Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Khảo sát trường nghĩa chiến tranh trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.67 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===***===

LÊ THỊ LÀ

KHẢO SÁT TRƯỜNG NGHĨA
CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT
“NỖI BUỒN CHIẾN TRANH”
CỦA BẢO NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

HÀ NỘI - 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===***===

LÊ THỊ LÀ

KHẢO SÁT TRƯỜNG NGHĨA
CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT
“NỖI BUỒN CHIẾN TRANH”
CỦA BẢO NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Người hướng dẫn khoa học


ThS. GV LÊ THỊ THÙY VINH

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của mình tới cô giáo
hướng dẫn ThS, GV Lê Thị Thùy Vinh, người đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ khoa
Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong quá trình học tập nghiên cứu.
Xin cảm ơn bạn bè, gia đình đã luôn động viên giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận.
Do khả năng còn hạn chế, chắc chắn khóa luận này còn nhiều thiếu sót.
Em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Lê Thị Là


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khóa luận này là
kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng của các thầy cô giáo, đặc
biệt là ThS, GV Lê Thị Thùy Vinh. Những nội dung này không trùng với kết

quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.

Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Lê Thị Là


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 6
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 7
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 7
7. Đóng góp của khóa luận ........................................................................ 7
8. Cấu trúc của khóa luận .......................................................................... 8
NỘI DUNG .................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................... 9
1.1. Những vấn đề chung về trường nghĩa .................................................. 9
1.1.1. Khái niệm ..................................................................................... 9
1.1.2. Phân loại ...................................................................................... 9
1.2. Mối quan hệ giữa trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương .................. 14
1.2.1. Trường biểu vật và ngôn ngữ văn chương................................... 14
1.2.2. Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương ................................ 15
1.2.3. Trường nghĩa ngang và ngôn ngữ văn chương ........................... 16
1.2.4. Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương ............................... 16
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC

TRƯỜNG TỪ NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT “NỖI BUỒN CHIẾN
TRANH” CỦA BẢO NINH ......................................................................... 18
2.1. Tình hình khảo sát ............................................................................. 18
2.2. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các trường từ ngữ trong tiểu
thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh............................................ 23


2.2.1. Hiệu quả của việc sử dụng trường từ ngữ miêu tả thiên nhiên,
trường từ ngữ thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật để thấy được tính chất
bạo tàn, khốc liệt của cuộc chiến .......................................................... 24
2.2.2. Hiệu quả của việc sử dụng trường từ ngữ miêu tả thế giới nhân vật
để ca ngợi sự bất diệt của tình người .................................................... 36
2.2.3. Cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh và con đường mới viết về
chiến tranh trong thời hậu chiến........................................................... 41
KẾT LUẬN.................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Các đơn vị từ vựng không tồn tại tách rời nhau mà luôn có những mối
quan hệ nhất định. Điều đó làm cho từ vựng không thuần túy chỉ là tập hợp
của các từ và đơn vị tương đương với từ mà còn là một hệ thống với những
mối quan hệ nhất định. Một trong những mối quan hệ mà các nhà khoa học
thường tập trung làm rõ là quan hệ về ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng. Các
từ ngữ đồng nhất với nhau về nghĩa sẽ tập trung thành các nhóm được gọi là
trường nghĩa (hay là trường từ vựng). Trường nghĩa phát huy tác dụng đối với
hoạt động tạo lập và sản sinh lời nói. Khả năng tạo lập của trường nghĩa và
nắm vững các đặc điểm của trường nghĩa cũng phát huy tác dụng nhất định
trong quá trình tiếp nhận và phân tích lời nói, nhất là các cách diễn đạt chứa

các hiện tượng ngôn ngữ bất thường.
Mỗi một tác phẩm văn học là một chỉnh thể phong phú về nội dung và đa
dạng về từ ngữ. Câu chữ trong tác phẩm văn chương không đơn thuần thực
hiện những chức năng riêng biệt mà luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Giá trị của tác phẩm văn chương một phần lớn được thể hiện qua hệ
thống ngôn từ mà người nghệ sĩ sử dụng.
Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là câu chuyện của thân
phận, của mất mát, của tình yêu và chiến tranh. Nó đã “chạm vào mẫu số
chung của nhân loại” (Nguyễn Quang Thiều) và được bạn đọc đón nhận, chia
sẻ. Trôi dạt giữa thời gian và không gian, chuyển dịch nhuần nhuyễn giữa
những kí ức của những ngày tháng trước chiến tranh với những mô tả về các
trận đánh, cuốn tiểu thuyết mang trong mình sự bình yên và nỗi đau buồn,
chất thơ của văn học lãng mạn, sự sâu sắc của văn học hiện thực. Năm 2011
tiểu thuyết được bình chọn là sách hay nhất của Hội Nhà văn Việt Nam.
Một trong những thành công của Bảo Ninh trong “Nỗi buồn chiến tranh”
là việc sử dụng một cách tinh tế và sáng tạo hệ thống ngôn từ về cuộc chiến.

Lê Thị Là

5

Lớp K35C - Ngữ Văn


Với ý nghĩa này, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Khảo sát trường
nghĩa chiến tranh trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh
để hướng tới làm rõ giá trị của những trường nghĩa này đối với nội dung tác
phẩm cũng như sự đổi mới về bút pháp của người nghệ sĩ thời hậu chiến.
2. Lịch sử vấn đề
Trường nghĩa là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà Việt ngữ học

như: Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Bùi Minh Toán… Tuy
nhiên, các tác giả mới chỉ nghiên cứu một số hệ thống từ ngữ tiêu biểu để
minh họa cho lý thuyết về tính hệ thống thuộc cấp độ từ vựng. Những vấn đề
về trường từ vựng ngữ nghĩa trong tác phẩm văn chương vẫn chưa có sự quan
tâm và tìm hiểu một cách thỏa đáng.
Trên cơ sở lý thuyết về trường nghĩa, ở đề tài này chúng tôi đi sâu xem
xét vấn đề trường nghĩa về chiến tranh trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh.
3. Mục đích nghiên cứu
Thống kê, phân loại và miêu tả các từ ngữ thuộc trường nghĩa về chiến
tranh trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Trên cơ sở đó, giá
trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm được làm rõ và hướng tới
khẳng định tài năng của tác giả tài hoa này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về vấn đề trường nghĩa (khái niệm, phân loại, đặc

điểm), trên cơ sở tập hợp và lí giải những ý kiến nhận xét tiêu biểu của các nhà
Việt ngữ học. Đồng thời xem xét cụ thể về trường nghĩa chiến tranh nói riêng.
-

Tiến hành thu thập và thống kê tư liệu nghiên cứu. Tư liệu này là các từ

ngữ lập thành trường nghĩa về chiến tranh trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến
tranh” của Bảo Ninh.

Lê Thị Là

6

Lớp K35C - Ngữ Văn



5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các trường nghĩa về chiến tranh
trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh như trường nghĩa chỉ sự
vật trong chiến tranh, trường nghĩa chỉ tên người trong chiến tranh, trường
nghĩa chỉ các hoạt động của con người trong chiến tranh và trường nghĩa chỉ
các trạng thái tâm lí của con người.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: thống kê những từ ngữ chỉ các sự vật, hoạt
động, các từ chỉ tên người, trạng thái tâm lí của con người trong chiến tranh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: phương pháp này xem xét tần số xuất
hiện giữa các trường nghĩa cụ thể cũng như những từ ngữ trong các trường
nghĩa đó.
- Phương pháp phân tích: phương pháp này dùng để phân tích đặc điểm
của các trường nghĩa về chiến tranh, từ đó rút ra được tính hệ thống ngữ nghĩa
trong trường nghĩa và giá trị của tác phẩm.
 Quá trình tiến hành:
 Bước 1: Nghiên cứu lí luận để nắm chắc những vấn đề về trường nghĩa
như khái niệm, phân loại, đặc điểm, hiện tượng chuyển trường nghĩa…
 Bước 2: Tiến hành thu thập, thống kê tư liệu nghiên cứu. Đây là những
từ ngữ thuộc trường nghĩa về chiến tranh trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến
tranh” của Bảo Ninh.
 Bước 3: Viết khóa luận.
7. Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận: khóa luận góp phần làm rõ lý thuyết về trường nghĩa.


Lê Thị Là

7

Lớp K35C - Ngữ Văn


- Về mặt thực tiễn: khóa luận có giá trị thực tiễn trong quá trình xem xét
và thẩm định tác phẩm của Bảo Ninh.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận được cấu trúc thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các trường nghĩa trong
tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”

Lê Thị Là

8

Lớp K35C - Ngữ Văn


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Những vấn đề chung về trường nghĩa
1.1.1. Khái niệm
Lý thuyết trường nghĩa ra đời mấy chục năm gần đây. Tư tưởng cơ bản
của lý thuyết này là khảo sát từ vựng một cách hệ thống. Hiện nay, có rất
nhiều cách hiểu khác nhau về trường nghĩa, song có thể quy về hai khuynh

hướng chủ yếu sau:
-

Trường nghĩa là toàn bộ các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ

biểu thị.
-

Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là

phạm vi của tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa.
Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất là nhóm từ vựng - ngữ nghĩa. Đỗ Hữu
Châu là người đã nghiên cứu nhiều về vấn đề trường nghĩa. Theo ông: những
quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đạt được các từ nói chung (nói
cho đúng là ý nghĩa của nó) vào những hệ thống con thích hợp. Trong Từ
vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu cho rằng: Mỗi tiểu hệ thống ngữ
nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những từ thống nhất với nhau về
ngữ nghĩa.
Như vậy, tìm ra một khái niệm trường nghĩa trọn vẹn và đầy đủ vẫn đang
là một vấn đề được đặt ra. Nhưng để phục vụ cho nghiên cứu, hiện nay các
nhà ngôn ngữ thống nhất khái niệm trường nghĩa như sau: Trường nghĩa là
tập hợp các từ có sự đồng nhất nào đấy về ý nghĩa - Sách giáo khoa tiếng Việt
10 (sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000, NXB Giáo dục).
1.1.2. Phân loại
F.de.Saussure trong giáo trình Ngôn ngữ học đại cương đã chỉ ra hai
dạng quan hệ: quan hệ ngang (quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan
hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình).

Lê Thị Là


9

Lớp K35C - Ngữ Văn


Theo hai dạng quan hệ đó có thể có hai loại trường nghĩa. Trong giáo
trình Từ vựng - ngữ nghĩa Tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu đã giới thiệu hai trường
nghĩa dọc gồm trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm rồi tính đến
trường tuyến tính và kết thúc bởi một trường nghĩa có tác động sâu sắc đối với
việc sử dụng từ ngữ trong tác phẩm văn chương là trường nghĩa liên tưởng.
1.1.2.1. Trường nghĩa dọc
1.1.2.1.1. Trường nghĩa biểu vật (trường biểu vật)
Một trường biểu vật là tập hợp các từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật. Để
có những căn cứ dựa vào đó mà đưa ra các nghĩa biểu vật của các từ về
trường biểu vật thích hợp, chúng ta chọn các danh từ là gốc. Các danh từ này
phải có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật như:
người, động vật, thực vật, vật thể, chất liệu… Các danh từ này cũng là tên gọi
các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những nét
nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Như vậy nghĩa biểu vật của nó trùng với
tên gọi danh từ trên.
Ví dụ: Trường biểu vật người
+ Trường chỉ người nói chung
- Xét về giới: đàn ông, đàn bà, nam, nữ…
- Xét về nghề nghiệp: giáo viên, nông dân, bác sĩ…
- Xét về chức vụ: giám đốc, hiệu trưởng…
+ Trường chỉ bộ phận con người: đầu, mình, chân, tay….
+ Trường chỉ hoạt động của người: nghĩ, suy nghĩ, ngẫm nghĩ…
Số lượng từ ngữ và tổ chức từ ngữ trong các trường lớn hoặc trong các
trường nhỏ là khác nhau. Trong các ngôn ngữ khác nhau thì có sự khác nhau
càng lớn. Các “miền” trong các trường cũng rất khác nhau. Có những miền

trống, có những miền có mật độ cao. Điều này khẳng định tính dân tộc và tính
ngôn ngữ của các trường biểu vật.

Lê Thị Là

10

Lớp K35C - Ngữ Văn


Khi phân lập các trường, chúng ta chú ý tới nghĩa biểu vật chứ không chú
ý đến từ. Phân lập các trường không phải là phân loại từ. Một từ có thể có
nhiều trường. Do đó ta chỉ có thể đánh giá từ: chỉ số đó là số lượng các trường
mà từ đó có thể đi vào như một thành viên. Các từ có chỉ số trường biểu vật
thấp là những từ bị quy định về biểu vật rất mạnh, trái lại những từ càng đi vào
nhiều trường thì tính bị quy định về biểu vật càng yếu, ý nghĩa càng khái quát.
Các trường biểu vật có thể “thẩm thấu, giao thoa” vào nhau. Hai trường
biểu vật giao thoa với nhau khi một số từ của trường này cũng nằm trong
trường kia. Đó là tính độc lập tương đối giữa hai trường.
Trong trường, quan hệ của các từ ngữ với một trường biểu vật không
giống nhau… Có những từ gắn rất chặt với trường (từ ngữ điển hình), có
những từ ngữ gắn bó lỏng lẻo hơn. Như vậy trường biểu vật có cái “lõi” trung
tâm quy định những đặc trưng ngữ nghĩa của trường gồm những từ điển hình
cho nó. Các lớp từ khác liên hệ với trường mờ nhạt dần.
1.1.2.1.2. Trường nghĩa biểu niệm (trường biểu niệm)
Căn cứ để phân lập các trường biểu niệm là các ý nghĩa biểu niệm của
từ. Một trường biểu niệm là một tập hợp các từ có chung cấu trúc biểu niệm.
Ví dụ: cấu trúc biểu niệm (hoạt động), (di chuyển dời chỗ): đi, chạy,
nhảy, bơi, lội, lăn, lê, bò, toài, trườn, ra, vào, lên, xuống…
Cũng như các trường biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể đi vào

những trường biểu niệm (hay là đi vào những trường nhỏ khác nhau). Vì vậy
cũng giống như các trường biểu vật, các trường biểu niệm có thể “thẩm thấu,
giao thoa” vào nhau và cũng có lõi trung tâm với các từ điển hình và những từ
ở lớp kế cận trung tâm, những lớp từ ở ngoại vi.
Khi nói hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm, chúng ta đã đề cập đến các từ
điển hình cho cấu trúc biểu niệm. Các từ điển hình này tạo thành những cái lõi,
thành những trung tâm của các trường biểu niệm. Nhờ chúng mà sự tồn tại của

Lê Thị Là

11

Lớp K35C - Ngữ Văn


một trường biểu niệm mới được khẳng định. Cũng chính nhờ sự đối chiếu với
chúng, ta mới biết một từ có thể thuộc bao nhiêu trường biểu niệm khác.
Sự phân lập từ vựng thành trường biểu vật, trường biểu niệm là dựa trên
sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ. Nó phản ánh hai cách nhìn từ
vựng ở hai góc độ khác nhau. Tuy nhiên hai loại trường dọc này có liên hệ với
nhau: nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu chí
lớn để tập hợp thì chúng ta có trường biểu vật. Nhưng khi cần phân biệt một
trường biểu vật thành các trường nhỏ thì phải dựa vào trong các nét nghĩa
trong cấu trúc biểu niệm. Trái lại khi phân lập các trường biểu niệm, chúng ta
dựa vào cấu trúc biểu niệm, song khi phân nhỏ chúng ta phải sử dụng đến nét
nghĩa biểu vật.
Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập được các trường. Nhưng
cũng chính nhờ các trường, chúng ta hiểu thêm sâu sắc ý nghĩa của từ.
1.1.2.2. Trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính)
Để lập nên các trường tuyến tính chúng ta chọn một từ làm gốc rồi tìm

tất cả những từ có thể kết hợp nó thành chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp
nhận được trong ngôn ngữ.
Ví dụ: Trường nghĩa ngang của từ “tay” là búp măng, mềm, ấm, lạnh,
dẻo, dùi đục, chuối mắn, nắm, cầm, chặt, bóc, xẻ…
Các từ trong một trường tuyến tính là những từ thường xuất hiện với từ
trung tâm trong các loại văn bản. Phân tích ý nghĩa của chúng, chúng ta có thể
phát hiện được những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính
chất của các quan hệ đó.
Cùng với các trường nghĩa dọc, các trường tuyến tính góp phần làm sáng
tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc
điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ.

Lê Thị Là

12

Lớp K35C - Ngữ Văn


1.1.2.3. Trường nghĩa liên tưởng (trường liên tưởng)
Từ không chỉ là một thực thể cấu trúc, một sự kiện của hệ thống ngôn
ngữ mà còn là một thực thể xã hội và cá nhân sống động. Các ý nghĩa liên hội
sẽ đắp “máu thịt” cho cái “lõi” biểu niệm, giảm bớt một phần nào đó tính khái
quát của ý nghĩa biểu vật của từ và đưa vào đó một tâm hồn.
Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng
từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm. Các từ nằm trong một
trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm trong trường biểu vật,
trường biểu niệm và trường tuyến tính tức là những từ có cấu trúc quan hệ
đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm.
Ví dụ: Từ con bò có thể gợi ra những từ liên tưởng sau: sự cày bừa, cái

cày, cái ách, sự lam lũ, vất vả, ngu dốt…
Song trong trường liên tưởng còn có nhiều từ khác được liên tưởng tới
do xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề
tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại. Điều này khiến cho các trường liên tưởng
có tính dân tộc, tính thời đại và tính cá nhân.
Các trường liên tưởng không ổn định nên có tác dụng phát hiện những
quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các từ và từ vựng. Những trường liên
tưởng lại có hiệu lực lớn giải thích sự dùng từ, nhất là sự dùng từ trong các
tác phẩm văn học, hiện tượng sáo ngữ, sự ưa thích dùng từ nào đấy để nói hay
viết, né tránh các từ nhất định… Do vậy, ta thấy chỉ xét về diện mạo ngôn ngữ
trong tác phẩm văn chương cũng đủ làm chúng ta không lẫn được một tác
phẩm văn học của thời đại này với một tác phẩm văn học của thời đại khác.
Cho nên các chuyến đi của văn nghệ sĩ không chỉ có ý nghĩa thường xuyên
đổi mới tư tưởng tình cảm, vốn sống mà còn là để thường xuyên cải tạo, đổi
mới ngôn ngữ của mình.

Lê Thị Là

13

Lớp K35C - Ngữ Văn


1.2. Mối quan hệ giữa trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương
1.2.1. Trường biểu vật và ngôn ngữ văn chương
Từ ngữ có thể chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Có
nhận xét như sau: các từ trong một trường biểu vật thường lôi kéo nhau
chuyển nghĩa theo một hướng nhất định.
Nếu các từ chuyển theo ẩn dụ thì thường xảy ra sự chuyển trường biểu
vật, có nghĩa là các từ thuộc trường biểu vật này kéo theo nhau chuyển sang

trường biểu vật khác tạo nên hiện tượng được gọi là cộng hưởng ngữ nghĩa.
Ví dụ: từ lửa chuyển sang trường tình cảm, trạng thái tâm lý thì kéo theo
các từ hừng hực, rực, bốc, nhen nhóm, đốt, tàn… cùng chuyển sang trường đó
(nhen nhóm một tình yêu).
Trong văn chương, các từ ngữ trong một câu văn, một đoạn văn thường
kéo theo nhau theo cùng một trường để tạo ra sự phù hợp về trường nghĩa
biểu vật. Có thể nói tới hình ảnh chủ đạo (tức ẩn dụ, hoán dụ) của đoạn văn,
câu văn (hay của một tác phẩm), hình ảnh chủ đạo thuộc trường biểu vật nào
thì kéo theo các từ khác cùng trường với nó:
Không đâu, gió nén từ tám hướng đang bung ra. Một cơn bão đang đến.
Lao vào Nam Lào, con thuyền Việt Nam hóa chiến tranh của Nich Xơn đã lao
vào trung tâm một cơn bão lớn. Bão nổi ở Cha Kia, La Tương… Bão quật
sang đỉnh cao 500 xoáy vụn tiểu đoàn 39… Bão dập xuống đồi 456 xẻ nát tiểu
đoàn 3 và cuốn sạch chỉ huy lữ đoàn 4… Bão xoáy lốc trên ngọn 550 vùi luôn
tất cả những khẩu pháo hạng nặng cùng với lữ đoàn số 147… Bão dồn gió
thép về bản Đông.
(Báo Quân Đội nhân dân, ngày 9-4-1971)
Hình ảnh chủ đạo là bão táp kéo theo các từ gió, nén, hướng trung tâm,
nổi, quật, dồn, cuốn, lốc….
Hình ảnh chủ đạo có khi được nói rõ ra, có khi được hiểu ngầm qua các
từ cùng trường trong đoạn văn.

Lê Thị Là

14

Lớp K35C - Ngữ Văn


Mặt khác, với văn chương, sáng tạo trong hình ảnh ngôn ngữ thường là

sáng tạo cục bộ, bắt nguồn từ nguyên mẫu đã có từ trước, nguyên mẫu được
chứa trong các ẩn dụ, hoán dụ truyền thống. Điều này giải thích tính truyền
thống và tính sáng tạo trong các hình ảnh văn chương. Bên cạnh đó, tác động
của trường biểu vật còn thể hiện ở cái gọi là các lực hướng tâm và li tâm của
trường. Theo HanSprerber, nguồn gốc chủ yếu của sáng tạo văn học và
chuyển nghĩa là các lực cảm xúc. Do đó, ở mỗi cá nhân cũng có những phạm
vi tư tưởng riêng, những ám ảnh riêng, gây ra những lực cảm xúc riêng ở từng
người. Chúng tác động theo hai hướng: một mặt chúng “bành trướng” ra lấn
vào các phạm vi tư tưởng và từ ngữ khác và hút về phía mình những từ ngữ
thuộc những lĩnh vực khác.
Thí dụ: Trước đây 28 năm, phạm vi tư tưởng trung tâm của nước ta là
chiến đấu, chúng ta thấy những từ ngữ thuộc trường quân sự, lấn sang các
trường khác: Mặt trận văn hóa, kinh tế, chiến dịch trừ sâu; vũ khí tư tưởng…
lấn sang cả tình yêu: tấn công, bao vây…
1.2.2. Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương
Khi phản ánh một hiện tượng nào đó vào tác phẩm, người viết “khắc
họa” nó bằng ngôn ngữ của mình. Đối với một đoạn thơ thường chứa đựng
một cái gì đồng nhất về nghĩa xuất phát từ các phương diện của hiện thực, tạo
thành sự vật được nhận thức của tác phẩm. Để làm nổi bật cái đồng nhất đó,
từ ngữ diễn đạt cũng phải chứa cái gì đó chung, phù hợp với nhau tạo nên
hiện tượng được gọi là sự cộng hưởng ngữ nghĩa giữa các từ. Sự cộng hưởng
ngữ nghĩa này dựa trên nét nghĩa đồng nhất vốn có trong các từ, nói khác đi,
dựa trên nét nghĩa chung cho một trường (hay một nhóm từ ngữ trong một
trường) biểu niệm.
Trở lại với đoạn văn viết về chiến thắng Nam Lào 1971 đã dẫn ở trên,
ngoài sự thống nhất về trường biểu vật gió bão, các từ còn thống nhất về nét

Lê Thị Là

15


Lớp K35C - Ngữ Văn


nghĩa “cường độ mạnh”: bão, nén, nổi, lao, quật, … cả đến đối tượng tức nạn
nhân của cơn bão và của các vận động mạnh mẽ, cũng là những sự vật to
khỏe: tiểu đoàn, lữ đoàn, … những khẩu pháo hạng nặng… Việc sử dụng
những tập hợp từ ngữ như trên đã tạo ra hình ảnh về quân sự với những “sức
mạnh” của một “cơn bão lớn”.
Sự cộng hưởng về ngữ nghĩa không chỉ xảy ra đối với các từ ngữ mà nó
còn có thể chi phối cấu trúc cú pháp, cả ngữ âm, tiết tấu, … Do đó, người viết
thường phối hợp tất cả các yếu tố, các phương tiện ngôn ngữ để tạo ra sự toàn
bích về hình thức cho tác phẩm của mình.
1.2.3. Trường nghĩa ngang và ngôn ngữ văn chương
Trong ngôn ngữ văn chương, có những trường nghĩa ngang vượt ngoài
chuẩn mực. Đây là những sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ trong cách dùng
từ ngữ. Những kết hợp bất thường này có thể được chấp nhận rộng rãi, trở
thành những kết hợp bình thường. Suối, bờ, … trong ngôn ngữ thơ có thể kết
hợp với tóc thành suối tóc với vai thành bờ vai. Chúng chưa thành thành tố
của trường nghĩa ngang của hai từ tóc và vai trong khi mây đã đi vào trường
nghĩa ngang bình thường của tóc: tóc mây.
1.2.4. Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương
Trường liên tưởng có hiệu lực lớn, giải thích sự dùng từ, nhất là sự dùng
từ trong các tác phẩm văn học, giải thích những hiện tượng sáo ngữ, sự ưa
thích lựa chọn những từ nào đấy để nói hay viết, sự né tránh hoặc kiêng kị
những từ nhất định.
Không nói đến những sự sai biệt về chủ đề, về tư tưởng, về các chi tiết
thực tế, về hình tượng… Chỉ riêng diện mạo ngôn ngữ cũng đủ làm chúng ta
không lẫn được một tác phẩm văn học của thời đại này với tác phẩm văn học
của thời đại khác. Một tác giả đã từng sáng tác có hiệu quả trong thời kỳ trước

thường gặp khó khăn trong các sáng tác thời kỳ sau, đặc biệt là các thời kỳ đã

Lê Thị Là

16

Lớp K35C - Ngữ Văn


xuất hiện những thay đổi rất căn bản trong xã hội. Đó không chỉ vì người đó
đã mang quá nặng những “nghiệp chướng” của thời đại mình mà còn vì ngôn
ngữ của mình đã bị ràng buộc quá sâu nặng với các trường liên tưởng cũ.
Do đó, mỗi người nghệ sĩ phải gắn bó với cuộc sống, với thời đại để
không chỉ thường xuyên đổi mới tư tưởng, vốn sống, tình cảm mà còn để
thường xuyên cải tạo, đổi mới ngôn ngữ của mình.
Tiểu kết chương 1
Ở chương này, chúng tôi đã tổng hợp các vấn đề lý thuyết về trường
nghĩa, phân loại trường nghĩa. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa các trường
nghĩa và ngôn ngữ văn chương. Những hiểu biết đã trình bày trên sẽ được vận
dụng khi chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê và nhận xét các trường từ ngữ
trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.

Lê Thị Là

17

Lớp K35C - Ngữ Văn


CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC

TRƯỜNG TỪ NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT “NỖI BUỒN CHIẾN
TRANH” CỦA BẢO NINH
2.1. Tình hình khảo sát
Khảo sát những từ ngữ thuộc các trường nghĩa trong tiểu thuyết “Nỗi
buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, chúng tôi nhận thấy có 4 trường nghĩa lớn:
-

Trường nghĩa chỉ tên người trong chiến tranh

-

Trường nghĩa chỉ sự vật trong chiến tranh

-

Trường nghĩa chỉ hoạt động của con người trong chiến tranh

-

Trường nghĩa chỉ tâm lí của con người trong chiến tranh

Sự xuất hiện của các từ ngữ thuộc các trường nghĩa trong tiểu thuyết
được thể hiện ở bảng dưới đây:
Tên

Từ ngữ và tần số xuất hiện

trường

Câu văn ví dụ


Tiểu đoàn (14 lần), lính (70 lần), - Bốn tay trinh sát trung
trung đoàn (29 lần), trinh sát (42 lần), đoàn sắp sửa dẫn đầu phân
tiểu đội (4 lần), đội (9 lần), trung đội mũi nhọn xung phong...
đội (26 lần), phân đội (4 lần), tổ lái,
đồng đội (14 lần), chính ủy, bộ đội
(3 lần), viễn thám (3 lần), sư đoàn
(4 lần), quân lực (4 lần), chỉ huy
(6 lần), nghĩa quân, sĩ quan (4 lần),
quân ngũ, quân bưu, đơn vị (5 lần),
vệ binh (2 lần), liệt sĩ (2 lần), đạo
Người

- Hồng ma thường đặc biệt
mọc dày ở những vạt đất
từng có nhiều người thiệt
mạng, tử khí tụ lại nhiều.

quân, người gác (2 lần), huyện đội,

Lê Thị Là

18

Lớp K35C - Ngữ Văn


chiến thương, thương binh (9 lần), - Đội trưởng thu nhặt hài
cựu chiến binh (2 lần), khu trại cốt của sư đoàn…
(2 lần), thám báo (3 lần), chiến hữu,

đội viên, tù binh, quân chủ lực, trung
úy (2 lần), trung tướng, binh nhì, tên - Tiểu đội trưởng gào to,
ngụy (2 lần), người lái xe (2 lần), như điên, mặt tái lại…
quân tỉnh đội, quân cơ động, giao liên
(6 lần), tử sĩ (4 lần), tân binh (2 lần),
đồng chí (2 lần), đại úy, thanh niên
xung phong, binh nghiệp (2 lần), phế

- Cái tiểu đoàn bất hạnh mà
anh là một trong mươi
người còn được sống.

binh, chiến sĩ, tử thi (2 lần), đội
trưởng, liên đoàn, đại đội (4 lần),
tiểu đội trưởng (2 lần), vệ binh
(2 lần), binh sĩ, bộ binh (2 lần),
trưởng xe, bộ binh, thủ trưởng, chiến
binh,…

Rừng (73 lần), núi (19 lần), xe (9 lần), - Thân xác ra tro tàn nên
Sự vật

đồi (5 lần), cabin, võng (21 lần), hài chẳng cần huyệt mộ.
cốt (10 lần), đạn (33 lần), trực thăng
(4 lần), đại liên (4 lần), trảng (9 lần),
truông (11 lần), xác (21 lần), tiểu liên - Trong lán của các tiểu đội
(11 lần), suối (32 lần), pháo (17 lần), đều có bàn thờ cúng tế vong
mũ cối, lán (17 lần), mồ (8 lần), tàu linh đồng đội.
thuốc, lương khô (6 lần), thuốc lào,
hố (11 lần), xe tăng (3 lần), huyệt - Trong đêm đại bác thúc


Lê Thị Là

19

Lớp K35C - Ngữ Văn


(4 lần), đại bác (6 lần), đàn ghita vang rền nặng nề thúc dội
(6 lần), lương thực, giày, AK (5 lần), ra ngoài.
bom (25 lần), súng (50 lần), quân
phục (3 lần), xương cốt (2 lần), trái - Cả tòa nhà lúc này đinh tai
hỏa tiễn, lưỡi lê, mũ tai bèo, sổ tay, nhức óc tiếng súng, tiếng
tàu (10 lần), balô (6 lần), áo bộ đội, lựu đạn, tiếng hò hét, tiếng
hầm (6 lần), mìn (2 lần), mộ (3 lần), chạy sầm sầm.
bông băng, cối (2 lần), lều (8 lần),
lựu đạn (12 lần), vũ khí, thuốc men, - Tiếng máy bay như tuốt
dọc sống lưng.
máy bay (4 lần), tàu hỏa (5 lần)…
Mắc võng, bao vây, tiêu diệt (2 lần), - …Đã bị bao vây và tiêu
tưới, đánh (14 lần), lao chạy, ngã diệt mất hoàn toàn phiên
(4 lần), bắn (32 lần), đốn, đọp, phọt, hiệu.
kêu (2 lần), xông, kẹp, buông súng,
ôm, khuỵu ngã, lăn, lết, tụ họp, điểm - Kiên nấc to, buông súng,
danh, diệt, rưới, phóng hỏa, đốt, tẩy, ôm lấy một bên hông và
mồ, kéo, khiêng, ngả, cạo, rú lên, ù khuỵu ngã.
Hoạt

té, quẳng, chôn cất, đắp, báo oán,


động

hành quân (14 lần), thả neo, thu

của

quân, chỉnh huấn, săn, đặt bẫy, sát - Tiểu đoàn lại tụ họp trên
phạt, đào ngũ (5 lần), công phá, trảng như là để điểm danh.

người

phòng thủ ( 2 lần), khởi động, xung
phong, tiến lên, xuất kích, liệng, - Trung đoàn đã cho rưới
chạy, thiêu, khám phá, sum họp, ra xăng rồi phóng hỏa đốt sạch
lệnh (2 lần), săn lùng, đào (7 lần), rút làng đó.
lui, phản công, náu, trốn (3 lần),

Lê Thị Là

20

Lớp K35C - Ngữ Văn


nhập ngũ (3 lần), tản khai, nhào, núp
(3 lần), nã (8 lần), nổ (10 lần), ngắm, - Bọn Kiên đã chôn cất, đắp
xiết, chiến đấu (11 lần), triệu tập, lủi, điếm tử tế mồ mả cho người
tóm (2 lần), tút (2 lần), ém, tự sát ấy.
(2 lần), sát (2 lần), truy đuổi, truy
lùng, đào tẩu, truy điệu, sản xuất, - Địch quân đang khởi động,

tăng gia, kiểm điểm, chấn chỉnh, kỉ cắc đoành nã cối và quờ
luật, uốn nắn, bắt (2 lần), lùng, lục quạng khua đại liên.
lọi, hạ (2 lần), đọ súng, trói, bới, xúc,
hắt, lẳng, đâm, moi, dúi, xếp hàng,
hành quyết, lấp, gác, giải ngũ (4 lần),
chém. (2 lần), giết (12 lần), chốt
(2 lần), đóng quân, báo cáo, lái

- Trung đoàn đã thu quân
về hậu cứ để chỉnh huấn.
- Cả bọn Kiên thất kinh, rú
lên, ù té…

(6 lần), tái ngũ, tập hợp, săn đuổi,
mò mẫm, lặn lội, lăn, vọt tiến, băng
bó, vờn đuổi, truy sục, chĩa nòng,
bóp cò, vây hãm, dội bom, thay
băng,…

Rùng mình (5 lần), chòng chành, ghê - …lạnh lẽo của truông Gọi
rợn, hốt hoảng, rùng rợn, khiếp sợ, Hồn. Cô đơn. Lạc Lõng.
hãi, thất kinh, cay cú, sung sướng
(2 lần), bình yên, cô đơn, lạc lõng, - Con người nội tâm trong
đắm đuối, rợn, ảm đạm, ủ dột, yếm anh cô quạnh, ưu sầu…
Tâm lí thế, thản nhiên, ưu sầu, cuống, run
người

bần bật, hãnh diện, vui mừng (2 lần), - Và anh đột nhiên thấy tràn
ngập trong lòng cảm giác,


Lê Thị Là

21

Lớp K35C - Ngữ Văn


uể oải (2 lần), bấn loạn, nhục nhã cô đơn, trơ trọi.
(2 lần), buồn đau (2 lần), mệt nhọc, - Như bị roi quật vào lòng,
bải hoải, buồn (3 lần), run rẩy đau đớn và mê loạn…
(5 lần), rung động, bàng hoàng

- Chợt sững sờ, sửng sốt,

(4 lần), tái ngoét, hoang mang, anh cứng người lại…
(2 lần), điên tiết, đau đớn, đau khổ,
hạnh phúc, sợ hãi, bất lực (3 lần), - … run lên vì lạnh, vì khiếp
tuyệt vọng (4 lần), hồi hộp, hưng đảm, vì tê dại trong lòng
phấn, ngờ vực, hi vọng, u buồn, một niềm thương thân não
dửng dưng, ơ hờ, khiếp đảm, bấn nùng…
loạn, giật mình (2 lần), xiêu lạc, lú
lẫn, mê mẩn, chếnh choáng, cô - Mặt mày ai nấy như lên
quạnh, âu sầu, xúc động, kinh sợ, xót rêu, ủ dột, yếm thế…
thương, luống cuống, hờ hững, cô
đơn, trơ trọi, ghen tị, mê loạn, chới
với, sững sờ, sửng sốt (2 lần), thờ ơ

- Sống ở đây có thể điên lên
hoặc chết rũ vì khiếp sợ.


lãnh đạm, sợ hãi, ngoan ngoãn, bất
ngờ, đau đáu, hững hờ, trống rỗng,
dửng dưng, phẫn nộ, …

Qua bảng thống kê tần số xuất hiện trên, chúng tôi nhận thấy:
Trường nghĩa chỉ sự vật trong chiến tranh có tổng số từ ngữ là 494 từ
chiếm 41,7%; trường nghĩa chỉ người là 329 từ, chiếm 27,7%; trường nghĩa
chỉ hoạt động của con người trong chiến tranh là 252 từ, chiếm 21,3%;
trường nghĩa chỉ trạng thái tâm lí con người chiếm số lượng ít nhất, 111 từ,
chiếm 9,3%.

Lê Thị Là

22

Lớp K35C - Ngữ Văn


Số lượng các từ ngữ trong các trường nghĩa có sự phân hóa rõ rệt. Việc
vận dụng linh hoạt từ ngữ thuộc các trường nghĩa đã góp phần gửi gắm tư
tưởng của tác giả qua đó thấy được những đổi mới trong cách viết của nhà
văn.
Như vậy, vận dụng những lý thuyết về trường nghĩa, chúng tôi đã tiến
hành khảo sát, phân loại các trường nghĩa trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến
tranh”. Kết quả thống kê trên cho thấy trường nghĩa dọc được sử dụng phong
phú, đa dạng. Các trường nghĩa đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện
nội dung tư tưởng tác phẩm. Chính những điều ấy đã góp phần đưa tiểu thuyết
“Nỗi buồn chiến tranh” đạt Giải thưởng Sách hay nhất năm 2011.
2.2. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các trường từ ngữ trong tiểu
thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh

Mỗi tác phẩm văn chương là một sản phẩm nghệ thuật bằng ngôn từ do
người nghệ sĩ sáng tạo ra. Ngôn ngữ đã giúp người nghệ sĩ đưa cuộc sống vào
trong tác phẩm của mình và người đọc, khi đến với tác phẩm văn chương,
trước hết, bao giờ cũng đến với thế giới ngôn ngữ. Qua ngôn ngữ, người đọc
không chỉ nhận thức được hiện thực mà còn nắm bắt được cả những ý tưởng
sâu xa của tác giả.
Ngôn ngữ chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong sáng tác văn học.
Bởi nó vừa là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng
nói của trái tim đang xúc động. Đọc các truyện của Bảo Ninh thoạt nghe
“tưởng như vô cảm, nhưng chứa đựng trong đó là giọng văn tưng tửng, thâm
thúy và rất có duyên. Bàng bạc trong tiểu thuyết và truyện của Bảo Ninh là
nỗi buồn mang ý nghĩa sâu sắc về khoảng cách thế hệ, về vấn đề cha con…
Điều đó chứng tỏ ông vẫn thấy được vẻ đẹp thời đã qua và lưu luyến với nó”.
Nỗi buồn chiến tranh là hành trình đau đớn của một số phận dị kỳ tìm lại
quá khứ của mình. Suốt dọc hành trình sống của Kiên, số phận giống như một

Lê Thị Là

23

Lớp K35C - Ngữ Văn


×