Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM VÀ DV KTCN BÁCH KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.88 KB, 10 trang )

1
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM VÀ DV KTCN
BÁCH KHOA
3.1 Định hướng của phát triển của công ty trong tương lai
- Phấn đấu đạt chỉ tiêu đặt ra: Đạt doanh số 40 tỷ đồng, đảm bảo kinh doanh
có lãi
- Thực hiện đúng cam kết với khách hàng, tỷ lệ giao hàng chậm không vượt
quá 5%
- Đảm bảo 100% không để xảy ra trường hợp công nợ xấu (nợ khó đòi) nào
xảy ra
- Đảm bảo uy tín với khách hàng về chất lượng sản phẩm và công tác phục vụ
khách hàng tận tình, chu đáo
*> Biện pháp thực hiện
- Luôn cập nhật thông tin về thị trường, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ
cạnh tranh để có được phương án, chiến lược tối ưu nhất trong kế hoạch kinh
doanh của mình
- Kiểm soát tốt chi phí và nguồn lực
- Thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm, đối thủ cạnh tranh
để đưa ra chiến lược sản phẩm, chính sách giá, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp
-Đảm bảo đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao, thích ứng
với công việc được giao để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đặt ra
- Tổ chức phòng kế toán và bố trí công việc sao cho có khả năng cung cấp
thông tin kế toán nhanh chóng, chính xác nhất.
3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH TM và DVKTCN Bách Khoa
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH TM và DVKTCN Bách Khoa em cũng
phần nào nắm bắt được tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
Nguyễn Thị Hồng Nhung KTA-CD24
2


Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
doanh của công ty. Cùng với kiến thức được học em xin đưa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại công ty như sau :
3.2.1 Giải pháp về con người
Thứ nhất: Trong thời gian qua việc thay đổi nhân sự trong phòng kế toán đã gây ra
không ít khó khăn cho công ty. Công ty phải bỏ ra chi phí đào tạo cộng với thời gian
để nhân viên mới có thể thích ứng với công việc là lãng phí. Do vậy, công ty cần xây
dựng lên tinh thần gắn bó của đội ngũ nhân viên với bản thân công ty. Để làm được
điều này thì công ty cần xây dựng lại chính sách lương, thưởng cho nhân viên. Cần
phân biệt rõ mức lương cho từng nhân viên phụ thuộc vào chức vụ.
Thứ hai:Công ty cần tổ chức những khóa học nâng cao kỹ năng làm việc cho đội
ngũ nhân viên. Những khóa học này phải được tiến hành thường xuyên để cho nhân
viên có thể tiếp cận kịp thời với những thay đổi mới.
3.2.2 Giải pháp về bộ máy tổ chức trong kế toán bán hàng
Hiện nay, phương thức bán hàng trực tiếp cho những khách hàng lớn là chủ yếu.
Trong khi đó những khách hàng mua lẻ cũng có vai trò trong vấn đề tiêu thụ sản
phẩm. Do vậy, công ty cần tăng cường thêm nhiều hình thức bán hàng và thanh toán
mới, hấp dẫn hơn. Đứng trước yêu cầu đặt ra, công ty sẽ phải có thêm bộ phận kế
toán công nợ. Phải tách riêng kế toán công nợ và kế toán doanh thu.
Bộ phận kế toán doanh thu có nhiệm vụ phản ánh các nhiệm vụ liên quan đến
doanh thu. Phải theo dõi chi tiết cho từng mặt hàng để có thể đưa ra chiến lược kinh
doanh hợp lý.
Bộ phận kế toán công nợ có nhiệm vụ theo dõi công nợ và tình hình thanh toán của
khách hàng.
3.2.3 Giải pháp về khoa học công nghệ
- Áp dụng phần mềm quản lý kho cho các kho, với phần mềm này theo dõi số
lượng hàng hóa chủng loại hàng hóa của thủ kho được thực hiện khoa học hơn.
- Với phần mềm kế toán cần cập nhật thêm các chức năng như theo dõi doanh thu
theo phương pháp bán hàng, theo đối tượng khách hàng…
- Tiến hành nâng cấp, bảo trì thiết bị máy móc thường xuyên để bảo đảm dữ liệu

được lưu trữ an toàn.
Nguyễn Thị Hồng Nhung KTA-CD24
3
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
3.2.4 Giải pháp về phương pháp kế toán
*> việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho :
Được hạch toán trên TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Kết cấu : Bên Nợ : Hoàn nhập giá trị dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá.
Bên có : Giá trị trích lập dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá.
Số dư Có : Phản ánh giá trị dự phòng vật tư, hàng hoá hiên có.
Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm mục đích :
- Giúp cho doanh nghiệp có nguồn vốn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra
trong năm kế hoạch nhằm bảo tồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng hoá không cao hơn giá cả trên
thị trường tại thời điểm lập báo cáo.
Cách lập dự phòng như sau :
- Tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính, công ty sẽ
tiến hành trích lập dự phòng. Việc trích lập phải thực hiện cho từng loại hàng hoá dựa
trên cơ sở các bằng chứng xác thực minh chứng cho sự giảm giá của hàng hoá tại thời
điểm đó. Để có các bằng chứng này, công ty có thể dựa vào giá bán thực tế của từng
loại hàng hoá đó trên thị trường. Căn cứ để đánh giá giá thị trường thực tế tại thời
điểm lập dự phòng cho các loại hàng hoá của công tylà dựa vào các Bảng báo giá của
các loại cùng loại tại các cửa hàng bán buôn, bán lẻ trên thị trường. Từ đó tiến hành
lập “Sổ chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Sổ này sẽ là căn cứ để kế toán của
công ty thực hiện bút toán trích lập dự phòng.
- Sau khi đã tính toán được mức dự phòng cần lập cho từng thứ hàng hoá, kế toán
công ty sẽ lập các bút toán trích lập dự phòng như sau :
Nợ TK 632 :
Trị giá khoản dự phòng
Có TK 159 :

- Trong niên độ kế toán sau, nếu trị giá hàng tồn kho thực sự bị giảm giá thì công
ty sẽ bù đắp thông qua việc ghi giảm tài khoản 159 bằng bút toán sau :
Nợ TK 159 :
Trị giá hàng hoá thực tế bị giảm
Có TK 1561 :
- Tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán sau, công ty cũng trên cơ sở đánh giá khả
năng giảm giá của hàng hoá để tiến hành trích lập dự phòng :
Nguyễn Thị Hồng Nhung KTA-CD24
4
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Có hai khả năng xảy ra :
+ Trường hợp công ty xác định mức cần trích lập lớn hơn mức đã trích lập cuối
niên độ trước (thể hiện trên số dư của TK 159) thì kế toán phải thực hiện việc trích
lập thêm như sau :
Nợ TK 632 :
Khoản cần trích lập thêm
Có TK 159 :
+ Trường hợp công ty xác định được mức cần trích lập nhỏ hơn mức đã trích
lập thì kế toán của công ty sẽ hoàn nhập phần chênh lệch đó như sau :
Nợ TK 159 :
Phần chênh lệch nhỏ hơn hoàn nhập
Có TK 632 :
Với cách trích lập đơn giản như trên không những không gây khó khăn cho công
tác kế toán của công ty, mà trái lại nó sẽ giúp công ty giảm bớt rủi ro có thể xảy ra, và
nguyên tắc thận trọng trong công tác kế toán của công ty được thực hiện triệt để hơn.
*> Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi
Để đề phòng việc thất thu khi khách hàng không có khả năng thanh toán, hạn chế
những đột biến về kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán, công ty nên lập dự
phòng phải thu khó đòi.
- Lập dự phòng phải thu khó đòi là việc công ty tính trước vào chi phí quản lý

doanh nghiệp một khoản chi để khi có các khoản nợ khó đòi, không đòi được thì tình
hình tài chính của công ty không bị ảnh hưởng.
- Về nguyên tắc : căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy
về các khoản nợ phải thu khó đòi, như khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt
hại lớn về tài sản,… nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, công ty đã làm thủ
tục đòi nợ nhiều lần nhưng vẫn không thu được nợ.
- Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán
trước khi lập các báo cáo tài chính. Mức lập dự phòng đối với nợ phải thu khó đòi và
việc xử lý xoá nợ khó đòi phải theo quy định của chế độ Tài Chính.
Khi phát sinh nghiệp vụ trích lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi kế toán công ty
phải mở thêm TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”. Nội dung phản ánh trên TK
139 như sau:
Bên Nợ : - Các khoản phải thu khó đòi đã xử lý,
- Hoàn nhập dự phòng vào cuối niên độ kế toán.
Nguyễn Thị Hồng Nhung KTA-CD24
5
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Bên Có : Trích lập dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí.
Số dư Có : Số dự phòng phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ.
Cách trích lập cụ thể như sau:
- Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác
định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính toán xác định
số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần
phải trích lập năm nay lớn hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên
độ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch dự phòng cần phải trích lập thêm là :
Nợ TK 642: Số cần trích lập thêm tính vào chi phí
Có TK 139 : Số dự phòng trích lập bổ sung
- Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập năm nay nhỏ hơn số dự
phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết thì số
chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí :

Nợ TK 139: Số chênh lệch dự phòng phải hoàn nhập
Có TK 642 : Ghi giảm chi phí
- Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được , được
phép xoá nợ, kế toán ghi :
Nợ TK 139:
Nợ TK 642:
Số tính trên phần đã trích lập dự phòng (nếu có)
Số tính trên phần chưa trích lập dự phòng
Có TK 131 :
Có TK 138 :
Xóa sổ số phải thu khách hàng
Xóa sổ số phải thu khác
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”
- Đối với khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó thu hồi được,
kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112: Số đã thu được
Có TK 711 : Ghi tăng thu nhập khác
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”
*>Về công tác quản lý nợ phải thu khách hàng
Tại công ty, hàng hoá được xuất bán cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau,
vì vậy việc quản lý quá trình thu tiền bán hàng theo từng đối tượng khách hàng là hết
sức phức tạp, đòi hỏi phải có sự tổ chức khoa học và hợp lý. Hiện nay, công ty đã tiến
hành theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng thông qua các Sổ chi tiết, Sổ tổng hợp
Nguyễn Thị Hồng Nhung KTA-CD24

×