Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hâu trong dạy học sinh học ở THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 87 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
----------

TẠ THỊ THUYẾT

TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN
ĐỔI
KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở
THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học

HÀ NỘI- 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
----------

TẠ THỊ THUYẾT

TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC SINH
HỌC Ở THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


ThS. Hoàng Thị Kim Huyền

HÀ NỘI- 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này lời đầu tiên em xin đƣợc gửi lời
cảmơn chân thành tới cô giáo, ThS. Hoàng Thị Kim Huyền đã trực tiếp hƣớng dẫn
và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy , cô giáo trong tổ Phƣơng pháp dạy học
khoa Sinh – KTNN trƣờng ĐHSP, Hà Nội 2, cùng các thầy cô giáo trong tổ Sinh –
Kỹ- Thể trƣờng THPT Khoái Châu – Hƣng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu, giúp đỡ để em hoàn thành tốt Khóa
luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình và bạn đã đã
giúp đỡ, động viên em trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2012
Sinh viên
Tạ Thị Thuyết


LỜI CAM ĐOAN
Với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo ThS Hoàng Thị Kim Huyền tôi đã hoàn
thành Khóa luận tốt nghiệp “Tích hợp giá o dục ứng phó với Biến đổi khí hậu
trong dạy học Sinh học ở trường THPT”.
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài đảm bảo tính chính xác,
trung thực không trùng lặp với bất kì đề tài nào khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 4 năm 2012

Sinh viên
Tạ Thị Thuyết


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

CB

: Cơ bản

DHSH

: Dạy học Sinh học

ĐTSH

: Đấu tranh sinh học

ĐV

: Động vật

GDMT


: Giáo dục môi trƣờng

GTVT

: Giao thông vận tải

GV

: Giáo viên

HM

: Hoocmon

HS

: Học sinh

IFN

: Interferon

KTNN

: Kĩ thuật nông nghiệp

KHHGD

: Kế hoạch hóa gia đình


NST

: Nhiễm sắc thể

ONMT

: Ô nhiễm môi trƣờng

PHT

: Phiếu học tập

SGK

: Sách giáo khoa

SGV

: Sách giáo viên

THPT

: Trung học phổ thông

ThS

: Thạc sĩ



MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 3
6. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KÊT QUẢ NGHIÊN CƢ́U ............................... 5
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài............................................. 5
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ............................................................. 5
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 5
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 5
1.2. Một số vấn đề về BĐKH............................................................................. 6
1.2.1. Đị nh nghĩ a............................................................................................... 6
1.2.2. Biểu hiện của BĐKH .............................................................................. 6
1.2.3. Nguyên nhân của BĐKH ........................................................................ 8
1.2.4. Tác động của BĐKH............................................................................... 8
1.2.5. Giải pháp ................................................................................................. 9
1.3. Khái quát về tích hợp và dạy học tích hợp .............................................. 11
1.3.1. Tích hợp ................................................................................................ 11
1.3.2. Dạy học tích hợp ................................................................................... 12


1.3.3. Các dạng tích hợp kiến thức BĐKH trong dạy học Sinh học THPT .... 12
1.4. Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp BĐKH qua môn Sinh học ........ 15
1.5. Các phương pháp dạy học tích hợp qua dạy học Sinh học ..................... 17

1.6. Các hoạt động của GV khi định hướng tổ chức dạy học ......................... 18
1.7. Các nguyên tắc khi khai thác kiến thức BĐKH ....................................... 19
1.8. Thực trạng dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh
học ở trường THPT. ........................................................................................ 20
1.8.1. Đối tƣợng điều tra ................................................................................. 20
1.8.2. Nội dung điều tra .................................................................................. 20
1.8.3. Kết quả điều tra thực trạng.................................................................... 20
1.8.4. Nhận xét ................................................................................................ 22
Chương 2: Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong dạy học môn SH ở
trường THPT .................................................................................................. 23
2.1. Các nội dung kiến thức và kĩ năng về ứng phó với BĐKH cần giáo dục qua
dạy học môn SH THPT .................................................................................. 23
2.2. Đị a chỉ tí ch hợp giáo dục ƣ́ng phó với BĐKH trong dạy học SH THPT 24
2.3. Một số giáo án minh họa.......................................................................... 50
2.4. Đánh giá chất lƣợng các đị a chỉ và giáo án tí ch hợp ƣ́ng phó với BĐKH85
2.4.1. Mục đích đánh giá................................................................................. 85
2.4.2. Nội dung đánh giá ................................................................................. 85
2.4.3. Phƣơng pháp đánh giá........................................................................... 85
2.4.4. Kết quả đánh giá ................................................................................... 85
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 87
1. Kết luận ....................................................................................................... 87
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88


PHỤ LỤC


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Bƣớc sang thế kỉ 21 nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách
thức lớn nhất của nhân loại đó là vấn đề trái đất của chúng ta đang ngày một nóng
lên và ngày càng xuất hiện nhiều hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ: bão lũ, động
đất, sóng thần …với cƣờng độ ngày càng mạnh. Mà nguyên nhân gây ra những
hiện tƣợng trên là do sự “Biến đổi khí hậu”.
Và giờ đây BĐKH đã trở thành nguy cơ lớn nhất phải đối mặt trong lịch sử
phát triển của loài ngƣời gây hậu quả rất nghiệm trọng: làm cho nhiệt độ trái đất
của chúng ta hiện đang tăng khoảng 1-20C, băng ở 2 cực Trái đất đó là Nam Cực
và Bắc Cực, làm xuất hiện nhiều hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng: mƣa lớn, bão, lũ
lụt, hạn hán... Theo báo cáo mới nhất của của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đƣợc coi
là quốc gia chịu ảnh hƣởng BĐKH nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á và là một
trong năm nƣớc trên thế giới chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất từ sự BĐKH, rất
nhiều hiện tƣợng cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều trong thời gian gần đây:
những trận nắng nóng, rét đậm,những cơn bão xảy ra với cƣờng độ ngày càng
mạnh dần lên. Và cho đến cuối thế kỉ XXI (vào khoảng 2100) nhiệt độ tăng trung
bình sẽ tăng lên khoảng 2 đến 4,50C, mực nƣớc biển sẽ tăng lên khoảng 1m nữa.
Khi đó khoảng 90% diện tích lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long bị ngập hoàn toàn
và 4,4% lãnh thổ Việt Nam bị ngập vĩnh viễn đồng nghĩa với con số 20% các xã
trên cả nƣớc và 9.200 con đƣờng bộ sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn, kết cục thảm hại, đau
thƣơng do sự BĐKH gây nên.
Nhận thức đƣợc tác hại của BĐKH gây ra, thế giới đã nhận định rằng chúng
ta phải ứng phó với BĐKH. Hòa chung với thế giới về vấn đề “Ứng phó với
BĐKH” ở Việt Nam chúng ta đã và đang cố gắng làm mọi cách nhằm giảm nhẹ
ảnh hƣởng của thiên tai, cả bằng khoa học kĩ thuật và các giải pháp xã hội. Thách
thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay là chƣa có chiến lƣợc, chính sách phù hợp (
Việt Nam đã tham gia các tổ chức quốc tế nhằm giảm tác hại của BĐKH gây ra).
Việt Nam đã xây dựng chƣơng trình “Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH” đã
đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt ngày 2/12/2008 và trở thành định hƣớng và
chiến lƣợc cơ bản quốc gia để ứng phó với BĐKH. Chƣơng trình đƣợc thực hiện
trên phạm vi toàn quốc theo 3 giai đoạn: Khởi động (2009- 2010), Triển khai

(2011-2015), Phát triển (sau 2015).
Để hƣớng ứng chƣơng trình “Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH”. Ngày
2/7/2011, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo đóng góp ý kiến cho kế hoạch hành động
về ứng phó với BĐKH và Dự án “Đƣa ra các nội dung ứng phó với BĐKH vào các


chƣơng trình giáo dục và đào tạo” giai đoạn 2011- 2015. Theo đó, tất cả các bậc
học sẽ đƣợc tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH vào chƣơng trình giảng dạy, tùy
từng độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh mà lựa chọn các nội dung thích
hợp. Và năm 2016 chƣơng trình học THPT sẽ có them môn học về GDMT. Hiện
nay Bộ Giáo dục đang triển khai công tác đến năm 2015 sẽ lồng ghép và tích hợp
vấn đề BĐKH vào chƣơng trình giảng dạy của tất cả các cấp học từ Mầm non đến
đại học.
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng mong muốn góp một phần nhỏ bé để
góp phần tích hợp BĐKH vào dạy học ở trƣờng phổ thông, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong
dạy học Sinh học ở THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao nhận thức của HS, để các em thấy đƣợc những hậu quả của
BĐKH gây ra. Từ đó cách nhìn đúng đắn về BĐKH và có thể đƣa ra những giải
pháp góp phần làm giảm thiểu tác hại của BĐKH gây nên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng
- Nội dung kiến thƣ́c có thể tí ch hợp giáo dục ƣ́ng phó với BĐKH trong
chƣơng trì nh Sinh học THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Chƣơng trình Sinh học THPT chƣơng trì nh chuẩn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về BĐKH và tí ch hợp giáo dục ƣ́ng phó với BĐKH.
- Tìm hiểu thực trạng về vấn đề tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong

dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT.
- Phân tích xác đị nh nhƣ̃ng nội dung chƣơng trì nh Sinh học THPT có thể
tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và hình thức tích hợp cho phù hợp giáo dục.
- Thiết kế một số giáo án minh họa nội dung có thể hiện ƣ́ng phó với BĐKH.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về lí luận DHSH, sách giáo khoa SH cơ bản, sách
giáo viên, …để tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài.
- Nghiên cứu các tài liệu về việc thiết kế giáo án dạy học
5. 2. Phương pháp điều tra, quan sát
Điều tra, quan sát thực trạng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH ở trƣờng
THPT.


5.3. Phƣơng pháp chuyên gia
Thông qua văn bản và phiếu nhận xét đánh giá. Chúng tôi đã xin ý kiến nhận
xét, đánh giá của GV dạy học sinh học có kinh nghiệm giảng dạy ở trƣờng THPT
về các đị a chỉ tí ch hợp giáo dục ƣ́ng phó với BĐKH và giáo án minh họa.
6. Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về BĐKH

, tích hợp giáo dục ứ ng phó với

BĐKH.
- Xác định các địa chỉ có thể tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH . Đây là
tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Sƣ phạm Sinh học, GV sinh học THPT.


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài
1.1.1. Trên thế giới
Nhận thức đƣợc tác hại của BĐKH gây ra .Trong khuôn khổ Liên hợp quốc
các quốc gia quyết định hàng năm gặp nhau thảo luận tại sao vấn đề này lại diễn ra
và cần phải làm gì để ƣ́ng phó với BĐKH.
- Năm 1992, các nƣớc nhất trí rằng nhiệt độ Trái đất và thời tiết toàn cầu
thay đổi một cách nhanh chóng và bất thƣờng.
- Cho đến COP 15, Copenhagen tháng 12 năm 2009, các nƣớc nhận thấy cần
phải giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thái rừng

( REDD VÀ

REDD+).
1.1.2. Ở Việt Nam
Hòa chung với thế giới về vấn đề “Ứng phó với BĐKH” ở Việt Nam chúng
ta đã và đang cố gắng làm mọi cách nhằm giảm nhẹ ảnh hƣởng của thiên tai, cả
bằng khoa học kĩ thuật và các giải pháp xã hội.
Việt Nam đã xây dựng chƣơng trình “Mục tiêu Quốc gia ứng phó với
BĐKH” đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt ngày 2/12/2008 và trở thành định
hƣớng và chiến lƣợc cơ bản quốc gia để ứng phó với BĐKH. Chƣơng trình đƣợc
thực hiện trên phạm vi toàn quốc theo 3 giai đoạn: Khởi động (2009- 2010), Triển
khai (2011-2015), Phát triển (sau 2015).
Để hƣớng ứng chƣơng trình “Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH”. Ngày
2/7/2011, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo đóng góp ý kiến cho kế hoạch hành động
về ứng phó với BĐKH và Dự án “Đƣa ra các nội dung ứng phó với BĐKH vào các
chƣơng trình giáo dục và đào tạo” giai đoạn 2011- 2015.
Hiện nay Bộ Giáo dục đang triển khai công tác đến năm 2015 sẽ lồng ghép
và tích hợp vấn đề BĐKH vào chƣơng trình giảng dạy của tất cả các cấp học từ
Mầm non đến đại học.
1.2. Một số vấn đề về BĐKH

1.2.1 Đị nh nghĩ a
Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trƣờng vật lý hoặc sinh học
gây ra những ảnh hƣởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoăc
sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và đƣợc quản lý hoặc đến hoạt động của các
hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con ngƣời (Công ƣớc


chung mà Liên hợp quốc về BĐKH tại Hội nghị Thƣợng đỉnh về Môi trƣờng tại
Riodefanero (Braxin) năm 1992). Nói một cách khác BĐKH là sự biến đổi trạng
thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một thời
gian dài, thƣờng là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
1.2.2. Biểu hiện của BĐKH
* Những biểu hiện của biến đổi khí hậu
- Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hƣớng nóng dần lên: từ năm
1850 đến nay nhiệt độ trung bình đã tăng 0,74 0C, trong đó nhiệt độ tại 2 cực của
Trái Đất tăng gấp 2 lần so với số liệu trung bình toàn cầu; và theo dự báo nhiệt độ
trung bình của Trái Đất có thể tăng lên 1,1 - 6,40C tới năm 2100, đạt mức chƣa
từng có trong lịch sử 10.000 năm qua.
Ở Việt Nam trong vòng 50 năm (1957 - 2007) nhiệt độ không khí trung bình tăng
khoảng 0,5 - 0,70C, sẽ tăng từ 1 - 20C vào năm 2020 và từ 1,5 - 20C vào năm 2070.
- Có sự dâng cao của mực nƣớc biển gây ngập úng và xâm nhập mặn ở các
vùng thấp ven biển và xóa sổ nhiều đảo trên biển và đại dƣơng.
Trong thế kỷ 20, trung bình mực nƣớc biển ở châu Á dâng cao 2,44mm/năm,
chỉ riêng thập kỷ vừa qua là 3,1mm/năm. Dự báo trong thế kỷ 21, mực nƣớc biển
dâng cao từ 2,8 - 4,3mm/năm.
Ở Việt Nam, tốc độ dâng lên của mực nƣớc biển khoảng 3mm/năm (giai
đoạn 1993 - 2008) tƣơng đƣơng với tốc độ dâng lên của đại dƣơng thế giới. Dự báo
đến giữa thế kỷ 21 mực nƣớc biển có thể dâng thêm 30cm và đến cuối thế kỷ 21
mực nƣớc biển có thể dâng lên 75cm so với thời kỳ 1980 - 1999.
- Có sự thay đổi thành phần và chất lƣợng khí quyển có hại cho môi trƣờng

sống của con ngƣời và các sinh vật trên Trái Đất.
- Có sự xuất hiện của nhiều thiên tai bất thƣờng, trái quy luật, mức độ lớn
nhƣ bão, mƣa lớn, hạn hán gây nên những tổn thất to lớn về ngƣời và tài sản.
* Đặc điểm của biến đổi khí hậu toàn cầu
- Diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó đảo ngƣợc;
- Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hƣởng tới tất cả các lĩnh vực có liên
quan đến sự sống và hoạt động của con ngƣời;
- Cƣờng độ ngày một tăng và hậu quả khó lƣờng trƣớc;


- Là nguy cơ lớn nhất của con ngƣời phải đối mặt với tự nhiên trong lịch sử
phát triển của mình.
1.2.3. Nguyên nhân của BĐKH
Ngoài những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự BĐKH toàn cầu đã diễn ra
trong quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất trong các thời gian trƣớc đây
nhƣ sự tƣơng tác giữa vận động của Trái Đất và vũ trụ, sự thay đổi của bức xạ Mặt
Trời, sự tác động của khí CO2 do các hoạt động núi lửa, cháy rừng hoặc các trận
động đất lớn gây ra; nguyên nhân chính gây nên BĐKH trong vòng 300 năm gần
đây và đặc biệt trong nửa thế kỷ qua là do hoạt động công nghiệp phát triển sử
dụng rất nhiều nhiên liệu và năng lƣợng thải vào bầu khí quyển các chất ô nhiễm.
Tình hình đô thị phát triển mạnh mẽ, gia tăng các hoạt động giao thông vận
tải, triệt phá rừng và cháy rừng... cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình ô nhiễm
không khí, giữ lại lƣợng bức xạ sóng dài khiến cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên theo
hiệu ứng nhà kính. Từ đó, làm thay đổi các quá trình tự nhiên của hoàn lƣu khí
quyển, vòng tuần hoàn nƣớc, vòng tuần hoàn sinh vật...
Có thể nói, hoạt động của con ngƣời (chiếm đến 90%) là nguyên nhân chủ
yếu gây ra những biến đổi khí hậu hiện nay trên Trái Đất.
1.2.4. Tác động của BĐKH
2.1. Sự nóng lên của Trái Đất
- Nhiệt độ tăng có ảnh hƣởng trực tiếp đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm suy

giảm đa dạng sinh học, làm ảnh hƣởng tới năng suất, chất lƣợng sản phẩm vật
nuôi, cây trồng.
- Sự thay đổi và chuyển dịch của các đới khí hậu, đới thảm thực vật tự nhiên
dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật.
- Nhiệt độ tăng dần đến sự thay đổi các yếu tố thời tiết khác phá hoại mùa
màng, có ảnh hƣởng trực tiếp tới các ngành năng lƣợng, xây dựng, giao thông vận
tải, công nghiệp, du lịch...
- Con ngƣời có thể tận dụng những hệ quả của sự nóng lên của Trái Đất
2.2. Tác động của nước biển dâng


- Làm tăng diện tích ngập lụt có ảnh hƣởng trực tiếp tới sản xuất nông
nghiệp, các đô thị, các công trình xây dựng giao thông vận tải cũng nhƣ nơi cƣ trú
của con ngƣời; đặc biệt ở các vùng đồng bằng ven biển.
- Làm tăng độ nhiễm mặn nguồn nƣớc, làm thay đổi các hệ sinh thái tự
nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp.
2.3. Làm tăng cường các thiên tai
- Bão, mƣa lớn, lũ lụt, hạn hán xảy ra bất thƣờng và có sức tàn phá lớn.
- Xuất hiện các đợt nóng, lạnh quá mức, bất thƣờng gây tổn hại đến sức khỏe
con ngƣời, gia súc và mùa màng.
- Tình trạng hoang mạc hóa có xu hƣớng gia tăng.
1.2.5. Giải pháp
Các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo và quản lý đã xác nhận có hai nhóm giải
pháp quan trọng nhất để đối phó với những thách thức do sự BĐKH gây là các giải
pháp giảm thiểu các thiệt hại và các giải pháp thích ứng với những thay đổi của
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội do biến đổi khí hậu BĐKH gây ra. Điều đáng
chú ý là các giải pháp này rất đa dạng, phong phú song phải phù hợp với tình hình
cụ thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cƣ của từng địa phƣơng.
3.1. Giảm nhẹ
Theo Ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) giảm nhẹ có nghĩa

là: Sự can thiệp của con ngƣời nhằm làm giảm nguồn phát thải khí nhà kính, hoặc
cải thiện các bể chứa khí nhà kính, giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (
REDD và REDD+).
3.2. Thích ứng
Thích ứng đề cập đến khả năng tự điều chỉnh của một hệ thống để thích
nghi với những biến đổi của khí hậu nhằm giảm nhẹ những nguy cơ thiệt hại, để
đối phó với những hậu quả (có thể xảy ra) hoặc tận dụng những cơ hội.
BĐKH có thể dẫn đến những hậu quả khác nhau đối với mỗi khu vực. Bão
lớn có sức tàn phá mạnh ở vùng ven biển trực tiếp gây sạt lở bờ biển, tràn ngập
nƣớc mặn, phá hủy công trình xây dựng, nhà cửa..., song đối với vùng núi lại gây
mƣa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đƣờng... gây nên những tổn thất và thiệt hại to lớn
không kém.


Vì vậy việc tuyên truyền phổ biến sâu rộng các kiến thức, kinh nghiệm cụ thể
của các địa phƣơng có hoàn cảnh tƣơng tự là rất cần thiết và có tác dụng thiết
thực.Cần chú trọng giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân các địa phƣơng tình thần
tích cực, chủ động đối phó với những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra theo
phƣơng châm tại chỗ, dựa vào sức mình là chính.
Trong tuyên truyền thì dạy học mang lại hiệu quả cao . Vì vậy mà cần tích
hợp giáo dục ƣ́ng phó với BĐKH vào trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học
nói riêng.
1.3. Khái quát về tích hợp và dạy học tích hợp
1.3.1. Tích hợp (Integration)
Quan điểm tiếp cận tích hợp cho phép xem xét các sự vật hiện tƣợng trong
một cách nhìn tổng thể đang trở thành xu hƣớng tất yếu trong thời đại ngày nay.
Có rất nhiều cách khau định nghĩa về tích hợp
- Theo từ điển tiếng Việt tích hợp là: “sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp”.
- Theo từ điển giáo dục học, thì tích hợp là “hành động liên kết các đối
tƣợng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác

nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy”. Kế hoạch giảng dạy cần đƣợc hiểu
trong một phạm vi kế hoạch giảng dạy của bài học.
- Trong tiếng Anh, tích hợp đƣợc viết là “intergartion” một từ gốc Latinh
(integer) có nghĩa là “Whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các
hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của cùng một hệ thống để đảm bảo
sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống đấy.
=> Như vậy: Trong dạy học, tích hợp có thể được coi là “Sự liên kết các
đối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch để đảm bảo sự thống
nhất, hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt
nhất”.
* Phân loại
Có hai dạng tích hợp: tích hợp kiến thức và tích hợp dạy học.
- Tích hợp kiến thức: Là sự liên kết kết hợp, lồng ghép các tri thức của các
khoa học khác nhau thành một tập kiến thức thống nhất.
- Tích hợp dạy học: Là quá trình dạy học trong đó sự lồng ghép, liên hệ
những tri thức khoa học, những quy luật gần gũi với nhau, qua đó ngƣời học không
chỉ lĩnh hội đƣợc tích hợp, từ đó mà hình thành cho ngƣời học cách nhìn khái quát
hơn đối với khoa học có cùng đối tƣợng nghiên cứu, đồng thời có đƣợc phƣơng
pháp xem xét vấn đề một cách logic, biện chứng.


1.3.2. Dạy học tích hợp (Intergrated Teaching / Intruction)
- Theo TS Nguyễn Văn Khải[5] “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên
quan tri thức các môn học, đó là cơ hội phát triển năng lực của học sinh. Khi xây
dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy đƣợc năng lực, phát
triển tƣ duy sáng tạo”.
1.3.3. Các dạng tích hợp kiến thức BĐKH trong dạy học Sinh học THPT
Tích hợp kiến thức BĐKH vào trong dạy học có 2 dạng chủ yếu, đó là lồng
ghép và dạng liên hệ. Tuy nhiên, cũng có quan điểm đề cập đến một dạng thứ ba
nữa của tích hợp, đó là dạng kết hợp. Kết hợp đƣợc hiểu theo 2 nghĩa, thứ nhất kết

hợp là “gắn 2 nội dung với nhau để bổ sung cho nhau” trong trƣờng hợp này thì
“kết hợp”có thể đƣợc hiểu giống nhƣ là “liên hệ”, thứ hai “kết hợp” đƣợc sử dụng
với nghĩa “đang làm một việc, nhân tiện làm thêm một việc khác” trong trƣờng
hợp này, mối quan hệ giữa hai “ việc” đƣợc làm không đƣợc quy định chặt chẽ, vì
vậy nếu áp dụng trong tích hợp nội dung BĐKH vào trong Sinh học thì sẽ dễ vấp
phải sự gƣợng ép do kết hợp 2 nội dung khác nhau quá vào trong một bài học. Vì
vậy, trong phần này chúng tôi phân biệt 2 dạng tích hợp BĐKH trong SGK Sinh
học, dạng lồng ghép và dạng liên hệ, cụ thể nhƣ sau:
1.3.3.1. Dạng lồng ghép
- Đƣợc hiểu là phần nội dung nghiên cứu chủ yếu của bài học, hoặc có trong
nội dung môn học trùng hợp với nội dung BĐKH.
Kiến thức về BĐKH HS đã đƣợc hiểu biết nhiều ở trên các phƣơng tiện
thông tin đại chúng, các em đã thấy đƣợc hậu quả của việc BĐKH gây nên cho
Trái đất của chúng ta, trong tƣơng lai BĐKH còn có thể hủy hoại cuộc sống, vì vậy
chúng ta cần lồng ghép cho HS ý thức bảo vệ môi trƣờng để làm giảm tác hại do
hiệu ứng gây nên, bằng cách chúng ta lồng ghép kiến thức giáo dục ứng phó với
BĐKH vào trong Sinh học. Tùy thuộc vào “khối lƣợng” đƣợc lồng ghép trong Sinh
học, mà kiến thức giáo dục ứng phó với BĐKH có thể phân biệt ở các mức độ
lồng ghép khác nhau:
+ Kiến thức về BĐKH là một phần, là một chƣơng hoặc một bài của Sinh
học. Về mặt hình thức có thể thấy ở các dạng này, có những phần, chƣơng, bài vừa
có trong GDMT vừa có trong Sinh học
VD: Sinh học 12: Phần bẩy. Sinh thái học gồm 4 chƣơng: Chƣơng I Cơ thể
và môi trƣờng, Chƣơng II Quần thể sinh vật, Chƣơng III Hệ sinh thái, sinh quyển
và bảo vệ môi trƣờng có đề cập đến để phục vụ nhu cầu và lợi ích của mình con
ngƣời đã khai thác các nguồn tài nguyên quá mức (trong đó có khai thác rừng) gây
ra hậu quả rất nghiêm trọng nhƣ lũ lụt, sạt lở đất... vì vậy cần tuyên truyền giáo dục


ý thức cho HS hiểu hậu quả của việc mất rừng từ đó phải có ý thức bảo vệ rừng và

trồng rừng.
+ Kiến thức về BĐKH là một mục, một đoạn hoặc một vài ý trong bài học
Sinh học.
VD: Sinh học 10 (cơ bản) Mục II.2 Ứng dụng của virut trong nông nghiệp:
sử dụng thuốc trừ sâu hóa học nhiều sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng đến
sức khỏe của các loài sinh vật và trong đó có cả con ngƣời (khi chúng ta sử dung
các sản phẩm của các loài sinh vật đó) thay vào đó chúng ta sử dụng các loại thuốc
trừ sâu Sinh học thay thế cho thuốc trừ sâu hóa học vừa không ảnh hƣởng đến môi
trƣờng mà cũng không ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời....
Ở dạng lồng ghép, tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH thể hiện ở cả tích
hợp kiến thức và tích hợp dạy học. Khi dạy các nội dung trên trong Sinh học, giáo
viên cần chú ý nêu rõ mối quan hệ giữa khoa học BĐKH và Sinh học thông qua
phần kiến thức chung này đảm bảo đƣợc mục tiêu dạy học của cả Sinh học và
BĐKH.
Dạng lồng ghép là dạng phổ biến cho những môn học nhƣ Sinh học, Hóa
học, Vật lý, Địa lý.. là những môn học có mối quan hệ mật thiết với khoa học Môi
trƣờng về đối tƣợng nghiên cứu hoặc logic khoa học. Còn đối với chƣơng trình
Sinh học Phổ thông thì dạng lồng ghép chủ yếu trong phần Sinh học 12 và lồng
ghép GDMT.
1.3.3.2. Dạng liên hệ
- Đƣợc hiểu là: nội dung của bài học có liên quan đến BĐKH song không
đƣợc nêu một cách rõ ràng ở trong SGK cụ thể ở một bài hay một mục... nào đó, và
nếu “nhìn bề ngoài” thì chƣa thấy có liên quan gì giữa BĐKH và bài học Sinh học.
Nhƣng thực tế, nội dung Sinh học có ít, nhiều có liên quan đến BĐKH. Bởi vậy,
tích hợp kiểu liên hệ là bổ sung những kiến thức BĐKH có liên quan đến kiến thức
trong bài Sinh học. Hình thức và mức độ bổ sung kiến thức BĐKH cũng khá đa
dạng:
Tích hợp theo kiểu liên hệ chính là tích hợp dạy học, bởi vì về mặt kiến thức
thì nội dung BĐKH không có trong bài Sinh học, nhƣng thông qua quá trình dạy
học của giáo viên, bằng các biện pháp nhƣ: hỏi đáp, đƣa ra VD minh họa hoặc sử

dụng bài tập về nhà, bài đọc thêm... kiến thức BĐKH đã đƣợc đƣa vào một cách
hợp lí. Đồng thời, qua đó mối quan hệ giữa BĐKH và BVMT- Sinh học cũng đƣợc
làm rõ và HS đƣợc hình thành khái niệm mới, chung hơn cả BĐKH- GDMT- Sinh
học.


Liên hệ là kiểu tích hợp phổ biến cho đa số các môn học, tuy nhiên tiếp cận
theo kiểu này, giáo viên dạy bộ môn không những phải thành thạo cả kiến thức
môn chính cần phải hiểu rõ về giáo dục ứng phó với BĐKH thì có thể mới hiểu ra
đƣợc mối quan hệ giữa chúng, tiếp theo đó là phải lựa chọn biện pháp dạy học
cũng nhƣ nội dung BĐKH để liên hệ trong từng nội dung bài học một cách phù
hợp. Dạng liên hệ có ƣu điểm là rất linh hoạt và giáo viên có thể cập nhật thƣờng
xuyên các kiến thức về BĐKH khi đƣa vào bài học.
Bên cạnh tích hợp kiến thức BĐKH vào bài Sinh học, tích hợp dạy học sẽ
thực hiện với chuyển tải kiến thức BĐKH, và bằng cách biện pháp và phƣơng pháp
dạy học, chính tích hợp dạy học có vai trò công tác đắc lực chủ yếu vào việc hình
thành và rèn luyện các kĩ năng, ý thức và hành vi của HS đối với vấn đề BĐKH
đang xảy ra và có ý thức BVMT.
1.4. Các hình thức tổ chức dạy học BĐKH qua môn Sinh học
Có thể tích hợp BĐKH vào trong cả 2 hình thức dạy học chủ yếu ở trƣờng
phổ thông, đó là dạy học nội khóa (chính khóa) và ngoại khóa.
1.4.1. Dạy học nội khóa
Dạy học ngoại khóa là hình thức dạy học chính, chiếm chủ yếu thời gian học
tập của HS ở trƣờng và diễn ra liên tục trong suốt cả năm học. Dạy học nội khóa
bao gồm các tiết dạy trên lớp, các giờ thực hành ở phòng thí nghiệm, một số giờ
học ngoài lớp với nội dung chƣơng trình chuẩn, phân phối chƣơng trình cả về thời
gian lẫn khối lƣợng kiến thức
Tích hợp BĐKH vào dạy học nội khóa có ƣu điểm GDMT đƣợc dạy một
cách chính thức song song với môn học Sinh học, diễn ra liên tục và đƣợc đánh giá
nhƣ đối với môn Sinh học. Để có thể thay đổi nhận thức, hình thành ý thức, thái độ

cũng nhƣ hành vi cho HS thì việc giáo dục liên tục là trong một thời gian dài là yếu
tố quan trọng. Chính vì vậy, hình thức dạy học nội khóa phải là chủ yếu khi tích
hợp BĐKH vào dạy học Sinh học.
Trong dạy học nội khóa, nội dung BĐKH đƣợc tích hợp trong bài Sinh học
dựa trên các kiểu tích hợp lồng ghép hoặc liên hệ BĐKH trong bài học Sinh học.
Giáo viên Sinh học là ngƣời trực tiếp tổ chức thực hiện dạy học những nội dung
tích hợp BĐKH. Trong dạy học nội khóa trong thực tế hiện nay mới chỉ chú trọng
đến các tiết học trên lớp mà chƣa chú ý giành thời gian cho các tiết học ngoài lớp
(dạy học trong môi trƣờng). Với những môn học về tự nhiên nhƣ Sinh học và
GDMT thì tổ chức học sinh học tập trong môi trƣờng thực tế không những gây
hứng thú học tập, tác động sâu sức đến nhận thức của HS mà còn cung cấp cho các


em kinh ngiệm thực tiễn không thể có đƣợc trong lớp học. Đó cũng là biện pháp
hữu hiệu trong giáo dục ý thức, thái độ cho HS.
1.4.2. Dạy học ngoại khóa
Song song với dạy học chính khóa, các trƣờng học còn có hoạt động ngoại
khóa, đây là một hình thức học tập rất linh hoạt về cả thời gian lẫn nội dung, địa
điểm cũng nhƣ hình thức và có sự tham gia của cả các giáo viên thuộc các bộ môn
khác, các tổ chức đoàn thể nhƣ Đoàn, Đội, Công đoàn, Phụ nữ... và lãnh đạo nhà
trƣờng.
Dạy học ngoại khoá có thể chia làm hai loại: ngoại khóa bộ môn và ngoại
khóa chung. Ngoại khóa bộ môn là các hoạt động liên quan trực tiếp đến kiến thức
môn học nhƣng không nằm trong phân phối chƣơng trình môn học đó. Ngoại khóa
bộ môn có thể đƣợc tổ chức ở từng lớp, hoặc cho từng khối, cũng có thể toàn
trƣờng. Nếu ở từng lớp thì do giáo viên bộ môn của lớp đó tổ chức cho HS tiến
hành, nếu chung cho cả khối thì các giáo viên bộ môn dạy khối đó cùng hợp tác tổ
chức cho HS học tập . Ví dụ: Câu lạc bộ Sinh học của trƣờng, câu lạc bộ Sinh học
của từng khối, từng lớp hoặc chỉ là một buổi sinh hoạt định kì theo tháng, theo chủ
đề nội dung của chƣơng, bài trong SGK Sinh học, chẳng hạn tháng 5 có buổi sinh

hoạt ngoại khóa môn học theo chủ đề Môi trƣờng...
Ngoại khóa bộ môn có thể áp dụng nhiều hoạt động nhƣ thi tìm hiểu về một
chủ đề trong môn học, thi viết, vẽ theo chủ đề, phổ biến thông tin thực tiễn có liên
quan đến bộ môn, chơi trò chơi... Nội dung các hoạt động dựa vào nền tảng kiến
thức bộ môn, thông qua đó, HS đƣợc củng cố, mở rộng kiến thức, rèn luyện các kĩ
năng, và tìm hiểu các ứng dụng cũng nhƣ các vấn đề thực tiễn có liên quan. Đây là
hình thức dạy học có tích hợp BĐKH một cách tích cực, giải quyết những hạn chế
thời gian và khối lƣợng mà dạy học chính khóa không thực hiện đƣợc .
Hoạt động ngoại khóa chung nằm trong chỉ đạo của nhà trƣờng, tổ chức
Đoàn, Đội và thống nhất cả về thời gian cho HS các khối trong trƣờng, với các chủ
đề rất đa dạng. Các chủ đề về môi trƣờng thƣờng gắn với việc hƣởng ứng ngày
Môi trƣờng thế giới 6/5, ngày đất ngập nƣớc 2/2... hàng năm.
Các hoạt động ngoại khóa có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thái
độ và góp phần hình thành những chuyển biến hành vi của HS, bởi các hoạt động
ngoại khóa là cơ hội để các em HS bộc lộ khả năng độc lập, củng cố những kiến
thức học đƣợc từ các môn học, tìm hiểu đƣợc những vấn đề trong thực tiễn có liên
quan, nối liền kiến thức trong bài học thực tiễn...Đặc biệt, đối với giáo dục ƣ́ng phó
BĐKH nhằm GDMT qua các hoạt động ngoại khóa, HS có thể có đƣợc cách nhìn


nhận vấn đề môi trƣờng, BĐKH một cách đầy đủ, đó là cơ sở và động lực để các
em có đƣợc thái độ và hành vi đúng đắn, tự giác.
1.5. Phƣơng pháp dạy học tích hợp qua dạy học Sinh học
Trong hệ thống dạy học có rất nhiều phƣơng pháp trong đó có thể sƣ̉ dụng
một số phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp thuyết trình.
- Phƣơng pháp vấn đáp
+ Vấn đáp tái hiện
+ Vấn đáp tìm tòi
- Phƣơng pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.

- Phƣơng pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
- Phƣơng pháp thí nghiệm
- Phƣơng pháp đóng vai
- Phƣơng pháp giao cho HS làm bài tập ở nhà.
- Phƣơng pháp dạy học theo dự án
1.6. Các hoạt động của GV khi định hƣớng tổ chức quá trình dạy học tích
hợp BDKH
- Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, SGK để xây mục tiêu dạy học,
trong đó có mục tiêu tích hợp giáo dục ứng phó với BDKH vào bài học.
Việc nghiên cứu chƣơng trình nội dung SGK cho phép GV xây dựng kế
hoạch dạy học phù hợp cho toàn bộ chƣơng trình bộ môn, cho từng phần của môn
học, từng chƣơng cũng nhƣ từng bài học. Nhờ việc phân tích chƣơng trình, SGK
GV có đƣợc cái nhìn tổng thể về các đơn vị kiến thức, kĩ năng, thấy đƣợc mối liên
hệ giữa chúng và dễ phát hiện các cơ hội tích hợp nội dung giáo dục ƣ́ng phó với
BĐKH vào từng đơn vị kiến thức một cách hợp lí, từ đó lập kế hoạch khai thác các
nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH trong suốt quá trình dạy học mà không sa
vào tình huống ngẫu nhiên, tuỳ tiện làm quá tải bài học, hoặc trùng lặp, hoặc không
đƣa ra đƣợc các tình huống BĐKH thực sự có ý nghĩa thuyết phục. Kết thúc quá
trình này GV có thể đƣa ra một sơ đồ lôgic xây dựng kiến thức một cách phù hợp.
Việc làm này sẽ cho cái nhìn trực quan về mối liên hệ giữa các kiến thức, cho phép
xác định hợp lí các tình huống sử dụng phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học thích
hợp. Nó cũng cho phép xác định hợp lí các cơ hội tích hợp nội dung BĐKH vào
bài học.
Hoạt động 2: Xác định các nội dung ứng phó với BĐKH cần tích hợp:


Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức bộ môn và nội dung giáo dục ứng phó
với BĐKH, GV cần làm rõ sẽ tích hợp nội dung GDMT nào là hợp lí, thời lƣợng
dành cho nó là bao nhiêu.
Theo các nguyên tắc chung về giáo dục ứng phó với BĐKH thì các nội dung

môi trƣờng càng gần với kinh nghiệm sống của HS thì càng tốt, đặc biệt có ý nghĩa
là các nội dung đề cập tới vấn đề môi trƣờng sinh thái của địa phƣơng. Vì vậy, với
cùng một nội dung tri thức Sinh học trong SGK, song khi dạy cho HS ở các vùng
miền khác nhau, GV cần có cách khai thác nội dung ứng phó với BĐKH khác
nhau. Nói một cách khác, căn cứ vào đối tƣợng HS khác nhau, GV sẽ xây dựng các
tình huống tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH.
Hoạt động 3: Lựa chọn và vận dụng các phương pháp và phương tiện dạy
học phù hợp: ở đây, trước hết phải vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.
Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học dạy học cụ thể: ở hoạt động này
GV thiết kế cụ thể các yêu cầu đối với HS, các hoạt động trợ giúp của GV đối với
HS và phối hợp các hoạt động đó để đạt được mục đích dạy học.
1.7. Nguyên tắc tí ch hợp ƣ́ng phó với BĐKH trong DHSH
Khi khai thác kiến thức BĐKH dù theo hình thức nào cũng phải tuân theo 3
nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính đặc trƣng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gƣợng
ép.
- Tránh làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn lọc những
nội dung có thể lồng ghép nội dung GD ứng phó với BĐKH một cách thuận lợi
nhất và đem lại hiệu quả cao nhất nhƣng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng.
- Phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức: Cần lấy những ví dụ gần gũi với đời
sống của các em, của gia đình, làng xóm và ở thiên nhiên xung quanh ; trình bày
một cách đơn giản . ở THCS học sinh đã đƣợc GD ứng phó với BĐKH thông qua
một số môn học nhƣ Sinh học, Hóa học, Vật lí , Đị a lí , Công nghệ. Vì vậy, ở THPT
khi GD ứng phó với BĐKH cần làm rõ hơn nguyên nhân BĐKH , cơ sở khoa học
của các biện pháp ƣ́ng phó với BĐKH , đặc biệt là thông qua nội dung kiến thức ở
phần Sinh thái học và một số bài về phần quang hợp , hô hấp, sự phát triển của sinh
giới qua các đại địa chất, ...


1.8 Thực trạng giảng dạy tích hợp giáo dục ƣ́ng phó với BĐKH trong dạy học

Sinh học ở trƣờng THPT
1.8.1. Đối tượng điều tra.
Để tìm hiểu thực trạng, chúng tôi tiến hành điều tra trên đối tƣợng là: Học
sinh lớp 11 học ban cơ bản tại trƣờng THPT Khoái Châu - Hƣng Yên.
1.8.2. Nội dung điều tra
Chúng tôi tiến hành điều ta theo các nội dung sau:
- Tìm hiểu sự hiểu biết của HS về BĐKH.
- Tìm hiểu xem các em biết về BĐKH từ nguồn thông tin nào.
- Hiểu biết của em về mức độ BĐKH ở nƣớc ta.
- Nhận xét của các em mức độ tích hợp vấn đề BĐKH vào trong bài giảng
của các giáo vên.
- Để các em tự mình đề ra các biện pháp nhằm làm giảm thiểu tác hại của
BĐKH gây nên.
Nội dung phiếu điều tra (Phục lục1)
1.8.3 Kết quả
Chúng tôi tiến hành điều tra trên đối tƣợng là HS lớp 11 vì các em cũng đã
học qua chƣơng trình lớp 10 và lớp 11 ban cơ bản. Tiến hành phát phiếu điều tra
tại 2 lớp 11 ban cơ bản là 11A2 ( sĩ số 50/50) và 11A3 ( sĩ số 50/53) trƣờng THPT
Khoái Châu- Hƣng Yên. Kết quả điều tra đƣợc tổng hợp nhƣ sau (tính theo đơn vị
%).


Câu 1. Em đã biết gì về BĐKH chưa
- Có : 96%

- Không: 4%

Câu 2. Em nghe thông tin về BĐKH từ đâu
- Sách báo : 12%


- Mạng Internet : 12%

- Bài giảng: 6%

-Tất cả ý kiến trên : 73%

Câu 3. Theo em ở nước ta BĐKH diễn ra ở mức độ nào ?
- Nghiêm trọng : 85%

- Ít bị ảnh hƣởng :1%

- Bình thƣờng : 12%

- Không bị ảnh hƣởng:1%

Câu 4. Theo em trong quá trình dạy học các thầy ( cô) đã dạy tích hợp(
liên hệ, lồng ghép) vấn đề BĐKH vào trong bài giảng chưa?
- Có : 90%

- Không : 10%

Câu 5. Mức độ các thầy ( cô) tích hợp ( liên hệ, lồng ghép) về BĐKH
trong các bài giảng
- Thƣờng xuyên: 15%

- Rất ít: 22%

- Thỉnh thoảng :59%

- Không có:4%


Câu 6. Theo em cần phải làm gì để góp phần làm giảm tác hại của BĐKH
gây ra?
- Các nƣớc cần kí hiệp định mới về cắt giảm khí thải.
- Trồng cây xanh, không vứt rác thải bừa bãi, không xả nƣớc ONMT, giảm
khí thải khi đƣa ra ngoài môi trƣờng, tái chế các vật liệu đã sử dụng.
- Xử phạt những hành vi phá hoại môi trƣờng.
- Tích cực, tuyên truyền giúp tăng cƣờng ý thức ngƣời dân về BĐKH và
hậu quả nghiêm trọng của BĐKH bằng cách: tỏ chức các hoạt động, cuộc thi tìm
hiểu về BĐKH.
- Giáo viên nên đƣa các vấn đề BĐKH vào trong quá trình giảng dạy.

1.8.4. Nhận xét
Với kết quả điều tra trên cùng với việc dự giờ các cô trong tổ Sinh- Kỹ- Thể
và trực tiếp giảng dạy ở lớp 11 tôi thấy rằng.
- Hầu hết các em đã có những hiểu biết về BĐKH chiếm đến 98% và tự
trang bị cho mình kiến thức về BĐKH không chỉ từ một nguồn thông tin mà từ rất
nhiều nguồn thông tinh khác nhau nhƣ: sách báo, mạng Internet, trên các phƣơng
tiện thông tin đại chúng, các bài giảng của giáo viên...Các em còn nhận thức đƣợc
nƣớc ta chịu ảnh hƣởng rất nghiêm trọng của BĐKH gây ra và cũng đã có ý thức
góp phần làm thiểu tác động của BĐKH gây ra.


- Các thầy cô cũng đã có tích hợp vấn đề BĐKH vào trong bài giảng của
mình nhƣng cũng chỉ ở mức độ rất ít, hoặc thỉnh thoảng .
Như vậy, chúng tôi thấy rằng thực trạng tích hợp giáo dục ứng phó với
BĐKH vào trong giảng dạy môn Sinh học ở trường THPT chưa được quan tâm
đúng mức và còn hạn chế nên hiệu quả giáo dục ứng phó với BĐKH chưa cao . Vì
vậy cần có những nghiên cứu về tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn
Sinh học.



×