Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở BẮC NINH. HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.17 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
(CHƯƠNG TRÌNH SAU ĐẠI HỌC)

VẤN ĐỀ
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Ở BẮC NINH.
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Người hướng dẫn:

PGS. TS. Phạm Xuân Hậu

Người thực hiện:

Trần Thanh Trúc

Học viên cao học:

Khóa 25

Ngành:

Địa lí học


2



TP. Hồ Chí Minh, tháng 9/2015

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................3
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
Ở BẮC NINH....................................................................................................5
1.1.Điều kiện phát triển công nghiệp .........................................................5
1.1.1.Điều kiện tự nhiên............................................................................................................5
1.1.2.Dân cư, nguồn lao động...................................................................................................6

1.2.Quá trình công nghiệp hóa ...................................................................8
1.3. Các khu công nghiệp ở Bắc Ninh.........................................................9
1.3.1. Vai trò của các khu công nghiệp ở Bắc Ninh ..................................................................9
1.3.2. Sự phát triển của các khu công nghiệp ở Bắc Ninh........................................................10

Sản phẩm công nghiệp công nghệ cao tăng lên làm cho thị trường xuất
khẩu mở rộng, vươn tới cả những thị trường có sức cạnh tranh lớn
như: Nhật Bản, Mĩ, Canada… Năm 2005, trị giá kim ngạch XNK là 257
triệu USD, nhưng đến năm 2012 đã tăng lên 25.985,7 triệu USD, tăng
hơn 101 lần. Đây là mức tăng cao nhất trong vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ. Hàng hóa sản xuất ở các KCN chiếm 99,4% (năm 2012) hàng
công nghiệp xuất khẩu của toàn tỉnh. Bắc Ninh cũng là tỉnh có trị giá
kim ngạch XNK lớn thứ hai trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.....11
CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP Ở BẮC NINH..................................................................................11
2.1. Yêu cầu đối với lao động ...................................................................11
2.2. Hiện trạng sử dụng lao động .............................................................12
2.2.1. Cơ cấu sử dụng lao động ..............................................................................................12

2.2.2. Tính ổn định của nguồn lao động .................................................................................13


3

2.2.3. Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động ......................................................13

2.3. Nguyên nhân của hiện trạng trên......................................................14
2.4. Giải pháp..............................................................................................15
- Các đơn vị đào tạo cũng như các nhà DN cần xây dựng chiến lược lâu dài về
nhân lực, cả trong đào tạo, cung ứng, tuyển dụng và sử dụng lao động. Chiến
lược phải được cụ thể hóa bằng những chính sách, kế hoạch đào tạo, tuyển
dụng; trang bị những kiến thức về pháp luật, tác phong công nghiệp, văn hóa
lao động, quyền lợi chính đáng của người lao động cũng như người sử dụng
lao động đều phải được bảo vệ theo đúng pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu
của các doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phát triển của thời đại.
.........................................................................................................................17
........................................................................................................................17
........................................................................................................................17
KẾT LUẬN.....................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................18

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn xem
con người là yếu tố đặc biệt quan trọng, nên đã không ngừng đào tạo, bồi dưỡng
nguồn lao động đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra ở từng thời kỳ. Tuy nhiên, lực
lượng lao động nước ta tuy đông nhưng về chất lượng nhìn chung còn thấp nên tình
trạng thiếu lao động qua đào tạo đang là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp ở
các khu công nghiệp. Đặc biệt đối với Bắc Ninh, từ xưa đã là nơi hội tụ giao lưu

kinh tế của vùng Kinh Bắc, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội Quảng Ninh - Hải Phòng, có vị trí rất thuận lợi, thích hợp cho việc phát triển các
KCN. Ở đây, việc xây dựng các Khu công nghiệp (KCN) được xác định là nhân tố
nòng cốt để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công


4

nghiệp - dịch vụ. Và để phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,
yếu tố quan trọng đầu tiên là phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn
nhân lực vì nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của các
KCN.
Thực trạng sử dụng nguồn lao động ở một số KCN của Bắc Ninh trong thời
gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém nhất định, ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình phát triển các KCN. Bởi thế, vấn đề sử dụng và phát triển nguồn lao động
trong các KCN ở Bắc Ninh cần được quan tâm đúng mức, đồng thời cần có giải
pháp đồng bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của các KCN cho thời điểm
hiện tại và cả trong tương lai.
Chính vì những lí do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Vấn đề sử dụng
lao động trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh – Hiện trạng và giải pháp” làm đề
tài tiểu luận của mình. Trong tiểu luận này, tác giả chỉ đi sâu vào việc nghiên cứu và
phân tích hiện trạng, từ đó tìm hiểu và đề ra các giải pháp trước mắt và lâu dài cho
vấn đề sử dụng lao động trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh. Do khả năng hiểu
biết về đề tài còn hạn chế nên tiểu luận còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận
được sự góp ý của thầy để bài viết được hoàn thiện hơn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích của tiểu luận là tìm hiểu về hiện trạng sử dụng lao động trong các
khu công nghiệp ở Bắc Ninh, đồng thời tìm kiếm giải pháp cho vấn đề sử dụng lao
động trong các khu công nghiệp trong thời gian trước mắt và cho tương lai lâu dài.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên thì tiểu luận cần phải thực hiện những nhiệm
vụ quan trọng sau:
- Một là: Tổng hợp tài liệu liên quan đến vấn đề sử dụng lao động trong các
khu công nghiệp ở Việt Nam và ở Bắc Ninh.


5

- Hai là: Tìm hiểu thực tiễn vấn đề sử dụng lao động trong các khu công
nghiệp ở Bắc Ninh.
- Ba là: Tìm kiếm, đề xuất các giải pháp cho vấn đề sử dụng lao động ở các
khu công nghiệp của Bắc Ninh trong thời gian trước mắt và lâu dài.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp xuyên suốt mà tiểu luận sử dụng là phương pháp biện chứng duy
vật, ngoài ra tiểu luận còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp
phân tích tổng hợp tài liệu; phương pháp thống kê, logic lịch sử; phương pháp quy
nạp, diễn dịch; phương pháp mô hình hóa; phương pháp nghiên cứu thực địa…
4. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có
2 chương:
Chương 1: Khái quát chung về sự phát triển công nghiệp ở Bắc Ninh
Chương 2: Vấn đề sử dụng lao động trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh.

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP Ở BẮC NINH
1.1. Điều kiện phát triển công nghiệp
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bắc ninh có diện tích trên 822 km2, là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt
Nam thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Bắc
Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Thành phố Bắc

Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía đông bắc. phía tây và tây nam giáp
thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp tỉnh Hải
Dương, phía nam giáp tỉnh Hưng Yên. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này


6

thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn
Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Bắc Ninh có vị trí địa lý rất thuận lợi, có hệ thống đường cao tốc nối Bắc
Ninh với sân bay Quốc tế Nội Bài (40km), với cảng biển Hải Phòng và cảng biển
Quảng Ninh 110km, với cửa khẩu Lạng Sơn-Trung Quốc 115Km, có trục đường sắt
xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; mạng đường thuỷ sông
Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng
biển của vùng. Đây là những yếu tố địa - kinh tế rất thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với các trọng điểm kinh tế trong nước, trong khu
vực và quốc tế.
1.1.2.Dân cư, nguồn lao động
* Dân cư
Dân số trên 1 triệu người với gần 600.000 lao động. Nguồn lao động của Bắc
Ninh tương đối trẻ, lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 31,5%, với truyền
thống vùng đất hiếu học và khoa bảng, người lao động Bắc Ninh có khả năng tiếp
nhận nhanh chóng các công nghệ hiện đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến đáp
ứng yêu cầu của nhà đầu tư.
Năm 2009, dân số Bắc Ninh là 1.024.472 người, chỉ chiếm 1,21% dân số cả
nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 502.925 người và nữ
521.547 người; khu vực thành thị 240.987 người, chiếm 23,5% dân số toàn tỉnh và
khu vực nông thôn 783.485 người, chiếm 76,5%.
Năm 2010, dân số trung bình của Bắc Ninh là 1034,8 ngàn người, cơ cấu dân
số Bắc Ninh thuộc loại trẻ: nhóm 0-14 tuổi chiếm tới 27,7%; nhóm 15-64 tuổi

khoảng 66% và 6,3% số người trên 65 tuổi. Do đó, tỉ lệ nhân khẩu phụ thuộc còn
cao (0,59). Dân số nữ chiếm tới 51,11% tổng dân số của tỉnh, cao hơn so với tỉ lệ
tương ứng của cả nước (50,05%). Mật độ dân số Bắc Ninh năm 2010 đã lên tới
1,262 người/km², gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa


7

phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ
dân số của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2011, dân số Bắc Ninh là 1.060.300 người, mật độ dân số 1289 người/km²,
vẫn là tỉnh có mật độ dân số cao thứ 3 cả nước
Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236
người, chiếm 64,93% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780 người, chiếm
25,26% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm
9,8%.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 27 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh
sống, trong đó Kinh chiếm tuyệt đại đa số. Dưới đây là 3 dân tộc đông dân nhất là:

Dân

Dân số

tộc

(người)

Tỉ lệ

Dân số đô


so với tổng

thị

dân số tỉnh

(người)

Tỉ lệ
so với dân
số
dân tộc

Dân số nông
thôn
(người)

Tỉ lệ
so với dân
số
dân tộc

Kinh

1.021.061

99,67%

249.305


24,42%

781.276

75,58%

Tày

1.484

0,14%

540

36,39%

944

63,61%

Nùng
789
0,08%
253
32%
536
68%
Phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với tỉ lệ
72,8%, dân số sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 27,2%, thấp hơn so tỉ lệ dân đô

thị của cả nước (29,6%). Mật độ dân số trung bình năm 2010 của tỉnh là 1257
người/km2. Dân số phân bố không đều giữa các huyện/thành phố. Mật độ dân số
của Quế Võ và Gia Bình chỉ bằng khoảng 1/3 của Từ Sơn và 1/3 của thành phố Bắc
Ninh.
* Nguồn lao động
Ước tính 2010, dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm
67,01% tổng dân số, tương đương với khoảng 693,4 ngàn người, trung bình mỗi
năm lao động có khả năng lao động tăng thêm khoảng 4,094 ngàn người, tốc độ
tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 1,33%/năm. Nguồn nhân lực chủ yếu tập
trung ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi


8

thế cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống
giáo dục-đào tạo và giải quyết việc làm.
Tỉnh Bắc Ninh hiện tại có hơn 600.000 người trong độ tuổi lao đông nhưng
thiếu lao động có trình độ chuyên môn. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo
lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu
ngành kinh tế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành
công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn.
Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và
đặc biệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực
(NNL) Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nước nhưng thấp hơn so với
mức trung bình của ĐB Sông Hồng và vùng KTTĐ Bắc Bộ. Tuy chỉ còn 0,39%
người lao động mù chữ, 5,79% chưa tốt nghiệp tiểu học, 66,61% tốt nghiệp tiểu học
và THCS nhưng số tốt nghiệp THPT chỉ 27,2%. Năm 2010, tỉ lệ LĐ qua đào tạo
chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là 45,01%, trong đó số có bằng từ công nhân kỹ
thuật trở lên chiếm 18,84%. Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực Bắc Ninh(30,0%)
cao hơn mức trung bình cả nước (12,4%).


1.2. Quá trình công nghiệp hóa
Năm 1997, khi tái lập tỉnh, Bắc Ninh có cơ cấu nông nghiệp chiếm 45,1%, dịch
vụ 31,1%, công nghiệp-xây dựng 23,8%, thu ngân sách 164 tỷ đồng, GDP đầu
người 144 USD/năm; có bốn doanh nghiệp FDI với tổng vốn đăng ký 117 triệu
USD, kết cấu hạ tầng yếu kém, công nghiệp chỉ có các cơ sở sản xuất nhỏ, giá trị
sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 569 tỷ đồng. Sau năm 1997 kinh tế Bắc Ninh
đã phát triển. Giai đoạn 2006-2010 GDP tăng trưởng trung bình 15,3% trong đó có
năm 2010 tăng trưởng tới 17.86% (cao nhất từ trước tới nay của tỉnh). Năm 2011,
kinh tế Bắc Ninh đạt 16,2% - là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Bắc Ninh đã
thu hút được các dự án công nghệ cao của cả nước như Canon,
SamSung, Microsotf, ABB, Foxconn… Đây là động lực quan trọng nhất trong sự
phát triển kinh tế của Bắc Ninh trong những năm vừa qua. Từ khi tách tỉnh, Bắc


9

Ninh là một tỉnh thuần nông với nền công nghiệp không đáng kể đa phần là làng
nghề. Tuy nhiên hết năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 5
cả nước, thứ 2 miền Bắc và luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong
nhiều năm qua. Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 84.884 tỷ đồng. Công
nghiệp là điểm sáng nhất và là động lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế
của Bắc Ninh trong những năm vừa qua góp phần đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành
tỉnh công nghiệp. Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn và các huyện Bắc Sông
Đuống trở thành các trung tâm công nghiệp của toàn tỉnh và các huyện còn lại ở bờ
Nam Sông Đuống là khu vực phụ trợ cho bờ bắc với trung tâm là huyện Thuận
Thành là cửa ngõ tới các tỉnh, thành phố công nghiệp khác như Hà Nội, Hải Dương,
Hưng Yên, Hải Phòng qua các tuyến quốc lộ 38, 5A cao tốc Hà Nội - Hải Phòng,
18B...
1.3. Các khu công nghiệp ở Bắc Ninh

1.3.1. Vai trò của các khu công nghiệp ở Bắc Ninh
Sự phát triển của các KCN đã làm thay đổi Bắc Ninh từ một tỉnh thuần nông
trở thành tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp lớn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, có tốc độ tăng trưởng công nghiệp đứng đầu trong vùng đồng bằng sông Hồng,
nằm trong top 10 tỉnh - thành phố có sức hút vốn đầu tư (đặc biệt là vốn FDI) lớn
của Việt Nam, là tỉnh trọng điểm thu ngân sách Nhà nước… Các KCN đã tạo ra một
giá trị sản xuất lớn, chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh,
đồng thời sản xuất những mặt hàng công nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) chủ lực.
Các KCN đã góp phần rất lớn vào việc tăng nhanh tỉ trọng ngành công nghiệp trong
cơ cấu GDP. Thông qua hoạt động XNK, các KCN đã giúp Bắc Ninh mở rộng quan
hệ quốc tế, đưa nền kinh tế của tỉnh hội nhập nền kinh tế thế giới.
Các KCN thực tế đã tạo ra bước phát triển mới, mạnh mẽ trong phát triển
công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bằng những
đóng góp tích cực trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, giải
quyết việc làm, góp phần hiện đại hoá kết cấu hạ tầng, nâng cao giá trị sản xuất


10

công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN) đã và đang thể hiện rõ vai trò, hiệu
quả của một mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp mang tính đột phá trong thu hút
đầu tư, tăng trưởng công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước nói chung
và tỉnh Bắc Ninh nói riêng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.3.2. Sự phát triển của các khu công nghiệp ở Bắc Ninh
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 KCN tập trung, trong đó đã có 10
KCN đã đi vào hoạt động, 5 KCN đang triển khai xây dựng hạ tầng. Tỷ lệ lấp đầy
diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 53,3%, cao hơn tỷ lệ lấp đầy của cả
nước (khoảng 47%), nếu tính tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi cho thuê đạt
74,8%. Các KCN đã thu hút được các dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước, có

công nghệ hiện đại như: Samsung, Canon, ABB…. Từ sự phát triển của các KCN,
ngành công nghiệp của Bắc Ninh đã định hình và phát triển những ngành mũi nhọn
như công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến công nghệ cao...
Các KCN Bắc Ninh đã thu hút được 500 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp
với tổng vốn đăng ký 3.782,21 triệu USD. Hiện có 251 dự án đi vào hoạt động
(trong đó 132 dự án FDI). Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN
(không tính đầu tư phát triển hạ tầng) đạt 51.927,5 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt
2.088 triệu USD, tạo việc làm cho gần 67.750 người, trong đó lao động địa phương
chiếm 43,8 %. Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Phân bố các KCN có sự tương phản rõ nét giữa hai khu vực: Khu vực Bắc
sông Đuống (gồm các huyện, thành phố, thị xã: Bắc Ninh, Yên Phong, Tiên Du,
Quế Võ, Từ Sơn) là khu vực có sự phát triển mạnh mẽ về KCN với mật độ khá dày
và là những KCN đã và đang hoạt động hiệu quả (Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn).
Còn khu vực Nam sông Đuống (gồm các huyện: Lương Tài, Thuận Thành, Gia
Bình) hình thành một số KCN đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật.


11

Sản phẩm công nghiệp công nghệ cao tăng lên làm cho thị trường xuất khẩu mở
rộng, vươn tới cả những thị trường có sức cạnh tranh lớn như: Nhật Bản, Mĩ,
Canada… Năm 2005, trị giá kim ngạch XNK là 257 triệu USD, nhưng đến
năm 2012 đã tăng lên 25.985,7 triệu USD, tăng hơn 101 lần. Đây là mức tăng
cao nhất trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hàng hóa sản xuất ở các KCN
chiếm 99,4% (năm 2012) hàng công nghiệp xuất khẩu của toàn tỉnh. Bắc Ninh
cũng là tỉnh có trị giá kim ngạch XNK lớn thứ hai trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ.
Các dự án thu hút vào các KCN trong giai đoạn 2008-2014 đều thuộc lĩnh
vực điện tử, viễn thông và công nghiệp hỗ trợ cho các ngành này. Đa số dự án sử

dụng máy móc, thiết bị thế hệ mới, công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất các sản
phẩm sạch, không phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Vốn đầu tư
cho máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất (bao gồm cả chuyển giao công nghệ)
của các dự án FDI trong giai đoạn này đạt 2.772,3 triệu USD chiếm 60,02% tổng
vốn đầu tư đăng ký của các dự án. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy hàm lượng
giá trị công nghệ trong giá trị của sản phẩm, giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị sản
xuất công nghiệp, giá trị kim ngạch xuất khẩu tại các KCN tỉnh Bắc Ninh.

CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP Ở BẮC NINH
2.1. Yêu cầu đối với lao động
Có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, tay nghề cao và thông thạo lý thuyết,
kỹ năng thực hiện công việc theo nhiều cấp trình độ khác nhau; Để vừa đáp ứng cho
đại bộ phận người lao động có nghề, tìm được việc làm, có thu nhập, ổn định cuộc


12

sống, vừa đáp ứng yêu cầu về trình độ lao động làm việc trong các doanh nghiệp
ứng dụng công nghệ mới, hiện đại.
Có tác phong công nghiệp và trách nhiệm đối với công việc. Linh hoạt, năng
động sáng tạo và có khả năng giải quyết các vướng mắc trong công việc. Đồng thời,
người lao động có tinh thần hợp tác, có văn hoá ứng xử tốt trong quá trình làm việc.
Ngoài ra người lao động cần phải có kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ đó là một
yêu cầu cũng là một thách thức đối với lực lượng lao động hiện nay.
2.2. Hiện trạng sử dụng lao động
2.2.1. Cơ cấu sử dụng lao động
Theo trình độ: Theo số liệu khảo sát của Trường Đại học Công đoàn Việt Nam
(tháng 9/2013), công nhân lao động tại các KCN Bắc Ninh có trình độ học vấn phổ

thông cơ sở chiếm 19,28%; trình độ phổ thông trung học chiếm 64,37%; trình độ
trung cấp chiếm 6,53%; trình độ cao đẳng chiếm 3,8% và trình độ đại học chiếm
5,88%. Lao động có tuổi đời dưới 30 chiếm 55,72%; từ 30-35 tuổi chiếm 22,39%;
từ 35-40 tuổi chiếm 12,75% và trên 40 tuổi chiếm 9,15% .
Theo ngành nghề: Lao động ngành điện tử là 4.760 chiếm 32,3% tổng số lao
động; ngành chế biến nông sản thực phẩm, dệt may là 3.859 chiếm 26,3%; ngành
điện, cơ khí là 1.253 chiếm 8,6%; ngành vật liệu xây dựng là 645 chiếm 4,4%; còn
lại là các ngành nghề khác. Tỷ lệ lao động trong ngành điện tử là cao nhất, điều này
cũng phù hợp với định hướng của tỉnh. Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước,
đất chật, có hệ thống các làng nghề truyền thống năng động tạo nhiều việc làm. Do
đó các KCN tập trung chủ yếu thu hút các dự án thâm dụng vốn và công nghệ nên
cần tuyển dụng lao động công nghệ hơn là nhiều lao động phổ thông.
Theo độ tuổi: yêu cầu của phần lớn doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động
chủ yếu trong độ tuổi từ 18¸ 25 chiếm khoảng 70%, độ tuổi 25¸ 30 chiếm khoảng
20%, còn lại lao động trên 30 tuổi là lao động quản lý, yêu cầu phải có kinh nghiệm
và thâm niên công tác.


13

Theo lao động địa phương và lao động ngoại tỉnh: Trong tổng số 14.646 lao
động tại các KCN năm 2007, tỷ lệ lao động địa phương là 49%. Mặc dù lao động
hàng năm tại các KCN Bắc Ninh tăng nhanh (do ngày càng có nhiều doanh nghiệp
đi vào hoạt động) nhưng tỷ lệ lao động địa phương đang có xu hướng giảm dần từ
53% năm 2005 xuống 50% năm 2006 và 49% năm 2007.
Như vậy hiện nay về cơ bản tỉnh mới đáp ứng đủ yêu cầu về lao động phổ
thông, còn số lao động có trình độ thì một số doanh nghiệp vẫn phải đưa lao động là
người bản xứ sang. Lao động có trình độ cao làm việc trong các doanh nghiệp chủ
yếu làm công tác phiên dịch, còn lao động đòi hỏi có tay nghề, làm kỹ thuật thì rất ít
bởi đào tạo chưa theo sát sự phát triển công nghiệp, không biết ngoại ngữ…

2.2.2. Tính ổn định của nguồn lao động
Theo thống kê thì khoảng 74% lao động chấp nhận chỗ làm việc ổn định và
có ý định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, 24% lao động không xác định làm việc
lâu dài, sẵn sàng “nhẩy” sang các doanh nghiệp có mức lương cao hơn. Khoảng 2%
lao động thiếu việc làm do trình độ kém, ý thức kém, thể trạng không đảm bảo...
nên bị doanh nghiệp này cho nghỉ khi sang doanh nghiệp khác cũng không đáp ứng
được. Theo thống kê sơ bộ chỉ có khoảng 50% lao động có đào tạo được làm đúng
nghề: Các nghề như kế toán, cơ khí, điện, còn công việc quản lý hành chính hoặc
nhân sự là tỉ lệ làm trái nghề nhiều nhất.
2.2.3. Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động
Tiền lương và thu nhập bình quân thấp đã khiến nhiều công nhân phải tiết
kiệm đến mức không thể tiết kiệm được nữa, nhất là khi giá cả thị trường biến động
quá lớn, chỉ đủ chi tiêu dè xẻn cho cá nhân, không có tích luỹ. Phần lớn công nhân
xuất thân từ nông nghiệp chưa được đào tạo nghề, lao động phổ thông hoặc qua các
lớp đào tạo nghề ngắn hạn nên trình độ tay nghề thấp, số công nhân có trình độ tay
nghề cao, trình độ kỹ thuật giỏi còn ít nên thu nhập bình quân không cao, phải làm
tăng ca, thêm giờ để sống.


14

Nhà ở cho người lao động trong KCN đã có quy hoạch quỹ đất xây dựng khu
chung cư, dịch vụ, đô thị phục vụ cho KCN. Song tiến độ đầu tư các hạng mục hạ
tầng xã hội nhìn chung rất chậm, nhiều KCN chưa triển khai, một phần chủ đầu tư
KCN chưa mạnh dạn đầu tư vốn nhiều sợ thu hồi vốn chậm và triển khai thực hiện
quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức, nhiều doanh nghiệp nhận thức cần thiết
phải lo nhà ở cho người lao động nhưng do khó khăn về vốn đầu tư, quỹ đất… nên
chưa triển khai được.
Đặc biệt, trong các KCN có số lao động nữ nhiều, vấn đề hôn nhân và gia
đình trở nên bức xúc nhưng chưa được các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể quan

tâm thỏa đáng.
 Tóm lại: Hiện nay, nguồn nhân lực của các KCN Việt Nam nói chung và nguồn
nhân lực của KCN Bắc Ninh nói riêng đang trong tình trạng vừa thiếu về số lượng,
vừa yếu về chất lượng.
2.3. Nguyên nhân của hiện trạng trên
Thứ nhất: Phần lớn công nhân ngoại tỉnh làm việc tại Bắc Ninh là lao động
thuộc các tỉnh chưa phát triển các KCN, họ di cư đến Bắc Ninh để làm việc. Họ
chấp nhận cuộc sống xa nhà để tìm kiếm công ăn việc làm ổn định và chờ đợi
những cơ hội “đổi đời”. Nhưng trên thực tế, công ăn việc làm tại đây đã không hứa
hẹn cho họ một cuộc sống ổn định lâu dài, và đồng lương còn quá thấp.
Thứ hai: Thị trường xuất khẩu lao động cũng đang mở rộng. Năm 2007, Bắc
Ninh đã đưa 3.068 lao động đi làm việc ở nước ngoài và 6 tháng đầu năm 2008 tiếp
tục xuất khẩu thêm 1.467 lao động. Các thị trường chủ yếu mà Bắc Ninh đang thực
hiện là: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaixia, Nhật bản, Séc và Slôvakia, đây là những thị
trường tiềm năng, ổn định và có thu nhập cao. Điều này đã hấp dẫn rất nhiều thanh
niên Bắc Ninh, nhất là thanh niên vùng nông thôn. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân làm thiếu lao động cho các KCN.
Thứ ba: Lao động tại các KCN đỏi hỏi tính kỷ luật cao. Còn người lao động
chủ yếu từ nông thôn, hay tự ý bỏ việc, đặc biệt là các dịp lễ, tết; thiếu sự gắn bó
với doanh nghiệp, thấy doanh nghiệp khác có mức lương cao hơn một chút là


15

chuyển, là đòi tăng lương. Cho nên, việc đình công bất hợp pháp xảy ra liên tiếp,
khiến một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất trong nhiều ngày. Một số lao động
do vi phạm kỷ luật quá mức đã buộc doanh nghiệp phải dùng hình thức sa thải.
Thứ tư: Đối với lao động tỉnh ngoài, tại các địa phương lân cận như Hải
Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nội...đã phát triển các KCN nên việc
tuyển và thu hút lao động tỉnh ngoài hiện nay của các doanh nghiệp là rất khó. Mặt

khác, mức thu nhập trong các KCN cũng chưa phải là cao so với mặt bằng chung
của xã hội. Bên cạnh đó, lao động ngoại tỉnh còn phải lo chi phí các khoản ăn, ở, đi
lại... khi làm việc tại Bắc Ninh.
Thứ năm: Đối với lao động địa phương, đa phần không muốn vào làm việc
tại các doanh nghiệp KCN, vì Bắc Ninh có nhiều làng nghề, cụm công nghiệp đa
nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ với mức thu nhập tương ứng có thể đảm bảo
cuộc sống hàng ngày; làm ở đó, họ được tự do hơn về kỷ luật lao động, họ có thể tự
tước bỏ một số quyền lợi chính đáng để đổi lấy số tuyệt đối về tiền lương cao hơn.
2.4. Giải pháp
Một là: Phải xác định cho rõ nguồn lao động là tài nguyên quý của tỉnh trong
công cuộc đổi mới và phát triển. Cần phải lấy nguồn lao động làm tài nguyên lợi
thế, và cần có chính sách đầu tư hợp lí nhằm thu hút nguồn lao động của các vùng
lân cận về với Bắc Ninh. Tạo ra môi trường sống hấp dẫn để giữ chân họ sống và
làm việc với Bắc Ninh.
Hai là: Hãy thay đổi chiến lược xúc tiến đầu tư, không thu hút dự án sử dụng
nhiều lao động. Cần khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đa dạng đối tượng lao
động, không phân biệt giới tính, độ tuổi...
Ba là: Nâng cao chất lượng bằng chính cải thiện và nâng cấp hạ tầng xã hội,
coi đó là biện pháp tăng thu nhập cho người lao động. Trước mắt tập trung xây
dựng nhà ở cho người lao động theo nhiều hình thức.
Bốn là: Cải thiện thông tin để người lao động có lựa chọn đúng đắn, phù hợp
khả năng.


16

Năm là: Đưa giáo dục hướng nghiệp sát thực tế hơn, rèn kĩ năng để có thể
tham gia lao động được ngay (cần những gì).
Sáu là: Hệ thống các tổ dịch vụ cung ứng nguồn lao động cần được tổ chức
lại và có những hình thức hoạt động phù hợp nhằm tạo nguồn cung ứng kịp thời

đồng thời có cảnh báo để điều chỉnh chính sách kịp thời cho người lao động…
*Cụ thể:
- Các DN cần chấp hành tốt chế độ tiền lương, xây dựng và công khai quy chế trả
lương, hệ thống thang bảng lương, chính sách pháp luật lao động về BHXH, BHYT,
HĐLĐ, đồng thời có biện pháp cải thiện điều kiện sống cho công nhân: nhà ở, hỗ
trợ tiền đi lại, các khoản phúc lợi xã hội…; tránh tình trạng lấy mức lương tối thiểu
làm "rào cản" để ngụy biện việc trả cho người lao động theo mức thấp nhất, cần chú
trọng đến công tác đào tạo, phát triển nhân lực thông qua 2 hình thức cụ thể là đào
tạo tại chỗ và đào tạo ngắn hạn theo chuyên đề. Để việc đầu tư này thực sự đem lai
hiệu quả, quy trình đào tạo cần được xây dựng dựa trên kết quả phân tích cụ thể về
nhu cầu, về quá trình thực hiện đào tạo và đánh giá hiêu quả đào tạo. Áp dụng chế
độ tuyển dụng, chính sách lương bổng phù hợp, môi trường làm việc tốt để tạo điều
kiện cho nhân lực phát triển toàn diện.
- Các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp cần chia sẻ với những khó khăn của
DN, thường xuyên gặp gỡ, thông tin, chỉ đạo các DN xây dựng tốt các mối quan hệ
lao động, trong đó quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động là tâm
điểm phải được đặc biệt coi trọng. Để có thể ổn định lâu dài về nguồn lao động tại
các KCN Bắc Ninh, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự hỗ trợ tích cực
đối với các DN như: Đôn đốc các chủ đầu tư, tạo điều kiện cho các DN xây nhà ở
cho công nhân; xây dựng trạm y tế tại các KCN; hoàn thiện các dịch vụ hạ tầng XH
trong và ngoài hàng rào KCN; tổ chức tốt các buổi giao dịch lao động – việc làm tại
Sàn giao dịch lao động – việc làm của tỉnh; là cầu nối cho DN với các trung tâm
giới thiệu việc làm và các cơ sở đào tạo trong nước, nước ngoài; phối hợp tổ chức
tuyên truyền pháp luật lao động, các chính sách lao động - việc làm cho công nhân
KCN. Hỗ trợ tích cực về định hướng nghề nghiệp ngay từ khi nhận lực được tuyển


17

dụng. Áp dụng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cho nhân lực, cho các cơ sở đào

tạo về mặt kinh phí … Xây dựng thành các đề án, chiến lược cho từng thời kỳ.
- Các đơn vị đào tạo cũng như các nhà DN cần xây dựng chiến lược lâu dài về nhân
lực, cả trong đào tạo, cung ứng, tuyển dụng và sử dụng lao động. Chiến lược
phải được cụ thể hóa bằng những chính sách, kế hoạch đào tạo, tuyển dụng;
trang bị những kiến thức về pháp luật, tác phong công nghiệp, văn hóa lao
động, quyền lợi chính đáng của người lao động cũng như người sử dụng lao
động đều phải được bảo vệ theo đúng pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu của
các doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phát triển của thời đại.
- Đối với người lao động cần phải được tuyên truyền, giáo dục và trang bị những
hành trang tối thiểu về kỷ luật lao động, văn hoá cộng đồng trong hội nhập; họ phải
hiểu được những quyền lợi chính đáng được pháp luật bảo hộ, phải nâng cao kỹ
năng tay nghề, kiến thức nghề nghiệp, tác phong làm việc, văn hoá ứng xử, ngoại
ngữ … nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
 Tóm lại, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai, đáp ứng nhu
cầu phát triển của các doanh nghiệp tại KCN Bắc Ninh nói riêng và nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần tiến hành các giải pháp trên một cách tích
cực và đồng bộ.

KẾT LUẬN
Người lao động là cốt lõi, là trọng tâm của hoạt động sản xuất và là nhân tố
tích cực tạo nên giá trị gia tăng cho quá trình phát triển của doanh nghiệp, của các


18

Khu công nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong các KCN ở Bắc Ninh
nói riêng và cả nước nói chung là vấn đề rất quan trọng, thiết yếu trong quá trình
phát triển nhanh, bền vững các Khu công nghiệp trong thời gian tới. Quá trình này
cần tiến hành kết hợp đồng bộ các giải pháp, góp phần đẩy nhanh tiến độ công
nghiệp hóa – hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh và trong cả nước.

Qua một thời gian tìm hiểu và thực hiện, tiểu luận môn học “Một số vấn đề tổ
chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam” với đề tài “Vấn đề sử dụng lao động trong
các khu công nghiệp ở Bắc Ninh – Hiện trạng và giải pháp” đã hoàn thành. Tiểu
luận này đã khái quát được một số nội dung về nguồn lao động trong công nghiệp,
hiện trạng sử dụng lao động trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, đồng thời cũng
đã tìm kiếm và đề xuất các giải pháp trong thời gian trước mắt và lâu dài cho vấn đề
trên ở các khu công nghiệp của Bắc Ninh nói riêng và từ đó có thể nghiên cứu áp
dụng trong phạm vi cả nước. Do thời gian thực hiện tiểu luận không dài cũng như
khả năng hiểu biết về vấn đề nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên tác giả chưa có
điều kiện đi sâu vào phân tích thực trạng sử dụng lao động trong các khu công
nghiệp ở Việt Nam. Vì vậy trong thời gian tiếp theo, hi vọng đề tài này sẽ được
quan tâm, nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn để có thể đưa ra những giải pháp thiết
thực nhất cho vấn đề sử dụng lao động trong các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện
nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Quản lí khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (2010, 2012), Báo cáo tổng kết
nhiệm vụ năm 2010 và 2012.


19

2. Ban Quản lí các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (2012), Quá trình xây dựng và
phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
3. Báo cáo của Công đoàn Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh về đời sống
người lao động các khu công nghiệp Bắc Ninh năm 2013
4. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2009, 2013), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh
2008 và 2012, Nxb Thống kê, Hà Nội.
5. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2005), Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2009), Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam, Nxb
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
7. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2012), Báo cáo hiệu quả đầu tư xây dựng các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
8. Tham luận của Ban QL các KCN Bắc Ninh về Công tác phối hợp thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở để xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ
trong DN- kinh nghiệm và giải pháp (6/2013)
9. Trường Đại học CĐVN khảo sát 600 phiếu hỏi CNLĐ trong các KCN Bắc Ninh
phục vụ đề tài “Nâng cao vai trò CĐ trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của
CNLĐ trong KCN Bắc Ninh”
10. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2013), Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh.
11. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2013), Đề án thu hút đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2013 - 2020 tầm nhìn 2030.
12. Văn phòng tỉnh ủy Bắc Ninh (2005, “Tình hình đời sống vật chất, tinh thần,
quan hệ lao động của CNLĐ trong các KCN” tại Hội thảo khoa học “Xây dựng đội
ngũ công nhân lao động tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH” tháng 5/2014.



×