BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------
-------
LÊ THỊ AN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------
-------
LÊ THỊ AN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 60.85.01.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÒNG
HÀ NỘI, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2014
Tác giả
Lê Thị An
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bản luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của PGS.TS Nguyễn Thị Vòng, sự quan tâm tạo điều kiện của phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Thanh Thủy, UBND các xã thuộc huyện Thanh
Thủy, các phòng: Tài chính, Nông nghiệp và PTNN, Thống kê thuộc UBND
huyện Thanh Thủy, Ban chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều
kiện cho tôi học tập và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi tới gia đình, bạn bè, những người thân đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và quý báu đó !
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2014
Tác giả
Lê Thị An
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
i
LỜI CẢM ƠN
ii
MỤC LỤC
iii
DANH MỤC BẢNG
vi
DANH MỤC HÌNH
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
viii
MỞ ĐẦU
1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
1.1.
Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất
3
1.1.1. Khái niệm đất và đất nông nghiệp
3
1.1.2. Vai trò và đặc điểm của đất nông nghiệp
4
1.1.3. Yêu cầu đặt ra đối với sử dụng đất nông nghiệp hiện nay
5
1.1.4. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
8
Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
10
1.2.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
10
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
11
1.2.3. Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
14
1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
15
1.2.
1.3.
Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên
thế giới và Việt Nam
17
1.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới
17
1.3.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
20
1.3.3. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ
24
1.4.
Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 27
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1.
NGHIÊN CỨU
29
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
29
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
2.2.
Nội dung nghiên cứu
29
2.2.1. Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội có liên quan đến sử
dụng đất nông nghiệp
29
2.2.2. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Thủy
29
2.2.3. Loại hình sử dụng đất chính và kiểu sử dụng đất trong huyện
29
2.2.4. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất theo các tiêu chí về kinh tế,
xã hội, môi trường
29
2.2.5. Lựa chọn các LUT (loại hình sử dụng đất) có hiệu quả và định hướng sử
2.3.
dụng đất nông nghiệp của huyện
30
Phương pháp nghiên cứu
30
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
30
2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
30
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu
31
2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
31
2.3.5. Phương pháp đánh giá tính bền vững
32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
33
3.1.
Khái quát điều kiện tự nhiên của huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
33
3.1.1. Vị trí địa lý
33
3.1.2. Địa hình, địa mạo
33
3.1.3. Khí hậu
34
3.1.4. Thủy văn
35
3.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
35
3.1.6. Cảnh quan môi trường
41
3.2.
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Thủy, Phú Thọ
42
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế
42
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
43
3.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
44
3.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
47
3.2.5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
49
3.2.6. Thực trạng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật
50
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
3.2.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường 51
3.3.
Hiện trạng sử dụng đất của huyện
52
3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
54
3.3.2. Thực trạng sản xuất và phát triển nông nghiệp
55
3.4.
Loại hình sử dụng đất chính và kiểu sử dụng đất trong huyện
58
3.5.
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
65
3.5.1. Hiệu quả kinh tế
65
3.5.2. Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp
75
3.5.3. Hiệu quả môi trường
78
3.6.
Lựa chọn các loại hình sử dụng đất và định hướng sử dụng đất nông
nghiệp của huyện
86
3.6.1. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
86
3.6.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Thanh Thủy
93
3.7.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
94
3.7.1. Giải pháp về kỹ thuật
95
3.7.2. Giải pháp về chính sách
96
3.7.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất
95
3.7.4. Giải pháp về vốn đầu tư
95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
97
1.
Kết luận
97
2.
Kiến nghị
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
99
102
Page v
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
3.1:
Giá trị sản xuất của huyện Thanh Thuỷ
42
3.2:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Thanh Thuỷ
43
3.3:
Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của huyện Thanh Thuỷ
44
3.4:
Tình hình biến động dân số trên địa bàn huyện Thanh Thủy
47
3.5:
Hiện trạng phân bố dân cư trên địa bàn huyện Thanh Thủy
48
3.6:
Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện Thanh Thủy
53
3.7:
Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi và thủy sản giai đoạn 2008 2013
56
3.8:
Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Thanh Thủy năm 2013
59
3.9:
Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính tiểu vùng 1
66
3.10:
Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính tiểu vùng 2
67
3.11:
Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1
69
3.12:
Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2
71
3.13:
Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các tiểu vùng
73
3.14:
Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất
75
3.15:
So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với hướng dẫn của
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
79
3.16:
Lượng thuốc BVTV thực tế và khuyến cáo trên cây trồng
83
3.17:
Tổng hợp đánh giá mức độ bền vững của các loại hình SDĐ
89
3.18:
Định hướng các loại hình sử dụng đất
94
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
3.1.
Cơ cấu sử dụng các loại đất năm 2013 của huyện Thanh Thủy
53
3.2.
LUT chuyên lúa tại xã Yến Mao
60
3.3.
Mô hình nuôi cá sau khi kết thúc vụ lúa
61
3.4.
LUT chuyên ngô tại xã Đồng Luận
62
3.5.
LUT chuyên rau cải và trồng cà chua tại xã Tu Vũ
63
3.6.
LUT cây ăn quả (cây bưởi diễn) tại xã Tu Vũ
63
3.7.
Cây chè được trồng tại xã Yến Mao
64
3.8.
LUT nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Xá
65
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
BVTV
Bảo vệ thực vật
2
CN
Công nghiệp
2
DT
Diện tích
3
ĐVT
Đơn vị tính
4
GTGT
Giá trị gia tăng
5
GTSX
Giá trị sản xuất
6
LĐ
Lao động
7
LUT
Loại hình sử dụng đất
8
LX - LM
Lúa xuân - lúa mùa
9
SDĐ
Sử dụng đất
10
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
11
UBND
Ủy ban nhân dân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng dân số của thế giới nói chung,
Việt Nam nói riêng đã thúc đẩy nhu cầu ngày càng lớn về lương thực và thực
phẩm. Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao đó, con người phải lao động sản xuất
vật chất, tác động vào đối tượng là tài nguyên thiên nhiên nói chung và đất đai
nói riêng. Sở dĩ như vậy vì đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại
của bất kỳ một ngành sản xuất nào: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công
nghiệp, giao thông, xây dựng… Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu
sản xuất chủ yếu và đặc biệt không gì thay thế được.
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cơ bản nhất của loài người. Hầu hết
các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển
nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc
phát triển các ngành khác. Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp
lý có hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành
vấn đề mang tính toàn cầu. Mục đích của sử dụng đất là làm thế nào để nguồn tư
liệu có hạn này cho được hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội
cao nhất, đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài. Nói cách khác mục tiêu hiện nay
của hầu hết các nước là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về
kinh tế, xã hội, môi trường một cách bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên cần
bắt đầu từ nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp một cách toàn diện,
như G.S Bùi Huy Đáp đã viết “Phải bảo vệ một cách khôn ngoan tài nguyên đất
còn lại cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững”.
Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật ngày
càng cao cùng với đó là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, môi
trường bị huỷ hoại…nên diện tích đất nông nghiệp đang ở nguy cơ suy thoái. Do
vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình
sử dụng đất hiệu quả theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở
thành vấn đề mang tính toàn cầu và được các nhà khoa học trên thế giới quan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
tâm. Do có sự khác nhau về chất lượng, mỗi loại đất bao gồm những yếu tố thuận
lợi và hạn chế cho việc khai thác, sử dụng nên phương thức sử dụng đất cũng
khác nhau ở mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.
Huyện Thanh Thủy nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, cách trung
tâm thành phố Việt Trì 40 km đi theo quốc lộ số 2, quốc lộ 32A và tỉnh lộ 317;
cách thủ đô Hà Nội 65 km; là một huyện miền núi. Thanh Thủy cũng đã có
những mô hình sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, đem lại nguồn thu đáp ứng
yêu cầu phát triển của toàn huyện nói riêng, tỉnh nói chung. Tuy nhiên trong sử
dụng đất nông nghiệp vẫn còn có những vấn đề còn hạn chế như: sử dụng đất
kém hiệu quả, áp dụng mô hình không hợp lý…
Do vậy, để giúp huyện Thanh Thủy có hướng đi đúng đắn trong phát triển
nền kinh tế nông nghiệp bền vững, giúp người dân lựa chọn được phương thức
sản xuất phù hợp trong điều kiện cụ thể của huyện, nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp bền vững là việc
làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Với mục tiêu này, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Vòng, tôi
đã lựa chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp làm cơ sở cho công tác phân
bổ quỹ đất tại huyện, lựa chọn các loại hình sử dụng đất chính (LUT) phù hợp
trong điều kiện cụ thể của huyện Thanh Thủy.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
3. Yêu cầu khi thực hiện đề tài
- Áp dụng đúng phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất
- Số liệu điều tra, thu thập phản ánh trung thực, khách quan
- Những đề xuất, kiến nghị khả thi, phù hợp với điều kiện hiện tại và
tương lai của địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm đất và đất nông nghiệp
Theo học giả người Nga, Docutraev xác định mọi loại đất trên bề mặt trái
đất được hình thành bởi tác động qua lại cực kỳ phức tạp của khí hậu tại chỗ, động
thực vật, thành phần và cấu tạo của đá mẹ, địa hình tại chỗ và thời gian.
Học giả người Anh, Wiliam đã đưa thêm khái niệm về đất như đất là lớp
mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây.
Theo quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng
“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời
tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước
ngầm và khoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cư của con
người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại”.
Có thể nói đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản
xuất. Tuy nhiên, đất đai có vị trí quan trọng đối với ngành nông nghiệp. Đất đai tham
gia với vai trò là một yếu tố của sản xuất là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay
thế được. Nếu không có đất đai thì chúng ta không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp
vì mọi hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp đều diễn ra trên một đơn vị diện
tích nhất định, thể hiện rõ nhất là đối với ngành trồng trọt, sự sống của cây trồng, năng
suất của cây trồng đều phụ thuộc vào đất đai. Như Các Mác (1949) đã viết: “Đất là tư
liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp được hiểu là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của
các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng
vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Khi nói đất nông nghiệp
người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp. Theo
luật Đất đai năm 2003 đã nêu: Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản
xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
1.1.2. Vai trò và đặc điểm của đất nông nghiệp
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp đất đai tham gia vào quá trình sản
xuất không chỉ với tư cách là đối tượng lao động mà nó còn là điều kiện để tiến
hành cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Nếu không có đất đai thì không thể tiến
hành được quá trình sản xuất hay nói cách khác muốn cho quá trình sản xuất
nông nghiệp diễn ra được thì điều kiện đầu tiên là phải có đất đai.
Ngoài ra, trong nông nghiệp đất đai còn vừa là đối tượng lao động, vừa là
tư liệu lao động, là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được
trong nông nghiệp. Khi con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đất
làm cho đất thay đổi hình dạng – đất đai là đối tượng lao động. Còn khi con
người sử dụng công cụ lao động tác động lên đất, thông qua các thuộc tính lý
học, hoá học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất để tác động lên cây
trồng thì lúc đó đất đai là tư liệu lao động.
Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo
quy hoạch và pháp luật”. Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản
xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế, với những đặc điểm:
Thứ nhất, đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao
động. Đất đai vốn đã có sẵn từ khi con người chưa xuất hiện, chỉ từ khi con
người khai phá đưa đất hoang hoá vào sử dụng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho
nhu cầu của con người thì ruộng đất mới trở thành sản phẩm của lao động.
Thứ hai, đất đai bị giới hạn về mặt không gian, nhưng không bị giới hạn
về sức sản xuất. Diện tích đất đai bị giới hạn bởi một không gian nhất định, bao
gồm cả giới hạn về mặt tương đối và cả giới hạn về mặt tuyệt đối. Do đất đai có
hạn vì vậy chúng ta cần phải biết quý trọng và sử dụng hợp lý diện tích đất đai
mà chúng ta có, sử dụng một cách tiết kiệm và đúng mục đích. Bên cạnh đó
không phải tất cả diện tích đất tự nhiên đều đưa vào canh tác được, diện tích đất
nông nghiệp đưa vào canh tác chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm nào đó nhất định.
Tuy bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của đất đai là không có
giới hạn. Bởi vì, nếu trên mỗi đơn vị diện tích đất đai chúng ta sử dụng hợp lý,
khoa học, đầu tư hợp lý các nguồn vốn, sức lao động, đưa khoa học và công nghệ mới
vào sản xuất thì sản phẩm đem lại trên một đơn vị diện tích đó sẽ cao hơn rất nhiều.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
Thứ ba, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế trong quá
trình sản xuất, nó sẽ không bị hao mòn cả về số lượng và chất lượng nếu như
chúng ta sử dụng nó một cách hợp lý. Nếu sử dụng hợp lý, đầu tư đúng mức thì
chất lượng ruộng đất ngày càng tốt hơn, sức sản xuất của ruộng đất ngày càng
lớn hơn, cho nhiều sản phẩm hơn trên một diện tích đất canh tác.
Thứ tư, đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều. Các tư liệu
sản xuất khác có thể di chuyển đến bất kỳ một nơi nào cần thiết, còn ruộng đất lại
có vị trí cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội của
mỗi vùng. Như vậy, để việc sử dụng kết hợp có hiệu quả giữa ruộng đất, người
lao động và các tư liệu sản xuất khác có hiệu quả chúng ta cần quy hoạch các khu
vực canh tác tập trung, xây dựng các cơ sở vật chất – kỹ thuật và hệ thống kết
cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện để sử dụng đất có hiệu quả.
Đất đai có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực. Chất lượng
không đồng đều của đất đai một mặt là do quá trình hình thành đất ở mỗi khu vực
khác nhau, một mặt do quá trình canh tác, sử dụng của con người. Vì thế trong quá
trình sử dụng chúng ta cần phải không ngừng cải tạo và bồi dưỡng đất, không ngừng
nâng dần độ đồng đều của đất đai trên từng khu vực để đạt hiệu quả cao trong sản xuất
nông nghiệp.
1.1.3. Y êu cầu đặt ra đối với sử dụng đất nông nghiệp hiện nay
* Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp
Trên thế giới có khoảng 3,3 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác
được 1,5 tỷ ha; còn lại đa phần là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó
khăn (Ngô Thế Dân, 2001). Bên cạnh đó, đất nông nghiệp còn phải đối mặt với
hiện tượng suy thoái khá trầm trọng. Hiện tượng này có liên quan chặt chẽ đến
chất lượng đất và môi trường. Để đáp ứng được lương thực, thực phẩm cho con
người trong hiện tại và tương lai, con đường duy nhất là thâm canh tăng năng
suất cây trồng. Trong điều kiện hầu hết đất canh tác trong khu vực đều bị nghèo
về độ phì, đòi hỏi phải bổ sung cho đất một lượng dinh dưỡng cần thiết qua con
đường sử dụng phân bón.
Theo báo cáo của World Bank (1995), hàng năm mức sản xuất so với yêu
cầu sử dụng lương thực vẫn thiếu hụt từ 150 – 200 triệu tấn, trong khi đó vẫn có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
từ 6 – 7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn. Trong 1200 triệu ha đất
bị thoái hoá có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất do sử dụng
không hợp lý.
Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất ở vùng trung du miền
núi đều nghèo các chất dinh dưỡng P, K, Ca và Mg. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng,
đất không bị thoái hóa thì N, P là hai yếu tố cần phải được bổ sung thường xuyên
(FAO, 1993). Trong quá trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại hình sử dụng đất
hợp lý hoặc chưa có công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hóa đất
như: vùng đất dốc mà trồng cây lương thực, đất có dinh dưỡng kém lại không luân
canh với cây họ đậu. Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, người dân tập trung
chủ yếu vào trồng cây lương thực đã gây ra hiện tượng xói mòn, suy thoái đất. Điều
kiện kinh tế và sự hiểu biết của con người còn thấp dẫn tới việc sử dụng phân bón còn
nhiều hạn chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, ảnh hưởng tới môi trường.
Tadon H.L.S (1993) chỉ ra rằng: “ Sự suy kiệt đất và các chất dự trữ trong đất cũng là
biểu hiện thoái hóa về môi trường, do vậy việc cải tạo độ phì của đất là đóng góp cho
cải thiện cơ sở tài nguyên thiên nhiên và còn hơn nữa cho chính môi trường”.
Hiện nay những vấn đề môi trường đã trở nên mang tính toàn cầu và được
phân thành 2 loại chính: một loại gây ra bởi công nghiệp hóa và các kỹ thuật hiện đại,
loại khác gây ra bởi lối canh tác tự nhiên. Hệ sinh thái nhiệt đới vốn cân bằng một
cách mỏng manh rất dễ bị đảo lộn bởi các phương thức canh tác phản tự nhiên, buộc
con người phải chuyển hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng sử dụng tài nguyên
bảo vệ môi trường, thỏa mãn các yêu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm
phương hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai, đó là mục tiêu của việc xây dựng và
phát triển nông nghiệp bền vững và cũng là lối đi trong tương lai.
* Yêu cầu đặt ra với sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất nông nghiệp là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa
mối quan hệ giữa người – đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên khác và
môi trường. Sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong
mỗi phương thức sản xuất nhất định việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất
và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
Mặt khác sự vận động của đất đai ngoài việc chịu sự tác động của quy
luật tự nhiên, nó còn chịu sự tác động của quy luật kinh tế. Do vậy, trong quá
trình sử dụng chúng ta cần phải chú ý đến các yêu cầu sau:
Thứ nhất, phải sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp, hạn chế
quy luật đất đai ngày càng khan hiếm và xu hướng giảm sút độ màu mỡ tự nhiên
của đất đai. Tổng quỹ đất là có hạn, trong khi đó dân số không ngừng tăng cùng
với sự phát triển ngày càng mạnh của các ngành phi nông nghiệp đã làm cho diện
tích đất đai ngày càng có xu hướng giảm đáng kể. Bên cạnh đó việc sử dụng,
khai thác thiếu ý thức của con người, cùng với việc đất đai bị rửa trôi, xói mòn
do mưa, gió lụt bão làm độ màu mỡ tự nhiên của đất đai có xu hướng giảm sút và
ngày càng kiệt quệ. Mặt khác, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào
canh tác ngoài những tác động tích cực là làm tăng năng suất cây trồng thì nó lại
làm chất đất biến động, làm mất đi độ màu mỡ tự nhiên của đất đai. Chính vì vậy,
trong quá trình sử dụng đất đai chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm, sử
dụng đúng mức và cần phải luôn bồi dưỡng, cải tạo nhằm hạn chế tối đa sự giảm
sút độ màu mỡ tự nhiên của đất đai.
Thứ hai, cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi đất đai nhằm tập
trung đất đai phục vụ yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hoá. Từ đó tạo điều
kiện giảm bộ phận lao động tất yếu trong nông nghiệp, chuyển lao động nông
nghiệp sang các ngành kinh tế khác, trước hết là ngành công nghiệp nhằm đẩy
mạnh quá trình công nghiệp hoá, đồng thời tác động thúc đẩy nông nghiệp hàng
hoá phát triển. Bên cạnh đó, khuyến khích những người có khả năng và nguyện
vọng kinh doanh nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao
đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều
kiện để người dân phát triển sản xuất theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, phải kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dưỡng và cải
tạo đất đai. Đất đai – tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi
quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì đất đai ngày càng tốt hơn. Ngược lại,
nếu sử dụng không đúng mức thì không những độ phì nhiêu của đất ngày càng
giảm sút mà còn đi đến kiệt quệ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
Thứ tư, cần tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Trong
điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay việc sử dụng đất sai mục đích rất nhiều
(đất nông nghiệp chuyển sang đất xây dựng, đất ở, đất chuyên dùng khác…). Do
đó để quỹ đất nông nghiệp không bị rơi vào tình trạng ngày càng khan hiếm thì
Nhà nước cần phải có những biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất nông
nghiệp. Bên cạnh đó là hệ thống các biện pháp sử dụng đất để khắc phục tình
trạng sử dụng đất kém hiệu quả.
1.1.4. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
* Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Mỗi quốc gia có một quỹ đất khác nhau và quỹ đất này có hạn, trong khi
nhu cầu của con người về các sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng. Mặt khác, đất
nông nghiệp ngày càng thu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy,
mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta là nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho
công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất trên
cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so
sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là
những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền
vững tài nguyên đất đai. Do đó, đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên
tắc “đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của
từng vùng (Luật Đất đai, 2003).
Sở dĩ, chúng ta cần sử dụng đất nông nghiệp một cách “đầy đủ, hợp lý,
hiệu quả và bền vững” vì lý do sau:
- Nó sẽ làm tăng nhanh khối lượng nông sản trên 1 đơn vị diện tích, xây
dựng cơ cấu cây trồng phù hợp với tiềm năng sẵn có của từng địa phương, chế độ
bón phân hợp lý, góp phần bảo vệ độ phì đất, bảo vệ môi trường.
- Là tiền đề để sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên khác của
vùng từ đó nâng cao mức sống của người dân, quy mô sản xuất và đảm bảo hiệu
quả bền vững.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
- Điều đó sẽ bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn được việc
thoái hóa đất, nước, bảo vệ môi trường.
- Trong cơ chế kinh tế thị trường cần phải xét đến tính quy luật của nó,
gắn với các chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
và phát triển nền nông nghiệp bền vững (Ngô Thế Dân, 2001).
* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa
đảm bảo nhu cầu của các thế hệ tương lai (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và
cs., 1997). Một quan niệm khác cho rằng: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự
quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn
nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau (FAO, 1990).
Để phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta cần nắm vững mục tiêu về tác
dụng lâu bền của từng mô hình, để duy trì và phát triển đa dạng sinh học.
Để duy trì được sự bền vững của đất đai Smyth A.J và Julian Dumanski
(1993) đã xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sự sử dụng đất bền vững là:
- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất);
- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn)
- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước
- Có hiệu quả lâu dài (lâu bền)
- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)
Năm nguyên tắc trên được coi là trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và
là những mục tiêu cần phải đạt được. Nếu chỉ đạt một hay một vài mục tiêu mà
không phải tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.
Tại Việt Nam, theo ý kiến của Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998)
việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc và được thể hiện
trong 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị
trường chấp nhận
- Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất đai,
ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống
người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức đa
dạng trên nhiều vùng đất khác nhau và cũng vì thế khái niệm sử dụng đất bền
vững thể hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từng vùng
đất xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người. Nông nghiệp bền
vững là tiền đề và điều kiện cho định cư lâu dài. Một trong những cơ sở quan
trọng nhất của nông nghiệp bền vững là thiết lập được các hệ thống sử dụng đất
hợp lý. Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa
đảm bảo được nhu cầu của các thế hệ tương lai.
1.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Trước đây, người ta thường
quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này, người ta nhận thấy rõ sự khác
nhau giữa hiệu quả và kết quả. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết
quả như yêu cầu của công việc mang lại.
Trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết
quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá
trị thu được bằng tiền; đồng thời về mặt xã hội là thể hiện hiệu quả của lực lượng
lao động được sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũng như hàng năm
để khai thác đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về
giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng
hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại
nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu… để
đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nước).
Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện
pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế,
khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn
cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế
quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay của hầu hết
các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học,
các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong
muốn của cả nhà nông - những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất
nông nghiệp (Vũ Thị Phương Thụy, 2000).
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hết sức
cần thiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá phù hợp với từng loại vùng đất
để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Các nhân tố ảnh hưởng có thể chia thành 3 nhóm:
- Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên: bao gồm điều kiện khí hậu, thời tiết, vị
trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, nguồn nước….có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, các yếu tố này là tài nguyên để sinh vật
tạo nên sinh khối.
+ Đặc điểm lý, hoá tính của đất: trong sản xuất nông lâm nghịêp, thành
phần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất, quyết
định đến chất lượng đất và sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, có
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
+ Nguồn nước và chế độ nước là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện
quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho
sinh vật sinh trưởng và phát triển.
+ Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: điều kiện địa hình, độ dốc và thổ
nhưỡng là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnh hưởng
đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng vật nuôi.
+ Vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt
độ, nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp, sẽ quyết định đến khả
năng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất nông lâm
nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt được
hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
- Nhóm các yếu tố điều kiện kinh tế, xã hội: bao gồm rất nhiều nhân tố (chế
độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách,…) các yếu tố này có ý
nghĩa quyết định, chủ đạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất (Viện quy hoạch
và thiết kế nông nghiệp, 1995).
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: trong các yếu tố cơ sở hạ
tầng phục vụ sản xuất, yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó góp phần vào
việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tố đầu vào cho sản xuất.
Các yếu tố khác như thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ, nông
nghiệp đều có sự ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng. Trong đó, thuỷ
lợi và điện là yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay. Các yếu
tố còn lại cũng có hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử
dụng đất.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản là cầu nối giữa người sản
xuất và tiêu dùng, ở đó người sản xuất thực hiện việc trao đổi hàng hoá, điều này
giúp cho họ thực hiện được tốt quá trình tái sản xuất tiếp theo.
+ Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đất
thể hiện khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng về vốn
lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền thống
trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất.
+ Hệ thống chính sách: chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sách định canh định cư,
chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách khuyến khích đầu
tư, chính sách xoá đói giảm nghèo các chính sách này đã có những tác động rất lớn
đến vấn đề sử dụng đất, phát triển và hình thành các loại hình sử dụng đất mới đặc
biệt, cho đối tượng là đồng bào dân tộc tại địa phương.
- Nhóm các yếu tố tổ chức: đây là yếu tố chủ yếu quan trọng trong quy hoạch
sử dụng đất, một bộ phận không thể thiếu được của quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội. Quy hoạch sử dụng đất phải dựa vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội
của từng vùng để xác định cơ cấu sản xuất, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
hợp. Đây chính là cơ sở cho việc phát triển hệ thống cây trồng, gia súc với cơ cấu hợp
lý và đạt hiệu quả kinh tế cao.
+ Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất : Thực hiện phân vùng sinh thái nông
nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên (khí hậu, độ cao tuyệt đối của địa hình, tính chất
đất, khả năng thích hợp của cây trồng đối với đất, nguồn nước và thực vật) làm cơ sở
để phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi hợp lý, nhằm khai thác đất đai một cách đầy
đủ, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hóa,
chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Dự
án quy hoạch tổng thể đồng bằng Sông Hồng, 1994).
+ Hình thức tổ chức sản xuất: Cần phát huy thế mạnh của các loại hình tổ
chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất, thực hiện đa dạng hoá các hình thức
hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải
quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó (Đặng Hữu, 2000).
- Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác :
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây
trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của các quá trình sản
xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những tác động
thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi
trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo. Lựa chọn các tác động
kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu
sử dụng đất đề ra. Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nước phát triển,
khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả
thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng
công nghiệp sản xuất tiến bộ là một biện pháp đảm bảo vật chất cho kinh tế nông
nghiệp tăng trưởng nhanh. Cho đến giữa thế kỷ 21, quy trình kỹ thuật có thể góp
đến 30% năng suất kinh tế trong nền nông nghiệp nước ta (Lê Hội, 1996). Như
vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
khai thác đất đai theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
1.2.3. Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
* Đặc điểm:
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết, có thể xem xét ở
các mặt ( Đỗ Thị Tám, 2001):
+ Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào
kinh tế. Vì thế, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước tiên phải được
xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể (thường là 1 ha),
tính trên 1 đồng chi phí, trên 1 công lao động.
+ Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh,
do đó cần phải đánh giá hiệu quả từng loại cây trồng, từng công thức luân canh.
+ Thâm canh là biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác động
đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài. Vì thế, cần phải nghiên
cứu hậu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh hưởng của
việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất (Nguyễn Văn Bộ, 2000).
+ Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những
ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường xung quanh. Cụ thể là khả
năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có phù hợp với đất đai
hay không? Việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp có để lại tồn dư hay không?
+ Lịch sử nông nghiệp là một quãng đường dài thể hiện sự phát triển mối
quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang
tính xã hội rất sâu sắc. Nói đến nông nghiệp không thể không nói đến nông dân,
đến các quan hệ sản xuất trong nông thôn. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp, đến
các vấn đề xã hội như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân
trí trong nông thôn,...(Ngô Thế Dân, 2001).
* Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:
- Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về
khoa học - kỹ thuật, đất đai, lao động qua liên kết trao đổi để phát triển cây trồng,
vật nuôi có tỉ suất hàng hoá cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu (Vũ
Năng Dũng, 1997).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
- Trên quan điểm phát triển hệ thống nông nghiệp, thực hiện sử dụng đất nông
nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá theo hướng ngành
hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục. Thâm canh cây
trồng, vật nuôi vừa để đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp
vừa đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp ổn định (Ngô Thế Dân, 2001)
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện “đa dạng
hoá” hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng vật
nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi trường
(Lê Văn Bá, 2001).
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu
sử dụng đất và quá trình tập trung ruộng đất nhằm giải phóng bớt lao động sang các
hoạt động phi nông nghiệp khác (Vũ Năng Dũng, 1997).
- Các quan điểm sử dụng đất nông nghiệp cụ thể là:
+ Khai thác triệt để, hợp lý, có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp
+ Chuyển mục đích sử dụng phù hợp
+ Duy trì và bảo vệ đất nông nghiệp
+ Tiết kiệm, làm giàu đất nông nghiệp
+ Bảo vệ môi trường đất để sử dụng lâu dài.
1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
* Cơ sở lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:
+ Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
+ Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụng đất
nông nghiệp.
* Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:
+ Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ
thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh
có thang bậc (Vũ Khắc Hoà, 1996).
+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bản biểu
hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan điểm và tiêu
chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản, làm cho nội dung
kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15