Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số chủng linh chi tự nhiên (ganoderma lucidm) trên giá thể mùn cưa tạp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 72 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN!
***************
Em xin trân thành bày tỏ tấm lòng biết ơn các Thầy, Cô giáo khoa Sinh
– KTNN , Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt em
xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS Nguyễn Như Toản, Thầy giáo
Th.s Ngô Xuân Nghiễn, các nhà Khoa học tại viện nghiên cứu Nấm vi
sinh, các bác, các cô kỹ thuật viên tại các trung tâm nuôi nấm Linh chi ở
Hà Nội, Hưng Yên, Thái Nguyên là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em
nghiên cứu đề tài này. Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài không
thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ
xung ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà khoa học để đề tài của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Lƣu Thị Minh Huệ

Lưu Thị Minh Huệ

1

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN
***************
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những
kết quả và các số liệu trong khoá luận chưa được ai công bố dưới bất kì
hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Lƣu Thị Minh Huệ

Lưu Thị Minh Huệ

2

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài. ......................................................................................................................... 11
2. Mục tiêu của đề tài.................................................................................................................... 13
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................................... 13
3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................................ 13
3.2. Ý nghĩa thưc tiễn ........................................................................................................................ 13

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I:TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sinh học nấm Linh chi........................................................................................................... 15
1.1.1. Phân loại nấm chi .................................................................................................................. 15
1.1.2. Đặc điểm sinh học .................................................................................................................. 16
1.1.2.1. Hình thái Linh chi ............................................................................................................... 16
1.1.2.2.Đảm bào tử ............................................................................................................................. 17
1.1.3. Đặc tính dược học và hoạt chất trong Linh chi .......................................................... 17
1.1.3.1. Đặc tính dược học của nấm Linh chi .......................................................................... 17
1.1.3.2. Một số thành phần hóa học trong Linh chi ............................................................. 22
1.1.3.3. Hoạt chất trong Linh chi .................................................................................................. 23
1.1.4. Điều kiện sinh sống của Linh Chi .................................................................................... 25
1.1.5. Chu trình sống của Linh chi ............................................................................................... 25
1.2. Tình hình nghiên cứu Linh chi trên thế giới và trong nƣớc .............................. 26
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................................. 26
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................................... 28

Lưu Thị Minh Huệ

3

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................................. 31
2. 2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................. 31
2. 3. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................................... 31
2.4. Nội dung nghiên cƣ́u .............................................................................................................. 31
2.5. Chuẩn bị điều kiện nuôi trồng .......................................................................................... 32
2.5.1. Nguyên liệu ............................................................................................................................... 32
2.5.2. Nhà nuôi trồng nấm ............................................................................................................... 32
2.5.3. Các thiết bị và vật tư khác ................................................................................................... 33
2.6. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u..................................................................................................... 33
2.6.1. Phương pháp nuôi trồng Linh chi .................................................................................... 33
2.6.1.1. Xử lý nguyên liệu ............................................................................................................... 33
2.6.1.2. Bổ sung dinh dưỡng cho mùn cưa tạp trước khi đóng bịch ............................... 33
2.6.1.3. Đóng túi .................................................................................................................................. 34
2.6.1.4. Thanh trùng ........................................................................................................................... 34
2.6.1.5. Cấy giống ............................................................................................................................... 35
2.6.1.5.1. Chuẩn bị .............................................................................................................................. 35
2.6.1.5.2. Cấy giống ........................................................................................................................... 35
2.6.1.6.Ươm sợi ................................................................................................................................... 36
2.6.1.7. Chăm sóc ................................................................................................................................ 37
2.6.1.7.1. Phương pháp không phủ đất ....................................................................................... 37
2.6.1.7.2. Phương pháp phủ đất ..................................................................................................... 38
2.6.1.8. Chăm sóc thu hái ................................................................................................................. 38
2.6.1.8.1. Chăm sóc ............................................................................................................................ 38
2.6.1.8.2. Thu hái ................................................................................................................................. 39
2.6.1.9. Sơ đồ quy trình công nghệ nuôi trồng nấm Linh chi. .......................................... 39

Lưu Thị Minh Huệ

4


K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.6.2. Nghiên cứu ảnh hưởng c ủa nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển hệ
sợi của 4 chủng Linh chi.................................................................................................................. 40
2.6.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian bung sợi .......................... 40
2.6.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian hệ sợi lan phủ ............... 40
2.6.3. Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi ở 4 chủng Linh chi
trên 2 công thức dinh dưỡng .......................................................................................................... 41
2.6.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu tới sự sinh trưởng và
phát triển hệ sợi của 4 chủng Linh chi ...................................................................................... 41
2.6.5. Theo dõi khả năng nhiễm mốc trong quá trình nuôi sợi ....................................... 42
2.6.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ , độ ẩm môi trường tới sự sinh
trưởng và phát triển quả thể nấm Linh chi trên hai công thức dinh dưỡng
khác nhau................................................................................................................................................ 42
2.6.7. Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của quả thể ở 4 chủng Linh
chi trên 2 công thức dinh dưỡng ................................................................................................. 42
2.6.8. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ , độ ẩm môi trường tới năng suất
nấm Linh chi ......................................................................................................................................... 42
Khối lượng quả thể tươi ................................................................................................................... 43
2.6.9. Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 công thức dinh dưỡng đến năng suất và
chất lượng Linh chi ............................................................................................................................ 43
2.6.10. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................... 43
2.7. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................................ 43
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Giai đoạn nuôi sợi ................................................................................................................... 44
3.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển hệ sợi của 4
chủng Linh chi. .................................................................................................................................... 44
3.1.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian từ khi cấy giống tới khi hệ sợi
lan kín bề mặt bịch ............................................................................................................................. 44
3.1.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian hệ sợi lan phủ

Lưu Thị Minh Huệ

5

....................................... 45

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

3.1.2. Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi ở 4 chủng Linh chi
trên 2 công thức dinh dưỡng.......................................................................................................... 48
3.1.4. Theo dõi khả năng nhiễm mốc .......................................................................................... 50
3.1.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ nhiễm mốc trong thời gian nuôi sợi ....... 50
3.1.4.2. Ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỷ lệ nhiễm mốc ................................. 51
3.2. Giai đoạn ra quả thể .............................................................................................................. 53
3.2.1.Ảnh hưởng của nhiệt độ , độ ẩm môi trường tới sự sinh trưởng và phát
triển quả thể nấm Linh chi trên hai công thức dinh dưỡng .............................................. 53
3.2.2. Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của 4 chủng Linh chi trên 2
công thức dinh dưỡng khác nhau ................................................................................................. 56

3.3. Năng suất nấm Linh chi ....................................................................................................... 58
3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ , độ ẩm môi trường tới năng suất
nấm Linh chi ......................................................................................................................................... 58
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 công thức môi trường đến năng suất và
chất lượng Linh chi ............................................................................................................................ 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................... 62
A. KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 63
B. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 644

Lưu Thị Minh Huệ

6

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Tên viết tắt

Tên tiếng việt

1


AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch

2

CT

Công thức

3

DHSP

Đại học sư phạm

4

KTNN

Kỹ thuật nông nghiệp

5

PE

Polythylen

6


PP

Polypropylen

7

T

Nhiệt độ

8

W

Độ ẩm

Lưu Thị Minh Huệ

7

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội Dung


STT
1.1

Trang

Bảng phân loại 6 Linh chi(lục bảo Linh Chi)của Lý Thời

5

Trân(1595)
1.2

Đặc điểm của Lục bảo Linh Chi theo Lý Thời Trân

8

1.3

Thành phần hóa học của Linh Chi(Trung Quốc và Việt

13

Nam)
1.4

Thành phần hoạt chất cơ bản của nấm Linh Chi

14


1.5

Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện thích hợp trong quá

15

trình sống của Linh Chi
2.6

Tỷ lệ cơ chất và phụ gia trong hai công thức

24

3.7

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian bung sợi

34

3.8

Thời gian phát triển pha hệ sợi của 4 chủng Linh Chi trên

36

2 công thức dinh dưỡng khác nhau ở 3 đợt thí nghiệm
3.9

Tốc độ sinh trưởng trung bình của hệ sợi 4 chủng Linh Chi


39

trên độ ẩm cơ chất khác nhau
3.10

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ nhiễm mốc trong thời

40

gian nuôi sợi
3.11

Tỷ lệ nhiễm móc trong thời gian nuôi sợi ở 3 khoảng độ

42

ẩm cơ chất khác nhau trên 2 công thức dinh dưỡng
3.12

Thời gian phát triển quả thể của 4 chủng nấm Linh Chi

44

trên 2 công thức dinh dưỡng ở 3 đợt thí nghiệm
3.13

Thời gian quả thể trưởng thành

45


3.14

Khối lượng,năng suất của 4 chủng Linh Chi trên 2 công

49

thức dinh dưỡng ở 3 đợt thí nghiệm

Lưu Thị Minh Huệ

8

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Nội Dung

STT

Trang

2.5

Sơ đồ nuôi trồng nấm Linh Chi


30

3.7

Thời gian bung sợi của 2 đợt thí nghiệm trên 4 chủng Linh

35

chi ở 2 công thức dinh dưỡng
3.8

Thời gian hệ sợi lan phủ 100% bịch của 2 đợt thí nghiệm
trên 4

37

chủng Linh chi ở 2 công thức nuôi trồng
3.9

Tốc độ sinh trưởng trung bình của hệ sợi ở 4 chủng Linh

39

Chi trên độ ẩm cơ chất khác nhau
3.10

Tỷ lệ nhiễm mốc ở 2 công thức dinh dưỡng khác nhau của

41


3 đợt thí nghiệm
3.11

Tỷ lệ nhiễm mốc trong thời gian nuôi sợi ở 3 khoảng độ ẩm

42

cơ chất khác nhau trên 2 công thức nuôi trồng
3.14

Thời gian quá thể xuất hiện sớm nhất của 3đợt thí nghiệm

44

ở 4 chủng nấm Linh Chi trên hai công thức nuôi trồng
3.15

Thời gian quá thể xuất hiện đồng loạt của 3 đợt thí nghiệm

45

ở 4 chủng nấm Linh Chi trên hai công thức dinh dưỡng
3.18

Năng suất của 4 chủng Linh Chi trên 2 công thức dinh

50

dưỡng ở 3 đợt thí nghiệm
Sơ đồ quy trình công nghệ nuôi trồng nấm Linh chi trên nguyên liệu

mùn cưa tạp có bổ sung dinh dưỡng trong nghiên cứu

Lưu Thị Minh Huệ

9

K34A Sinh_KTNN

52


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
STT

Tên hình ảnh

Trang

1.1

Cấu tạo cắt ngang của tai nấm Linh Chi

6

2.2


Linh chi tự nhiên

20

2.3

Linh chi trồng nhân tạo

20

2.4

Bịch nấm sau khi đóng túi

24

2.5

Nồi hấp thanh trùng hình ống

25

2.6

Nồi hấp thanh trùng hình trụ

25

3.13


Bịch nấm bị mốc trắng

43

3.14

Bịch nấm bị mốc xanh

43

3.17

Quả thể mới nhú

47

3.18

Quả thể đang trưởng thành

47

3.19

Quả thể HA2

48

3.21


Gian đoạn lan phủ hệ sợi

57

3.22

Giai đoạn phát triển quả thể.

57

3.23

quả thể đang phát triển

58

3.24

quả thể trưởng thành

58

3.25

bảo quản Linh chi

58

3.26


Linh chi tại khu nuôi trồng nấm Vân Giang

58

Lưu Thị Minh Huệ

10

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngoại sử chép rằng trong một bữa tiệc tân niên đãi những sứ thần nước
ngoài, Từ Hi Thái Hậu nhà Thanh đã tổ chức một bữa tiệc gồm tổng cộng 365
món, thời gian là bảy ngày đêm, mỗi ngày có một món ngon hấp dẫn và đặc
biệt. Bảy món cho bảy ngày là, tượng tinh, nấm Linh chi, sơn dương trùng, óc
khỉ, chuột bạch bao tử, trứng công, và nhũ trư (heo sữa). Bữa tiệc kéo dài từ
sáng ngày đầu tiên đến ngày thứ bảy tháng giêng. Những món ăn chiêu đãi
thực khách tất nhiên là rất cầu kỳ không phải chỉ vì chế biến công phu mà còn
cả tìm kiếm, săn bắt hoặc nuôi dưỡng rất kỹ lưỡng. Thế nhưng nấm linh
chi lại là món được đưa lên hàng đầu trong những món của thực đơn. Loại
nấm này có điểm gì mà lại đặc biệt đến thế?
Nấm linh chi là loại thảo dược đứng đầu của thượng phẩm, hơn cả
nhân sâm, là một dược thảo được xem là thần kỳ, có rất nhiều hiệu năng tốt,
dùng thời gian lâu không hại, nó có thể giúp người ta diên niên trường thọ.

Trước đây chỉ có vua chúa và vương hầu mới biết tới chứ dân thường thì chỉ
nghe mà rất ít khi được gặp.
Cây nấm đó còn mang rất nhiều huyền thoại lạ lùng hơn cả nhân sâm.
Người xưa truyền khẩu rằng nấm linh chi chỉ mọc tại những khu rừng rậm,
vào những thời điểm nhất định, người không có duyên sẽ không tìm được. Vì
vậy, những khối ngọc đúc theo hình chiếc nấm này gọi là ngọc như ý, có ý
tượng trưng cho sự sống lâu, ta thường thấy nơi tay các tiên ông trong tranh
cổ.[30]
Trong cuốn “Thần nông bản thảo” của Trung Quốc đã viết: “Linh Chi là
thuốc kết tinh được cái quý của mây mưa trên núi cao, cái tinh của ngũ hành
trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ sức khoẻ cho các bậc đế
vương”. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng viết: "Linh Chi là nguồn sản

Lưu Thị Minh Huệ

11

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam". Ngoài công dụng chữa bệnh, Linh Chi
còn có tác dụng làm đẹp.[31]
Cũng như nhiều loại nấm khác, nấm Linh chi có hàm lượng chất béo thấp.
Thành phần chất béo chủ yếu là axít béo chưa no, rất thích hợp cho những
người ăn kiêng, chống béo phì. Hàm lượng protein cao chỉ sau thị và đậu
nành.

Ngoài những giá trị về dinh dưỡng, nấm Linh chi còn có những dược tính
quý. Linh chi có tác dụng đặc biệt đối với các triệu chứng suy giảm miễn
dịch, căng thẳng thần kinh, suy sụp tinh thần, ít ngủ, các triệu chứng của hệ
tim mạch, ăn không ngon, bệnh béo phì, da xấu do nhiều nếp nhăn. Linh chi
cũng có tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh AIDS và làm chậm quá trình
phát bệnh ở bệnh nhân đã mắc phải bệnh này. Họ đã sử dụng các phương
pháp bào chế thông thường là ngâm rượu, cắt lát nấu lấy nước, nghiền bột để
uống, cũng có thể bào chế thành viên nang, viên hoàn tán [2]. Những khảo sát
dược lý và lâm sàng hiện nay cho thấy Linh chi không có độc tính, không có
tác dụng phụ dù dùng dài ngày, không tương kỵ với những dược liệu khác
hoặc tân dược trong điều trị.
Trong vòng 50 năm qua. Người ta đã tìm ra được những loại thuốc có sức
đề kháng cao với vi trùng từ một số cây nấm hay mốc trong đó có những loại
trụ sinh đầu tiên như penicilin, aureomycin, tetracycline. Kỹ nghệ trồng nấm
đã cung cấp cho chúng ta một nguồn thực phẩm dồi dào chất đạm và sinh tố.
Việc trồng nấm làm thuốc cũng ngày càng nâng cao. Vì thế người ta đã phục
hồi lại được một vị thuốc mà hai mươi năm trước còn là huyền thoại vì chỉ
nghe mà không mấy ai được thấy bao giờ.
Nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nguyên liệu sẵn có như
mùn cưa, rơm, rạ..., lực lượng lao động đông, trong khi đó trồng nấm thì
không cần đất mà chỉ cần diện tích nhỏ, vốn đầu tư thấp, vòng quay ngắn….

Lưu Thị Minh Huệ

12

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

là những điều kiện thuận lợi để nghề nuôi trồng nấm phát triển. Từ nhiều năm
trở lại đây nhiều mô hình trồng nấm đã được đưa ra và đang đem lại hiệu quả
kinh tế, giúp người dân xoá đói giảm nghèo và từng bước nâng cao chất lượng
cuộc sống. Vì vậy, trồng nấm không những đem lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn
góp phần xử lý những sản phẩm phế thải công nghiệp, nông nghiệp nên nghề
trồng nấm còn góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống con
người.
Để góp phần nhỏ trong việc đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển
các nguồn gen Linh chi trên vật liệu nuôi trồng tạo nguồn dược liệu có giá trị
cao và thúc đẩy phong trào trồng nấm Linh chi ở nước ta phát triển, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát
triển của một số chủng Linh chi tự nhiên (Ganoderma lucidum) trên giá
thể mùn cưa tạp”.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số chủng Linh chi
trên giá thể mùn cưa tạp.
Xác định được môi trường thích hợp cho sự phát triển của một số chủng
Linh chi nghiên cứu, góp phần tăng sản lượng và giá trị kinh tế của các chủng
Linh chi đó.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp số liệu, thông tin khoa học cho công tác nghiên cứu về nuôi
trồng, chọn tạo giống nấm Linh chi.
Trên cơ sở nuôi trồng nấm ở một số công thức môi trường khác nhau,
tiến hành xác định điều kiện nuôi trồng thích hợp nhất trong từng giai đoạn
phát triển, góp phần củng cố quy trình công nghệ nuôi trồng nấm Linh chi.
3.2. Ý nghĩa thƣc tiễn


Lưu Thị Minh Huệ

13

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Góp phần làm đa dạng công thức môi trường cho công nghệ sản
xuất Linh chi.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để góp phần phát triển công nghệ
nuôi trồng nấm, góp phần trồng nấm hiệu quả hơn, tăng chất lượng nấm, tận
dụng những phế liệu nông - lâm nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường,
tạo nên nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng có giá trị dược học và kinh tế cao,
đồng thời góp phần giúp giải quyết công ăn việc làm cho lao động dư thừa ở
các vùng nông thôn.

Lưu Thị Minh Huệ

14

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I:TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sinh học nấm Linh chi
1.1.1. Phân loại nấm chi
Linh chi có tên khoa học là Garnoderma lucidum, thuộc nhóm nấm
lớn, rất đa dạng về chủng loại. Thời nhà Minh của Trung Quốc, nhà y – dược
học nổi tiếng Lý Thời Trân trong “Bản Thảo Cương Mục” đã phân ra 6 loại
Linh chi và màu sắc của chúng như sau:
Bảng 1.1. Bảng phân loại 6 loại Linh chi (lục bảo Linh Chi) của
Lý Thời Trân (1595) [25].
Tên gọi

Màu sắc

Thanh Long (Long chi)

Xanh

Hồng chi (Xích chi, Đơn chi)

Đỏ

Hoàng chi (Kim chi)

Vàng

Bạch chi (Ngọc chi)


Trắng

Hắc chi (Huyền chi)

Đen

Tử chi

Tím

Ngày nay vị trí phân loại của Linh Chi đã được thừa nhận như sau:
Giới Nấm

Mycetalia

Ngành Nấm đảm

Basidiomycota

Lớp Nấm đảm

Basidiomycetes

Bộ Nấm Lỗ

Aphyllophorales

Họ Linh chi

Ganodermataceae Donk


Chi Linh chi

Ganoderma

Loài Linh chi

Ganoderma Lucidum [10].

Lưu Thị Minh Huệ

15

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.1.2. Đặc điểm sinh học
1.1.2.1. Hình thái Linh chi

Hình 1.1: Cấu tạo cắt ngang của tai nấm Linh Chi
- Nấm Linh chi (quả thể) cây nấm gồm 2 phần: cuống nấm và mũ nấm
(phần phiến đối diện với mũ nấm) .[3].
 Cuống nấm
- Cuống dài hoặc ngắn, đính bên, có hình trụ, đường kính 0,5 – 3 cm.
- Cuống nấm ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ
cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán

nấm .[3].
 Mũ nấm
- Mũ nấm khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt. Trên mặt mũ
nấm có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh - vàng nghệ - vàng nâu vàng cam - đỏ nâu - nâu tím nhẵn bóng như vecni. Mũ nấm thường có đường
kính từ 5 – 15 cm, dày 0,8 – 1,2 cm có loài Linh chi đường kính lớn tới trên
100 cm, phần đính cuống thường gồ lên hoặc hơi lõm .[3].
- Mặt dưới mũ nấm phẳng có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, mặt này
có nhiều lỗ li ti, đây chính là nơi hình thành và phát tán các bào tử nấm.
- Khi nấm đến tuổi trưởng thành, phát tán bào tử từ lỗ sinh bào tử ở
phía dưới mũ nấm có màu nâu sẫm.
 Phần thịt nấm

Lưu Thị Minh Huệ

16

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Phần thịt nấm có chất lie màu vàng kem, nâu nhạt, hoặc trắng kem,
phân chia kiểu lớp trên và lớp dưới.
- Qua giải phẫu hiển vi người ta thấy ở lớp trên các tia sợi có đầu phình
hình thùy, đan khít vào nhau tạo thành lớp vỏ láng (dày khoảng 0,2 – 0,5 mm)
có sự tiết ra các chất laccate không tan trong nước, nhưng có thể tan mạnh
trong cồn. Nhờ lớp laccate mà nấm chịu được mưa nắng.
Ở lớp dưới hệ sợi tia xuống đều đặn tiếp giáp vào tầng sinh bào tử hay

còn gọi là bào tầng, thụ tầng. Đây là một lớp ống dày từ 0,2 – 0,8 cm, màu
kem hoặc nâu nhạt gồm các ống nhỏ thẳng, miệng gần tròn, màu trắng hoặc
màu vàng chanh nhạt, khoảng 3 – 5 ống/mm2.[14].
1.1.2.2. Đảm bào tử
- Có dạng trứng cụt, đôi khi được mô tả là dạng trứng có đầu chóp tròn
hoặc nhọn.
- Có 2 dạng:
+ Dạng lõm đầu.
+ Dạng không lõm đầu
- Bào tử có cấu trúc vỏ kép lớp ngoài không mầu, lớp trong có gai nhọn
đâm sát ra màng ngoài, chính giữa khối nội chất tụ lại một giọt hình cầu, dạng
giọt dầu và có kích thước khoảng (6 – 7,7m) × (8 – 11,5m) . [9].
1.1.3. Đặc tính dược học và hoạt chất trong Linh chi
1.1.3.1. Đặc tính dược học của nấm Linh chi
Linh chi là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là một loại nấm
thực vật, có nhiều tên gọi khác nhau như Linh chi thảo, Nấm Trường thọ,
Nấm Lim, Thuốc Thần tiên, Hổ nhũ Linh chi, Mộc Linh chi, Tử linh chi.
Tài liệu cổ nhất nói tương đối cụ thể về khả năng trị liệu của Linh Chi
cũng của Lý Thời Trần (1595). Theo tác giả, trong sáu loại Linh Chi thì mỗi
loại có đặc tính riêng.

Lưu Thị Minh Huệ

17

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Bảng 1.2: Đặc điểm của Lục bảo Linh Chi theo Lý Thời Trân
TÊN GỌI

MÀU SẮC

ĐẶC TÍNH

Thanh chi hay

xanh

vị chua, tính bình, không độc; chủ trị sáng
mắt, bổ gan khí, an thần, tăng trí nhớ

Long chi
Hồng chi, Xích

Đỏ

chi hay Đơn chi
Hoàng chi hay

dưỡng tim, bổ trung, chữa trị tức ngực
vàng

Kim chi
Bạch chi hay


Trắng

vị cay, tính bình, không độc; ích phổi, thông
mũi, cường ý chí, an thần, chữa ho nghịch hơi.

đen

Huyền chi
Tử chi hay Mộc

vị ngọt, tính bình, không độc; an thần, ích tì
khí

Ngọc chi
Hắc chi hay

vị đắng, tính bình, không độc; tăng trí nhớ,

vị mặn, tính bình, không độc; trị chứng bí
tiểu, ích thận khí

tím

vị ngọt, tính ôn, không độc; trị đau nhức khớp
xương, gân cốt.

chi

Cả sáu loại đều có tính năng giúp người ta thân thể khinh linh, trẻ mãi
không già, tiêu sái, trường thọ.

Bản Thảo Cương Mục của Lý Thời Trân viết là "dùng lâu, không già, người
nhẹ nhàng, sống lâu như thần tiên".
Nói chung, Linh Chi bổ đủ ngũ tạng, nhưng mỗi loại có một tính năng
khác nhau. Tuy nhiên những biện biệt trong Thần Nông Bản Thảo xem ra chỉ
thuần lý, dựa trên ngũ hành, ngũ sắc để luận hơn là được thử nghiệm thực tế.
Màu xanh thuộc mộc, chủ can nên thanh chi bổ gan, màu trắng thuộc kim, chủ
phế nên bạch chi bổ phổi, màu đen thuộc thủy, chủ thận nên bổ thận, màu

Lưu Thị Minh Huệ

18

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

vàng thuộc thổ, chủ tì vị nên bổ tì. Tác dụng và hậu quả đều do hệ luận đó mà
ra.
Gần đây khi tìm được cách gây giống, những khoa tại Nhật Bản đã chứng
minh được rằng những cây nấm màu sắc khác nhau không phải vì khác loại
mà chỉ vì môi trường và điều kiện sinh hoạt khác nhau. Thay đổi điều kiện
người ta cũng có thể có được đủ sáu loại từ cùng một giống.[30]
 Theo Y học cổ truyền:
-

Theo sách Thần nông bản thảo và Bản thảo cương mục: "Thanh chi tính


bình không độc, chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ, chữa bệnh
thuộc huyết và thần kinh tim. Hoàng chi vị ngọt, tính bình, không độc, làm
mạnh hệ thống miễn dịch. Hắc chi vị mặn, tính bình không độc, chủ trị bí tiểu
tiện, sỏi thận, bệnh ở cơ quan bài tiết. Bạch chi vị cay, tính bình, chủ trị hen,
ích phế khí. Tử chi vị ngọt, tính ôn, không độc, chủ trị đau nhức khớp xương,
gân cốt".[29].
- Theo sách Trung dược học: "Linh chi có tác dụng dưỡng tâm an thần, chỉ
khái bình suyễn, bổ khí dưỡng huyết, chủ trị các chứng tâm thần bất an, khái
thấu háo suyễn, khí huyết bất túc, tỳ vị hư nhược".[29].
 Kết quả nghiên cứu dƣợc lý hiện đại:
 Đối với hệ tuần hoàn
+ Ổn định huyết áp: điều trị bệnh cao huyết áp, huyết áp thấp.
+ Lọc sạch máu, tăng khả năng cung cấp oxi cho máu do đó chữa
được các chứng thiếu oxi ở người già, chữa bệnh tức ngực…
+ Tăng cường tuần hoàn máu nên điều hoà kinh nguyệt, làm da dẻ
hồng hào.[22].
+ Trợ tim, làm giảm cholesterol, làm giảm xơ cứng thành động mạch.
[24].
 Đối với hệ miễn dịch

Lưu Thị Minh Huệ

19

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


+ Điều trị bệnh gan: nhóm steroit giải độc gan, bảo vệ gan ngừng
tổng hợp cholesterol, trung hoà vi rút, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh
nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan
nhiễm mỡ… [22].
+ Điều trị các bệnh ung thư nhờ Polysacharid nhóm không hòa tan
trong nước B (1- 3D Glucan) .[26].
+ Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, có thể phòng chữa trị nhiều
bệnh do khả năng miễn dịch bị giảm gây nên như bệnh phù thũng… [3].
+ Chống dị ứng nhờ các Axit Ganoderic.
+ Tác dụng như một chất ôxi hóa khử các gốc tự do trong cơ chế
chống lão hóa, chống ung thư, tăng tuổi thọ, làm cơ thể luôn tươi trẻ, tráng
kiện . [26].
+ Bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Linh chi cũng có
tác dụng giúp cơ thể thải loại nhanh các chất độc, kể cả các kim loại nặng
như: Chì, Germanium...[26].
+ Trong điều trị bệnh nhiễm Virus HIV: Linh chi có thể được đưa vào
phác đồ điều trị tạm thời nhằm nâng đỡ hiện trạng miễn dịch của bệnh nhân .


Đối với hệ tiêu hóa – phụ trị
+ Điều trị loét dạ dầy - tá tràng.
+ Điều trị ăn không ngon, tiêu hóa kém.
+ Điều trị tiểu đường do thúc đẩy quá trình tiết . [26].
+ Linh chi làm sạch ruột thúc đẩy hệ tiêu hoá, nên chống táo bón
mãn và ỉa chẩy.
+ Chống bệnh béo phì .[22].

 Đối với hệ thần kinh có tác dụng với:
+ Các Stress gây căng thẳng


Lưu Thị Minh Huệ

20

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

+ Suy nhược thần kinh kéo dài, mất ngủ, đau đầu, thấy chiêm bao .
[26].
 Linh chi còn có hiệu quả rõ rệt đối với các bệnh như: biến chứng sau
khi tràn dịch não, viêm phế quản mãn, hen, mắt kém, đau dạ dày, giảm bạch
cầu, chân tay lạnh, đổ mồ hôi, tiền liệt tuyến, bệnh trĩ, nghẽn mạch máu, đái ra
máu... [3].
 Ứng dụng lâm sàng:
Trị suy nhược thần kinh: Bệnh viện Hoa sơn thuộc Viện Y học số 1
Thượng hải báo cáo: Dùng cả 2 loại Linh chi nhân tạo và Linh chi hoang dại
chế thành viên (mỗi viên tương đương 1g thuốc sống), mỗi lần uống 3 viên,
ngày 3 lần, một liệu trình từ 10 ngày đến 2 tháng. Trị 225 ca, tỷ lệ kết quả
83,5 - 86,3%, nhận xét thuốc có tác dụng an thần, điều tiết thần kinh thực vật
và tăng cường thể lực ( theo báo Tân y học, số phụ chuyên đề về bệnh hệ
thống thần kinh 1976,3:140) .[29]
Trị chứng cholesterol máu cao: Báo cáo của Sở nghiên cứu kháng khuẩn
tố công nghiệp Tứ xuyên, dùng liên tục từ 1 đến 3 tháng cho 120 ca thuốc có
tác dụng hạ cholesterol huyết thanh rõ rệt, tỷ lệ kết quả 86% ( theo báo cáo
đăng trên báo thông tin Trung thảo dược 1973,1:31) .[29]

Trị viêm phế quản mạn tính: Tổ nghiên cứu Linh chi tỉnh Quảng đông
báo cáo dùng siro Linh chi và đường Linh chi, trị 1.110 ca có kết quả và có
nhận xét là thuốc có tác dụng đối với thể hen và thể hư hàn ( theo tờ báo cáo
tư liệu Y dược Quảng đông 1979,1:1) .[29]
Trị viêm gan mạn tính: Tác giả dùng polysaccarit Linh chi chiết xuất từ
Linh chi hoang dại chế thành thuốc bột hòa nước uống, trị các loại bệnh viêm
gan mạn hoạt động, viêm gan mạn kéo dài và xơ gan gồm 367 ca, có nhận xét
phần lớn triệu chứng chủ quan được cải thiện, men SGOT, SGPT giảm tỷ lệ
67,7% ( Tạp chí Bệnh gan mật 1985,4:242) .[29]

Lưu Thị Minh Huệ

21

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trị chứng giảm bạch cầu: dùng polysaccarit chế thành viên (mỗi viên có
250mg thuốc sống) cho uống, theo dõi 165 ca, ghi nhận tỷ lệ có kết quả
72,57% ( Báo cáo của Lưu chí Phương đăng trên tạp chí Trung hoa huyết dịch
bệnh 1985,7:428) .[29]
Trị bệnh xơ cứng bì, viêm da cơ, bệnh liput ban đỏ, ban trọc: dùng Linh
chi chế thành dịch, tiêm bắp và viên uống. Trị xơ cứng bì 173 ca, tỷ lệ kết quả
79,1%, viêm da cơ 43 ca, có kết quả 95%, Liput ban đỏ 84 ca có kết quả 90%,
ban trọc 232 ca, có kết quả 78,88% ( Thông tin nghiên cứu Y học 1984,12:22)
.[29]

Theo sách Trung dược ứng dụng lâm sàng: thuốc có tác dụng đối với
bệnh loét bao tử, rối lọan tiêu hóa kéo dài, thường dùng phối hợp với Ngũ bội
tử, Đảng sâm, Bạch truật, Trần bì, Kê nội kim, Sa nhân, Sinh khương.[29]
Trị xơ cứng mạch, cao huyết áp, tai biến mạch não: thường phối hợp với
Kê huyết đằng, Thạch xương bồ, Đơn bì, Cẩu tích, Đỗ trọng, Thỏ ty tử,
Hoàng tinh. Thuốc còn cùng chữa bệnh động mạch vành, đau thắt ngực.[29]
Dùng giải độc các loại khuẩn: phối hợp với Cam thảo, Gừng, Táo.
Ngoài ra sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam của Đỗ tất Lợi có ghi:
Thuốc chữa bệnh phụ nữ thời kỳ mãn kinh . giúp thông minh và trí nhớ, dùng
lâu ngày giúp cho nhẹ người, tăng tuổi thọ. Nhiều người mua nấm Linh chi về
nấu canh, nấu súp làm món ăn cao cấp.[29]
1.1.3.2. Một số thành phần hóa học trong Linh chi
Các nhà khoa học trên thế giới đã khảo cứu hóa dược học của Linh chi
và thu được nhiều kết quả. Bằng phương pháp nghiên cứu cổ điển, các nhà
khoa học đã phân tích các thành phần hóa dược tổng quát của Linh chi, kết
quả thu được ở bảng 1.3.

Lưu Thị Minh Huệ

22

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Bảng 1.3. Thành phần hóa học của Linh chi (Trung Quốc và Việt Nam)
Thành phần


Phân tích của Việt Nam

Tài liệu Trung
Quốc (%)

Bột Linh chi (%)

Nước

12 - 13

12 - 13*

Cellulose

54 - 56

62 - 63*

Hợp chất nitơ

1,6 - 2,1

17,1*

1,9 - 2

5,0 *


Hợp chất Steroid

0,11 - 0,16

1,15**

0,52**

Hợp chất Phenol

0,08 - 0,1

0,10**

0,40**

4-5

0,30**

1,23**

Chất béo

Saponin

Cao Linh chi (%)

(*) Viện Pasteur TP.HCM
(**) Phân viện Dược liệu TP.HCM. [23].

Phân tích thành phần nguyên tố của nấm Linh chi thấy có nhiều nguyên
tố (khoảng 40 nguyên tố ) như P, S, Mg, Zn, Fe, K, Na, Mn, Al, Cu, Sr…. Hai
nguyên tố quan trọng nhất là selelium và germanium . [2].
1.1.3.3. Hoạt chất trong Linh chi
Gần đây bằng nhiều phương pháp hiện đại: phổ kế tử ngoại (UV), hồng
ngoại (IR), phổ kế khối lượng, sắc ký khối phổ (GC – MS), phổ kế cộng
hưởng từ hạt nhân đánh dấu (với 3H và 13C), đặc biệt là kỹ thuật sắc ký lỏng
cao áp (HPLC) và phổ kế pasma, đã xác định được gần 100 hoạt chất dẫn xuất
có trong nấm Linh chi. đã phân chia các loại hoạt chất Linh chi như sau :

Lưu Thị Minh Huệ

23

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Bảng 1.4. Thành phần hoạt chất cơ bản của nấm Linh Chi
Nhóm chất

Hoạt chất

Hoạt tính

Alcanoit


***

- Trợ tim
- Chống ung thư, tăng tính miễn dịch
- Hạ đường huyết

Beta -D-glucan
Polysacchar Ganoderan A, B, C, D- 6
id

BN – 3B: 1,2,3

- Miễn dịch

D–6

- Tăng tổng hợp Protein, tăng vận
chuyển hóa Nucleic.

Steroid

Ganodosteron

- Giải độc gan

Lanosporeric axit A

- Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol

Lonosterol II, III, IV, V

- Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol

Ganodermic axit Mf,T-O
Ganoderic axit R, S
Ganoderic
Triterpenoid B,D,F,H,K,S,Y…

axit - Ức chế giải phóng Histamin
- Hạ huyết áp, ức chế ACE

Ganodermadid

- Hạ huyết áp

Ganosporelacton A,B

- Chống khối u

Lucidene A, Lucidenol

- Bảo vệ gan

Nucleotide

Adenosin

Protein

Lingzhi – 8


Axit béo

Oleic axit

Lưu Thị Minh Huệ

- Ức chế kết dính tiểu cầu, giãn cơ,
giảm đau
- Chống dị ứng phổ rộng, điều hoà
miễn dịch
- Ức chế giải phóng Histamin

24

K34A Sinh_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.1.4. Điều kiện sinh sống của Linh Chi
Trong từng giai đoạn nấm Linh chi chỉ yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, độ
thông thoáng, ánh sáng, pH và dinh dưỡng . [5]. Các chỉ tiêu thích hợp cho
các yếu tố trên để Linh chi phát triển, sinh trưởng tốt được trình bày ở bảng
1.4.
Bảng 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện thích hợp trong quá trình sống
của Linh chi .[10]
Yếu tố
Nhiệt độ

Độ ẩm

Giai đoạn

Thích hợp

Nuôi sợi

200C – 300C

Quả thể

220C – 30oC

Nuôi sợi

60% - 62%

Cơ chất

Quả thể

80% - 95%

Không khí

Độ thông thoáng Nuôi sợi

0,06% - 0,1%


(Nồng độ CO2)

Quả thể

< 0,06%

pH

Nuôi sợi

4-6

Nuôi sợi

400 – 600 lux

Ánh sáng

Chú thích

Ngoài các yếu tố trên ảnh hưởng đến quá trình sống của Linh chi, còn có
một yếu tố vô cùng quan trọng là dinh dưỡng. Trong tự nhiên Linh chi thường
sống trên gỗ mục, hốc cây nên sử dụng trực tiếp nguồn cellulose làm chất
dinh dưỡng. Dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng của Linh chi gồm 3 loại là:
dinh dưỡng cacbon, dinh dưỡng đạm và chất khoáng.
1.1.5. Chu trình sống của Linh chi
Chu trình sống của Linh chi kéo dài từ 5 – 6 tháng, bắt đầu từ khi quả
thể trưởng thành và phóng thích bào tử đảm đơn bội vào không khí để phát
tán nhờ gió.


Lưu Thị Minh Huệ

25

K34A Sinh_KTNN


×