Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

chiến lược sản phẩm của pepsico việt nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.32 KB, 33 trang )

LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................5
1.1 Một số khái niệm..............................................................................................5
1.2 Vai trò của chiến lược sản phẩm.......................................................................6
1.3 Các chiến lược sản phẩm..................................................................................7
1.3.1 Chiến lược về nhãn hiệu............................................................................7
1.3.2 Chiến lược về dòng sản phẩm....................................................................8
CHƯƠNG 2: ...........................................................................................................10
CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA PEPSICO VIỆT NAM.......................................10
2.1 Tổng quan về PepsiCo....................................................................................10
2.1.1 PepsiCo toàn cầu......................................................................................10
2.1.2 PepsiCo Việt Nam...................................................................................11
2.2 Chiến lược sản phẩm của PepsiCo Việt Nam..................................................12
2.2.1 Pepsi........................................................................................................12
2.2.1.1 Về hương vị và kiểu dáng.................................................................12
2.2.1.2 Về màu sắc ......................................................................................13
2.2.2 Aquafina.................................................................................................14
2.2.3 Twister.....................................................................................................15
2.2.4 Dòng sản phẩm Mirinda...........................................................................16
2.2.4.1 Mirinda Xá xị và Mirinda Cam.........................................................16
2.2.4.2 Mirinda Sorbet Vị kem dâu..........................................................16
2.2.5 Sting.......................................................................................................17
2.2.6 H2OH....................................................................................................20
2.2.7 SevenUp & SevenUP Revive..................................................................23
1
2.2.8 Body Natural..........................................................................................27
2.2.9 Poca.......................................................................................................28
2.2.10 Lipton....................................................................................................29
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN............................................................31
3.1 Kiến nghị........................................................................................................31


3.2 Kết luận..........................................................................................................32
2
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi nhu cầu con người ngày một càng cùng với sự phát triển của nền
kinh tế thế giới thì các công ty, tổ chức kinh doanh đang phải nổ lực hết mình để tạo
ra hàng loạt những sản phẩm, dịch vụ vượt qua đối thủ cạnh tranh, thống lĩnh thị
trường và tối đa hóa lợi nhuận bằng cách thõa mãn khách hàng một cách tốt nhất.
Nhưng để thực hiện được điều đó, quan trọng công ty phải đưa ra được những chiến
lược phù hợp nhất và tối ưu nhất cho công ty mình trong từng thời điểm. Và thực tế
trên thị trường hiện nay, đã có rất nhiều công ty thành công nhờ có những chiến lược
marketing phù hợp, xâm nhập đúng thị trường,…. Dẫn đầu trong ngành hàng nước
giải khát và thực phẩm có PepsiCo. PepsiCo đã liên tục cho ra những sản phẩm “lấy
lòng” được khách hàng, vượt qua được những đối thủ cạnh tranh lớn để ngày càng
khẳng định vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này. Do đâu nào mà PepsiCo thành công đến
vậy ? Chúng ta hãy cùng Group 1 tìm hiểu về vấn đề này thông qua đề tài: “chiến
lược sản phẩm của công ty PepsiCo Việt Nam.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài tiểu luận nghiên cứu về những chiến lược sản phẩm của PepsiCo Việt Nam,
từ đó đưa ra những kiến nghị của nhóm và cuối cùng là có thể rút ra một số nhận xét,
đánh giá khách quan của người theo học chuyên ngành quản trị.
3. Nội dung nghiên cứu
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
• Chương 1: Cơ sở lý luận
• Chương 2: Chiến lược sản phẩm của PepsiCo Việt Nam
• Chương 3: Kiến nghị và kết luận
4. Phương pháp nghiên cứu
• Nghiên cứu các giáo trình, tài liệu tham khảo về Quản Trị Marketing.
3

• Nghiên cứu về PepsiCo Việt Nam.
• Tham khảo thông tin trên các tạp chí điện tử, trang thông tin trực
tuyến.
5. Kết quả nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu và làm đề tài, nhóm Group1 đứng trên góc nhìn của những
sinh viên chuyên ngành quản trị để phân tích, đánh giá các chiến lược về sản phẩm
mà PepsiCo Việt Nam đã thực hiện, đồng thời đưa ra những nhận xét dưới cái nhìn
một của người tiêu dùng. Sau đó nhóm có đề xuất một số kiến nghị liên quan chiến
lược sản phẩm cho PepsiCo Việt Nam.
Trong quá trình tìm hiểu đề tài, chắc chắn nhóm không thể không tránh khỏi
những thiếu sót do tầm nhìn và kiến thức còn hạn chế, nên rất mong bạn đọc góp ý
kịp thời để nhóm hoàn thiện đề tài tốt hơn. Mọi ý kiến, thắc mắc xin gửi về địa chỉ
email: Chúng tôi sẽ đón nhận ý kiến và kịp thời giải đáp thắc
mắc của bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn.
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm
 Sản phẩm: sản phẩm là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay
mong muốn và được chào bán rên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử
dụng hay tiêu dùng. Sản phẩm có thể là những vật thể là những hàng hóa hữu hình
hay dịch vụ, ý tưởng…
– Các thành phần của một sản phẩm: sản phẩm cốt lõi, sản phẩm hiện thực,
sản phẩm mở rộng.
– Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm: giới thiệu, tăng trưởng, trưởng
thành, suy thoái.
 Chiến lược: liên quan tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh
tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyến định chiến
lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh
tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới v.v..

 Chiến lược sản phẩm bao gồm các quyết định liên quan đến sản phẩm, như
quyết định về chất lượng: bao gói nhãn hiệu, chủng loại và quyết định đổi mới sản
phẩm.
 Sản phẩm mới: sản phẩm mới bao gồm sản phẩm được cải tiến, được bổ
sung thêm chức năng, hoặc là sản phẩm có nhãn hiệu mới mà công ty phát triển thông
qua chính nỗ lực nghiên cứu và phát triển của công ty.
Có thể phân ra làm 6 loại sản phẩm mới:
• Mới đối với thế giới (new to the world) là những sản phẩm hoàn toàn mới, tạo
ra một thị trường mới hoàn toàn.
• Dòng sản phẩm mới (new-product line) là những sản phẩm không mới đối
với thị trường nhưng nó giúp cho công ty lần đầu tiên gia nhập một thị trường đã có.
• Bổ sung cho dòng sản phẩm hiện có (addition to existing product lines) là
những sản phẩm mới của công ty nhằm bổ sung cho dòng sản phẩm hiện có của
mình.
5
• Những sản phẩm được cải tiến và tu chỉnh lại (improvements and revisions
to existing products) là những sản phẩm không thật sự là mới nhưng chúng có giá trị
cao hơn và thay thế các sản phẩm hiện có.
• Định vị lại (repositioning) là những sản phẩm hiện có được tung vào thị
trường mới hay những áp dụng mới.
• Giảm giá (cost reduction) là những sản phẩm hiện có với cùng tính năng cũng
như chất lượng nhưng được giảm giá.
1.2 Vai trò của chiến lược sản phẩm
Việc triển khai đồng bộ và hữu hiệu các quyết định này sẽ tăng cường khả
năng cạnh tranh cho sản phẩm và đảm bảo sự thành công của nó trên thị trường.
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình
thứ vũ khí cạnh tranh hiệu quả nhất. Thực tế, có 3 loại vũ khí cạnh tranh thường được
sử dụng là:
- Cạnh tranh bằng sản phẩm
- Cạnh tranh bằng giá cả

- Cạnh tranh bằng các yếu tố khác
Trong ba loại đó, sản phẩm là vũ khí cạnh tranh cơ bản và lâu bền nhất. Vì
vậy, sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Trong hệ thống các chiến lược Marketing, chiến lược sản phẩm là bộ phận giữ
vị trí xương sống, trụ cột, quyết định trực tiếp đến hiệu quả và uy tín của nhà kinh
doanh.
Chiến lược sản phẩm sẽ quyết định những vấn đề chủ yếu nhất trong hoạt
động kinh doanh. Đó là phương hướng sản xuất, quy mô và tốc độ phát triển của hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Nhờ các hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng, doanh nghiệp có thể
tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng có chất lượng cao, có khả năng
cạnh tranh mạnh mẽ. Nó còn giúp doanh nghiệp xây dựng được một cơ cấu sản phẩm
tối ưu, làm cơ sở để đầu tư hợp lý và có hiệu quả.
6

×