Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Phát triển du lịch cộng đồng ở các làng nghề truyền thống tỉnh thừa thiên huế nghiên cứu trường hợp điển hình tại làng nghề đan lát bao la và làng gốm phước tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƢƠNG PHƢỚC TÀI

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ - NGHIÊN
CỨU TRƢỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TẠI LÀNG NGHỀ
ĐAN LÁT BAO LA VÀ LÀNG GỐM PHƢỚC TÍCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRƢƠNG PHƢỚC TÀI

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ - NGHIÊN
CỨU TRƢỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TẠI LÀNG NGHỀ
ĐAN LÁT BAO LA VÀ LÀNG GỐM PHƢỚC TÍCH

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THI ̣MAI.



Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt đƣợc trong luận văn là sản phẩm
của riêng cá nhân tôi. Những điều đƣợc trình bày trong toàn bộ nội
dung của luận văn, hoặc là của cá nhân hoặc là đƣợc tổng hợp từ
nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ
ràng và đƣợc trích dẫn hợp pháp.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định cho lời cam
đoan của mình.
Huế, ngày 30 tháng 01 năm 2015
Ngƣời cam đoan

Trƣơng Phƣớc Tài


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận đƣợc
rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ quý thầy cô cùng gia đình và bè bạn. Tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới tất cả quý vị.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn TS. Trần Thị Mai, ngƣời đã bằng bề dày kinh nghiệm
nghiên cứu và thực tiễn của mình, đã định hƣớng cho tôi trong lựa chọn đề tài, đƣa
ra những hƣớng đi, nhận xét quý báu và trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giảng viên Trƣờng Đa ̣i ho ̣c Khoa học
Xã hội và Nhân văn, khoa Du lịch đã giảng dạy và chia sẻ cho tôi trong suốt khoảng
thời gian học tập tại trƣờng.
Tôi xin cảm ơn toàn thể bạn bè đồng nghiệp tại Trƣờng Cao đẳng nghề Du

lịch Huế, đơn vị tôi đang công tác, đã chia sẻ, giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi tham gia
khoá học và hoàn thành bài luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành gởi lời cám ơn đế n

Sở VHTHDL TT - Huế , Sở Công

thƣơng, Ban quản lý Di tić h K iế n trúc Nghê ̣ thuâ ̣t làng cổ Phƣớc Tić h, Ban quản lý
hơ ̣p tác xã đan lát Bao La , các hãng lữ hành đã cung cấ p số liê ̣u cũng nhƣ thông tin
về làng nghề để giúp tôi hoàn thành luâ ̣n văn này .
Cuối cùng nhƣng không kém phần quan trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới gia đình của mình, nguồn động lực và giúp đỡ tôi thành công trong công
việc và trong cuộc sống.
Huế, ngày 01 tháng 02 năm 2015
Trƣơng Phƣớc Tài


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục ........................................................................................................................ i
Danh mu ̣c các tƣ̀ viế t tắ t ............................................................................................ vi
Danh mu ̣c các bảng số liê ̣u ....................................................................................... vii
Danh mu ̣c các biể u đồ sơ đồ ................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................3
4. Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................................4

5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................4
6. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ.....6
1.1. Giới thiê ̣u khái quát về du lịch và các loa ̣i hình du lich
̣ ...................................6
1.1.1. Đinh
̣ nghiã về du lich
̣ .................................................................................6
1.1.2. Các loại hình du lịch ...................................................................................7
1.2. Đặc điểm du lịch cộng đồng ở các làng nghề ...................................................8
1.2.1. Cô ̣ng đồ ng và du lich
̣ cô ̣ng đồ ng ................................................................8
1.2.1.1. Đinh
̣ nghiã cô ̣ng đồ ng ..........................................................................8
1.2.1.2. Đinh
̣ nghiã du lich
̣ cô ̣ng đồ ng ..............................................................9
1.2.2. Đinh
̣ nghiã về làng nghề và DLLN ..........................................................11
1.2.2.1. Đinh
̣ nghiã làng nghề .........................................................................11
1.2.2.2. Đinh
̣ nghiã làng nghề du lich
̣ .............................................................12
1.3. Các điều kiện để trở thành làng nghề du lịch .................................................13
1.4. Các tiêu chí để xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng ở làng nghề ..........14
1.5. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch cộng đồng ở làng nghề ................14
i



1.6. Mô ̣t số kinh nghiê ̣m phát triể n DLLN ............................................................15
1.6.1. Mô ̣t số kinh nghiê ̣m phát triể n làng nghề thủ công truyề n thố ng kế t hơ ̣p
du lich
̣ trên thế giới và Viê ̣t Nam ..............................................................15
1.61.1. Kinh nghiê ̣m của Thái Lan..................................................................15
1.6.1.2. Kinh nghiê ̣m của Trung Quố c ............................................................18
1.6.1.3. Kinh nghiê ̣m ở Viê ̣t Nam ...................................................................19
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG
ĐAN LÁT BAO LA VÀ LÀNG GỐM PHƢỚC TÍCH ........................25
2.1. Khái quát về hoạt động du lịch và DLLN tại tỉnh TT- Huế ..............................25
2.1.1. Khái quát hoạt động du lịch tại tỉnh TT - Huế .........................................25
2.1.1.1. Vị trí địa lý TT - Huế .........................................................................25
2.1.1.2. Tài nguyên du lich
̣ TT - Huế ..............................................................25
2.1.1.3. Các vùng du lịch theo qui hoạch ta ̣i TT - Huế ...................................26
2.1.1.4. Quá trình phát triển du lịch TT - Huế ................................................27
2.1.2. Khái quát làng nghề ở TT - Huế . ..............................................................29
2.1.3. Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng nghề ở TT - Huế ...........................29
2.1.3.1. Quá trình phát triển DLLN tại TT - Huế ............................................29
2.1.3.2. Sự quan tâm và nhu cầ u tham quan làng nghề của kh ách du lịch .....30
2.1.3.3. Những hạn chế trong phát triển DLLN/DLCĐLN tại TT - Huế ........34
2.2. Hoạt động du lịch cộng đồng ở àng
l đan lát Bao La và làng gốm Phƣớc Tích ..35
2.2.1. Giới thiệu làng đan lát Bao La .................................................................35
2.2.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................35
2.2.1.2. Lịch sử hình thành làng đan lát Bao La .............................................35
2.2.2. Giới thiệu làng gốm Phƣớc Tích ..............................................................36
2.2.2.1. Vị trí địa lý của làng gốm Phƣớc Tích ...............................................36
2.2.2.2. Lịch sử hình thành..............................................................................37
2.3. Tiềm năng DLCĐ tại làng đan lát Bao La và làng gốm Phƣớc Tích .............39

2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ......................................................................39
2.3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên tại làng đan lát Bao La ..........................39
2.3.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên tại làng gốm Phƣớc Tích.......................39

ii


2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn tại làng đan lát Bao La và làng gố m Phƣớc Ti
..39
ć h
2.3.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn tại làng đan lát Bao La ........................39
2.3.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn tại làng gốm Phƣớc Tích .....................40
2.4. Thực trạng hoạt động DLCĐ tại làng gốm Phƣớc Tích và làng đan lát Bao La.41
2.4.1. Thƣ̣c tra ̣ng mô hình quản lý DLCĐ tại làng gốm Phƣớc Tích.................41
2.4.2. Thƣ̣c tra ̣ng mô hình quản lý DLCĐ tại làng đan lát Bao La ....................43
2.4.3. Thƣ̣c tra ̣ng cơ s ở hạ tầng, cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ DLCĐ tại
làng đan lát Bao La và làng gốm Phƣớc Tích...........................................43
2.4.3.1. Thƣ̣c tra ̣ng cơ s ở hạ tầng, cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ DLCĐ
tại làng gốm Phƣớc Tích ....................................................................43
2.4.3.2. Thƣ̣c tra ̣ng cơ s ở hạ tầng, cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ DLCĐ
tại làng đan lát Bao La .......................................................................44
2.4.4. Thƣ̣c tra ̣ng khách DLCĐ ại
t làng gốm Phƣớc Tích và làng đan lát Bao La ..45
2.4.4.1. Thƣ̣c tra ̣ng khách DLCĐ tại làng gốm Phƣớc Tích ...........................46
2.4.4.2. Thƣ̣c tra ̣ng khách DLCĐ tại làng đan lát Bao La ..............................52
2.4.5. Thƣ̣c tra ̣ng doanh thu DLCĐ t ại làng gốm Phƣớc Tích và làng đan lát
Bao La .......................................................................................................53
2.4.5.1. Thƣ̣c tra ̣ng doanh thu DLCĐ tại làng gốm Phƣớc Tích ....................53
2.4.5.2. Thƣ̣c tra ̣ng doanh thu DLCĐ tại làng đan lát Bao La ........................55
2.4.6. Thƣ̣c tra ̣ng nhân lực phục vụ DLCĐ ta ̣i làng gố m Phƣớc Tić h và làng đan

lát Bao La ..................................................................................................56
2.4.6.1. Thƣ̣c trạng nhân lực phục vụ DLCĐ tại làng cổ Phƣớc Tić h ............56
2.4.6.2. Thƣ̣c tra ̣ng nhân lực phục vụ DLCĐ tại làng đan lát Bao La ............60
2.4.7. Thƣ̣c tra ̣ng tác đ ộng du lịch đối với cộng đồng địa phƣơng tại làng gốm
Phƣớc Tích và làng đan lát Bao La ...........................................................62
2.4.7.1. Thƣ̣c tra ̣ng tác đ ộng du lịch đối với cộng đồng địa phƣơng tại làng
gốm Phƣớc Tích .................................................................................62
2.4.7.2. Thƣ̣c tra ̣ng tác đ ộng du lịch đối với cộng đồng địa phƣơng tại làng
đan lát Bao La ....................................................................................67

iii


2.5. Tổng hợp phân tích hoạt động DLCĐ tại làng gốm Phƣớc Tích và làng đan
lát Bao La theo công thức SWOT ...................................................................69
2.5.1. Tổng hợp phân tích hoạt động DLCĐ tại làng gốm Phƣớc Tích theo công
thức SWOT ...............................................................................................69
2.5.2. Tổng hợp phân tích hoạt động DLCĐ tại làng đan lát Bao La theo công
thức SWOT ...............................................................................................71
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG ĐAN LÁT BAO LA VÀ LÀNG GỐM
PHƢỚC TÍCH ......................................................................................75
3.1. Định hƣớng phát triển và mô ̣t số giải pháp du

lịch làng nghề tại tỉnh Thừa

Thiên Huế ........................................................................................................75
3.1.1. Định hƣớng phát triển du lịch làng nghề tại tỉnh Thừa Thiên Huế ..........75
3.1.2 Mô ̣t số giải pháp cho du lịch làng nghề tại tỉnh Thừa Thiên Huế .............77
3.2. Một số giải pháp chủ yếu về phát triển du lịch làng nghề tại làng gốm

Phƣớc Tích ......................................................................................................79
3.2.1. Mở rô ̣ng thi ̣trƣờng và đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá ..................79
3.2.1.1. Tổ chƣ́c các tua khảo sát (Famtrip) cho các công ty du lich
̣ .............79
3.2.1.2. Tổ chƣ́c các tua du lich
̣ làm quen cho ho ̣c sinh , sinh viên đố i với các
trƣờng trên điạ bàn tỉnh TT - Huế và các tỉnh lân câ ̣n .......................79
3.2.1.3. Tham gia các hô ̣i chơ ̣ thƣơng ma ̣i , lễ hô ̣i Festival Huế và Festival
NTT Huế ............................................................................................80
3.2.1.4. Quảng bá qua phƣơng tiện truyền thông đại chúng ...........................80
3.2.1.5. Tăng cƣờng quan hê ̣ công chúng .......................................................81
3.2.1.6. Xây dƣ̣ng yế u tố “câu chuyê ̣n” để đổ i mới nô ̣i dung quảng bá , thuyế t
minh, diễn giải ...................................................................................82
3.2.2. Phục hồi nghề gố m truyền thống..............................................................82
3.2.3. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện các sản phẩm/dịch vụ du lịch ..............83
3.2.4. Củng cố và phát triển nguồn nhân lực du lịch..........................................84
3.2.5. Tăng cƣờng quan hệ hợp tác với các đơn vị lữ hành và các bên liên quan ....84
3.2.5.1. Tăng cƣờng quan hệ hợp tác với các đơn vị lữ hành .........................84

iv


3.2.5.2. Tăng cƣờng quan hệ hợp tác với các bên liên quan ...........................84
3.2.6. Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật ......................................................................85
3.3. Một số giải pháp chủ yếu về phát triển du lịch làng nghề tại làng đan lát
Bao La .............................................................................................................86
3.3.1. Xác định thị trƣờng khách mục tiêu .........................................................86
3.3.1.1. Nhóm khách nội tỉnh ..........................................................................86
3.3.1.2. Nhóm khách nội địa ...........................................................................87
3.3.1.3. Nhóm khách quốc tế ..........................................................................87

3.3.2. Phát triển sản phẩm du lịch chủ yếu .........................................................88
3.3.3. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý du lich
̣ và nguồn nhân lực ...............89
3.3.3.1. Xây dƣ̣ng mô hin
̀ h tổ chƣ́c quản lý du lịch ........................................89
3.3.3.2. Đào ta ̣o nguồ n nhân lƣ̣c .....................................................................90
3.3.4. Triển khai hoạt động xúc tiến, quảng bá ..................................................91
3.3.4.1. Lâ ̣p bản đồ DLLN Bao La .................................................................91
3.3.4.2. Tổ chƣ́c các tua du lich
̣ thƣ̉ nghiê ̣m dành cho các công ty lƣ̃ hành ...92
3.3.4.3. Tham gia các hô ̣i chơ ̣ thƣơng ma ̣i và lễ hô ̣i Festival Huế và Festival
NTT Huế.............................................................................................92
3.3.4.4. Quảng bá qua phƣơng tiện truyền thông đại chúng ...........................93
3.3.5. Tổ chức các kênh bán sản phẩm ...............................................................93
3.3.5.1. Bán sản phẩm qua các hañ g lƣ̃ hành ..................................................93
3.3.5.2. Bán sản phẩm ta ̣i các khách sa ̣n .........................................................93
3.3.5.3. Bán sản phẩm trƣ̣c tiế p tại nơi sản xuấ t .............................................94
3.3.6. Một số chính sách ƣu đãi ..........................................................................94
3.3.6.1 Ƣu đaĩ về tiń du ̣ng ...............................................................................94
3.3.6.2. Ƣu đaĩ về hạ tầng phục vụ du lịch .....................................................94
3.3.6.3. Ƣu đaĩ về thuế ....................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ̣................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................101
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT
BQL


:

Ban quản lý

DLCĐ

:

Du lich
̣ cô ̣ng đồ ng

DLLN

:

Du lich
̣ làng nghề

HTX TTCN

:

Hơ ̣p tác xã tiể u thủ công nghiê ̣p

Festival NTT Huế

:

Festival Nghề truyề n thố ng Huế


LM HTX

:

Liên minh hơ ̣p tác xã

LN

:

Làng nghề

LNTT

:

Làng nghề truyền thống

LN TCTT

:

Làng nghề thủ công truyền thống

TCMN

:

Thủ công mỹ nghệ


TT - Huế

:

Thƣ̀a Thiên Huế

VHTTDL

:

Văn Hóa Thể thao và Du Lich
̣

UBND

:

Ủy ban Nhân dân

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 2.1.

Tố c đô ̣ tăng trƣởng khách du lich
̣ đế n Huế năm 2010 đến 2014 .........28


Bảng 2.2.

Cơ sở lƣu trú ở TT - Huế ......................................................................28

Bảng 2.3.

Tỷ lệ phần trăm mức độ nhận biết làng nghề của khách du lịch ở Huế
..............................................................................................................33

Bảng 2.4.

Dƣ̣ án nâng cấ p HTX TTCN mây tre đan ............................................45

Bảng 2.5.

Hình thức tổ chức tham quan làng gốm Phƣớc Tích của khách du lịch
..............................................................................................................48

Bảng 2.6.

Mức độ quan tâm tới việc tham quan du lịch làng nghề của khách du
lịch ở làng Phƣớc Tích .........................................................................49

Bảng 2.7.

Đánh giá của khách về các dich
̣ vu ̣ du lich
̣ ở làng gố m Phƣớc Tích....51

Bảng 2.8.


Doanh thu tƣ̀ dich
̣ vu ̣ phu ̣c vu ̣ du lich
̣ của làng gố m Phƣớc Tić h ........54

Bảng 2.9.

Doanh thu củ a các hô ̣ tham gia phu ̣c vu ̣ ăn uố ng và lƣu trú trong
1
tháng .....................................................................................................55

Bảng 2.10. Thu nhập của ngƣời dân .......................................................................56
Bảng 2.11. Nhu cầu tham gia phục vụ du lịch của ngƣời dân Phƣớc Tích ............59
Bảng 2.12. Nhu cầ u tham gia phu ̣c vu ̣ du lich
̣ của ngƣời dân Bao La ...................61
Bảng 2.13. Các khóa tập huấn ngƣời dân mong muốn tham gia ............................61
Bảng 2.14. Nguồn thu nhập chính của ngƣời dân ...................................................64

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ , SƠ ĐỒ
Trang
Biể u đồ 2.1. Mƣ́c đô ̣ quan tâm đế n DLLN của khách du lich
̣ ta ̣i Huế .....................28
Biể u đồ 2.2. Tỷ lệ khách tham gia DLLN tại Huế ....................................................28
Biể u đồ 2.3. Mƣ́c đô ̣ nhâ ̣n biế t làng nghề của khách du lich
̣ ở Huế .........................29
Biể u đồ 2.4. Nguồn tiế p câ ṇ thông tin về các địa điểm du lịch làng nghề của khách
du lịch ở Huế ........................................................................................30

Biểu đồ 2.5. Số lƣơ ̣ng khách qua các năm của làng gố m Phƣớc Tić h ......................42
Biể u đồ 2.6. Các lợi ích từ du lịch mang lại cho cộng đồng địa phƣơng ở làng gốm
Phƣớc Tić h............................................................................................60
Biể u đồ 2.7. Các lợi ích từ du lịch mang lại cho cộng đồng địa phƣơng ở làng đan
lát Bao La .............................................................................................62
Sơ đồ 2.1. Cơ cấ u tổ chƣ́c của BQL ..........................................................................54
Sơ đồ 3.1. Các bên liên quan .....................................................................................79
Sơ đồ 3.2. Đề xuấ t ban quản lý DLCĐ làng đan lát Bao La .....................................84

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại lễ kỷ niệm ngày du lịch thế giới đƣợc tổ chức tại thành phố Guadalajara
của Mexico vào ngày 27/9/2014, “Du lịch và phát triển cộng đồng” đã đƣợc Tổ
chức du lịch thế giới (UNWTO) chính thức tuyên bố là chủ đề của năm 2014. Ông
Taleb Rifai Tổng thƣ ký tổ chƣ́c du lich
̣ thế giới

(UNWTO) đã đƣa ra thông điê ̣p :

“Mỗi khi chúng ta đi du lịch, việc sử dụng phương tiện vận tải địa phương tại điểm
du lịch hay mua các sản phẩm tại địa phương là chúng ta đang đóng góp cho một
chuỗi các giá trị như tạo công ăn việc làm, cung cấp kế sinh nhai, trao quyền cho
cộng đồng địa phương và cuối cùng là mang đến những cơ hội mới cho một tương
lai tốt đẹp hơn. Chủ đề của Ngày Du lịch Thế giới 2014 - Du lịch và sự phát triển
của cộng đồng - làm nổi bật tiềm năng của ngành du lịch là mang lại những cơ hội
mới cho cộng đồng để phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống tốt đẹp hơn trên khắp
thế giới, nhấn mạnh vai trò then chốt của cộng đồng trong việc thúc đẩy sự phát

triển bền vững”. [13] Ngày nay l oại hình DLCĐ gắn với làng nghề đang phổ biế n
và có sức hấp dẫn du khách , nhấ t là nhƣ̃ng du khách thić h tim
̀ hiể u nhƣ̃ng giá tri ̣
văn hóa , lịch sử , lố i số ng củ a các dân tô ̣c khác. Nhiề u quố c gia nhƣ Indonesia,
Malaysia,...đã thành công trong phát triể n DLCĐ gắ n với làng ng hề nhằ m bảo tồ n
các giá trị văn hóa , nghề truyề n thố ng và nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng
điạ phƣơng.
TT - Huế là một trong những trung tâm du lich
̣ quan trọng của Việt Nam. Năm
2014, du lịch Thừa Thiên Huế đón 2.906 triệu lƣợt khách, tăng 11,8% so với năm
2013, tạo 10.500 viê ̣c làm, góp phầ n làm tăng thu nhâ ̣p xã hô ̣i, bảo tồn văn hóa và
nâng cao sinh kế cho ngƣời dân tin
̉ h TT - Huế . Các tài nguyên du li ̣ch và loại hình
du lichDU
LICH
tại TT - Huế khá đa dạng. Bên cạnh các lơ ̣i thế về di sản văn hóa
̣
̣
đƣơ ̣c UNESCO công nhâ ̣n, TT - Huế còn có tiềm năng lớn về LN TCTT gắn với bề
dày lịch sƣ̉ lâu đời cùng với các sản phẩ m đă ̣c trƣng của là ng nghề . Hoạt động
DLCĐ ở các LNTT ở tỉnh TT - Huế đƣợc triể n khai cách đây hơn 15 năm. Từ đó
1


đến nay , tỉnh TT - Huế đã có nhiề u chƣơng trình về phát triể n DLCĐ ở các LN
nhằ m đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao hiê ̣u quả hoạt đô ̣ng du lịch cũng nhƣ
tăng thu nhâ ̣p của ngƣời dân LN. Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại các LN còn quá
khiêm tốn, tác động du lịch đến sinh kế của cộng đồng ở các làng nghề chƣa rõ nét,
tiềm năng về phát triển du lịch tại các LNTT chƣa đƣợc khai thác đáng kể. Vì vậy,
trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và chiến lƣợc phát triển du lịch, UBND

tỉnh TT - Huế đã nhấn mạnh sự cần thiết phát triể n DLCĐ ở các LNTT nhằ m bảo
tồ n, phát huy giá trị của các LN đồ ng thời làm phong phú thêm sản phẩ m du lịch
của TT - Huế , góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng tại các LN.
Nhằm góp phần tạo dựng các luận cứ cho định hƣớng phát triển DLCĐ trong
tƣơng lai gần tại TT - Huế, cần phải tìm lời giải cho một số câu hỏi lớn đặt ra là:
Thực trạng hoạt động du lịch tại các LN ở Thừa ThiênTT - Huế nhƣ thế nào, cái gì
là điểm yếu cũng nhƣ thách thức đối với hoạt động du lịch tại các LN, cần có giải
pháp nào để thúc đẩy phát triển du lịch tại các LN.
Với bối cảnh và các câu hỏi nhƣ trên, đề tài: “Phát triể n du lịch cô ̣ng đồ ng ở
LNTT tỉnh TT - Huế - Nghiên cƣ́u trƣờng hơ ̣p điể n hình tại làng nghề đan lát Bao
La và làng gố m Phƣớc Tích” đã đƣơ ̣c lƣ̣a chọn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cƣ́u tổng quát của đề tài là đƣa ra đánh giá sát thực hiê ̣n trạng
DLCĐ ở TT - Huế thông qua trƣờng hợp nghiên cứu tại làng nghề đan lát Bao La
và làng gố m Phƣớc Tích và đề xuất các giải pháp để phát triể n DLCĐ, khai thác có
hiệu quả tiềm năng du lịch LNTT của TT - Huế , qua đó góp phần gìn giữ, phát huy
giá trị của làng nghề , thực hiện mục tiêu đƣa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
trong định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh TT - Huế .
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Hệ thống hóa lý luận về phát triển DLCĐ tại các làng nghề truyền thống.
- Phân tích, đánh giá đúng hiện trạng tại làng nghề đan lát Bao La và làng gố m
Phƣớc Tích, xác định đƣợc các nguyên nhân, các rào cản phát triển DLCĐ tại các
làng nghề đó.

2


- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển DLCĐ tại làng
nghề đan lát Bao La và làng gố m Phƣớc Tích.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng cho nghiên cứu đề tài này bao gồm các
phƣơng pháp định tính và định lƣợng.
- Các dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ:
+ Các tài liệu tham khảo trong nƣớc và quốc tế liên quan, bao gồm: sách
chuyên khảo, tạp chí, báo, kỷ yếu các hội thảo, các luận án...
+ Các chiến lƣợc phát triển, qui hoạch, báo cáo tổng kết của tỉnh TT - Huế, sở
VHTTDL, sở Công thƣơng, UBND huyện Quảng Điền, Phong Điền. Các tài liệu
này phục vụ trong suốt thời gian nghiên cứu để đo lƣờng, đánh giá thực trạng phát
triển DLCĐ tại TT - Huế nói chung và ở làng đan lát Bao La và làng gốm Phƣớc
Ttích nói riêng.
- Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp điều tra du khách và ngƣời
dân thông qua bảng hỏi, phỏng vấn chuyên gia. Các bảng hỏi, phỏng vấn đƣợc thiết
kế dựa trên các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu để thu thập thông tin mà
các nguồn số liệu thứ cấp và phỏng vấn chi tiết không có đƣợc.
Bảng hỏi đƣợc phát cho 150 khách nội địa và 150 khách quốc tế ở TP - Huế để
tìm ra quan điểm của khách về sản phẩm DLLN ở tỉnh TT - Huế , ngoài ra, một bảng
hỏi khác đƣợc phát cho khách du lịch đến tham quan làng gốm Phƣớc Tić h để thăm
dò ý kiến của du khách về các sản phẩm, dịch vụ DL cũng nhƣ môi trƣờng du lich
̣
tại làng gốm Phƣớc Tíc h. Phiếu điều tra cũng đƣợc áp dụng để điều tra hô ̣ gia đin
̀ h
ở làng đan lát Bao La

và làng gốm Phƣớc Tích nhằ m có đƣợc các thông tin về

nguồn thu nhập của cộng đồng, vai trò của du lịch đối với sinh kế cộng đồng, đánh
giá tình hình hoạt động DLCĐ ở hai LN này. Phiế u điều tra khách du lich
̣ đƣơ ̣c phát
ở các khách sạn , nhà hàng có đón khách du lịch và tại làng gốm Phƣớc Tích . Đối
với ngƣời dân, phiế u đƣơ ̣c phát trực tiếp cho các hộ dân theo cách chọn ngẫu nhiên

tại làng đan lát Bao La và làng gốm Phƣớc Tích . Số liệu điều tra đƣơ ̣c xử lý bằng
SPSS phiên bản 19.0.
3


Các cuộc phỏng vấn đƣợc thực hiện trƣ̣c tiế p với nhà quản lý các công ty lữ
hành và trƣởng phòng của các ban ngành liên quan nhƣ

Sở VHTTDL - tỉnh TT -

Huế , LM HTX tỉnh TT - Huế , Ban Quản lý Di tić h Kiế n trúc Nghê ̣ Thuâ ̣t làng cổ
Phƣớc Tích (gọi tắ c Ban quản lý ). Kết quả phỏng vấn nhằm xác định các rào cản
chủ yếu đối với phát triển DLCĐ tại các làng nghề nghiên cứu, đồng thời xác định
đƣợc việc gì cần làm và cách làm nhƣ làm thế nào để cải thiện, thúc đẩy sự phát
triển DLCĐ tại làng đan lát Bao La và làng gốm Phƣớc Tích.
- Sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê trong tổng hợp, phân tích, đánh giá
các dữ liệu khảo sát.
- Sƣ̉ du ̣ng phƣơng pháp điề n giã để đánh giá tin
̀ h hin
̀ h du lịch thực tế của các
làng nghề ở TT – Huế cũng nhƣ hai làng đan lát Bao La và làng gố m Phƣớc Tích
4. Đối tƣơ ̣ng nghiên cƣ́u
- Hoạt động du lịch tại các làng nghề.
- Các LNTT ở TT - Huế , đă ̣c biê ̣t là làng đan lát Bao La và làng gố m Phƣớc
Tích với sản phẩm du lịch và khách du lịch tại các làng nghề đó.
5. Phạm vi nghiên cƣ́u
- Về không gian: Đề tài nghiên cƣ́u DLCĐLN tại điạ bàn tỉnh TT - Huế , trong
đó lấ y LN đan lát Bao La và làng gố m Phƣớc Tích làm điể n hình nghiên cƣ́u.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cƣ́u thƣ̣c trạng DLCĐLN tại TT - Huế với số liệu
thống kê đƣợc thu thập từ năm 2009 đến 2014. Thời gian phỏng vấ n và phát phiế u

khảo sát đƣợc tiến hành từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2014.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm
có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về DLCĐ ở các làng nghề
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển DLCĐ tại làng đan lát Bao La và làng gốm
Phƣớc Tích
Chƣơng 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển DLCĐ tại làng đan lát Bao La
và làng gốm Phƣớc Tích
4


5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
Ở CÁC LÀNG NGHỀ
1.1. Giới thiêụ khái quát về du lịch và các loại hình du lịch
1.1.1. Đinh
̣ nghĩa về du lịch
Theo đinh
̣ nghĩa của Tổ chƣ́c du lịch thế giới (UNWTO) du lịch đƣơ ̣c đinh
̣
nghĩa nhƣ sau: “Du lịch được hiể u là tổ ng hợp các mố i quan hê ̣, hiê ̣n tượng và các
hoạt động kinh tế bắ t nguồ n từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập
thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến
không phải là nơi làm viê ̣c của họ.”
Theo khoản 1 Điề u 4 Chƣơng 1 Luâ ̣t du lịch Viê ̣t năm 2005: “Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên

của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định.” [15]
Charles R. Goelechner và nhóm tác giả cho rằng: “Du lịch có thể được định
nghĩa như là một tổng thể của các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ sự
tương tác của khách du lịch và các nhà kinh doanh du li ̣ch, chính quyề n sở tại và
cộng đồng đi ̣a phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch và du khách
khác”. [25, pg. 14]
Theo quan điể m của J Chrishstopher Holloway : “Du lịch là một yếu tố giải trí,
liên quan đến chuyế n đi của một người hoặc nhiề u người khỏi nơi cư trú bình
thường, một quá trình mà thường phải chịu một số chi phí, mặc dù điều này không
nhất thiết phải là bắ t buộc”. [26, pg. 4]
Nhƣ vâ ̣y du lich
̣ có thể đƣơ ̣c hiể u nhƣ các hoa ̣t đô ̣ng của co n ngƣời rời khỏi
nơi cƣ trú của mình để đến một nơi khác với nhiều mục đích khác nhau nhƣ nghỉ
ngơi, giải trí , kinh doanh , tìm hiểu các nền văn hóa khác nhằm thỏa mãn nhu cầu
của bản thân . Tƣ̀ đó phát sinh các nhu cầu nhƣ ăn nghỉ , đi la ̣i, vui chơi giải trí , tìm

6


hiể u nề n văn hóa bản điạ khác. Qua đó, các hoạt đô ̣ng kinh doanh du lịch cũng phát
triể n để đáp ứng các nhu cầ u của du khách trong chuyế n đi nhƣ dịch vụ vâ ̣n chuyể n ,
dịch vụ nhà hàng khách sạn, các dịch vụ lƣ̃ hành hƣớng dẫn và sƣ̣ đóng góp của
cô ̣ng đồ ng điạ phƣơng. Do nhu cầ u du lich
̣ của mỗi ngƣời khác nhau nên có nhiề u
hình thức du lịch khác nhau.
1.1.2. Các loại hình du lịch
Du lịch đã xuấ t hiê ̣n tƣ̀ hàng ngàn năm trƣớc đây trên thế giới với nhiề u
hình thƣ́c khác nhau, tƣ̀ đó du lịch cũng đƣơ ̣c phân chia theo các loại hình khác
nhau nhƣ:

Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch dựa vào các điểm di tích lịch sử, khảo cổ,
di tích văn hóa, phong tục cổ truyền, trang phục, ca múa nhạc kịch, hàng thủ công
và các lễ hội.
Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên nhƣng có chú trọng
đặc biệt đến công tác bảo tồn môi trƣờng tự nhiên và tôn trọng văn hóa bản địa, đem
lại lợi ích cho địa phƣơng trong quá trình du khách đến tìm hiểu, khám phá tự nhiên
và văn hóa truyền thống.
Du lịch thành phố: là loại hình du lịch đƣợc phát triển dựa vào sự đa dạng
của các điểm hấp dẫn thu hút khách và các tiện nghi của thành phố nhƣ: các đặc
trƣng về văn hóa, lịch sử, các bảo tàng, các trung tâm mua sắm, khách sạn nhà hàng,
chƣơng trình biểu diễn nghệ thuật múa, kịch và các đặc trƣng khác.
Du lịch sức khỏe: là loại hình du lịch đƣợc hình thành dựa vào các tài nguyên,
tiện nghi có tác dụng phục vụ chữa bệnh và phục hồi sức khỏe, chẳng hạn nhƣ:
nƣớc biển, suối nƣớc nóng, khí hậu mát mẻ, không khí trong lành của vùng quê ven
sông, hồ, suối.. . .
Du lịch mạo hiểm: là loại hình du lịch có các hoạt động mạo hiểm, đầy thách
thức đối với du khách. Các hoạt động đó có thể là: đi bộ tới các vùng sâu, vùng xa,
leo núi, bơi thuyền, vƣợt thác…
Du lịch tìm hiểu chiến trường xưa: là một loại hình du lịch mà du khách đến
tham quan những nơi đã xảy ra chiến trận trong các cuộc chiến tranh trƣớc đây.…

7


Du lịch hành hương: là loại hình du lịch liên quan đến tôn giáo và tín
ngƣỡng. Du lịch hành hƣơng thƣờng là loại hình du lịch gắn với một hành trình dài
của du khách với mục đích chính là nghiên cứu về các giá trị đạo đức. Đôi khi, đó là
cuộc hành trình đến một nơi linh thiêng để bày tỏ niềm tin và tín ngƣỡng.
Du lịch đại chúng: là loại hình du lịch phát triển với phạm vi lớn, đầu tƣ phát
triển rất mạnh và thu hút số lƣợng nhiều du khách. Loại hình du lịch này thƣờng

gây khó khăn cho việc kiểm soát về các tác động tiêu cực của du lịch.
Du lịch tình nguyện: với loại hình du lịch này, du khách tình nguyện đến một
vùng nào đó để hỗ trợ cộng đồng về một hoặc một số mặt nào đó (làm sạch môi
trƣờng, phát triển hạ tầng, dạy ngoại ngữ...).
Các loại hình du lịch khác: du lịch cộng đồng, du lịch MICE, du lịch thể thao,
du lịch nghiên cứu,...
Loại hình du lịch cộng đồng sẽ đƣợc trình bày sâu hơn ở phần sau.
1.2. Đặc điể m du lịch cô ̣ng đồ ng ở các làng nghề
1.2.1. Cộng đồ ng và du lịch cộng đồ ng
1.2.1.1. Đi ̣nh nghĩa cộng đồ ng
Cô ̣ng đồ ng dân cƣ ra đời và tồ n ta ̣i rấ t lâu , tùy theo mục đích, mƣ́c đô ̣ nghiên
cƣ́u khái niê ̣m cô ̣ng đồ ng đƣơ ̣c hiể u theo các góc đô ̣ khác nhau.
Theo tài liệu đào tạo Quản lý và Phát triển Du lịc

h bề n vƣ̃ng dƣ̣a vào cô ̣ng

đồ ng của Bô ̣ Vă n hóa , Thể thao và Du lich
̣ , cộng đồng đƣợc định nghĩa : “Cộng
đồ ng là một nhóm người, thường sinh số ng trong một khu vực đi ̣a lý, gắ n bó chặt
chẽ với nhau vì thuộc về một nhóm. Cư dân trong một cộng đồ ng thường có quan hê ̣
huyế t thố ng hoặc quan hê ̣ hôn nhân. Tấ t cả đều có thể thuộc cùng nhóm tôn giáo
hay chính trị, cùng một giai cấ p hay hoặc tầ ng lớp với nhau”. [1, tr. 6]
Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến: “Cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư
cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như: Làng, xã, huyện, thị
xã, tỉnh, thành phố, quốc gia… có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp,
truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội”. [17, tr. 33]

8



Theo Bush và nhóm tác giả : “Đối với hầu hết các mục đích liên quan du lịch,
khái niệm về cộng đồng thường gắn với một vị trí thông thường. Tuy nhiên, cộng
đồng cũng có thể được hiểu là các nhóm không xác định được sự tương đồng về
mặt địa lý nhưng lại có những đặc điểm hay lợi ích chung.” [24, pg. 4]
Hay theo Antoinette Lombard và nhóm tác giả “Cộng đồ ng là khố i thố ng nhấ t
trong đó tấ t cả các hoạt động diễn ra liên quan đế n cộng đồ ng và vì cộng đồ ng

.”

[30, pg. 62]
Theo Hennie Swanepoel và Frik de Beer “Cộng đồng, hiểu một cách đơn giản,
là cụm dân cư có chung tính chất địa lý, lợi ích hoặc nhu cầu, hoặc cùng chịu thiệt
hại về một lĩnh vực nào đó.” [31, tr. 43].
Nhƣ vậy, cộng đồng là một nhóm ngƣời có chung lợi ích, truyền thống văn
hóa, sống trong cùng một khu vực địa lý, khu vực hành chính nhƣ làng, xã. Ở Việt
Nam yếu tố cộng đồng thể hiện rõ trong phạm vi một làng hoặc bản. Chính vì vậy
trong luận án này, cộng đồng đƣợc xem xét trong phạm vi của một làng.
1.2.1.2. Đi ̣nh nghĩa du lịch cộng đồ ng
Hiê ̣n nay có nhiề u đinh
̣ nghĩa về DLCĐ, các đinh
̣ nghĩa về DLCĐ tuy có khác
nhau về ngôn tƣ̀ tùy thuô ̣c vào tác giả, đia ̣ lý, khí hâ ̣u vùng miề n, và dân cƣ ở mỗi
cô ̣ng đồ ng điạ phƣơng. Tuy nhiên DLCĐ luôn có các yếu tố cơ bản nhƣ tính bề n
vƣ̃ng, sƣ̣ tham gia và lơ ̣i ích của cô ̣ng đồ ng điạ phƣơng.
Theo Tài liê ̣u Đào tạo quản lý và phát triể n du lịch bề n vƣ̃ng dƣ̣a vào cô ̣ng
đồ ng của Bô ̣ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Dƣ̣ án Phát triể n Du lich
̣ bề n vƣ̃ng ,
DLCĐ đƣơ ̣c đinh
̣ nghĩa: “Du lịch cộng đồ ng là loại hình du lịch bề n vững về mặt xã
hội, do chính người dân đi ̣a phương và người dân bản xứ phố i hợp tổ chức thực

hiê ̣n, điề u hành và quản lý. Lãnh đạo tập thể chú trọng vào sự thịnh vượng chung
của cộng đồ ng hơn lợi ích cá nhân sẽ giúp làm cân bằ ng quyề n lực trong các cộng
đồ ng, đồ ng thời giúp củng cố , bảo tồ n những nét văn hóa truyề n thố ng và quản lý
đấ t đai một cách có trách nhiê ̣m.” [1, tr. 6]
Theo sổ tay du lịch cô ̣ng đồ ng Viê ̣t Nam của Chƣơng trình Phát triể n Du lịch
có Trách nhiê ̣m với Môi trƣờng và Xã hô ̣i do Liên minh Âu châu tài trơ ̣ và Quỹ
9


quố c tế và Bảo tồ n thiên nhiên Viê ̣t Nam, DLCĐ đƣơ ̣c đinh
̣ nghĩa “Du lịch cộng
đồ ng mang lại cho du khách những trải nghiê ̣m về cuộc số ng đi ̣a phương trong đó
các cộng đồ ng đi ̣a phương tham gia trực tiế p vào hoạt động du lịch và thu được các
lợi ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động du lịch và chịu trách nhiê ̣m bảo vê ̣ tài
nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa đi ̣a phương.” [6, tr. 5]
Theo Amran Hamzah và Zainab Khalifah “DLCĐ là một công cụ phát triển
cộng đồng nhằm tăng cường khả năng quản lý tài nguyên du lịch của các cộng
đồng nông thôn để đồng thời đảm bảo sự tham gia của cộng đồng địa phương.” [28,
pg. 4]
Theo The Mountain Institute, “Du lịch cộng đồng được dùng để mô tả nhiều
hoạt động khuyến khích và hỗ trợ một loạt các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội
và bảo tồn.” [29, pg. 1]
Douglas Hainsworth đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “Du lịch cộng đồng là một loại
hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong bối cảnh cộng đồng.
Sáng kiến du li ̣ch cộng đồ ng nhằm mục đích liên quan đến người dân địa phương trong
việc điều hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và
mang lại nguồn thu nhập thay thế cho các thành viên cộng đồng.” [27, pg. 9].
Mô ̣t đinh
̣ nghĩa khác về DLCĐ của Tài liê ̣u hƣớng dẫn du lịch cô ̣ng đồ ng do
Quỹ Á Châu và Viê ̣n Nghiên cƣ́u và Phát triể n Ngành nghề nông thôn Viê ̣t Nam,

DLCĐ đƣơ ̣c đinh
̣ nghĩa:“DLCĐ là hình thức du lịch do chính cộng đồng người dân
phối hợp tổ chức, quản lý và đem lại lợi ích về mặt kinh tế và bảo vệ được môi
trường xung quanh qua việc giới thiệu những nét đặc trưng của địa phương cho du
khách.” [10, tr. 3]
Nhƣ vâ ̣y DLCĐ là phƣơng th ức phát triển du lịch có sự tham gia tích cực của
phần lớn ngƣời dân địa phƣơng trong toàn bộ quá trình phát triển du lịch từ việc lập
kế hoạch, ra các quyết định cho tới tổ chức cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch, kiểm
soát và quản lý tác động của phát triển du lịch đối với nền kinh tế và xã hội. Môi
trƣờng thiên nhiên và di sản điạ phƣơng đƣơ ̣c bảo tồ n và gìn giƣ̃ bởi cô ̣ng đồ ng điạ
phƣơng. Nhƣng trên hế t DLCĐ mang la ̣i lơ ̣i ić h kinh tế cho ngƣời dân điạ phƣơng .
10


1.2.2. Đinh
̣ nghĩa về làng nghề và DLLN
1.2.2.1. Đi ̣nh nghĩa làng nghề
Thông tƣ 116/2006/TT - BNN ngày 18/12/2006 của Bô ̣ NN&PTNT quy đinh
̣
“Làng nghề là một hoặc nhiề u cụm dân cư cấ p thôn, ấp, bản, làng, buôn, phun, sóc
hoặc các điể m dân cư tương tự trên đi ̣a bàn một xã, thị trấ n, có các hoạt động
ngành nghề nông thôn, sản xuấ t ra một hoặc nhiề u sản phẩm khác nhau.”
Tiêu chí công nhâ ̣n LN nhƣ sau:
+ Có tố i thiể u 30% tổ ng số hô ̣ trên điạ bàn tham gia các hoạt đô ̣ng ngành nghề
nông thôn.
+ Hoạt đô ̣ng sản xuấ t kinh doanh ổn đinh
̣ tố i thiể u 2 năm tính đến thời điể m đề
nghị công nhận.
+ Chấ p hành tố t chính sách pháp luâ ̣t Nhà nƣớc.
“Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyề n thố ng được hình thành

từ lâu đời. Tiêu chí để công nhận LNTT là phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhấ t
một nghề truyề n thố ng theo quy đi ̣nh tại thông tư này”. [14]
Hay theo giáo sƣ Trầ n Quố c Vƣơ ̣ng: “Làng nghề là làng tuy vẫn có trồ ng trọt
theo lố i tiể u nông và chăn nuôi nhỏ song đã nổ i trội một nghề cổ truyề n, tinh xảo
với một tầ ng lớp thủ công chuyên nghiê ̣p, có phường có ông trùm, ông phó
cả…cùng một số thợ và phó nhỏ đã chuyên tâm, với quy trình công nghê ̣ nhấ t đi ̣nh,
“nhấ t nghê ̣ tinh nhấ t thân vinh” số ng chủ yế u bằ ng nghề đó và sản xuấ t ra những
mặt hàng thủ công, những mặt hàng thủ công có tính mỹ nghê ̣, đã trở thành hàng
hóa và quan hê ̣ tiế p thị với một thị trường là vùng xung quanh. Những làng ấy ít
nhiề u đã nổ i danh từ lâu, trở thành di sản văn hóa dân gian.” [16, tr. 38]
Theo tác giả Bùi Văn Nghĩa : “Làng nghề là một thiế t chế kinh tế - xã hội ở
nông thôn, được cấ u thành bởi hai yế u tố làng và nghề , tồ n tại trong một không
gian đi ̣a lý nhấ t đi ̣nh. Trong đó, bao gồ m nhiề u hộ gia đình sinh số ng bằ ng nghề
thủ công là chính, giữa họ có mố i liên kế t chặt chẽ về kinh tế - xã hội và văn hóa.”
[9, tr. 15]
Một khái niê ̣m khác về làng nghề : “Làng nghề Việt Nam , làng nghề thủ công ,
làng nghề truyền thống hoặc làng nghề cổ truyền thường được gọi ngắn gọn là làng
11


nghề, là những làng mà tại đây hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề duy nhất
nào đó, nghề của họ làm thường có tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn thu
nhập cho dân làng.” [35]
Theo tác giả Phạm Công Sơn: “Làng nghề không những là một làng số ng
chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề số ng hợp quầ n để phát triể n
công ăn viê ̣c làm.” [12, tr. 9]
LNTT đã tồ n tại ở nông thôn nƣớc ta tƣ̀ lâu đời với các nghề TCMN sản xuấ t
hàng hóa dùng các nguyên vâ ̣t liê ̣u tại địa phƣơng song hành với viê ̣c chăn nuôi trồ ng
trọt ở làng xã. Trong làng nghề , các nghề thủ công thƣờng chiế m ƣu thế hơn viê ̣c
canh tác trồ ng trọt do có nhiề u ngƣời tham gia làm nghề và thành đa ̣t tƣ̀ nghề .

1.2.2.2. Đi ̣nh nghĩa làng nghề du lịch
Theo Hoàng Văn Châu và nhóm tác giả : “Làng nghề du lịch là một không
gian lãnh thổ nông thôn mang đậm nét văn hóa lịch sử, có các nghê ̣ nhân tiêu biểu
thực hiện tổ chức sản xuấ t một hoặc một số sản phẩm thủ công truyề n thố ng, đồ ng
thời làng nghề còn cung cấ p các dịch vụ phục vụ thu hút khách du lịch”. [2, tr. 196]
1.2.2.3. Đi ̣nh nghĩa DLLN
Cũng theo GS.TS Hoàng Văn Châu và nhóm tác giả: “DLLN là loại hình du
lịch khai thác giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể , các sản phẩm do nghề thủ công
của làng nghề tạo ra như là một đố i tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai
thác để phục vụ cho nhu cầ u vui chơi, giải trí, nghiên cứu tìm hiể u văn hóa, tham
quan du lịch, xem và/hoặc tham gia vào các công đoạn sản xuấ t sản phẩm đặc
trưng của làng nghề đó, mang lại lợi ích kinh tế cho đi ̣a phương và đấ t nước, góp
phầ n tôn vinh, bảo tồ n giá trị truyề n thố ng văn hóa và tăng cường vai trò kinh tế
của làng nghề .” [2, tr. 291]
Một khái niê ̣m khác về du li ̣ch làng nghề

“Du lịch làng nghề là loại hình du

lịch văn hoá tổng hợp đưa du khách tới tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hoá
và mua sắm những hàng hoá đặc trưng của các làng nghề truyền thống trên khắp
miền đất nước.” [376]
Hay theo ông Ngô Đƣ́c Anh : “Du lịch làng nghề là du lịch trong đó khách trải
12


nghiê ̣m cu ộc sống làng quê , các làng nghề thu đượ c lợi ích kinh t ế và các lợi ích
khác từ hoạt động du lịch.” [23]
Nhƣ vâ ̣y DLLN mang lại cho du khách nhiề u trải nghiê ̣m thú vị về văn hóa
cô ̣ng đồ ng, đồ ng thời giúp ngƣời dân điạ phƣơng thu đƣơ ̣c lơ ̣i nhuâ ̣n tƣ̀ bán sản
phẩ m, qua đó nghề truyề n thố ng đƣơ ̣c bảo tồ n và phát triể n.

1.3. Các điề u kiêṇ để trở thành làng nghề du lịch
Theo Hoàng Văn Châu và nhóm tác giả Theo GS.TS Hoàng Văn Châu, để làng
nghề có thể trở thành điể m du lịch cô ̣ng đồ ng thì làng nghề phải có mô ̣t số điề u kiê ̣n
sau:
- Giá trị văn hóa làng nghề thể hiê ̣n thông qua tính truyề n thố ng của công nghê ̣
và kỹ thuâ ̣t sản xuấ t. Đặc thù sản phẩ m của làng nghề không phụ thuô ̣c vào dây
chuyề n sản xuấ t hiê ̣n đa ̣i, năng suấ t cao mà chủ yế u dƣ̣a vào kinh nghiệm, bí quyế t ,
tài hoa của ngƣời thơ ̣ chế tác đồ thủ công. Sản phẩ m sản xuấ t đơn lẻ, tƣ̀ng chiế c, do
đó mang đâ ̣m dấ u ấn tình cảm và cá tính của ngƣời thơ ̣.
- Giá trị lịch sƣ̉ làng nghề thể hiê ̣n thông qua tuổ i của các làng nghề . Các làng
nghề phải có tuổ i nghề khá cao, sản phẩ m thƣờng gắ n với đời số ng vâ ̣t chấ t và tinh
thầ n của nhân dân nên lƣu giƣ̃ cả yế u tố tín ngƣỡng, phong tục, tâ ̣p quán của các
làng nghề . Bởi vâ ̣y, các làng nghề thƣờng gắ n với các lễ hô ̣i truyề n thố ng, gắ n với
cảnh quan thiên nhiên truyề n thố ng của các làng quê Viê ̣t Nam nhƣ cây đa, bế n
nƣớc, dòng sông, điǹ h làng…
- Động cơ của khách du lịch khi lƣ̣a chọn đến các làng nghề là đƣơ ̣c tâ ̣n mắ t
chƣ́ng kiế n quy trình sản xuấ t và mua sắ m sản phẩ m thủ công. Ngoài ra họ còn
muố n tham gia vào đời số ng sinh hoạt thƣờng nhâ ̣t của làng quê. Quá trình này
đòi hỏi mƣ́c đô ̣ tham gia của cô ̣ng đồ ng là rấ t lớn, tƣ̀ khâu hƣớng dẫn sản xuấ t
cho đến khâu thuê cơ sở lƣu trú tại nhà, mời khách thƣởng thƣ́c các món ăn
truyề n thố ng, thuyế t minh cho khách về phong tục của làng. Bởi vâ ̣y, DLLN đòi
hỏi sƣ̣ phố i hơ ̣p đồ ng bô ̣ giƣ̃a khách du lịch, ngƣời dân điạ phƣơng, đơn vị kinh
doanh du lịch. [2, tr. 293]

13


×