Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Trương Đức Bình,
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Tôi cũng xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ phương pháp
dạy học Sinh học, Khoa Sinh-KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Đồng cảm ơn các thầy cô giáo trường THPT Quế Võ 1 – thị xã Phố
Mới – tỉnh Bắc Ninh, thầy cô giáo trường THPT Ngô Quyền – Ba Vì – Hà
Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Xuân Hòa, ngày 15 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoài Phương
Nguyễn Thị Hoài Phương
1
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng bản
thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Thạc sĩ Trương Đức Bình
giảng viên khoa Sinh-KTNN. Mọi kết quả nghiên cứu trong đề tài đều trung
thực, không trùng với kết quả của tác giả nào, đề tài chưa từng được công bố
tại bất kì một công trình nghiên cứu khoa học nào hoặc của ai khác.
Xuân Hòa, ngày 15 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoài Phương
Nguyễn Thị Hoài Phương
2
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
aa
: Axit amin
BĐ
: Ban đầu
DTH
: Di truyền học
DVBC
: Duy vật biện chứng
ĐB
: Đột biến
ĐBG
: Đột biến gen
ĐV
: Động vật
GD & ĐT
: Giáo dục và đào tạo
GV
: Giáo viên
HS
: Học sinh
Nu
: Nuclêôtit
NTBS
: Nguyên tắc bổ sung
NST
: Nhiễm sắc thể
NXB
: Nhà xuất bản
THPT
: Trung học phổ thông
ThS
: Thạc sĩ
TS
: Tiến sĩ
rNu
: Ribônuclêôtit
SGK
: Sách giáo khoa
SH
: Sinh học
vsv
: Vi sinh vật
Nguyễn Thị Hoài Phương
3
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu .............................................................. 2
5. Phạm vi giới hạn của đề tài ....................................................................... 2
6. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
8. Những đóng góp của đề tài ....................................................................... 3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................ 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............. 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu DTH ........................................................................ 5
1.1.1. Trên thế giới ...................................................................................... 5
1.1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................... 6
1.2. Cơ sở lí luận phần V “DTH” chương trình SH 12.................................. 7
1.2.1. Lí luận DH ........................................................................................ 7
1.2.2. Quan điểm triết học........................................................................... 8
1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 8
1.3.1. Phương pháp xác định thực trạng ..................................................... 8
1.3.2. Thực trạng dạy và học phần V: Di truyền học Sinh học 12 .............. 9
1.3.2.1. Thực trạng..................................................................................... 9
1.3.2.2. Nguyên nhân của thực trạng ....................................................... 10
Nguyễn Thị Hoài Phương
4
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: BIÊN SOẠN TƯ LIỆU DẠY HỌC PHẦN V “DI TRUYỀN
HỌC” CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12 .................................................. 12
2.1. Cấu trúc phần V: Di truyền học Sinh học 12 ................................ 12
2.2.
Kiến thức và kĩ năng cần đạt được phần V “DTH” SH 12 ....... 13
2.2.1. Kiến thức phần V “Di truyền học” .......................................... 13
2.2.2. Kĩ năng phần V “Di truyền học” ............................................. 16
2.3. Nguyên tắc và quy trình biên soạn ................................................ 16
2.3.1. Nguyên tắc biên soạn ............................................................... 16
2.3.2. Quy trình biên soạn.................................................................. 16
2.4. Kết quả biên soạn .......................................................................... 17
2.4.1. Về hình ảnh .............................................................................. 17
2.4.2. Về lý thuyết.............................................................................. 18
CHƯƠNG 3: THAM VẤN CHUYÊN GIA ................................................ 20
3.1. Mục đích tham vấn chuyên gia .................................................... 20
3.2. Nội dung tham vấn chuyên gia..................................................... 20
3.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia .............................................. 20
3.4. Kết quả tham vấn chuyên gia ....................................................... 20
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................... 21
1. Kết luận ................................................................................................... 21
2. Kiến nghị ................................................................................................. 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 22
PHỤ LỤC ........................................................................................ 24
Nguyễn Thị Hoài Phương
5
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế kỷ 21, thế kỉ tri thức và kĩ năng của con người là những yếu tố
quyết định sự phát triển của xã hội. Do đó nền giáo dục phải trang bị cho học
sinh những tri thức và kĩ năng phục vụ cho quá trình học tập tốt cũng như vận
dụng tốt vào cuộc sống.
Cùng với sự phát triển của nền văn minh là các hệ lụy liên quan đến
vấn đề duy trì nòi giống. Như chúng ta đã thấy nền kinh tế phát triển làm thay
đổi bộ mặt của toàn xã hội nhưng những hiện tượng như ô nhiễm môi trường,
bệnh tật cũng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do môi trường và thức ăn bị ô
nhiễm làm xuất hiện đột biến có hại và sự di truyền của chúng qua các thế hệ
làm cho số lượng xuất hiện của chúng tăng lên mạnh mẽ.
Trước thực trạng khách quan đó, yêu cầu giảng dạy cho lứa tuổi học
sinh về đột biến và di truyền là cần thiết. Qua đây truyền đạt cho các em –
những chủ nhân tương lai của đất nước về tác hại cũng như cách phòng tránh
sự xuất hiện các đột biến có hại có thể xảy ra đối với bản thân và nòi giống,
tận dụng các đột biến có lợi vào một số ngành nghề như chọn giống, lai tạo,
phòng tránh các ĐB có hại cho vật nuôi và cây trồng,....
Các vấn đề liên quan đến đột biến và di truyền đặc biệt là di truyền
người đã được trình bày cụ thể, kĩ lưỡng trong phần V “Di truyền học”. Tuy
nhiên, nhằm mục đích để quá trình giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn, học sinh
dễ tiếp thu bài, khắc sâu nhớ lâu thì ngoài kênh thông tin sách giáo khoa có
thể thêm kiến thức lý thuyết bên ngoài và đặc biệt là thêm các hình ảnh minh
họa hay góp phần vào giảng dạy của giáo viên trong việc kích thích tư duy
tích cực, sáng tạo của học sinh theo quan điểm “từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng”.
Nguyễn Thị Hoài Phương
6
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Vì lí do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Sưu tầm tư liệu
phục vụ dạy học phần V: Di truyền học sinh học 12”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Sưu tầm các tư liệu về hình ảnh và bài tập phục vụ cho quá trình dạy
học phần V: Di truyền học Sinh học 12. Các tư liệu sẽ giúp cho quá trình
giảng dạy của giáo viên đạt hiệu quả cao hơn, kích thích học sinh chú ý, tư
duy tích cực, chủ động sáng tạo.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Xác định nội dung kiến thức và kỹ năng cần đạt được trong phần V
“Di truyền học” SH 12.
- Điều tra thực tế về dạy học phần V “Di truyền học” SH 12.
- Sưu tầm và nghiên cứu kiến thức liên quan dến kiến thức phần V: Di
truyền học SH 12 qua tài liệu tham khảo.
- Sưu tầm các hình ảnh có liên quan đến kiến thức phần V “Di truyền
học” SH 12 ban cơ bản ở trường THPT.
- Thiết kế một số giáo án cho phần V “Di truyền học” SH 12 có sử
dụng tư liệu đã tìm kiếm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh, đồng thời giúp các em dễ tiếp thu bài học, hiểu sâu, nhớ lâu và vận
dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Tiến hành giảng dạy một số bài theo các tư liệu đã sưu tầm được để
đánh giá chất lượng tư liệu đã sưu tầm trong việc dạy và học.
- Xin ý kiến đóng góp, đánh giá của chuyên gia về chất lượng tư liệu.
4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Tư liệu về hình ảnh và bài tập liên quan đến
nội dung kiến thức phần V: Di truyền học SH 12.
- Khách thể nghiên cứu: GV và HS lớp 12 tại trường thực tập.
5. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu các bài thuộc phần V: Di truyền học SH 12.
Nguyễn Thị Hoài Phương
7
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu sưu tầm được các hình ảnh và bài tập phù hợp nội dung kiến thức
phần V: Di truyền học SH 12 và với năng lực của học sinh thì sẽ nâng cao
được chất lượng dạy và học phần V: Di truyền học SH 12.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học phần V: Di
truyền học SH lớp 12.
- Nghiên cứu các tài liệu trên mạng có liên quan đến phần V: Di truyền
học SH 12.
- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học sinh học, các biện pháp
phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
7.2. Phương pháp điều tra, quan sát
Điều tra, quan sát thực trạng dạy học phần di truyền lớp 12 ở trường
THPT.
7.3. Phương pháp chuyên gia
Thông qua văn bản ( các giáo án), phiếu nhận xét đánh giá và qua trao
đổi trực tiếp, chúng tôi xin ý kiến nhận xét đánh giá của giáo viên sinh học có
kinh nghiệm trong giảng dạy ở trường THPT về chất lượng các tư liệu đã biên
soạn.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
8.1. Xác đinh được thực trạng dạy học phần V: Di truyền học SH 12.
8.2. Sưu tầm được một số hình ảnh phục vụ cho quá trình dạy và học
phần V: Di truyền học SH 12 (đĩa CD video hình ảnh phục vụ dạy học phần
V: Di truyền học Sinh học 12)
Nguyễn Thị Hoài Phương
8
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
8.3. Sưu tầm được một số bài tập và các công thức giải bài tập phù hợp
cho quá trình dạy và học phần V: Di truyền học SH 12 (phụ lục câu hỏi và bài
tập di truyền thuộc phần V: Di truyền học Sinh học 12 – phụ lục 3)
8.4. Thiết kế một số mẫu giáo án có sử dụng tư liệu đã sưu tầm (phụ
lục 1).
Nguyễn Thị Hoài Phương
9
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC
1.1.1. Trên thế giới
- Ngay từ cổ đại, nhiều nhà giáo dục lỗi lạc như Xocorat (470 – 399
TCN), Khổng Tử (551 – 479 TCN)... đã từng nói đến tầm quan trọng to lớn
của việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS và nói đến nhiều biện pháp
phát huy tính tích cực nhận thức.
- Từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19 nhiều nhà giáo dục lớn như J.A Conmesky
(1592 – 1670); Jacques Rousseau (1712 – 1778); A.Đixtecvec (1790 –
1866)... Trong các công trình nghiên cứu của mình về giáo dục phát triển trí
tuệ đều đặc biệt nhấn mạnh: Muốn phát triển trí tuệ bắt buộc người học phải
phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo để tự mình dành lấy trí thức. Muốn
vậy phải tăng cường khuyến khích người học tự khám phá, tự tìm tòi và suy
nghĩ trong quá trình học tập [8, tr.26 – 33].
- Ngày nay, chủ trương giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới đều
khẳng định: Lên lớp mà GV chỉ thông báo kiến thức là ít có hiệu quả, cần
thay dần việc thông báo bằng việc tổ chức HS tự tìm tòi để phát hiện kiến
thức. Do vậy việc sử dụng hình ảnh để kích thích học sinh tìm tòi kiến thức và
bài tập để tự học là cần thiết.
Trên thế giới có nhiều tác giả đề cập tới việc sử dụng bài tập vào dạy
hoc ở trường phổ thông. Trong đó có một số tác giả ở Liên Xô cũ như:
Socolovskaia 1971, Abranova, Kadosnhicov, Laixeva, Okarlinxki 1975.
Nguyễn Thị Hoài Phương
10
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
1.1.2. Ở Việt Nam
Nhiều tài liệu và thực tế đã cho thấy việc sử dụng hình ảnh trong
dạy bài mới và kiểm tra bài cũ có hiệu quả để học sinh phát huy khả năng
của mình.
Nhiều tài liệu giáo khoa trong đó có các câu hỏi - bài tập để sử dụng
trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức hay khâu dạy bài mới như: Trần Bá
Hoành, Lê Đình Trung,
Với vai trò như một biện pháp dạy học các bài tập đã được nhiều tác
giả đề cập tới và trong những năm gần đây cũng có nhiều đề tài của nhiều tác
giả đề cập tới các bài tập như:
- TS Lê Đình Trung, á
ng ài tậ
h n
i truy n à i n ị
- Đỗ Mạnh H ng, ài tậ tuy n h n inh h
10 - 11 – 12 tậ 1
- Đỗ Mạnh H ng, ài tậ tuy n h n inh h
10 - 11 – 12 tậ 2
- TS Vũ Đức Lưu, Tuy n h n à hân o i ài tậ
i truy n hay
à h .
- Nguyễn Thành Trung, Xây
h n i truy n h
nh m t h
ng à
ng âu h i, ài tậ
h a ho t ộng
ah
inh
hương
12, luận
văn thạc sĩ.
- Nguyễn Thế Hưng, Lê thị Minh, Xây
tậ nh m hát huy t nh t h
trong
yh
Sinh h
t
ng à
ng âu h i, ài
trong ho t ộng nhận th
ào Sinh h
10 , luận ăn th
- Th.S Phạm Đình Văn, Bài giảng
hương há
a người h
ĩ
y h c Sinh h c,
.
- Hư ng
trung
thi tuy n inh ào á trường
huy n nghiệ m n inh h
- Hư ng
trung
n giải
n giải
Nguyễn Thị Hoài Phương
ng,
tậ 1- NXB giáo dục năm 1999.
thi tuy n inh ào á trường
huy n nghiệ m n inh h
i h , ao
i h , ao
ng,
tậ 2 - NXB giáo dục năm 1999.
11
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
- Đ thi tuy n inh ào á trường
huy n nghiệ m n inh h
i h , ao
ng à trung
– NXB giáo dục năm 1994.
- Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2003),
uận
yh
Sinh
h , NXB Giáo dục Hà Nội.
- Nguyễn Thành Đạt – Nguyễn Văn Đính – Hoàng Thị Kim HuyềnĐinh Thị Kim Nhung – Nguyễn Xuân Thành – Nguyễn Đình Tuấn, Thi t
ài giảng inh h
12
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC SINH HỌC 12
1.2.1. Lí luận dạy học
“Mục đích dạy học chỉ đạt được khi và chỉ khi chúng ta xác định đúng
đắn nội dung và phương pháp.
Có nhiều khái niệm về PPDH, như:
- N.M. Veczilin và V.M. Coocxunskaia: “Phương há
y h c là cách
th c th y truy n t ki n th , ồng thời là cách th
ĩnh hội c a trò”
- Nguyễn Ngọc Quang (1970): “PPDH là cách th c làm việc c a th y và
c a trò trong s phối hợp thống nh t à ư i s chỉ o c a th y, nh m làm
cho trò t giác, tích c c, t l
tt im
h yh ”
- Đặng Vũ Hoạt (1971): “PP H à tổ hợp các cách th c ho t ộng c a
th y và trò trong quá trình d y h , ược ti n hành ư i vai trò ch
oc a
th y, nh m th c hiện các nhiệm v d y h ”
- Đinh Quang Báo (2000): “PP H à á h th c ho t ộng c a th y t o
ra mối liên hệ qua l i v i ho t ộng c a trò
tm
h yh ”
- Trần Bá Hoành (2002): “PP H à on ường, cách th GV hư ng
d n, tổ ch c chỉ o các ho t ộng h c tập tích c c, ch ộng c a HS nh m
t các m c tiêu d y h ” ” [9, Tr.37]
Khái niệm khái quát về phương pháp dạy học “PPDH là cách thức hoạt
động của thầy và trò trong mối liên hệ qua lại, thầy giữ vai trò chủ đạo, điều
khiển, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập của trò một cách tích
cực, chủ động nhằm đạt các mục tiêu dạy học đề ra.” [9, Tr.38]
Nguyễn Thị Hoài Phương
12
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Phương pháp trực quan và thực hành là 2 phương pháp phát huy tốt
năng lực của học sinh một cách tích cực, chủ động. Do vậy việc sử dụng
hình ảnh (mẫu vật tượng trưng) và bài tập (phương pháp thực hành) trong
dạy học là lựa chọn đúng đắn của giáo viên hướng cho cách thức học của
học sinh đạt hiệu quả.
1.2.2. Quan điểm triết học
Theo quan điểm triết học thì kết quả của hành động bị chi phối bởi hai
yếu tố là nội lực và ngoại lực. Yếu tố ngoại lực trong học tập là sự tác động,
hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn của GV. Yếu tố nội lực là vốn tri thức đã có,
động cơ học tập, năng lực tự điều chỉnh. Nội lực là nhân tố quyết định đến kết
quả quá trình nhận thức và rèn luyện kĩ năng. Do đó cần chú trọng đến yếu tố
nội lực.
Song để yếu tố nội lực có thể phát huy tối đa thì yếu tố ngoại lực giữ
vai trò quan trọng. Người GV cần tổ chức quá trình dạy nhằm mục đích phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học để quá trình học tập thực
sự đạt kết quả tốt.
Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của
con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn. Do vậy việc sử dụng hình ảnh vào dạy và học sẽ kích
thích được HS nhận thức, từ đó kiến thức sẽ khắc sâu nhớ lâu, vận dụng vào
các bài tập sẽ dễ dàng hơn.
1.3.
CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.3.1. Phương pháp xác định thực trạng
Để tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động dạy và học của giáo viên và
học sinh trong dạy học phần V: Di truyền học Sinh học 12 chúng tôi đã sử
dụng các phương pháp sau:
*S
ng hương há
h ng
n.
- Chúng tôi đã phỏng vấn 04 thầy (cô) dạy môn Sinh học trường THPT
Nguyễn Thị Hoài Phương
13
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
Quế Võ 1 và THPT Ngô Quyền cùng 50 học sinh trường THPT Quế Võ 1 về
những vấn đề sau: Những khó khăn thường gặp của HS trong việc học tập Sinh
học ở trường PT đặc biệt là phần V: Di truyền học Sinh học 12, những khó
khăn trong giảng dạy của thầy cô khi dạy phần V: Di truyền học Sinh học 12.
*S
ng hương há quan sát: Thông qua dự giờ dạy, tham khảo
bài soạn của một số GV dạy môn Sinh học 12, quan sát hoạt động của HS
trong giờ học, gặp gỡ trao đổi với các giáo viên và HS về vấn đề quan tâm.
1.3.2. Thực trạng dạy và học phần V: Di truyền học Sinh học 12
1.3.2.1. Thực trạng
Qua điều tra, phỏng vấn và quan sát, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
* V những h
hăn thường gặ
th à h n V: i truy n h
a HS trong iệ h
tậ Sinh h
SH 12
- Đa số các em gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin, tự tìm hiểu các
loại sơ đồ, hình vẽ trong SGK. Qua việc dạy, dự giờ, và trao đổi với HS,
chúng tôi thấy khi làm việc với hình vẽ, nhiều HS còn chưa chú ý xem xét các
bộ phận các chi tiết cụ thể của hình vẽ, khả năng nhận biết ý nghĩa của các
dấu hiệu và mối liên quan giữa các bộ phận trên hình vẽ còn rất hạn chế.
- Phần V: Di truyền học Sinh học 12 có khá nhiều kiến thức trừu tượng
trong khi SGK có ít tranh hình minh họa nên HS khá khó khăn trong việc hiểu
bài và vận dụng.
- Bên cạnh đó, môn Sinh học vẫn còn bị 14oil à môn phụ không quan
trọng nên tâm lý các em thường không chú ý vào bài dạy, trong khi phần V
SH 12 kiến thức khó, không hấp dẫn được HS trong giờ học nên thường
không đạt được kết quả cao.
* V những h
h n V: i truy n h
hăn
a giáo i n trong iệ
yh
SH
th
à
SH 12
- Giáo viên dạy học SH gặp khá nhiều khó khăn khi môn này bị HS coi
Nguyễn Thị Hoài Phương
14
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
là môn phụ nên các em thường không chú ý đến bài học, về nhà không học
bài cũ và đọc bài mới nên việc dạy học càng khó khăn hơn rất nhiều.
- Với phần V: Di truyền học SH 12 việc dạy càng khó khăn hơn khi
kiến thức nhiều, lại trừu tượng khó dạy, khó làm HS hứng thú nhất là khi
SGK có rất ít hình ảnh để minh họa kiến thức, cũng có ít bài tập để vận dụng
lại kiến thức.
1.3.2.2. Nguyên nhân của thực trạng
Qua phỏng vấn và quan sát, chúng tôi thấy rằng thực trạng nói trên có
thể do một số nguyên nhân sau:
*V
h a HS:
- Do các em đã quá quen với cách học từ cấp 2 theo lối bị động, chưa
có phương pháp tự học hiệu quả.
- Do có nhiều HS thiếu hụt về kiến thức, động vào đâu cũng thấy khó
thành ra chán nản với việc học và từ đó dẫn đến không quan tâm đến bài học
trên lớp.
- Tâm lí nhiều HS cho bộ môn Sinh học là môn phụ do vậy không quan
tâm, không chịu đầu tư công sức, thời gian cũng như không hứng thú lắm đến
học bộ môn này nên thường học đối phó mà chưa thực sự say mê, yêu thích
môn học.
* Đối
i GV:
- Phần lớn các GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới
phương pháp dạy học truyền thống sang dạy học đổi mới, song do ảnh hưởng
của lối dạy truyền thống đã quá quen thuộc trong thời gian dài, do thói quen
ngại thay đổi cái cũ cũng như ngại mất nhiều công sức, thời gian cho việc
soạn bài theo hướng tăng dần tính tích cực của người học. Do vậy, những giờ
dạy theo phương pháp dạy tăng cường hoạt động của HS chưa được nhiều.
- Do các em HS có trình độ nhận thức không đều, rất nhiều em học yếu,
Nguyễn Thị Hoài Phương
15
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
ít nói do vậy tâm lí của nhiều GV chỉ lo dạy cho các em nắm được kiến thức
cơ bản, còn việc để bồi dưỡng niềm đam mê SH với các em là rất ít.
* Ngoài các nguyên nhân cơ bản trên chúng tôi thấy còn có một số
nguyên nhân khác như thiếu tài liệu phục vụ dạy và học, do cơ sở vật chất còn
chưa đáp ứng đầy đủ cho việc đổi mới phương pháp như phòng học hiện đại,
máy tính, đèn chiếu,...
Qua nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân nói trên thì khẳng định việc
sưu tầm tư liệu (hình ảnh và bài tập) phục vạu dạy học phần V: Di truyền học
SH 12 là điều thực sự cấp thiết.
Nguyễn Thị Hoài Phương
16
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG II: BIÊN SOẠN TƯ LIỆU DẠY HỌC PHẦN V: DI
TRUYỀN HỌC CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12
2.1. CẤU TRÚC PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC SINH HỌC 12
Phần 5: DI TRUYỀN HỌC, gồm 22 tiết và được chia làm 5 chương.
+ Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ gồm 6 bài lí thuyết
và 1 bài thực hành từ bài 1 đến bài 7.
- Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN.
- Bài 2: Phiên mã và dịch mã.
- Bài 3: Điều hòa hoạt động gen.
- Bài 4: Đột biến gen.
- Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
- Bài 7: Thực hành
+ Chương II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
gồm 6 bài lí thuyết, 1 bài thực hành và 1 bài ôn tập từ bài 8 đến bài 15.
- Bài 8: Quy luật Menđen : quy luật phân li.
- Bài 9: Quy luật Menđen : quy luật phân li độc lập.
- Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen.
- Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen.
- Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.
- Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen.
- Bài 14: Thực hành
- Bài 15: Ôn tập chương I và II.
+ Chương III: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ gồm 2 bài từ 16 đến 17
- Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
- Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)
Nguyễn Thị Hoài Phương
17
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
+ Chương IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC gồm 3 bài từ 18 đến 20
- Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.
- Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen.
+ Chương V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI gồm 3 bài từ 21 đến 23
- Bài 21: Di truyền y học
- Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của
di truyền học
- Bài 23: Ôn tập phần di truyền học.
2.2. KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN ĐẠT ĐƯỢC TRONG PHẦN V:
DI TRUYỀN HỌC SINH HỌC 12
2.2.1. Kiến thức phần V “Di truyền học”
+ hương : Ơ HẾ DI TRYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương này cho thấy bản chất của cơ chế di truyền là cơ chế truyền đạt
thông tin.
- Bài 1 và bài 2 trình bày: cách thức tổ chức thông tin thành các đơn vị
di truyền (gen), các đặc điểm của mã di truyền; cách thức truyền đạt thông tin
di truyền từ tế bào này sang tế bào khác (quá trình nhân đôi ADN), từ ADN
sang tính trạng thông qua các quá trình tổng hợp ARN (phiên mã) và từ ARN
sang prôtêin (dịch mã).
- Bài 3 trình bày về quá trình điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ.
- Bài 4 trình bày về các loại đột biến gen với một số nguyên nhân và
cơ chế phát sinh đột biến điểm, hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.
- Bài 5 và 6 đề cập đến cấu trúc của nhiễm sắc thể và các loại đột biến
nhiễm sắc thể.
- Bài 7 Thực hành: quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể
trên tiêu bản cố định và tiêu bản tạm thời.
Nguyễn Thị Hoài Phương
18
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
+ hương : TÍNH QUY UẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
Nhờ những kiến thức ở chương I về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền
và biến dị mà ở chương này học sinh có cơ sở để hiểu những mối quan hệ
nhân quả đã chi phối tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Chính
vì ADN nhân đôi dẫn tới NST nhân đôi. Sự phân ly và tỏ hợp các NST theo
những cơ chế xác định mà sự di truyền diễn ra theo những quy luật có thể tiên
đoán được.
- Bài 8 và 9: trình bày về các quy luật của Menđen nhưng chú trọng
đến phương pháp nghiên cứu khoa học của Menđen giúp ông phát hiện ra các
quy luật di truyền, trong đó nhấn mạnh đến việc ứng dụng toán thống kê xác
suất để tìm ra quy luật.
- Bài 10: giới thiệu về tương tác giữa các gen không alen và tác động
đa hiệu của gen. Sản phẩm của các gen có thể tương tác với nhau cho ra kiểu
hình khác nhau. Các alen của cùng một gen có thể tương tác với nhau theo
kiểu trội lặn hoàn toàn, trội lặn không hoàn toàn hoặc đồng trội. Sản phẩm
của các gen khác nhau có thể tương tác với nhau theo nhiều cách trong đó tác
động theo kiểu cộng gộp được trình bày kĩ vì phần lớn tính trạng liên quan
dến năng suất vật nuôi cây trồng được di truyền theo cơ chế này. Bài này còn
cho học sinh thấy mối quan hệ gen và tính trạng không đơn giản theo kiểu
một gen – một tính trạng mà một gen có thể quy định nhiều tính trạng cũng
như nhiều gen c ng quy định về một tính trạng. Ngoài ra môi trường cũng có
ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành tính trạng.
- Bài 11: giới thiệu về cách thức phân bố các gen nằm trên cùng một
nhiễm sắc thể và được di truyền theo nhóm liên kết.
- Bài 12: giới thiệu về nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới
tính, sự di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân.
Nguyễn Thị Hoài Phương
19
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
- Bài 13: trình bày về mối quan hệ qua lại giữa kiểu gen và môi trường
trong việc quy định tính trạng.
- Bài 14: thực hành lai giống trên một nhóm đối tượng cá cảnh, cây
ngắn ngày,...
- Bài 15: bài tập chương I và chương II
+ hương
: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
- Bài 16: giới thiệu về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và
quần thể giao phối gần (cận huyết).
- Bài 17: trình bày cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối và trạng
thái cân bằng di truyền của quần thể (cân bằng Hacđi – Vanbec)
+ hương V: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
- Với các bài 18 – 20, chương này giới thiệu tóm tắt về các phương
pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, tạo nguồn đột biến nhờ công
nghệ tế bào và công nghệ gen.
+ hương V: DI TRUYỀN HỌ NGƯỜI
- Với bài 21 – 22, chương này giới thiệu về di truyền y học và vấn đề
bảo vệ vốn gen của loài người. Chương này không giới thiệu lại các phương
pháp nghiên cứu di truyền người đã có trong chương trình Sinh học 9 mà giới
thiệu một số bệnh di truyền ở người, nguyên nhân và cơ chế gây bệnh di
truyền ở người. Việc giới thiệu về tư vấn di truyền và vấn đề chuẩn đoán
trước sinh cũng được đề cập như những biện pháp giảm bớt gánh nặng di
truyền và bảo vệ vốn gen của loài người.
- Bài 23 hướng dẫn ôn tập phần di truyền học thông qua việc tóm tắt
lại các kiến thức cốt lõi của các chương và sau đó nêu các câu hỏi và bài tập
di truyền để học sinh ôn luyện.
Nguyễn Thị Hoài Phương
20
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
2.2.2. Kĩ năng phần V “Di truyền học”
- Kĩ năng thực hành: phát triển kĩ năng quan sát, thí nghiệm để tìm
nguyên nhân của các hiện tượng, quy luật di truyền diễn ra trong cơ thể sống.
- Kĩ năng tư duy: phát triển kĩ năng tư duy thực nghiệm quy nạp, tư duy
lí luận (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa,...)
- Kĩ năng học tập: phát triển kĩ năng học tập đặc biệt là kĩ năng tự học.
Biết thu thập xử lí thông tin, lập bảng, biểu đồ, đồ thị,... Làm việc cá nhân và
theo nhóm. Làm báo cáo nhỏ trình bày trước tổ và lớp.
- Kĩ năng rèn luyện sức khỏe: biết vệ sinh cá nhân, bảo vệ cơ thể,
phòng chống bệnh tật, thể dục thể thao,.... nhằm nâng cao năng suất học tập
và lao động. Đồng thời biết vận dụng các kiến thức vào thực tế đời sống để
giảm bớt gánh nặng di truyền và bảo vệ vốn gen của loài người.
2.3. NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH BIÊN SOẠN
2.3.1. Nguyên tắc biên soạn
Qua quá trình nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy hiệu quả
của việc sử dụng hình ảnh và bài tập trong dạy học của giáo viên hiện nay chưa cao,
còn nhiều bất cập. Để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, khi sử dụng
hình ảnh và bài tập cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Bám sát mục tiêu dạy học.
- Đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh.
- Đảm bảo tính chính xác của nội dung.
- Đảm bảo tính thực tiễn.
Trong các nguyên tắc đó, phải đặt lên hàng đầu nguyên tắc bám sát mục tiêu
dạy học.
2.3.2. Quy trình biên soạn
- Về hình ảnh: sau khi tìm hiểu kĩ nội dung của phần V: Di truyền học
Sinh học 12, tiến hành lên mạng tìm các hình ảnh phù hợp nguyên tắc tương
ứng với từng bài. Sau đó, tổng hợp các hình ảnh sưu tầm được thành một
Nguyễn Thị Hoài Phương
21
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
video, trong video có phân chia các hình ảnh từng bài cụ thể, các hình ảnh có
nội dung cụ thể ra sao.
- Về bài tập: theo các nguyên tắc sưu tầm, tiến hành tham khảo các tài
liệu gồm sách, luận văn và tài liệu trên mạng về bài tập trắc nghiệm và tự
luận. Sau đó tiến hành kiểm định tính chính xác của các bài tập đã sưu tầm rồi
lọc các bài tập quá khó đối với học sinh, giữ lại những bài tập phù hợp năng
lực của đa số học sinh nhờ sự giúp đỡ của thầy cô giáo trường THPT. Cuối
cùng, tổng hợp các bài thành phụ lục câu hỏi và bài tập được phân chia rõ
rang theo các bài để thuận tiện cho việc sử dụng.
2.4. KẾT QUẢ BIÊN SOẠN
2.4.1. Về hình ảnh: một số hình ảnh sử dụng trong thiết kế giáo án (phụ lục
1), tư liệu hình ảnh đĩa CD tổng hợp hình ảnh (386 hình ảnh) đã sưu tầm được
cụ thể:
+ Bài 1: 27 hình ảnh.
+ Bài 2: 23 hình ảnh.
+ Bài 3: 14 hình ảnh.
+ Bài 4: 8 hình ảnh.
+ Bài 5: 31 hình ảnh.
+ Bài 6: 16 hình ảnh.
+ Bài 8: 28 hình ảnh.
+ Bài 9: 16 hình ảnh.
+ Bài 10: 12 hình ảnh.
+ Bài 11: 28 hình ảnh.
+ Bài 12: 18 hình ảnh.
+ Bài 13: 18 hình ảnh.
+ Bài 16: 14 hình ảnh.
+ Bài 17: 11 hình ảnh.
Nguyễn Thị Hoài Phương
22
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
+ Bài 18: 16 hình ảnh.
+ Bài 19: 18 hình ảnh.
+ Bài 20: 46 hình ảnh.
+ Bài 21: 32 hình ảnh.
+ Bài 22: 10 hình ảnh.
2.4.2. Về lý thuyết: tư liệu lý thuyết (phụ lục câu hỏi và bài tập cho từng bài
dạy trong phần V “DI TRUYỀN HỌC” sinh học 12 – phụ lục 3) gồm có công
thức sử dụng để giải bài tập và các bài tập tự luận và trắc nghiệm đã sưu tầm
được, cụ thể:
+ Bài 1: cung cấp công thức giải bài tập, có 10 bài tập gồm 4 bài tự
luận và 6 bài trắc nghiệm.
+ Bài 2: cung cấp công thức giải bài tập, có 10 bài tập gồm 9 bài tự
luận và 1 bài trắc nghiệm.
+ Bài 3: có 10 bài tập gồm 1 bài tự luận và 9 bài trắc nghiệm.
+ Bài 4: cung cấp công thức giải bài tập, có 11 bài tập gồm 6 bài tự
luận và 5 bài trắc nghiệm.
+ Bài 5: cung cấp công thức giải bài tập, có 10 bài tập gồm 7 bài tự
luận và 3 bài trắc nghiệm.
+ Bài 6: cung cấp công thức giải bài tập, có 7 bài tập gồm 4 bài tự luận
và 3 bài trắc nghiệm.
+ Bài 8: cung cấp công thức giải bài tập, có 10 bài tập gồm 8 bài tự
luận và 2 bài trắc nghiệm.
+ Bài 9: có 10 bài tập gồm 5 bài tự luận và 5 bài trắc nghiệm.
+ Bài 10: có 10 bài tập gồm 6 bài tự luận và 4 bài trắc nghiệm.
+ Bài 11: có 7 bài tập trắc nghiệm.
+ Bài 12: có 10 bài tập gồm 7 bài tự luận và 3 bài trắc nghiệm.
+ Bài 13: có 10 bài tập trắc nghiệm.
Nguyễn Thị Hoài Phương
23
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
+ Bài 16: cung cấp công thức giải bài tập, có 9 bài tập trắc nghiệm.
+ Bài 17: cung cấp công thức giải bài tập, có 10 bài tập gồm 7 bài tự
luận và 3 bài trắc nghiệm.
+ Bài 18: có 10 bài tập trắc nghiệm.
+ Bài 19: có 10 bài tập trắc nghiệm.
+ Bài 20: có 12 bài tập trắc nghiệm.
+ Bài 21: có 10 bài tập trắc nghiệm.
+ Bài 22: có 10 bài tập trắc nghiệm.
Nguyễn Thị Hoài Phương
24
K35A - SP Sinh
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG III. THAM VẤN CHUYÊN GIA
3.1. MỤC ĐÍCH THAM VẤN CHUYÊN GIA
Thăm dò, đánh giá chất lượng và phản hồi lại của học sinh và giáo
viên về các bài tập và hình ảnh dạy học để chỉnh sửa, hoàn thiện và đưa
vào sử dụng.
3.2. NỘI DUNG THAM VẤN CHUYÊN GIA
Chất lượng các hình ảnh và bài tập đã xây dựng ở các tiêu chí:
Tính chính xác về nội dung.
Tính mới mẻ, phong phú về hình ảnh.
Sự hấp dẫn học sinh.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
3.3. PHƯƠNG PHÁP THAM VẤN CHUYÊN GIA
Thông qua phiếu nhận xét, đánh giá (phụ lục 2) các bài giảng đã
xây dựng gửi tới GV để xin ý kiến đánh giá, nhận xét về tính ứng dụng
các bài giảng.
3.4. KẾT QUẢ THAM VẤN CHUYÊN GIA
Thông qua phiếu nhận xét, đánh giá và trao đổi trực tiếp với thầy cô
chuyên môn ở trường THPT ban đầu cho thấy bài tập cũng như hình ảnh sưu
tầm đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, có thể sử dụng làm tài liệu học tập của
HS, cũng như là tài liệu để GV sử dụng trong công tác giảng dạy. Một số ý
kiến góp ý nên chỉnh sửa hình ảnh sang tiếng Việt để dễ dàng sử dụng cho
giảng dạy, bài tập đến phần nào đưa công thức phần đó, công thức trong bài
tập là những công thức có thể sử dụng trong các bài tập của phần V “DTH”
chương trình SH 12 chứ không nhất thiết của riêng bài nào, cần lựa chọn bài
phù hợp cho mục đích giảng dạy (dạy bài mới hay củng cố kiến thức về nhà).
Nguyễn Thị Hoài Phương
25
K35A - SP Sinh