Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐỊA DANH NGHỀ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.68 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI


ĐỀ TÀI:

ĐỊA DANH
NGHỀ NGHIỆP
-

Môn: Địa Danh Việt Nam
GVHD: Ths Hoàng Thị Kiều Oanh
SV thực hiện: Trần Thanh Trúc
Lớp: DDI4121

NAÊM HOÏC 2013


NỘI DUNG
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Địa danh là tên gọi của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị

hành chính, các vùng lãnh thổ nào đó. Địa danh có thể là vô số, không ai và cũng không
bằng cách gì có thể đo đếm chính xác là có bao nhiêu địa danh. Thực tế có rất nhiều người
có nhu cầu tìm hiểu, tra cứu về địa danh, giới nghiên cứu, nhà quản lý cũng có nhu cầu tìm
hiểu địa danh để phục vụ cho công việc của mình và cũng không ít lần người ta cần phải tự
tìm hiểu địa danh quê mình hay nơi mình đến, chốn mình quan tâm nằm ở đâu, mang ý
nghĩa gì.
Địa danh do chính con người đặt ra nên tự thân nó đã mang các đặc điểm về ngôn


ngữ, hàm chứa đặc điểm tự nhiên, nghề nghiệp, đặc điểm văn hóa - xã hội và lịch sử của nơi
mà nó chỉ. Trong thực tế tồn tại của địa danh, có rất nhiều địa danh xuất phát từ hoạt động
kinh tế, nghề nghiệp chính của cư dân địa phương như các địa danh về 36 phố phường ở Hà
Nội, vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu, giải thích các địa danh này có ý nghĩa rất quan trọng,
thiết thực giúp ta biết được các nghề nghiệp chính, nổi trội hoặc những hoạt động nghề
nghiệp đặc sắc, riêng biệt của cư dân địa phương đồng thời góp phần phản ánh đặc điểm
kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng đất đó cả trong quá khứ và ở thời điểm hiện tại.
II.

MỘT VÀI ĐỊA DANH TIÊU BIỂU VÀ CÁCH GIẢI THÍCH
1. Bát Tràng [1]
Làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt,

chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場, còn đọc là Trường)
nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng
kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim- 金" ví với sự giàu có, " 本-bản" có nghĩa là cội nguồn,
nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng
không được quên gốc".
Tên gọi đầu tiên của Bát Tràng vào thời sơ khai khi những người thuộc dòng họ
Nguyễn Ninh Tràng theo vua Lý Công Uẩn dời đô di cư từ Trường Vĩnh Ninh Thanh Hóa ra
đây khai hoang, làm gốm là Bạch Thổ phường (phường Đất sét trắng).
Bá Tràng phường, tên gọi của Bát Tràng vào đầu thời Trần. Xã Bát, tên gọi này xuất
hiện vào cuối thời Trần. “Đại Việt sử ký toàn thư” bản kỷ quyển 7 kỷ nhà Trần có đoạn viết:


"Nước sông lớn tràn lan, vỡ đê Bát - Khối, lúa má bị ngập... Châu Khoái, Châu Hồng... hại
nhất". Đê Bát – Khối ở đây chính là đê Bát Tràng – Cự Khối (đoạn giữa tuyến đê Long Biên
– Xuân Quan ngày nay). Vào tháng 12 năm Bính Thìn, năm thứ 4 niên hiệu Long Khánh
(1376) sử chép việc vua Trần Nhân Tông mang 12 vạn quân có đi qua "bến sông xã Bát".
Đào Duy Anh chú giải "xã Bát" chính là xã Bát Tràng.

Bát Tràng, tên gọi chính thức cho tới ngày hôm nay, xuất hiện vào thời Lê Sơ. Trong
tác phẩm Dư địa chí của mình Nguyễn Trãi có đoạn viết: “...làng Bát Tràng có nghề làm
bát”. Cùng với biến thiên của lịch sử, Bát Tràng trải qua nhiều tên gọi khác nhau, duy có
điều bất biến là nghề làm gốm của Bát Tràng .
2. Làng Giấy – cầu Giấy [2]
Làng Giấy (làng Cót) nay thuộc phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Làng Cót hay
Kẻ Cót là tên gọi theo chữ nôm, của hai làng Yên Quyết có từ lâu đời, là Thượng Yên Quyết
(ở phía Bắc) và Hạ Yên Quyết (ở phía Nam), đều nằm bên bờ phải sông Tô Lịch. Về sau
được lấy làm tên gọi cho làng Hạ Yên Quyết tức làng Bạch Liên Hoa, còn làng Thượng Yên
Quyết sau đổi gọi là làng Giấy, do có nghề truyền thống là sản xuất giấy. Cả hai làng Yên
Quyết nay đều thuộc phường Yên Hòa quận Cầu Giấy Hà Nội, nằm ven sông Tô Lịch đoạn
từ cầu Giấy đến gần cầu Trung Kính.
Làng Yên Quyết, với cái tên Kẻ Cót vốn xưa chỉ là một và có từ lâu đời, đến thế kỷ
13, thời Lý - Trần, cùng với việc du nhập nghề làm giấy, làng Cót tức làng Yên Quyết phát
triển thành hai vùng với sự phân công lao động trong nghề giấy truyền thống. Nửa trên của
làng về phía bắc gần cầu Giấy chuyên nghề làm giấy từ nguyên liệu là vỏ cây dó, với thứ
giấy dó chất lượng không cao làm từ những miếng đầu mặt của vỏ cây dó, gọi là giấy xề.
Nửa làng dưới nằm ở phía Nam bắt đầu từ cầu Cót trở xuống chuyên làm một thứ sản phẩm
là đầu ra của nghề giấy, đó là nghề làm vàng mã. Dần dần, từ một làng Yên Quyết - Kẻ Cót,
tách thành hai làng Thượng Yên Quyết (Cót Thượng sau gọi là làng Giấy) và Hạ Yên Quyết
(Cót Hạ vẫn được giữ tên gọi là làng Cót). Và cũng chính vì có nghề làm giấy ở làng Thượng
Yên Quyết và ở làng Dịch Vọng Tiền kề bên (nằm ở phía Bắc), mà cây cầu nằm ở gần vùng
giáp ranh giữa hai làng Thượng Yên Quyết và Tiền Dịch Vọng mới được gọi là cầu Giấy.
3. Đường Lâm [3]
Đường Lâm là một địa danh cổ thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Xã Đường Lâm
hiện nay gồm có chín làng là: Mông Phụ, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông Sàng, Hà
Tân, Hưng Thịnh, Phụ Khang và Văn Miếu


Trong tâm thức của nhiều người, nói đến Đường Lâm người ta thường liên tưởng địa

danh "Kẻ Mía". Đây là 1 khu vực chuyên trồng rất nhiều mía. Vì vậy Đường Lâm tên nôm
gọi là Kẻ Mía, tục danh này được bắt đầu từ một cái tên rất chữ nghĩa: Cam Giá (Mía ngọt)!
Cam Giá xưa kia được chia ra thành hai ''Tổng'': Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá
Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng...(Nay thuộc về huyện
Ba Vì), Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm (Nay thuộc thị xã Sơn Tây).
4. La Khê [4]
Làng La Khê hay làng La Ninh là một làng nghề cổ thuộc xã Văn Khê, phường La
Khê, quận Hà Đông, Hà Nội. Làng nổi tiếng với nghề dệt the lụa từ thế kỷ 17, và có tên
trong tập "Tứ quý danh hương" (Mỗ - La - Canh - Cót), trong dân gian có câu truyền tụng:
"The La, lụa Vạn, chồi Phùng".
Làng La Khê được hình thành từ thế kỷ thứ 5, ban đầu làng có tên La Ninh ("La" là
lụa, "Ninh" là sự thịnh vượng, lâu bền). Sang thế kỷ 15, làng La Ninh đổi tên thành La Khê
(tức là làng dệt lụa bên dòng sông nhỏ).
5. Đơ Thao [5]
Đơ Thao hay Kẻ Đơ là tên Nôm của làng Triều Khúc ( thuộc xã Tân Triều, huyện
Thanh Trì, Hà Nội)
Làng Triều Khúc vốn là một làng nghề cổ chuyên làm quai thao nón thúng, se chân
chỉ hạt bột, phất trần… Tên gọi “Đơ Thao” xuất phát từ việc làng có nghề dẹt quai nón (quai
thao) từ lâu đời.
6. Ngư Lộc [3]
Ngư Lộc là một xã ven biển của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Trong
thời kì phong kiến, Ngư Lộc được biết đến với tên Làng Diêm Phố. Tên gọi Ngư Lộc xuất
phát từ nghề nghiệp chính của cư dân nơi đây. Đây cũng chính là làng ngư nghiệp điển hình
của tỉnh Thanh Hóa, với sự đa dạng của các phương thức đánh bắt và chế biến hải sản, cũng
như truyền thống văn hóa đặc sắc.
7. Diêm Điền [6]
Làng Diêm Điền thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Tục truyền rằng: cách đây
hơn 100 năm, làng Diêm Điền chỉ là một vùng ruộng, sông toàn nước mặn, chỉ có cây đước,
lác và năn mọc. Dân làng sống bằng nghề làm muối, mùa nóng ruộng đóng diêm thành muối.



Khi Ngài tiên hiền họ Phạm di dân đến khai hoang, vỡ hóa mới đặt tên cho làng là Diêm
Điền (làng ruộng muối) như ngày hôm nay.
Tên gọi của thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cũng xuất phát từ
nguồn gốc nghề làm muối của cư dân địa phương như trên.
8. Sơn Đồng [7]
Làng nghề Sơn Đồng thuộc xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay là Hà
Nội). Làng nghề truyền thống Sơn Đồng được biết đến như là nơi giữ gìn và phát triển
những tinh hoa văn hóa trong nghệ thuật điêu khắc của nước ta.
Làng nghề Sơn Đồng đã có từ hơn một trăm năm qua, với nghề truyền thống là tạc,
chạm, khắc và sơn tô tượng trên chất liệu gỗ hoặc đồng thau để tạo ra những sản phẩm nổi
tiếng trong cả nước như tượng Phật bà nghìn tay, nghìn mắt; tượng ông Thiện, ông ác, tượng
các vị La Hán, kiệu bát cống... Cũng chính vì vậy mà tên làng, tên xã nơi đây đã gắn liền với
ngành nghề truyền thống này.
9. Đồng Xâm [8]
Làng Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái, phía Bắc của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình từ lâu nổi tiếng khắp nơi bởi nghề chạm khắc trên mặt kim loại với độ tinh xảo và
những món hàng độc đáo, có truyền thống và bề dày hơn 400 năm.
Nghề chạm khắc ở Đồng Xâm đã có từ thế kỷ 15, dân gian tương truyền, có một
người đàn ông từ châu Bảo Lạc đi thuyền nan xuôi dòng, dừng bên bờ Trà Lý rồi truyền
nghề chạm kim khí cho dân làng. Còn theo văn bia tại đền thờ tổ nghề chạm bạc, vào năm
1428, cụ Nguyễn Kim Lâu chính là người đã về đây truyền nghề cho dân.
Hiện nay, sản phẩm thế mạnh của Đồng Xâm xoay quanh chất liệu đồng, nhắm vào
phân khúc đồ thờ cúng (đỉnh, vạc, lư hương, các con vật thiêng trong tứ linh), đồ trang trí
dây chuyền, hoa tai, nhẫn, châm, vòng, thánh giá, lắc và loại “hàng mỹ nghệ” được sản xuất
hàng loạt theo công nghệ dập khuôn trước, thợ thủ công chạm trổ sau. Chính vì chạm trổ
(xâm) trên chất liệu chính là đồng nên làng nghề nayyf vẫn quen được gọi là Đồng Xâm.
10. Lấp Vò
Hiện nay Lấp Vò là một địa danh cùng một lúc dùng để gọi bốn đối tượng: một con
sông, một cái chợ, một thị trấn và một huyện thuộc tỉnh Long An. Đến nay, có hai nguồn tư

liệu liên quan đến địa danh Lấp Vò:


Theo tư liệu dân gian: Có truyền thuyết cho rằng vào thời nội chiến Tây Sơn-Nguyễn
Ánh trên đất Nam Bộ (1777-1789), trước và sau khi Nguyễn Ánh về lập căn cứ ở Hồi Oa
(Nước Xoáy-Long Hưng), thì rạch Lấp Vò là một thuỷ đạo vô cùng quân trọng trong việc di
chuyển quân của Nguyễn Ánh bằng ghe thuyền từ sông Tiền sang sông Hậu. Để phục vụ cho
việc di chuyển thường xuyên này, hai bên bờ sông xuất hịên nhiều cơ sở sửa chuyển ghe
thuyền, trong đó khâu chủ yếu là sản xuất, nấu ra dầu chai, một thứ dầu dùng để trét, xảm
các đường ráp nối, hoặc kẻ nứt chung quanh ghe thuyền, mà tiếng nhà nghề gọi là lấp dò (dò
là chỗ nứt trong ghe). Người chuyên làm công việc này được gọi là thợ lấp dò. Vì thế nên
con sông được mang tên Lấp Vò (dò bị viết thành vò).
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng tên Lấp Vò xuất phát từ tiếng Khmer “Srok tak
por” (xứ Lấp Vò). Tak por phát âm theo tiếng Việt thành Lấp Vò. Nhưng hai tiếng tak por
không có nghĩa là lấp dò ghe thuyền, mà có nghĩa “nước sôi”.
Theo nguồn tư liệu thành văn: Trong bộ “ Đại Nam quốc âm tự vị” của Huỳnh Tịnh
Của in năm 1895, viết: Lấp vò là xảm trét ghe thuyền [9]. Trong sách “Chuyên đời xưa” của
Trương Vĩnh ký, in năm 1866 cũng viết;: “Người làm nghề trét, xảm ghe xuồng gọi thợ lấp
vò”[10]. Theo Vương Hồng Sển, trong sách “Tự vị tiếng Việt Miền Nam”, thì Lấp Vò cũng
có nghĩa là sửa chửa, o bế lại vật gì đã hư hỏng[11].
Trong khi đó, trong “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, ở mục Sơn
xuyên, viết:“Cường Thành giang (sông Cường Thành): tục gọi là sông Lấp Vò, ở bờ phía
đông sông Hậu Giang, rộng 12 tầm, sâu 18 thước ta, cách trấn về phía nam 178 dặm rưởi. Bờ
phía nam có Du giang, chảy ra sông lớn, cách bờ nam nửa dặm đến thủ sở Cường Thành, ở
đây chợ búa đông đúc (gọi là chợ Lấp Vò). Lại 50 tầm đến ngã ba sông: nhánh phía bắc
thông với sông Qua giang (Cái Bí), sông Trường Tiền, rồi chảy ra sông lớn (sông Hậu);
nhánh phía đông 70 dặm đến ngã ba nữa: nhánh phía bắc thông với sông Hội An rồi ra sông
Tiền giang, nhánh phía đông qua sông Thủ Ô, sông Hồi Luân (Nước Xoáy), ra sông Sa Đéc,
rồi cùng thông với Tiền giang. Hai bên đều có ruộng vườn và dân cư” [12].
11. Chợ Gạo

Kinh Chợ Gạo đầu tiên do nhân dân đào vào năm 1875, sâu 3 mét, rộng 20 mét. Đến
năm 1913 kinh được chính quyền thực dân nạo vét và mở rộng bằng xáng múc. Pháp đặt tên
kinh nầy là Canal Duperré. Kinh nối liền sông Tiền tại rạch Kỳ Hôn, cách Mỹ Tho 4 km với
sông Vàm Cỏ Tây tại rạch Lá và chảy ngang qua địa phận huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) và
huyện Châu Thành ( Long An), có bề dài tổng cộng 28,5 km.


Vào đầu thế kỷ 17, lưu dân người Việt từ Trung bộ đã đến Mỹ Tho và các vùng lân
cận khai khẩn, sinh sống chủ yếu bằng cách trồng lúa, sản xuất và buôn bán lúa gạo. Tuy
gian nan vất vả nhưng đoàn người khai hoang đi đến đâu cũng gặp mưa thuận gió hòa, phù
sa màu mỡ nên kinh tế nông nghiệp phát triển rất nhanh. Đến cuối thế kỷ 17, Mỹ Tho đã trở
thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất ở đồng bằng Nam bộ (Mỹ Tho đại
phố). Lúc bấy giờ ngoài thương nhân người Việt còn có người Hoa, người Tây Dương, Nhật,
Java… đến giao dịch mua bán gạo bằng đường thủy, hoạt động sản xuất, buôn bán gạo diễn
ra sôi nổi, dần dần tên gọi Chợ Gạo trở thành tên gọi của chợ, của dòng kinh và của cả một
huyện nơi đây.
12. Lệ Chi Viên[13]
Lệ Chi Viên thuộc xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Nin. Lệ chi viên trên đất Đại
Lai là một hành cung nằm trên con đường bộ nối kinh thành Thăng Long với miền Đông bắc
của Tổ quốc được xây dựng từ thời Lý. Đến thời Trần, vua Trần Minh Tông cho trùng tu lại
và được đặt tên thành hành cung Ly Trang. Đời Lê, lại được sửa sang lại và được đổi tên
mới là hành cung Yên Hà.
Tại đây người dân trồng rất nhiều cây vải nên còn được gọi tên chữ là Lệ Chi Viên,
nghĩa Hán tự là vườn vải.
13. Xóm bóng [14]
Xóm Bóng, cầu xóm Bóng nằm ở vùng giao lưu giữa sông dài và biển rộng của thành
phố Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Tên xóm Bóng bắt nguồn từ việc xóm này, trước đây. có một số người chuyên làm
nghề đồng bóng hoặc là do các nghệ nhân nơi đây chuyên múa hát bóng rỗi để dâng cúng bà
( tức thánh Mẫu Thiên YANA ) vào các dịp lễ vía. Ngày nay, tại đây vẫn còn một số ít. Vì

vậy, người ta quen gọi xóm này là Xóm Bóng và chiếc cầu bắc qua xóm này cũng được gọi
là cầu Xóm Bóng.
14. Chùa dâu [15]
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là
một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội
khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam.
Chùa Dâu ra đời từ thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, được khởi công xây dựng năm 187
và hoàn thành năm 226, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28/4/1962


Chùa Dâu nằm phía nam cổ thành Luy Lâu, trên một khu đất rộng bên bờ sông Thiên
Đức cũ. Theo sử sách, xa xưa người dân ở đây thường sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm và
cấy lúa nước. Có lẽ vì vậy mà dân gian xưa gọi vùng này là Vùng Dâu hoặc Kẻ Dâu, và cũng
vì vậy mà người dân quen gọi ngôi chùa cổ xưa nhất vùng này là chùa Dâu. Ngày nay, chúng
ta biết đến tên gọi chùa Dâu thì đời nhà Lý quen thuộc với tên gọi Cổ Châu, đời Trần có tên
Thiền Định, đời Lê là Diên ứng.
15. Thập bát phù viên [16]
Thập bát phù viên là tên chữ của khu vực 18 thôn vườn trầu, có thể gọi ngắn là 18
thôn hay Vườn Trầu, hay là Thập bát phù lưu viên, đây đều là tên gọi dùng để chỉ địa danh
của một vùng đất, mà nay bao gồm địa giới của huyện Hóc Môn, Quận 12 và một phần
huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo các nhà nghiên cứu, Mười tám thôn vườn trầu hình thành do quá trình di dân
đầu thế kỷ 17. Trong quá trình sinh cơ lập nghiệp, từ năm 1698 đến 1731, nông dân nơi đây
đã lập ra 6 thôn đầu tiên, từ đó đến năm 1802, phát triển thêm 12 thôn.
Trịnh Hoài Đức đã chép trong Gia Định thành thông chí như sau: “Ở về phía tây cách
trấn 52 dặm rưỡi. Địa thế xung yếu, nằm ngay trên đường bộ thông suốt vào Cao Miên, đặt
đạo Quang Oai ở đấy để canh giữ. Khi trước có 18 thôn phụ giữ nơi ấy, dân cư ở đây rất
đông đúc, tạo thành một chợ lớn ở miền núi. Dân nơi đây đều có sản nghiệp, phần nhiều là
vườn trầu, họ thường gánh trầu đi bộ từng nhóm 3, 4 mươi người xuống bán ở hai chợ Sài
Gòn và Bến Nghé. Nơi đây còn nhiều rừng rậm, cọp dữ thường hay bắt người ăn thịt nên có

câu: Hung dữ như cọp Vườn Trầu”[12].
Do đặc điểm thổ nhưỡng tốt, phù hợp với cây trầu, cộng với kinh nghiệm của các di
dân, Mười tám thôn vườn trầu trở thành nơi chuyên canh và cung cấp trầu cho khắp Nam Kỳ
lục tỉnh, và cũng vì vậy mà Mười tám thôn vườn trở thành tên gọi chung cho vùng đất này.
16. Chợ Đệm [17]
Chợ Đệm ở xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, giữa đường từ
Chợ Lớn đi Bến Lức, bên cạnh rạch Chợ Đệm. Sở dĩ có tên gọi vì ở đây thường bán bao
hàng, giỏ đệm, đệm. Chợ đã từ thời xưa, còn có các tên là chợ Ngã Tư, Ngả Thực, Trùm Rìu.
17. Làng trích sài [18]
Trích Sài là một làng lớn nằm ở phía Tây Hồ Tây, được hình thành từ lâu đời. Từ thời
Lê đến đầu thời Nguyễn, làng luôn là một phường, thời Lê thuộc huyện Quảng Đức, Kinh


thành Thăng Long; đầu thời thế kỷ XIX thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức
(từ năm 1831 trở đi là tỉnh Hà Nội). Năm 1915 đổi thành xã thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà
Đông (năm 1942 lại đổi thành Đại lý đặc biệt Hà Nội). Từ năm 1981 là nằm trong phường
Bưởi của quận Ba Đình, từ cuối năm 1996 được cắt chuyển về quận Tây Hồ.
Trích Sài nguyên nghĩa tiếng Hán là “đốn củi”. Truyền rằng, xa xưa vùng này là rừng
rậm, phần lớn là gỗ lim cùng nhiều loại gỗ quý hiếm, trong đó có “loài cáo chín đuôi” trú
ngụ tập trung ở rừng Long Đỗ, nên dân làng có nghề chủ yếu là hái củi và săn bắn. Từ đó
làng có tên gọi là làng hái củi (Trích Sài).
18. Làng Nghi Tàm [19]
Làng hoa Nghi Tàm xưa, nay thuộc phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.
Theo sách “Hà Nội nghìn xưa” của hai tác giả Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán:
Trong địa phận làng này “ngàn dâu xanh ngắt một màu” chạy suốt bờ đê [20]. Hoạt động
kinh tế chính của cư dân vùng này là trồng dâu, chăn tằm. Có lẽ vì thế mà vùng đất này có
tên gọi là Nghi Tàm. Chữ Nghi nghĩa là sự thích hợp và chữ Tàm nghĩa là “Tằm”. Ý muốn
nói đến vùng đất có sự thích nghi với sinh trưởng của con tằm, luôn sinh sôi và cần mẫn nhả
tơ. Cái tên Làng Nghi Tàm hình thành cũng là từ nghĩa ấy.
19. Cầu Muối [21]

Cầu Muối, chợ Cầu Muối thuộc quận 1, quận 4 , thành phố Hồ Chí Minh.

Theo “Sài Gòn năm xưa” của cụ Vương Hồng Sển thì chợ Cầu Muối có từ triều
Nguyễn. Hồi ấy, người ta đào một con kinh rẽ vào từ rạch Bến Nghé - tức đường Nguyễn
Thái Học bây giờ - và bắc một chiếc cầu dưới bờ kinh để vận chuyển muối. Kho muối là
những dãy nhà lá nằm dọc hai bên bờ kinh. Muối từ Phan Thiết và Bạc Liêu được vận
chuyển về đây để xuất qua Campuchia. Đến khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn thì những kho
muối trở thành hoang phế. Dân tứ xứ chạy giặc về đây cư trú rồi dần dần họp chợ, do mặt
hàng kinh doanh chủ yếu trước đây của chợ là muối nên cây cầu gần chợ được gọi là cầu
Muối và gọi tên chợ là chợ Cầu Muối.
20. Xóm nghề ở thành phố Hồ Chí Minh [22]
Ở thành phố Hồ Chí Minh ta thường hay nghe tên gọi một khu xóm liên quan đến
ngành nghề, như trồng trọt, sản xuất hay thương mại. Những xóm nghề này không có tên chữ
đẹp đẽ, chỉ đơn giản gồm một chữ Xóm ghép vào tên gọi của ngành nghề, đơn giản như tính


cách của người dân Nam bộ. Xóm (chữ Nôm: Xóm

, mượn chữ Điếm tiếng Hán), theo

Đại Nam Quấc Âm Tự Vị giải thích là một chỏm nhà ở, tương đương với một thôn, tiếng
Việt cổ ngày xưa gọi là chạ (chung chạ là cùng chung một xóm, một thôn). Chúng ta có thể
kể, vùng gần chợ Bà Chiểu có Xóm Giá, Xóm Gà, khu chợ Phú Nhuận có Xóm Kiệu (nay
còn tên gọi Cầu Kiệu), ở quận 4 có Xóm Chiếu, quận 1 có Xóm Vườn Mít (khu vực Tòa án
Thành phố), Xóm Cối Xay. Khu vực Chợ Lớn có Xóm Huê Nương (còn gọi là Xóm Lồng
Đèn), Xóm Củi, Xóm Than, Xóm Chỉ, Xóm Lò Vôi, Xóm Đất, Xóm Lò Gốm, Xóm Bột...
Một số tên gọi vẫn còn nghe nhắc tới như Xóm Gà (quận Bình Thạnh), Xóm Chiếu (quận 4),
Xóm Củi (quận 8), Xóm Lồng Đèn (ở khu Phú Bình quận 11 chuyên sản xuất lồng đèn dịp
Trung thu).. Ngoài một số vẫn còn được nhắc đến bằng tên đường (đường Xóm Đất), tên cầu
(Cầu Kiệu), tên rạch (Rạch Lò Gốm), hoặc tên chợ (Chợ Xóm Củi, Chợ Xóm Chiếu)..., còn

lại những tên tuổi một thời nay đã mất dấu, vì theo thời gian đã không còn gắn bó với ngành
nghề..
Như tên gọi của xóm, đó chính là ngành nghề liên quan đến trồng trọt, sản xuất, hay
thương mại của khu vực, chẳng hạn Xóm Giá chuyên làm giá đỗ (giá làm bằng đậu xanh).
Xóm Gà (xóm này nay thuộc quận Gò Vấp) trước đây là một xóm nghèo thuộc ngoại ô, có
nhiều dân ở các nơi khác đến tạm trú thường làm thuê, làm mướn, hoặc buôn bán nhỏ. Xóm
Gà như tên gọi, ngày xưa nuôi nhiều gà, có gà thịt, cũng có cả những giống gà chọi đá độ ăn
tiền như gà tre, gà nòi... cung cấp cho những trường gà cá độ ăn thua. Xóm Kiệu ở khu vực
chợ Phú Nhuận bây giờ xưa chuyên trồng kiệu, loại cây có củ để làm củ kiệu cho dân nhậu
lai rai. Tương tự Xóm Chiếu chuyên dệt chiếu. Quận 1 có Xóm Vườn Mít trồng mít, theo
học giả Vương Hồng Sển ngày xưa những người dân nghèo xóm này xay hột mít ra làm bột
để bán. Xóm Cối Xay chuyên đục đẽo đá làm cối xay. Xóm Củi bên quận 8 là nơi bán củi,
Xóm Than bán than. Xóm Lò Vôi nung vôi, Xóm Lò Gốm làm đồ gốm, đồ gốm Chợ LớnCây Mai nổi tiếng Nam kỳ Lục tỉnh một thời. Xóm Đất chuyên bán các loại đất sét làm gốm
cho lò gốm. Xóm Bột chuyên sản xuất các loại bột, trong bài Phú Gia Định có câu "Ngoài
Xóm Bột phơi phong trắng dã, nhiều bột mì, bột đậu, bột lọc, bột khoai", Xóm Cải là địa
danh của đất Chợ Lớn xưa kia, là nơi cư ngụ của những người chuyên nghề trồng rau cải để
bán), quận Tân Bình có đường Vườn Lài (dân sở tại trồng cây hoa lài (nhài) để ướp trà, Q.9
có đường Lò Lu, huyện Củ Chi có đường Xóm Thuốc (thuốc lá để hút)...


III.

TÓM TẮT
Nguồn gốc hình thành địa danh thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân, và trong đó

có không ít địa danh xuất phát từ các tên gọi nghề nghiệp, hoạt động kinh tế chính của cư
dân địa phương.Những địa danh này có thể xuất hiện và tồn tại lâu dài, nhưng cũng có nhiều
trường hợp địa danh có sự biến đổi, biến mất, hoặc thay đổi thành một địa danh khác. Lớp
bụi thời gian lẫn những nguồn gốc đã quá xa xưa, rào cản ngôn ngữ, sự biến đổi, trại âm
khiến nhiều địa danh xuất phát từ các nghề nghiệp chính của cư dân địa phương vốn dĩ rất

gần gũi với đời sống nhưng lại trở nên phức tạp, khó hiểu. Do vậy những nội dung và cách
giải thích những địa danh nghề nghiệp trên đây còn nhiều hạn chế và chưa thể hiện hết được
sự đa dạng, phong phú của các địa danh có nguồn gốc từ nghề nghiệp của cư dân địa
phương ở mỗi vùng miền của nước ta.
IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] www.battrangceramics.com.vn/.../vi-sao-co-ten-goi-bat-trang
[2] www.vi.wikipedia.org/wiki/Làng_Cót
[3] Đất nước ta / chủ biên Hoàng Đạo Thúy / NXB KHXH / HN 1989
[4] www.vi.wikipedia.org/wiki/Làng_La_Khê
[5] www.tim.vietbao.vn/Làng_Triều_Khúc/
[6] />[7] />[8] />[8] />[9] “ Đại Nam quốc âm tự vị” của Huỳnh Tịnh Của in năm 1895.
[10] “Chuyên đời xưa” của Trương Vĩnh ký, in năm 1866.
[11] “Tự vị tiếng Việt Miền Nam” của Vương Hồng Sển.
[12] “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức.
[13] />

[14] />[15] />[16] />option=com_content&task=view&id=938&Itemid=65
[17] />%C4%90%E1%BB%87m&type=A0
[18] />[19] />[20] “Hà Nội nghìn xưa” của hai tác giả Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán
[21] “Sài Gòn năm xưa” của Vương Hồng Sển
[22] Sài Gòn tạp pín lù của Vương Hồng Sển, NXB VH-TT – 1998; Lược Khảo Nguồn Gốc
Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, NXB Văn Nghệ TP. HCM -1999; Sài Gòn Xưa của
Sơn Nam, NXB Trẻ - 2008.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×