3 Điều kiện văn hóa – xã hội
 Truyền thống văn hóa – văn hiến
Hƣng Yên là tỉnh có bề dày lịch sử văn hiến, một trong những chiếc nôi
của ngƣời Việt cổ. Phố Hiến - Thƣơng cảng nổi tiếng của “xứ Đàng Ngoài” là
nơi hội tụ, giao lƣu kinh tế, buôn bán rất nhiều nƣớc trên thế giới từ thế kỉ 1617 nhƣ: Nhật Bản,Trung Quốc, Hà Lan, Đức, Pháp, Bồ Đào Nha… Chính vì


Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


21

thế, ngƣời xƣa đã có câu: “Thứ nhất Kinh Kì, Thứ nhì Phố Hiến” để nói về
Phố Hiến xƣa - thành phố Hƣng Yên, Thủ phủ của tỉnh ngày nay.
Bên cạnh đó, Hƣng Yên còn rất nổi tiếng với các làng nghề truyền
thống, nơi sản xuất ra nhiều sản phẩm độc đáo, tinh xảo, đã từng theo chân
các thƣơng ngân ngoại quốc đi đến nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt, nhãn
lồng và tƣơng Bần đã trở thành đặc sản có thƣơng hiệu riêng mà chỉ trồng,
sản xuất tại Hƣng Yên mới mang đầy đủ hƣơng vị độc đáo của nó.
Bề dày văn hóa, văn hiến của Hƣng Yên còn đƣợc thể hiện qua 1210 di
tích lịch sử trong đó có 157 di tích đƣợc xếp hạng quốc gia. Văn Miếu Xích
Đằng Hƣng Yên là một trong năm văn miếu của cả nƣớc, là nơi phụng thờ các
bậc tiên hiền và vinh danh những ngƣời của tỉnh đỗ đạt cao trong các khoa thi
của triều đình, thể hiện tinh thần hiếu học và lời dạy của các bậc tiến nhân:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
Nhiều lễ hội truyền thống phản ánh đậm nét văn hóa, phong tục của nền
văn minh sông Hồng, rất độc đáo và quí giá trong kho tàng văn hóa dân tộc.
Đây cũng là động lực lớn để tỉnh vững bƣớc vào thời kì công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
 Xã hội
Sự nghiệp đổi mới của tỉnh Hải Hƣng đã đƣa tới kết quả là đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân có bƣớc cải thiện rõ.
“Năm 1995 so với năm 1990, số hộ giàu tăng từ 5% đến 10% số hộ
nghèo giảm từ 20% xuống còn 10%. Nhu cầu ăn ở, đi lại, học hành, khám chữa
bệnh và hƣởng thụ văn hóa của nhân dân ngày càng nâng lên” [3, tr. 286].

Các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn quan tâm chăm sóc gia đình
thƣơng binh, gia đình liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng. Đến hết năm
1995 toàn tỉnh đã trao tặng 1000 ngôi nhà tình nghĩa , trên 10000 sổ tiết kiệm
cho đối tƣợng chính sách [3, tr. 269].

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


22

Công tác y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình có sự chuyển biến đáng kể.
Mạng lƣới y tế từ trung ƣơng đến cơ sở đƣợc củng cố một bƣớc. Bệnh viện đa
khoa tỉnh đƣợc đầu tƣ trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại và tăng cƣờng y,
bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sĩ đƣợc coi trọng bằng nhiều hình thức nhƣ: đào
tạo chuyên sâu, đào tạo sau đại học và nâng cao trình độ cho các y tế xá.
Sự nghiệp giáo dục của tỉnh có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Đến năm
1994 – 1995 “ toàn tỉnh có 273 trƣờng mẫu giáo với 2091 lớp học, 2888 giáo
viên, 544 trƣờng phổ thông, 11416 giáo viên trực tiếp giảng dạy và 361966
học sinh” [13]. Chất lƣợng giáo dục toàn diện đƣợc nâng cao. Số học sinh
giỏi đoạt giải trong các cuộc thi quốc gia tăng từ 23 giải (1992) lên 65 giải
(1995). Tỉnh trú trọng hình thành hệ thống trƣờng chuyên, lớp chọn, cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập đƣợc đầu tƣ [3]. Công tác
giáo dục đào tạo hƣớng đến mục tiêu nâng cao dân trí đào tạo nhân tài.
Vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động cũng đƣợc tỉnh quan
tâm trú trọng bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong giai đoạn 1991 – 1995,
các trung tâm lao động và xúc tiến việc làm của nhà nƣớc và tƣ nhân đào tạo
20000 lao động; việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mở rộng

ngành nghề và phát triển công nghiệp đã thu hút 80000 lao động. Ngoài ra
tỉnh đƣa 300 ngƣời đi xuất khẩu lao động, 7115 hộ với 33320 nhân khẩu đi
xây dựng vùng kinh tế mới [3].
Sau 10 năm cùng cả nƣớc tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện, Đảng
bộ và nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu từng bƣớc vƣợt qua khó khăn,
thử thách để giành những thành tựu dáng kể trên tất cả các lĩnh vực. Đời sống
nhân dân đƣợc cải thiện, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 256 USD (1991
- 1995), số hộ giàu tăng và hộ nghèo giảm. Đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng lên.

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


23

Với sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên cùng với những thành tựu mà
nhân dân trong tỉnh Hải Hƣng nói chung và nhân dân Hƣng Yên nói riêng đạt
đƣợc trên tất cả các lĩnh vực chính là tiền đề, cơ sở, động lực cho Hƣng Yên
thực hiện công nghiệp hóa, trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, đặc biệt là
sau khi tái lập tỉnh năm 1997.
1.2. ĐƢỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG
1.2.1. Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc
Đại hội Đảng VI tháng 12 năm 1986 đánh dấu một bƣớc ngoặt quan
trọng của đất nƣớc, đất nƣớc thực hiện đƣờng lối của Đảng, đƣa đất nƣớc
thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trầm trọng bƣớc vào giai đoạn phát triển
toàn diện.
Đƣờng lối này đƣợc đề ra chính thức trong đại hội toàn quốc lần thứ VI
tháng 12 năm 1986 của Đảng.

Theo quan niệm của Đảng ta: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá
trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ và quản lí kinh tế - xã hội, tái sử dụng sức lao động thủ công là chính sang
sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phƣơng tiện, phƣơng
pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa
học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Quan niệm trên cho thấy, đây là một quá trình kết hợp chặt chẽ hai nội
dung: Công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong quá trình phát triển.
Nó không chỉ đơn thuần là phát triển công nghiệp mà còn phải thực
hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng nghành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế
quốc dân theo hƣớng kĩ thuật và công nghệ hiện đại.
Là một quá trình không chỉ tuần tự từ cơ giới hóa sang tự động hóa, tin
học hóa mà còn kết hợp giữa thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại,
tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định.

Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


24

Do những biến đổi của nền kinh tế và điều kiện cụ thể của đất nƣớc,
công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nƣớc ta có những đặc điểm chủ yếu sau:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa, thực
hiện mục tiêu “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn
minh”.
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng có sự
điều tiết của nhà nƣớc.

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu kinh tế, Việt
Nam phải tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Việt Nam đang trong thời kì quá độ đi lên Xã hội chủ nghĩa phải xây
dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho Chủ nghĩa xã hội. Cơ sở vật chất – kĩ thuật
của Chủ nghĩa xã hội đó là nền đại công nghiệp hiện đại, có cơ cấu kinh tế
hợp lí, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học – công nghệ hiện
đại đƣợc hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh
tế quốc dân.
Đối với một nƣớc có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên Chủ nghĩa
xã hội nhƣ nƣớc ta thì việc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho Chủ nghĩa
xã hội phải thực hiện từ đầu, từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông qua
công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Cho nên công nghiệp hóa – hiện đại hóa là tất
yếu khách quan, là một việc làm đƣơng nhiên đối với nƣớc ta.
Thực hiện đúng đắn quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa sẽ có tác
dụng to lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng xuất lao
động, ổn định nền kinh tế, chính trị, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp
phần quyết định sự thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội .
Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cƣờng vai trò kinh tế của
nhà nƣớc, nâng cao năng lực quản lí, khả năng tích lũy và phát triển sản xuất
Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử


25

tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển tự do, toàn
diện của con ngƣời trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học – công nghệ phát triển nhanh đạt

trình độ tiên tiến hiện đại. Tăng cƣờng lực lƣợng vật chất – kĩ thuật cho quốc
phòng, an ninh, đảm bảo đời sống kinh tế, chính trị, xã hội cho đất nƣớc ngày
càng đƣợc cải thiện. Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc
lập – tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế.
Nhƣ vậy, công nghiệp hóa – hiện đại hóa có mối quan hệ gắn bó trực
tiếp với lực lƣợng sản xuất. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa để thực hiện xã
hội hóa sản xuất về mặt kinh tế - kĩ thuật theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa.
Nó có tác dụng, ý nghĩa quan trọng và toàn diện. Đảng ta đã xác định: “Phát
triển lực lƣợng sản xuất, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đát nƣớc theo hƣớng
hiện đại … là nhiệm vụ trung tâm” trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nƣớc ta.
Từ đƣờng lối chung của cả nƣớc, tỉnh Hải Hƣng nói chung đã thực hiện
theo đƣờng lối này, đặc biệt khi Hƣng Yên tái lập tỉnh năm 1997.
1.2.2. Chính sách đối ngoại, mở của, hội nhập quốc tế
Đêm trƣớc đổi mới (Đại hội Đảng VI tháng 12 năm 1986), đất nƣớc
lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng kéo dài. Chúng ta thực hiện chính
sách “bế quan tỏa cảng” không giao lƣu với bên ngoài, có chăng là sự giao
lƣu quan hệ với các nƣớc trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa. Với chính sách
đóng của này nó có tác dụng đƣa đất nƣớc tập trung sản xuất, tránh đƣợc
những cuộc khủng hoảng trên thế giới nhƣng nó lại đƣa đất nƣớc ta vào vòng
lạc hậu, trì trệ trƣớc sự phát triển nhƣ vũ bão của thế giới.
Nhận thấy đƣợc điều này, đại hội Đảng VI tháng 12 năm 1986 đã thực
hiện một chính sách quan trọng. Đó là chính sách đối ngoại mở cửa, hội nhập
nền kinh tế quốc tế. Giờ đây đất nƣớc ta đã mở toang cánh cửa với thế giới,
Việt Nam không chỉ giao lƣu quan hệ với các nƣớc khác trong hệ thống Xã
Nguyễn Thị Thảo

K34 B CN Lịch Sử



×