Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Bước đầu tìm hiểu thành phần khu hệ cá tự nhiên và cá nuôi, những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lợi cá tự nhiên và đến năng suất cá nuôi tại xã cam cọn huyện bảo yên tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.87 KB, 40 trang )

LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy : Trần Đức Hoà đã tận tình hướng dẫn
bảo ban giúp đỡ em hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân xã Cam Cọn và một số hộ gia
đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực tế tại địa phương, tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành đề tài.
Do hạn chế về trình độ năng lực, chuyên môn, do thiếu thốn về tài liệu,
mới ở mức độc tập dut nghiên cứu nên đề tài còn nhiều hạn chế. Kính mong các
thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đóng góp cho những ý kiến quý báu để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ngày 10 tháng 04 năm 2011
Sinh viên:
La Công Hoan
Khoa Sinh _ KTNN

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

1


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Việt nam là một nước có tiềm năng thuỷ sản lớn ở khu vực Đông Nam Á


có bờ biển dài 3260 km, địa hình dốc từ tây sang đông. Nằm trong vùng nhiệt
đới gió mùa, hàng năm có mưa nhiều đã tạo ra vô số các vùng nước.Từ những
dòng sông hùng vĩ, đầm hồ mênh mông, đến những kênh mương, ao hồ nơi thôn
xóm…đó là những vùng đất đai chìm, có sắc thái độc đáo về thuỷ sinh học tạo
nên những cảnh non nước hữu tình và chứa đựng một tiềm năng lớn về thuỷ sản.
Nuôi trồng thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Trong những năm gần đây nghề nuôi cá nước ngọt đã mang lại hiệu quả
kinh tế cao và trở thành ngành sản xuất thế mạnh. Nghề nuôi cá nước ngọt đã thu
hút được đông đảo quần chúng tham gia, ít tốn kém về vốn, thiết bị và nhân lực
lại thu được sản lượng cao, đồng thời kết hợp được mô hình VAC tạo việc làm
cho người dân thúc đẩy sự phát triển kinh tế gia đình.
Hiện nay diện tích nuôi thả cá tăng hàng năm với các hình thức đa dạng
như nuôi cá trong lồng bè, ao hồ, chân ruộng, các đập nước, sông cụt…cho nên
hàng năm sản xuất cá nuôi đạt rất cao. Trong quá trình nuôi cá nhân dân ta có rất
nhiều kinh nghiệm truyền thống. Nhưng nhìn chung việc nuôi cá nước ngọt áp
dụng trên cơ sở khoa học kỹ thuật chưa cao và chưa chú trọng do nhiều mặt hạn
chế ở các địa phương.
Là sinh viên khoa sinh KTNN hiểu biết môn thuỷ sản nói chung và nghề
nuôi cá nước ngọt nói riêng trên cơ sở lý thuyết là chưa đủ mà việc nghiên cứu
qua sách báo và bằng điều tra thực tế ở huyện và xã nhà là rất cần thiết. Ngoài
việc bổ sung kiến thức thực tế mà còn nắm bắt được thực trạng ở địa phương
phát triển nghề nuôi cá nước ngọt nhu thế nào có những khó khăn và thuận lợi

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

2


LuËn v¨n tèt nghiÖp


Tr­êng §HSP Hµ néi 2

gì…những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề nuôi cá nước ngọt?
Bởi lẽ đó tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm hiểu thành phần khu
hệ cá tự nhiên và cá nuôi, những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lợi cá tự nhiên và
đến năng suất cá nuôi tại xã Cam Cọn huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai”

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

3


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Do kiến thức và điều kiện nghiên cứu thực tế còn hạn chế
cho nên đề tài của tôi chỉ thực hiện ở xã Cam Cọn với mức độ:
- Điều tra thực tế ở địa phương và các hộ gia đình ở xã Cam Cọn.
- Tìm hiểu qua sách báo, thư viện.
Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu một số loại cá nước ngọt được nuôi
thả nhiều ở xã Cam Cọn trong các loại hình mặt nước.
Cách quản lý, chăm sóc và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.
2- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này chúng tôi đã tiến hành thu thập các tài liệu thông
tin khoa học, sách báo, các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ thuỷ
sản.
- Phỏng vấn trực tiếp tổ trưởng tổ khuyến nông xã, các hộ gia đình nuôi cá.

- Số liệu được lấy ở Uỷ Ban Nhân Dân xã Cam Cọn, tổ khuyến nông.
Sau khi thu thập được số liệu chúng tôi sắp xếp theo một thứ tự nhất định để
phân tích rồi rút ra những nhận xét đi đến kết luận và đề xuất.

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

4


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

PHẦN III: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1-Cá và vai trò của cá đối với đời sống con người
Trong đời sống của con người cá và các loài thuỷ sinh vật khác có một ý nghĩa
vô cùng quan trọng. Trước hết cá là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
như protit, lipit, gluxit…đây là nguồn thực phẩm chính cho bữa ăn hàng ngày
của nhân dân ta, là loại thức ăn rất dễ tiêu hoá và không gây xơ cứng động mạch
như một số loại thức ăn khác. Cá không những có thành phần các chất dinh
dưỡng phong phú, tương đối hoàn thiện mà ăn cá còn có nhiều tác dụng tốt, chữa
được một số loại bệnh và tăng chỉ số thông minh vì vậy các nhà dinh dưỡng học
đã khuyến cáo nên tăng cường ăn cá. Ngoài vai trò làm thực phẩm cá còn cung
cấp nguyên liậu cho y học, dược học và đây là một trong những mặt hàng xuất
khẩu có giá trị cao.
2- Đại cương về nuôi trồng thuỷ sản
Nuôi trồng thuỷ sản theo tiếng anh (Aquaculture) có nghĩa là việc canh tác dưới
nước tương tự như Agriculturre là canh tác trên cạn.Bởi vậy các đối tượng của
nghề nuôi trồng thuỷ sản rất phong phú bao gồm cả thực vật và động vật.
Động vật như: Các loài cá nước ngọt, cá nước biển, các loại giáp xác, nhuyễn

thể, bò sát.
Thực vật như: Tảo đơn bào, tảo đa bào và tảo thực vật thuỷ sinh bậc cao sống ở
dưới nước.
Nuôi trồng thuỷ sản là những tác động của con người nhằm nâng cao năng suất,
sản lượng và hiệu quả kinh tế đối với những động thực vật thuỷ sinh có giá trị
kinh tế cao như: cá, tôm, cua, trai, ba ba…song song sự phát triển về mặt nhận
thức, kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật thì các đối tượng nuôi trồng ngày

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

5


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

càng được mở rộng, quy mô nuôi trồng ngày càng lớn, phương thức canh tác
ngày càng hiện đại. Nếu như trước đây người ta chỉ tập trung vào đối tượng duy
nhất là cá, với quy mô nuôi ở ao hồ nhỏ và phương thức hết sức lạc hậu cho nên
năng suất thấp. Ngày nay đối tượng canh tác đã mở rộng đến nhiều loài thuộc
nhiều ngành, lớp, bộ, họ khác nhau. Từ đơn bào dến đa bào, bao gồm cả thực vật
bậc thấp, động vật không sương sống đến động vật có sương ở tất cả các loại
hình nước ngọt, nước lợ và nước mặn không chỉ nuôi ở ao hồ nhỏ hay bể xi
măng mà nuôi cả mọi loại hình thuỷ sản như đầm, hồ, sông cụt, hồ chứa nước
nhân tạo. Với kiến thức và kỹ thuật tiên tiến ngày nay con người đã nuôi trồng
thuỷ sản trên sông, trên biển, ngay giữa đại dương.
Đối tượng thuỷ sản ở nước ta phong phú và đa dạng, nhiều đối tượng có giá trị
kinh tế cao như:
1-Cá

a- Cá nước ngọt:
- Cá chép (Ciprinecs carpio)
- Cá mè trắng (Hypophthaylmychthismolitrix)
- Mè hoa (A ristychthisnobilis)
- Trắm cỏ (Ctenopharyngodonidellus)
- Trôi việt (Cirrhinamolitorella)
- Trôi ấn (Labeorohita)
- Cá Mrigan (Cirrhinamrigalla)
- Trắm đen (Mylopharyngodonpiceus)
- Cá trê (Clarias)
- Lươn (Flotaabus)

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

6


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

- Cá bống tượng (Oxyeleotrismarmoratus)
- Cá rô phi (Tilapia)
b- Cá biển:
- Cá măng biển (Chanoschanos)
- Cá đuối mục (Mugilcephalus)
- Cá thu (Scomber)
2- Giáp xác cao (Malacostrabrachiunrosesenbergu)
- Tôm sú (pnaeusmondon)
- Tôm hùm (Panulirus)

- Cua biển (Scylaserta)
- Tôm he (Pelaeun)
3- Nhuyễn thể (Mollusca)
- Trai ngọc (Pteriamartensii)
- Trai nước ngọt (Sinanodonta)
4- Bò sát:
- Ba ba (Trionyx)
- Đồi mồi (Chelonia)
5- Rong câu chỉ vàng (Gracillariaverucosa)
3- Tiềm năng và điều kiện phát triển nghề nuôi cá ở nước ta:
Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản, nghề nuôi cá
đã có từ lâu đời (khoảng đời nhà Lý). Với bờ biển dài trên 3.260 km vùng đặc
quyền kinh tế biển 1triệu km2. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch nội địa chằng chịt
nòng cốt là hệ thống sông hồng và sông cửu long cùng nhiều hồ tự nhiên, hồ

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

7


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

chứa nước tạo cho nước ta tiềm năng lớn về mặt nước nội địa với khoảng
1.700.000 ha.
Trong đó: Diện tích ao hồ, mương chứa nước là 120.000 ha; diện tích đầm phá
nước lợ là 580.000 ha; diện tích đầm ven biển là 600.000 ha chưa kể mặt nước
sông vào khoảng 300.000 – 400.000 ha.
Với diện tích mặt nước như vậy thì việc nuôi trồng thủy sản đã tận dụng

được nguồn nước bỏ hoang và nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên dẫn đến việc
giảm chi phí và giảm khâu đầu tư, đồng thời khí hậu nước ta khá thuận lợi việc
này có ý nghĩa với việc tăng năng suất cho người chăn nuôi. Ngoài ra nghề nuôi
trồng thủy sản giải quyết việc làm cho người lao động và tham gia vào việc
chống ô nhiễm môi trường.
Về đối tượng canh tác cũng hết sức phong phú chỉ tính riêng đối tượng cá
nước ngọt có khoảng 200 loài trong đó có 100 loài có giá trị kinh tế.
Giáp xác có trên 160 loài (có 70 loài tôm đặc biệt là tôm he, tôm càng xanh) có
giá trị kinh tế cao.
Nhuyễn thể có khoảng 2500 loài.
Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản của ta không ngừng phát triển, khoa
học công nghệ đã góp phần đắc lực trong việc sản xuất giống nhân tạo, đáp ứng
nhu cầu cơ bản về giống nuôi truyền thống…những công trình nghiên cứu về
chọn giống được tiến hành trong nhiều năm để tạo ra giống chép lai, cá trê lai, rô
phi thuần chủng, rô phi đơn tính…Công tác di giống nhập nội cũng được chú ý
nhiều, nhiều giống được đưa từ bắc vào nam như trắm cỏ, mè hoặc đưa từ nam
ra bắc như rô phi vằn, trê phi, cá tra…Một số giống nhập nội phát huy như trôi
ấn, mrigan

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

8


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I.Thực trạng phát triển nghề cá ở xã Cam Cọn – huyện Bảo Yên

1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Cam Cọn
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía
Bắc, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía bắc Lào Cai giáp
Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía
nam giáp tỉnh Yên Bái với diện tích tự nhiên 2.057 km2, dân số 715.015 người,
là một tỉnh có điều kiện thuận lợi được phát triển kinh tế mở cửa vẫn là tỉnh nông
nghiệp gặp nhiều khó khăn. Sản xuất vẫn mang tính thuần nông lại thường bị
thiên tai đe dọa. Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh không nhiều. Thu nhập
bình quân đầu người đạt mức khá khoảng 8,5 triệu đồng.
Xã Cam Cọn nằm trên địa bàn tỉnh Lào Cai, tiếp giáp với Trung Quốc. Nhìn
chung đây là một xã có diện tích đất đai hẹp 3.5 km2, dân số là 3.000 người cho
nên mật độ dân số khá đông 850 người/km2.
Kinh tế ở xã: Nghề thuần nông chiếm 90% đất canh tác rất màu mỡ thuận lợi cho
việc cấy lúa và trồng hoa màu. Lực lượng tham gia lao động chính của xã là
70%, đều có trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 80%. Xã không có
nghề phụ thu nhập bình quân là 750 kg thóc/người. Cam Cọn là một xã mới cho
nên nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, vốn đầu tư cho phát triển kinh tế thấp,
thu nhập của xã không nhiều, nhiều nhu cầu đặt ra bức bách nhưng nguồn tài
chính rất hạn hẹp.
Nghề nuôi cá ở xã có rất nhiều thuận lợi cũng như khó khăn:
Thuận lợi: Nghề nuôi cá ở xã đã có từ lâu đời, theo thống kê của UBND xã diện
tích mặt nước có khoảng 25 ha. Đặc biệt đây là một xã có khí hậu khá thuận lợi

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

9


LuËn v¨n tèt nghiÖp


Tr­êng §HSP Hµ néi 2

chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa hàng năm có mưa nhiều tạo ra vô
số các vùng nước…Xã có mạng lưới thủy lợi tốt cung cấp nguồn nước đầy đủ đã
thúc đẩy nghề nuôi cá phát triển.
Khó khăn: Vốn đầu tư cho nghề nuôi cá ít là một xã mới được thành lập
không có nghề phụ thu nhập bình quân đầu người thấp đặc biệt là trình độ kỹ
thuật nuôi cá vẫn còn nhiều hạn chế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống,
công tác khuyến nông của xã hoạt động chưa có hiệu quả.
2. Kết quả điều tra nguồn lợi cá tại xã Cam Cọn.
2.1. Kết quả điều tra khu hệ cá tự nhiên tại xã Cam Cọn. \
Qua điều tra khảo sát tại xã Cam Cọn chúng tôi thu được kết quả một số
loại cá tự nhiện được trình bày ở bảng 3:
STT

Tên cá gọi thường

Tên khoa học

1

Cá chuối

Ophiocephalus maculates

2

Cá rô

Anabartes tudineus


3

Cá trê

Clarias fuscus

4

Cá diếc

Carassius auratus

5

Cá mương

Hemicultter leuasculus

6

Cá nheo

Parasilurur asotus

7

Lươn

Monop terus albus


8

Cá trạch đồng

Misgurnus fossili

9

Cá trạch sông

Mastacenbelus armatus

10

Cá bống trắng

Glossofobius giurees

11

Cá trôi

Crrnina molitorella

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

10



LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

12

Cá chép

Cyprinus carpiol

13

Cá trắm đen

Milopharyngdon piceus

14

Cá đòng đong

Puntius semiffasciolatus

- Qua bảng trên chúng ta thấy thành phần khu hệ cá tự nhiên tại địa phương
tương đối phong phú.
- Trong 47 loài cá có nguy cơ bị tiệt chủng:
+ Có một số loài cá bị suy giảm so với trước như: Trắm đen, cá trê.
+ Một số đối tượng đã được thuần hóa như: Cá chép, cá trắm đem.
+ Một số đối tượng có nguồn lợi không đáng kể như: Cá sóc, cá đòng
đong…
2.2. Kết quả điều tra khu hệ cá nuôi.

Qua tìm hiểu tình hình chung của xã và các hộ gia đình nuôi cá được biết
hiện nay ở Cam Cọn đã và đang nuôi các giống cá truyền thống có giá trị dinh
dưỡng cao được nhân dân ưa thích và tận dụng được nguồn thức ăn.
Bảng 1: các đối tượng cá nuôi nhiều ở Cam Cọn
STT

Tên cá

Tên khoa học

1

Cá chép

Ciprinecs carpio

2

Cá trắm cỏ

Ctenopharyngodonidellus

3

Cá trắm đen

Mylopharyngodonpiceus

4


Mè hoa

A ristychthisnobilis

5

Mè trắng

Hypophthaylmychthismolixtrix

6

Rô phi

Tilapianilotiea (vằn)
Tilapia Mosaambica (trắng)

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

11


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

7

Trôi Ấn (Rô hu)


Labeorohita

8

Mrigan

Cirrhinamrigalla

9

Trê

Clarias

10

Cá chuối

Ophiocephaesmacualatus

11

Cá bống tượng

Oxyeleotrismarmoratus

12

Cá Diếc


Carassius auratus

Nhìn chung các loài cá trên đây đều có kích thước trung bình nhưng chúng
đều có tốc độ lớn nhanh. Thức ăn tự nhiên của chúng chủ yếu là bã hữu cơ vụn
nát và thủy sinh khá nhiều. Thức ăn được cung cấp chủ yếu là cỏ tươi, rau xanh,
các thức ăn tinh bột các sản phẩm của chăn nuôi. Cá kiếm ăn quanh năm không
nghỉ mùa đông, tuổi thành thục sớm.
Cơ cấu đàn cá nuôi:
- Trấm cỏ:

40%

- Mè trắng:

10%

- Mè đen + Mè hoa: 15%
- Trôi ấn + Mrigan: 15%
Còn lại là 20% các loài cá khác
* Vài nét về đặc điểm sinh học của các loài cá nuôi trong ao hồ nước ngọt.
Cá chép:
- Có từ lâu đời ở nước ta và được lai tạo thành nhiều giống.
- Cá chép có thân hình cân đối, đẹp, vẩy to, là loài dễ nuôi, ăn tạp và lớn nhanh,
tuổi thành thục sớm (1 tuổi).
- Cá chép dễ sinh sản, sức sinh sản cao

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

12



LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

- Cá chép sống đáy, thức ăn chủ yếu là động vật đáy bao gồm: ấu trùng
các loại côn trùng, nhuyễn thể và hạt ngũ cốc, hạt cỏ, quả, củ. ngoài ra còn ăn cả
tôm, cua nhỏ và cả con của nhiều loài cá. Khi nuôi trong ao có thể sử dụng các
loại thức ăn nhân tạo như bột cám, mì, khô dầu…
- Cá chép có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép.
- Khi vận chuyển cá vào ao nuôi, nếu không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cá
dễ có biểu hiện bệnh lý.
Cá mè trắng:
- Cá có mình dài, thon, vảy sáng.
- Cá Mè trắng điển hình là cá ăn thực vật nhưng thiên về thực vật bậc thấp
như tảo, thực vật phù du.
- Là một trong những loài cá nuôi kích thước lớn, ở ao tăng sản một năm
đạt 0,5 – 0,7 kg, có nơi đạt trên 1kg nếu điều kiện dinh dưỡng tốt.
- Cá mè trắng có thể sử dụng cả các loại mùn, bã hữu cơ và thức ăn nhân
tạo như bột cám, bột mì…
- Cá mè trắng sống tầng mặt là chính nên trong ao nuôi ta có thể thả ghép
và tăng mật độ thả. Cá mè trắng bắt mồi thụ động và lớn tương đối đồng đều
Cá mè hoa:
- Thân cá dẹp bên, cao, đầu lớn, vây nhỏ, lưng đen, bụng màu trắng sáng.
- Thức ăn của mè hoa thiên về động vật phù du và mùn bã hữu cơ thường
sống tầng giữa hoặc sát đáy. Ao thiếu ô xy cá dễ bị nổi đầu.
- Ao nuôi cá mè hoa có thể bón phân chuồng để tạo thêm nguồn thức ăn
cho cá.
- Tỷ lệ thả ghép trong ao từ 5- 10%


La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

13


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

Cá trắm cỏ:
-Thân cá có màu trắng hoặc màu xanh nhạt, vẩy cá to, thức ăn chủ yếu là
thực vật bậc cao với khối lượng lớn nên ruột cá dài, bụng to.
- Sống chủ yếu ở tầng mặt và tầng giữa, trong ao nuôi cá trắm cỏ sử dụng
được cả thức ăn nhân tạo.
Cá trắm đen:
- Thân cá dài, mình gần tròn, đầu nhỏ, miệng nhỏ, khoảng cách 2 hố mắt
rộng, xoang mang rộng.
- Cá thường có màu đen, lưng xẫm, kích thước lớn, tối đa tới 40-50
kg/con, thịt ngon
- Cá sống được ở hầu hết các loại hình thức, tốc độ sinh trưởng nhanh.
- Cá trắm đen sống tầng nước đáy khi trưởng thành và ăn động vật đáy là
chủ yếu.
- Trong ao nuôi cá chậm lớn, 1 năm chỉ đạt từ 0,5 -0,7 kg/con và khó thành thục.
Cá trôi:
- Mình thon dài, vẩy to, màu sáng bạc.
- Cá ăn mùn bã hữu cơ và rong rêu bám đáy .
- Cá ưa sống ở nước trong và lớn chậm, thường sử dụng nuôi ghép với tỷ
lệ 10-20%
Cá trôi Ấn Độ (Rô hu)
- Cá thích sống ở tầng giữa và tầng đáy

- Cá có hình dạng trung gian giữa trôi và trắm cỏ, tính ăn giống cá trôi, ăn
mùn bã là chính và rong, rêu, tinh bột
- Cá trôi Ấn Độ lớn mau, thịt ngon, ít sương răm

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

14


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

Cá Mrigan:
- Thân ngắn hơn mè hoa, miệng rộng, vẩy cứng và sử dụng thức ăn là sinh
vật phù du, trong đó động vật phù du là chủ yếu.
Cá rô phi:
- Có hai loài hiện đang nuôi phổ biến ở Việt Nam:
+ Tilapia Mosaambica
+ Tilapia Nilotica (Rô phi vằn)
- Đặc điểm chung:
+ Cá ăn tạp từ mùn bã hữu cơ đến mầm thực vật, động vật bậc thấp.
+ Cá có khả năng thành thục sớm. Cá sinh sản dễ dàng, chu kì sinh sản ngắn. Cá
đực màu sẫm hơn cá cái.
+ Cá rô phi được nuôi nhiều ở quy mô gia đình và tận dụng được nguồn phân
hữu cơ.

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

15



LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

Một số điểm khác biệt của hai loại cá rô phi:
Tilapia Mosaambica

Tilapia Nilotica

- Con đực màu đen, con cái màu nhạt

- Trên thân có từ 9-11 vạch ngang màu

- Vây đuôi không vạch, số tia vây đen, khi lớn vạch mờ đi.
nhiều hơn.

- Mình cá dày, kích thước lớn

- Mình ngắn, đầu ngắn kích thước nhỏ

- Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh

- Khả năng tụ điểm mồi tốt, sức sống - Ít chịu được lạnh
mạnh hơn.

- Sức sinh sản kém

- Chịu được nhiệt độ thấp.


- Chu kỳ sinh sản dài

- Sức sinh sản cao, nhịp độ sinh sản - Trên vây đuôi không có vạch
nhanh và dày.

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

- Cá có thể sống được ở vùng nước lợ

16


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

Cá trê lai:
- Cá trê lai mình dài, là con lai giữa cá trê phi và cá trê ta.
- Cá lớn nhanh, sống được ở môi thường thiếu ôxy
- Cá phàm ăn, thức ăn gồm động vật và thực vật.
- Cá trê có cơ quan hô hấp phụ, cá có thể chịu được độ PH từ 4-5 trong ao
nuôi thường áp dụng nuôi đơn.
Cá Chuối:
- Cá chuối sống phổ biến ở các ao, hồ, ruộng miền bắc nước ta, cá lớn nhất
có thể đạt 5kg thuộc loại cá dữ ở ao hồ.
Thịt cá chuối rất ngon, cá có khả năng chịu đựng nồng độ oxy hòa tan trong
nước thấp nên có thể vận chuyển được đi xa mà vẫn sống. Sản lượng khai thác
hiện nay giảm đi rất nhiều so với trước kia.
Cá bống tượng:

- Là loài cá phổ biến sống tầng đáy và ven bờ, thường ở nơi nước chảy,
thức ăn chủ yếu là động vật không sương. Cá bống ăn rất ngon, sản lượng cá
phát triển tốt.
Cá Diếc:
- Cá diếc thuộc họ cá chép, thân ngắn hơn cá chép, vây tròn, vây đường
bên thẳng
- Kích thước cá nhỏ, màu xám bạc, có thể đạt 1kg trọng lượng một cá thể.
- Trong điều kiện thuận lợi, một tuổi cá thành thục sinh sản cao hơn cá
chép, mỗi năm sinh sản từ 3-4 lần.
- Cá ăn tạp thức ăn là động vật nhỏ, thực vật. Trong ao nuôi cá sử dụng
thức ăn nhân tạo.

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

17


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

- Cá diếc thịt ngon và thường nuôi ghép trong ao để tận dụng thức ăn.
3- Đặc điểm loại hình mặt nước – chất đất – chất nước ở xã Cam Cọn.
3.1- Các loại hình mặt nước
Cam Cọn là vùng trung du nhưng không bị đồi núi ngăn cách, đất đai khá
bằng phẳng. Ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng lắm, độ
ẩm cao, lượng mưa nhiều tạo ra vô số các loại hình mặt nước: dòng sông, kênh
mương, đầm ao hồ nơi thôn xóm xen vào đó là diện tích cây lúa một vụ, hai
vụ…
Qua công tác tìm hiểu xã không có hồ đầm lớn để nuôi cá với quy mô lớn,

bà con sử dụng các mặt nước nhỏ: hồ, ao, ao đìa nhỏ, mương và ruộng trũng để
nuôi cá phù hợp với quy mô gia đình.
Trong đó diện tích mặt nước ao: 11ha
Đầm: 6ha
Ruộng trũng: 9ha
Ở xã mặt nước bỏ hoang nhiều, chưa tận dụng được trong chăn nuôi cá và áp
dụng việc nuôi cá lồng.
3.2- Đặc điểm chất đáy.
Chất đáy là nguyên vật liệu của ao hồ, do sự lắng đọng của các chất hữu
cơ cùng đất đai bị rửa trôi tích tụ lâu năm. Chất đáy có vai trò quan trọng trong
quá trình nuôi cá, cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho cá và sinh vật nước, có
khả năng giữ nguồn nước và các chất dinh dưỡng. Đối với đáy ao hồ ở vùng
trung du như Cam Cọn đất trơ và đáy có nhiều cát pha và cát sỏi ở mặt trên có
một lớp bùn mỏng bao phủ cho nên việc giữ nước và chất dinh dưỡng không cao.

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

18


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

Tuy nhiên thực tế ở xã Cam Cọn cho thấy một số ao hồ được hình thành
lâu năm có lớp bùn đáy rất dày, chất dinh dưỡng màu mỡ thuận lợi cho việc nuôi
cá. Bên cạnh các ao hồ có từ lâu đời còn có một số ao hồ mới được đào thêm và
một số ao hồ chất đáy có nhiều cát sỏi, chất dinh dưỡng còn nghèo. Để khắc
phục khó khăn này hầu hết các hộ gia đình nuôi cá đều vệ sinh ao bón phân hàng
năm cho nên lượng bùn được tăng thêm chất dinh dưỡng được bổ sung thuận lợi

cho cá phát triển tốt.
3.3- Nguồn nước và chất nước
Nguồn nước: Lào Cai có hệ thống sông ngòi lớn bắt nguồn từ sông Hồng,
có nhiều hồ, đập chứa nước lớn cung cấp đủ nước cho các xã, huyện hàng năm.
Xã Cam Cọn có hệ thống sông tự nhiên cũng bắt nguồn từ sông Hồng có nhiều
đầm và mương máng chứa nước tốt, đặc biệt là ở xã có mạng lưới thủy lợi đảm
bảo việc cung cấp nước hàng năm cho canh tác và các ao hồ, ruộng trũng nuôi
cá. Nguồn nước ở đây được lấy vào sạch đảm bảo nhất là không bị ảnh hưởng
của các nhà máy xí nghiệp, cho nên nguồn nước ở đây thuận lợi cho nghề nuôi
cá.
Chất nước: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch
các hàng năm đó là chất lượng nguồn nước. Chất nước biểu thị nguồn dinh
dưỡng có trong môi trường nước, cung cấp thức ăn tự nhiên cho cá và thúc đẩy
khả năng sinh trưởng phát triển của cá. Qua công tác tìm hiểu chúng tôi được
biết chất nước ở Cam Cọn dùng trong nuôi cá rất tốt, nguồn nước sạch, không bị
nhiễm phèn, nhiễm mặn, không chứa các mầm bệnh lây lan làm hại cho cá.
Nguồn nước cung cấp cho xã đảm bảo tuy nhiên không phải ao nuôi cá
nào chất nước cũng đủ lượng màu mỡ (màu lá chuối non, màu xanh vỏ đỗ) còn
có những ao tù có nguồn nước dày do các gia đình này chưa thực hiện tốt việc

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

19


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

cải tạo ao hồ, chưa thay nước thường xuyên…dẫn đến chất nước trong ao nuôi

chưa đảm bảo.
4- Thức ăn và phân bón
4.1- Thức ăn
Thức ăn có tác dụng duy trì sự sống và gúp cho cơ thể sinh trưởng và phát
triển. Thức ăn của cá gồm có rất nhiều loại có trong tự nhiên và nguồn thức ăn
phải cung cấp. Thức ăn tự nhiên có trong ao hồ bao gồm nhiều loại sinh vật
trong nước, từ các tảo và thực vật bậc cao sống trong nước đến các động vật
sống lơ lửng hay động vật ở đáy
Ngoài ra phải cung cấp bổ xung các loại thức ăn xanh và thức ăn tinh.Qua
công tác điều tra thực tế ở các hộ gia đình và các cơ sở nuôi cá lân cận chúng tôi
thấy có một số loại thức ăn được bổ sung cho cá phù hợp với đối tượng cá nuôi.
Bảng 2: Các loại thức ăn bổ xung cho cá
STT

Tên thức ăn

Đối tượng sử dụng

Mức độ

Ghi chú

Thức ăn xanh
1

Bèo tấm

Trắm cỏ, trắm đen, rô phi

Nhiều


2

Bèo hoa dâu

Trắm cỏ, trắm đen, rô phi

Nhiều

3

Bèo cái

Trắm cỏ, trắm đen, rô phi

Nhiều

4

Bèo tây

Trắm cỏ, trắm đen, rô phi

Nhiều

5

Rong tóc tiên

Trắm cỏ, trắm đen, rô phi


Nhiều

6

Rong đuôi chó

Trắm cỏ, trắm đen, rô phi

Nhiều

7

Rau muống trằng

Trắm cỏ

Nhiều

8

Rau lấp

Trắm cỏ

Ít

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

20



LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

9

Cỏ tự nhiên

Trắm cỏ

Nhiều

10

Lá sắn

Trắm cỏ

Nhiều

11

Dây lá khoai lang

Trắm cỏ

Nhiều


12

Lá chuối

Trắm cỏ

Ít

13

Lá tre

Trắm cỏ

Ít

Khi thiếu TA

Thức ăn tinh
14

Bột sắn khô

Cá bột các loại + các loại cá Nhiều

15

Bột ngô

Cá bột các loại + các loại cá Nhiều


16

Cám gạo tẻ

Cá bột các loại + các loại cá Nhiều

17

Gạo

Cá bột các loại + các loại cá Nhiều

18

Lạc

Cá bột các loại + các loại cá Ít

19

Đậu tương

Cá bột các loại + các loại cá Ít

20

Bã rượu

Cá bột các loại + các loại cá Ít


21

Bột cá khô

Cá bột các loại + các loại cá Ít

22

Nhộng tằm

Cá bột các loại + các loại cá Ít

a - Các loại thức ăn xanh dùng để nuôi cá:
Nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao hồ nuôi cá rất phong phú, nhưng
lượng thức ăn này không đủ nuôi cá vì cá thường nuôi với số lượng nhiều ăn tạp,
cá càng lớn khả năng ăn tạp càng mạnh cho nên phải bổ xung nguồn thức ăn
xanh liên tục.
Nguồn thức ăn xanh ở Cam Cọn có rất nhiều loại dễ cung cấp cho cá, ít
tốn kém về vốn chủ yếu các hộ gia đình tận dụng trong sản xuất nông nghiệp vào
trong chăn nuôi.

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

21


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2


Qua bảng 2 cho thấy đối tượng cá ăn tạp như: cá Trắm Cỏ, cá Trắm Đen,
cá Rô Phi…………….. đặc biệt là cá Trắm Cỏ ăn hầu hết các loại thức ăn xanh
với số lượng nhiều.
Qua tìm hiểu các gia đình nuôi cá ở xã đều cung cấp đầy đủ thức ăn xanh
và được bổ sung theo mùa vụ trồng trọt như các loại rau khoai lang, lá ngô,
sắn….. còn bèo, rong cỏ tự nhiên các loại có rất nhiều hầu hết ở mọi nơi và có tất
cả các mùa vụ trong năm, vì vậy được cung cấp thường xuyên cho cá về mùa
đông thức ăn xanh thường hay bị thiếu các hộ gia đình phải bổ sung thêm lá
chuối, lá tre cho cá ăn.
Phương thức cho ăn: chất lượng thức ăn và phương thức cho ăn ảnh hưởng
đến sản lượng cá nuôi, nếu cho cá ăn không đầy đủ các chất dinh dưỡng và
không đúng kỹ thuật làm cho cá bị suy dinh dưỡng dễ mắc bệnh.
Việc cung cấp nguồn thức ăn cho cá đều được các hộ gia đình trong xã
cho ăn đầy đủ, trước khi cho ăn rửa sạch, băm nhỏ đối với cá nhỏ rồi mới thả
xuống ao. Nhưng thực tế một số loại thức ăn ôi thiu nhiều khi vẫn cho cá ăn.
Để tìm hểu thêm về việc cung cấp thức ăn cho cá chúng tôi thăm một số
gia đình trong xã đều tận dụng nguồn thức ăn cho cá như thả bèo mặt ao, chân
bờ ao đều trồng các loại cây như su su, bầu, bí và khoai lang.
b – Các loại thức ăn tinh cung cấp cho cá:
Cũng như động vật khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cá
cần rất nhiều các chất dinh dưỡng như: protit, gluxit, lipit, vitamin, các loại
khoáng vi lượng fe, cu, zn….. và đa lượng kali, na, cl,…. Dưới cơ thể của cá các
chất trên có nhiệm vụ và tác dụng khác nhau.

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

22



LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

Các chất protit, chất khoáng là chất xây dựng cơ thể. Protit được tận dụng
để xây dựng mô thịt, các chất khoáng thì dùng để tạo xương. Ngoài ra chúng còn
có là thực phẩm của các dịch cơ thể.
Các chất như gluxit, lipit cung cấp năng lượng cho cơ thể khi sản sinh ra
năng lượng tạo điều kiện cho cơ thể hoạt động và cân bằng với môi trường.
Các loại vitamin, hệ thống men rất cần cho cá phát triển tốt. Nó giữ vai trò
quan trọng trong việc điều hòa sự sống nếu thừa cá sẽ bị chết.
Các chất dinh dưỡng này có trong nguồn thức ăn tinh như: ngũ cốc, ngô,
đậu tương, gạo, cám gạo, sắn bã rượu, bột cá, nhộng tằm, thức ăn tổng hợp.
Nguồn thức ăn tinh này được tận dụng trong sản xuất nông nghiệp và chăn
nuôi ngoài ra phải đi mua ở trên thị trường.
Bổ sung nguồn thức ăn tinh cho cá là rất quan trọng. Nhưng thực tế ở địa
phương chưa chú ý cho cá ăn các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao lý do
chính là vốn đầu tư cho nuôi cá ít, trình độ nhận thức của người dân còn nhiều
hạn chế.
Việc cung cấp thức ăn tinh và kỹ thuật cho cá ăn chưa đảm bảo yêu cầu
thường chỉ cho cá ăn loại thức ăn này khi cá còn nhỏ như cám ngô, khoai, sắn,
cám tổng hợp. Đến khi cá lớn nhu cầu ăn cần nhiều hơn thì lại không được cung
cấp thêm lạc, đậu tương, gạo, bột cá... hầu như không được cho ăn do nguồn vốn
đầu tư ít, giá thành các loại thức ăn này cao.
Cách thức cho ăn: Thức ăn tinh được nghiền nhỏ, rắc đều trên mặt ao, đây
là cách thức cho cá ăn phổ biến. Cũng có một số gia đình đã áp dụng được cả
thức ăn cho cá vào khung nổi trên mặt ao tận dụng được thức ăn và tiện theo dõi
cá hàng ngày.

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN


23


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

Trong quá trình nuôi cá cần phải cho ăn đầy đủ các loại thức ăn tinh và
phối hợp các loại thức ăn này tùy giai đoạn cũng như đối tượng, cá nuôi mà có
phương thức cho ăn phù hợp.
Ví dụ: Cá giống, cá còn nhỏ đối tượng chê lai thức ăn tinh phải được nấu
chín thả vào khung nổi, với đối tượng cá ăn tạp, ăn trực tiếp như Trắm Cỏ, Rô
Phi, Trôi, Mè đen cho ăn trực tiếp tiết kiệm được thời gian.
4.2 – Bón phân:
Bón phân vào ao hồ nuôi cá là rất quan trọng có tác dụng trong việc gây
màu cho ao, hồ nuôi bổ sung nguồn thức ăn cho cá.
Người dân thường bón phân vô cơ và hữu cơ vào ao nuôi cá với phương
thức khác nhau.

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

24


LuËn v¨n tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ néi 2

Bảng 3: Các loại phân bón và cách thức sử dụng.

stt

Tên phân

Phương thức sử dụng

* phân hữu cơ
1

Phân heo

Bón lót + bón thúc

2

Phân gà, vịt

Bón lót + bón thúc

3

Phân trâu, bò

Bón lót + bón thúc

4

Rác thải

Bón lót


5

Lá cây xanh

Bón lót gây màu

6

Phân bắc

Ủ rồi mới bón lót + thúc

7

Nước thải sinh hoạt

Thải trực tiếp

8

Ure

Bón thúc

9

Kali

Bón thúc


10

Lân

Bón thúc

11

Apatit

Bón thúc

4.2.1 – Phân hữu cơ:
Phân hữu cơ được sử dụng phổ biến ở xã Cam Cọn bao gồm: phân gia súc
(phân chuồng), phân xanh, phân bắc, nước thải sinh hoạt hoặc nuôi kết hợp vịt –
cá để tận dụng nguồn phân vịt thải trực tiếp xuống ao, hồ.
Phân hữu cơ ngoài việc cung cấp đạm, lân cho tảo phát triển nó còn là
nguồn thức ăn trực tiếp cho các động vật phù du và động vật đáy. Ngoài ra là
nguồn thức ăn trực tiếp đối với một loài cá ăn tạp như: Trắm cỏ, Rô phi…
Chất đáy có trong ao hồ của xã là đất cát sỏi khó giữ nước, bón phân hữu
cơ có tác dụng cải tạo đáy, hạn chế việc thấm nước ao. Chính vì thế mà phân hữu

La C«ng Hoan – K33 Sinh – KTNN

25


×