Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học chương i sinh học 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.44 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

PHÙNG THỊ XUYẾN

TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I
SINH HỌC 11 – THPT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Người hướng dẫn khoa học
Th.S ĐỖ THỊ TỐ NHƯ

HÀ NỘI - 2011


Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong
tổ phương pháp giảng dạy, cùng với sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên
và các thầy cô dạy sinh học các trường THPT đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài
luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Đỗ Thị Tố Như,
người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành đề tài
luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong các thầy, cô cùng toàn thể các bạn sinh viên đóng góp ý kiến,
sửa chữa để đề tài ngày càng hoàn thiện và mang giá trị thực tiễn cao hơn.

Hà Nội, Tháng 5 Năm 2011


Sinh viên

Phùng Thị Xuyến

Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

1


Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài là kết quả nghiên cứu, tìm tòi
của bản thân. Đề tài và nội dung khóa luận là chân thực được viết trên cơ sở
khoa học là các sách, các tài liệu do NXB giáo dục ban hành không trùng với
đề tài của tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, Tháng 5 Năm 2011
Sinh viên

Phùng Thị Xuyến

Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

2


Khóa luận tốt nghiệp


Danh mục chữ kí hiệu – chữ viết tắt

STT

Viết là

Đọc là

1

BĐKH

Biến đổi khí hậu

2

BVMT

Bảo vệ môi trường

3

DHSH

Dạy học sinh học

4

GDMT


Giáo dục môi trường

5

GD

Giáo dục

6

GV

Giáo viên

7

HS

Học sinh

8

SGK

Sách giáo khoa

9

THPT


Trung học phổ thông

10

ÔNMT

Ô nhiễm môi trường

11

DH

Dạy học

Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

3


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn …………………………………………………………………...1
Lời cam đoan…………………………………………………........................2
Danh mục các kí hiệu chữ viết tắt……………………………………….... ....3
Mục lục…………………………………………………………………….....4
PHẦN I: MỞ ĐẦU…………………………………………………..............7
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………....7

2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………8
3. Giả thuyết khoa học……………………………………………………..8
4. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………...9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………....9
6. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...9
7. Những đóng góp mới của đề tài………………………………………..10
8. Giới hạn đề tài………………………………………………………….10
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……………………………………..11
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc GDMT trong DHSH………..11
1.1 Cơ sở lí luận của GDMT trong DHSH…………………………………..11
1.1.1 Khái niệm về môi trường và ÔNMT ………………………………….11
1.1.1.1 Khái niệm về môi trường……………………………………………11

Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

4


Khóa luận tốt nghiệp

1.1.1.2 Khái niệm ÔNMT…………………………………………………...12
1.1.2 GDMT trong DHSH…………………………………………………..12
1.1.2.1 Khái niệm GDMT……………………………………………………12
1.1.2.2 Tại sao phải GDMT……………………………………………….....13
1.1.2.3 Mục tiêu của GDMT………………………………………………...14
1.1.2.4 Nguyên tắc GDMT…………………………………………………..14
1.1.2.5 Nội dung GDMT………………………………………………….....15
1.1.2.6 Phương pháp GDMT………………………………………………..16
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc GDMT trong DHSH…………………………..16
1.2.1 Mục đích điều tra………………………………………………….......16

1.2.2 Phương pháp điều tra………………………………………………….17
1.2.3 Kết quả điều tra……………………………………………………….20
Chương 2: Tích hợp GDMT trong DH Chương I- SH 11- THPT………….22
2.1 Phân tích nội dung……………………………………………………...22
2.1.1 Khái quát nội dung SH 11……………………………………………22
2.1.2 Phân tích nội dung Chương I – SH 11………………………………..23
2.2 Tích hợp GDMT trong DH Chương I- SH 11- THPT………………….23
2.2.1 Các mức độ tích hợp………………………………………………….23
2.2.2 Tích hợp GDMT trong tổ chức các hoạt động DH Chương I-SH 11…24
2.2.3 Một số giáo án có tích hợp GDMT……………………………………36

Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

5


Khóa luận tốt nghiệp

2.2.4 Đánh giá kết quả của việc tích hợp GDMT trong DH Chương I- SH11THPT ……………………………………………………………………….59
PHẦN III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ………………………………………………………………….60
2. Kiến nghị…………………………………………………………………60
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...61

Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

6


Khóa luận tốt nghiệp


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
BĐKH là một vấn đề môi trường nóng bỏng thu hút sự quan tâm của các
nhà quản lí, các nhà khoa học và toàn thể nhân loại ngày nay. BĐKH đang
đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của nhiều dân tộc, nhiều nơi trên
thế giới trong đó có Việt Nam. Biểu hiện rõ nhất của nó là chế độ thời tiết bất
thường, sự nóng lên của trái đất làm tan băng ở Bắc- Nam cực, nước biển
dâng lên làm xuất hiện nhiều mưa lũ, bão lốc xoáy, đặc biệt là nhiều trận
động đất, sóng thần xảy ra với hậu quả nghiêm trọng. Con người đang phải
đối mặt với nhiều dịch bệnh, đói nghèo, thiếu nước sinh hoạt, đất ở cùng với
đó là sự suy giảm đa dạng sinh học đang ở mức cao. Nguyên nhân của
BĐKH phần lớn do hoạt động của con người chủ yếu là hoạt động phá rừng,
đốt quá nhiều nhiên liệu như than đá, dầu khí,… Sự phá rừng để làm nông
nghiệp, chăn nuôi, làm vật liệu cho ngành sản xuất công nghiệp, dân dụng
làm gia tăng khí CO2. Đồng thời con người đã thải ra môi trường các loại rác
thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như túi nilông, các chất thải công
nghiệp chứa nhiều kim loại nặng, các chất khí gây ô nhiễm môi trường nước,
không khí và đất.
Mặt khác sự nhận thức của người dân nói chung và HS nói riêng về
BVMT còn hạn chế cùng với đó là thực trạng yếu kém về công tác BVMT
hiện nay đã và đang làm môi trường ngày càng ô nhiễm.
Chính vì vậy, BVMT đã và đang là vấn đề mang tính toàn cầu và cấp
bách trong hiện tại và tương lai. Từ đó Đảng, nhà nước và ngành giáo dục đã
có những chính sách chủ trương về công tác BVMT như:

Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

7



Khóa luận tốt nghiệp

- Luật BVMT 2005 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 29.11.2005
- 15.11.2004, Bộ chính trị thông qua nghị quyết 41/NQ/TW “ BVMT trong
thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- 17.10.2001, Thủ tướng chính phủ kí quyết định 1363/QĐ-TTg “ Đưa các nội
dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
- 02.12.2003, Thủ tướng chính phủ ra quyết định 2563/QĐ-TTg phê duyệt
chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- 31.01.2005 Bộ Giáo dục và đào tạo đã chỉ thị “Về việc tăng cường công tác
giáo dục BVMT”. Trong đó có các văn bản chỉ đạo:
+ Công văn số 7120/BGDĐT-GDTrH, ngày 07.08.2008
+ Công văn số 7120/BGDĐT-GDTrH, ngày 07.08.2008
“ Về việc tích hợp nội dung GDBVMT vào các môn học cấp THCS và
THPT”hệ

thống giáo dục quốc

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, cùng với mong muốn góp phần nhỏ
bé của mình vào nâng cao chất lượng DH Sinh học và nâng cao ý thức
BVMT cho người dân đặc biệt giới trẻ hiện nay. Chúng tôi đã chọn đề tài:
“ Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Chương I- SH11THPT”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tích hợp GDMT trong DH Chương I: Chuyển hóa vật chất và
năng lượng – SH11- THPT
3. Giả thuyết khoa học

Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh


8


Khóa luận tốt nghiệp

Nếu tích hợp được các nội dung GDMT trong DH Chương I SH11 một
cách hợp lý sẽ góp phần không chỉ nâng cao hiệu quả DHSH11 nói chung và
Chương I SH11 nói riêng mà còn hình thành được ở HS những kiến thức, kĩ
năng, thái độ để BVMT
4. Đối tượng nghiên cứu
Các hình thức GDMT trong DH Chương I – Sinh học 11- THPT
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc GDMT trong DHSH
5.2 Nghiên cứu thực trạng GDMT trong DHSH ở một số trường THPT
5.3 Phân tích nội dung Chương I - SH11- THPT làm cơ sở cho việc tích
hợp GDMT
5.4 Chỉ ra các địa chỉ, nội dung và phương thức tích hợp GDMT trong DH
Chương I - SH11- THPT
5.5 Thiết kế một số giáo án có tích hợp GDMT trong DH Chương I SH11- THPT
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài như lí
luận DH, phương pháp dạy học, tài liệu GDMT, ….
6.2 Phương pháp điều tra
Điều tra thực trạng tích hợp GDMT trong DHSH của giáo viên ở một
số trường THPT
6.3 Phương pháp chuyên gia

Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh


9


Khóa luận tốt nghiệp

Xin ý kiến của một số GV DHSH và chuyên gia GDMT
7. Những đóng góp mới của đề tài
7.1 Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về GDMT trong DHSH THPT
7.2 Góp phần phản ánh thực trạng GDMT trong DHSH ở một số trường
THPT
7.3 Chỉ ra các địa chỉ, nội dung và phương thức tích hợp GDMT trong DH
Chương I SH11- THPT
7.4 Thiết kế được một số giáo án có tích hợp GDMT trong DH Chương I
SH11- THPT
8. Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu GDMT trong DH Chương I: Chuyển
hóa vật chất và năng lượng - SH11- THPT

Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

10


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc GDMT trong DHSH
1.1


Cơ sở lí luận của GDMT trong DHSH

1.1.1 Khái niệm về môi trường và ÔNMT
1.1.1.1 Khái niệm về môi trường
Hiện nay có nhiều khái niệm về môi trường như:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống
sản xuất, sự tồn tại và phát trển của con người và sinh vật” ( theo điều 1-Luật
BVMT-Việt nam)
“Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta, đảm bảo duy trì sự
sống của chúng ta” (Giáo sư-Mai Đình Yên)
“Môi trường là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố
cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và
phát triển của sinh vật” (SGK-12-nâng cao)
“Môi trường là tập hợp các điều kiện bên ngoài mà sinh vật tồn tại
trong đó, môi trường của con người bao gồm cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội,
công nghệ, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học” (Allababy-1994)
Tóm lại có rất nhiều khái niệm môi trường khác nhau nhưng đều thể
hiện khái quát: Môi trường là một hệ thống gồm tất cả các yếu tố vô sinh
(nhiệt độ, nước, không khí, ánh sáng….) và các nhân tố hữu sinh (thực vật,
động vật, sinh vật…) có tác động tương hỗ với nhau và ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống của con người.
Vì vậy môi trường có các chức năng sau:

Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

11


Khóa luận tốt nghiệp


 Là không gian sống (là nơi ở, là nơi hoạt động sống, mở rộng phân bố
của con người và sinh vật).
 Là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người.
 Là nơi tiếp nhận chứa đựng và phân giải các chất thải của sinh vật và
con người.
 Là nơi giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên tới con người.
 Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
1.1.1.2 Khái niệm ÔNMT
Ô nhiễm môi trường là hoạt động sản xuất của đời sống con người đã
vô tình hay hữu ý đã làm thay đổi thành phần hoá học của môi trường làm
thay đổi thành phần hoá học của môi trường làm cho đời sống của con người
và sinh vật bị ảnh hưởng nhẹ gây ô nhiễm nặng gây suy thoái ảnh hưởng đến
chức năng chứa và sản xuất của môi trường.
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường (về mặt hoá
học, lý học, sinh học) vi phạm tiêu chuẩn môi trường cho phép làm thay đổi
tính chất môi trường gây nên bởi những thay đổi thành phần môi trường như
thay đổi thành phần môi trường như xuất hiện các chất mới có tính độc hại
hoặc gia tăng chất nào đó trong môi trường tới ngưỡng gây hại.
1.1.2 GDMT trong DHSH
1.1.2.1 Khái niệm GDMT
Giáo dục môi trường là một quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu
biết và quan tâm trước những vấn đề môi trường bao gồm: kiến thức, thái độ,
hành vi, trách nhiệm và kĩ năng để tự mình và cùng tập thể để đưa ra các giải

Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

12



Khóa luận tốt nghiệp

pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường trong trước mắt cũng như lâu dài
(Bộ GD-ĐT chương trình phát triển Liên Hợp Quốc-1998)
 GDMT là một quá trình lâu dài nó cần được bắt đầu từ tuổi mẫu giáo
và được tiếp tục ở những năm học phổ thông và suốt đời
 GDMT là một lĩnh vực liên ngành không thể coi nhẹ một yếu tố nào
 Tham gia tích cực tìm ra giải pháp là yêu cầu quan trọng của GDMT
 GDMT là sự nghiệp của toàn nhân loại gắn với trách nhiệm của mỗi
quốc gia, mỗi con người cụ thể
- Hội nghị Tbilixi (1997) đã đưa ra định nghĩa GDMT như sau: “Mục tiêu
cơ bản của GDMT là làm cho từng và cộng đồng hiểu biết được bản chất
phức tạp của môi trường tự nhiên và nhân tạo là kết quả của tương tác của các
mặt sinh học, địa lí, xã hội, kinh tế, văn hoá và đạt được tri thức, thái độ và
các kĩ năng thực tế để tham gia có hiệu quả và có trách nhiệm vào việc tiên
đoán và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lí chất lượng môi trường"
1.1.2.2 Tại sao phải GDMT
- Do mối quan hệ giữa môi trường và phát triển một bên là cải thiện chất
lượng cuộc sống bằng các hoạt động sản xuất nhằm phát triển năng suất
lao động tạo ra nhiều của cải vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của con người, một bên là trách nhiệm duy trì nguồn tài nguyên thiên
nhiên và môi trường cho thế hệ mai sau
- Do hoạt động sản xuất và đời sống con người gây ra nhiều hậu quả xấu
với môi trường làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề gây ra
hậu quả xấu tới đời sống con người và các sinh vật khác
- Do muốn phát triển bền vững phải BVMT

Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh


13


Khóa luận tốt nghiệp

- BVMT là trách nhiệm của toàn dân
- Do ý thức BVMT của người dân còn yếu kém
- Do thực trạng yếu kém của công tác GDMT và BVMT
1.1.2.3 Mục tiêu của GDMT
- Nhận thức: giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và sự
nhạy cảm về môi trường và các vấn đề liên quan của nó
- Kiến thức: trang bị những kiến thức cơ bản về môi trường và BVMT
- Thái độ, hành vi: mỗi người trong cộng đồng có ý thức về giá trị có
những tình cảm, mối quan tâm trong công việc cải thiện và BVMT
- Kĩ năng: mỗi người trong cộng đồng có được kĩ năng đánh giá và giải
quyết các vấn đề môi trường cũng như thuyết phục các thành viên khác
cùng tham gia

- Tham gia tích cực: mỗi người trong cộng đồng có tinh thần trách nhiệm
trước những vấn đề môi trường và có hành động thích hợp giải quyết
các vấn đề của môi trường
1.1.2.4 Nguyên tắc GDMT
- Các nguyên tắc thực hiện GDMT:
 Giáo dục về môi trường
 Giáo dục trong môi trường
 Giáo dục vì môi trường
+ Giáo dục về môi trường: cung cấp những kiến thức, nhận thức của các
vấn đề môi trường

Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh


14


Khóa luận tốt nghiệp

+ Giáo dục trong môi trường: giáo dục các kỹ năng, hành động về các
vấn đề môi trường.
+ Giáo dục vì môi trường: giáo dục ý thức, thái độ về các vấn đề môi
trường.
- Nguyên tắc đưa kiến thức GDMT vào nội dung môn học:
+ Nguyên tắc 1: không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học, không
biến bài học thành bài GDMT. Nghĩa là các kiến thức GDMT được
tiềm ẩn trong nội dung bài học phải có mối quan hệ logic chặt chẽ với
các kiến thức sẵn có trong bài học. Theo nguyên tắc này, các kiến thức
của bài học được coi như là cơ sở cho kiến thức GDMT.
+ Nguyên tắc 2: khai thác nội dung GDMT có chọn lọc. Có tính hệ thống
tập trung vào chương mục nhất định, không tràn lan, tuỳ tiện. Theo
nguyên tắc này, các kiến thức GDMT đưa vào bài phải có hệ thống,
được sắp xếp hợp lí làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát
với thực tiễn về môi trường tránh sự trùng lặp đặc biệt tránh sự gượng
ép quá tải làm mất tác dụng GDMT và ảnh hưởng tới sự tiếp thu nội
dung chính.
+ Nguyên tắc 3: phát huy cao độ các hoạt động tích cực của học sinh và
vốn sống của các em, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc
trực tiếp với môi trường. Theo nguyên tắc này, các kiến thức GDMT
đưa vào bài phải phản ánh thực trạng về môi trường và tình hình
GDMT ở tại địa phương giúp các em thấy vấn đề một cách cụ thể và
sâu sắc, không xa lạ với học sinh.
1.1.2.5 Nội dung GDMT


Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

15


Khóa luận tốt nghiệp

- Các khái niệm khác nhau về môi trường, về tài nguyên thiên nhiên và
tình hình sử dụng các tài nguyên này
- Tình hình môi trường hiện nay: Ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí và các nguyên nhân và hậu quả của nó
- Các phương pháp, biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, chiến lược bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường
1.1.2.6 Phương pháp GDMT
Hiện nay có rất nhiều các phương pháp GDMT như:
- Phương pháp thuyết trình, giảng giải
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp nêu gương
- Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm
- Phương pháp tiếp cận các kĩ năng sống
- Phương pháp tham quan thực tế, điều tra, khảo sát
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp học tập theo dự án. ……..
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc GDMT trong DHSH
1.2.1 Mục tiêu điều tra
Xác định thực trạng của việc GDMT trong DH môn Sinh học ở một số
trường phổ thông đặc biệt chúng tôi quan tâm tới những vấn đề:
- Về mức độ tích hợp GDMT trong các hoạt động DHSH ở trường THPT


Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

16


Khóa luận tốt nghiệp

- Về phương pháp tích hợp GDMT của các giáo viên Sinh học
- Về khó khăn của các giáo viên khi tích hợp GDMT trong DHSH
- Về đề xuất của giáo viên để GDMT trong DHSH có hiệu quả
1.2.2 Phương pháp điều tra
Chúng tôi đã sử dụng phiếu xin ý kiến giáo viên giảng dạy môn Sinh ở
các trường THPT để tìm hiểu thực trạng GDMT trong DHSH như sau:

PHIẾU XIN Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Về việc tích hợp Giáo dục môi trường trong DH môn Sinh học
(Dành cho giáo viên Sinh học – THPT)
Xin thầy cô vui lòng hợp tác và giúp đỡ bằng cách đánh dấu ‘√’ vào câu
trả lời:
Câu 1 Trong dạy học sinh học (DHSH) ở trường phổ thông, Thầy cô có tích
hợp GDMT cho HS không ?
1. Rất ít
2. Thỉnh thoảng
3. Thường xuyên
4. Rất thường xuyên
Câu 2: Theo thầy cô, khai thác nội dung GDMT trong DHSH – THPT là:
1. Rất khó
2. Khó
3. Bình thường


Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

17


Khóa luận tốt nghiệp

4. Dễ
Câu 3: Thầy cô thường tích hợp GDMT trong DHSH ở mức độ:
1. Liên hệ
2. Tích hợp
3. Kết hợp
Câu 4: Theo thầy cô, trong lớp 10, 11, 12 việc tích hợp GDMT ở lớp nào có
nhiều khả năng hơn:
1. Lớp 10
2. Lớp 11
3. Lớp 12
Câu 5:Trong họp chuyên môn, Thầy cô có trao đổi về phương pháp (làm thế
nào) GDMT trong DHSH không?
1. Không
2. Rất ít
3. Ít
4. Thường xuyên
Câu 6: Trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường, Thầy cô có đề
cập tới GDMT cho HS không?
1. Chưa bao giờ
2. Rất ít
3. Ít
4. Thường xuyên


Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

18


Khóa luận tốt nghiệp

Câu 7: Các thầy cô thường sử dụng phương pháp nào khi GDMT trong
DHSH ?
1. Giảng giải
2. Giải quyết vấn đề
3. Tìm tòi khám phá(điều tra)
4. Phương pháp khai thác kinh nghiệm của HS
5. Phương pháp nêu gương
6. Phương pháp học tập theo dự án
7. Phương pháp ngoại khóa
8. Ý kiến khác
(……………………………………………………….)
Câu 8: Những khó khăn mà thầy cô gặp khi tích hợp GDMT trong DHSH là:
1. Nội dung GDMT
2. Thời gian tích hợp vào giờ học
3. Tư liệu, phương tiện tích hợp, cơ sở vật chất
4. Phương pháp tích hợp
5. Thái độ của học sinh
6. Thời gian nghiên cứu, chuẩn bị khi tích hợp
Câu9: Thầy cô đánh giá kết quả GDMT thông qua:
1. Kiểm tra 15 phút
2. Kiểm tra 1 tiết
3. Kiểm tra học kì


Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

19


Khóa luận tốt nghiệp

4. Giao bài báo cáo về nhà
5. Ý kiến khác (………………………………………………….)
Câu 10: Thầy cô có đề xuất hoặc mong muốn gì để GDMT trong DHSH được
hiệu quả:
……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….
Cuối cùng, xin thầy cô cho biết thêm một vài thông tin sau
Họ và tên: ………………………… Trường: ………………………
Số năm công tác: ………………… Tỉnh: ……………………….
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã hợp tác với chúng tôi. Chúc các
thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
1.2.3 Kết quả điều tra
Sau khi xử lí các phiếu thu về chúng tôi có kết quả như sau:
- Về mức độ tích hợp GDMT trong hoạt động DH có tích hợp nhưng
chưa thường xuyên. Về việc tích hợp GDMT trong hoạt động ngoại khóa
không tổ chức các hoạt động GDMT mà thay vào đó là các hoạt động
khác.
- Về phương pháp tích hợp GDMT của các giáo viên Sinh học:
+ GV có tích hợp GDMT, hầu hết tích hợp ở mức độ liên hệ


Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

20


Khóa luận tốt nghiệp

+ Hầu hết GV cho rằng tích hợp GDMT trong DHSH lớp 12 có nhiều
khả năng hơn do chương trình Sinh học 12 có phần Sinh thái học lồng
ghép với giáo dục BVMT.
+ Tuy vậy các thầy cô ít trao đổi về phương pháp GDMT trong DHSH
mà trao đổi các vấn đề khác
+ Đại đa số các thầy cô sử dụng phương pháp giảng giải, khai thác kinh
nghiệm của HS trong tích hợp GDMT khi DHSH
+ Việc đánh giá kết quả GDMT thông qua giao bài báo cáo về nhà là
chủ yếu
- Về khó khăn của GV khi tích hợp GDMT trong DHSH: đa số là khó
khăn về thời gian tích hợp vào giờ học, tư liệu, phương tiện tích hợp, cơ sở
vật chất
- Về đề xuất của GV để GDMT trong DHSH được hiệu quả:
+ Trong phân phối chương trình nên có thời lượng cụ thể cho GDMT
như có tiết ngoại khóa GDMT trên lớp học, có buổi thảo luận, buổi
tham quan, thực tế GDMT cho HS
+ Cần đầu tư tư liệu, phương tiện tích hợp, cơ sở vật chất để GDMT
như có các câu hỏi về GDMT trong bài học, các tranh hình GDMT, …
+ Các đề thi, kiểm tra cũng cần phải có kiến thức về GDMT.
Vì vậy, từ kết quả điều tra chúng tôi thấy việc nghiên cứu và đưa ra các
địa chỉ, nội dung và phương thức GDMT trong DHSH là cần thiết.


Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

21


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2: Tích hợp GDMT trong DH Chương I- SH 11- THPT
2.1 Phân tích nội dung
2.1.1 Khái quát nội dung SH 11
- Chương trình SH11 thuộc phần 4 của chương tình sinh học – THPT, là một
trong 5 mạch nội dung quan trọng: sinh học tế bào, sinh học cơ thể, di truyền,
tiến hóa và sinh thái.
- Sinh học 11 kế thừa và phát triển kiến thức sinh học cơ thể thực vật và động
vật ở THCS, đi sâu vào nghiên cứu 4 quá trình sinh lí cơ bản của thực vật và
động vật là: chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát
triển, sinh sản. Trong đó:
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Chương II: Cảm ứng
Chương III: Sinh trưởng và phát triển
Chương IV: Sinh sản
- Chương trình sinh học 11 được chia làm hai phần: phần A- Sinh học cơ thể
thực vật, phần B- Sinh học cơ thể động vật. Mặc dù được chia làm 2 phần
nhưng các quá trình sinh lí diễn ra trong cơ thể thực vật và động vật có những
điểm chung và điểm khác biệt.Sự giống nhau trong các chức năng sống chứng
tỏ thực vật và động vật có nguồn gốc thống nhất.Sự khác biệt trong các chức
năng sống nói lên sự đa dạng, sự tiến hóa thích nghi của thực vật và động vật
với môi trường sống.
- Chương trình SH11 có ứng dụng các kiến thức đã học vào hoạt động sản
xuất nông, lâm ngư nghiệp, vào y học bảo vệ sức khỏe con người, BVMT

sống…

Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

22


Khóa luận tốt nghiệp

2.1.2 Phân tích nội dung Chương I – SH 11
- Chương I: Chuyển hóa vật chất – năng lượng là chương mở rộng kiến thức
về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cấp tế bào (lớp 10) lên cấp cơ thể.
- Là chương quan trọng phản ánh các đặc trưng cơ bản nhất của quá trình sinh
học cơ bản ở thức vật và động vật làm tiền đề cho sinh vật sinh trưởng phát
triển, cảm ứng và sinh sản.
-Là chương có khối lượng kiển thức lớn, chiểm 1/2 nội dung chương trình
Sinh học 11
- Chương I gồm có 2 phần:
Phần A: Chuyển hóa vật chất – năng lượng ở thực vật, gồm 14 bài, từ bài
1 đến bài 14, giới thiệu về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể thực
vật như trao đổi nước, trao đổi khoáng, quang hợp, hô hấp và các yếu tố ảnh
hưởng đến các chức năng đó cũng như sự ứng dụng kiến thức vào tăng năng
suất cây trồng.
Phần B: Chuyển hóa vật chất – năng lượng ở động vật, gồm 7 bài, từ bài
15 đến bài 21, giới thiệu về chuyển hóa vật chất – năng lượng ở cơ thể động
vật như tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nội môi.
2.2 Tích hợp GDMT trong DH Chương I- SH 11- THPT
2.2.1 Các mức độ tích hợp
Có 3 mức độ GDMT:
- Liên hệ: Nội dung GDMT không nêu rõ trong SGK nhưng GV dựa vào

kiến thức và liên hệ, bổ sung nội dung GDMT vào chỗ thuận lợi
- Tích hợp: Nội dung GDMT là nội dung chủ yếu hay là một phần hoặc
trùng hợp trong nội dung bài học.

Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

23


Khóa luận tốt nghiệp

- Kết hợp (lồng ghép): Nội dung bài học hay một phần nhất định trong bài
có liên quan trực tiếp với GDMT đã được lựa chọn để lồng ghép và
chương trình môn học.
2.2.2 Tích hợp GDMT trong DH Chương I- SH 11
Địa chỉ
tích hợp

Nội dung GDMT

Câu hỏi, phương thức tích
hợp

Bài 1

III. Ảnh

- Giáo dục các biện

Sự hấp


hưởng

pháp bảo vệ cây trồng cạn bị ngập úng lâu sẽ chết

thu

của các

và cải tạo đất trồng

nước và tác nhân
muối

môi

khoáng

trường

? Giải thích vì sao cây trên

? Vì sao phải chống xâm thực
mặn, đất bị nhiễm phèn
? Nêu các biện pháp nâng cao
độ thoáng, giảm độ pH của

của cây đối với

đất


sự hấp
thụ nước
và muối
khoáng
của cây
* Củng

- Giáo dục (GD)

? Vì sao lượng nước trên

cố

nguyên nhân ô nhiễm hành tinh vẫn còn nguyên
nguồn nước

vẹn từ khi sinh ra nhưng con

- GD ý thức bảo vệ

người vẫn thiếu nước sử dụng

nguồn nước

? Em hãy đề xuất biện pháp

- GD các biện pháp

bảo vệ nguồn nước


Phùng Thị Xuyến K33B – Sinh

24


×