Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.41 KB, 13 trang )

I.TÌNH HUỐNG :

“HÃY HẠN CHẾ SỬ DỤNG BAO BÌ NYLON?”
II.MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để giải quyết được vấn đề: “Hãy hạn chế sử dụng bao bì nylon” thì
chúng ta cần kết hợp kiến thức các môn học khi ngồi trên ghế nhà trường
như: Sinh học , Hóa học, vật lý , công dân
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Theo kiến thức hóa học và sinh học mà tôi biết nylon là một loại như tơ kết
hợp hóa học với đặc tính khó phân hủy trong tự nhiên. Theo các nhà khoa học,
các loại túi nylon phải mất từ 500 - 1.000 năm mới tự phân hủy. Nếu bao bì
nylon bị lẫn vào đất thì sẽ làm cản trở quá trình sinh trưởng của cá loài thực vật
bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở
vùng đồi núi. Còn trên các dòng kênh, con rạch đều bắt gặp những chiếc túi
nylon đang dập dềnh trôi nổi trên mặt nước. Từ đây, túi nylon sẽ gây tắc nghẽn
các hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và dịch bệnh phát sinh. Còn
nếu bao bì nylon bị trôi ra biển sẽ làm các sinh vật chết khi nuốt phải. Còn theo


các chuyên gia trong lĩnh vực hóa học, trong một số loại túi nylon có lẫn lưu
huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit
sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit có hại cho người và động vật. Tệ hơn nữa,
túi nylon làm bằng nhựa PVC khi cháy sẽ tạo ra chất điôxin gây ngộ độc, khó
thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và
các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ... Đặc biệt, dùng túi nylon màu chứa thực phẩm
có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho
não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Việc này không chỉ có ở nước ta mà
nhiều nước trên thế giới, rác thải túi nylon đã được gọi là “ô nhiễm trắng”.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Sau đây sẽ là một số biện pháp để giải quyết vấn đề trên:


- Chúng ta hãy hạn chế sử dụng bao bì nylon, giảm thiểu lượng bao nylon bằng
cách giặt phơi để có thể dùng lại chúng
- Sử dụng các túi đựng bằng giấy, lá thay vì bằng nylon nhất là để gói thức ăn.
- Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng bao bì nylon cho gia
đình, bạn bè và mọi người trong cộng đồng để cùng nhau đưa ra những giải
pháp tốt hơn cho vấn đề sử dụng bao bì nylon trước khi vứt bỏ chúng dến mức
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:


1. Thực trạng


Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – đô thị hóa (CNH –
ĐTH) và cùng với nó là sự gia tăng chất thải sinh hoạt, trong đó có chất thải túi
nilon. Các bao bì nilon hiện đang sử dụng ở nước ta và nhiều nước trên thế giới
thuộc loại khó và lâu phân hủy. Những đặc điểm ưu việt trong sản xuất và tiêu
dùng túi nilon đã làm lu mờ các tác hại đối với môi trường khi thải bỏ. Đó cũng
là lý do chính yếu giải thích tại sao túi nilon lại được dùng rất phổ biến ở nhiều


quốc gia trên thế giới bất chấp những cảnh báo về tác hại to lớn và nhiều mặt
tới môi trường, sức khỏe và trở thành vấn nạn trong quản lý môi trường ở hầu
hết các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
1. Thực trạng và vấn đề quản lý chất thải túi nilon ở nước ta
Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân hủy, khi thải
ra môi trường phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân
hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi
qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, từ đó

làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và
nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe
con người. Trong thực tế, nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất
khi ngấm vào nguồn nước sẽ xâm nhập vào cơ thể người gây rối loạn chức năng
và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Túi nilon làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây
ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra, túi nilon còn gây mất mỹ quan và cảnh quan. Ô nhiễm môi trường do
chất thải túi nilon hiện được các nhà môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”.
Ở nước ta, việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong các hoạt động sinh hoạt
xã hội, chủ yếu và đặc biệt là loại túi siêu mỏng, thể hiện sự dễ dãi của cả người
cung cấp cũng như người sử dụng; người bán sẵn sàng đưa thêm một hoặc vài
chiếc túi nilon cho người mua khi được yêu cầu; người mua ít khi mang theo
vật đựng (túi xách, làn…) vì biết chắc chắn rằng khi mua hàng hóa sẽ có túi
nilon kèm theo để xách về.


Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng túi nilon được sử dụng ở
Việt Nam nhưng đã có một số khảo sát, ước tính về số lượng này. Tuy có sự
khác nhau về con số nhưng ấn tượng chung là rất lớn và chưa được quản lý ở
hầu hết tất cả các khâu của vòng đời túi nilon: từ sản xuất, lưu thông phân phối,
sử dụng cho đến thải bỏ, thu gom, xử lý.
Theo một khảo sát của cơ quan môi trường, trung bình một người Việt Nam
trong 1 năm sử dụng ít nhất 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ 2005
đến nay, con số này là 35 kg/người/năm. Năm 2000, trung bình một ngày, Việt
Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay, con số đó là 2.500
tấn /ngày và có thể còn hơn.
Với số lượng và khối lượng túi nilon được sử dụng và thải bỏ hàng ngày lớn
như vậy nhưng việc quản lý chúng trong nhiều năm qua và cho đến nay ở nước ta
vẫn đang là vấn đề còn chưa tìm được lời giải hợp lý. Đã có những đề xuất: cấm
sử dụng; áp dụng các công cụ kinh tế (thuế, phí…); công cụ giáo dục, nâng cao

nhận thức nhưng cũng từ bài học kinh nghiệm sử dụng các biện pháp đó ở các
nước cho thấy, hiệu quả của các biện pháp này không cao mà nguyên nhân
chính yếu là sự tiện dụng cao và giá cả thấp của túi nilon. Chính điều này đã
làm cho sản phẩm túi nilon hiện diện ở khắp nơi trong đời sống xã hội. Sự tiện
dụng cao làm cho túi nilon trở thành vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt hàng
ngày của mỗi người dân. Giá thành, giá cả thấp không chỉ thúc đẩy sản xuất và
tiêu dùng mà còn làm cho việc hạn chế, giảm thiểu, thu gom, sử dụng lại và tái
chế túi nilon ít mang ý nghĩa về kinh tế, không có động cơ thúc đẩy.


Các giải pháp công nghệ được đề xuất, kể cả các sản phẩm thay thế sử dụng túi
nilon khó phân hủy bằng loại túi thân thiện với môi trường cùng các cuộc vận
động “nói không với túi nilon” do các cơ quan quản lý môi trường, các tổ chức
xã hội, thậm chí cả các doanh nghiệp nhưng vẫn không làm cho sản xuất và tiêu
dùng túi nilon giảm đi mà trái lại, túi nilon vẫn gia tăng, môi trường hàng ngày
vẫn phải nhận thêm chất thải túi nilon.
Một thực trạng rất đáng lưu ý là phần lớn người dân, kể cả nhiều nhà sản xuất
và phân phối đều đồng tình, ủng hộ việc hạn chế sử dụng túi nilon khó phân
hủy trong đời sống xã hội. Xin dẫn ra 2 kết quả điều tra xã hội gần đây về thái
độ ứng xử với túi nilon khó phân hủy: một điều tra xã hội với quy mô lớn (toàn
quốc) do một tổ chức truyền thông lớn ở nước ta là VnExpress thực hiện và một
điều tra với quy mô nhỏ (cộng đồng dân cư) do các phóng viên một tờ báo thực
hiện.
Giữa năm 2008, VnExpress thực hiện một điều tra xã hội học “điện tử” với kết
quả là “Trong số hơn 25.000 bạn đọc được hỏi, có đến 92% muốn Chính phủ
cấm dùng túi nilon hoặc giảm dần vì tác hại của nó”.
Còn cuộc điều tra quy mô nhỏ do các phóng viên một tờ báo thực hiện vào đầu
năm 2009 cũng cho kết quả gần như tương tự là có tới 98% người được hỏi
đồng tình “Nên sử dụng các loại túi thân thiện môi trường thay cho túi
nilon”.Như vậy, vấn đề chất thải túi nilon ở nước ta hiện đang được quan tâm

của các bên liên quan với nhận thức khá tốt và khá rõ trong xã hội về tác hại và
tính cấp thiết phải quản lý và xử lý chúng.Trung tâm công nghệ môi trường, cho
biết để giảm thiểu túi nilon chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền tái sử dụng
nhiều lần, hạn chế cấp phép các cơ sở sản xuất mới, khuyến khích tái chế, tái sử


dụng. Mặt khác, cần trợ giá đối với các sản phẩm nilon tự hủy hoặc các sản
phẩm sinh học.
Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng,
trong thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều giải pháp để giải
quyết vấn đề này. Để hiện thực hóa chủ trương kiểm soát ô nhiễm môi trường
do các loại bao bì khó phân hủy, Bộ Tài Nguyên & Môi Trường đã triển khai
thực hiện Dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì khó
phân hủy (còn gọi là túi nylon)” với mục tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức
cho các đối tượng có liên quan về tác hại của túi nilon đối với môi trường và
sức khỏe. Đồng thời, đề xuất những giải pháp cần thiết, hiệu quả trong Đề án
quốc gia về “Khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do các loại bao
bì khó phân hủy" trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2012.
Theo dự đoán của một số tiến sĩ tham gia nghiên cứu thì đến năm 2015 giảm
40% lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại trên địa
bàn TP.HCM và một số tỉnh lân cận so với lượng sử dụng vào năm 2010 là gần
70 tấn/ngày. Việc hạn chế sử dụng túi nylon trong thời gian qua ở thành phố
cũng chỉ dừng lại ở sự vận động là chính, như thông qua hoạt động của Ngày
hội tái chế; Tháng sử dụng túi thân thiện... Để đạt được mục tiêu trên, đã có
người đề xuất giải pháp: “Việc giải quyết vấn đề chất thải túi nilon khó phân
hủy cần được tiến hành với nhiều giải pháp đồng bộ. Chúng ta đang có nhiều
điều kiện và giải pháp hứa hẹn khả năng thay thế túi nylon bằng các loại bao bì
thân thiện môi trường. Việc nghiên cứu và đưa bao bì phân hủy sinh học vào
ứng dụng thay thế túi nylon cần nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước về những quy
định, chính sách khích lệ thay đổi thói quen sử dụng túi nylon, định hướng



chiến lược trong công tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải phù hợp để giảm
tác động xấu đến môi trường.”
2. Một số gợi ý giải pháp chính sách
Về giải pháp chính sách, xin trở lại với loại giải pháp hành chính là cấm lưu
hành và sử dụng túi nilon như Trung Quốc hiện được áp dụng từ ngày 1/6/2008.
Điều kiện để áp dụng giải pháp cấm đoán thường được nêu là có chế tài, bộ
máy giám sát thực thi tốt, có vật dụng thay thế. Xin bổ sung thêm điều kiện nữa
về kinh tế, điều kiện này là quan trọng, mang tính chất quyết định vì một khi
thu nhập dân cư còn thấp thì hành vi của người tiêu dùng (cả người sản xuất,
phân phối) tất yếu hướng nhiều vào loại hàng hóa, dịch vụ giá rẻ. Trong trường
hợp túi nilon giá thì rẻ còn được khuyếch đại lên nhiều bởi tính tiện dụng, kết
quả là người tiêu dùng thu nhập thấp lựa chọn túi nilon mặc dù nhận thức được
tác hại tới môi trường và sức khỏe, sự cấm đoán sẽ ít tác dụng.
Như vậy, đối với chất thải túi nilon nên hướng chủ yếu vào các giải pháp kinh
tế. Các loại giải pháp khác (kể cả hành chính) là bổ sung, hỗ trợ. Cần cả 2 loại
giải pháp kinh tế là công cụ thị trường và trợ giá.
Về công cụ thị trường, đó là quan hệ cung – cầu và giá cả. Cần tăng cường cung
cấp cho thị trường loại túi nilon thân thiện môi trường đồng thời hạn chế sản
xuất và cung ứng loại túi nilon khó phân hủy. Năng lực sản xuất loại túi nilon
thân thiện môi trường ở nước ta được đánh giá là có khả năng với công nghệ
trong nước, đã đưa ra thăm dò thị trường một số năm gần đây nhưng kết quả
chưa nhiều vì lý do chưa cạnh tranh được với loại túi nilon khó phân hủy đang
thông dụng hiện nay về giá cả. Mặc dù đã có những cố gắng giảm chi phí sản
xuất nhưng vẫn còn cao hơn vài chục phần trăm so với sản xuất loại túi nilon


khó phân hủy. Công ty ALTA ở TP Hồ Chí Minh đã sản xuất loại bao bì nhựa
có thể tự phân hủy (từ 3 tháng đến lâu hơn tùy theo yêu cầu) từ năm 2003, đã

đưa ra thăm dò thị trường và đang xuất khẩu mặt hàng này ra nước ngoài. Tuy
nhiên, theo người phụ trách kinh doanh Công ty, do giá thành của bao bì nhựa
tự hủy cao hơn bao bì nhựa thường từ 15 – 20% nên chưa được các khách hàng
trong nước lựa chọn.
Sự trợ giúp này về BVMT phù hợp với chức năng quản lý nhà nước và đã được
luật định (Khoản 6, Điều 5; Mục c, khoản 2, Điều 111, Luật Bảo vệ môi trường
2005 và được cụ thể hóa tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 về
ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT). Nhiều nước trên thế giới cũng đang trợ giá
cho các bao bì thân thiện môi trường (một số siêu thị ở Thái Lan áp dụng giảm
15 -30% cho những khách hàng dùng túi xách của mình để đựng đồ). Sự trợ
giúp này đối với trường hợp loại túi nilon khó phân hủy với giả định giá bán
hiện nay ở nước ta khoảng 200 đ/túi thì trợ giúp của Nhà nước (trợ giá) khoảng
15% sẽ là 30 đ/túi. Với mức tiêu dùng hiện nay (khoảng 30 tỷ chiếc/năm) và giả
định lộ trình thay thế trong một số năm trước mắt là 10% số lượng mỗi năm thì
ước tính mức trợ giá của Nhà nước cho loại túi nilon thân thiện môi trường
khoảng gần 100 tỷ đồng mỗi năm.
Cũng có thể đưa vào cân nhắc con số ngân sách sự nghiệp môi trường hàng năm
dành cho kiểm soát, bao gồm cả xử lý ô nhiễm môi trường do chất thải và các
khoản thu khác từ môi trường (thuế, phí, phạt…) cũng như các nguồn quốc tế
(hỗ trợ chính thức và phi chính thức) cho môi trường cùng khả năng trích ra hỗ
trợ sản xuất túi nilon thân thiện môi trường để có thêm cơ sở về kinh tế – tài
chính cho việc lựa chọn giữa trợ giá với chấp nhận xử lý “theo cuối đường ống”


như hiện nay. Cũng lưu ý thêm rằng, sự trợ giá này chỉ diễn ra trong một số
năm nhất định để mang tính chất tạo đà vì theo quy luật thị trường, khi thị phần
của sản phẩm mới đạt tới tỷ lệ nhất định (thường là điểm “hòa vốn”) thì doanh
nghiệp tự cân đối mà không cần tới sự trợ giúp từ bên ngoài.
Theo quy định tại Khoản 3, Nghị định số 04/2009/NĐ-CP thì nguồn kinh phí hỗ
trợ giá được lấy từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam còn hạn chế về nguồn vốn

huy động thì cần thêm nguồn hỗ trợ khác có thể huy động theo quy định của
pháp luật. Theo tính toán sơ bộ, bên cạnh khả năng hỗ trợ của Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam thì với khoản ngân sách sự nghiệp môi trường hàng năm (1%
tổng chi ngân sách – khoảng 5.000 tỷ đồng) và các khoản thu khác từ môi
trường cùng các khả năng khác như khoản ngân sách sự nghiệp kinh tế của các
Bộ, ngành, địa phương có thể chi cho BVMT, các nguồn quốc tế cho môi
trường ước hàng nghìn tỷ đồng nữa thì việc cân nhắc khoản trợ giá khoảng một
vài trăm tỷ đồng mỗi năm (trong vài năm) hỗ trợ sản xuất túi nilon thân thiện
môi trường chắc không phải là khó khăn.
Các giải pháp khác được tiến hành đồng thời cũng sẽ góp phần hỗ trợ người
phân phối và người tiêu dùng lựa chọn sử dụng túi nilon thân thiện môi trường
và qua đó tăng nhanh tỷ phần thị trường của loại túi này, giúp giảm dần sự trợ
giá cho sản xuất.
Vấn đề chất thải túi nilon khó phân hủy ở nước ta đang và vẫn sẽ còn là nóng
với sự tích tụ độ nóng ngày một tiến gần tới điểm “cháy”. Những bức xúc, tác
động tiêu cực nhiều mặt từ chất thải túi nilon khó phân hủy không được quản lý
tốt đang tăng lên ở tất cả các địa bàn, đặc biệt là những nơi có đông dân cư sinh
sống. Việc giải quyết vấn đề chất thải túi nilon khó phân hủy cần được tiến


hành với nhiều giải pháp đồng bộ, đồng thời; nhưng khó khăn nhất vẫn là làm
sao giảm sử dụng và thay thế bằng loại túi khác thân thiện môi trường. Cách
tiếp cận kinh tế nêu trên cung cấp một cách nhìn và cách giải quyết “trọng thị
trường”, tập trung vào công cụ kinh tế, đi từ cung cấp ngày càng nhiều hơn loại
túi thay thế thân thiện môi trường gắn với sự hỗ trợ kinh tế của Nhà nước mang
tính chất tạo đà trong một thời gian nhất định (tiệm cận tới điểm hòa vốn) và đi
liền với các công cụ quản lý khác (chính sách, cơ chế tạo hành lang pháp lý
thuận lợi, hành chính, giáo dục, nâng cao nhận thức…)
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TINH HUỐNG:
Mục tiêu giáo dục hiện nay nhằm tạo ra những con người toàn diện, có

đầy đủ kiến thức về nhiều lĩnh vực trong đời sống nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu
cầu của xã hội. Việc giải quyết tình huống có ý nghĩa giúp chúng ta rèn luyện
việc vận dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết một hiện tượng, một
vấn đề nào đó trong đời sống. Đồng thời việc giải quyết thành công tình huống
“Tại sao không nên dùng bao bì ni lông” một lần nữa khẳng định lợi thế về việc
hiểu biết kiến thức liên môn của người học. trong thực tiễn học tập chúng ta còn
gặp rất nhiều tình huống khác nhau từ tình huống đơn giản đến tình huống phức
tạp cần phải giải quyết, mà muốn giải quyết được các tình huống đó chúng ta
phải sử dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau như: Để có thể giải được
một bài toán phối hợp phức tạp, thì cần có sự kết hợp kiến thức của các môn
khoa học tự nhiên Toán- Lý- Hóa- Sinh hay muốn giải được các bài tập tiếng
Anh? Làm sao để học giỏi môn tiếng Anh? Và ứng dụng chúng như thế nào
trong đời sống? của bộ môn tiếng anh thì cần sự dụng kiến thức mình về mọi
môn học có để có thể giao tiếp, tranh luận với bạn bè quốc tế. Tóm lại, ý nghĩa
thật sự của việc hiểu biết kiến thức liên môn là vận dụng kiến thức của nhiều


môn học để có thể giải quyết những vấn đề thực tiễn trong đời sống, có thể giải
thích được các hiện tượng thiên nhiên mà mình thường gặp.
Đây chỉ là thông tin và chút kiến thức, suy nghĩ của riêng chúng em. Tuy
còn nhiều hạn chế nhưng mong mọi người thông cảm và cho chúng em
lời khuyên chân thành. Chúng em thành thật cảm ơn.



×