Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Xây dựng hệ thống câu hỏi tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học phần sinh học vi sinh vật sinh học 10 chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.89 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Khoa Sinh - KTNN
***********

MÔNG THỊ HẠNH

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TĂNG CƯỜNG
KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC
TIỄN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN
SINH HỌC VI SINH VẬT SINH HỌC 10 –
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học

Hà Nội - 2011


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống câu
hỏi tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh
trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật Sinh học 10 - chương trình chuẩn
" là kết quả của riêng tôi và không trùng lặp với kết quả của tác giả khác.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011


Sinh viên thực hiện

Mông Thị hạnh

Mông Thị Hạnh

1

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo – Thạc sĩ Hoàng Thị Kim
Huyền, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Phương pháp
dạy học, khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Thư viện
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện đề tài này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Mông Thị Hạnh


Mông Thị Hạnh

2

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

SGK

: Sách giáo khoa

VSV

: Vi sinh vật

KHTN


: Khoa học tự nhiên

KHXH-NV
THPT

Mông Thị Hạnh

: Khoa học xã hội và nhân văn
: Trung học phổ thông

3

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Phần I. MỞ ĐẦU……………………………………………………......
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………….............
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………...........
3. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………..........
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………...........
5. Phương pháp nghiên cứu.…………………………………………………..........

Phần II. NỘI DUNG NGHIÊNCỨU……………………………...........
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ……………..........

1.1 Tổng quan các vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu ………………............
1.2 Vai trò của việc rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức …………..........
1.3 Một số đặc điểm của SGK sinh học 10…………………………………….........
1.4. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay…………………............
1.5. Thực trạng việc rèn khả năng vận dụng kiến thức cho HS trong dạy học
Sinh học hiệnnay……………………………………………………….....................
Chương II. HỆ THỐNG CÂU HỎI VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC SINH
HỌC VI SINH VẬT, SINH HỌC 10 …………………………………………........
2.1. HỆ THỐNG CÂU HỎI VẬN DỤNG ……………………………………........
2.2. SỬ DỤNG CÂU HỎI VẬN DỤNG…………………………………….............

Phần III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……………………………..........
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………..........
PHỤ LỤC 1 .………………………………………………………........

Mông Thị Hạnh

4

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những chính sách lớn của Đảng
và nhà nước nhằm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, là điều

kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người. Điều này đã được khẳng
định trong nghị quyết đại hội trung ương II khóa VII: “Thực sự coi giáo dục
là quốc sách hàng đầu”, “Phải phát triển mạng giáo dục đào tạo, phát huy
nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền
vững”.
Trong tam giác sư phạm phương pháp dạy học phải phù hợp với mục tiêu
và nội dung dạy học. Mục tiêu giáo dục và đào tạo của chúng ta hiện nay là
đào tạo ra những con người lao động tự chủ, sáng tạo và có năng lực giải
quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống mới đặt ra, biết vận dụng kiến thức
đã học để giải quyết vấn đề đó, tự tạo việc làm góp phần tích cực xây dựng
đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Để thực hiện mục tiêu này việc đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết,
kịp thời, phải đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học và đã
được pháp chế hóa. Trong điều 24.4: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với
đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động và tình cảm đem lại
niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện về giáo dục đào tạo, bộ giáo dục
và đào tạo đã biên soạn hai bộ sách (bộ thứ nhất và bộ thứ hai) mỗi bộ lại
được biên soạn hai quyển sách dành cho hai ban: Ban KHTN và ban KHXH –
NV. Điểm mấu chốt của chương trình SGK này là phát huy tính tích cực và
chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Với lượng kiến thức sinh học khổng lồ và tăng ngày một nhanh thì không thể
dạy theo cách truyền thụ đọc chép, ghi nhớ mà phải dạy cho các em cách học
sinh học, yêu cầu học sinh tham gia lĩnh hội kiến thức vận dụng hiểu biết, tích
cực suy luận đưa ra ví dụ, lí giải vấn đề và rút ra kết luận.

Mông Thị Hạnh


5

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Như vậy cả mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học trong công cuộc
đổi mới giáo dục đều chú ý tới khả năng vận dụng vào thực tế của người học.
Nhưng trong thực tế phương pháp giảng dạy ở phổ thông hiện nay là thầy
đọc, trò chép hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp, giải thích minh học bằng tranh.
Nhiều giáo viên chưa chú trọng vào việc nâng cao khả năng vận dụng kiến
thức cho học sinh. Chính vì vậy mà kết quả là chưa phát huy được tính tích
cực chủ động sáng tạo của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức để nâng cao
chất lượng chăn nuôi, chăm sóc sức khỏe bản thân, cộng đồng còn rất kém,
còn mang tính chất thụ động, máy móc. Học sinh học tập còn bị thụ động phụ
thuộc máy móc vào sách vở, chưa có sự liên hệ vận dụng.
Đứng trước thực trạng đó là sinh viên sắp ra trường trong quá trình chuẩn
bị hành trang cho bản thân vững vàng hơn trên con đường nhà giáo đã chọn,
với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy môn sinh học mà tôi đã
lựa chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi tăng cường khả năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học phần Sinh học Vi
sinh vật Sinh học 10 - chương trình chuẩn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm nâng cao khả năng vận dụng của học
sinh trong dạy học phần III Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10 .
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Xây dựng cơ sở lí luận về vấn đề rèn cho HS kĩ năng vận dụng kiến
thức Sinh học vào thực tiễn.
- Điều tra thực trạng về kĩ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực
tiễn của HS.
- Sưu tầm và biên soạn câu hỏi vận dụng phần Sinh học Vi sinh vật lớp
10 - chương trình chuẩn.
- Đánh giá chất lượng câu hỏi đã xây dựng.

Mông Thị Hạnh

6

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nội dung kiến thức phần III Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10 chương trình chuẩn.
- Hệ thống câu hỏi vận dụng phần III Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10
- chương trình chuẩn.
- Nội dung chương trình SGK sinh học 10 gồm ba phần: phần I - Giới
thiệu chung về thế giới sống, phần II - Sinh học tế bào, phần III - Sinh học vi
sinh vật. Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu phần III - Sinh học
Vi sinh vật.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Trên cơ sở tham khảo, phân tích, tổng hợp các tài liệu:

- Nghiên cứu tài liệu về lý luận dạy học sinh học, tài liệu về đổi mới
PPDH để xây dựng cơ sỏ lý luận của đề tài.
- Nghiên cứu SGK, SGV Sinh học 10, nghiên cứu tài liệu về Vi sinh vật
để phân tích nội dung phần III: Sinh học vi sinh vật và xây dựng hệ
thống câu hỏi vận dụng.
5.2. Phương pháp điều tra, quan sát
- Tiến hành quan sát, phỏng vấn các giáo viên ở trường THPT về PPDH,
về khả năng vận dụng của học sinh làm cơ sở thực tiễn của đề tài.
6. Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về vấn đề rèn cho HS kĩ năng vận dụng
kiến thức Sinh học vào thực tiễn.
- Sưu tầm và biên soạn được 64 câu hỏi vận dụng phần Sinh học Vi
sinh vật lớp 10 - chương trình chuẩn.
- 3 giáo án phần Sinh học Vi sinh vật lớp 10 - chương trình chuẩn.

Mông Thị Hạnh

7

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4 Tổng quan các vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Sinh học là một môn khoa học rất gần gũi với đời sống con người. Để có
thể ứng dụng những thành tựu của khoa học này vào thực tiễn lao động sản
xuất cũng như trong đời sống con người thì nhiệm vụ của dạy học Sinh học ở
trường phổ thông không chỉ trang bị cho HS những kiến thức Sinh học phổ
thông cơ bản hiện đại, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam mà còn trang bị
cho HS những nguyên lý, những kỹ năng của việc ứng dụng kiến thức sinh
học vào trong sản xuất và đời sống đồng thời phát triển năng lực nhận thức
cho hoc sinh cũng như giáo dục cho HS về đạo đức về thái độ đối với môi
trường, đối với lao động ...
Để thực hiện được nhiệm vụ dạy học, nhiều nhà khoa học, nhà giáo đã
nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về dạy học môn Sinh học, Sinh học
10,…Tuy nhiên, những đề tài này chủ yếu đi sâu phân tích nội dung, xây
dựng giáo án theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, xây dựng hệ thống các
câu hỏi trắc nghiệm khách quan, hoặc sử dụng phương tiện trực quan trong
dạy học, đề tài nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi rèn cho HS khả năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn ít, phần Sinh học Vi sinh vật còn chưa
được nghiên cứu.
1.2.Vai trò của việc rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức
Vận dụng là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ
thể mới: Vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra.
Theo chuẩn kiến thức kĩ năng thì mức độ kiến thức cần đạt được được xác
định theo 6 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và
sáng tạo. Trong đó vận dụng được xác định ở mức thứ 3. Theo phân loại

Mông Thị Hạnh

8

K33B Sinh - KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Nikko gồm 4 mức độ thì vận dụng được đánh giá ở mức thứ 3 và thứ 4(Nhận
biết, thông hiểu, vận dụng ở mức thấp, vận dụng ở mức cao)
Như vậy có thể thấy rằng vận dụng kiến thức có một vị trí rất quan trọng
và cần thiết trong việc đánh giá mức độ kiến thức đạt được của học sinh.
Kĩ năng vận dụng kiến thức sẽ giúp cho học sinh nhận biết, hiểu rõ hơn
về kiến thức cơ bản, củng cố kiến thức khiến cho kiến thức của học sinh trở
nên vững chắc hơn. Với môn Sinh học, việc vận dụng kiến thức trong bài học
vào thực tiễn sẽ làm cho bài học trở nên gần gũi hơn, ý nghĩa hơn vì những
kiến thức không còn mang nặng tính lý thuyết suông mà gần gũi với đời sống
hàng ngày, từ đó HS cảm thấy yêu thích môn học hơn.
1.3. Một số đặc điểm của SGK sinh học 10
Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí
quyết định số 16/2006/QĐ-BGĐT về việc ban hành chương trình giáo dục
phổ thông với hai bộ SGK dành cho hai ban là ban KHTN và KHXH-NV.
Nội dung kiến thức phong phú, đề cao tính ứng dụng của khoa học vào thực
tiễn sản xuất. Đặc biệt những kiến thức đưa vào tương đối hiện đại cập nhật
được những thông tin khoa học mới mẻ.
Đặc điểm mấu chốt của SGK hiện nay là sự phát huy tính tích cực chủ
động của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống và ghi nhớ
tốt hơn, nội dung sách được trình bày theo hướng tích hợp các phần với nhau
cũng như các kiến thức ở các môn học khác ở những chỗ thích hợp. Những
câu hỏi nêu ra trong bài yêu cầu học sinh phải liên hệ giữa kiến thức mới và
kiến thức cũ đã học.
Để phát huy tính tích cực chủ động học tập, sách sinh học 10 chú trọng

tăng kênh hình minh họa trong đó có những sơ đồ khái quát hóa các quy luật
hiện tượng, bằng cách đó giúp các em nắm được quy luật chung nhất mà mối
liên quan giữa chúng, tránh đi vào mô tả chi tiết hiện tượng, bắt ghi nhớ máy
móc SGK nêu nhiều câu hỏi vận dụng kiến thức, suy luận, cuối bài còn có

Mông Thị Hạnh

9

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

những câu hỏi tổng hợp, câu hỏi khó. Câu hỏi và bài tập không chỉ dừng
lại ở việc đánh giá khả năng nhớ và hiểu bài của học sinh mà còn đánh giá
khả năng vận dụng, liên hệ và tổng hợp kiến thức của học sinh.
Ngoài ra, trong sách còn có những mẩu chuyện “Em có biết” để học
sinh biết thêm các thông tin lí thú và hấp dẫn, biết thêm các thành tựu mới
nhất của sinh học.
Trong thời đại ngày nay sinh học nghiên cứu sự sống ở cấp vi mô (phân
tử, tế bào) và vĩ mô (loài, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển). Sinh học hiện đại
là nơi giao lưu của nhiều ngành học khác nhau như Hóa học, lý học, Tin học
… Nhờ đó mà sinh học đã phát triển từ trình độ “sinh học hình thái”, sinh học
“trực quan thực nghiệm” tiến lên trình độ sinh học tổng hợp hệ thống. Sinh
học hiện đại đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, phục vụ đắc lực cho sản
xuất và đời sống.
Chính vì vậy mà mục tiêu dạy học nói chung và mục tiêu nội dung

chương trình sinh học 10 nói riêng có nhiều đổi mới để đáp ứng được điều
kiện đó. Mục tiêu cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ của chương trình sinh
học 10 đều đề cao khả năng vận dụng của học sinh để giải thích các hiện
tượng sống, liên hệ với thực tiễn đời sống (Biết nêu câu hỏi và giải quyết vấn
đề trước hiện tượng sinh học trong đời sống,… ). Vì vậy để dạy tốt môn sinh
học người giáo viên không ngừng tự học, tự nghiên cứu và nắm bắt các thông
tin cập nhật, khuyến khích học sinh hởi giáo viên “Tại sao lại như vậy”, “Em
có lời giải khác”… Để nâng cao khả năng vận dụng của học sinh.
1.4. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII (1/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa
VIII (12/1998) được thể chế hóa trong luật giáo dục (12/1998) được cụ thể
hóa trong các chỉ thị của bộ giáo dục và đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 15
(4/1999).
Luật giáo dục, điều 24.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm
từng lớp học , môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng

Mông Thị Hạnh

10

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động và tình cảm đem lại niềm vui

hứng thú học tập cho học sinh”.
Có thể nói cốt lõi của đổimới dạy học và học là hướng tới hoạt động
học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Để thực hiện phương pháp dạy học sinh học một cách tích cực, sáng tạo
thì ngoài việc đổi mới chương trình SGK ra, còn cần ở giáo viên trình độ
chuyên môn cao và kinh nghiệm giảng dạy, phải biết chọn phương pháp phù
hợp với trình độ học sinh, biết vận dụng các thiết bị dạy học, biết bổ sung các
mẫu vật thiết bị, tăng cường câu hỏi vận dụng kiến thức môn học vào thực
tiễn đời sống, sản xuất để kích thích sự ham học hỏi nghiên cứu của học sinh.
1.5. Thực trạng việc rèn khả năng vận dụng kiến thức cho HS trong dạy
học Sinh học hiện nay
Trên cơ sở trao đổi, điều tra, dự giờ giáo viên, nghiên cứu các tài liệu
đánh giá về thực trạng giảng dạy ở phổ thông chúng tôi nhận định thấy ở phổ
thông phần lớn giáo viên thường chủ yếu dùng phương pháp diễn giảng,
thuyết trình, hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp, giải thích minh học bằng tranh.
Do quan niệm chỉ trang bị tiềm lực cho học sinh nên giáo viên thường
hướng vào việc trang bị kiên thức lý luận, chưa chú ý đúng mức đến khâu rèn
luyện khả năng vận dụng cho học sinh, mối quan hệ giữa kiến thức lý thuyết
và kỹ năng vận dụng không được đặt ra trong giờ dạy lý thuyết. Do vậy năng
lực độc lập nghiên cứu và sáng tạo trong học tập của học sinh không được
phát huy. Khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng
sinh học trong đời sống, áp dụng vào chăn nuôi, trồng trọt… là rất yếu kém.
Học sinh học tập còn mang tính thụ động, phụ thuộc máy móc vào sách vở.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: Do giáo viên thiếu thời gian,
thiếu giáo trình, thiếu tài liệu tham khảo, do giáo viên chưa có kiến thức
chuyên môn cơ bản đầy đủ, kiến thức ứng dụng còn thiếu, do giáo viên chưa
chủ động, tích cực rèn luyện các kỹ năng, đổi mới phương pháp dạy học lâu
năm, do ảnh hưởng của điều kiện sống…
Ngoài ra còn do học sinh thiếu động cơ học tập dúng đắn, thiếu tự giác,
chưa chủ động tích cực trong việc học tập và rèn luyện…


Mông Thị Hạnh

11

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Chương II. HỆ THỐNG CÂU HỎI VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC
SINH HỌC VI SINH VẬT, SINH HỌC 10
2.1. HỆ THỐNG CÂU HỎI VẬN DỤNG
Trong mỗi bài, có thể có nhiều câu hỏi vận dung, để tiện sử dụng chúng
tôi quy ước mã số của câu hỏi đã sử dụng như sau:
- Sử dụng các số Ảrập, số đằng trước dấu chấm quy ước số thứ tự của
bài, số đằng sau dấu chấm quy ước số thứ tự của câu hỏi trong bài.
Ví dụ: 22.1 tức là bài số 22, câu số 1; 22.2 tức là bài số 22, câu số 2.
Sau đây là các câu hỏi vận dụng ở từng bài cụ thể.
BÀI 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

1. Phân tích mục tiêu, nội dung của bài
Nội dung chủ yếu của bài là: Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật và
các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của vi sinh vật phụ thuộc vào
môi trường sống của nó. HS cần nắm được ba loại môi trường nuôi cấy cơ
bản trong phòng thí nghiệm (môi trường tự nhiên, môi trường tổng hợp và
môi trường bán tổng hợp); Phân biệt được hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và
lên men ở chất nhận điện tử, chất tham gia và sản phẩm tạo thành.

2. Câu hỏi vận dụng
22.1. Vì sao nói vi sinh vật là một đại gia đình hưng thịnh?
Cách đây khoảng 3,5 tỉ năm, vi sinh vật đã dần dần xuất hiện trên trái
đất. Sự phát hiện đó dựa trên quan sát của các hóa thạch của vi khuẩn hình
gậy tại miền Nam châu phi. Lúc bấy giờ chúng là “vương triều” độc nhất
“thống trị” cả thiên hạ, về sau mới xuất hiện ở thực vật, động vật và loài
người.
Vi sinh vật có một gia tộc to lớn, đã viết nên một trang sử hàng vạn
trăm triệu năm. Ngày nay chúng đã trở thành một đại gia đình hưng thịnh. Vi
sinh vật có nhiều loài. Người ta phát hiện có khoảng mười vạn loài vi sinh vật
trong thiên nhiên với nhiều hình dạng khác nhau như hình hạt, hình que…

Mông Thị Hạnh

12

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Các thành viên chủ yếu trong đại gia đình vi sinh vật là vi khuẩn, xạ khuẩn,
nấm và virut. Ngoài ra còn một số loài trung gian.
Một số vi sinh vật có hại cho loài người gây ra một số loại bệnh như
bệnh viêm màng não, bệnh lao phổi, bệnh viêm gan… Nhưng cũng có nhiều
loại vi sinh vật là bạn tốt của con người như một số có khả năng chống bệnh,
một số được dùng để sản xuất phân bón vi sinh làm tăng năng suất cây trồng
.v.v.

Như vậy có thể thấy rằng vi sinh vật rất đa dạng và xứng đáng được gọi
là một đại gia đình hưng thịnh.
(Trang 9 Chìa khóa vàng công nghệ sinh học, NXB Lao động xã hội)
22.2. Tại sao dưa muối lại chua, ăn ngon và giữ được lâu?
Muối chua dưa cải dựa trên cơ sở khoa học là quá trình lên men của vi
khuẩn lactic, đồng thời vi khuẩn này hoạt động làm giảm pH môi trường dẫn
tới ức chế hoạt động của VSV gây hỏng thực phẩm nên dưa lâu hư.
(Trang 154, Thiết kế bài giảng sinh học 10, NXB Hà Nội)
22.3.Tại sao rắc bột men vào rá xôi rồi ủ lại một thời gian xôi lại chuyển
thành rượu nếp nóng rực?
Trong bột men chứa nhiều nấm men có khả năng thực hiện quá trình
lên men rượu dựa trên cơ chất là xôi. Đồng thời quá trình này tạo năng lượng
nên xôi nóng rực lên.
(Trang 155, Thiết kế bài giảng sinh học 10, NXB Hà Nội)
22.4.Tại sao nước sông Tô Lịch có màu đen và có mùi thối?
Nước sông Tô Lịch có mùi thối và có màu đen là do rác thải từ những
hộ gia đình xung quanh dòng sông thải trực tiếp xuống sông đọng lại, vi
khuẩn phân hủy, kết hợp với nguyên tố khác tạo FeS, H2S (chất khí có mùi
trứng thối), một số kim loại không tan kết lắng xuống bùn tạo thành màu đen,
mùi hôi của nước.
( Trang 158, Thiết kế bài giảng sinh học 10, NXB Hà Nội)

Mông Thị Hạnh

13

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

22.5. Tại sao các gói hải sản đông lạnh bán trong siêu thị, bao nilon lại
được rút chân không?
Đa số vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm hô hấp hiếu khí, chỉ sinh trưởng
được trong môi trường nhiều oxi. Vì vậy muốn bảo quản hải sản được lâu hơn
thì cần phải tạo điều kiện kị khí, thiếu oxi bằng cách rút chân không trong bao
nilon.
22.6. Tại sao chỉ cần ngửi có thể biết cá tươi hay không?
Cá tươi không có mùi, nhưng nếu không ướp lạnh thì chỉ sau một thời
gian ngắn là có mùi ươn mỗi lúc một nặng. Trong khi đối với các loại thịt
khác thì chỉ khi nào bị phân hủy hoàn toàn mới có mùi. Nguyên nhân khiến
cho cá có mùi nhanh như vậy là do: Ôxit trimetilamin và hô hấp kị khí. Thịt
cá chứa chất ôxit trimetilamin, chất này không có mùi. Song loại vi khuẩn
trong quá trình hô hấp kị khí đã dùng chất này làm chất nhận êlectron cuối
cùng. Chúng khử ôxit trimetilamin thành trimetilamin (một hợp chất có mùi
cá ươn). Chỉ cần một lượng nhỏ vi khuẩn sinh trưởng là sinh ra đủ lượng
trimetilamin có thể cảm nhận thấy mùi nồng nặc.
(Trang 43 Tài liệu giáo khoa chuyên sinh học trung học phổ thông vi sinh vật
học, NXB Giáo dục Việt Nam)
22.7. Vi sinh vật giúp các nhà địa chất lại phát hiện ra dầu mỏ như thế
nào?
Dầu mỏ và khí đốt thường nằm dưới các lớp địa tầng dày và cứng.
Muốn tham dò cần phải khoan sâu, lấy mẫu phân tích nên tốn rất nhiều công
sức và tiền của. Dầu mỏ và khí đốt do cacbohiđrô cấu tạo nên. Dù ở dưới sâu
nhưng cũng có thể theo các kẽ hở lọt lên phía trên.
Một số vi khuẩn có thể ôxi hóa cacbon hiđrô. Chúng sử dụng chất này
làm nguồn dinh dưỡng, nên ở đâu có cacbohiđrô là ở đó có vi khuẩn này sinh
trưởng. Chúng như là vật chỉ thị. Các nhà địa chất chỉ cần tìm nơi các vi

khuẩn này cư trú là biết được ở đó có dầu mỏ hoặc khí đốt.
(Trang 37 Tài liệu giáo khoa chuyên sinh học trung học phổ thông vi sinh vật
học, NXB Giáo dục Việt Nam)

Mông Thị Hạnh

14

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

BÀI 23: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT

1. Phân tích mục tiêu, nội dung của bài
Bài 23 đi sâu vào quá trình tổng hợp một số chất quan trọng trong tế
bào, đồng thời nêu quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ ở ngoài cơ thể vi
sinh vật thành các chất đơn giản để cơ thể hấp thụ vào tế bào và mối quan hệ
giữa hai quá trình này.
Bài này kiến thức ứng dụng rất nhiều.
2. Câu hỏi vận dụng
23.1.Hãy nêu một vài ứng dụng của enzim ngoại bào trong quá trình phân
giải các chất trong tế bào vi sinh vật với đời sống con người?
Ứng dụng của enzim ngoại bào như sau: Amilaza (thuỷ phân tinh bột)
được dùng khi làm tương, rượu nếp, trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo,
công nghiệp dệt, sản xuất xirô…Prôtêaza (thuỷ phân prôtêin) được dùng khi
làm tương, chế biến thịt, trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp bột

giặt…Xenlulaza (thuỷ phân xenlulôzơ) được dùng trong chế biến rác thải và
xử lí các bã thải dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và sản xuất bột giặt. Lipaza
(thuỷ phân lipit) dùng trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa…
23.2. Em hãy kể tên những ứng dụng của quá trình phân giải prôtêin và
pôlisaccarit trong đời sống?
Nhờ prôtêaza của vi sinh vật mà prôtêin của cá, đậu tương... được phân
giải tạo ra các axit amin, dùng nước muối chiết chứa các axit amin này ta
được các loại nước mắm, nước chấm... sử dụng trong đời sống hàng ngày.
Sử dụng các loại enzim ngoại bào như amilaza thủy phân tinh bột để
sản xuất kẹo, xirô, rượu... Sử dụng vi khuẩn lactic lên men để tạo ra các thực
phẩm như: sữa chua, dưa chua, quả dưa chuột muối, cà muối...
Sử dụng nấm men rượu trong sản xuất rượu, nấm men bánh mì trong
sản xuất bánh mì...

Mông Thị Hạnh

15

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

23.3.Tại sao khi nướng bánh mì lại trở lên xốp?
Khi làm bánh mì, ngoài bột mì ra thì một thành phần không thể thiếu là
nấm men, đây là những vi sinh vật sinh sản nhanh và biến đường, ôxi có trong
bột mì thành khí cacbonic, sinh khối và vitamin. Khí cacbonic trong bột sẽ
giãn nở và tăng thể tích khi nướng nên làm bánh mì nở, rỗng ruột và trở nên

xốp hơn.
23.4. Vì sao trong quá trình lên men rượu, ta không nên mở ra xem?
Trong quá trình lên men rượu, ta không nên mở ra xem vì lên men rượu
xảy ra trong điều kiện kị khí.
Nấm men rượu thuộc nhóm kị khí không bắt buộc nên khi có O2, nó sẽ
hô hấp hiếu khí, glucozơ bị oxi hóa thành CO2, H2O làm giảm hàm lượng
rượu (hiệu ứng pasteur). Rượu tiếp tục bị oxi hóa sẽ nhạt dần và có vị chua
của dấm.
23.5. Tại sao quả vải chín qua 3-4 ngày thì có mùi chua?
Dịch quả vải chứa rất nhiều đường cho nên dễ bị nấm men ở trên vỏ
xâm nhập vào diễn ra quá trình lên men, sau đó các VSV chuyển hóa đường
thành rượu và từ rượu thành axit có mùi chua.
23.6. Tại sao thỏ lại thích ăn phân của mình?
Thỏ ăn cỏ, sống chủ yếu ở thảo nguyên. Chúng thích ăn cỏ xanh non và
hoa màu, nhưng đôi khi cũng ăn luôn cả phân của mình thải ra trong đêm.
Thỏ tuy là động vật ăn cỏ, nhưng không giống với bò và dê, dạ dày của chúng
rất nhỏ và không có hiện tượng nhai lại. Ban ngày sau khi chúng ăn một
lượng lớn cỏ tươi non, thường xuất hiện dinh dưỡng quá thừa, đến tối liền
hình thành phân mềm thải ra ngoài cơ thể. Còn buổi tối do thiếu cỏ, ăn ít,
lượng dinh dưỡng giảm tương đối, phân thải ra vào buổi sáng hôm sau thường
cứng.Vì các chất dinh dưỡng trong phân mềm (Phân mềm thực chất là các
thức ăn khó tiêu hóa, thành phần chính là xenlulôzơ đã được các vi sinh vật
trong manh tràng thực hiện lên men phân giải ở bên ngoài cơ thể) đã ở trạng
thái tiêu hóa một nửa, dễ được cơ thể hấp thu và sử dụng, do đó thỏ có xu
hướng tái sử dụng lại sản phẩm này.

Mông Thị Hạnh

16


K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Qua phân tích, sau khi thỏ ăn phân mềm, vitamin B và vitamin K hợp thành
dễ được ruột non hấp thụ, để cung cấp nhu cầu sinh trưởng cho cơ thể. Đồng
thời, nguyên tố khoáng vật trong phân mềm cũng có lợi cho việc thúc đẩy sự
hấp thu của cơ thể thỏ đối với chất dinh dưỡng.
Thỏ ăn phân mềm của mình thải ra là một hiện tượng lợi dụng đầy đủ
chất dinh dưỡng. Nhưng thỏ nhà, khi được nuôi dưỡng nhân tạo, đủ thức ăn,
thường không xuất hiện thói ăn phân của mình.
23.7. Tại sao trâu bò lại đồng hóa được rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ?
Trâu, bò là động vật nhai lại, dạ dày của chúng không giống như dạ dày
của các loài động vật khác chỉ có một ngăn mà dạ dày của chúng có tới bốn
ngăn đó là: Túi cỏ, tổ ong, lá sách và múi khế.
Trâu, bò khi ăn cỏ, rơm, rạ chúng không nhai nhỏ ngay mà nuốt chửng
xuống túi cỏ. Ở túi cỏ không có tuyến tiêu hóa, thức ăn vào túi cỏ thì được
nước bọt và nước ngâm cho mềm, ngoài ra trong dạ dày trâu bò có chứa các
vi sinh vật tiết ra enzim có khả năng phân giải chất xenlulôzơ, hêmixenlulôzơ
và pectin trong rơm, rạ thành các đơn chất mà cơ thể có thể hấp thụ được.
Chính vì vậy mà trâu bò có thể đồng hóa rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ.
23.8. Tại sao giấm để lâu ngày lại bị mất đần vị chua?
Khi giấm để lâu ngày, vi khuẩn Acetobacter có khả năng tiếp tục biến
axit axetic thành CO2 và H2O, làm tăng pH lên do đó giấm mất dần vị chua.
23.9. Vì sao các khu rừng có nhiều vi sinh vật đất phát triển thì lại giàu
mùn?
Những khu rừng có nhiều vi sinh vật đất phát triển lại giàu mùn là do

các vi sinh vật có trong đất sẽ tiến hành quá trình phân giải lá cây, cành cây
rơi rụng xuống đất nhờ enzim prôtêza để tạo thành chất mùn làm giàu dinh
dưỡng cho đất và không gây ô nhiễm môi trường.

Mông Thị Hạnh

17

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

23.10. Tại sao khi trồng các cây họ đậu người ta không bón hoặc bón rất ít
phân đạm?
Khi trồng các cây họ đậu người ta không bón hoặc bón rất ít phân đạm
vì rễ các cây họ đậu có các nốt sần chứa vi khuẩn Rhizobium cộng sinh. Vi
khuẩn này có khả năng cố định nitơ tự do thành dạng nitơ cây sử dụng được.
Sơ đồ tóm tắt cố định nitơ tự do:
2H

N N

2H

N=N

2H


NH2 – NH2

2 NH3

BÀI 24. THỰC HÀNH LÊN MEN ÊTILIC VÀ LACTIC
1. Phân tích mục tiêu, nội dung của bài
Sau khi học xong hai bài 22 và bài 23, HS sẽ có cơ sở kiến thức để giải
thích được các hiện tượng lên men xảy ra trong tự nhiên và cuộc sống. Qua
bài 24, HS làm sữa chua và muối rau quả đảm bảo kĩ thuật, sản phẩm ngon.
Giải thích được những hiện tượng khác liên quan đến kĩ thuật làm sữa chua,
muối dưa … .
2. Câu hỏi vận dụng
24.1. Tại sao vang là một đồ uống quý và bổ dưỡng ?
Rượu vang (từ tiếng Pháp vin) là một loại thức uống có cồn được lên
men từ nước nho. Nồng độ cồn trong rượu vang chỉ vào khoảng 11-14%, thấp
hơn khoảng 4-5 lần so với rượu mạnh, có nồng độ từ 40-75. Có rất nhiều
khuyến cáo rằng: Rượu không tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên đối với rượu vang,
điều đó hoàn toàn ngược lại. Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã
chứng minh, rượu vang là loại thức uống hấp dẫn và tốt cho sức khoẻ con
người. Vang có tác dụng kích thích tiêu hóa (nếu không uống nhiều quá),
chống đầy hơi, đồng thời cung cấp nhiều loại vitamin có sẵn trong dịch quả
và dịch lên men (do nấm men tổng hợp trong quá trình lên men), đặc biệt rất
tốt cho những người nghiện thuốc lá.

Mông Thị Hạnh

18

K33B Sinh - KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

24.2. Tại sao nói vang và sâmpanh đã mở là phải uống hết?
Vang và sâmpanh đã mở là phải uống hết không nên để qua ngày là vì
sau khi mở nắp chai ra sẽ có mặt của oxi phân tử, vi khuẩn axêtic sẽ lên men
tạo thành giấm làm cho rượu chua và nhạt.
C2 H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
Nếu để lâu nữa thì axit axêtic bị ôxi hóa tạo thành CO2 và nước làm
giấm bị nhạt đi.
24.3. Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu hơn
nữa thì có mùi hôi ủng. Hãy giải thích hiện tượng trên ?
Rượu nhẹ hoặc bia để lâu có váng trắng là do các đám vi khuẩn axêtic
liên kết với nhau tạo ra.
Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu sẽ bị chuyển hóa thành axit axêtic tạo thành
dấm nên có vị chua, để lâu nữa axit axêtic bị ôxi thành CO2 và nước làm dấm
bị nhạt dần tạo điều kiện cho các vi sinh vật lên men thối hoạt động có mùi
hôi ủng.
24.4. Nếu sirô quả (nước quả đậm đặc đường) trong bình nhựa kín thì sau
một thời gian bình nước sẽ căng phồng ? Vì sao?
Sirô quả (nước quả đậm đặc đường) trong bình nhựa kín thì sau một
thời gian bình nước sẽ căng phồng vì VSV phân bố trên bề mặt vỏ quả đã tiến
hành lên men lactic (chuyển hóa kị khí đường) để giải phóng ra một lượng khí
CO2 làm tăng áp suất trong bình ngâm khiến bình ngâm căng phồng bình
ngâm sirô mặc dù hàm lượng đường trong dịch sirô quả rất cao.
24.5. Khi muối dưa người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ, 1 – 2
thìa đường để làm gì? Tại sao khi muối dưa người ta phải đổ ngập nước và

nén chặt rau quả?
Khi muối dưa cho thêm ít nước dưa chua để cung cấp vi khuẩn lăctic và
làm giảm độ pH của môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic phát
triển.Thêm 1 - 2 đường để cung cấp thức ăn ban đầu cho vi khuẩn lactic, nhất
là với loại rau, quả dùng để muối dưa có hàm lượng đường thấp dưới 5%.

Mông Thị Hạnh

19

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Khi muối dưa người ta thường đổ ngập nước và nén chặt rau, quả để
tạo điều kiện kị khí cho vi khuẩn lactic phát triển đồng thời hạn chế sự phát
triển của vi khuẩn lên men thối.
24.6. Khi muối dưa người ta có thể phơi dưa ở chỗ nắng nhẹ hoặc chỗ râm
cho se mặt để làm gì?
Khi muối dưa người ta có thể phơi dưa ở chỗ nắng nhẹ hoặc chỗ râm
cho se mặt để làm giảm lượng nước trong rau, quả để khi muối không bị nhạt
nước muối dưa.
24.7. Ăn nem chua có đảm bảo sạch hay không vì nem chua hoàn toàn làm
bằng thịt sống hoàn thoàn và không qua đun nấu?
Nem chua được làm từ bì lợn và thịt sống. Làm nem chua dựa trên
nguyên lí lên men lactic đảm bảo an toàn nhưng nếu trong quy trình chế biến
không bảo đảm được vô trùng thì món ăn này cũng rất dễ bị nhiễm bẩn,

nhiễm khuẩn do nhiều nguồn khác nhau như bàn tay người sản xuất, dụng cụ,
nơi sản xuất bẩn, không bảo đảm vệ sinh, các loại lá không sạch sẽ tạo điều
kiện cho vi khuẩn lên men thối hoạt động làm lây truyền những bệnh truyền
nhiễm đường tiêu hoá, trong đó có bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm.
( Trang 158, Thiết kế bài giảng sinh học 10, NXB Hà Nội)
CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
1. Phân tích mục tiêu, nội dung của bài
Nội dung trọng tâm của bài là đặc điểm của từng pha trong nuôi cấy
liên tục và không liên tục. Phân biệt được sự sai khác giữa hai hình thức nuôi
cấy. Các ứng dụng vào thực tiễn để tạo ra sinh khối của vi sinh vật nhanh nhất
cũng như hạn chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.
2. Câu hỏi vận dụng
25.1. Tại sao nói dạ dày, ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối
với VSV ?

Mông Thị Hạnh

20

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Dạ dày – Ruột thường xuyên được bổ sung thức ăn và cũng thường
xuyên thải ra ngoài các sản phẩm chuyển hóa vật chất cùng với các vi sinh
vật, do đó nó được coi như một hệ thống nuôi liên tục đối với vi sinh vật.

( Trang 180 - 181, Thiết kế bài giảng sinh học 10, NXB Hà Nội)
25.2. Tại sao ăn sữa chua có thể kéo dài tuổi thọ?
Vi khuẩn lactic dùng làm sữa chua có tên là Lactobacillus bulgaricus.
Vi khuẩn này được sử dụng khắp nơi trên thế giới để làm sữa chua. Khi ở
trong đường ruột vi khuẩn này sinh trưởng mạnh mẽ, kìm hãm vi khuẩn có
hại. Đó là các vi khuẩn gây thối, chúng không những tiêu thụ thức ăn của
người mà còn tiết ra chất độc gây hại cho cơ thể. Nếu chất độc tích lũy nhiều
sẽ gây bệnh đường tiêu hóa.
Như vậy có thể thấy rằng ăn sữa chua rất tốt cho sức khỏe và giúp con
người có thể kéo dài thêm tuổi thọ của mình.
(Trang 94, Tài liệu giáo khoa chuyên sinh học trung học phổ thông vi sinh vật
học, NXB Giáo dục Việt Nam)

BÀI 26: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
1. Phân tích mục tiêu, nội dung của bài
Bài 26 không đi sâu vào cơ chế mà chỉ kể tên các hình thức sinh sản ở
vi sinh vật nhân sơ và nhân thực (chỉ trình bày được cơ chế của quá trình sinh
sản theo kiểu phân đôi của vi khuẩn).
Đối với HS khá giỏi có thể yêu cầu HS phân biệt nội bào tử và ngoại
bào tử ở vi khuẩn. Ngoại bào tử là bào tử sinh sản, mỗi tế bào vi khuẩn có thể
hình thành nhiều ngoại bào tử. Còn nội bào tử hình thành ở một số vi khuẩn ở
cuối giai đoạn sinh trưởng, khi mà môi trường cạn kiệt chất dinh dưỡng hoặc
điều kiện môi trường không thuận lợi, vi khuẩn hình thành bào tử bên trong tế
bào gọi là nội bào tử và mỗi vi khuẩn chỉ hình thành được một bào tử nên loại
bào tử này không phải là loại bào tử sinh sản. Vỏ nội bào tử đặc trưng bằng
hợp chất canxiđipicôlinat, tất cả các bào tử sinh sản không tìm thấy hợp chất
này.

Mông Thị Hạnh


21

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Ở phần sinh sản của vi sinh vật nhân thực thì GV chỉ cần thông báo cho
HS biết các hình thức sinh sản và hướng dẫn HS phân biệt bào tử kín và bào
tử trần. Vi sinh vật nhân thực cũng có các hình thức sinh sản: Phân đôi, nảy
chồi và sinh sản bằng bào tử. Bào tử sinh sản ở vi khuẩn gồm bào tử đốt và
ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính. Còn bào tử sinh sản ở nấm có hai
loại: Bào tử vô tính và bào tử hữu tính.
2. Câu hỏi vận dụng
26.1. Trong nhà bạn đâu là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất?
Nhiều người vẫn nghĩ rằng phòng tắm, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi
khuẩn hơn ở bếp. Kết quả nghiên cứu của nhà vi trùng học Carlos Enriquez,
Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy chậu rửa chén bát và ống thoát nước bên dưới
lại có nhiều vi khuẩn hơn toilet. Trong đó, miếng rửa chén bát chứa nhiều vi
khuẩn nhất rồi mới tới chậu rửa bát, ống thoát nước, mặt bếp, dao thớt, tay
cầm tủ lạnh, khăn vải lau tay. Nguyên nhân là do môi trường ẩm ướt của
miếng rửa chén bát cùng với thức ăn thừa tồn đọng vương vào đã trở thành
địa điểm ẩn náu lí tưởng của vi khuẩn.
Vi khuẩn sẽ sinh sôi, nảy nở hàng triệu lần trong miếng rửa chén khi để
qua đêm. Sự nguy hiểm càng trở nên nghiêm trọng khi các bà nội trợ dùng
miếng rửa chén để lau rửa bề mặt bếp, bồn rửa và những bề mặt khác. Bởi các
loại vi khuẩn thường gây ngộ độc như E.coli, salmonella có trong miếng rửa
chén sẽ có điều kiện lan rộng ra và lây nhiễm vào đồ ăn, thức uống. Lúc này,

sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Khi rửa chén lần kế tiếp, vi khuẩn sẽ bám lại trên chén đĩa, và có thể
ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình. Đặc biệt với trẻ nhỏ do sức đề kháng kém,
hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và rất nhay cảm nên rất dễ bị vi khuẩn tấn
công gây bệnh.
Theo số liệu nghiên cứu, trên miếng rửa chén có thể có đến 20 triệu vi
khuẩn đang hiện diện. Nó còn chứa nhiều tác nhân gây bệnh hơn cả toilet.
Chính vì thế, cần phải giữ cho miếng rửa chén sạch sẽ nhằm hạn chế tối đa
những mối nguy hiểm do vật dụng này gây ra.

Mông Thị Hạnh

22

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

26.2. Vì sao quần áo ta mặc bị mốc ?
Về mùa mưa trời ẩm ta thường thấy trên quần áo mọc lên những vệt
màu vàng, màu lục, màu trắng đó chính là những vết mốc.
Quần áo của chúng ta đều được làm từ vải sợi. trừ loại sợi nhân tạo ra,
còn các quần áo sợi bông thực vật, sợ động vật nếu không được giặt sạch,
phơi khô sẽ không tránh khỏi bị mốc. Trong các vải sợi thực vật như bông,
gai, đay… chứa các chất có đường. trong lụa, tơ tằm hoặc len làm bằng lông
động vật thì chứa nhiều prôtêin. Nếu quần áo bị thấm mồ hôi hoặc ướt nước
mưa thì vi sinh vật bám trên quần áo đó sẽ lợi dụng nước, đường hoặc prôtit

để sống và phát triển rất nhanh. Chúng phá hủy sợi đồng thời mọc lên các
khuẩn lạc màu sắc khác nhau, đó là các vết mốc ta nhìn thấy hàng ngày.
Có hai cách đề phòng nấm mốc cho quần áo đó là thường xuyên phơi
quần áo dưới ánh nắng cho thật khô. Như vậy sẽ cắt đứt nguồn nước cung cấp
cho nấm mốc phát triển. Hoặc ta có thể bỏ một số băng phiến vào trong quần
áo, chất này có thể giết chết hoặc ức chế sự phát triển của nấm mốc.
(Trang 32 – 33, Chìa khóa vàng công nghệ sinh học, NXB Lao động xã hội)
26.3. Vì sao vi khuẩn có cấu trúc đơn giản nhưng lại có tốc độ sinh trưởng
và sinh sản rất cao?
Vi khuẩn có cấu trúc đơn giản nhưng lại có tốc độ sinh trưởng và sinh
sản rất cao là do:
Thứ nhất: vi khuẩn có hệ enzim nằm trên màng sinh chất hoặc trong tế
bào chất, enzim này có hoạt tính mạnh nên vi khuẩn có khả năng đồng hóa
mạnh và nhanh.
Thứ hai: kích thước vi sinh vật càng nhỏ thì tổng diện tích bề mặt của
các vi sinh vật trong 1 đơn vị thể tích càng lớn nên khả năng trao đổi chất
càng mạnh.
Thứ ba: vi khuẩn dễ phát sinh biến dị nên có khả năng thích nghi cao
dẫn tới tốc độ sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.

Mông Thị Hạnh

23

K33B Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


BÀI 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI
SINH VẬT
1. Phân tích mục tiêu, nội dung của bài
Bài 27 là bài hoàn thiện kiến thức cơ bản về vi sinh vật với nhiều kiến
thức có ý nghĩa thực tiễn.
Trong tự nhiên, vi sinh vật thường chịu ảnh hưởng ức chế hay kích
thích của các yếu tố môi trường. Ở bài này chỉ xét tới các yếu tố vô sinh vì
các yếu tố hữu sinh có sự tác động rất phức tạp đến vi sinh vật, vì vậy trong
bài này HS cần nắm được đặc điểm của một số chất hóa học ảnh hưởng đến
sinh trưởng của vi sinh vật (chú ý phân tích chất kháng sinh, cồn Iốt và
cloramin). Trình bày được khái niệm nhân tố sinh trưởng, phân biệt được vi
sinh vật nguyên dưỡng, khuyết dưỡng.
Ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật chú ý
phân tích ba yếu tố đầu: Nhiệt độ, độ ẩm, pH). Trong đó cần nghiên cứu xem
điều kiện nào sẽ kích thích, điều kiện nào sẽ ức chế sự sinh trưởng của vi sinh
vật.
Nghiên cứu các yếu tố vật lí, hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi
sinh vật để từ đó có biện pháp ngăn ngừa sự sinh trưởng của vi sinh vật gây
hại, có ứng dụng thực tế.
2. Câu hỏi vận dụng
27.1. Tại sao cá biển giữ trong tủ lạnh dễ bị hư hỏng hơn cá sông?
Cá biển giữ trong tủ lạnh dễ bị hư hỏng hơn cá sông là vì: Vi khuẩn
biển thuộc nhóm ưa lạnh nên trong tủ lạnh chúng vẫn hoạt động gây hỏng cá.
27.2. Tại sao sau cơn mưa các đống rơm hoặc đống rác thường bị bốc
khói?
Sau cơn mưa các đống rơm hoặc đống rác sẽ có được độ ẩm phù hợp,
các vi sinh vật ưa nhiệt sẽ phát triển, phân giải cơ chất, làm cho đống rơm

Mông Thị Hạnh


24

K33B Sinh - KTNN


×