Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Công tác lập dự án đầu tư Nhà máy bia Việt Hà giai đoạn I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.22 KB, 20 trang )

LỜI NÓI ĐẦU.
Sau gần 25 năm đổi mới và phát triển nền kinh tế Việt Nam đã có bước
biến chuyển to lớn. Điều đó được khẳng định bằng những thành tựu to lớn
về giá trị cũng như tốc độ tăng trưởng trong những năm vừa qua. Tốc độ
tăng trưởng của nước ta luôn duy trì ở trên 7,5%/năm,kim ngạch xuất nhập
khẩu luôn tăng trưởng trên 20%/năm.Góp chung vào sự thành công đó là
hoạt động đầu tư phát triển, đây là cơ sở cho các hoạt động kinh tế khác
trong tổng thể nền kinh tế nước nhà. Việc thu hút đầu tư, các quy hoạch tổng
thể về chiến lược phát triển ngành đã và đang đưa nền kinh tế phát triển
đúng hướng và ngày càng bền vững.
Việt Nam đang thực hiện phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hóa. Các nhà hoạch định chiến lược, các nhà quản lý, các
doanh nghiệp đang có những biến chuyển đáng kể trong việc đổi mới tư duy,
đổi mới cách nhìn nhận về các dự án đầu tư. Dự án đầu tư bây giờ không chỉ
là thủ tục trước khi tiến hành thực hiện công việc mà nó thực sự là bước
chuẩn bị quan trọng và quyết định sự thành bại của đầu tư. Chính vì nhận
thức được tầm quan trọng đó mà việc chuẩn bị dự án trước khi tiến hành đầu
tư được các nhà quản lý cũng như chủ dự án quan tâm thực hiện một cách
nghiêm túc.
Việc chuẩn bị dự án trước khi tiến hành đầu tư, tức là việc tổ chức lập và
thẩm định dự án đầu tư tuy đã được nhìn nhận một cách đúng đắn nhưng vì
nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan mà việc chuẩn bị đó vẫn chưa thực sự
đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại và còn tồn tại nhiều hạn chế.Sự hạn
chế này do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra.
Đối với Tổng công ty sxkd đầu tư và dịch vụ Việt Hà thì việc lập và thẩm
định dự án cũng đã được coi trọng và tiến hành một cách nghiêm túc tuy
nhiên vẫn có có những thiếu sót nhất định đặc biệt là ở dự án “Nhà máy bia
Viẹt Hà giai đoạn I” bởi đây là dự án có quy mô lớn nhất mà Tổng công ty
1
tiến hành thực hiện.Nghiên cứu công tác lập dự án và quá trình thẩm định dự
án này nhằm hiểu rõ được các công việc của lập dự án,những ưu điểm và


hạn chế còn gặp phải để từ đó tìm ra nguyên nhân và hướng giải pháp cho
công tác lập dự án tại Tổng công ty đặc biệt là đối với dự án “Nhà máy bia
Việt Hà giai đoạn II”.Em xin được trình bày đề tài “ Công tác lập dự án đầu
tư Nhà máy bia Việt Hà giai đoạn I”- Đánh giá và rút ra kinh nghiệm cho
quá trình lập dự án đầu tư “Nhà máy bia Việt Hà giai đoạn II”.
Đề tài nghiên cứu của em gồm hai chương.
Chương 1: CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN “NHÀ MÁY BIA VIỆT HÀ GIAI
ĐOẠN I”
Chương 2: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY BIA VIỆT HÀ GIAI ĐOẠN II.
Em xin trân thành cảm ơn cô giáo Trần Mai Hương đã chỉ bảo hướng dẫn góp
ý cho em hoàn thiện đề án này.
CHƯƠNG I: CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN
“ NHÀ MÁY BIA VIỆT HÀ GIAI ĐOẠN I”.
I. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH ĐẦU TƯ
VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty sản xuất kinh
doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà.
Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà là một doanh
nghiệp Nhà nước, được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước
2
của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Trụ sở của Công ty hiện nay là
254 phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Thành lập tháng 09/1966, Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ
Việt Hà ban đầu có tên gọi là Xí nghiệp Nước chấm bởi mặt hàng kinh doanh chủ
yếu là nước chấm, dấm, tương… Phương tiện lao động thủ công là chủ yếu, cơ sở
vật chất nghèo nàn, lạc hậu, trình độ người lao động cũng rất thấp. Hoạt động sản
xuất của công ty theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh giao nộp để phân phối theo chế
độ tem phiếu (1966).
Năm 1982 UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định số 1652/QĐ-UB đổi

tên xí nghiệp Nước chấm thành Nhà máy thực phẩm Hà Nội với chức năng sản
xuất hàng thực phẩm như bánh kẹo, rượu cam, chanh…
Ngày 02/6/1992 UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định số 1224/QĐ-
UB, chuyển "Nhà máy Thực phẩm Hà Nội" thành "Nhà máy bia Việt Hà" thuộc
Liên hiệp Thực phẩm vi sinh, có nhiệm vụ sản xuất nước giải khát có cồn như:
bia lon, bia hơi và nước uống không có độ cồn như Vinacola, nước khoáng.
Sản phẩm bia Halida của Công ty ra đời đã được khách hàng biết đến và
thị trường chấp nhận bởi chất lượng cao của nó. Sau một thời gian tính toán, cân
nhắc, nhà máy đã đồng ý liên doanh vỡi hãng bia Carlsberg của Đan Mạch, nhà
máy bia Việt Hà góp 40% vốn.
Song song với việc mở rộng sản xuất ở liên doanh, nhà máy đã tự nghiên
cứu và lắp đặt hệ một dây chuyền sản xuất bia hơi mang tên "bia hơi Việt Hà".
Từ đây, nhà máy bia Việt Hà đã được chia thành hai bộ phận: toàn bộ dây
chuyền sản xuất bia lon đưa vào liên doanh, thực hiện hạch toán độc lập, lấy tên
là Liên doanh nhà máy bia Đông Nam á. Phần sản xuất bia hơi gọi là nhà máy
bia Việt Hà.
Với sản phẩm chính giờ đây các loại bia lon, bia chai, bia hơi, ngày
2/11/1994, UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định số 2817/QĐ-UB đổi tên
"Nhà máy bia Việt Hà" thành "Công ty bia Việt Hà" với chức năng nhiệm vụ:
3
sản xuất và kinh doanh các loại bia hộp, bia chai, bia hơi và các loại nước giải
khát có ga, không ga, nước khoáng.
Đến năm 2002, theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội, 2 công ty
là Công ty Kinh doanh thực phẩm vi sinh và Xí nghiệp Mỹ phẩm đã được
sáp nhập vào Công ty bia Việt Hà.
Do nhu cầu phát triển cùng với sự lớn mạnh không ngừng, đòi hỏi phải
điều chỉnh để phù hợp với quy mô của Công ty, ngày 04 tháng 09 năm 2002,
Công ty bia Việt Hà được đổi tên thành Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư
và dịch vụ Việt Hà trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội theo quyết định số
6130/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội, gọi tắt là Công ty Việt Hà.

Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước để phù hợp với thời kỳ mới khi
Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại Quốc tế (WTO) và
quá trình sắp xếp cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước Công ty Việt Hà
chuyển thành Tổng Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà hoạt
động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội
vào năm 2006.
2. Giới thiệu chung về Công ty
+ Tên giao dịch: Tổng Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ
Việt Hà.
Tên giao dịch Quốc tế: Việt Hà CO - OP
+ Trụ sở chính: 254 phố Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
+ Vốn điều lệ: 121.000.000.000đồng
(Một trăm hai mươi mốt tỷ đồng)
+ Tổng số lao động: 500 lao động
Bảng 1: Số lao động
Số lao động Tỷ lệ
Trình độ đại học và trên đại học 105 21%
Trình độ cao đẳng 16 3,2%
Trình độ lao động phổ thông 379 75,8%
4
* Sản phẩm kinh doanh:
- Bia hơi Việt Hà, bia Halida, bia Carlsberg, nước khoáng Opal.
- Dịch vụ du lịch, kinh doanh khách sạn, khu vui chơi – thể thao – giải trí.
- Liên kết, hợp tác trong – ngoài nước làm đại lý, đại diện – phân phối và
tiêu thụ sản phẩm, dây chuyền – máy móc – công nghệ sản xuất bia và nước
khoáng.
Tổng Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà hoạt động
theo mô hình Công ty mẹ – con, các công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ
phần và công ty liên doanh. Các Công ty con hoạt động hạch toán độc lập với
nhau và chịu sự quản lý chi phối của Tổng Công ty theo số cổ phần mà Tổng

Công ty nắm giữ.
* Các công ty thành viên:
+ Nhà máy bia Vịêt Hà: DNN 100% vốn Nhà nước
Địa chỉ: 254 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
+ Nhà máy sản xuất nước khoáng OPAL tại TP. Nam Định: vốn 5,2 tỷ
liên doanh nhà máy bia Đông Nam á - liên doanh với số vốn giai đoạn 1 là 40
triệu USD, trong đó phần góp vốn của Tổng Công ty là 40%.
+Công ty cổ phần Việt Hà - vốn 22 tỷ – Việt Hà góp 20%
+Công ty Cổ phần Nam Hà Nội, vốn điều lệ là 10 tỷ đồng – Việt Hà góp
40%
+Công ty cổ phần giải trí “Family and Friends Club”.
Địa chỉ:48 Trương Định-Hai Bà Trưng-Hà Nội.
+Công ty Đồng Tháp.
5
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Tổng Công ty Việt Hà
6
Hội đồng quản
trị
Chủ tịch hội
đồng quản trị
Tổng giám đốc
GĐ tổ chức
hành chính
GĐ kỹ thuật GĐ tài chính –
Kinh doanh
P.
tổ
chứ
c
P.

hành
chín
h
P.
Bảo
vệ
P. Kế
hoạch
vật tư
kho
P.
Tài
chín
h kế
toán
P.
Kinh
doanh
P.
Kỹ
thuật
P.
KCS
Nhà máy bia
Việt Hà
Nhà máy nước
tinh khiết Opal
Công XNK tổng
hợp mỹ phẩm
Chủ tịch Hội đồng quản trị: là người đứng đầu Hội đồng quản trị do Đại

hội đồng cổ đông bầu ra. Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm giám đốc hoặc
Tổng giám đốc Công ty.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Tổng Giám đốc: Là người có quyền hành cao nhất trong công ty.Có trách
nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động của Công ty trên cơ sở chấp hành đúng
đắn chủ trương chính sách chế độ Nhà nước, chịu mọi trách nhiệm về kế quả sản
xuất kinh doanh của công ty.
Giám đốc: giúp tổng giám đốc giải quyết các công việc do tổng giám đốc
giao phó trong lĩnh vực quản lý.
Các phòng ban chức năng: Chịu sự điều hành trực tiếp của phó Giám
đốc.Ngoài việc thực hiện các chức năng của mình còn phải có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau nhằm kiểm tra đối chiếu số liệu và giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao phó.
Cụ thể:
- Giám đốc tài chính - kinh doanh: Chịu trách nhiệm về công tác sổ sách
kế toán toàn công ty. Tổ chức tình hình sản xuất kinh doanh …làm nhiệm vụ
bảo toàn vốn, có kế hoạch mở rộng sản xuất, tìm đối tác về tài chính, chịu trách
nhiệm trực tiếp ra quyết định điều hành tới các phòng tài vụ và phòng kiến thiết
cơ bản.
- Giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về chỉ đạo kiểm tra kỹ thuật để
đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất, cụ thể là: giám sát hoạt động kỹ thuật,
đảm bảo an toàn sản xuất, an toàn lao động, nghiên cứu và bảo dưỡng máy móc
thiết bị, cũng như có nhiệm vụ bảo dưỡng chúng, đào tạo và bồi dưỡng tay nghề
cho cán bộ công nhân, kỹ thuật…
7
- Giám đốc tổ chức - hành chính: Chịu trách nhiệm về chỉ đạo và kiểm tra
các công tác hành chính và nhân sự lao động. Bồi dưỡng đào tạo công nhân và
đảm bảo an ninh trật tự.Cụ thể giám sát phòng hành chính, phòng tổ chức bảo

vệ.
Chịu sự chỉ đạo của các phó giám đốc là các phòng ban, tổng số phòng
ban hiện nay trong Công ty là 10 phòng ban, nhằm tham mưu giúp đỡ phó giám
đốc có những thông tin để nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh. Bao gồm:
- Phòng tổ chức lao động: là bộ phận tham mưu và thừa mệnh lệnh của
Giám đốc trong công tác quản lý nhân sự. Có nhiệm vụ tiếp nhận, thanh toán các
chế độ lương thưởng, bảo hiểm xã hội, trợ cấp… cho người lao động, thực hiện
thi đua công tác trong Công ty.
- Phòng kỹ thuật: Xây dựng cải tiến quy trình công nghệ sản xuất, tổng
hợp và đưa vào thực tiễn các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phụ trách về các vấn đề
kỹ thuật trong nhà máy. Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật cho các sản
phẩm mới.
- Phòng KCS: Có 2 chức năng cơ bản: quản lý kỹ thuật, quản lý chất
lượng (kiểm tra chất lượng, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, tham gia công
tác chống hàng giả hàng nhái…).
- Phòng hành chính: Chăm lo vấn đề đời sống cho cán bộ công nhân viên
Công ty. Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế lao động, bảo vệ, quân sự, vệ
sinh công nghiệp. Tiếp khách, văn thư, đánh máy, lưu trữ hồ sơ, giải quyết các
thủ tục hành chính…
- Phòng kế hoạch - vật tư - kho: Lập các kế hoạch sản xuất, cung ứng vật
tư, nguyên liệu, tổ chức giới thiệu và bán sản phẩm, tạo điều kiện để xuất vật tư
cho sản xuất một cách dễ dàng. Nhập vật tư, bảo quản dự trữ khoa học để hàng
hoá không bị hư hỏng, hàng hoá trong kho không bị hao hụt mất mát…
- Phòng tài chính - kế toán: Có chức năng quản lý tài sản và các nguồn
vốn, thanh quyết toán theo pháp lệnh thống kê toán tài chính, hạch toán chi phí
8

×