TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
===***===
NGUYỄN THỊ BÍCH HOA
KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG
ĐỐI TƢỢNG NUÔI TRỒNG TRONG
HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TẠI XÃ PHÚ CƢỜNG, HUYỆN SÓC SƠN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp
HÀ NỘI, 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
===***===
NGUYỄN THỊ BÍCH HOA
KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG
ĐỐI TƢỢNG NUÔI TRỒNG TRONG
HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TẠI XÃ PHÚ CƢỜNG, HUYỆN SÓC SƠN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GV. Trần Đức Hòa
HÀ NỘI, 2014
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo khoa
Sinh - KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất để
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của thầy Trần Đức
Hòa trong quá trình nghiên cứu của em.
Tuy nhiên do thời gian có hạn và đây là lần đầu tiên làm quen với
nghiên cứu khoa học, không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận của em
đƣợc hoàn thiện hơn!
Hà Nội, Tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Hoa
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng đào tạo trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
- Khoa Sinh - KTNN trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu, các số liệu trình bày trong khóa luận là trung thực và không trùng
với kết quả của tác giả khác.
Hà Nội, Tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Hoa
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KHKT:
Khoa học kĩ thuật
NTTS:
Nuôi trồng thủy sản
UBND:
Ủy ban nhân dân
NCNT:
Nghiên cứu nuôi trồng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng tài nguyên đất đai và lao động xã Phú Cƣờng
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng mặt nƣớc NTTS tại xã Phú Cƣờng
Bảng 3.3. Phƣơng thức và mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Phú Cƣờng
Bảng 3.4. Thành phần và cơ cấu đàn cá nuôi tại Phú Cƣờng
Bảng 3.5. Các đối tƣợng nuôi trồng thủy sản khác tại Phú Cƣờng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân........................... 3
1.2. Khái niệm nuôi trồng thủy sản ............................................................. 4
1.3. Phân loại nuôi trồng thủy sản ............................................................... 4
1.3.1. Phân theo loại nước nuôi .............................................................. 4
1.3.2. Phân theo phương thức nuôi, bao gồm: ........................................ 5
1.3.3. Phân theo hình thái mặt nước, bao gồm: ...................................... 5
1.3.4. Phân theo hình thức kết hợp, bao gồm: ......................................... 6
1.4. Đối tƣợng nuôi trồng thủy sản ............................................................. 6
1.4.1. Các đối tượng nuôi trồng thủy sản ............................................... 6
1.4.2. Đa dạng đối tượng nuôi trồng thủy sản ........................................ 7
1.5. Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 ............................ 8
1.5.1. Mục tiêu chung ............................................................................. 8
1.5.2. Nhiệm vụ cụ thể ............................................................................ 8
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 10
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 10
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 10
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 11
3.1. Hoạt động nuôi trồng thủy sản tại xã Phú Cƣờng ............................... 11
3.1.1. Tài nguyên đất đai và lao động xã Phú Cường ........................... 11
3.1.2. Hiện trạng sử dụng mặt nước nuôi trồng thủy sản tại xã
Phú Cường ........................................................................................... 12
3.1.3. Phương thức nuôi trồng thủy sản tại xã Phú Cường ................... 13
3.2. Thành phần và cơ cấu đàn cá nuôi tại Phú Cƣờng .............................. 14
3.3. Thành phần và cơ cấu đối tƣợng nuôi trồng thủy sản khác tại
Phú Cƣờng ............................................................................................... 17
3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nghề thủy sản và đa dạng đối
tƣợng nuôi trồng thủy sản tại Phú Cƣờng ................................................. 20
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 22
1. KẾT LUẬN .......................................................................................... 22
2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 23
PHỤ LỤC .................................................................................................... 24
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đánh bắ t và nuôi trồng thủy sản là 2 bô ̣ phâ ̣n cấ u thành nên ngành thuỷ
sản nhƣng mang 2 sắ c thái hoàn toàn khác nhau , bổ sung lẫn nhau ta ̣o nên sƣ̣
phát triển chung của toàn ngành . Các nguồn lợi thủy sản là nguồn lợi tự nhiên
có hạn , đang dần trở nên khan hiế m . Trong xu thế ngày càng ha ̣n chế
thác thủy sản nhằm bảo vệ
khai
nguồn lợi tự nhiên, bảo vệ môi trƣờng thì nuôi
trồng thủy sản đóng vai trò chủ đa ̣o . [1]
Nuôi trồng thuỷ sản là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn một số
ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác, sản phẩm không chỉ tiêu dùng nội địa
mà một số đối tƣợng thuỷ sản nuôi trồng còn là nguồn nguyên liệu phục vụ
chế biến xuất khẩu.
Ở đâu có nƣớc là ở đó có nuôi trồng thủy sản. Vì thế, nuôi trồng thủy
sản phát triển rộng khắp mọi vùng từ miền núi xuống miền biển. Nghề nuôi
trồng thủy sản đã và đang góp phần quan trọng vào việc khai thác tiềm năng
đất đai, ao hồ, ruộng trũng, đồng thời phát huy sức lao động sẵn có ở vùng
nông thôn.
Trong những năm vừa qua, nuôi trồng thủy sản nƣớc ta đã phát triển
với tốc độ nhanh, thu đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bƣớc góp
phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn, góp phần xoá
đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.
Nuôi thủy sản theo hộ gia đình, nuôi thủy sản theo mô hình trang trại
ngày càng phát triển, đã và đang chuyển từ kinh tế tự cung tự cấp sang nền
kinh tế hàng hóa. Nhiều địa phƣơng đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp, chuyển đổi từ ruộng trồng lúa, làm muối, năng suất thấp
sang nuôi trồng thủy sản.
Thủy sản nuôi rất đa dạng, nhiều giống loài mang tính địa lý rõ rệt, có
1
quy luật riêng của từng khu hệ sinh thái điển hình. Đối tƣợng nuôi ngày càng
phong phú, đa dạng. Ngoài việc nuôi một số đối tƣợng quen thuộc nhƣ: cá
Trắm, Mè, Trôi, Chép... còn phát triển nuôi một số loài thủy sản giống mới
năng suất cao nhƣ: cá Rô phi đơn tính, cá Chim trắng, tôm Càng xanh và các
loài thủy đặc sản khác có giá trị kinh tế cao phục vụ tiêu dùng trong nƣớc và
xuất khẩu nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.[2]
Phú Cƣờng là một xã ngoại thành Hà Nội, nơi đất đai dành cho trồng
cấy đang dần thu hẹp nhƣờng chỗ cho các công trình công cộng nhƣ đƣờng
quốc lộ, nhà ga sân bay… hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi
trồng thủy sản nói riêng không tránh khỏi những tác động tiêu cực.
Trong bối cảnh đó, với mong muốn triển khai nghiên cứu tìm hiểu về hoạt
động nuôi trồng thủy sản tại địa phƣơng và đặc biệt đi sâu tìm hiểu đối tƣợng
nuôi trồng thủy sản trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản, chúng tôi đã tiến
hành đề tài: “ Khảo sát tính đa dạng đối tượng nuôi trồng trong hệ thống nuôi
trồng thủy sản tại xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và đánh giá mức độ đa dạng các đối tƣợng nuôi trồng thủy sản
tại địa phƣơng và những yếu tố có liên quan.
2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân
Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế đất nƣớc. Quy mô của ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai
trò của ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân.
Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho con người.[6]
Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa,
góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của ngƣời dân Việt
Nam, cung cấp nguồn dinh dƣỡng dồi dào.
Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm.[6]
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra thực phẩm, cung cấp
các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dƣới góc độ ngành kinh tế quốc
dân, ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm.
Xoá đói giảm nghèo.[6]
Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chƣơng trình xóa đói giảm nghèo bằng
việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa,
không những cung cấp nguồn dinh dƣỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà
còn góp phần xoá đói giảm nghèo.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn.[6]
Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã đƣợc
chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Nuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc
độ nhanh, từng bƣớc góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển,
nông thôn.
Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai.[6]
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông
thôn Việt Nam. Ngƣời nông dân sử dụng ao hồ nhỏ nhƣ một cách tận dụng
3
đất đai và lao động. Hầu nhƣ họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần
lớn là nuôi quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều ngƣời nông dân tận
dụng các mặt nƣớc ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt với các
hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tƣợng cho năng
suất cao.
Nguồn xuất khẩu quan trọng.[6]
Trong nhiều năm liền, ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4
trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất
nƣớc. Ngành Thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt
trên một tỷ USD.
1.2. Khái niệm nuôi trồng thủy sản
- Theo FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản (tiếng anh: aquaculture) là
nuôi các thủy sinh vật trong môi trƣờng nƣớc ngọt và lợ/mặn, bao gồm cả
việc áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất.[8]
- Một khái niệm khác đơn giản hơn đó là nuôi trồng thủy sản là nuôi
hay canh tác động và thực vật dƣới nƣớc.[8]
1.3. Phân loại nuôi trồng thủy sản [8]
Nuôi trồng thuỷ sản bao gồm nhiều loại, tuỳ theo mục đích nghiên cứu
và tiêu thức phân loại:
1.3.1. Phân theo loại nước nuôi
Các loại hình nuôi thủy sản bao gồm:
- Nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt là nuôi trồng thuỷ sản thuộc đất liền,
không có nƣớc biển xâm nhập nhƣ các hồ chứa, sông, hồ tự nhiên, kênh,
mƣơng… trong đó độ mặn thông thƣờng không quá 0,5‰.
- Nuôi trồng thuỷ sản nƣớc lợ là nuôi trồng thuỷ sản thuộc các nơi giao
hoà giữa dòng nƣớc ngọt và mặn nhƣ cửa sông, cửa biển, đầm phá, vịnh hẹp,
trong đó độ mặn nói chung có thể giao hoà giữa 0,5‰ và độ mặn lớn nhất của
nƣớc biển.
4
- Nuôi trồng thuỷ sản nƣớc mặn là nuôi trồng thuỷ sản ở ngoài biển, các
vùng nƣớc ven bờ có độ mặn thƣờng lớn hơn 20‰.
1.3.2. Phân theo phương thức nuôi, bao gồm:
- Nuôi thâm canh là hình thức nuôi trồng thuỷ sản tuân theo quy tắc kỹ
thuật chặt chẽ (từ khâu chuẩn bị ao nuôi, chọn giống, chăm sóc, bảo vệ đến
khi thu hoạch). Các thông số kỹ thuật của ao nuôi phải đạt tiêu chuẩn chất
lƣợng, chọn con giống thuần, đủ kích cỡ, thả giống với mật độ cao, áp dụng
nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ nhƣ cho ăn thức ăn
công nghiệp và quản lý ao nuôi thƣờng xuyên, phòng trừ dịch bệnh..., cơ sở
hạ tầng hoàn thiện gồm hệ thống ao đầm, thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát
nƣớc, máy sục khí.
- Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi trồng thuỷ sản ở mức độ đầu tƣ
sản xuất và áp dụng kỹ thuật kết hợp giữa nuôi thâm canh và quảng canh, cho
ăn thức ăn tự nhiên hoặc công nghiệp. Hệ thống ao đầm nuôi đƣợc đầu tƣ một
phần để có thể chủ động cung cấp nguồn nƣớc, xử lý môi trƣờng nhƣ bơm
nƣớc, sục khí và phòng trừ dịch bệnh.
- Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến là hình thức nuôi trồng thuỷ
sản ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít tác động đến quá trình phát triển, sinh
trƣởng của đối tƣợng nuôi, thả giống ở mật độ thấp hoặc không thả giống, lấy
nguồn giống sẵn có trong tự nhiên và khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ. Thức
ăn của đối tƣợng nuôi lấy từ nguồn lợi tự nhiên là chủ yếu. Hình thức này còn
gọi là nuôi truyền thống, có ƣu điểm là phù hợp với quy luật tự nhiên, ít gây
tổn hại đến môi trƣờng nhƣng năng suất nuôi đạt thấp.
1.3.3. Phân theo hình thái mặt nước, bao gồm:
- Nuôi ao hồ nhỏ;
- Nuôi ruộng trũng;
- Nuôi trong hồ, đập thủy lợi;
5
- Nuôi trên đầm, vịnh phá ven biển; nuôi đăng quầng; nuôi vèo (nuôi
bằng mùng, lƣới trên sông).
1.3.4. Phân theo hình thức kết hợp, bao gồm:
- Nuôi chuyên canh là chỉ nuôi một loại thủy sản.
- Nuôi kết hợp là nuôi một loại thủy sản kết hợp với một hay nhiều loại
thủy sản khác nhau hoặc nuôi thủy sản kết hợp với sản xuất của các ngành
khác nhƣ: cá - lúa, tôm - lúa, nuôi cá/tôm/thủy sản khác trong rừng ngập mặn.
- Nuôi thủy sản xen rừng ngập mặn là nuôi thủy sản kết hợp với trồng
rừng hoặc trong các rừng ngập mặn để đảm bảo môi trƣờng sinh thái.
1.4. Đối tƣợng nuôi trồng thủy sản
1.4.1. Các đối tượng nuôi trồng thủy sản [6][8]
- Nhóm cá (fish): Là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt,
chúng có thể là cá nƣớc ngọt hay cá nƣớc lợ. Ví dụ: cá tra, cá bống tƣợng,
cá chình…
- Nhóm giáp xác (crustaceans): Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mƣời
chân, trong đó tôm và cua là các đối tƣợng nuôi quan trọng. Ví dụ: Tôm càng
xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, cua biển…
- Nhóm động vật thân mềm (molluscs): Gồm các loài có vỏ vôi, nhiều
nhất là nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển (nghêu, sò huyết, hầu,
ốc hƣơng....) và một số ít sống ở nƣớc ngọt (trai ngọc).
- Nhóm rong (Seaweeds): Là các loài thực vật bậc thấp, đơn bào, đa bào,
có loài có kích thƣớc nhỏ, nhƣng cũng có loài có kích thƣớc lớn nhƣ
Chlorella, Spirulina, Chaetoceros, Sargassium (lấy Alginate), Gracillaria
(lấy agar)….
- Nhóm bò sát (Reptilies) và lƣỡng thê (Amphibians): Bò sát là các động
vật bốn chân có màng ối (ví dụ: cá sấu). Lƣỡng thê là những loài có thể sống
cả trên cạn lẫn dƣới nƣớc (ví dụ: ếch, rắn…) đƣợc nuôi để lấy thịt, lấy da
6
dùng làm thực phẩm hoặc dùng trong mỹ nghệ nhƣ đồi mồi (lấy vây), ếch
(lấy da và thịt), cá sấu (lấy da)...
Theo số liệu thống kê, nƣớc ta hiện có:[1][7]
- Nguồn lợi cá nƣớc ngọt có 544 loài trong 18 bộ, 57 họ, 228 giống. Với
thành phần giống loài phong phú, nƣớc ta đƣợc đánh giá có đa dạng sinh học.
Trong 544 loài đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
- Nguồn lợi cá nƣớc lợ, mặn có 186 loài chủ yếu. Một số loài có giá trị
kinh tế nhƣ: Cá song, cá hồng, cá tráp, cá vƣợc, cá măng, cá cam…
- Nguồn lợi tôm có 16 loài chủ yếu
- Về nhuyễn thể có một số loài chủ yếu: trai, hầu, điệp, nghêu, sò, ốc…
- Về rong tảo có 90 loài có giá trị kinh tế, trong đó đáng kể là rong câu
(11 loài), rong mơ, rong sụn…
1.4.2. Đa dạng đối tượng nuôi trồng thủy sản [1][3]
Sự đa dạng của các loài nuôi đƣợc phát triển trong nghề nuôi trồng thủy
sản nhƣ là: cá, giáp xác, nhuyễn thể cũng nhƣ là các loài rong biển. Gia tăng
sự đa dạng loài nuôi trồng thủy sản đã và đang diễn ra tại những vùng, những
quốc gia mà có sự tổ chức, quản lý tốt nghề nuôi trồng thủy sản.
Đa dạng đối tƣợng nuôi trồng thủy sản đem lại những lợi ích vô cùng
to lớn:
- Khi tạo ra sự đa dạng các đối tƣợng nuôi trồng thủy sản một cách phù
hợp thì cũng đồng thời tạo ra sự cân bằng sinh thái tự nhiên cho môi trƣờng
sống của các đối tƣợng thủy sản.
- Mặt khác, khi đầu tƣ đa dạng các đối tƣợng nuôi trồng thủy sản thì tất
cả đều cho thu nhập và thu hồi chi phí đầu tƣ trực tiếp qua vụ nuôi đến kỳ thu
hoạch, chứ không phải chờ thu hồi giá trị khấu hao nhƣ những hình thức đầu
tƣ khác mất thời gian dài và thƣờng gặp rủi ro, tạo sự đa dạng về sản phẩm,
tăng giá trị hàng hóa và hiệu quả kinh tế.
7
- Đa dạng đối tƣợng nuôi trồng thủy sản có khả năng cải tạo môi trƣờng
một cách tự nhiên, có khả năng lọc sinh học trong môi trƣờng nƣớc rất tốt,
làm giảm mức độ ô nhiễm hữu cơ ở tầng đáy.
Tùy theo đặc điểm điều kiện tự nhiên của từng vùng để tổ chức các hình
thức đa dạng đối tƣợng nuôi trồng cho phù hợp.
- Đa dạng hóa cơ cấu giống thủy sản trên cơ sở bố trí cơ cấu giống phù
hợp, ứng dụng các tiến bộ KHKT mới và di nhập các đối tƣợng có giá trị kinh
tế cao vào sản xuất song song với bảo tồn và phát triển giống.
- Trong cùng một vùng sinh thái có thể nuôi nhiều đối tƣợng khác nhau
ở tầng đáy, tầng giữa, tầng mặt.
- Có thể tạo sự đa dạng sinh học cho một vùng nuôi trồng thủy sản bằng
cách bố trí mỗi tiểu vùng nuôi một hoặc hai đối tƣợng, tiểu vùng này nuôi
tôm, còn tiểu vùng kia nuôi cá rô phi, vẹm xanh… Hoặc bằng cách xen vụ
cho các đối tƣợng nuôi trồng thủy sản, chẳng hạn nuôi một vụ tôm, một vụ cá
rô phi để vừa tăng thu nhập vừa cải tạo môi trƣờng.
1.5. Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 [9]
1.5.1. Mục tiêu chung
Phát triển nhanh nuôi trồng thủy sản theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, có hiệu quả, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững, trở thành
ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu
dùng trong nƣớc, đồng thời tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông, ngƣ
dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh
quốc phòng vùng biển, đảo của Tổ quốc.
1.5.2. Nhiệm vụ cụ thể
- Phát triển sản xuất giống: hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất,
cung ứng giống thủy sản từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng. Đến năm 2015:
cung cấp 100% giống thủy sản cho nhu cầu nuôi; 70% giống các đối tƣợng
8
nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, tôm càng xanh, rô phi,
nhuyễn thể) là giống sạch bệnh. Phấn đấu đến năm 2020: 100% giống các đối
tƣợng nuôi chủ lực là giống chất lƣợng cao, sạch bệnh.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản: mở rộng diện tích nuôi thâm canh, có
năng suất cao, công nghệ sạch và bảo vệ môi trƣờng. Nâng cao năng suất, sản
lƣợng các vùng nuôi tôm quảng canh hiện có, trên cơ sở nâng cấp hệ thống
thủy lợi, áp dụng rộng rãi công nghệ nuôi tiên tiến. Phấn đấu đến năm 2015,
100% cơ sở nuôi, vùng nuôi các đối tƣợng chủ lực đạt tiêu chuẩn tiên tiến về
chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng và áp dụng rộng rãi công
nghệ nuôi thủy sản lồng, bè, phù hợp với điều kiện môi trƣờng và kinh tế xã
hội ở các vùng ven biển, đảo và hồ chứa.
9
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản tại xã Phú Cƣờng, huyện Sóc Sơn.
- Các đối tƣợng nuôi trồng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản xã
Phú Cƣờng, huyện Sóc Sơn.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở xã Phú Cƣờng, huyện
Sóc Sơn.
- Cơ cấu - thành phần các đối tƣợng nuôi.
- Các yếu tố có liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản và tính đa
dạng đối tƣợng nuôi.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Điều tra thực địa
- Thống kê từ tài liệu
- Phỏng vấn nông dân
10
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hoạt động nuôi trồng thủy sản tại xã Phú Cƣờng
3.1.1. Tài nguyên đất đai và lao động xã Phú Cường
Bảng 3.1. Hiện trạng tài nguyên đất đai và lao động xã Phú Cƣờng
Loại đất
TT
Hiện trạng
(2010)
1.Tổng diện tích đất tự nhiên ( ha)
899,13
Đất nông - lâm nghiệp
303,72
Trong đó:
212,80
1.1
Đất trồng lúa
Đất nuôi thủy sản
1.2
Đất phi nông nghiệp
2,00
595,41
Trong đó: Đất sông và mặt nƣớc
88,74
2. Nhân khẩu và lao động (12/2013)
Dân số (ngƣời)
13.762
Lao động (ngƣời)
8.354
Số hộ gia đình (hộ)
3.195
Số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm (hộ)
1699
Số hộ nuôi trồng thủy sản (hộ)
179
Nguồn: UBND xã Phú Cường. 2010, 2013[10]
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy những thông số về đất đai, mặt nƣớc và số
hộ gia đình có hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản báo hiệu sự
không thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản tại địa phƣơng. Chỉ có 2,0 ha đất
nuôi thủy sản, trong khi diện tích mặt nƣớc và sông suối có tới gần 90 ha.
Trong hơn 3000 hộ gia đình, chỉ có 179 hộ có hoạt động nuôi trồng thủy sản
(chiếm 5,6%).
11
3.1.2. Hiện trạng sử dụng mặt nước nuôi trồng thủy sản tại xã
Phú Cường
Thời điểm năm 2013, Hà Nội có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên
17 nghìn ha, đƣợc phân bố chủ yếu tại các ao hồ nhƣ Hồ Tây, Yên Sở, khu
vực phƣờng Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai), xã Đại Áng và xã Tả Thanh Oai
(huyện Thanh Trì) và tập trung nhiều nhất ở 9 huyện thuộc Hà Tây cũ và
huyện Sóc Sơn. [9]
Tuy nhiên, xã Phú Cƣờng lại không thuộc những xã có thế mạnh về nuôi
trồng thủy sản của huyện Sóc Sơn nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
Diện tích đất tự nhiên chuyên dùng cho nuôi trồng thủy sản rất ít. Chúng tôi
đã thống kê đƣợc hiện trạng sử dụng mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản tại
Phú Cƣờng nhƣ sau:
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng mặt nƣớc NTTS tại xã Phú Cƣờng
Tổng diện tích
Diện tích mặt nƣớc đã NTTS
mặt nƣớc (ha)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
32,44
10,5
32,4
Ruộng trũng
1,5
0
0
Sông
56,8
0
0
90,74
10,5
11,6
Ao, hồ
Nguồn: UBND xã Phú Cường, ban thống kê [10]
Loại hình mặt nƣớc ở xã Phú Cƣờng bao gồm ao, hồ và sông, với tổng
diện tích mặt nƣớc là 90,74ha. Đây là một diện tích không phải là quá nhỏ
cho nghề nuôi trồng thủy sản ở địa phƣơng. Tuy nhiên hiện tại tỷ lệ khai thác
sử dụng mới đạt 11,6%, trong đó phần đã khai thác hoàn toàn là ao, hồ tự
nhiên hoặc ao đào, mặt nƣớc sông chƣa khai thác, diện tích ruộng trũng cũng
tƣơng tự.
12
Tại Phú Cƣờng, không có những diện tích mặt nƣớc lớn. Chủ yếu là ao
hồ tự nhiên có sẵn và ao đào diện tích nhỏ trong thôn xóm. Ao hồ nhỏ là một
thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt Nam. Ngƣời
nông dân sử dụng ao hồ nhỏ nhƣ một cách tận dụng đất đai và lao động. Hầu
nhƣ họ không phải chi phí nhiều tiền vốn nếu là nuôi quảng canh. Tuy nhiên,
ngày càng có nhiều ngƣời nông dân tận dụng các mặt nƣớc ao hồ nhỏ trong
nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm
canh có chọn lọc đối tƣợng cho năng suất cao.[11]. Trong khi đó, tại
Phú Cƣờng chƣa tới 1/3 ao hồ đƣợc khai thác để nuôi trồng thủy sản.
3.1.3. Phương thức nuôi trồng thủy sản tại xã Phú Cường
Bảng 3.3. Phƣơng thức và mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã
Phú Cƣờng
Diện tích (ha)
Chung
1.
Tỷ lệ (%)
10,5
100,0
Theo phƣơng thức nuôi
Quảng canh
0
0
Bán thâm canh
7,0
66,7
Thâm canh
3,5
33,3
Chuyên canh
2,0
19,0
Kết hợp
8,5
81,0
2.
Theo mô hình nuôi
- Có tới 2/3 diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng phƣơng thức nuôi bán
thâm canh, ngƣời nuôi thủy sản muốn tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm
bớt đầu tƣ về mọi mặt. 1/3 diện tích mặt nƣớc còn lại, là những ao hồ tƣơng
đối lớn đƣợc ngƣời dân đầu tƣ thâm canh nhƣng ở mức độ thấp.
13
- Cũng từ nuôi bán thâm canh là chủ yếu dẫn đến phần lớn các hộ nuôi
theo mô hình kết hợp, nuôi ghép nhiều loài, số hộ nuôi một loài trong một ao
nuôi chỉ có 19,0%.
Mặc dù chủ trƣơng của Hà Nội trong phát triển nuôi trồng thủy sản là tổ
chức chăn nuôi thuỷ sản theo hình thức kinh tế trang trại. Xây dựng và phát
triển các trang trại nuôi trồng thuỷ sản tập trung kết hợp với chăn nuôi gia
súc, gia cầm và trồng cây ăn quả... Tuy vậy, tại Phú Cƣờng, hầu hết các hộ
nuôi theo quy mô nhỏ, hộ gia đình, không có mô hình trang trại chăn nuôi
quy mô lớn.
3.2. Thành phần và cơ cấu đàn cá nuôi tại Phú Cƣờng
Chúng tôi tiến hành khảo sát 40 hộ nuôi cá, không phân biệt quy mô.
Kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.4. Thành phần và cơ cấu đàn cá nuôi tại Phú Cƣờng
Đối tƣợng nuôi
Tên Việt Nam
Trắm cỏ
Mè trắng
Tỷ lệ hộ
Tên khoa học [4]
Ctenopharyngodon idellus
Hypophthalmichthys
harmandi
nuôi (%)
Mô hình nuôi
35,0
Kết hợp
10,0
Kết hợp
Mè hoa
Aristichthys nobilis
10,0
Kết hợp
Chép
Cyprinus carpio
40,0
Kết hợp
Trôi ta
Cirrhina molitorella
25,0
Kết hợp
Trôi Ấn Rô hu
Labeo rohita
37,5
Kết hợp
Rô phi đơn tính
O. niloticus
17,5
( Rô phi vằn)
Chim trắng
Colossoma brachypomum
14
12,5
Chuyên canh/
Kết hợp
Chuyên canh
Về thành phần đàn cá (đối tƣợng nuôi) ở Phú Cƣờng chủ yếu là các
loại cá truyền thống nhƣ mè, trôi, trắm cỏ, chép. Ngoài ra, cá rô phi, cá chim
trắng cũng đƣợc các hộ dân quan tâm đƣa vào cơ cấu nuôi.
Cá trắm cỏ tuy không phải là loài cá có chất lƣợng cao nhƣng lại đƣợc
nuôi nhiều vì nó dễ nuôi và mau lớn. Nuôi thả ở ao, hồ theo phƣơng thức bán
thâm canh.
Cá mè trắng Việt Nam là loài đặc hữu của vùng đồng bằng và trung du
Bắc bộ. Đây là loài cá nuôi phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, hiện nay cá đƣợc di
giống và nuôi trong cả nƣớc. Cá mè trắng Việt Nam trong tự nhiên giảm sút
nghiêm trọng đặc biệt là trong hệ thống sông Hồng. Nguyên nhân chủ yếu là
do khai thác quá mức, các bãi đẻ bị phá hoại nghiêm trọng. Sau khi cá mè
trắng Trung Quốc đƣợc nhập vào Việt Nam thì giống cá bản địa bị lai tạp và
giống gốc mất dần.[7]
Cá mè hoa sống ở tầng trên và tầng giữa. Ở mức nƣớc thấp hơn so với
cá mè trắng. Cá mè hoa không nhảy hoặc vùng quẫy nhiều, chúng thƣờng bơi
thành đàn, hoạt động chậm chạp nên dễ đánh bắt. Cá mè hoa ƣa sống trong
nƣớc màu mỡ, có nhiều động vật phù du. Cá lớn nhanh hơn cá mè trắng.[7]
Cá chép là loài có giá trị kinh tế, thịt cá thơm ngon đƣợc nhiều ngƣời
nuôi và ngƣời tiêu dùng ƣa thích. Đây là đối tƣợng nuôi quan trọng trong ao,
hồ. Sản lƣợng cá chép tự nhiên đã và đang giảm sút hết sức nghiêm trọng do
khai thác quá mức. Mặt khác do việc nhập giống, lai tạo cá ra các vùng nƣớc
tự nhiên và lai tạp làm mất dần nguồn gen quý hiếm, bản địa của đàn cá chép
trắng Việt Nam.[7]
Cá trôi Việt Nam là loài cá đặc trƣng cho miền Bắc Việt Nam. Đây là
loài cá kinh tế cho thịt ngon và chắc đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa thích. Cá trôi
dễ nuôi, là đối tƣợng nuôi quan trọng trong tập đoàn cá nuôi trong các ao, hồ,
đầm. Nguồn cá giống cung cấp cho sản xuất là từ vớt tự nhiên và cho sinh sản
nhân tạo.[7]
15
Cá trôi Ấn (Rô hu) đƣợc Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 nhập
vào Việt Nam từ năm 1982 theo chƣơng trình di giống của Uỷ ban quốc tế
sông Mêkông và cho sinh sản nhân tạo thành công năm 1984, hiện nay đã trở
thành một trong các đối tƣợng nuôi phổ biến ở nƣớc ta. Cá trôi Ấn Độ chịu
đƣợc nhiệt độ cao nên thƣờng tăng trọng nhanh vào mùa hè, chậm lớn vào
mùa đông.[7]
Rô phi đơn tính là loại cá có giá trị kinh tế cao, tăng trƣởng nhanh, chất
lƣợng thịt thơm ngon, có đặc tính nổi trội là ăn tạp, có khả năng thâm canh
cao, dễ áp dụng cho các hình thức nuôi khác nhau. Một số hộ gia đình đã tìm
đƣợc hƣớng nuôi trồng hiệu quả nhờ việc đƣa cá rô phi đơn tính vào thâm
canh. Theo các chủ nuôi rô phi đơn tính, thì kỹ thuật thâm canh đơn giản.
Cá chim trắng là giống cá có nhiều ƣu điểm, nổi bật nhất là khả năng
ăn tạp. Cá rất nhanh lớn, nhất là giai đoạn đầu, nếu ao nuôi gắn liền với
nguồn nƣớc chủ động thì cá phát triển rất nhanh, đáy ao dù là đất thịt hay cát
pha thịt đều có thể nuôi đƣợc giống cá này.[7]
Về cơ cấu loài phân phối theo chiều hƣớng ƣu tiên các đối tƣợng nuôi
có năng suất cao, đầu ra của sản phẩm rộng, trong đó cá Chép có 40% hộ
nuôi, tiếp đến là Trôi Ấn 37,5%, Trắm cỏ 35,0%, Trôi Việt 25,0%.
Về mô hình nuôi chủ yếu là nuôi kết hợp, ít hộ nuôi chuyên canh và
thâm canh.
Ao hồ là môi trƣờng sống thuận lợi của các loài thuỷ sinh vật làm thức
ăn cho cá. Các loài cá nuôi ăn những loài thức ăn khác nhau: cá mè trắng ăn
tảo; cá mè hoa ăn động vật phù du; cá trắm cỏ, ăn rong, bèo cỏ; cá trôi ăn tảo
và những mùn bã hữu cơ ở đáy… vì vậy thả nuôi ghép nhiều loài cá có tính
ăn khác nhau trong cùng một ao sẽ tận dụng hết nguồn thức ăn tự nhiên trong
nƣớc, nhờ thế sẽ làm tăng năng suất cá nuôi.
Nuôi cá ở Phú Cƣờng hầu hết nuôi trong ao, hồ theo phƣơng thức bán
16
thâm canh. Vì vậy đa phần ngƣời nuôi cá áp dụng mô hình nuôi kết hợp một
số loài.
Qua tìm hiểu chúng tôi đƣợc biết có một số công thức sau đây đƣợc
áp dụng:
+ Ao nuôi cá rô phi thâm canh, bà con nông dân thƣờng ghép thêm một
số loài theo hai công thức sau:
Công thức 1.
- Cá rô phi 70%;
- Cá chép 5%;
- Cá chim trắng 5%;
- Cá mè trắng 10%;
- Cá trôi Ấn Độ 10%.
Công thức 2.
- Cá rô phi 80%;
- Cá chép 5%;
- Cá mè trắng 10%;
- Cá trôi Ấn Độ 5%.
+ Ao nuôi cá mè làm chủ: Mè trắng: 60%, mè hoa: 5%, trắm cỏ: 3%, cá
trôi (ta): 25%, chép: 7%.
+ Ao nuôi trắm cỏ làm chủ: Trắm cỏ: 50%, mè trắng: 20%, mè hoa: 2%,
cá trôi: 18%, chép: 4%, rô phi: 6%.
3.3. Thành phần và cơ cấu đối tƣợng nuôi trồng thủy sản khác tại
Phú Cƣờng
Trong báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nông, lâm, thủy sản thành
phố Hà Nội đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 [11], trọng tâm phát triển
ngành là tập trung nuôi cá thịt, sản xuất con giống và nuôi các loại con đặc
sản cho năng suất và giá trị kinh tế cao nhƣ cá trắm đen, cá chim trắng, cá
17