Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

qui trình thủ tục hải quan nhận hàng nhập kinh doanh tại công ty tnhh tm và dv thiên long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.39 KB, 29 trang )

QUI TRÌNH THỦ TỤC
HẢI QUAN NHẬN HÀNG
NHẬP KINH DOANH
GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân
Nhóm 5


Chương 1: Giới thiệu về công ty
1. Khái quát về công ty:

Tên công ty: CÔNG TY TNHH TM VÀ DV THIÊN LONG
Tên giao dịch: Thien Long Co., LTD
Địa chỉ: 107 Ung văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh. TP.HCM
Điện thoại: 08 5126951- 08 5126952
Fax: 08 5106589
Email:
Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Quân
1.1. Khái Quát Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Công Ty

Công ty TNHH TM và DV Thiên Long được thành lập ngày 10 tháng 11 năm
1999, trụ sở ban đầu đặt tại số 3 Nguyễn Tất Thành, quận 4. Do bản chất của công việc
tháng 12 năm 2004 công ty dời về 107 Ung Văn Khiêm. Đây được xem là vị trí khá
thuận lợi cho hoạt động của công ty, văn phòng tương đối gần các cảng biển, rất thuận
lợi cho công tác giao nhận hàng hóa.
Về nhân lực: Ban đầu công ty được thành lập với sự cộng tác của mười nhân viên,
cơ cấu hết sức đơn giản. Ngoài nghiệp vụ của từng cá nhân, mỗi nhân viên còn kiêm
thêm các công việc không chuyên như giao dịch, tìm kiếm khách hàng… Dần dần công
ty phát triển mạnh hơn, hình thành nên các phòng ban làm việc chuyên nghiệp, nhân viên
được làm việc đúng chuyên ngành và sở trường. Đến nay số lượng nhân viên trong công
ty đã lên đến ba mươi người.
1.2. Vai Trò Của Công Ty



Công ty giữ vai trò là một cầu nối quan trọng để có thể kết thúc một quy trình
buôn bán quốc tế. Vì đặc điểm của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở cách
xa nhau. Việc di chuyển hàng hóa là do người vận tải đảm nhận, đây là khâu nghiệp vụ
rất quan trọng, nếu thiếu nó thì hợp đồng mua bán không thể thực hiện được. Công ty giữ
vai trò làm trung gian để đưa hàng hóa từ người bán sang người mua, thực hiện tất cả các
2


nghiệp vụ có liên quan như làm thủ tục hải quan, thủ tục gửi hàng, đưa hàng ra cảng, tổ
chức xếp dở, giao hàng cho người nhận ở nơi đến...
1.3. Nhiệm Vụ Của Công Ty

Công ty sẽ thông qua hợp đồng để thay mặt chủ hàng tiến hành làm các thủ tục
như: khai báo hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu, đóng thuế…để nhận hàng tại các
cảng, sân bay rồi giao lại cho khách hàng theo đúng hợp đồng, hoặc công ty sẽ nhận hàng
của đối tác để làm thủ tục xuất hàng.
Một khi công ty đã kí kết hợp đồng giao nhận với đối tác thì đều phải cân nhắc,
xem xét các yếu tố sau:


Yêu cầu của đối tác.



Đối tượng làm hàng.



Quy trình và bản chất công việc.




Khả năng đáp ứng của công ty.



Hiệu quả mang lại.



Các chính sách, văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến công việc.
Để có thể:



Đáp ứng tối đa nhu cầu của đối tác.



Đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty.



Tạo uy tín trên thương trường dịch vụ giao nhận.



Tăng khả năng cạnh tranh.




Tiết kiệm tối đa các khoản chi phí phát sinh.



Bảo vệ được lợi ích vật chất và tinh thần cho nhân viên trong công ty.

2. Bộ máy tổ chức của công ty:
2.1. Hệ thống bộ máy:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
3


GIÁM ĐỐC

PHÒNG MARKETING -

PHÒNG GIAO NHẬN - HIỆN TRƯỜNG

PHÒNG KẾ TOÁN-

DOCUMENT

TỔNG HỢP

GIAO NHẬN HÀNG

GIAO NHẬN HÀNG


HÓA XUẤT KHẨU

HÓA NK NỘI ĐỊA

Thiên Long là một doanh nghiệp tư nhân, mọi hoạt động đều dưới sự chỉ đạo cuả
giám đốc công ty. Phòng Kế toán và phòng Thị trường là hai bộ phận tham mưu của
Giám đốc. Mỗi nhân viên giao nhận phải tự hoàn tất mọi quy trình thủ tục để nhận một
lô hàng và phải báo cáo với giám đốc. Mọi chi phí dịch vụ phát sinh được phê duyệt
thông qua phòng kế toán. Vì vậy mà sơ đồ bộ máy của công ty rất đơn giản.
2.2. Vai trò của mỗi phòng ban:
2.2.1.Giám đốc:
 Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách

nhiệm với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
 Giám đốc có các quyền sau:
-

Quyền định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.

-

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty.

-

Ban hành quy chế nội bộ của công ty.

-


Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty.

-

Nhân danh công ty ký kết các hợp đồng.

-

Đề xuất phương án sử dụng sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ.
4


-

Tuyển dụng lao động.

 Giám đốc có nghĩa vụ bảo đảm lợi ích về vật chất và tinh thần cho cán bộ và

nhân viên trong công ty.
2.2.2.Phòng kế toán – Tổng hợp:

Là phòng chức năng tham mưu, giúp giám đốc công ty chỉ đạo, quản lý thực
hiện công tác tài chính kế toán.
Cụ thể:
 Quản lý công tác kế toán của các phòng ban.
 Thống kê, báo cáo theo pháp lệnh kinh tế, kế toán của nhà nước.
 Quan hệ với ngân hàng cơ quan thuế.
 Thực hiện quyết toán, thu hồi vốn theo dõi công nợ.
 Chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty với các công ty khác.
 Người giữ hạnh phúc con dấu và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về


những gì liên quan đến con dấu.
2.2.3.Phòng Marketing:
 Tổ chức tiếp thị, quảng cáo, tìm kiếm đối tác cho công ty.
 Chủ động tiếp xúc, thương thảo với khách hàng. Sau đó trình dự án nghiên cứu

lên giám đốc công ty.
 Nghiên cứu, tập hợp, hệ thống các văn bản pháp quy, luật lệ hiện hành có liên

quan đến hoạt động của công ty.
 Nghiên cứu, đề xuất các dự án kinh doanh.
2.2.4.Bộ phận giao nhận hiện trường:

Có thể nói bộ phận giao nhận hiện trường là bộ phận chủ lực của công ty, là bộ
phận tạo ra thu nhập chính cho hoạt động sản xuất của công ty.
Sau khi được giám đốc phân công, tiếp nhận chứng từ cho lô hàng thì công
việc của nhân viên giao nhận là:
 Lấy giấy giới thiệu của công ty đến đối tác nhận bộ chứng từ.
 Kiểm tra bộ chứng từ, ký biên bản bàn giao chứng từ, nộp lại cho phòng kế toán.
5


 Lên tờ khai hải quan, trực tiếp gặp khách hàng tu chỉnh bộ chứng từ nếu có sai sót.
 Đăng kí tờ khai, làm thủ tục hải quan, nhận hàng và giao lại cho đối tác theo đúng

hợp đồng.
 Trong quá trình giao nhận nếu có gì vướng mắc nhân viên giao nhận phải báo cáo

về công ty và trực tiếp gặp công ty khách hàng để trao đổi.
 Nhân viên giao nhận chịu trách nhiệm trước mọi sự sai phạm do mình gây ra.

 Bộ phận giao nhận hiện trường là bộ phận trực tiếp thực hiện, hoàn thành hợp

đồng giao nhận của công ty.

SƠ ĐỒ TÓM TẮT QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN GIAO NHẬN
VỚI CÁC PHÒNG BAN TRONG CÔNG TY:
5

4

GIÁM ĐỐC

4

1
2

THỦ QUỸ

NHÂN VIÊN

3

KẾ TOÁN

GIAO NHẬN
6

7
DOCUMENT

7

Chú thích:
1. Nhân viên giao nhận (NVGN) nhận bộ chứng từ của giám đốc.
2. NVGN kiểm tra bộ chứng từ, lên tờ khai, giao dịch khách hàng để nhận các chứng từ

cần thiết khác và nhận tiền tạm ứng làm hàng của thủ quỹ.
3. Sau khi làm hàng xong, NVGN photo lại các chứng từ cần thiết và làm bản thanh

toán của lô hàng rồi chuyển qua phòng kế toán.
4. Kế toán kiểm tra hóa đơn tài chính và các chi phí khác. Sau đó chuyển bộ chứng từ đã

được kiểm tra hóa đơn tài chính qua giám đốc duyệt thanh toán.
5. Giám đốc duyệt quyết toán lần cuối cùng rồi chuyển qua thủ quỹ để thanh toán tiền

đã tạm ứng của lô hàng.
6


6. Thủ quỹ ghi vào sổ theo dõi các khoản chi, số tờ khai, xe vận chuyển, ngày làm hàng

của lô hàng vào sổ gốc. Thủ quỹ chuyển toàn bộ chứng từ đã thanh toán qua bộ phận
lưu trữ chứng từ. Nhân viên lưu trữ phải sao lại các chứng từ cần thiết để lưu vào hồ
sơ.
7. Chuyển bộ chứng từ đã hoàn thiện sang phòng kế toán. Kế toán làm thanh toán, xuất

hóa đơn tài chính cho khách hàng và lên công nợ của khách. Sắp xếp các hồ sơ cuối
tháng và lưu trữ.

Chương 2: Qui trình thủ tục hải quan nhận hàng nhập kinh doanh

 Lô hàng thực hiện thủ tục:

Người xuất khẩu: HERANBA INDUSTRIES LIMITED, INDIA
Người nhập khẩu: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HOÀNG NÔNG,
VIỆT NAM
Phương tiện vận tải: Tàu biển LEO OSAKA, số hiệu V.E 005
Cảng bốc hàng: NHA VA SHEVA
Cảng dỡ hàng: CÁT LÁI/ TPHCM
Điều kiện giao hàng: CIF HCM PORT
Phương thức thanh toán: DA
Hàng hóa: Nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu DELTAMETHRIN
Số lượng: 20 kiện
Trọng lượng: 500.000 kgs (NW); 542.000 kgs(GW)
Trị giá nguyên tệ: 33.000 USD
(Phụ lục Chứng từ kèm theo)
 Qui trình thực hiện:
1

Chuẩn bị hồ sơ nhận hàng:
1.1. Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng:
* Bộ hồ sơ bao gồm các chứng từ sau:


Hợp đồng thương mại.
7











Hóa đơn thương mại
Tờ khai giá tính thuế hàng nhập khẩu
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
Phiếu đóng gói
Vận tải đơn ( B/L)
Giấy chứng nhận xuất xứ.
Giấy báo hàng đến .

* Xin giấy phép nhập khẩu:
Đối với hàng hóa lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam hoặc hàng hóa không thuộc
Danh mục hàng hóa được sử dụng ở Việt Nam thì phải xin giấy phép của Bộ Nông Nghiệp
và Phát triển nông thôn, Cục bảo vệ thực vật. Sau khi nhập khảo nghiệm nếu được bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn đồng ý cho phép sử dụng tại Việt Nam thì hàng hóa đó sau
này được phép nhập khẩu theo nhu cầu, không hạn chế số lượng, trị giá và không phải xin
giấy phép nhập khẩu.
* Đăng ký kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật:
Công ty Hoàng Nông muốn nhập khẩu mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật thì phải đăng
ký kiểm tra chất lượng nhà nước. Việc đăng ký này được thực hiện tại Trung tâm khảo
nghiệm và Kiểm định thuốc Bảo vệ thực vật Phía Nam. Địa chỉ: 28 Mạc Đỉnh Chi, Quận 1,
Tp Hồ Chí Minh.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra gồm:
-

Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu (2
bản):Bản chính có chữ ký người có thẩm quyền của Hoàng Nông, đóng dấu doanh

nghiệp và điền đầy đủ thông tin tên hàng, số lượng, đơn vị tính…

-

Hợp đồng mua bán 01 bản photo không cần sao y

-

Giấy phép nhập khẩu bản sao y (nếu nhập nhiều lần), hoặc bản chính (nếu nhập một
lần)

-

Phiếu đóng gói (Packing list): bản photo không cần sao y
8


-

Hoá đơn hàng hoá (Commercial Invoice): bản photo

-

Vận đơn:bản photo

-

Giấy chứng nhận xuất xứ: bản photo

-


Các tài liệu khác có liên quan đến chất lượng lô hàng (nếu có).
Sau khi xem xét hồ sơ, nếu phù hợp Chi cục bảo vệ thực vật xác nhận giấy đăng ký

kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu, cho số trên tờ đăng ký và
lưu lại toàn bộ hồ sơ để sau này làm căn cứ phân tích và kiểm định mẫu và trả lại cho chủ
hàng 1 tờ giấy Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước để chủ hàng kẹp vào hồ sơ khai Hải
quan.
Lưu ý người khai Hải quan cần nhớ số đăng ký giấy kiểm tra chất lượng vì số đăng
ký này là một phần quan trọng trong quy trình làm hàng. Là căn cứ sau này lấy mẫu, đóng
phí kiểm tra chất lượng, lấy chứng thư kiểm tra chất lượng để hoàn tất quy trình giao nhận.
1.2. Công tác chuẩn bị hàng đến:

Khi nhận được giấy thông báo hàng từ khách hàng của mình thì nhân viên giao nhận
sẽ cầm giấy thông báo hàng đến, giấy giới thiệu công ty khách hàng và vận đơn gốc (B/L)
đến hãng tàu. Tại bộ phận hàng nhập hay quầy giao dịch viên, nhân viên hãng tàu sẽ căn cứ
vào B/L để cấp lệnh giao hàng, có thể 3 đến 4 lệnh tùy từng hãng tàu. Theo phí ghi trên giấy
thông báo hàng đến, nhân viên hãng tàu sẽ ra hóa đơn thu phí dựa trên mã số thuế của công
ty khách hàng. Đối với hàng container bao gồm phí D/O, phí vệ sinh container, phí đại lý,
phí nâng hạ container. Nếu chủ hàng muốn mượn container về kho riêng của mình thì phải
làm thủ tục với hãng tàu để mượn container (chi phí phụ thuộc vào từng hãng tàu). Đối với
hàng kho bao gồm: phí CFS, phí D/O, phí đại lý. Sau đó, nhân viên giao nhận cầm hóa đơn
đến bộ phận thu ngân để viết biên lai thu lệ phí và đóng tiền. Khi đóng tiền, nhân viên hãng
tàu sẽ cấp cho nhân viên giao nhận giấy mượn container. Khi nhận D/O, nhân viên giao
9


nhận sẽ kiểm tra nội dung trên D/O như tên tàu, số chuyến, cảng xếp, cảng dỡ, tên hàng, số
kiện, số container, số seal…xem có trùng khớp không (thường nếu trong hợp đồng cho phép
chuyển tải thì tên tàu trên D/O và B/L có thể khác. Khi đó tên tàu trên tờ khai phải là tên tàu

chuyển tải). Trường hợp có sai sót thì yêu cầu nhân viên hãng tàu chỉnh sửa lại ngay bằng
cách đóng đấu “Correction” của hãng tàu lên chỗ sửa đổi.
2. Thực hiện thủ tục hải quan:
2.1. Lên tờ khai điện tử cho lô hàng nhập khẩu:

Phần mềm khai hải quan ECUS_X là công cụ hỗ trợ chuyên dụng về xuất nhập khẩu.
Phần mềm ECUS_X được xây dựng nhằm hỗ trợ quản lý tất cả các khâu đăng ký và
khai báo: Danh mục nguyên phụ liệu, sản phẩm, định mức, tờ khai nhập, tờ khai xuất, tạo hồ
sơ thanh lý. Cung cấp cho doanh nghiệp một quy trình đồng bộ và khép kín từ: Tạo mới hồ
sơ khai báo, in các chứng từ khai báo, kết xuất dữ liệu khai Hải quan, cập nhật kết quả trả về
từ khai quan và thực hiện thanh lý. ECUS_X được xây dựng trên cơ sở chuẩn hóa các chức
năng phần mềm của doanh nghiệp và phần mềm quản lý của Hải quan giúp doanh nghiệp và
Hải quan thống nhất một cách chặt chẽ về các chuẩn dữ liệu, các thức quản lý và tính toán số
liệu thanh lý theo đúng quy trình nghiệp vụ.
Quá trình lên tờ khai là rất quan trọng, người lên tờ khai phải cẩn thận, tuân thủ
nghiêm ngặt trong việc lên nội dung tờ khai. Để nắm rõ được những thông tin về hàng hóa
thì phải nghiên cứu kỹ hợp đồng ngoại thương, invoice, packing list, B/L…
Sau đây là qui trình khai hải quan điện tử trên ECUS:
Bước 1: Khai báo tờ khai điện tử:
Điền đầy đủ các thông tin trên màn hình, nhập tờ khai giống như trên tờ khai giấy sau
đó chọn nút “Ghi”. Ngoài việc khai đầy đủ thông tin trên tờ khai, bắt buộc doanh nghiệp
phải khai thêm những chứng từ kèm theo như: hợp đồng, invoice, packing list, vận tải đơn,
10


giấy phép (nếu có)... Lưu ý những trường nào có màu xám như “số TK”, “ngày ĐK”.. chúng
ta không nhập mà những trường này Hải quan sẽ trả về khi đăng ký tờ khai thành công và
chúng ta đã đến hải quan làm thủ tục cho tờ khai.
Tiêu thức 1: Người nhập khẩu:
Ghi đầy đủ, chính xác mã số thuế của đơn vị nhập khẩu. Tên công ty, địa chỉ rõ ràng,

đầy đủ, chính xác.
o
o

Mã số thuế: 0102051758
Tên công ty: Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Hoàng Nông
Địa chỉ: 3/165 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội

Tiêu thức 2: Người xuất khẩu:
Nếu biết mã số thuế thì ghi nhưng thường là để trống. Ghi đầy đủ và chính xác tên
công ty xuất khẩu. Chọn nút “+” khi đó danh mục đối tác của doanh nghiệp hiện ra, tại đây
bạn có thể thêm mới, chỉnh sửa, xóa danh mục đối tác.
o

Tên công ty: HERANBA INDUSTRIES LIMITED

Tiêu thức 3: Người ủy thác:
Nếu có thương nhân ủy thác cho người nhập khẩu, phải ghi đầy đủ và chính xác nếu
không có thì bỏ trống.
Trong trường hợp này không ghi vì Hoàng Nông nhập khẩu trực tiếp từ Heranba
Tiêu thức 4: Đại lý làm thủ tục hải quan:
Đại lý làm thủ tục nếu có thì phải ghi đầy đủ và chính xác.
Trường hợp này không ghi vì nhân viên công ty Thiên Long làm dịch vụ cho Hoàng
Nông ở tờ khai dưới danh nghĩa nhân viên công ty Hoàng Nông (Thiên Long mở tờ khai
dưới danh nghĩa của công ty Hoàng Nông là vì trên tất cả các giấy tờ để đi nhận hàng đều
mang tên Hoàng Nông ,và Thiên Long chỉ nhận làm dịch vụ , không có tư cách pháp nhân
để mở tờ khai).
Tiêu thức 5: Loại hình:
Nếu công ty nhập khẩu theo loại hình nào thì đánh dấu  vào loại hình đó .
11



Tiêu thức 6: Giấy phép ( nếu có )
Ghi số văn bản cấp hạn ngạch và duyệt kế hoạch nhập khẩu của Bộ Thương mại
Lô hàng này nhập không cần giấy phép nên không cần điền vào ô này.
Tiêu thức 7: Hợp đồng
Căn cứ trên hợp đồng mà khách hàng đã ký : Số Hợp đồng, ngày kí Hợp đồng, ngày
hết hạn của Hợp đồng .
Căn cứ trên hợp đồng của Hoàng Nông đã ký với khách hàng :
o
o

Số: 01/H-N-HERANBA/11
Ngày : 21/09/2011

Tiêu thức 8: Hóa đơn thương mại:
Dựa vào hồ sơ khách hàng cung cấp và căn cứ vào hóa đơn thương mại ta ghivào ô
này số hoá đơn và ngày của hóa đơn.
Căn cứ trên hóa đơn khách hàng cung cấp:
o
o

Số: HIL/E/UI/1082/11-12
Ngày: 28/09/2011

Tiêu thức 9: Phương tiện vận tải .
Tên và số hiệu tàu dựa trên vận tải đơn mà HERANBA gửi qua.
o
o


Loại: Đường biển
Tên, số hiệu: LEO OSAKA V.E005

Tiêu thức 10: Vận tải đơn.
Số vận tải đơn, ngày phát hành vận tải đơn dựa trên vận tải đơn.
o
o

Số: MCS/NHA/HOC/005/11-12
Ngày: 28/09/2011

Tại đây sẽ hiện ra 1 bảng mới chứa nội dung của vận tải đơn
Tiêu thức 11: Nước xuất khẩu .
Ghi tên nước, nơi mà hàng hoá được xuất bán cuối cùng đến Việt Nam, ghi mã số
nước đó vào ô mã số.
o

Nước xuất khẩu: India
Mã số: IN
12


Tiêu thức 12: Cảng, địa điểm xếp hàng.
Căn cứ trên B/L ghi tên cảng, địa điểm nơi mà từ đó hàng hoá được xếp lên phương
tiện vận tải đến Việt Nam.
o

Cảng, địa điểm xếp hàng: NHAVA SHEVA

Tiêu thức 13: Cảng, địa điểm dỡ hàng .

Căn cứ trên giấy báo hàng đến ghi tên cảng, địa điểm nơi hàng được dỡ khỏi phương
tiện vận tải.
o

Cảng, địa điểm dỡ hàng: Cảng Cát Lái/TP.HCM

Tiêu thức 14: Điều kiện giao hàng.
Căn cứ trên Hợp đồng Thương mại ghi rõ điều kiện mua bán mà hai bên đã thỏa
thuận và ký kết .
o

CIF

Tiêu thức 15: Đồng tiền thanh toán.
Đồng tiền thanh toán: Ghi mã số của loại tiền dùng để thanh toán (nguyên tệ) được
thỏa thuận trong Hợp đồng Thương mại.
o

Đồng tiền thanh toán: USD

*Tỷ giá tính thuế: Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác
định trị giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân
hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế được đưa tin
trên trang điện tử hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các doanh nghiệp có
thể vào trang web của cục Hải quan: www.customs.gov.vn hoặc xem tỉ giá tại các cửa
khẩu Hải quan trực tiếp nơi đăng ký tờ khai. Trường hợp vào các ngày không đưa tin
lên trang điện tử hoặc có phát hành, có đưa tin lên trang điện tử nhưng không thông báo
tỷ giá hoặc thông tin chưa cập nhật đến cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của
ngày hôm đó được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó.
Trường hợp đối tượng nộp thuế (Công ty Hoàng Nông) kê khai trước ngày đăng

ký tờ khai hải quan thì tỷ giá tính thuế được áp dụng theo tỷ giá tại ngày đối tượng nộp

13


thuế đăng ký khai, nhưng không quá 3 ngày liền kề trước ngày đăng ký tờ khai hải
quan.
Đối với các đồng ngoại tệ chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố
tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng thì xác định theo
nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ
giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố
tại thời điểm tính thuế.
o

Tỷ giá: 20.733(tỷ giá của ngày 19/10/2011)

Tiêu thức 16: Phương thức thanh toán:
Ghi rõ phương thức thanh toán mà hai bên đã thoả thuận trên Hợp đồng thương mại.
o

DA
Sau khi nhập xong những thông tin trên, ta được hình ảnh như sau:

14


Bước 2: Nhập danh sách mặt hàng nhập khẩu: chọn TAB “Danh sách hàng tờ khai”:
-

Tên hàng ,quy cách phẩm chất :

Nếu từ ba mặt hàng trở xuống thì ghi đầy đủ, chính xác. Nếu từ 3 mặt hàng trở lên thì

ghi chung chung còn lại khai chi tiết trên tờ phụ lục.
o
-

Tên hàng: NLSX Thuốc trừ sâu DELTAMETHRIN TC 98% MIN

Mã số hàng hóa.
Căn cứ vào mã số HS trong cuốn biểu thuế của Bộ Tài chính. Nếu không xác định

được mã thuế thì ta có thể áp dụng cách phân loại sau tức là sau khi nhập khẩu hàng hoá về
căn cứ thực tế và xem xét theo cuốn biểu thuế.
-

Xuất xứ.
Căn cứ trên C/O, ghi tên nước nơi mà hàng hoá được sản xuất ra tương ứng với từng

mặt hàng.
o

India

-

Số lượng.
Căn cứ vào Packing list, ghi rõ số lượng nhập khẩu.

-


Đơn vị tính.
Căn cứ theo hợp đồng thương mại. Trường hợp này là kg

-

Đơn giá nguyên tệ.
Ghi giá của một đơn vị hàng hoá căn cứ theo giá mua trên Hợp đồng Thương mại mà

xác định giá theo số lượng hàng hoặc trọng lượng hàng.
-

Trị giá nguyên tệ.
o Cột cộng: Ghi tổng giá trị hợp đồng.
o USD 33,000

-

Thuế nhập khẩu.
Ô này bỏ trống và được thể hiện trên phụ lục như sau:
Trị giá tính thuế: Ghi trị giá của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam, được tính

bằng công thức (nếu không có cước vận chuyển) :
Trị giá tính thuế = tỷ giá tính thuế * trị giá nguyên tệ

15


Lưu ý: Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm: thuế suất thông thường, thuế suất ưu
đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thuế suất được quy định rõ trong biểu thuế. Do đó doanh
nghiệp căn cứ vào C/O và nghiên cứu kĩ các điều kiện áp dụng để áp mức thuế suất phù hợp

nhất để tính tiền thuế bằng trị giá tính thuế * thuế suất.
-

Tiền thuế GTGT hoặc TTĐB
Thuế suất GTGT cũng dựa vào mã HS mà tra thuế suất
Tiền thuế = trị giá tính thuế * thuế suất

-

Thu khác
Nếu hàng nhập khẩu có điều khoản thu khác thì lấy thuế nhập khẩu của từng mặt

hàng * lượng * tỷ lệ %
Đối với lô hàng này không có thu khác nên ô này bỏ trống.(vì không có phát sinh).
-

Tổng số tiền thuế và thu khác
Ô này phải ghi rõ, chính xác bằng số và bằng chữ
Bằng số: 34.209.450 VNĐ
Bằng chữ: Ba mươi tư triệu hai trăm linh chín ngìn bốn trăm năm mươi đồng.
Tổng trọng lượng, số hiệu kiện,cont:
o Tổng trọng lượng: 4.128 kg
o Số hiệu kiện, cont: Container: PERS110406
o Tổng số kiện: 8
o
o

-

-


Ghi chép khác
o Đối với lô hàng này không có ghi chép khác nên ô này bỏ trống.

-

Cam kết lời khai
Người khai hải quan ghi ngày tháng năm khai báo, kí xác nhận ghi rõ họ tên chức

danh và đóng dấu trên tờ khai.
o

Đối với lô hàng này đại diện hợp pháp của Hoàng Nông ký tên đóng dấu vào ô
này.

* Tiếp theo chọn tab Chứng từ kèm theo và đính kèm các chứng từ như:
-

Vận tải đơn

-

Hợp đồng thương mại

-

Hóa đơn thương mại

-


Chứng từ đính kèm dạng ảnh
16


-

Tờ khai trị giá PP1

* Sau đó được tờ khai in thử như sau :
Bước 3: In tờ khai

17


Chọn nút “In TK” trên màn hình nhập tờ khai:
Bước 4: Gửi tờ khai đến Hải quan
Để chuẩn bị gửi tờ khai đến Hải quan, máy tính phải được kết nối INTERNET. Chọn
nút “Khai báo” chương trình sẽ gửi tờ khai của bạn đến Hải quan, để gửi tờ khai đến Hải
quan, cần phải có tên và mật khẩu kết nối đến Hải quan (hãy liên lạc với chi cục Hải quan
nơi làm thủ tục để được cấp tên truy nhập và mật khẩu). Nhập tên truy nhập và mật khẩu sau
đó chọn “Chấp nhận”
Nếu không có lỗi xảy ra chuơng trình sẽ trả về số tiếp nhận cho tờ khai của bạn.
Bước 5: Nhận kết quả khai báo tờ khai điện tử:
Chờ 1 thời gian nhất định, cán bộ Hải quan sẽ xử lý tờ khai và phản hồi kết quả.
Căn cứ trên kết quả phản hồi này, doanh nghiệp tiến hành theo hướng dẫn của kết quả
được phản hồi.
Trường hợp nếu doanh nghiệp khai báo sai hoặc chứng từ không rõ ràng thì cơ quan
Hải Quan gửi phản hồi yêu cầu doanh nghiệp bổ sung và điều chỉnh, sau khi điều chỉnh
doanh nghiệp gừi khai báo lại để lấy lại số tiếp nhận mới. Cán bộ hải quan sẽ kiểm tra tình
trạng nợ thuế của doanh nghiệp. Nếu còn nợ thuế hay nợ cưỡng chế doanh nghiệp có nghĩa

vụ phải đóng xong thì Hải quan mở tờ khai.
Trong phần khai báo thủ tục hải quan điện tử có phần scan chứng từ kèm theo. Chỉ
khi nào cơ quan Hải Quan yêu cầu doanh nghiệp scan kèm theo thì doanh nghiệp mới scan
và đính kèm vào tờ khai và gửi lại tờ khai, lưu ý dung lượng file scan không quá 2Mb).
Trường hợp chứng từ của doanh nghiệp hợp lệ thì cơ quan Hải Quan cấp cho doanh
nghiệp số tờ khai.
o

Bộ hồ sơ hoàn chỉnh bao gồm các chứng từ phải nộp như sau:



Phiếu tiếp nhận hồ sơ ( 1 bản ).



Tờ khai hàng hóa nhập khẩu HQ/2009-TKĐTNK: 02 bản gốc



Tờ khai trị giá tình thuế hàng nhập khẩu: 01 bản gốc



Giấy giới thiệu ( 01 bản gốc ).



Hợp đồng Thương mại hoặc giấy tờ có giá trị tương đương ( 1 bản sao ).
18





Hóa đơn Thương mại ( 1 bản gốc, 1 bản sao ).



Vận tải đơn (1 bản sao nếu hàng nhập cảng)

o

Chứng từ phải nộp thêm:



Packing list (1 bản gốc +1 bản sao ) nếu hàng đóng gói không đồng nhất.



Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu kèm phụ lục ( nếu trên 3 mặt hàng ).
 Văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có chức năng có thẩm quyền đối với

hàng hoá cấm nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện:
♦ Nếu nhập khẩu 1 lần: 1 bản gốc
♦ Nếu nhập khẩu nhiều lần 1 bản sao; xuất trình bản gốc


Giấy chứng nhận xuất xứ ( nếu có ): 01 bản gốc đối với trường hợp hải quan yêu cầu
hàng hóa nhập khẩu này phải nộp.




Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu nhận ủy thác): 01 bản sao.



Đối với những mặt hàng là thực vật, động vật, hàng phải kiểm tra chất lượng Nhà
nước phải có giấy đăng ký kiểm nghiệm thực vật, động vật, kiểm tra chất lượng …(1 bản
gốc).
2.2. Kiểm tra bộ chứng từ, quy định hình thức, mức độ kiểm tra:

Kết thúc công việc tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ, mở tờ khai, Hải quan tiếp nhận hồ
sơ in lệnh hình thức có xác định thời hạn nộp thuế và mức kiểm hóa của máy vi tính và của
Hải quan, ký tên và đóng dấu số hiệu công chức vào ô dành cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi
trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và ô “cán bộ đăng ký” trên Tờ khai hải quan.
Khi đó Hải quan sẽ chuyển bộ hồ sơ cho nhân viên giao nhận xem số tờ khai, thời hạn đóng
thuế, thời gian ân hạn (nếu có), luồng kiểm hóa. Nhân viên giao nhận sau khi nhận được bộ
chứng từ ghi số tờ khai, ngày mở tờ khai, loại hình nhập vào những chứng từ còn lại, đánh
số thứ tự chứng từ.
Sau khi có số tờ khai thì doanh nghiệp chờ phản hồi của cơ quan Hải Quan để xem
kết quả phân luồng tờ khai, thủ tục hải quan điện tử được phân thành 3 luồng chính :
+Mức 1: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (Luồng xanh)
+Mức 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (Luồng vàng)
19


+Mức 3: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (Luồng đỏ)
Lệnh hình thức, mức 3 (Luồng đỏ) có 2 mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa như sau
+Mức 1: Kiểm tra toàn bộ lô hàng

+Mức 2 (a): Kiểm tra thực tế 10% lô hàng
+Mức 2 (b): Kiểm tra thực tế 5% lô hàng
o

Nếu tờ khai được phân luồng xanh: doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu
doanh nghiệp, đem ra cơ quan Hải Quan nộp cho cán bộ đăng ký đóng dấu thông quan hàng

hóa . Trường hợp này, cán bộ đăng ký ký thông quan hàng hóa.
o Nếu tờ khai được phân luồng vàng:
Luồng vàng điện tử: thì hình thức giống như luồng xanh;
Luồng vàng giấy: thì doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu doanh nghiệp,
kèm với toàn bộ chứng từ XNK cần thiết đem ra cơ quan Hải Quan làm thủ tục. Tờ khai sẽ
được chuyển qua để cán bộ thuế kiểm tra và quyết định DN có được thông quan hàng hóa
hay không.
o Nếu tờ khai được phân luồng đỏ: doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu
doanh nghiệp, kèm bộ chứng từ XNK cần thiết đem ra cơ quan Hải Quan. Tờ khai sẽ được
xử lý qua các khâu đăng ký- tính thuế và cuối cùng là kiểm hoá để kiểm tra thực tế hàng hóa.
Trường hợp này, cán bộ kiểm hóa ký thông quan hàng hóa.
2.3. Kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ giá, thuế
Sau khi làm xong mọi thủ tục, nhân viên giao nhận sẽ chuyển bộ tờ khai cho Hải
quan tính thuế. Tại đây Hải quan tính thuế sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế theo quyết
định của Lãnh đạo Chi cục.
Nếu hồ sơ thuộc mức 1 thì Hải quan tính thuế sẽ in cho nhân viên giao nhận “số tiền
thuế phải thu” để cho doanh nghiệp đi đóng thuế và thủ tục kết thúc.
Nếu hồ sơ thuộc mức 2 và mức 3 thì Hải quan tính thuế sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ. Nội
dung kiểm tra chi tiết hồ sơ là:
o
o
o


Kiểm tra về số lượng, trọng lượng, đơn vị tính của hàng hóa.
Kiểm tra trị giá khai báo.
Kiểm tra mã H.S.

o

Kiểm tra số tiền thuế phải nộp.
20


Nếu hải quan tính thuế kiểm tra bộ hồ sơ không có nghi vấn thì hải quan tính thuế sẽ
ký vào ô 34 của tờ khai. Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ, hải quan phát hiện có nghi vấn hoặc có
vi phạm thì hồ sơ sẽ chuyển lại cho Lãnh đạo Chi cục xem xét và giải quyết. Có những cách
giải quyết như sau:
o Tạm giải phóng hàng.
o Tham vấn giá.
o Giám định hàng hóa.
2.4. Thu lệ phí hải quan, đóng dấu làm thủ tục hải quan và trả lại hồ sơ cho người

khai hải quan:
Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải đóng lệ phí tờ khai. Nếu tờ khai
được miễn kiểm sẽ chuyển qua cho lãnh đạo (thường là Phó Chi Cục Trưởng ) ký và đóng
dấu thông quan. Nếu bị kiểm hóa, tờ khai sẽ được vào sổ theo dõi hàng ngày. Sau đó xem
trên bảng thông báo lô hàng của mình do ai kiểm hóa rồi liên lạc với nhân viên hải quan để
làm thủ tục kiểm hóa.
Khi nhận lại tờ khai, nguời khai hai quan cầm D/O đến phòng thuơng vụ cảng đóng
phí lưu kho bãi và lấy biên lai. Nguời khai hải quan sẽ cầm biên lai, phí lưu kho và 3 bản
D/O đến phòng điều độ cảng để xác nhận D/O. Tại đây lưu 1 bản, 2 bản còn lại đến bộ phận
làm phiếu để xuất kho. Bộ phận này xác nhận, giữ lại 1 bản D/O và đưa phiếu xuất kho cho
bộ phận khai hải quan. Phiếu xuất kho gồm 3 tờ tuơng ứng với 3 màu: xanh nhạt, màu hồng

và màu vàng. Người khai hải quan đem phiếu xuất kho xuống bộ phận kho vận để tìm vị trí
kho hàng sau đó mời nhận viên kiểm hóa đến để kiểm hóa (đối với lô hàng thuộc mức độ 3).
Khi hoàn thành thủ tục xuất kho, người khai hải quan đem 2 phiếu xuất kho đến bộ
phận hải quan giám sát làm thủ tục thanh lý tờ khai. Tại đây lưu lại 1 bản và lưu lại 1 bản
màu vàng cho hải quan cổng khi xe chở hàng ra khỏi cảng (các buớc trên chỉ thực hiện cho
hàng hóa thuộc luồng xanh và luồng vàng).
2.5. Kiểm tra thực tế hàng hóa:

Khi biết đuợc tên của hai nhân viên kiểm hóa sẽ kiểm lô hàng của mình,nguời khai
Hải quan sẽ liên hệ với nhân viên kiểm hóa để họ sắp xếp thời gian ra kho bãi tiến hành
kiểm hóa.
21


Việc ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trên tờ khai Hải quan phải được công chức
Hải quan ghi rõ ràng cụ thể và đầy đủ thông tin thiết yếu. Trước khi ghi cụ thể kết quả kiểm
hóa, nhân viên kiểm hóa sẽ ghi vào tờ khai những nội dung sau:
o
o

Tỷ lệ kiểm tra (bao nhiêu phầm trăm)
Quy cách đóng gói: đồng nhất hay không đồng nhất, số kiện, số lượng hàng hóa

trong mỗi kiện hàng (dựa vào Packing list)
o

Tình trạng bao bì và niêm phong
2.5.1.Đối với hàng nguyên container:
Khi biết lô hàng bị kiểm hóa, nhân viên giao nhận cầm lệnh giao hàng đến thương vụ


để đóng phí nâng hạ và phí trải container ra bãi để kiểm hóa. Trước khi liên hệ với nhân viên
kiểm hóa thì nhân viên giao nhận phải xuống bãi trải container để xem trước vị trí của lô
hàng, rồi mời nhân viên kiểm hóa ra xem.
Hàng đóng trong container thì nhân viên kiểm hóa sẽ đối chiếu số container trước khi
mở container, số seal nếu đúng với D/O thì đội ngũ cắt seal ở cảng sẽ tiến hành cắt seal và
cho công chức hải quan kiểm hóa.
Hải quan tiến hành kiểm hóa dựa vào hồ sơ, với phương pháp kiểm tra là đối chiếu về
ký mã hiệu, xuất xứ, kiểm tra về tình trạng hàng hóa có đúng với tờ khai hay không. Nếu
hàng hóa không đúng với tờ khai thì nhân viên kiểm hóa sẽ tiến hành lập biên bản, phạt vi
phạm hành chính và khai lại tờ khai khác. Nếu hàng hóa đúng với tờ khai thì người khai hải
quan đại diện cho chủ hàng kí xác nhận vào tờ khai.
2.5.2.Đối với hàng lẻ:

Trước khi kiểm hóa, nhân viên giao nhận mang một lệnh giao hàng (D/O) xuống kho
trình hải quan để đối chiếu lệnh. Hải quan kho sẽ kiểm tra và ký D/O rồi mang D/O sang
quản lý kho hỏi xem lô hàng của mình nằm ở vị trí nào, mời hải quan xuống kiểm tra xem có
đúng tờ khai không. Nếu hàng hóa không đúng với tờ khai thì nhân viên kiểm hóa sẽ tiến
hành lập biên bản, phạt vi phạm hành chính và khai lại tờ khai khác. Nếu hàng hóa đúng với
tờ khai thì người khai hải quan đại diện cho chủ hàng kí xác nhận vào mặt sau của tờ khai,
của 2 tờ khai hải quan.
22


2.6. Xử lý khi hàng hóa mất mát, hư hỏng hay thiếu hụt, không đúng với chủng loại

số lượng:
Nếu phát hiện thấy có những dấu hiệu trên thì yêu cầu lập biên bản trong đó có ghi rõ
tình trạng của hàng hóa, bao bì. Trên biên bản phải có chữ ký xác nhận của các bên liên
quan, đại diện chủ hàng (nguời khai hải quan), đại diện cho cảng, công chứng hải quan để
làm căn cứ định lỗi thuộc về ai.

2.7. Thông quan:

Nếu hàng được được phân luồng xanh thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ đóng dấu thông
quan, nếu là luồng vàng thì cán bộ tính thuế ký tên và đóng dấu thông quan.
Đối với luồng đỏ: Hải quan kiểm hóa tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa dựa vào ý
kiến chỉ đạo của cấp trên kiểm tra hàng có đúng với khai báo không. Nếu kết quả kiểm tra
thực tế hàng hoá phù hợp với khai báo của người khai hải quan thì ký xác nhận, đóng dấu số
hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan.
Hải quan kiểm hóa sau khi kiểm tra xong thực tế hàng sẽ xác nhận tình hình hàng
hóa:
o

Số kiện, số container

o

Tỷ lệ kiểm hóa

o

Thực tế kiểm hóa lô hàng theo khai báo

o

Kết luận
Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan”

và chuyển bộ hồ sơ lại phòng “trả tờ khai”.
Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá có sự sai lệch so với khai báo của người khai
hải quan thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo Chi cục để xem xét

quyết định:
o
o
o

Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết định điều chỉnh số thuế phải thu; và / hoặc
Lập Biên bản chứng nhận / Biên bản vi phạm; và / hoặc
Quyết định thông quan hoặc tạm giải phóng hàng

23


Khi hồ sơ được chuyển sang bộ phận trả tờ khai nhân viên giao nhận đóng tiền lệ phí
Hải quan, nộp thuế (nếu đóng thuế ngay). Chờ cho tới khi tờ khai của mình đã được chuyển
về bộ phận này, nhân viên giao nhận nộp biên lai lệ phí Hải quan, bản photocopy hóa đơn
thuế, xuất trình bản gốc hóa đơn thuế rồi nhận tờ khai, phụ lục - nếu có.
2.8. Nhận hàng:

Sau khi nhận lại tờ khai đã được cán bộ hải quan xử lý, DN cầm 1 bản và làm các thủ
tục nhận hàng như bình thường.
2.8.1. Đối với hàng nguyên container:
 Làm thủ tục với hãng tàu:

Đem lệnh giao hàng đến văn phòng hãng tàu tại cảng để nhân viên hãng tàu thực hiện
việc kiểm tra nếu đúng thời hạn được miễn phí lưu container, lưu bãi. Nếu vượt quá thời hạn
thì nhân viên giao nhận phải đóng tiền phạt lưu container, lưu bãi, đồng thời theo yêu cầu
của khách hàng, tiến hành đăng ký rút hàng tại bãi hay mang container về kho.
Nếu trường hợp mang container về kho riêng thì đóng phí nâng hạ container và phí
chuyển bãi kiểm hóa (nếu có),làm giấy cam kết mượn container và đóng tiền cược container
(số tiền cược tùy vào hãng tàu). Sau khi đóng đủ phí cho hãng tàu, nhân viên hãng tàu sẽ

đóng dấu: “Giao thẳng” lên 04 tờ giấy lệnh, cấp lệnh “ nâng hạ cont”, tại đây lưu lại 01
D/O.
Truờng hợp đăng ký rút ruột, nhân viên hãng tàu tại cảng sẽ đóng dấu “rút ruột tại
bãi” lên các lệnh giao hàng, giữ 01 D/O.
 Đối chiếu Manifest

Mang một D/O đến phòng đối chiếu Manifest nộp cho nhân viên đối chiếu. Nhân
viên đối chiếu sẽ tiến hành đối chiếu các thông tin trên lệnh sau đó họ đóng dấu xác nhận
“Đã đối chiếu” lên lệnh .
 Nhận hàng

Truờng hợp lấy container về kho :
Nhân viên giao nhận mang một lệnh giao hàng đến phòng thương vụ cảng đóng phí
nâng hạ, đóng tiền xong cầm lệnh và biên lai đến phòng EIR để in phiếu giao nhận
24


container. Tại đây nhân viên sẽ giữ 01 bản D/O và giao cho nhân viên giao nhận 04 phiếu
EIR (Equipment Interchange Receipt: giấy giao nhận Container).
Sau đó nhân viên giao nhận cầm hồ sơ, 01 D/O và 01 phiếu EIR xuống hải quan giám
sát bãi để đăng ký việc nhận hàng, tại đây lưu 01 phiếu EIR (liên màu trắng).
Nhân viên giao nhận cầm tờ khai và D/O đã đóng dấu, 03 phiếu EIR còn lại ra hải
quan cổng để thanh lý cổng. Hải quan cổng tiến hành kiểm tra và vào sổ thanh lý khi đó hải
quan yêu cầu nhân viên giao nhận ghi số xe chở hàng và ký xác nhận lên lệnh giao hàng là
đã nhận đủ số phiếu EIR, tại đây lưu 1 bản phiếu EIR (màu xanh) và trả lại tờ khai cùng 02
phiếu EIR (liên màu vàng có dấu xác nhận).
Khi thanh lý xong cho xe chở hàng ra khỏi cảng, tại cổng sẽ giữ liên màu vàng, còn
liên màu hồng do chủ hàng giữ (thực tế là tài xế xe giữ).
Truờng hợp rút ruột container:
Mang 01 D/O đến phòng thương vụ cảng đóng phí nâng hạ cont, đăng ký rút ruột và

đóng phí rút ruột. Tại đây, sau khi thu tiền, nhân viên sẽ đóng dấu lên lệnh giao hàng, đồng
thời nhân viên giao nhận chuẩn bị phương tiện vận tải đem hàng về kho.
Sau khi cầm lệnh có đóng dấu “đã thu tiền” trình cho phòng điều độ cảng để xin in
phiếu điều động công nhân. Khi có phiếu này thì nhân viên giao nhận mang phiếu này đưa
cho đội trưởng đội bốc xếp để điều công nhân bốc xếp lên phương tiện vận tải của mình. Khi
bốc hàng xong nhân viên giao nhận ghi lại biển số xe lên lệnh giao hàng đã đóng dấu và yêu
cầu đội bốc xếp ký lên lệnh.
Tiếp theo nhân viên giao nhận cầm lệnh đó đến phòng điều độ cảng để in phiếu rút
ruột. Nhân viên phòng điều độ sẽ lập 04 phiếu, giữ lại 01 phiếu và lệnh giao hàng, trả lại cho
nhân viên giao nhận 03 phiếu còn lại.
Nhân viên giao nhận mang tờ khai, 01 D/O, 01 phiếu rút ruột trình cho Hải quan giám
sát bãi để thanh lý. Nhân viên ở đây sẽ giữ lại 01 phiếu.
Thanh lý bãi xong, mang tờ khai, 01 D/O đã đối chiếu, 02 phiếu rút ruột để trình cho
hải quan cổng, hải quan cổng sẽ giữ lại 01 phiếu và giao lại các giấy tờ còn lại cho nhân viên
giao nhận.
25


×