Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỂ XEM XÉT VÀ GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.82 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
(CHƯƠNG TRÌNH SAU ĐẠI HỌC)

VẬN DỤNG
QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN
TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỂ XEM XÉT VÀ GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG
MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Người hướng dẫn:

TS. Nguyễn Chương Nhiếp
TS. Nguyễn Ngọc Khá

Người thực hiện:

Trần Thanh Trúc

Học viên cao học:

Khóa 25

Ngành:

Địa lí học



2

TP. Hồ Chí Minh, tháng 2/2015
MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................5

1.1. Cơ sở lí luận...........................................................................................6
1.1.1. Quan điểm toàn diện trong lịch sử Triết học...................................................................6
1.1.2. Quan điểm toàn diện trong trong Triết học duy vật biện chứng.....................................7

1.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................11
1.2.1. Hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh giữa các vùng và các tỉnh trong cả nước....13
1.2.2. Hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh giữa nông thôn và thành thị.......................14
1.2.3. Hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh giữa các thành phần dân cư có chất lượng
cuộc sống khác nhau...............................................................................................................15
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỂ GIẢI THÍCH
HIỆN TƯỢNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY....................................17

3.1. Giải thích hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam
dựa trên quan điểm toàn diện của Phép biện chứng duy vật.................17
3.2. Một số giải pháp được đề xuất dựa trên quan điểm toàn diện.......18
3.2.1.Nhóm giải pháp về giáo dục tuyên truyền......................................................................19
3.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách và pháp luật...................................................................20
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................24

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Con người là nguồn lực của mỗi quốc gia, là yếu tố quan trọng góp phần

quyết định đến sự phát triển kinh tế- xã hội của một đất nước. Chính vì vai trò
quan trọng như vậy nên bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm đến việc phát triển


3

con người hay cụ thể hơn chính là quan tâm đến vấn đề dân số. Những nội
dung quan trọng và cơ bản của dân số mà các nước quan tâm là quy mô dân
số, phân bố dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số... Mỗi vấn đề đều có vai
trò và ý nghĩa to lớn đến chính sách phát triển dân số của mỗi quốc gia, cần có
sự nghiên cứu cẩn thận và nghiêm túc để có chính sách phát triển dân số phù
hợp nhất. Đặc biệt, qua cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, cơ cấu dân số
nước ta được coi là “cơ cấu vàng”. Tuy nhiên trong “cơ cấu dân số vàng”
này, nổi lên một hiện tượng nhân khẩu học thu hút sự quan tâm của các nhà
hoạch định chính sách, các chuyên gia nghiên cứu và cả xã hội. Đó là hiện
tượng mất cân bằng giới khi sinh, đã và đang diễn ra ở nước ta từ những năm
đầu của thế kỷ XXI.
Tuy là một hiện tượng mới nổi lên trong giai đoạn hiện nay nhưng nó lại
dự báo sẽ mang đến nhiều hệ lụy trong tương lai. Nguyên nhân dẫn đến hiện
tượng này chịu tác động của nhiều nhân tố, vì vậy việc xem xét, phân tích giải
thích hiện tượng này một cách toàn diện là một việc làm rất quan trọng. Để
làm được điều này cần thiết phải vận dụng quan điểm toàn diện của phép biện
chứng duy vật trong Triết học Mác – Lê Nin để có nhìn nhận khái quát nhất,
toàn diện nhất và từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhất. Bởi vì quan
điểm này đòi hỏi muốn nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng, chúng
ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận
yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và
trong mối liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng đó với sự vật hiện tượng
khác, tránh cách xem xét phiến diện một chiều dẫn đến các đánh giá sai lệch
[xem 3, trang 340].

Chính vì những lí do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Vận dụng
quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lênin để xem xét và giải thích hiện


4

tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay” làm tiểu luận
Triết học của mình.
Trong tiểu luận này, tác giả chỉ đi sâu vào việc vận dụng quan điểm toàn
diện để xem xét và giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng
giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay và bước đầu đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần đưa tỉ số giới tính khi sinh trở về gần với chuẩn sinh học bình
thường chứ không đi sâu vào phân tích những hệ lụy và ảnh hưởng của hiện
tượng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của nước ta trong tương lai. Do khả năng hiểu biết về Triết học để vận
dụng vào chuyên ngành còn hạn chế nên tiểu luận còn nhiều thiếu sót, tác giả
rất mong nhận được sự góp ý của thầy để bài viết được hoàn thiện hơn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích của tiểu luận là vận dụng quan điểm toàn diện trong triết học
Mác – Lênin để phân tích hiện trạng từ đó xác định các nguyên nhân và đề ra
các giải pháp cho hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện
nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên thì tiểu luận cần phải thực hiện những
nhiệm vụ quan trọng sau:
- Một là: Tổng hợp các tài liệu liên quan ngoài kiến thức địa lí và triết
học được trang bị ở trường.
- Hai là: Tìm hiểu hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam
hiện nay.

- Ba là: Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất cân bằng giới
tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay dựa trên quan điểm toàn diện.


5

- Bốn là: Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm đưa tỉ số giới tính khi
sinh trở về gần với chuẩn sinh học bình thường.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp xuyên suốt mà tiểu luận sử dụng là phương pháp biện
chứng duy vật, ngoài ra tiểu luận còn sử dụng một số phương pháp khác như:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
- Phương pháp quy nạp, diễn dịch
- Phương pháp xử lí số liệu thống kê
- Phương pháp mô hình hóa
- Phương pháp nghiên cứu thực địa…
4. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận
gồm có 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của nội dung nghiên cứu
Chương 2: Vận dụng quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lênin để
giải thích hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU


6

1.1. Cơ sở lí luận

Quan điểm toàn diện là nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ
nguyên lí về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật của Chủ
nghĩa Mác – Lênin. Nhận thức đúng đắn về quan điểm toàn diện và vận dụng
nó vào trong quá trình phát triển là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Để
hiểu một cách đúng đắn và sâu sắc về quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta
phải tỉm hiểu kĩ lưỡng cơ sở lí luận của quan điểm này trong lịch sử Triết học
và đặc biệt là nguyên lí về mối liên hệ phổ biển trong phép biện chứng duy
vật của Triết học Mác – Lênin.
1.1.1. Quan điểm toàn diện trong lịch sử Triết học
Trong lịch sử Triết học, trả lời cho câu hỏi: Thế giới xung quanh có vô
vàn sự vật, hiện tượng và quá trình khác nhau, nhưng giữa chúng có mối liên
hệ với nhau hay không? thì có rất nhiều quan điểm khác nhau. Tựu chung lại,
có thể chia thành hai nhóm quan điểm về mối liên hệ: Đó là quan điểm siêu
hình và quan điểm biện chứng.
Theo quan điểm siêu hình, đại diện cho quan điểm này này có: Thomas
Hobbes, Ren Descarets và Baruch Spinoza họ cho rằng các sự vật hiện tượng
và các quá trình trong thế giói hiện thực tồn tại biệt lập, tách rời nhau, không
có bất kì một quan hệ, tác động nào. Nếu giữa chúng nó có sự quy định lẫn
nhau thì cũng chỉ là những biểu hiện bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên.
Cũng thuộc quan điểm siêu hình, một số nhà triết học có thừa nhận các
sự vật hiện tượng có mối liên hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng, phong
phú. Tuy nhiên giữa chúng không diễn ra quá trình chuyển hóa, không liên hệ
lẫn nhau, không thể thâm nhập vào nhau và chúng luôn tồn tại độc lập. C.Mác
và Ph. Ăngghen đã nói về quan điểm siêu hình “họ chỉ nhìn thấy sự vật riêng
biệt mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật hiện
tượng đó, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật mà quên mất sự vận


7


động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng” [3, trang
314].
Đối lập với quan điểm siêu hình, các nhà Triết học theo quan điểm biện
chứng có cái nhìn biện chứng về mối liên hệ và tìm cách lí giải các mối liên
hệ ấy. Họ cho rằng, các sự vật hiện tượng có mối liên hệ với nhau, các nhà
triết học Hy Lạp có đi tìm mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng từ các yếu tố
ban nguyên hay cơ sở đầu tiên, đó là “nước” (Thales), “khí” (Anaximen),
“Apeiron” (Anaxinmandre), “lửa” (Hêraclít)…
Đến hệ thống triết học cổ điển Đức, phép biện chứng duy tâm xuất hiện
ở triết học Kant và hoàn thiện trong triết học Hêgghen với phương pháp biện
chứng là hạt nhân hợp lí, chứa đựng tư tưởng về mối liên hệ nhưng hạn chế là
phủ nhận tính khách quan của nhưng nguyên nhân bên trong vốn có của sự
liên hệ tự nhiên và xã hội. Ông cho rằng khởi nguyên của thế giới là “ý niệm
tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về
mối liên hệ của các sự vật hiện tượng trong lịch sử triết học. Mặc dù, các quan
điểm chưa phản ánh đúng, chưa có cái nhìn toàn diện về mối liên hệ của sự
vật hiện tượng với nhau nhưng đó cũng là tiền đề cho Chủ nghĩa Mác – Lênin
kế thừa và xây dựng nên phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
1.1.2. Quan điểm toàn diện trong trong Triết học duy vật biện chứng
Trong sự tồn tại của thế giới quanh ta, mọi sự vật hiện tượng điều có mối
liên hệ, tác động qua lại quy định và ràng buộc lẫn nhau trong quá trình vận
động và phát triển không ngừng, không những thế mà còn có sự tương tác
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt, các giai
đoạn phát triển của một sự vật, hiện tượng. Đây chính là nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến của Phép biện chứng duy vật trong Triết học Mác – Lê Nin


8


và là cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện (còn gọi là nguyên tắc toàn diện)
[xem 3, trang 340].
Quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức và thực tiễn là một trong
những quan điểm và phương pháp luận cơ bản, quan trọng của Phép biện
chứng duy vật. Quan điểm toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất
của sự vật hiện tượng, chúng ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên
hiện hệ qua lại giữa các yếu tố, bộ phận thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh
thể của sự vật hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật hiện
tượng đó với sự vật hiện tượng khác, tránh xem xét phiến diện một chiều.
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, phải xem xét đánh giá từng mặt, từng mối liên
hệ và phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận
động phát triển, tránh chủ nghĩa chiết trung kết hợp vô nguyên tắc các mối
liên hệ, tránh sai lầm của thuật ngụy biện, coi cái cơ bản thành cái không cơ
bản, không bản chất thành cái bản chất hoặc ngược lại, dẫn đến sự sai lệch
xuyên tạc bản chất sự vật hiện tượng.
Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là mối liên hệ của bản thân thế
giới vật chất, không do bất cứ ai quy định và tồn tại độc lập với ý thức. Sự
liên hệ phổ biến là đặc trưng khái quát nhất của thế giới. Vì vậy khi xem xét
sự vật phải xem xét trong tất cả các mặt, các mối liên hệ của nó, phải tìm ra
những mối liên hệ bản chất, những mặt cơ bản, chủ yếu để nhận thức đúng
đắn sự vật. Lênin nói: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao
quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián
tiếp” của sự vật đó. Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn
đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng
ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc” [3, tr 341]. Sở dĩ chúng ta không làm
được điều đó hoàn toàn đầy đủ bời vì trong quá trình vận động phát triển sự
vật, hiện tượng đó phải trải qua nhiều giai đoạn tồn tại phát triển khác nhau,


9


trong mỗi giai đoạn đó không phải lúc nào cũng bộc lộ tất cả mối quan hệ bên
trong và bên ngoài của nó. Hơn nữa tất cả mối liên hệ ấy chỉ biểu hiện ra
trong những điều kiện nhất định. Và bản thân con người, một chủ thể nhận
thức với những phẩm chất và năng lực của mình luôn bị chế ước bỏi những
điều kiện xã hội – lịch sử, do đó không thể bao quát được hết những mối liên
hệ bên trong và bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
Nguyên tắc toàn diện còn đòi hỏi, để nhận thức được sự vật hiện tượng
chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con
người. Mối liên hệ giữa sự vật hiện tượng với con người rất đa dạng, trong
một hòan cảnh nhất định nó chỉ phản ánh một số mối liên hệ nào đó của sự
vật hiện tượng phù hợp với nhu cầu nhất định của con người, nên nhận thức
của con người về sự vật hiện tượng mang tính tương đối, không đầy đủ trọn
vẹn [xem 3, trang 345].
Nắm được điều đó sẽ tránh tuyệt đối hóa những tri thức đã có về những
sự vật hiện tượng và tránh coi những tri thức đã có là những chân lí bất biến,
tuyệt đối cuối cùng về sự vật hiện tượng mà không bổ sung phát triển. Bởi
vậy khi xem xét toàn diện các mặt của các mối quan hệ giữa sự vật hiện tượng
phải chú ý tới sự phát triển cụ thể của các quan hệ đó. Chỉ có như vậy mới
thấy được vai trò của các mặt trong từng giai đoạn cũng như từng quá trình
vận động, phát triển của từng mối quan hệ cụ thể của sự vật, hiện tượng.
Nguyên tắc toàn diện đối lập với cách nhìn phiến diện một chiều; đối lập
với chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện. chủ nghĩa chiết trung cũng chú ý
đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật hiện tượng nhưng không rút ra
được bản chất mối liên hệ cơ bản của sự vật hiện tượng, mà xem xét bình
quân kết hợp vô nguyên tắt các mối liên hệ khác nhau, tạo thành mớ hỗn tạp
các sự kiện, cuối cùng sẽ lúng túng, mất phương hướng và bất lực [xem 3,
trang 343].



10

Từ những điều vừa trình bày trên đây có thể rút ra kết luận rằng, quá
trình hình thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc
phương pháp luận để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là
đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể đến nhận thức một mặt, một mối liên hệ
nào đó của sự vật đó; cuối cùng, khái quát những tri thức phong phú đó để rút
ra tri thức về bản chất của sự vật.
Phương pháp luận quan trọng tất yếu được rút ra từ quan điểm toàn diện
trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có thái độ khách quan trong việc phân
tích và giải quyết các vấn đề nghiên cứu; phải tìm cơ sở khách quan của mọi
khái niệm, mọi quan niệm trong lĩnh vực tinh thần. Trong nghiên cứu khoa
học, việc phân tích và khẳng định các mối liên hệ không phải xuất phát từ
những ước lệ chủ quan mà phải từ thực tế khách quan. Trong thực tế khách
quan mỗi đối tượng nghiên cứu xét trong tính chỉnh thể thống nhất trong mọi
sự vận động và phát triển không ngừng thì nó là tập hợp vô vàn các nhân tố
tác động. Cũng vì thế mỗi giả định trong nghiên cứu chỉ phản ánh được một
giới hạn của khách thể nghiên cứu. Và vì vậy chân lý tuyệt đối trong khoa học
chính là tổng số của chân lý tương đối trong quá trình phát triển nhận thức,
tiến dần tới sự phản ánh đầy đủ, toàn diện hơn về khách thể nghiên cứu.
Tóm lại, quan điểm toàn diện phải là quan điểm cơ bản, chủ đạo trong
nhận thức khoa học, nội dung chính của quan điểm toàn diện là: Trong nghiên
cứu phải xem xét, phân tích các khách thể nghiên cứu trên mọi mặt, mọi mối
liên hệ có thể; Xác định được các mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng và
xác định được đâu là mối liên hệ chủ yếu bản chất; Từ bản chất của sự vật
phải quay lại hiểu rõ toàn bộ sự vật trên cơ sở liên kết mối liên hệ bản chất,
chủ yếu, với tất cả các mối liên hệ khác của sự vật để đảm bảo tính đồng bộ
khi giải quyết mọi vấn đề trong đời sống…tránh cách xem xétt phiến diện
trong phân tích một vấn đề cụ thể.



11

Mất cân bằng giới tính khi sinh là một hiện tượng xã hội mới nổi lên
trong giai đoạn hiện nay – là hiện tượng xảy ra khi tỉ số giới tính khi sinh
vượt quá chuẩn sinh học bình thường, tức vượt quá giới hạn từ 103 đến 107
bé trai/100 bé gái còn sống khi mới sinh ra. Trên thực tế, ở Việt Nam có nhiều
nguyên nhân tác động làm gia tăng tỉ số giới tính khi sinh dẫn đến hiện tượng
mất cân bằng giới tính khi sinh. Vì vậy việc giải thích nguyên nhân của hiện
tượng trên phải dựa trên quan điểm toàn diện, lấy quan điểm toàn diện làm cơ
sở và định hướng chung. Với quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy
vật thì việc giải thích nguyên nhân của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi
sinh ở Việt Nam được nhìn nhận ở tất cả các nhân tố tác động, xét vai trò của
từng nhân tố, quan hệ tác động, quy định lẫn nhau của các nhân tố với nhau.
Đồng thời, xác định trong các nhóm nhân tố đó thì nhóm nhân tố nào đóng
vai trò quyết định ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc lựa chọn giới tính khi sinh ở
Việt Nam hiện nay.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Tỷ số giới tính khi sinh đã tăng dần trong 25 năm qua ở một số quốc
gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Ở Việt Nam từ lâu đã gây sự
chú ý của giới quan sát vì không có bất kỳ sự gia tăng nào về tỷ số này. Tuy
kể từ năm 2004 tỷ số này đã bắt đầu tăng nhanh vượt quá chuẩn sinh học bình
thường.

TSGTKS theo năm sinh


12

Số liệu trên cho thấy tỷ số giới tính khi sinh hàng năm dao động ở mức

106 trong giai đoạn 1995-2004, sau đó tăng mạnh vào năm 2007, cuối cùng
thì giảm nhẹ vào năm 2008. Cụ thể từ năm 1999 đến nay, theo kết quả của
tổng điều tra dân số năm1999, năm 2009 và điều tra biến động dân số hàng
năm cho thấy tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta có xu hướng tăng lên:
Tỉ suất giới tính khi sinh giai đoạn ở Việt Nam giai đoạn 1999-2014
SRB ( Bé trai/100 bé gái )
107
110
111,5
112
110,6
111
113,8

114

NĂM
1999
2006
2007
2008
2009
2010
2013
6 tháng đầu năm 2014
(cao hơn cả chỉ tiêu đặt ra vào năm
2015 và cao hơn đáng kể so với chuẩn
sinh học bình thường )

Nếu xét về tỷ số giới tính nói chung (tổng số nam giới trên 100 nữ giới)

thì hiện tại, nam giới ở nước ta vẫn ít hơn nữ giới (do tác động của giai đoạn
chiến tranh). Tuy nhiên, nếu xét về tỷ số giới tính khi sinh thì những năm gần
đây ở nước ta đã diễn ra thực trạng mất cân bằng nghiêm trọng ( số bé trai
sinh ra nhiều hơn mức quy định). Các chuyên gia quốc tế cho rằng tỉ số giới
tính khi sinh đều tăng ở những nước có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam
(ưa thích con trai hơn con gái) nhưng chưa có nước nào lại có tốc độ gia tăng
nhanh như ở Việt Nam. Tỉ số giới tính khi sinh ở Việt Nam đang tăng nhanh
đến mức báo động. Có thể rút ra một vài nhận xét về tình trạng mất cân bằng
giới tính khi sinh ở nước ta hiện nay như sau:


13

Hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh có sự khác biệt rõ nét:
+ Giữa các vùng miền và các tỉnh trong cả nước.
+ Giữa nông thôn và thành thị
+ Giữa các thành phần dân cư có chất lượng cuộc sống khác nhau
1.2.1. Hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh giữa các vùng và các
tỉnh trong cả nước
Tỉ số giới tính khi sinh có sự khác biệt rõ ràng giữa các vùng trên cả
nước. Vùng Tây Nguyên có tỉ số giới tính khi sinh gần với mức sinh học bình
thường. Ngược lại, tỉ số giới tính khi sinh đã đạt tới mức 115 hoặc thậm chí
trên 120 ở một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt tại khu vực nông
thôn, suy ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh không đồng nhất trong
cả nước. Tây Nguyên có mật độ dân số và trình độ phát triển thấp hơn các
vùng khác, có tỉ số giới tính khi sinh thấp nhất trong cả nước (105,6), tương
đương với mức sinh học bình thường. Trong khi đó, vùng Đồng bằng sông
Hồng có tỉ số giới tính khi sinh vào khoảng 115,4 cao hơn hẳn so với mức
trung bình cả nước.
Tỉ số giới tính khi sinh có sự khác biệt giữa các tỉnh lớn hơn nhiều so

với khác biệt giữa các vùng. Tỉ số giới tính khi sinh dao động từ mức thấp
nhất là 104 (tỉnh Hà Giang) đến mức cao nhất là 124 (tỉnh Hưng Yên). Trong
số 63 tỉnh/thành của Việt Nam, có thể thấy có 17 tỉnh có tỉ số giới tính khi
sinh không khác biệt so với mức 105. Những tỉnh này phần lớn ở Tây
Nguyên, hoặc vùng Trung du và miền núi phía Bắc – là các khu vực có trình
độ phát triển kinh tế-xã hội và mức độ đô thị hóa thấp, và có nhiều các dân
tộc thiểu số sinh sống. Ngược lại, 46 tỉnh/thành phố còn lại có tỉ số giới tính
khi sinh cao bất thường, đặc biệt có 8 tỉnh vượt mức 115, thậm chí 2 tỉnh Bắc
Giang và Hưng Yên cận kề với Hà Nội có tỉ số giới tính khi sinh vượt trên
mức 120. Phần lớn các điểm có tỉ số giới tính khi sinh cao nhất nằm ở khu


14

vực đồng bằng miền Bắc. Các tỉnh này nằm trong tam giác hình thành bởi các
điểm: Vĩnh Phúc ở phía Tây, Hưng Yên ở phía Nam, và Quảng Ninh ở phía
Đông, đều có tỉ số giới tính khi sinh trên 115.
1.2.2. Hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh giữa nông thôn và thành
thị
Tỉ số giới tính khi sinh có sự phân hóa giữa khu vực thành thị với khu
vực nông thôn theo chiều hướng giảm dần cách biệt.
Sự mất cân bằng giới tính khi sinh ở khu vực thành thị diễn ra phức tạp
hơn.Vào nửa đầu của hai cuộc tổng điều tra dân số gần đây nhất (1999-2009)
tỉ số giới tính khi sinh có xu hướng giảm, nhưng vào nửa sau lại tiếp tục gia
tăng. Trong khi đó ở khu vực nông thôn, tỉ số giới tính khi sinh có chiều
hướng tăng liên tục từ chỗ chưa có sự mất cân bằng giới tính khi sinh vào giai
đoạn đầu đến chỗ mất cân đối khi sinh nghiêm trọng vào giai đoạn sau.
Tỉ số giới tính khi sinh phân theo thành thị, nông thôn ở nước ta
Năm


Thành thị

Nông thôn

Năm

Thành thị

Nông thôn

2000

113,6

105,5

2006

109,0

110,0

2001

112,5

106,8

2007


112,7

111,3

2002

109,9

106,7

2008

114,2

111,4

2003

99,5

105,0

2009

110,6

110,5

2004


106,1

108,5

2010

108,9

112,0

2005
105,4
105,7
Nguồn: Niên giám thống kê 2011(NXB Thống kê 2012-trang 72).
Phân tích ở cấp vùng cho thấy tỉ số giới tính khi sinh ở khu vực nông
thôn của các tỉnh phía Bắc cao hơn hẳn so với khu vực thành thị, thể hiện rõ
rệt nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng với tỉ số giới tính khi sinh ở nông thôn
là 117 so với mức 111 ở thành thị. Tương tự, các khu vực Bắc Trung bộ và


15

Duyên hải miền Trung cũng có khác biệt về tỉ số giới tính khi sinh ở khu vực
nông thôn cao hơn ít nhất là 5 điểm phần trăm
Ngược lại, ở các vùng khác, tỉ số giới tính khi sinh ở khu vực thành thị
lại cao hơn ở khu vực nông thôn. Điều này có thể quan sát thấy ở các tỉnh
phía Nam, tỉ số giới tính khi sinh ở khu vực thành thị cao hơn khoảng 4 điểm
phần trăm so với khu vực nông thôn, và tương tự ở Tây Nguyên - nơi mà lựa
chọn giới tính trước sinh còn hiếm. Những phát hiện này cho thấy tính chất
phức tạp về xã hội của hiện tượng này. Một mặt, lựa chọn giới tính trước sinh

đang diễn ra trong nhiều gia đình nông thôn ở miền Bắc Việt Nam, nơi có văn
hóa mang nặng tính gia phong rõ nét hơn các khu vực khác. Trong khi mức
sinh giảm làm tăng nguy cơ không có con trai, thì nhu cầu có con trai có lẽ
mạnh mẽ nhất trong các hộ gia đình nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông
Hồng. Nhưng ở các vùng còn lại của cả nước, nhu cầu có con trai lại tỏ ra
mạnh mẽ hơn ở các khu vực đô thị. Do các dịch vụ y tế tốt hơn tại các khu đô
thị và mức sinh thấp hơn đã có tác động đến hiện tượng này.
1.2.3. Hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh giữa các thành phần dân
cư có chất lượng cuộc sống khác nhau.
Tỉ số giới tính khi sinh có liên quan chặt chẽ với trình độ học vấn của
bà mẹ. Tỷ số này tăng dần từ 107,4 ở nhóm phụ nữ không biết chữ (chiếm 7%
mẫu) và 107,1 ở nhóm có trình độ tiểu học trở xuống, lên đến 111,4 ở nhóm
có trình độ trung học, và cuối cùng là 113,9 ở nhóm các bà mẹ có trình độ cao
đẳng trở lên.
Mối quan hệ thuận chiều giữa giáo dục và việc lựa chọn giới tính nhìn
qua có vẻ khó hiểu vì về mặt lý thuyết phụ nữ có trình độ học vấn cao thường
ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố truyền thống như tâm lý ưa thích con trai dẫn
đến hành vi lựa chọn giới tính trước sinh. Tuy nhiên mối quan hệ này trên
thực tế lại chịu ảnh hưởng bởi các biến số trung gian khác liên quan đến trình


16

độ học vấn. Đó là khả năng tiếp cận với thông tin về lựa chọn giới tính, mức
sống cao hơn, khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế hiện đại, có mức sinh
thấp hơn và vì vậy nguy cơ không có con trai cao hơn.
Tỉ số giới tính khi sinh còn phụ thuộc vào tình trạng kinh tế - xã hội của
hộ gia đình,khi tình trạng kinh tế - xã hội nâng lên thì tỉ số giới tính khi sinh
cũng tăng theo. Kết quả thu được cho thấy có mối quan hệ khá rõ ràng giữa
hai biến này: nhóm dân cư nghèo nhất có tỉ số giới tính khi sinh ở mức bình

thường, xấp xỉ giá trị 105. Kết quả này cũng tương đương với những quan sát
về tỉ số giới tính khi sinh theo các biến số cá nhân khác của người mẹ như
tình trạng không biết chữ, hoặc thuộc dân tộc ít người.


17

CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG TRIẾT
HỌC MÁC – LÊNIN ĐỂ GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG MẤT CÂN
BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Giải thích hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam
dựa trên quan điểm toàn diện của Phép biện chứng duy vật.
Quan điểm toàn diện của Phép biện chứng duy vật cho phép chúng ta
nhìn nhận các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng
khác một cách toàn diện nhất. Giải thích hiện tượng mất cân bằng giới tính
khi sinh ở Việt Nam hiện nay dựa vào quan điểm toàn diện chính là xem xét
các nhân tố tác động đến sự lựa chọn giới tính khi sinh của một vùng miền,
lãnh thổ nào đó. Các nhân tố tác động đến sự lựa chọn giới tính khi sinh là rất
nhiều, các nhân tố có sự tác động qua lại, biện chứng với nhau làm cho hiện
tượng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay diễn ra phức tạp theo nhiều cơ
chế khác nhau.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đòi hỏi
phải xác định đủ ba điều kiện cần: Điều kiện thứ nhất và là điều kiện tiên
quyết mang tính chất cơ bản là tâm lý ưa thích con trai trong xã hội. Điều này
giải thích tại sao các bậc cha mẹ, mặc dù trong các hoàn cảnh rất khác nhau,
đều mong muốn có con trai. Hiện tượng phức tạp này là tổng hợp của các
quan niệm truyền thống kế thừa từ quá khứ và các giá trị xã hội hiện đại phát
sinh từ những chuyển đổi gần đây trong xã hội. Nó được minh họa rõ nét
thông qua tỉ số giới tính khi sinh thấp hơn ở những phụ nữ có khả năng tự chủ
cao hơn, cư trú ở các vùng và cộng đồng nơi có chế độ gia đình phụ hệ truyền

thống yếu hơn. Ngược lại, các quan niệm truyền thống về ưa thích con trai
được quan sát thấy mạnh mẽ hơn ở các gia đình nông thôn hoặc ở vùng Đồng
bằng sông Hồng. Điều kiện cần thứ hai là nhóm điều kiện mang tính chất hổ
trợ đó là sự sẵn có của các dịch vụ y tế hiện đại, cần thiết cho việc xác định và
lựa chọn giới tính trước sinh. Hiện nay, nhiều người vừa muốn sinh ít con lại


18

vừa muốn có con trai nên họ đã lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ
để thực hiện mong muốn này. Áp dụng từ lúc bắt đầu chuẩn bị có thai (chế độ
ăn uống, chọn ngày phóng noãn...); trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng
noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang
nhiễm sắc thể Y...); khi đã có thai (sử dụng siêu âm, chọc hút dịch ối...) để
chẩn đoán giới tính, khi thai là con trai thì họ giữ lại, còn nếu thai là con gái
thì họ bỏ đi...Qua các kết quả nghiên cứu, khảo sát trong những năm gần đây
do các cơ quan chức năng, nhà khoa học thực hiện, tỉ số giới tính khi sinh
thường cao ở nhiều tỉnh có điều kiện để thực hiện những yếu tố nói trên. Điều
kiện thứ ba là điều kiện mang tính chất thúc đẩy, đó là do mức sinh ngày càng
thấp. Sinh ít con có nghĩa là khả năng không có con trai sẽ tăng lên, nên buộc
phải lựa chọn giới tính khi sinh.
Vì vậy khi xem xét, giải thích vấn đề này chúng ta phải xem xét ở tất cả
các nhân tố tác động, mối quan hệ biện chứng của nhân tố đó với nhau và
trong những nhân tố đó thì đâu là nhân tố cơ bản nhất. Không được xem xét
giải thích hiện tượng trên một cách chung chung, chỉ dựa vào một nhóm nhân
tố hoặc một vài nhân tố trong đó, như vậy sẽ không phản ánh chính xác thực
tiễn và sẽ dẫn đến nhiều sai lầm về sau.
3.2. Một số giải pháp được đề xuất dựa trên quan điểm toàn diện
Đứng trên lập trường quan điểm toàn diện thì việc đề ra các giải pháp
phải thống nhất trên tất cả các mặt, tùy vào từng điều kiện cụ thể từng vùng

miền mà chúng ta đề ra các chính sách hợp lí. Để từng bước giảm thiểu tình
trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, cần có sự phối hợp và sự nỗ lực không
ngừng của những người làm công tác dân số; Sự quan tâm của các cấp ủy
Đảng, Chính quyền; Sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng
trong việc tuyên truyền, vận động, kiểm soát tình trạng này và xem đây là
nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài cho chính mình, gia đình, xã hội.


19

Trên sơ sở tham khảo và tổng hợp tài liệu, tác giả để đưa ra một số giải
pháp chung nhất như sau:
3.2.1.Nhóm giải pháp về giáo dục tuyên truyền
Giáo dục là 1 trong những giải pháp cơ bản làm giảm tình trạng mất
cân bằng giới tính khi sinh. Vì vậy cần đưa vấn đề giáo dục giới tính, chương
trình giảng dạy về giới và bình đẳng giới tích hợp vào trong các môn học phổ
thông, cao đẳng, đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo
dục trong việc thực hiện giáo dục dân số, giới, giới tính, sức khỏe sinh sản, kế
hoạch hóa gia đình phù hợp với các cấp học, bậc học; thực hiện giáo dục tiền
hôn nhân trong nhà trường, chỉnh sửa và cải tiến phương pháp và nội dung
giảng dạy về những vấn đề này .
Cần tuyên truyền, vận động mọi người trong xã hội quan tâm, giám sát
việc thực thi pháp luật, tăng cường tuyên truyền những chính sách pháp luật
của Đảng và Nhà nước về ngăn chặn lựa chọn giới tính thai nhi. Giáo dục
bằng nhiều hình thức và nội dung phù hợp để tạo dư luận xã hội ủng hộ và
xóa dần tư tưởng phân biệt giữa con trai và con gái trong tiềm thức của người
dân, nâng cao địa vị của phụ nữ ( ngày càng nhiều phụ nữ được bầu vào các
cơ quan quyền lực Nhà nước theo một tỉ lệ ưu tiên định sẵn), tạo điều kiện
cho các trẻ em gái trong học tập, công tác, chế độ hậu sản, chế độ lao động
nữ. Các Ban Nữ công, Ban vì Quyền lợi Phụ nữ được thành lập rộng rãi ở các

cơ quan Bộ ngành trong toàn quốc, quan tâm sâu sắc và kịp thời nắm bắt
những nguyện vọng ý kiến, tiến tới bình đẳng giới, xóa bỏ hủ tục “trọng nam
khinh nữ ”.
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục và vận
động nhằm tạo sự ủng hộ mạnh mẽ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; sự
hưởng ứng và tham gia tích cực của các lực lượng xã hội, gia đình, cộng
đồng; từng bước nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi về Dân số - kế


20

hoạch hóa gia đình. Lồng ghép tốt việc giải quyết các vấn đề Dân số - kế
hoạch hóa gia đình và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc; thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi xã hội và gia đình .
3.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách và pháp luật
Cần phát triển các đạo luật và khung pháp lý hoàn chỉnh nhằm bảo vệ
hiệu quả các quyền của phụ nữ và trẻ em gái. Thay đổi hệ thống pháp luật,
giới thiệu các luật bảo vệ phụ nữ, triển khai và giám sát việc thực hiện các đạo
luật này là cần thiết để đảm bảo sự bình đẳng giới. Can thiệp pháp lý bao trùm
phần lớn các vấn đề trong gia đình (hôn nhân, thừa kế), giáo dục, việc làm, và
vị thế chính trị. Sự bất bình đẳng trong thừa kế là một ví dụ, phầnlớn con gái
được thừa kế ít tài sản gia đình hơn, bao gồm quyền sử dụng đất, khiến cho họ
bị gạt ra ngoài lề và ít có giá trị trong xã hội. Một số các can thiệp kinh tế cụ
thể (như học bổng, thưởng, phụ cấp, nơi học…) cũng đã được sử dụng để điều
chỉnh mức độ bất bình đẳng giới, bù trừ lại những chi phí kinh tế cho con gái,
khuyến khích các bậc cha mẹ có cách nhìn tích cực với con gái như với con
trai. Những biện pháp kinh tế này khá tốn kém, vì vậy cần được tập trung
đúng mức cho các nhóm dân cư trọng tâm như các cặp vợ chồng chỉ có con
gái trong các vùng có mức sinh thấp.
Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý triệt để những cơ sở y

tế vi phạm về việc cung cấp thông tin giới tính hoặc lựa chọn giới tính thai
nhi. Tích cực nghiên cứu, xây dựng các chính sách ưu tiên cho nữ giới, hỗ trợ
nâng cao vai trò vị thế của họ trong xã hội, đặc biệt là các trẻ em gái trong gia
đình sinh con một bề là gái. Bên cạnh đó, thực hiện tốt các chính sách an sinh
xã hội cho người cao tuổi, vì có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu có con trai
và hệ thống hỗ trợ người già.
Áp dụng các biện pháp can thiệp, chủ yếu dựa trên kiểm soát hoặc cấm
lựa chọn giới tính. Những biện pháp này khá phổ biến. Tuy nhiên, các biện


21

pháp này ít hiệu lực vì tính khả thi và các lý do khác. Ví dụ, hầu như không
thể xác định một ca phá thai là do lựa chọn giới tính hay không. Tương tự,
việc cấm xác định giới tính trước sinh cũng không khả thi, nhất là khi lĩnh
vực y tế tư nhân ngày càng mở rộng nhằm đáp ứng các nhu cầu của các phụ
nữ mang thai. Cách tiếp cận này không chỉ khó trong khâu thực hiện, mà còn
có nguy cơ làm tăng phá thai không an toàn. Ngoài ra, những kỹ thuật mới
(xác định giới tính sử dụng máu bào thai, các biện pháp sàng lọc phôi trước
cấy,…) thậm chí còn gây khó khăn hơn nữa cho việc giám sát trong tương lai.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông
tin đại chúng trong việc phản ánh kịp thời, trung thực đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Dân số - kế hoạch hóa gia đình; không
cấp quyết định xuất bản hoặc không đưa vào đăng ký kế hoạch xuất bản
những ấn phẩm có nội dung hướng dẫn sinh con theo ý muốn và lựa chọn giới
tính của thai nhi; thường xuyên kiểm tra, thanh tra và xử lý theo quy định của
pháp luật đối với các nhà xuất bản, trang thông tin điện tử có hành vi vi phạm
các nội dung tuyên truyền, hướng dẫn lựa chọn giới tính của thai nhi.
Nhằm chủ động kiểm soát và giải quyết các nguyên nhân sâu xa làm
mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh, Bộ Thông tin và và Truyền thông cần

hướng dẫn các cơ quan báo chí, xuất bản, các trang thông tin điện tử không
cấp quyết định xuất bản hoặc không đưa vào đăng ký kế hoạch xuất bản
những ấn phẩm có nội dung hướng dẫn sinh con theo ý muốn và lựa chọn giới
tính của thai nhi.
Bộ Y tế cần tăng cường kiểm tra, thanh tra các cơ sở được phép thực
hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, các cơ sở chuẩn đoán trước sinh
nhằm ngăn chặn việc lạm dụng kỹ thuật cao để chẩn đoán, xác định giới tính
và lựa chọn giới tính thai nhi; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm.


22

Tiếp tục ổn định và kiện toàn cơ quan chuyên trách làm công tác Dân
số - kế hoạch hóa gia đình. Kiểm soát chặt chẽ việc duy trì cân bằng giới tính
khi sinh, bảo đảm cho sự cân đối giới tính giữa nam và nữ theo quy luật tự
nhiên của sinh sản.
Ngoài ra cần có chương trình, đầu tư, nghiên cứu một cách khoa học,
toàn diện về mất cân bằng giới tính khi sinh để đánh giá đúng hiện trạng, các
định rõ nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khả thi, đồng bộ nhằm khắc
phục sự mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta trong những năm tới.


23

KẾT LUẬN
Qua một thời gian tìm hiểu và thực hiện, tiểu luận Triết học với đề tài
“Vận dụng quan điển toàn diện trong triết học Mác – Lênin để xem xét và
giải thích hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay” đã
hoàn thành. Tiểu luận này đã khái quát được một số nội dung về quan điểm
toàn diện trong lịch sử Triết học, nội dung cơ bản về quan điểm điểm toàn

diện trong Phép biện chứng duy vật của Triết học Mác – Lênin; Khái quát và
phân tích được hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam qua
những số liệu minh chứng cụ thể; Bước đầu vận dụng quan điểm toàn diện
của Triết học Mác – Lênin vào giải thích nguyên nhân của hiện trạng trên dựa
vào sự kết hợp của cả 3 nhóm nhân tố: thứ nhất đó là tâm lí ưa thích con trai,
thứ hai là do mứ sinh giảm và thứ ba là do sự tiếp cận với tiến bộ của khoa
học – kĩ thuật ( đặc biệt là trong lĩnh vực y học ): Tiểu luận cũng đã xác định
được đâu là nhân tố căn bản, đâu là nhân tố tác động, đâu là nhân tố quyết
định ảnh hưởng đến việc chọn lọc giới tính khi sinh ở nước ta hiện nay; Từ
tình hình đó trên cơ sở tham khảo và tổng hợp tài liệu tác giả đã đưa ra một số
giải pháp nhằm góp phần đưa tỉ số giới tính khi sinh trở về gần với chuẩn sinh
học bình thường.
Do thời gian ngắn cũng như khả năng hiểu biết kiến thức Triết học còn
hạn chế nên tác giả chưa đi sâu và phân tích được những hệ lụy, những ảnh
hưởng của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay
đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội nước ta trong tương lai và chưa thể đề
ra một giải pháp nào mang tính chất cụ thể đối với riêng lẻ từng đơn vị lãnh
thổ khác nhau. Vì vậy trong thời gian tiếp theo, nếu có thể thì hi vọng đề tài
này sẽ được quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn.


24

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Bình (2013), Quan điểm toàn diện của Triết học với vấn đề phát
triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay,
Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đằ Nẵng.
2. Phạm Thị Thảo (2010), Vận dụng quan điểm toàn diện để xem xét tình
trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở nước ta hiện nay,
Tuyển tập Báo cao Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học lần thứ 7,

Đại học Đà Nẵng.
3. Đoàn Quang Thọ (2010), Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học
và nghiên cứu sinh khối không chuyên), nhà xuất bản Chính trị - Hành
chính.
4. Lê Thông (2011), Địa lí Kinh tế - Xã hội Việt Nam, nhà xuất bản Đại học
Sư phạm Hà Nội
5. Nguyễn Viết Thông (2012), Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của Chủ
nghĩa Mác – Lênin (Dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật
6. Nguyễn Minh Tuệ (2010), Địa lí Kinh tế - Xã hội đại cương, nhà xuất bản
Đại học Sư phạm Hà Nội
7. Các trang web:
www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&id=525982/
www.nhandan.com.vn/.../24470402-ty-le-mat-can-bang-gioi-tinh-khi/
www.soytebackan.vn/.../86-h-i-th-o-qu-c-gia-v-m-t-can-b-ng-gi-i-tinh-k/
www.thanhnien.com.vn/mat%20can%20bang%20gioi%20tinh/tag.html/
tudu.com.vn/vn/y-hoc.../thuc-trang-mat-can-bang-gioi-tinh-tai-tp-hcm/



×