Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

phương pháp dạy học môn hóa mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.52 KB, 7 trang )

1. Khái niệm
Học theo góc là một phương pháp dạy học mà trong đó GV tổ chức cho HS thực hiện các
nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học đảm bảo cho học sinh
học sâu.
2. Đặc điểm của dạy học theo góc
Quá trình học được chia thành các khu vực/góc theo cách phân chia nhiệm vụ và tư liệu học tập.
Để có cái nhìn tổng thể, một cấu trúc rõ ràng sẽ được áp dụng để học sinh có thể đọc lập tìm
kiếm cách thức học tập phù hợp nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu.
Các vấn đề cần chú ý là: Các em có biết có những khu vực nào và cần làm gì để hoàn thành
nhiệm vụ? Liệu các em có cần tư liệu để sửa chữa kết quả thực hiện nhiệm vụ? Liệu các em có
thể chuyển sang một khu vực khác và nếu có thể thì trong điều kiện nào?,… Tất cả đều được tổ
chức để tạo ra một bầu không khí nhẹ nhàng và không ồn ào. Có thể áp dụng cách vẽ hình thể
hiện “Cấu trúc cụ thể” như một biện pháp hỗ trợ trong quá trình thực hiên.
Khi nói đến phương pháp dạy học theo góc, ta cần xác định rõ vai trò của giáo viên và người
học. Lấy người học làm trung tâm, giáo viên chỉ có vai trò hướng dẫn giúp đỡ trong quá trình
học.
Người giáo viên cần tạo ra môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể, có tính khuyến
khích, hỗ trợ và thúc đẩy học sinh tích cực thông qua hoạt động, sự khác nhau đáng kể về nội
dung và bản chất của các hoạt động nhằm mục đích để học sinh được thực hành, khám phá và
trải nghiệm.
Người học cần đọc hiểu được nhiệm vụ đặt ra, thực hiện nhiệm vụ đặt ra, thảo luận nhóm để có
kết quả chung của nhóm, trình bày kết quả của nhóm trên bảng nhóm, giấy A0, A3, A4,… Người
học có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụ chung. Các hoạt động của
người học có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất.
Phương pháp dạy học theo góc là mỗi lớp học được chia thành các góc nhỏ. Ở mỗi góc nhỏ
người học có thể lần lượt tìm hiểu nội dung kiến thức từng phần của bài học. Người học phải trải
qua các góc để có cái nhìn tổng thể về nội dung của bài học. Nếu có vướng mắc trong quá trình
tìm hiểu nội dung bài học thì học sinh có thể yêu cầu giáo viên giúp đỡ và hướng dẫn.
Ở mỗi góc học sinh đã học theo một phong cách khác nhau. Quá trình học tập được chia thành
các khu vực bằng cách phân chia nhiệm vụ và tư liệu học tập nhằm đạt được cùng một kiến thức
cụ thể.


Các tư liệu và nhiệm vụ học tập ở mỗi góc, giúp học sinh khám phá xây dựng kiến thức và hình
thành kĩ năng theo cách tiếp cận khác nhau. Ví dụ để học bằng cách trải nghiệm thì ở góc trải
nghiệm cần có nhiệm vụ cụ thể, thiết bị hoá học hoá chất, dụng cụ, phiếu học tập,…


Góc theo phong cách học: chia lớp thành các góc với những phong cách học khác nhau.

HO

ÁP DỤNG

(Hoạt động hỗ trợ)

PH

Mỗi góc đều thể hiện sự đa dạng về phong cách học, do đó người học có sở thích và năng lực
khác nhau, nhịp độ học tập và phong cách học khác nhau đều có thể tự tìm cách để thích ứng và
thể hiện năng lực của mình. Điều này cho phép giáo viên giải quyết vấn đề đa dạng trong nhóm.

3. Quy trình thực hiện
 Bước 1: Chọn nội dung, địa điểm và đối tượng học sinh.


Nội dung: Tùy theo đặc điểm của loại bài và đặc điểm của học theo góc cần chọn nội
dung bài học cho phù hợp. Nghiên cứu cùng một nội dung theo các phong cách học khác
nhau hoặc theo các hình thức hoạt động khác nhau hoặc phối hợp cả phong cách học và
hình thức hoạt động.
Địa điểm: Cần có lớp học với không gian đủ lớn để dễ dàng bố trí, sắp xếp các góc học
tập phù hợp với số lượng học sinh và bố trí các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ việc dạy và học ở
các góc cho phù hợp.

Đối tượng học sinh: Các học sinh được chọn góc xuất phát phù hợp với sở thích và khả
năng của mình. Khi có quá nhiều học sinh vào một góc thì giáo viên cần phải định hướng
lại cho phù hợp vì giáo viên ít nhiều đã nắm được năng lực học tập của học sinh.Mức độ
làm việc chủ động, tích cực của học sinh sẽ giúp cho phương pháp này thực hiện có hiệu
quả hơn.
 Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học

Mục tiêu bài học: Ngoài mục tiêu cần đạt được của bài học theo chuẩn kiến thức và kĩ
năng cũng có thể nêu thêm mục tiêu về kĩ năng làm việc độc lập, khả năng làm việc chủ
động của học sinh khi thực hiện học theo góc.
Các phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp học theo góc cần phối hợp thêm một số
phương pháp khác như: Phương pháp thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm, giải quyết
vấn đề, phương pháp trực quan, sử dụng đa phương tiện,…
Chuẩn bị: Giáo viên cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học, nhiệm vụ cụ
thể và kết quả cần đạt được ở mỗi góc tạo điều kiện để học sinh tiến hành các hoạt động
nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
Xác định tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp. Căn cứ vào nội dung, giáo viên cần xác định
3-4 góc để học sinh thực hiện học theo góc.
Ở mỗi góc cần có: Bảng nêu nhiệm vụ của mỗi góc, sản phẩm cần có và tư liệu thiết bị
cần cho hoạt động của mỗi góc phù hợp theo phong cách học hoặc nội dung hoạt động
khác nhau. Ví dụ như dụng cụ, hóa chất,… cần thiết cho góc trải nghiệm của môn Hóa
học.
Thiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc:
Căn cứ vào nội dung cụ thể mà học sinh cần lĩnh hội và cách thức hoạt động để khai thác
thông tin giáo viên cần:


Xác định số góc và tên mỗi góc.
Xác định nhiệm vụ và thời gian tối đa dành cho học sinh ở mỗi góc.
Xác định những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho học sinh hoạt động.

Hướng dẫn để học sinh chọn góc và luân chuyển theo vòng tròn nối tiếp.
Giáo viên cần thiết kế các nhiệm vụ học tập để học sinh hoàn thành theo phiếu học tập
giúp học sinh có thể tự đọc hiểu và hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Chú ý thiết kế hoạt động để học sinh thực hiện chọn góc xuất phát và luân chuyển theo
các góc trong bài học theo góc.
Chúng ta chỉ có thể thiết kế lớp học theo số góc như trên nếu lớp học rất rộng và với nội
dung làm việc là cả buổi học hoặc cả ngày học.
Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý đảm bảo tính hiệu quả,tránh hình thức mà hiệu quả kém.
Thiết kế hoạt động học sinh tự đánh giá và củng cố nội dung bài học:
Học theo góc chủ yếu là cá nhân và các nhóm học sinh hoạt động, giáo viên là người điều
khiển, trợ giúp, điều chỉnh nên kết quả học sinh thu nhận được cần được tổ chức chia sẻ,
xem xét và điều chỉnh. Do đó việc tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả ở mỗi góc là cần
thiết để xem xét đánh giá và hoàn thiện kiến thức, kĩ năng. Học sinh được tạo cơ hội tự
đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Để thực hiện điều này giáo viên cần thiết kế và chuẩn bị
sao cho học sinh có thể trình bày kết quả một cách trực quan rõ ràng cho các học sinh
khác có thể nhìn nhận và đưa ra nhận xét.
Trên cơ sở ý kiến của học sinh, giáo viên đưa ra ý kiến để trao đổi và hoàn thiện giúp học
sinh hiểu bài sâu sắc và đầy đủ hơn.
 Bước 3 Tổ chức dạy học theo góc

Trên cơ sở bài học đã thiết kế, giáo viên tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp với đặc
điểm học theo góc.
Bố trí không gian lớp học:
Giáo viên cần bố trí không gian lớp học theo các góc học tập đã thiết kế trước khi vào giờ
học.


Mỗi góc có nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rõ ràng kèm theo các tư
liệu, thiết bị học tập cần thiết phục vụ cho phong cách học hoặc hình thức hoạt động khác
nhau tuỳ thuộc vào nội dung học tập cụ thể.

Nêu nhiệm vụ bài học, giới thiệu phương pháp học theo góc và hướng dẫn học sinh chọn
góc xuất phát:
Giáo viên nêu nhiệm vụ hoặc vấn đề cần giải quyết của bài học và giới thiệu cho học sinh
phương pháp học theo góc.
Giáo viên nêu sơ lược về nhiệm vụ ở mỗi góc, thời gian thực hiện và kết quả cần đạt
được, hướng dẫn học snh chọn góc xuất phát.
Học sinh lắng nghe, tìm hiểu và quyết định chọn góc theo phong cách, theo năng lực
nhưng cũng cần có sự điều chỉnh cra giáo viên.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luân chuyển góc và yêu cầu báo cáo kết quả cuối tiết học.
Nếu quá nhiều học sinh chọn cùng góc xuất phát, giáo viên hướng dẫn điều chỉnh để học
sinh điều chỉnh chọn góc xuất phát cho phù hợp.
Giáo viên cũng có thể gợi ý để học sinh chọn góc. Ví dụ với học sinh yếu thì không nên
chọn góc áp dụng làm góc xuất phát còn với học sinh khá giỏi thì nên xuất phát từ góc áp
dụng, sẽ phù hợp hơn.
Với góc thực nghiệm thì học sinh có kĩ năng thực hành tốt nên chọn làm góc xuất phát.
Góc quan sát và góc phân tích dành cho tất cả các đối tượng học sinh có thể chọn làm góc
xuất phát.
Các thoả thuận học sinh cần biết là:
Mỗi một nhiệm vụ học theo góc phải được hình thành trong khoảng thời gian tối đa xác
định. Có thể có góc dành cho học sinh có tốc độ học nhanh hơn.
Học sinh được quyền lựa chọn góc xuất phát và thứ tự chuyển góc theo một trật tự có thể
nhưng cần đảm báo tránh tình trạng hỗn loạn gây mất thời gian. Giáo viên có thể đưa ra
sơ đồ chuyển góc để học sinh lựa chọn.
Hướng dẫn học sinh hoạt động theo góc:
Tiếp theo giáo viên hướng dẫn hoạt động cá nhân, nhóm trong mỗi góc để hoàn thành
nhiệm vụ. Ở mỗi góc, mỗi nhóm sẽ có một kết quả chung.


Chú ý ở mỗi góc, mỗi nhóm gồm tập hơp học sinh có thể có cùng phong cách học, cần
bầu nhóm trưởng, thư kí, các thành viên. Nhóm trưởng phân công thực hiện nhiệm vụ

phù hợp theo cá nhân, theo cặp, có sự hỗ trợ giữa học sinh khá giỏi với học sinh yếu để
đảm bảo trong thời gian nhất định có thể hoàn thành nhiệm vụ để chuyển sang góc mới.
Theo dõi và hướng dẫn trợ giúp học sinh tại mỗi góc:
Trong quá trình học sinh hoạt động, giáo viên thường xuyên theo dõi, phát hiện khó khăn
của học sinh để có hỗ trợ kịp thời. Thí dụ ở góc học sinh tiến hành thí nghiệm thường có
thể cần được theo dõi hỗ trợ về kĩ thuật thực hiện, cách qua sát và ghi thông tin. ở góc
quan sát băng hình, học sinh cùng cần hỗ trợ về cách quan sát, mô tả, giải thích hiện
tượng và ghi kết quả.
Làm việc với các tư liệu và kĩ thuật đặc biệt sẽ là một thử thách, đồng thời tạo cảm hứng
cho trí tưởng tượng của các em theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: đồ điện kĩ thuật sử
dụng máy ảnh kĩ thuật số, xây tường gạch, làm vườn, trang điểm, thiết kế đồ hoạ vi tính,
làm phim hoạt hình, chơi nhạc, làm mẫu bằng đất sét hoặc giấy bồi đều tạo cho học sinh
những sản phẩm khác nhau.
4. Ưu điểm và nhược điểm
 Ưu điểm:

Học sinh được học sâu và hiệu quả bền vững: học sinh được tìm hiểu nội dung học tập
theo các phong cách khác nhau, theo các dạng hoạt động khác nhau. Do đó, học sinh hiểu
sâu, kiến thức nhớ lâu.
Tăng cường sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của học sinh: học sinh
được chọn góc theo sở thích và tương đối chủ động, độc lập trong việc thực hiện các
nhiệm vụ. Do đó, các em cảm thấy hứng thú và thoải mái hơn.
Tạo được nhiều không gian cho thời điểm học tập mang tính tích cực: các nhiệm vụ và
hình thức học tập thay đổi tại các góc tạo cho học sinh nhiều cơ hội khác nhau (khám
phá, thực hành, áp dụng, sáng tạo, chơi, …). Điều này cũng giúp gây hứng thú tích cực
cho học sinh.
Tăng cường sự tương tác cá nhân giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh; giáo
viên luôn theo dõi trợ giúp, hướng dẫn khi học sinh yêu cầu. Điều đó tạo ra sự tương tác
cao giữa giáo viên và học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu. Ngoài ra học sinh
được tạo điều kiện để hỗ trợ, hợp tác với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học

tập.


Đáp ứng được sự khác biêt của học sinh về sở thích, phong cách, trình độ và nhịp độ: ùy
theo sở trường, năng lực, học sinh có thể chọn góc xuất phát và cách luân chuyển góc phù
hợp với mình. Bài tập/nhiệm vụ ở mỗi góc cũng có phiếu hỗ trợ kèm theo để giúp học
sinh có trình độ khác nhau có thể hoàn thành. Ngoài ra, trong một số trường hợp cũng có
những góc/khu vực dành cho học sinh có tốc độ học nhanh hơn.
Trách nhiệm của học sinh trong quá trình học tập được tăng lên: làm việc theo góc đòi
hỏi học sinh phải có tính định hướng và tự điều chỉnh. Các em cũng có thể quyết định khi
nào thì các em cần nghỉ giải lao.
Có thêm cơ hội để rèn luyện kĩ năng và thái độ: ví dụ như tính táo bạo, khả năng lựa
chọn, sự hợp tác giao tiếp, tự đánh giá, …
 Hạn chế:

Học theo góc đòi hỏi không gian lớp học rộng, số lượng học sinh vừa phải.
Cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập.
Không phải bài học/nội dung nào cũng áp dụng được phương pháp học theo góc.
Đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản lí và giám sát hoạt động
học tập cũng như đánh giá được kết quả học tập của học sinh.



×