Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

những nội dung chủ yếu về chi tiêu công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.75 KB, 10 trang )

PHẦN I: Khái niệm, phân loại Chi tiêu công
1.

Khái niệm:
Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị

quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được kiểm soát và tài trợ của Chính
phủ.Ngoài các khoản chi của các quỹ ngân sách, về cơ bản chi tiêu công thể
hiện các khoản chi của Chính phủ được Quốc hội thông qua.Chi tiêu công
phản ánh giá trị các hàng hoá mà Chính phủ mua vào để đó cung cấp các loại
hàng hoá công cho xã hội nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước.
Phân loại:
a) Phân loại theo tính chất:
Chi mua sắm hàng hóa dịch vụ: là những khoản chi tiêu đòi hỏi các nguồn
2.



lực kinh tế. việc khu vực công sử dụng những nguồn lực này sẽ loại bỏ việc
sử dụng chúng vào các khu vực khác. Vì thế, với một tổng nguồn lực có hạnh
của kinh tế, vấn đề đặt ra là cần phải cân nhắc chi tiêu vào đâu sẽ có hiệu quả


nhất.
Chi phí chuyển giao: (chi lương hưu, trợ cấp, phúc lợi xã hội): những khoản
chi tiêu này không thể hiện yêu cầu của khu vực công cộng đối với nguồn lực
thực chủa xã hội, vì chúng đơn thuần chỉ là sự chuyển giao từ người này sang
người khác thông qua khâu trung gian là khu vực công. Tuy nhiên nói như
vậy không cón ghĩa là chi chuyển giao không gây tổn thất gì cho xã hội.
b) Phân loại theo chức năng



Các phân loại này thương được sử dụng trong đánh giá phân bổ nguồn lực
của Chính phủ nhàm thực hiện hoạt động và mục tiêu khác nhau của chính
phủ. Theo cách phân loại này, chi tiêu công bao gồm:


Chi thường xuyên: Đây là nhóm chi phát sinh thường xuyên cần thiết cho
hoạt động của các đơn vị khu vực công. Chi thường xuyên bao gồm chi



lương, chi nghiệp vụ, chi quản lý các hoạt động
Chi đầu tư phát triển: Đây là nhóm chỉ gắn liền với các chức năng phát triển
kinh tế của nhà nước. chi đầu tư phát triển gồn có chi xây dựng cơ sở hạ tầng;
đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực then chốt của nền
kinh tế có sự quản lý và điểu tiết từ nhà nước, chỉ hỗ trợ cho các quỹ hỗ trợ



tài chính của nhà nước. chi dự trự quốc gia.
c) Phân loại theo quy trình lập ngân sách, gồm có:
Chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào:Nhà nước xác lập mức kinh phí cho
các khoản chi tiêu công dựa trên danh sách liệt kê các khoản mua sắm những
phương tiện cần thiết cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị. thông thường
cho các khoản mục cơ bản sau: chỉ mua tài sản cố định, chi mua tài sản lưu



động, chi tiền lương và các khoản phụ cấp, chi bằng tiền khác
Chi tiêu công theo đầu ra: Kinh phí phân bổ cho một đơn vị cơ quan, không

căn cứ vào các yếu tố đầu vào mà dựa vào khối lượng công việc đầu ra và kết
quả tác động đến mục tiêu hoạt động của đơn vị.
PHẦN II: Các nhân tố ảnh hưởng đến Chi tiêu công


1.

Sự phát triển về vai trò của chính phủ trong nền kinh tế
Sự phát triển của nền kinh tế sẽ có nhu cầu mới xuất hiện mà khu vực

tư sẽ không tham gia và không có lời hoặc không đủ nguồn lực để thực hiện
hoạt động sản xuất. Vì vậy, chính phủ cần có sự can thiệp và tham gia sản
xuất những loại hàng hóa đó.
Sự gia tăng chi tiêu công còn bắt nguồn từ sự thay đổi phong tục và tư
tưởng mà các nhà kinh tế gọi đó là sự “xã hội hóa các rủi ro”. Đáng lý ra mỗi
cá nhân trong xã hội phải cố gắng đối phó với mọi rủi ro bằng cách phòng
ngừa, lo xa của riêng mình, nhưng do không đủ khả năng hoặc không nhận
thức được đầy đủ trách nhiệm, nên dần dần người ta đã chuyển sang vai nhà
nước. Nghĩa là chính phủ phải đứng ra bảo hiểm, phụ cấp lương và tái phân
phối các gánh nặng đó cho toàn thể xã hội để đảm bảo mức sống tối thiểu của
mỗi công dân
Ví dụ: Việc chi tiêu công được dùng để trả lương cho công chức nhà
nước. Hiện nay, tuy khu vực nhà nước có lương tương đối thấp hơn khu vực
tư nhân nhưng cũng chiếm đến 40% tổng thu nhân sách nhà nước. Hay như
việc chính phủ bảo trợ cho tập đoàn Vinashin thì đến khi tập đoàn làm ăn thất
thoát, nợ 80000 tỷ đồng thì chính phủ buộc phải ra tay cứu giúp để tránh việc
phá sản. Do đó dẫn tới chi tiêu công tăng lên. (Tập đoàn Công nghiệp Tàu
thủy (Vinashin), năm 2009).
2. Sự thay đổi quan niệm tổng quát về tài chính công:



Do những thay đổi của nền kinh tế thị trường trong từng giai đoạn. Sự
gia tăng chi tiêu công có ảnh hưởng đến sự tái phân phối nguồn lực giữa khu
vực công và khu vựctư. Lý thuyết kinh tế học hiện đại cho rằng nền kinh tế
muồn phát triển ổn định cần có sự phối hợp giữa bàn tay chính phủ và bàn tay
thị trường trong quá trình tái phân phối thu nhập. Điều đó có nghĩa là, quy
mô chi tiêu công nên có sự giới hạn nhất định.Nhưng giới hạn ở quy mô nào
thì cho đến nay các nhà kinh tế cũng chưa đưa ra câu trả lời chính xác. Thay
vào đó các nhà kinh tế thường nêu ra sự giới hạn chi tiêu công trên các khía
cạnh: trong chi tiêu công có một khoản chi cần phải được tiết kiệm và hạn
chế như chi phí hành chính thuần túy hoặc những hoạt động của khu vực
công mà sự quản lý không hiệu quả so với hoạt động của khu vực tư tương
đương thì những hoạt động này nên chuyển giao cho khu vực tư.
Bên cạnh đó họ cho rằng sự giới hạn chi tiêu công cần linh hoạt theo
chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế bị suy thoái, cần tăng chi tiêu để thúc đẩy
kinh tế phát triển; ngược lại nền kinh tế trong giai đoạn hưng thịnh thì cần
phải cắt giảm quy mô chi tiêu công.
Ví dụ : Năm 2011, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt khoảng 870
nghìn tỉ đồng, bằng khoảng 34,7% GDP. Trong số đó, vốn Ngân sách Nhà
nước (NSNN) và trái phiếu chính phủ ước đạt 220 nghìn tỉ đồng, vốn tín
dụng đầu tư Nhà nước ước đạt 50 nghìn tỉ đồng. Tổng số vốn cắt giảm, điều


chuyển là 81.500 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu
Chính phủ (TPCP) và xổ số kiến thiết đã cắt giảm, điều chuyển khoảng 9.452
tỉ đồng. Số vốn cắt giảm nêu trên được điều chuyển cho các dự án hoàn
thành, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ. Nhờ việc cắt giảm, điều chuyển, số dự
án hoàn thành trong năm 2011 tăng thêm 1.053 dự án. Tính chung cả năm
2011 có khoảng 4.400 dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng. Bộ Kế hoạch và
Đầu tư nhận định, vốn đầu tư toàn xã hội giảm nhiều so với năm trước là do

thực hiện chủ trương chủ động cắt giảm vốn đầu tư của nhà nước để kiềm chế
lạm phát; mặt khác các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh
doanh thấp nên giảm đầu tư hoặc tìm cách bảo toàn vốn chờ thời cơ.
A. Về phía cung hàng hóa công cộng
1.

Bản thân của chính phủ:Sự mở rộng hay thu hẹp sư quản lý của chính phủ
trong nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới chi tiêu trong khu vực công. Khi xã
hội càng phát triển, công nghiệp hóa không ngừng gia tăng thì hệ thống các
mối quan hệ xã hội, thương mại, pháp lý trong nền kinh tế ngày càng trở nên
phức tạp. Chính phủ sẽ có một vị thế mạnh hơn để thiết lập và vận hành các
tổ chức giải quyết các mối quan hệ phúc tạp đó. Điều đó dẫn đến sự tăng
nhanh chi tiêu cho khu vực công cộng cho luật pháp và duy trì trật tự, cho
giao thông và liên lạc.


2.

Chi phí để cung cấp hàng hóa công cộng: Có những loại hàng hóa mà chi phí
để cung cấp ra nó quá lớn và gặp nhiều rủi ro và thời gian thu hồi vốn là rất
lớn không thể cung cấp cá nhân được mà phải cung cấp công cộng, do đó chi
tiêu cho khu vực công cũng tăng theo.
B. Về phía cầu hàng hóa công cộng

1.

Thay đổi dân số: Tốc độ tăng dân số thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu dân số
theo độ tuổi và ảnh hưởng tới các khoản chi tiêu cho giáo dục và y tế. Từ đó
sự thay đổi dân số quyết định đến sự thay đổi trong tỉ trọng chi tiêu công. Khi
dân số tăng nhanh buộc chính phủ phải xem xét vấn đề mở thêm trường học

và đầu tư thêm cơ sở vật chất đáp ứng cho việc giảng dạy. Khi một quốc gia
có cơ cấu dân số già thì họ phải chú ý nhiều tới vấn đề y tế, chăm sóc sức

2.

khỏe cho người già.
Thay đổi công nghệ: cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra
nhiều loại hàng hóa hiện đại, từ đó nhu cầu về sự thay đổi trong chi tiêu công
gia tăng để phù hợp với sự phát triển này. Ví dụ như sự phát triển mạnh của
công nghiệp sản xuất ô tô đã tạo ra nhu cầu rất lớn về giao thông, hệ thống
đường xá có chất lượng tốt, rộng rãi,… dẫn đến chi tiêu của chính phủ cho

3.

đường xá gia tăng.
Thu nhập bình quân theo đầu người: Khi thu nhập bình quân đầu người gia
tăng, xét trong khu vực công, nhìn chung tiêu dùng của xã hội cho những


hàng hóa công cộng thiết yếu có thể giảm xuống, còn tiêu dùng cho những
hàng hóa công cộng cao cấp như công viên, khu vui chơi gải trí, giáo dục
chất lượng cao sẽ không ngừng gia tăng. Điều này có thể không đúng với
những quốc gia phát triển vì khi thu nhập tăng họ sẽ tìm đến những hàng hóa
cá nhân chất lượng cao. Nhưng đối vớ một nước đang phát triển như nước ta
thì vấn đề nói trên vẫn đúng. Đặc biệt khi thu nhập tăng nhanh thì chất lượng
giáo dục ngày càng được quan tâm, chi tiêu cho giáo dục sẽ tăng nhanh.. Do
vậy quản lý đầu tư công là đặc biệt quan trọng. Trong đó, các địa phương có
vai trò ngày càng lớn trong chi tiêu công. Tự chủ chi tiêu khiến số địa
phương tự cân đối được ngân sách hiện đã tăng.
PHẦN III: Vai trò của Chi tiêu công

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước được biểu hiện rõ nét
qua tính chất chi tiêu công. Nhà nước đóng vai trò là một trung gian của quá
trình tái phân phối thu nhập, thông qua các khoản chi tiêu công thì Nhà nước
cung cấp những hàng hóa công cần thiết cho xã hội mà khu vực tư không có
khả năng cung cấp hoặc cung cấp không hiệu quả. Nhà nước thực hiện tái
phân phối thu nhập của xã hội một cách công bằng hơn, đảm bảo nền kinh tế



tăng trưởng ổn định.
Trong nền kinh tế thị trường chi tiêu công có các vai trò cơ bản sau:
Chi tiêu công có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực
tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Vai trò này được thể hiện qua các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, như: đường xá, sân bay, bệnh viện, trường học… Chất lượng của
những hàng hóa công này giúp cho chúng ta đánh giá được quốc này có sử
dụng hiệu quả trong chi tiêu công hay không, từ đó giúp chúng ta hiểu được
tại sao quốc gia này thành công trong việc phát triển kinh tế… Ở bất cứ giai
đoạn nào, để cho nền kinh tế đầu tư phát triển cân đối thì giữa các ngành
trong tổng thể kinh tế phải được duy trì theo một cơ cấu thích hợp. Vì vậy mà
Nhà nước cần phải đứng ra thực hiện việc đầu tư ban đầu vào các ngành công
nghiệp mới, công nghiệp mũi nhọn để tạo động lực thúc đẩy cho sự đầu tư từ
khu vực tư. Sự đầu tư của Nhà nước vào những lĩnh vực ưu tiên này sẽ tạo
nhiều cơ hội phát triển và công nghiệp hóa cho phần còn lại nền kinh tế. Bên
cạnh việc đầu tư trọn gói là các chính sách hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước cho
các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau để thức đẩy vốn đầu tư từ
khu vực tư như: trợ giá, đầu tư và hỗ trợ vốn, góp vốn liên doanh, cổ phần…
Sự hỗ trợ của Nhà nước thường tập trung vào các lĩnh vực quan trọng với

mực đích là ổn định thị trường và bù đắp các thua thiệt cho các doanh nghiệp
phải hoạt động theo chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tê. Bên cạnh đó Nhà
nước còn hỗ trợ gián tiếp các doanh nghiệp về nguồn nhân lực thông qua các


chính sách phát triển hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa



học, y tế…
Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế
Khối lượng hàng hóa do Nhà nước tiêu thị trên thị trường cho chi tiêu
công làm cho tổng cầu của xã hội được mở rộng. Và việc tổng cầu được mở
rộng lại tác động nâng cao khả năng thu hút vốn và kích thích sản xuất phát
triển hơn nữa. Việc tăng giảm mức độ chi tiêu công sẽ giúp cho Nhà nước tác
động vào quan hệ cung cầu trên thị trường, từ đó nhằm cân bằng lại thị



trường hàng hóa khi bị mất cân đối.
Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân
cư, thực hiện công bằng xã hội.
Về mặt xã hội, tài chính công góp phần điều tiết công bằng thu nhập giữa
các tầng lớp dân cư bằng cả hai công cụ là thuế và chi tiêu. Thuế là công cụ
góp phần lớn vào tăng nguồn thu vào ngân sách Nhà nước, còn chi tiêu công
mang tính chất chuyển giao nguồn thu đó đến những người có thu nhập thấp
trong xã hội qua các khoản chi an ninh xã hội, chi cho các chương trình giải
quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, y tế công cộng… Có thể thấy rằng qua
chi tiêu công Nhà nước đã lấy một lượng tiền từ giai cấp trong xã hội để
chuyển qua cho một giai cấp khác nhằm tạo ra sự công bằng trong xã hội.

Một ví dụ cụ thể cho hành động này đó là: việc thu thuế thu nhập cá nhân là


phân phối lại thu nhập giữa những cá nhân có thu nhập cao với những cá
nhân có thu nhập thấp hơn.



×