Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.84 KB, 48 trang )

Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, của tỉnh
Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Tường đã có những bước chuyển mình đáng kể trong
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện Vĩnh Tường đã chú trọng đến việc ứng
dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ. Đưa các giống cây, con mới vào sản
xuất làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể song sản xuất nông nghiệp
huyện Vĩnh Tường còn có khó khăn, tồn tại. Diện tích đất nông nghiệp đang bị
thu hẹp dần, giá trị sản xuất trên một số đơn vị diện tích đất chưa cao, việc tổ
chức sản xuất, áp dụng quy trình, kỹ thuật sản xuất các sản phẩm an toàn, trong
đó có rau an toàn (RAT) chưa được quan tâm đúng mức.
Đối với RAT huyện Vĩnh Tường sẽ mở rộng diện tích lên 50 ha, đồng thời
ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất RAT.
Dựa trên nguồn lợi tự nhiên: đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế, xã hội và
mục tiêu nhiệm vụ phát triển nông nghiệp của huyện Vĩnh Tường, để góp phần
chủ động khai thác nguồn lợi tài nguyên, vốn, lao động, thị trường để góp phần
phát triển nông nghiệp bền vững, quy hoạch và hình thành vùng chuyên canh sản
xuất RAT cung cấp sản phẩm RAT nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống tăng
thu nhập cho người dân. Nên chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu thực trạng
và đề xuất giảí pháp phát triển hệ thống sản xuất rau an toàn trên địa bàn
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”

1



Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
Góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho việc phát triển hệ thống sản xuất
RAT. Từ cơ sở khoa học đưa ra định hướng xây dựng hệ thống sản xuất RAT
hàng hoá phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, sinh thái của huyện
Vĩnh Tường.
1.2.2. Yêu cầu
- Phân tích, đánh giá đúng các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội chi phối đến sản
xuất RAT.
- Đánh giá thực trạng sản xuất rau và rau an toàn, đánh giá hiệu quả mô hình rau
và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống sản xuất RAT trên địa bàn huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

2


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất RAT
2.1.1. Một số yêu cầu và chỉ tiêu chất lượng rau sạch, RAT
Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (Kỹ thuật trồng rau sạch, rau

an toàn và chế biến rau xuất khẩu, 2009) thì sản phẩm rau xanh được xem là sạch
hay an toàn khi chúng đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
 Sạch, hấp dẫn về hình thức: Tươi, sạch bụi bẩn,tạp chất, thu đúng độ chín,
khi đạt chất lượng cao nhất, không có triệu chứng bệnh, có bao bì đẹp,
hấp dẫn.
 Sạch, an toàn về chất lượng: Khi sản phẩm rau có dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật (BVTV), hàm lượng nitrat, hàm lượng kim loại nặng, số lượng vi
sinh vật gây hại không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn vệ sinh, y tế.
Môi trường canh tác và kỹ thuật trồng trọt chính là những yếu tố quyết
định đến sản phẩm rau sạch, RAT hay rau bị ô nhiễm…
- Rau an toàn: Theo quy định của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, RAT
là sản phẩm rau tươi (rau ăn thân, lá, hoa và quả) có chất lượng đúng như đặc
tính giống vốn có của nó, hàm lượng độc và mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây
hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi
truờng thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

3


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

* Yêu cầu chất lượng của RAT:
- Tiêu chuẩn về hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu
cầu của từng loại rau (đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm), không dập, không
nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp.
2.1.2. Một số nguyên nhân gây mất an toàn trong trồng rau
2.1.2.1. Mất an toàn do hoá chất BVTV
Theo Nguyễn Ngọc Sinh và cộng tác viên năm 1999 thì lượng thuốc

BVTV được sử dụng ở nước ta không ngừng gia tăng.
Nếu năm 1957 thì nước ta mới biết sử dụng hoá chất BVTV, cả nước chỉ
dùng có 100 tấn thành phẩm thì đến năm 1990 lượng thuốc BVTV đã tăng lên
3500 - 4000 tấn hoạt chất tương đương với 13000 - 15000 tấn thành phẩm. So
với năm 1990 thì năm 1999 lượng thuốc dùng cho 1 ha cây trồng tăng 2,17 lần,
lượng thuốc BVTV tăng 11,8 lần và giá thuốc tăng 21,9 lần.
Lượng thuốc BVTV sử dụng trên diện tích đất canh tác ở Việt Nam từ
năm 1990 đến 1999 được thể hiện ở bảng 2.1

4


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

Bảng 2.1 Lượng thuốc sử dụng trên diện tích đất canh tác ở Việt Nam
Năm Diện tích Lượng

Tổng giá trị

Bình quân cho 1 ha

canh tác thuốc nhập (triệu USD)
(triệu ha) (tấn

thành Tiền

Tỉ lệ %


phẩm)

Lượng

Giá

thuốc

(USD)

trị

(kg)
1990 9,0

15 000

9,0

100

0,5

1

1991 9,4

20 300

22,5


250

0,67

1

1992 9,7

23 100

24,5

272.2

0,77

2,4

1993 9,9

24 800

33,4

371,1

0,82

3,3


1994 10,4

20 380

58,9

654,4

0,68

5,6

1995 10,5

25 666

100,4

1111,1

0,85

9,5

1996 10,5

32 751

124,3


1381,1

1,08

11,8

1997 10,5

30 406

126,0

1400

1,01

12

1998 10,5

42 738

196,7

2185

1,35

18,73


1999 10,5

33 715

158,7

1763,3

1,05

15,11

(Theo nguồn của cục BVTV)
Theo Viện BVTV, từ năm 1998 đến nay, nước ta đã và đang sử dụng 270
loại thuốc trừ sâu, 216 loại thuốc trừ bệnh, 160 loại thuốc trừ cỏ, 12 loại thuốc
diệt chuột và 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng với khối lượng ngày càng gia
tăng.
Thực hiện thời gian cách ly thuốc BVTV: Đây là vấn đề tồn tại lớn nhất
trong giai đoạn hiện nay. Ở nước ta về vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau, chè,
cũng như một số cây thực phẩm khác đó là không đảm bảo thời gian cách ly sau
sử dụng thuốc BVTV.

5


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN


Cục BVTV điều tra ở 290 hộ dân trồng rau: súp lơ, su hào, rau muống,
đậu cove, đậu đũa, cà chua trong năm 1999 ở một số địa phương cho biết các nơi
đều không tuân thủ thời gian cách ly theo quy định. Hầu hết các hộ nông dân đều
vi phạm thời gian cách ly sau phun thuốc, vi phạm nhiều nhất trên các nhóm rau
ăn quả như cà chua, đậu đỗ tiếp đó là rau ăn lá và cây chè.
Đây là nguyên nhân cơ bản giải thích vì sao dư lượng thuốc BVTV còn
tồn tại. Chúng ta đã để dư lượng hoá chất trong nông sản, thực phẩm trước khi
chế biến là tương đối phổ biến và hầu hết vượt quá mức cho phép.
2.1.2.2 Mất an toàn do bón quá nhiều phân đạm làm tăng hàm lượng nitrat
(NO3-) trong rau.
NO3- vào cơ thể ở mức trung bình thường không gây ngộ độc, chỉ khi hàm
lượng vượt quá mức cho phép thì mới nguy hiểm. Trong hệ thống tiêu hoá, NO3bị khử thành Nitrit (NO2). Nitrit là một chất chuyển biến Oxyheamo - globin
(chất vận chuyển oxy trong máu) thành chất không hoạt động được goi là
Methaemoglobin. Ở mức cao Nitrit sẽ làm giảm mức hô hấp của tế bào, ảnh
hưởng tới hoạt động của tuyến giáp gây ra đột biến và phát triển các khối u.
Trong cơ thể con người nếu lượng Nitrit ở mức độ cao có thể phản ứng với axit
amin thành chất gây ung thư gọi là Nitroxamin. Có thể hàm lượng NO3- vượt
quá ngưỡng cho phép là triệu chứng gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người. Vì
vậy các nước nhập khẩu rau tươi đều phải kiểm tra hàm lượng NO3- trước khi
nhập sản phẩm.
2.1.2.3. Mất an toàn do tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm
Việc lạm dụng hoá chất BVTV và các loại phân bón hoá học đã làm cho
một lượng N, P, K và hoá chất BVTV bị rửa trôi xuống các ao, hồ, sông, suối,
chúng xâm nhập vào mạch nước ngầm gây ra ô nhiễm. Các kim loại nặng tiềm

6


Nguyễn Thị Tuyết Mai


Lớp K33D Sinh - KTNN

ẩn trong đất trồng còn được thẩm thấu từ nguồn nước thải thành phố và khu công
nghiệp chuyển trực tiếp qua nước tưới được rau xanh hấp thụ.
Ngoài ra việc bón 1 tấn lân suppe có thể chứa 50-170g Cadimi (Cd) cũng
làm tăng lượng Cadimi trong đất và trong sản phẩm rau.
2.1.2.4. Mất an toàn do sử dụng phân tươi làm tồn dư các vi sinh vật hại trong
rau
Việc sử dụng nước phân để tưới cho rau đã trở thành tập quán canh tác ở
một số vùng, nhất là vùng trồng rau chuyên canh. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân làm rau mất an toàn. Sử dụng rau gia vị nhất là rau thơm, rau ăn
sống chính là hình thức truyền tải trứng giun và các nguyên nhân gây bệnh
đường ruột vào cơ thể con người. Hậu quả sử dụng rau tươi có vi sinh vật gây
hại như E.coli, Samonella, trứng giun… Tuy chưa có thống kê song tác trực tiếp
vào cơ thể con người chắc chắn còn cao hơn.
2.2. Tình hình nghiên cứu về hệ thống sản xuất rau
2.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Hiện nay 120 chủng loại rau được sản xuất ở khắp các lục địa nhưng chỉ
có 12 chủng loại rau chủ lực được trồng trên 80% diện tích rau trên toàn thế giới.
Loại rau được trồng nhiều nhất là cà chua - 3,17 triệu ha, thứ hai là hành 2,29 triệu ha, thứ ba là bắp cải - 2,07 triệu ha (năm 1997). Ở châu Á rau được
trồng nhiều nhất là cà chua, hành, bắp cải, dưa chuột, cà tím, ít nhất là đậu Hà
Lan.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người ngoài việc mở rộng diện
tích, năng suất và sản lượng cũng không ngừng tăng. Theo số liệu thống kê năm
2001 của FAO được thể hiện qua bảng sau:

7


Nguyễn Thị Tuyết Mai


Lớp K33D Sinh - KTNN

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới
(1997 - 2001)
Chỉ tiêu

1997

1998

1999

2000

2001

Thế giới

37,759

39,740

41,558

42,442

43,023

Diện tích


Châu Á

25,003

26,745

28,087

28,883

29,539

( triệu ha)

Tỷ lệ %

66,21

67,30

67,59

68,05

68,66

Thế giới

161,06


158,79

160,65

163,02

162,27

Năng suất

Châu Á

163,47

159.85

160,82

165,22

164,95

(tạ/ha)

Tỷ lệ %

101,50

100,67


100,11

101,35

101,65

Thế giới

608,124 631,037

667,633

691,894 698,127

Sản lượng

Châu Á

408,716 427,518

451,687

477,210 487,251

(triệu tấn)

Tỷ lệ %

67,21


67,66

68,97

67,75

69,79

Ghi chú: tỷ lệ %: Tỷ lệ châu Á / thế giới
(Nguồn FAO – Databases,2002)
Qua số liệu bảng 2.2 ta thấy từ năm 1997 – 2001 năng suất rau của châu Á
luôn luôn đạt mức cao hơn so với năng suất của toàn thế giới. Năm 1997 năng
suất rau của châu Á là 163,47 tạ/ha ( bằng 101,5% của toàn thế giới). Năm 1999
năng suất rau của châu Á là 160,82 tạ/ha cao hơn năng suất chung của toàn thế
giới (160,65 tạ/ha) bằng 100,11%. Năm 2001 tỷ lệ năng suất rau của châu Á so
với thế giới qua 5 năm đạt 101,65%, trong đó năng suất rau châu Á là 164,95
tạ/ha và thế giới chỉ đạt 162,27 tạ/ha.
Diện tích trồng rau qua các năm trên thế giới và của châu Á cũng tăng
nhanh, năm 1997 là 37,759 triệu ha và 25,003 triệu ha. Năm 1999 tăng lên
41,558 triệu ha và 28,087 triệu ha. Năm 2001 là 43,023 triệu ha và 29,539 triệu
ha.

8


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN


Sản lượng rau của toàn thế giới và châu Á đạt 608,124 triệu tấn và
408,716 triệu tấn vào năm 1997. Đạt 667,633 triệu tấn và 451,687 triệu tấn vào
năm 1999. Đạt 698,127 triệu tấn và 487,251 triệu tấn vào năm 2001.
Như vậy châu Á luôn là châu lục chiếm tỷ lệ cao cả về diện tích, năng suất
và sản lượng rau của thế giới.
Cũng theo FAO (2001) sản lượng rau tiêu thụ bình quân toàn thế giới là
78kg/năm. Riêng châu Á sản lượng rau 2001 đạt khoảng 487,215 triệu tấn.
Trong đó Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất đạt 70 triệu tấn/năm.
Thứ hai là Ấn Độ với sản lượng rau đạt 65 triệu tấn/năm. Nhìn chung mức tăng
trưởng sản lượng rau châu Á các năm qua đạt khoảng 3% năm tương đương 5
triệu tấn/năm.
Cùng với số lượng vấn đề chất lượng rau quả cũng đang được người tiêu
dùng trên thế giới rất quan tâm. Tháng 9/2003 tổ chức bán lẻ châu Âu (EUREP)
đã đề xuất tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) nhằm giải quyết mối
quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và
khách hàng của họ. Sản xuất RAT theo hướng GAP có thể được hiểu là sản
phẩm khi đưa ra thị trường phải đảm bảo ba yêu cầu: “An toàn cho môi trường,
an toàn cho người sản xuất và an toàn cho người tiêu dùng”.
2.2.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ xa xưa, trước cả nghề trồng lúa nước.
Diện tích trồng rau của Việt Nam là 910000 ha, sản lượng cả năm là 10969300
tấn rau. Hàng năm Việt Nam đã xuất khẩu 300 triệu USD rau quả cho trên 30 thị
trường Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ. (Theo số liệu thống kê của cục trồng trọt
bộ NN & PTNN)

9


Nguyễn Thị Tuyết Mai


Lớp K33D Sinh - KTNN

Trong đề án phát triển rau và hoa, cây cảnh giai đoạn 1999 – 2000 do bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn đề ra mục tiêu cho ngành trồng sản xuất rau
đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 3/9/1999 là: “Đáp ứng nhu cầu rau
có chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước, nhất là vùng dân cư tập
trung (đô thị, khu công nghiệp…) và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 đạt mức
tiêu thụ bình quân đầu người là 85kg/người/năm, giá trị kinh ngạch xuất khẩu đạt
690 triệu USD.” (Phạm Thị Thùy – 2006)
Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách khuyến khích xuất khẩu rau
quả và đã đề ra hai chương trình:
+ Xuất khẩu rau quả 10 năm (2001- 2010) sẽ đạt yêu cầu xuất khẩu 1 tỷ
USD rau quả vào năm 2010.
+ Chương trình giống rau 10 năm (2001 – 2010) đạt yêu cầu giống mới,
đạt yêu cầu tốt cho xuất khẩu. (Nguồn hiệp hội rau quả Việt Nam )
Nhìn chung tình hình sản xuất rau ở Việt Nam vẫn cho năng suất thấp hơn
năng suất rau trên thế giới chỉ bằng khoảng 80%. Các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải
Phòng, Đà Lạt, Lâm Đồng… là các tỉnh có năng suất cao hơn cả (160 tạ/ha).
Năng suất thấp nhất là các tỉnh ở Miền Trung chỉ bằng một nửa năng suất trung
bình cả nước. (Phạm Chí Thành và Trần Đức Viên - 2000)
Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất rau nước ta còn thấp, song
nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thiếu đầu tư cho thuỷ lợi, phân bón… Ngoài ra
nước ta vẫn còn chưa có giống rau chuẩn và tốt, hệ thống nhân giống và sản xuất
hạt giống vẫn chưa được hình thành. Phần lớn hạt giống rau do dân tự để giống
hoặc nhập nội không qua khảo nghiệm kỹ, điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng của rau xanh.

10



Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

Sản lượng rau cao nhất vào năm 2000 đạt 6,007 triệu tấn so với năm 1990
là 2,3 triệu tấn tăng 81%. Mức tăng sản lượng trung bình hàng năm 10 năm qua
là xấp xỉ 260 nghìn tấn.
2.2.3 Một số kết quả sản xuất rau an toàn trong thời gian vừa qua
Thời gian vừa qua một số địa phương đã bước đầu triển khai sản xuất
RAT và thu được một số thành tựu đáng kể. Một số mô hình sản xuất RAT tại
các địa phương như Hà Nội, Hưng Yên, TP HCM…đã được hình thành.
Theo kết quả điều tra của chi cục BVTV Hà Nội năm 2009 điều tra tại 6
tỉnh, thành phố như sau:
Trong 6 tỉnh, thành phố vởi tổng số 62 quận huyện với diện tích canh tác
rau là 31375,6 ha có sản xuất rau. Diện tích sản xuất RAT còn chiếm tỉ lệ thấp
mới có 8281 ha gieo trồng. Chủng loại rau các tỉnh đều phong phú.
Mặc dù trong những năm gần đây thì tình hình sản xuất RAT đã có nhiều
biến đổi nhưng do người dân vẫn giữ thói quen sử dụng rau sản xuất bình thường
nên theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội thì việc tiêu thụ RAT vẫn chưa ổn
định, gặp nhiều khó khăn. Lượng rau tiêu thụ được thấp không đảm bảo chi phí
sản xuất do người tiêu dùng chưa “mặn mà” với RAT, giá thành thuê những của
hàng để giới thiệu sản phẩm ở những địa điểm thuận lợi thì giá thành quá cao…
(baotintuc.vn Cập nhật lúc 16:14, Thứ Ba, 12/4/2011)
Kết quả được thể hiện cụ thể thông qua bảng sau:

11


Nguyễn Thị Tuyết Mai


Lớp K33D Sinh - KTNN

Bảng 2.3. Diện tích sản xuất rau ở một số tỉnh, thành phố Miền Bắc
STT Tỉnh, thành Số
phố

quận

Diện

Diện

tích

tích gieo trồng rau an

huyện canh tác trồng
rau

hàng

Diện tích gieo Tỷ lệ

toàn có cán bộ
giám sát

năm
(ha)

(ha)


(ha)

(%)

1

TP Hà Nội

21

10067,9

30203,8

6196,8

71,6

2

Vĩnh Phúc

9

2179,3

6538

1045


16

3

Hưng Yên

10

3013,3

9040

12

0,13

4

Hải Phòng

7

4300,7

12,902

120

0,93


5

Bắc Ninh

8

2060,7

6182,2

107,2

1,73

6

Hải Dương

7

9753,7

29261

800

2,73

Tổng cộng


62

31375,6

94,127

8281

Tóm lại: Sản xuất nông nghiệp nói chung sản xuất cây rau nói riêng chịu
tác động của nhiều yếu tố (tự nhiên, kinh tế, xã hội…), các yếu tố đó không tác
động riêng lẻ, biệt lập mà luôn có sự đan xen phức tạp với cây trồng và cây rau.
Các công trình nghiên cứu về cây trồng, cây rau như chọn tạo giống, xây
dựng hệ thống canh tác phù hợp, các yếu tố ảnh hưởng xấu tới rau…, được thực
hiện trong và ngoài nước kết quả đạt được rất da dạng và phong phú theo từng
nơi, từng lúc, nhưng đều có nét chung là hệ thống sản xuất cây rau cùng các biện
pháp tiến bộ kỹ thuật để khai thác hợp lý tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh

12


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

tế, xã hội, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập cho đời sống của cộng
đồng dân cư và tạo nên sự phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng nghiên cứu.
Các yếu tố ảnh hưởng xấu tới rau luôn luôn vận động và biến đổi, sự biến
đổi đó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc biệt là khoa học
công nghệ, thị trường và chính sách của Nhà Nước. Do đó cải tiến hệ thống sản

xuất cũng là quá trình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất RAT. Có nhiều
nhóm yếu tố quan tâm khi nghiên cứu sản xuất rau an toàn như: Đất đai, khí hậu,
phân bón, thuốc BVTV… mặt khác các vùng, các địa phương có những thuận lợi
khó khăn của các nhóm yếu tố khác nhau. Ở nước ta việc nhận thức tác động vào
các yếu tố trên do hai nhóm chủ thể tiến hành là Nhà Nước và người sản xuất (hộ
nông dân). Nhà nước không ngừng hoàn thiện các thể chế chính sách, tạo môi
trường và tác động, hỗ trợ điều tiết quá trình cải tiến cơ cấu cây trồng, ban hành
các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất RAT, chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp.
Huyện Vĩnh Tường với diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, cần
có định hướng phát triển cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế và phù hợp
của nhóm cây trồng hàng năm. Đặc biệt là cây công nghiệp ngắn ngày cà cây
rau. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất cây rau màu có giá trị kinh tế và sản xuất
RAT như thế nào là hợp lý, xác định sự tồn tại của hệ thống sản xuất rau để đưa
ra định hướng cải tiến và cuối cùng đưa ra một hệ thống sản xuất RAT hợp lý thì
cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện.
Vì vậy khi nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển hệ thống sản xuất
RAT của huyện, phải nghiên cứu đánh giá một cách tương đối toàn diện ( nông
học, kinh tế, môi trường…) tất cả các hệ thống sản xuất rau để phân tích những
tồn tại, ưu nhược điểm của hệ thống cũ, khẳng định ưu việt của hệ thống mới,

13


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

đưa ra quyết định đúng để loại bỏ hay sử dụng hệ thống. Bởi cơ cấu cây rau, các
biện pháp kỹ thuật sản xuất RAT là yếu tố quyết định đến thu nhập của nông hộ,

cung cấp sản phẩm RAT cho xã hội và quyết định sự bền vững và ổn định của hệ
thống. Đây là việc làm cần thiết, đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

14


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

CHƯƠNG 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, thời gian nghiên cứu
- Các hộ nông dân trồng rau tham gia phỏng vấn.
- Các vùng trồng rau trên địa bàn huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc.
- Các loại rau chính được trồng trên địa bàn huyện.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02/2010 đến tháng 05/2011.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thực trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện, xác định các thuận lợi, khó
khăn trong sản xuất rau, từ đó rút ra các hạn chế.
+ Điều tra trồng RAT ngoài đồng ruộng với một số loai rau: su hào, bắp cải, cà
chua tại xã Đại Đồng huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp và quan sát trực tiếp để mô tả điểm nghiên
cứu bao gồm:
- Điều kiện thời tiết, khí hậu:
Nguồn số liệu lấy tại trung tâm khí tượng thuỷ văn của tỉnh đóng tại
Thành Phố Vĩnh Yên.

- Tình hình sử dụng đất đai: Thu thập số liệu thống kê của UBND huyện Vĩnh
Tường.
- Cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi.

15


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Thu thập số liệu thống kê của UBND huyện Vĩnh
Tường.
- Tình hình chung của sản xuất rau trên địa bàn huyện: Số liệu của phòng nông
nghiệp huyện Vĩnh Tường và hiện trạng sản xuất một số loại rau chính, hiệu quả
kinh tế.
3.3.2. Điều tra phỏng vấn sản xuất rau của các hộ để mô tả các yếu tố kỹ thuật
thực trạng sản xuất rau bao gồm:
- Cơ cấu mùa vụ, giống rau.
- Diện tích, năng suất các loại rau.
- Các chi phí biến động cho sản xuất rau gồm: Giống, phân bón, thuốc BVTV,
nước tưới, công lao động…
- Các kỹ thuật sản xuất rau như mật độ, phân bón, thuốc trừ sâu….
3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Xử lý số liệu trên chương trình Excel.
- Hạch toán kinh tế sản xuất rau:
+ Thu nhập = Tổng thu – Chi phí biến động vật chất
+ Tổng thu = Khối lượng sản phẩm x Giá sản phẩm
+ Tổng chi phí biến động vật chất gồm: công lao động, phân bón, giống…
+ Thu nhập thuần = Tổng thu – Tổng chi phí biến động


16


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của huyện Vĩnh Tường
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý.
Huyện Vĩnh Tường là một huyện Đồng Bằng nằm ở phía Tây Nam của
tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tâm huyện là thị trấn Vĩnh Tường. Huyện có 26 xã và 3
thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là: 14 027 ha
Về địa giới hành chính Huyện Vĩnh Tường tiếp giáp với các tỉnh, huyện
sau:
 Phía Bắc giáp huyện Lập Thạch.
 Phía Đông Bắc giáp huyện Tam Dương.
 Phía Đông giáp huyện Yên Lạc.
 Phía Nam giáp Hà Nội ( Hà Tây cũ).
 Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.
Huyện Vĩnh Tường nằm giữa 3 trung tâm là: thành phố Việt Trì, thị xã
Sơn Tây và thành phố Vĩnh Yên. Đó là những thị trường rất thuận lợi cho việc
tiêu thụ hàng hoá.
4.1.1.2. Khí hậu,thời tiết, thuỷ văn
4.1.1.2.1. Khí hậu. thời tiết
Theo trung tâm khí tượng thủy văn của tỉnh thì huyện Vĩnh Tường là một
huyện đồng bằng thuộc phía Bắc nên có khí hậu nhiệt đới, gió mùa mang tính

đặc trưng của vùng trung du Bắc Bộ: Nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng
9. Trong thời kỳ đầu (từ tháng 5 đến tháng 7) trời nắng nóng, mưa thất thường

17


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

hay có giông và mưa bão, đôi khi xuất hiện gió Lào, thời kỳ từ tháng 7 đến tháng
9 mưa nhiều gây ngập úng những vùng trũng.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là: 25,60C nhiệt độ cao nhất là 390C, thấp
nhất là 100C. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào các tháng
11, 12, 01.
Lượng mưa trung bình năm là: 1522,2 mm. Cao nhất là: 2106 mm, thấp
nhất là 1069 mm.
Độ ẩm không khí bình quân năm là: 82%
Hướng gió chính vào mùa Đông là gió Đông Bắc, về mùa Hè là gió Đông
Nam.
4.1.1.2.2. Thuỷ văn
Trên địa bàn huyện Vĩnh Tường có 3 con sông chảy qua.
- Sông Hồng: Sông Hồng nằm ở phía Tây Nam của huyện, đoạn chảy qua huyện
Vĩnh Tường dài 18km. Là nguồn cung cấp nước tưới tiêu chính cho các xã ngoài
bãi và cả huyện.
- Sông Phó Đáy: Là một nhánh của sông Lô nằm ở phía Bắc và Tây Bắc của
huyện. Đoạn chảy qua dài 18 km, ngoài khả năng cung cấp nước tưới cho sản
xuất nông nghiệp.
- Sông Phan: chảy qua địa phận huyện Vĩnh Tường với chiều dài 37 km. Sông
Phan có tác dụng chủ yếu như một kênh mương tưới tiêu nhỏ

Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thuỷ văn của huyện Vĩnh Tường rất thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển chăn nuôi

18


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

4.1.1.3. Thổ nhưỡng
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt và
không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp, đất đai không chỉ là địa bàn
dân cư, xây dựng các cơ sở vật chất cũng như các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã
hội mà còn là yếu tố cơ bản đối với sự phát triển có tính chất sinh học của cây
trồng.
Huyện Vĩnh Tường có 14027 ha diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông
nghiệp ngày càng giảm năm 2008 là 7752 ha đến năm 2010 là 6850 ha. Đất nông
nghiệp giảm là do bị chuyển sang đất chuyên dụng và đất ở. (Nguồn phòng thống
kê huyện Vĩnh Tường)
Nhìn chung đất đai của huyện Vĩnh Tường rất thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Tường
4.1.2.1 Kinh tế
Nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển. Sự phát triển đó được thể
hiện vào tổng giá trị thu được từ sản xuất nông nghiệp hay các ngành khác trong
địa bàn huyện.
Tổng giá trị GDP năm 2010 của huyện đạt 1604,7 tỷ đồng tăng 15% so
với năm 2009. Nền kinh tế của huyện trong năm 2010 có tăng trưởng hơn năm
2009 là do năm 2009 thì sản xuất công nghiệp, dịch vụ của huyện gặp nhiều khó

khăn, chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, sản xuất vụ Đông thì bị thiệt
hại do thiên tai, ngập úng. Sang năm 2010 sản xuất kinh doanh thoát khỏi ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế và tăng trưởng mạnh. Trong sản xuất nông nghiệp
thì bà con nông dân các xã trong huyện đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn,
tích cực thực hiện công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nên đạt kết quả

19


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

khá. Sản xuất công nghiệp thì quy mô sản xuất đã được mở rộng, các Doanh
nghiệp đã được đã thoát khỏi khủng hoảng và đi vào sản xuất. (Niên giám thống
kê Vĩnh Phúc 2010)
4.1.2.2. Thực trạng phát triển xã hội
- Văn hoá, xã hội:
Công tác xã hội hoá giáo dục thu được nhiều kết quả, chất lượng giáo dục
được nâng lên đứng trong tốp đầu của tỉnh. Toàn huyện có 32 trường mầm non,
30 trường tiểu học, 29 trường THCS, 5 trường THPT. Số trường đạt chuẩn quốc
gia chiếm 30%. (Nguồn phòng thống kê huyện Vĩnh Tường)
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống, văn hoá đạt kết quả tốt,
số gia đình văn hoá, thôn, khu phố, cơ quan văn hoá hàng năm đều gia tăng.
(Theo Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ của huyện Vĩnh Tường lần thứ XVIII).
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cả nhân dân đã được quan tâm đầu tư.
Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 23,6% năm 2005 còn 17,5% năm
2009. Phát triển dân số hàng năm giảm. (Theo Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ
của huyện Vĩnh Tường lần thứ XVIII).
- Chợ và giao lưu hàng hoá:

Hệ thống chợ ở huyện Vĩnh Tường rất phong phú: từ chợ chính (chợ Thổ
Tang) cho đến các chợ nhỏ lẻ rải rác khắp các xã trong huyện. Hệ thống các chợ
này góp phần rất lớn cho việc giao lưu, buôn bán, vận chuyển hàng hoá, sản
phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện. (Phòng thống kê UBND huyện Vĩnh
Tường).

20


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của huyện Vĩnh Tường
4.1.3.1. Thuận lợi
Vĩnh Tường là một huyện có vị trí thuận lợi nằm giữa 3 đô thị lớn đó là
thành phố Việt Trì nằm ở phía Tây Bắc, thành phố Vĩnh Yên nằm ở phía Đông
Bắc, thị xã Sơn Tây nằm ở phía Nam nên việc giao lưu tiếp xúc và nắm bắt các
thông tin nhanh nhất là các tiến bộ kỹ thuật, phương thức sản xuất, văn hoá xã
hội…
Địa hình của huyện là đồng bằng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
theo hướng hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp.
Hệ thống đường giao thông khá hoàn chỉnh cả đường thuỷ lẫn đường bộ.
Đường giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn tương đối thuận lợi cho giao lưu
buôn bán, văn hoá, xã hội, chuyển giao khoa học. kỹ thuật.
Hệ thống thuỷ lợi đảm bảo về nhu cầu nước tưới cho ngành trồng trọt.
4.1.3.2 Khó khăn
Vĩnh Tường là một huyện đồng bằng có địa hình thấp, nên việc tiêu thoát
nước còn chậm, thường xảy ra úng lụt ở những vùng trũng trên địa bàn huyện
gây khó khăn cho trồng trọt ở vùng này.

Thời tiết khí hậu có sự chuyển biến theo mùa rõ rệt: Mùa đông thì lạnh
giá, khô hanh; Mùa mưa thì mưa nhiều gây úng lụt. Đặc biệt lãnh đạo trên một
số mặt chưa mạnh như: Khai thác tiềm năng đất chưa cao, lao động còn yếu, phát
huy nội lực chưa cao, đặc biệt là vấn đề huy động nhân dân góp vốn để xây dựng
các cơ sở hạ tầng chưa mạnh…Việc bố trí quản lý cán bộ cơ sở chưa được tốt.

21


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

4.2. Kết quả nghiên cứu, điều tra thực trạng sản xuất rau ở Vĩnh Tường
Người nông dân huyện Vĩnh Tường trồng rau quanh năm, mùa nào rau ấy
nhưng rau được trồng nhiều nhất ở vụ đông và vụ xuân. Các giống rau được
trồng phổ biến như bắp cải, su hào, súp lơ, hành, tỏi, cà chua, rau cải các
loại…Năng suất trung bình đạt 154 tạ/ha. Hiện nay có nhiều giống mới ra đời có
thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt như cà chua VL 2000,
cà chua bi HT 144, bắp cải KK – cross, NS – cross, su hào winer, rau cải ngọt,
củ cải và các loại rau xuân hè như rau muống, bầu, bí đỏ, hành tây…
Tuy nhiên trong những năm qua việc đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa
học – kỹ thuật để trồng rau an toàn, rau cao cấp, đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn
về an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu rau sạch của huyện và nhân dân
trong huyện chưa được đầu tư thoả đáng.
Kết quả về điều tra diện tích trồng rau một số xã ở huyện Vĩnh Tường
được thể hiện ở bảng sau:

22



Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

4.2.1. Kết quả điều tra về diện tích trồng rau của một số xã huyện Vĩnh Tường
Bảng 4.1 Diện tích trồng rau của huyện Vĩnh Tường.
STT

Đơn vị

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

1

Xã Bình Dương

95,85

19,36

2

Xã Đại Đồng

131,02

26,47


3

Thị trấn Thổ Tang

101,14

20,43

4

Xã Vân Xuân

5,04

1,02

5

Xã Vĩnh Sơn

15,11

3,05

6

Xã Lý Nhân

25,4


5,13

7

Xã Tân Cương

9,12

1,85

8

Xã Việt Xuân

17,3

3,5

9

Thị trấn Vĩnh Tường

20,6

4.17

(Nguồn số liệu điều tra huyện Vĩnh Tường)
Qua kết điều tra, thống kê tại các xã, thị trấn của huyện Vĩnh Tường cho
thấy:

Toàn huyện có 27/29 xã, thị trấn trồng rau. Trong đó có 9 xã, thị trấn có
diện tích trồng từ 5 ha trở lên.
Rau được trồng nhiều ở 2 xã Đại Đồng và Bình Dương và thị trấn Thổ
Tang, chiếm hơn 65% diện tích trồng rau của cả huyện
 Xã Đại Đồng có diện tích trồng rau lớn nhất huyện 131,02
chiếm 26,47%
 Xã Bình Dương có 95,85 ha, chiếm 19,36%
 Thị trấn Thổ Tang có 101,14 ha, chiếm 20,43%

23

ha,


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

Tuy nhiên, diện tích trồng rau của huyện được trồng rải rác ở các xã và thị
trấn trong huyện. Huyện chưa quy hoạch được vùng trồng rau đủ điều kiện sản
xuất rau an toàn. Do vậy việc quản lý, chỉ đạo để sản xuất rau an toàn gặp nhiều
khó khăn.
4.2.2. Kết quả điều tra về chủng loại rau được trồng phổ biến trên địa bàn
huyện Vĩnh Tường
Bảng 4.2 Một số loại rau được trồng phổ biến ở huyện Vĩnh Tường

Loại rau

Diện tích (ha)


STT



cấu

diện

tích

(%)
Tổng số

494,85

100

1

Dưa chuột

50,6

10,22

2

Rau muống

24


4,85

3

Bắp cải

22,7

4,59

4

Su hào

13,7

2,76

5

Súp lơ

8,2

1,66

6

Rau cải các loại


39,34

7,94

7

Hành tỏi

71,15

14,37

8

Cà chua

15,2

3,08

9

Các loại rau khác
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Vĩnh Tường – 2009)

Chủng rau ở huyện VĩnhTường khá đa dạng nhưng có 8 loại rau được
trồng phổ biến. Trong đó hành tỏi có diện tích cao nhất: 71,15 ha, dưa chuột là
50,6 ha, bắp cải là 22,7 ha, năng suất đạt 35 – 40 tấn/ha. Rau cải các loại được


24


Nguyễn Thị Tuyết Mai

Lớp K33D Sinh - KTNN

trồng trên 39 ha chiếm một phần năng suất trong sản xuất rau. Rau của huyện
còn lại là rau muống, su hào, cà chua, súp lơ
4.2.3. Kết quả điều tra tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế của một số loại
rau chính của huyện Vĩnh Tường
Tổng hợp số liệu điều tra về hiệu quả kinh tế các loại rau trồng phổ biến ở
huyện Vĩnh Tường được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3 Hiệu quả kinh tế của một số loại rau trồng trên địa bàn
huyện Vĩnh Tường năm 2010
STT Loại rau

Tổng thu

Tổng chi phí

Thu nhập

Thu

nhập

thuần
1


Bắp cải

57750000

40350000

38600000

17400000

2

Su hào

54250000

32350000

36304000

21900000

3

Súp lơ

61000000

29700000


44700000

31300000

4

Cà chua

114000000

93500000

59300000

20500000

Qua bảng 4.3 cho thấy: Trồng cây súp lơ cho thu nhập thuần cao nhất la
31300000 đ/ha. Cây cà chua bi cho thu nhập cao nhất là 59300000 đ/ha. Tuy
nhiên trồng ca chua bi đòi hỏi chi phí rất cao là 93500000, tốn nhiều công lao
động. Do vậy ít người dân đủ điều kiện vật chất để trồng, diện tích không mở
rộng được.
4.2.4. Kết quả điều tra về các biện pháp kỹ thuật trồng một số loại rau trên địa
bàn huyện Vĩnh Tường
Để đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp kỹ thuậy trồng rau trên địa
bàn huyện. Chúng tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn 150 hộ nông dân trực tiếp
sản xuất rau ở 2 xã Đại Đồng, Bình Dương và 1 thị trấn là thị trấn Thổ Tang kết
quả điều tra như sau:

25



×