Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Hiệu quả sử dụng các yếu tố ngôn ngữ của phong cách hội thoại trong thơ phạm tiến duật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.43 KB, 49 trang )

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************

NGUYỄN QUANG ĐẠI

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ
NGÔN NGỮ CỦA PHONG CÁCH HỘI THOẠI
TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

HÀ NỘI - 2007

5


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***************

NGUYỄN QUANG ĐẠI



HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ
NGÔN NGỮ CỦA PHONG CÁCH HỘI THOẠI
TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Người hướng dẫn khoa học
TH.S. GVC. LÊ KIM NHUNG

HÀ NỘI - 2007

6


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nói đến sáng tạo thơ không thể không nói đến sáng tạo ngôn ngữ.
Nói đến nghệ thuật thơ không thể không nói đến nghệ thuật ngôn từ. Trong
thơ, ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng. Nó dường như vượt qua ngoài
phạm trù hình thức. Và chỉ có ở thơ vai trò của ngôn ngữ mới có tính đặc thù
như vậy. Do đặc trưng của thể loại, thơ nghiêng hẳn về phương diện bộc lộ
cảm xúc, tâm hồn, đôi khi có ngẫu hứng xuất thần. Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã
viết: “Người thơ phong vận như thơ ấy”. Chính vì thế, việc nghiên cứu ngôn
ngữ trong tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá cái

hay, cái đẹp của tác phẩm, đồng thời góp phần khẳng định được nét độc đáo,
phong cách riêng của mỗi tác gia văn học.
1.2. Phạm Tiến Duật là một nhà thơ có tài và có phong cách độc đáo.
Điều này ai cũng biết. Nhưng chỉ ra được một cách khoa học tài thơ độc đáo
ấy, nhất là lý giải nó lại vô cùng khó. Sự không biết mà dường như biết này
làm cho ít ai “cất công đi tìm cái vân tay mà nhà thơ đã điểm vào từng trang
giấy” [15, tr.2]. Tài năng của Phạm Tiến Duật là sự sáng tạo mới mẻ về nội
dung và hình thức nghệ thuật, đặc biệt là cách sử dụng ngôn ngữ giàu hình
ảnh. Vì thế, các tác phẩm của ông không chỉ được đưa vào giảng dạy trong
nhà trường phổ thông mà còn được đông đảo bạn đọc yêu mến.
Việc nghiên cứu thơ Phạm Tiến Duật không những có ý nghĩa khoa học
ngôn ngữ mà còn đáp ứng được yêu cầu của thực tế giảng dạy môn Ngữ văn
nói chung, phân môn tiếng Việt nói riêng trong nhà trường.
1.3. Thơ Phạm Tiến Duật là một kiến trúc ngôn từ khác lạ, một ngôn
ngữ khác lạ. Đọc thơ ông, hoặc bằng sự mẫn cảm, hoặc bằng phương pháp

7


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

thống kê, có thể chỉ ra được những nét độc đáo trong cách sử dụng ngôn từ.
Việc nghiên cứu ngôn ngữ để khẳng định phong cách cá nhân và sự sáng tạo
của tác gia văn học là việc làm cần thiết của tất cả những người học văn và
yêu văn. Nghiên cứu ngôn ngữ trong thơ Phạm Tiến Duật là đề tài phong phú
khiến nhiều người quan tâm, trong đó nổi bật lên là yếu tố ngôn ngữ khẩu ngữ
trong thơ ông. Đề tài “Hiệu quả sử dụng các yếu tố ngôn ngữ của phong
cách hội thoại trong thơ Phạm Tiến Duật” nằm trong hệ thống các đề tài

thuộc chuyên ngành phong cách học mà chúng tôi nghiên cứu. Nó không chỉ
có giá trị về mặt lý thuyết, cho việc giảng dạy mà còn giúp cho học sinh thêm
yêu quý hơn sự giàu có và phong phú của tiếng Việt.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn như trên, chúng tôi lựa chọn
nghiên cứu đề tài này.

2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu việc sử dụng yếu tố ngôn ngữ của phong cách hội thoại
trong thơ Phạm Tiến Duật đã được nhiều tác giả quan tâm, khai thác ở nhiều
khía cạnh:
2.1. Tác giả Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết “Vầng trăng quầng lửa Tập thơ đầu tay của Phạm Tiến Duật” [4, tr.381] đã chỉ ra bản chất của phong
cách hội thoại - yếu tố ngôn ngữ khẩu ngữ trong thơ Phạm Tiến Duật ở các
phương diện:
- Đề tài:
Tác giả đã chỉ ra những “nét độc đáo, khó nhầm lẫn” trong thơ Phạm
Tiến Duật đó là “Anh viết về bộ đội, về không quân, về những người lái xe, về
thanh niên xung phong, về bà mẹ và em bé, cảnh sinh hoạt hằng ngày, về

8


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

thiên nhiên và tình yêu”. Đó chính là lối tư duy dân dã phù hợp với tâm hồn
và tính cách Việt.
- Giọng điệu - kết cấu hình thức:
Phạm Tiến Duật đi đến cái hiện đại từ cái truyền thống, vần nhịp, dạng
thái câu thơ, hình thức kết cấu “đã có sức mạnh của nó”. Nó phụ thuộc vào

nội dung, biến đổi cùng nội dung.
- Ngôn ngữ:
+ Sử dụng rộng rãi ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, sinh động. Nhà thơ
không phải “ca hát” mà có thể “nói bình thường”.
+ Các biện pháp kết hợp và so sánh bất ngờ, biến đổi hình thức theo
nhu cầu của nội dung mới.
+ Dùng phương thức ví von nhân hoá, dùng hình ảnh thiên nhiên dân
dã để nói tới tình cảm của con người.
+ Sử dụng lối đối đáp, các đại từ phiếm chỉ, từ láy...
Hệ thống các luận điểm đã được tác giả Nguyễn Văn Hạnh khai thác,
phân tích khá chi tiết và được triển khai thành các ý rõ ràng, cụ thể. Nhà
nghiên cứu đã nêu được những thành công của Phạm Tiến Duật về nội dung,
nghệ thuật và một số biểu hiện của yếu tố ngôn ngữ đời thường trong thơ ông.
Nhưng thực chất tính chất của chuyên luận là lý luận và phê bình văn học. Vì
vậy, những biểu hiện mà tác giả đưa ra mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét,
minh hoạ.
2.2. Tác giả Đỗ Trung Lai trong “Một chặng đường thơ Phạm Tiến
Duật” [10, tr.147] đã viết “Nếu biết khí chất anh thì thấy điều đó càng đúng.
Nhưng thông thường, ta phải làm ngược lại - từ thơ mà tìm ra khí chất nhà
thơ”[10, tr.147]. Tác giả đã nhận xét về sự thành công trong việc sử dụng
ngôn ngữ đời thường trong thơ Phạm Tiến Duật. “Trước Phạm Tiến Duật

9


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

không phải chưa có người đưa những chi tiết thực vào thơ. Nhưng có thể nói,

chưa ai làm được một cách ồ ạt và thành công như vậy...” [10, tr.148].
2.3. Tác giả Mã Giang Lân trong “Nhận xét ngôn ngữ thơ hiện đại Việt
Nam” [11, tr.16] đã có những nhận xét chung về ngôn ngữ các nhà thơ trưởng
thành trong kháng chiến chống Mỹ trong đó có Phạm Tiến Duật như sau:
“Đây là thời kỳ chuyển hoá giữa cái cũ và cái mới. Khi thơ có tác dụng thiết
thực tới cuộc sống, có ý thức gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của nhân dân thì
ngôn ngữ thơ thực sự là ngôn ngữ của nhân dân. Các nhà thơ xuất hiện từ
phong trào sáng tác của quần chúng ở các cơ sở sản xuất, các đơn vị bộ đội...
đã có những đóng góp cho ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ của họ là ngôn ngữ
cuộc sống, từ cuộc sống đi vào thơ, không cầu kỳ, gò bó mà giản dị như lời ăn
tiếng nói hằng ngày của nhân dân” [11, tr.17].
2.4. Tác giả Trần Đăng Xuyền trong “Phong cách thơ Phạm Tiến
Duật” [18, tr.43] cũng đã khảo sát, phân tích và làm nổi bật phong cách riêng
của Phạm Tiến Duật. Trong quá trình tìm hiểu tác giả đã đề cập tới các biểu
hiện về ngôn ngữ và khẳng định “Phạm Tiến Duật là nhà thơ trẻ trong thời kỳ
chống Mỹ, tiêu biểu cho khuynh hướng mở rộng cánh cửa nghệ thuật để ngôn
ngữ sinh hoạt hằng ngày, ngôn ngữ xô bồ của đời sống và vào thơ. Thơ anh
như lời nói thường, sử dụng nhiều khẩu ngữ. Ngôn ngữ thơ anh bạo mà không
thô, đẽo gọt mà không uốn éo” [18, tr.45].
2.5. Trong bài “Cuộc thi thơ trên Báo Văn nghệ 1969, thành công tốt
đẹp”, đánh giá về những đóng góp của các nhà thơ đoạt giải trong việc tìm tòi
những cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo, Ban Giám khảo cuộc thi nhấn mạnh
“Thơ Phạm Tiến Duật hồn nhiên mà sâu lắng, cụ thể mà khái quát, rất gần
tiếng nói hằng ngày mà lại rất thơ...”.
2.6. Bài “Cách tân của Phạm Tiến Duật trong Tiểu đội xe không kính”
[7, tr.55], tác giả Đặng Hiển đã làm rõ sự tìm tòi, sáng tạo trong thơ Phạm

10



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

Tiến Duật, đồng thời tác giả cũng đã đề cập đến sự thành công trong nghệ
thuật cách tân, chính là sự cách tân về ngôn ngữ. “Phạm Tiến Duật đã thành
công trong việc tạo nên một ngôn ngữ thơ mới mẻ, thoát ly hẳn mọi ước lệ,
mọi giọng điệu, âm điệu quen thuộc, thậm chí không cần đến mĩ từ Pháp. Cái
mới mẻ đó chủ yếu là cái mới mẻ của đời sống...”, và tác giả đã khẳng định:
Phạm Tiến Duật là nhà thơ đã đưa “chất thơ sử thi lan thấm vào những vần
thơ đời thường” [7, tr.57].
2.7. Tác giả Mai Hương trong “Thơ Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh
cách mạng” [6, tr.50] đã nhận xét khi phân tích bài thơ “Lửa đèn” như sau:
“Từ ánh “lửa đèn”, Phạm Tiến Duật suy nghĩ và khái quát một cách độc đáo
về bản lĩnh, sức sống mãnh liệt của dân tộc. Nhiều câu thơ, hình ảnh của bài
thơ gợi cảm, giàu chất dân gian nhưng cũng giàu triết lý - một thứ triết lý dân
gian, hồn hậu và tươi trẻ...” [6, tr.50].
Như vậy, việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thuộc phong cách hội thoại
trong thơ Phạm Tiến Duật được nghiên cứu không chỉ ở lĩnh vực nghiên cứu
và phê bình văn học mà còn ở cả góc độ ngôn ngữ. Các tác giả phần nào đã
chỉ ra được hiệu quả nghệ thuật của ngôn ngữ hội thoại trong thơ Phạm Tiến
Duật. Có thể nói đây là một vấn đề quan trọng, có giá trị lý luận và thực tế để
khẳng định phong cách thơ Phạm Tiến Duật. Tuy vậy, các công trình nghiên
cứu mới chỉ dừng lại ở việc điểm qua, nếu có bàn tới thì chỉ bó hẹp trong một
tác phẩm hoặc là điểm xuyết trong cả chặng đường văn học. Như thế, chưa
thấy cái hay, cái đẹp và sự phong phú, sinh động của ngôn ngữ hội thoại trong
thơ Phạm Tiến Duật. Mặt khác, những ví dụ trong thơ Phạm Tiến Duật được
lấy làm dẫn chứng chỉ để minh hoạ, thuyết minh và làm sáng tỏ cho một vấn
đề lý thuyết ngôn ngữ mà chưa được nghiên cứu chuyên sâu thành hệ thống.
Trên cơ sở gợi ý của các tác giả đi trước. Chúng tôi lựa chọn đề tài

“Hiệu quả sử dụng các yếu tố ngôn ngữ của phong cách hội thoại trong thơ

11


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

Phạm Tiến Duật” với hy vọng đưa ra được những kết quả thống kê, phân
loại, nhận xét bước đầu về mức độ sử dụng và hiệu quả nghệ thuật của các
yếu tố ngôn ngữ hội thoại trong thơ Phạm Tiến Duật từ góc độ ngôn ngữ.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Với đề tài “Hiệu quả sử dụng các yếu tố ngôn ngữ của phong cách
hội thoại trong thơ Phạm Tiến Duật”, chúng tôi hy vọng góp phần bổ sung
và khẳng định rõ hơn một vấn đề lý thuyết của ngôn ngữ học. Đó là vấn đề:
tính cá thể hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật. Đồng thời, mong muốn góp phần
thêm một tiếng nói khẳng định tài năng nghệ thuật và đặc điểm phong cách
của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Đề tài cung cấp những tư liệu giúp chúng tôi trong việc nghiên cứu,
học tập thơ nói chung và thơ Phạm Tiến Duật nói riêng. Mặt khác, góp phần
vào việc bồi dưỡng cho bản thân năng lực phân tích và cảm thụ thơ văn. Từ
đó, đề tài có thể là tư liệu phục vụ cho giảng dạy văn học và tiếng Việt ở nhà
trường phổ thông sau này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Tập hợp những vấn đề lý thuyết ngôn ngữ có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, thống kê, phân loại các ngữ liệu ngôn ngữ (từ, câu, văn bản...).

- Vận dụng phương pháp phân tích phong cách học để chỉ ra đặc điểm
và hiệu quả sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, đồng thời qua đó khẳng định
yếu tố ngôn ngữ của phong cách hội thoại trong thơ Phạm Tiến Duật từ góc
độ ngôn ngữ.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

12


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả sử dụng yếu tố ngôn ngữ của phong cách hội thoại trong thơ
Phạm Tiến Duật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát từ góc độ ngôn ngữ qua ngữ liệu thống kê tập thơ “Vầng trăng
và những quầng lửa” của Phạm Tiến Duật, Nxb Văn học, H, 1983.

5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, hệ thống hoá và phân loại các phương tiện và
biểu hiện của yếu tố ngôn ngữ của phong cách hội thoại trong thơ Phạm Tiến
Duật từ góc độ ngôn ngữ.
- Phương pháp miêu tả và phân tích phong cách học để nhận biết về đặc
điểm cũng như hiệu quả sử dụng các phương tiện ngôn ngữ.

13



NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm phong cách ngôn ngữ hội thoại (Phong cách sinh hoạt
hằng ngày)
Theo PGS. TS. Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học tiếng
Việt” thì “Phong cách sinh hoạt hàng ngày (PCSHHN) là khuôn mẫu thích
hợp để xây dựng lớp phát ngôn (văn bản) trong đó thể hiện vai của người
tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày” [8, tr.122].
Phong cách sinh hoạt hằng ngày được chia ra hai biến thể: sinh hoạt
hằng ngày tự nhiên (thông tục) và sinh hoạt hằng ngày văn hoá (thông dụng).
Phục vụ sự trao đổi thân mật giữa các cá nhân và là ngôn ngữ đời thường của
đông đảo những người dân trong xã hội nên phong cách sinh hoạt hằng ngày
mang tính chất tự nhiên, thoải mái và do đó trở nên sinh động thân mật, gần
gũi thậm chí suồng sã.
1.2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hội thoại
Nếu như ngôn ngữ thơ (ngôn ngữ nghệ thuật) có đặc trưng là tính hình
tượng, tính hàm súc, tính cá thể hoá thì ngôn ngữ của phong cách hội thoại lại
mang những đặc trưng chung là: tính cá thể hoá, tính cụ thể và tính cảm xúc.
Phong cách hội thoại thiên về những chi tiết riêng, cụ thể, sinh động,
bộc lộ rõ rệt tình cảm, thái độ hơn là những chi tiết chung chung, trừu tượng,
trung lập, vô can. Những lời nói chung chung, trừu tượng, khô khan không
thể coi là những lời nói hay trong phong cách hội thoại.
1.3. Đặc điểm của phong cách hội thoại
1.3.1. Đặc điểm ngữ âm


14


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

Sử dụng tất cả các biến thể phát âm để tạo nên sự phong phú, đa dạng.
Trong phong cách hội thoại, người ta có thể phát âm thoải mái theo một tập
quán phát âm địa phương với sự thể hiện không theo chuẩn mực chung của
cách phát âm phụ âm đầu, phụ âm cuối, nguyên âm và thanh điệu.
1.3.2. Đặc điểm về cách dùng từ
- Đặc điểm nổi bật nhất trong sử dụng từ ngữ của phong cách hội thoại
là ưa dùng từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và màu sắc cảm xúc. Đó là
cách so sánh ví von, dùng từ láy, nói quá, nói tắt, nói gộp...
- Dùng nhiều từ địa phương, nhiều ngữ khí từ (à, nhỉ, nhé, nào...), dùng
các từ khẩu ngữ (thằng, đứa, cái...) nhiều thán từ để biểu thị cảm xúc và thực
hiện chức năng tạo tiếp.
Ví dụ: Từ “nhé” có chức năng khuyên răn hay giao hẹn trong câu “Bác
nói cho cháu nghe nhé”.
1.3.3. Đặc điểm về cú pháp
Đặc điểm nổi bật của phong cách hội thoại về mặt cú pháp là hay dùng
những câu hỏi, những câu cảm thán, câu hô đáp, câu có thành tố chèm xen
đưa đẩy, câu rút gọn, câu trực tiếp. Đặc biệt phong cách hội thoại dùng những
kết cấu ngữ pháp riêng mà các phong cách khác ít dùng.
- Dùng “đã ... lại...” thay cho “không những ... mà còn”.
VD: “Anh ta đã không tuân thủ luật đi đường lại còn phá rối trật tự”.
- Dùng kết cấu “động từ - gì mà - động từ” biểu thị thái độ phủ định.
VD: “Học hành gì mà chỉ ăn với chơi”.

- Dùng kết cấu “có thì” để nhấn mạnh:
VD: “Việc gì khó đến mấy quyết tâm làm thì ắt được”.
- Dùng câu hỏi để phủ định:
VD: “Cung cách phục vụ như thế thì liệu có ai đến nữa không?”.

15


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

1.3.4. Đặc điểm về bố cục, diễn đạt
Phong cách hội thoại được sử dụng trong cả dạng nói và dạng viết.
- Dạng nói: Đó là những lời chào hỏi, chuyện trò, tâm sự, bàn bạc, trao
đổi về mọi vấn đề. Giao tiếp trong phong cách hội thoại, người ta dù muốn
hay không vẫn phải lựa chọn những từ ngữ thân mật, giàu hình ảnh và cảm
xúc. Bố cục văn bản ở dạng nói thường không chặt chẽ, luôn có sự chuyển đổi
đề tài. Diễn đạt dài dòng, “dây cà dây muống”.
- Dạng viết: Đó là một mẩu thư của bạn bè, người thân để thăm hỏi
hoặc báo tin cho nhau, một trang nhật ký cá nhân, v.v...
1.4. Đặc điểm sử dụng biện pháp tu từ
Như đã khẳng định ở trên, phong cách hội thoại có đặc trưng chung là
tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể hoá. Để tạo ra chất đời thường, màu sắc
dân gian trong ngôn ngữ thơ, các nhà thơ rất chú ý khai thác sử dụng một số
biện pháp nghệ thuật tiêu biểu như: biện pháp dẫn ngữ, biện pháp so sánh ví
von, biện pháp phóng đại, biện pháp cải danh...
1.4.1. Biện pháp dẫn ngữ
“Dẫn ngữ là phương tiện tu từ bao gồm những thành ngữ, tục ngữ,
danh ngôn, điển cố hoặc thơ văn có giá trị, được dùng hoà lẫn vào lời nói

đang được trình bày, miêu tả để thay thế cho cách diễn đạt thông thường,
trung hoà về tu từ học nhằm làm cho lời nói thêm hàm súc, giàu hình tượng
(trong thơ văn) hoặc tăng thêm sức thuyết phục (trong nghị luận)” [9, tr.77).
Có nhiều cách dẫn khác nhau:
- Mượn một phần hoặc một vế của câu thành ngữ, ca dao.
VD: “Giặc Pháp là cái vỏ quýt dày thì chúng ta phải có thời gian mà
mài móng tay cho thật nhọn rồi mới xé tan xác chúng ra”.
(Hồ Chí Minh)
- Trích dẫn y nguyên một câu thành ngữ, ca dao

16


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

VD: “Nhớ nhau chân cứng đá mềm em nhé
Hẹn ngày đánh Mỹ xong sẽ về tìm nhau”.
(Nguyễn Đình Thi)
- Mượn ý của câu thành ngữ, ca dao
“Biển ở đâu mà muối mặn lời nồng”
(Phạm Tiến Duật)
1.4.2. Sử dụng biện pháp tu từ cải danh
“Cải danh là một biến thể của lối nói chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ,
trong đó người ta dùng tên riêng thay cho tên chung hoặc dùng tên chung
thay cho tên riêng. Ở cả hai dạng của cải danh, sự định danh thứ hai đều dựa
vào sự giống nhau giữa hai khách thể” [9, tr.60].
- Dạng thứ nhất của cải danh về cơ bản là đặc điểm của lời nói hội
thoại. Nó được dùng như một khuôn sáo để nêu tính cách của con người.

VD: “Hắn là một thằng Sở Khanh”
Nhằm chỉ một người đàn ông phụ tình như Sở Khanh.
Hiệu quả tu từ của dạng này không lớn, vì trong những trường hợp này,
cải danh xuất hiện như một ẩn dụ đã phai mờ. Tuy nhiên, trong lời nói nghệ
thuật, cải danh có thể được hồi sinh và thực hiện chức năng cơ bản và nêu
tính cách của con người một cách có hình tượng.
VD:

“Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn”.
(Tố Hữu)

- Dạng thứ hai của cải danh về cơ bản là đặc điểm của lời nói nghệ
thuật. Trong tác phẩm nghệ thuật mà ở đó tất cả các thành tố đều cấu tạo nên
một cấu trúc nhất định, thì tên của nhân vật cũng có giá trị tu từ học, vì tên
của các nhân vật cũng là một trong những thành tố của cấu trúc văn bản.

17


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

VD: “Vâng lời Bụt, Người làm vũ khí và vững vàng chờ đợi, khi Quỷ
Ác mở cuộc tấn công đã vấp phải một cuộc đánh trả kiên cường”
(Truyện Cây nêu ngày tết)
Như vậy, sử dụng phép cải danh đã thể hiện rất rõ những đặc trưng của
phong cách hội thoại. Theo tác giả Cù Đình Tú [14, tr.111]. “Người ta tìm
những cách đặt tên có khả năng gợi ra những hình ảnh, những đặc điểm

riêng biệt, cụ thể thường có ở một người” [14, tr.111].
VD: “Cô thanh niên xung phong ấy, anh Ba Lé, chị Bếp...”
1.4.3. Sử dụng biện pháp tu từ cải dung
“Cải dung là một phương thức hoán dụ chỉ cái chứa đựng thay cho vật
chứa đựng” [9, tr.205]. Có thể nói, cải dung là cách nói có tính chất vừa khái
quát, vừa cụ thể và rất phổ biến trong phong cách hội thoại.
VD: - “Cả trường vui vẻ trong ngày hai mươi tháng mười một”.
- “Cả Hà Nội tưng bừng cờ hoa”.
1.5. Kết luận
1.5.1. Từ sự tìm hiểu về khái niệm, đặc trưng, đặc điểm của phong cách
hội thoại ta thấy: ngôn ngữ trong phong cách hội thoại có ưu điểm là sinh
động, thân mật, dân dã, giao tiếp nhanh chóng và có khả năng biểu cảm cao.
Phong cách hội thoại thể hiện một cách tự nhiên những phong tục, tập quán,
lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Đây chính là kho tàng ngôn ngữ đồ
sộ mà các nhà văn, nhà thơ đã và đang nghiên cứu, khai thác học tập. Sử dụng
ngôn ngữ khẩu ngữ, ngôn ngữ giao tiếp sinh hoạt hằng ngày vào trong thơ
không những vẫn đảm bảo các đặc điểm ngôn ngữ thơ (tính cảm xúc, tính
nhạc, tính đa nghĩa) mà còn là một biện pháp nghệ thuật làm cho ngôn ngữ
thơ có màu sắc tự nhiên, gần gũi.

18


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

- Sử dụng biện pháp dẫn ngữ là một phương thức phổ biến trong các
phong cách ngôn ngữ. Đặc biệt là trong phong cách ngôn ngữ văn chương,
biện pháp này mang lại hiệu quả cao. Cụ thể là, nó tạo ra màu sắc dân gian,

màu sắc hội thoại, tạo ra sự đồng cảm giữa những người cùng chung một vốn
ngôn ngữ, một truyền thống văn hoá. Đồng thời nó làm cho câu nói dễ hiểu,
có tính hình tượng và tính biểu cảm cao.
1.5.2. Sử dụng ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày
của quần chúng nhân dân trong thơ là một biện pháp nghệ thuật
Mặc dù ngôn ngữ thơ (ngôn ngữ nghệ thuật) và ngôn ngữ giao tiếp
hằng ngày (ngôn ngữ hội thoại) có những đặc trưng khác biệt, gần như đối
lập, nhưng việc sử dụng ngôn ngữ của phong cách hội thoại vào trong thơ
không làm mất đi tính ước lệ, tính thẩm mĩ, tính hàm súc của ngôn ngữ thơ.
Trái lại, nó sẽ làm cho ngôn ngữ thơ trở nên gần gũi tự nhiên, dễ hiểu hơn với
đông đảo bạn đọc. Đó chính là hiện tượng “xuyên thấm phong cách”. Tuy
nhiên cũng cần lưu ý rằng ngôn ngữ của phong cách hội thoại khi đi vào thơ
đã trở thành những chi tiết nghệ thuật phục vụ cho mục đích sáng tạo của tác
giả.
Tác giả Cù Đình Tú nhận xét: “Nhờ tài năng sáng tạo đặc biệt của các
nhà văn, nhà thơ, các phương tiện biểu hiện của các phong cách khác đi vào
ngôn ngữ văn chương không phải một tập hợp hỗn độn mà như là các thành
tố của một chỉnh thể có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau và tất cả đều
hướng về một chức năng: chức năng thẩm mỹ... khi tồn trữ với tư cách là một
thành tố của ngôn ngữ văn chương, chúng chỉ gợi ra bóng dáng của các
phong cách chức năng này mà thôi” [14, tr.182].
Đây chính là những cơ sở lý luận để chúng tôi nghiên cứu đề tài này.

19


NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

Kho¸ luËn tèt nghiÖp


2. Kết quả khảo sát thống kê phân loại
Qua khảo sát 57 bài thơ (in trong tập thơ “Vầng trăng và những quầng
lửa” của Phạm Tiến Duật), chúng tôi đã thống kê các ngữ liệu ngôn ngữ (cách
phát âm, dùng từ, đặt câu, tổ chức văn bản, cách sử dụng biện pháp tu từ) để
phân tích và rút ra những nhận xét về hiệu quả sử dụng yếu tố ngôn ngữ hội
thoại trong thơ Phạm Tiến Duật.
Dưới đây là bảng kết quả khảo sát:
Cách sử dụng các yếu tố ngôn ngữ của phong cách hội thoại
trong thơ Phạm Tiến Duật

Số
phiếu

Tỉ lệ
%

Sử dụng từ ngữ 1. Sử dụng từ biến âm

8

1,13

của phong cách 2. Sử dụng từ khẩu ngữ

167

23,7

ngôn


173

24,5

4. Sử dụng từ địa phương

12

1,7

5. Sử dụng từ hô gọi

32

4,5

6. Sử dụng từ láy

138

19,6

7. Sử dụng từ ghép sắc thái hoá

27

3,8

Sử dụng kiểu câu 1. Sử dụng câu kể


31

4,4

của phong cách 2. Sử dụng câu hỏi phủ định

29

4,1

ngôn

19

2,6

23

3,2

2

0,28

3

0,42

2


0,28

ngữ

hội 3. Sử dụng từ ngữ khí từ, trợ từ, thán từ

thoại

ngữ

hội 3. Sử dụng câu có thành phần chêm xen

thoại

4. Sử dụng kiểu câu của phong cách hội
thoại

Sử

dụng

cách 1. Mở đầu bài thơ bằng một câu kể

diễn đạt và bố cục 2. Bài thơ được tổ chức như một câu
của phong cách
ngôn
thoại

ngữ


chuyện kể

hội 3. Bài thơ là một câu nói, một lời kể dài
dòng

20


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

Sử dụng các biện 1. Dẫn ngữ

21

2,98

pháp tu từ đặc 2. Cải danh

13

1,8

trưng của phong 3. Cải dung

9

1,27


704/57

100%

cách

ngôn

ngữ

hội thoại
Tổng cộng

21


NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

3. Phân tích kết quả thống kê
3.1. Sử dụng vốn từ ngữ của phong cách ngôn ngữ hội thoại
3.1.1. Biến âm để tạo từ khẩu ngữ
Sự phong phú của ngôn ngữ thuộc phong cách hội thoại là sử dụng tất
cả các biến thể phát âm để tạo nên sự đa dạng. Trong giao tiếp hằng ngày,
người dân ở các địa phương thường phát âm một cách thoải mái theo một tập
quán phát âm địa phương với sự thể hiện không theo chuẩn mực của phụ âm
đầu, âm cuối, thanh điệu... Sử dụng cách nói biến âm, từ ngữ trong thơ Phạm
Tiến đuật vừa có màu sắc đời thường, vừa có màu sắc địa phương lại vừa có
chất ngang tàng, lãng mạn của người lính. Một nét gì vừa quê kệch nhưng

cũng vừa rất gần gũi, đời thường và không khí trận mạc được toát lên từ đó.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy hiện tượng biến âm trong thơ Phạm Tiến
Duật xuất hiện khá nhiều lần (10 phiếu) và cũng phong phú về dạng, loại:
- Biến âm về thanh điệu (thanh sắc thành thanh ngang, hoặc thanh
huyền thành thanh ngang...).
“Chúng lao xuống nơi nao
Loe ánh lửa,
Gió thổi tắt đèn, bom rơi máu ứa”
(Lửa đèn)
- Biến âm âm chính: (“â” thành “ư”)
“Trên đỉnh đồi vẫn vừng trăng đỏ ối”
(Vầng trăng và những quầng lửa)
- Biến âm phụ âm đầu: (“n” thành “d”)
“Đứng ngồi không yên vẫn đồng chí bộ binh
Chờ dăm phút nữa thôi, có lâu là mấy”
(Những mảnh tàu lá)

22


NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

- Biến âm chính: (“a” thành “ơ”)
“Em cầm bùi nhùi đi đâu đánh lửa
Hở em? Huyện có gần không”.
(Hang đền chín ngọn)
- Biến âm (“ơ” thành “i”)
“Thì giờ ghé môi hôn cũng là thì giờ đóng cầu dao điện”

(Em ơi, sắp một năm tròn)
- Gộp âm (tổ hợp ba âm tiết “Ba mươi lăm tuổi” phát âm gộp thành “ba lăm”).
“Ba lăm tuổi chuyện chồng con chưa nói”
(Cô bộ đội ấy đã đi rồi)
Từ sự vận dụng biến âm phong phú này tác giả đã tạo nên những sắc
thái nhấn mạnh như vầng (vừng), hả (hở), ba mươi lăm (ba lăm). Mặt khác,
bằng sự biến âm tác giả miêu tả không xác định những thời gian, không gian,
địa điểm cụ thể: nào (nao), năm (dăm)... Tất cả sự biến âm đó không chỉ tạo
nên sắc thái biểu cảm mà còn không làm mất đi nghĩa gốc của từ. Cách nói
biến ấm để tạo từ khẩu ngữ thể hiện mối quan hệ thân mật, tình cảm tự nhiên,
ngôn ngữ không chau chuốt, không cầu kỳ, mà tự nhiên, tự phát, theo thói
quen của mỗi cá nhân, mỗi địa phương.
3.1.2. Sử dụng vốn từ khẩu ngữ
Từ khẩu ngữ là từ chuyên dùng trong giao tiếp, nói năng hằng ngày. Nó
có màu sắc thông tục và đối lập với màu sắc của phong cách viết, đặc biệt là
phong cách nghệ thuật. Trong sáng tác của mình, Phạm Tiến Duật đã sử dụng
từ khẩu ngữ một cách sáng tạo, độc đáo, ông là nhà thơ “tiêu biểu cho khuynh
hướng mở rộng cánh cửa nghệ thuật để đón ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày,
ngôn ngữ xô bồ của đời sống vào trong thơ. Thơ anh như lời nói thường sử
dụng nhiều khẩu ngữ...” [18, tr.43].

23


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

Đọc thơ Phạm Tiến Duật chúng ta bắt gặp rất nhiều những từ ngữ ở
làng quê, thô sơ, mộc mạc, song nó lại tạo nên chất thơ rất riêng. Khi tìm

hiểu, nghiên cứu chúng ta thấy có những từ nếu đứng riêng thì thông tục (đứa,
cái, nó, vén...), nhưng khi nằm trong cấu trúc câu thơ thì nó lại rất thơ. Đó là
vì nhà thơ biết đưa vào đúng lúc, “biết dùng chữ “thanh” nuôi chữ “thô”,
chữ “mát” nuôi chữ “nóng”” [18, tr.45] làm cho người đọc cảm thấy cái dân
dã, đời thường và gần gũi tự nhiên. Chúng tôi thống kê được 167 phiếu
(chiếm 23,7%) có thể chia thành các tiểu loại như sau:
3.1.2.1. Sử dụng từ chỉ loại, đại từ (cái, đứa, nó...)
VD 1:

“Yêu hơn cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ
Là cái cầu này chụp ảnh xa
Mẹ bảo cầu Hàm Rồng sông Mã
Con cứ gọi: Cái cầu của cha”.
(Cái cầu)

VD2 :

“Cái nhà máy lao xao con chữ
Giấy xoè như bướm bay”.
(Công việc hôm nay)

Theo “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê (Trung tâm Từ điển học - Đà
Nẵng - 1995, tr.102) thì từ “cái” là danh từ được dùng với nhiều chức năng,
nhiều ý nghĩa khác nhau.
Ở ví dụ 1, từ “cái” được dùng lặp lại ba lần trong bốn câu thơ nhằm
“chỉ từng đơn vị riêng lẻ thuộc loại vô sinh” - “cái cầu”. Biện pháp điệp ngữ
có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh một sự vật quen thuộc, gắn bó với làng quê.
Cái cầu không chỉ là phương tiện đi lại mà nó còn là kỷ niệm gắn bó với
người cha thân yêu.


24


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

Ví dụ 2, từ “cái” dùng kết hợp với từ ghép “nhà máy”, “biểu thị ý nhấn
mạnh về sắc thái xác định của sự vật”, nhằm làm nổi bật đặc điểm của nhà
máy là “lao xao con chữ”.
Trong cả hai ví dụ, từ “cái” được dùng linh hoạt làm cho câu thơ trở
nên nôm na, tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày.
VD 3:

“Chúng nó đến từ bên kia biển
Rủ nhau bay như lũ ma trơi”.
(Lửa đèn)

VD 4:

“Cũng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”.
(Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây)

Cũng theo “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê thì từ “lũ” là chỉ tập hợp
đông người cùng một lứa tuổi, còn từ “đứa” là để chỉ từng cá nhân, ngưòi còn
trẻ, thuộc hàng dưới.
Nếu như ở ví dụ 3 tác giả sử dụng từ “lũ” để chỉ những kẻ xâm lược với

sắc thái không thân thiện, khẩu ngữ, suồng sã, thì ở ví dụ 4 từ “đứa” lại được
tác giả sử dụng thể hiện sự thân mật, gắn bó. Tuy hai “đứa” ở hai đầu của
chiến trận, song lại chung một con đường ra trận, chung một lý tưởng cách
mạng và điều đặc biệt là chung một nỗi nhớ. Nỗi nhớ ấy đã làm cho “Đường
ra trận mùa này đẹp lắm”. Với ý nghĩa đó, từ “đứa” đã góp phần thể hiện tình
cảm tự nhiên, giản dị của những chàng trai, cô gái đang cùng chung chiến hào
chống Mỹ.
3.1.2.2. Sử dụng từ khẩu ngữ có sắc thái hồn nhiên thông tục
Loại này chúng tôi thống kê được 27 phiếu (3,8%).

25


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

VD1:

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

“Vén xanh nhà lại hiện dần
Những hàng bộ đội quân quần nẻo xa”.
(Vùng làng)

VD2: “Ngói vỡ bởi bom rung hở một mảnh trời nho nhỏ”
(Qua một mảnh trời thành phố Vinh)
VD3: “Đau bụng: trần bì, bổ bì, bạch truột
Thời nào cũng bốc bấy nhiêu thang”
(Ông già thuốc bắc)
Khi nhận xét về thơ Phạm Tiến Duật nhà nghiên cứu Trần Đăng Xuyền
đã viết “Trong một số bài thơ có những từ, nếu đứng riêng thì rất tục nhưng

đọc lên vẫn không thấy sượng vì biết vào đúng lúc, biết dùng chữ “thanh”
nuôi chữ “thô”, chữa mát nuôi chữ “nóng”...” [18, tr.43].
Thật vậy, ở cả ba ví dụ trên, các từ “vén”, “hở”, “bốc” nếu tách khỏi
văn bản thì đó là những từ chỉ hành động mang ý nghĩa khẩu ngữ của ngôn
ngữ hội thoại tự nhiên. Nhà thơ đã khéo léo sử dụng chúng trong những ngữ
cảnh phù hợp với tính từ “xanh” để tạo nên một hoán dụ tu từ. Bởi màu xanh
ấy chính là màu của rừng, màu của sức sống, mà ẩn sau nó là khu dân cư của
những “làng bộ đội”. Câu thơ trở nên gần gũi, mộc mạc mà lại có tính hình
tượng cao.
Qua các ví dụ trên, chúng ta thấy được nghệ thuật sử dụng từ nhuần
nhuyễn, linh hoạt của Phạm Tiến Duật và có thể khẳng định rằng: ngôn ngữ
của thơ là ngôn ngữ của đời thường, của cuộc sống. Tác giả Trần Nhuận Minh
nhận xét: “Nghệ thuật cao cường của nhà thơ là đặt chữ vào đúng chỗ... Ngay
cả những chữ thô tục vào tay những nhà ngôn ngữ cự phách nó cũng mất đi
cái vẻ nguyên sơ ban đầu để thành một biểu tượng mới, lớn hơn và sâu rộng
về nghĩa” [12. tr.55].
3.1.3. Sử dụng từ ghép sắc thái hoá

26


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

Tác giả Cù Đình Tú nhận xét “Ưa dùng những từ ngữ giàu hình ảnh và
sắc thái biểu cảm là một qui luật trong phong cách khẩu ngữ tự nhiên của
tiếng Việt” [14, tr.110].
Từ ghép sắc thái hoá là từ ghép mang lại hiệu quả nghệ thuật cao được
tác giả Phạm Tiến Duật khai thác triệt để tạo ra màu sắc tự nhiên trong thơ.

Chúng tôi thống kê được 27 phiếu chiếm (3,76%).
VD1: “Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp: mùa đông ấm nhưng đêm thâu”
(Lửa đèn)
VD2: “Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá
Quả cây chín đỏ hoe”.
(Lửa đèn)
VD3: “Kìa thùng nước ông già đã đem ra trận
Giữa trời bay mùi cam thảo thơm lừng”
(Ông già thuốc bắc)
Ở cả ba ví dụ trên chúng ta thấy tác giả đã sử dụng rất khéo léo các từ
ghép sắc thái hoá có khả năng gợi hình, biểu cảm cao. “Nhỏ xíu” khác với nhỏ
xinh hay nhỏ bé. Từ “nhỏ xíu” gợi cho chúng ta hình ảnh những quả cà chua
rất nhỏ và máu sắc, hình dáng của nó giống như những chiếc đèn lồng, có sức
lan toả ấm cả “những đêm thâu”. Từ “nhỏ xíu” thể hiện tình cảm âu yếm, thân
thương. “Đỏ hoe” khắc với đỏ ửng hay đỏ rực. Đỏ hoe là “màu đỏ nhạt nhưng
tươi” (Hoàng Phê - đd). “Thơm lừng” mà không phải là thơm mát - hay thơm
nức, thơm lừng hà “mùi thơm toả ra mạnh và rộng” (Hoàng Phê - đd).
Các từ ghép sắc thái hoá đã góp phần làm tăng thêm tính gợi hình và
biểu cảm cho cậu thơ.
3.1.4. Sử dụng từ địa phương

27


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

Từ địa phương là những từ chuyên dùng ở một địa phương cụ thể nào

đó. Đây là những từ mang đậm màu sắc khẩu ngữ dân gian có tính chất vùng
miền và thường được sử dụng trong văn nói. Văn bản viết đặc biệt là văn bản
khoa học thường không sử dụng từ địa phương.
Phạm Tiến Duật là một người lính, nhà thơ đã có một thời cùng bao
đồng đội “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Vì thế ông đi nhiều và sáng tác
nhiều. Thơ ông đã in dấu từng miền quê, từng vùng đất không chỉ bằng nội
dung mà còn bằng cả những từ ngữ địa phương đó. Chúng tôi đã thống kê
được 12 phiếu, có thể chia thành các loại theo đặc điểm phương ngữ như sau:
+ Nhóm từ thuộc phương ngữ Bắc Bộ:
“Trời cứ mưa dầm đồng đất Thái Bình ơi”
(Chiều mưa ở Tiền Hải nghe chèo)
“Gạo ướt sũng cho vào niêu nhỏ”
(Nhớ bà mẹ ở Nam Hoành)
+ Nhóm từ thuộc phương ngữ Trung và Nam Bộ:
“Màu trắng đêm ni là màu trắng bàn tay”
(Nghe hò đêm bốc vác)
“Sau giọng ngân dài xô một tiếng dô ta”
(Nghe hò đêm bốc vác)
Phạm Tiến Duật sinh ra và lớn lên ở vùng Trung du Bắc Bộ. Hơn thế,
ông lại là sinh viên sư phạm Ngữ văn. Do đó, những từ ngữ mang đậm màu
sắc văn hoá Trung du Bắc Bộ chiếm số lượng nhiều nhất trong thơ ông, ngay
cả những sáng tác ông viết ở Trường Sơn. Đó là những từ như: đẵn, chéo vải,
công kênh... Sự xuất hiện đậm đặc của nhưng từ này đã mang lại cho thơ ông
hồn quê và tình quê sâu sắc. Ở từ ngữ cảnh cụ thể, từ địa phương góp phần

28


Kho¸ luËn tèt nghiÖp


NguyÔn Quang §¹i - K29A Ng÷ v¨n

khắc hoạ đặc điểm phẩm chất của đối tượng. Từ “niêu”, “Gạo ướt sũng cho
vào niêu nhỏ” gợi sự góp nhặt, lam lũ nhọc nhằn của người mẹ ở hậu phương.
Từ “ni”, “Màu trắng đêm ni là màu trắng bàn tay” thể hiện tình cảm nhẹ
nhàng, thân thương, chân thành của cô gái miền Trung. Tình quê, hồn quê
đậm đà trong mỗi câu thơ, vần thơ. Nó không chỉ là biểu hiện tấm lòng của ông
đối với quê hương mà còn là dấu ấn của một tài năng trong việc sử dụng ngôn
ngữ dân tộc, ngôn ngữ đời thường.
3.1.5. Sử dụng lớp từ láy mang màu sắc khẩu ngữ
Là một trong những lớp từ giàu màu sắc biểu cảm trong tiếng Việt nên
từ láy có những hiệu quả biểu đạt hết sức to lớn. Ở mỗi góc độ, mỗi khía
cạnh, mỗi phương diện, từ láy mang hiệu quả khác nhau nhưng tất cả sự khác
nhau ấy lại được tập trung ở ý nghĩa cơ bản nhất, đó chính là sắc thái biểu
cảm. “Từ láy là một phương thức tạo từ đặc sắc của tiếng Việt. Mỗi từ láy là
một nốt nhạc về âm thanh, chứa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của
các giác quan thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác... Kèm theo
những ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan, những đánh giá, những thái độ của
người nói trước sự vật, hiện tượng, đủ sức thông qua các giác quan hướng
ngoại và hướng nội của người nghe mà tác động mạnh mẽ đến họ. Cho nên,
từ láy là công cụ tạo hình rất đắc lực của nghệ thuật, nhất là của thơ ca” [2,
tr.54].
Trong thơ của mình, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã sử dụng một cách triệt
để hiệu quả tu từ của từ láy. Số lượng từ láy trong thơ ông rất lớn, chúng tôi
đã thống kê được 138 phiếu (chiếm 19,2%). Đặc biệt là những từ láy có màu
sắc khẩu ngữ.
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc “Phong cách sinh hoạt hằng ngày ưa
dùng từ láy và vì vậy đã sản sinh ra những từ láy giàu sắc thái cụ thể, gợi

29



×