Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Kiểu nhân vật mang cốt rắn và chim trong truyện cổ tích thần kỳ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.89 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===***===

ĐỖ THỊ THU HƯƠNG

KIỂU NHÂN VẬT MANG LỐT RẮN
VÀ CHIM TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
THẦN KỲ VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
ThS.GVC NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình triển khai thực hiện khóa luận, người viết đã thường
xuyên nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ Văn và các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, đặc biệt là
ThS. GVC. Nguyễn Thị Ngọc Lan – người trực tiếp hướng dẫn.
Người thực hiện khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các
thầy cô giáo và các bạn sinh viên đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình, cũng như tạo
mọi điều kiện để người viết hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2013
Người thực hiện


Đỗ Thị Thu Hương


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận này
là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫncủa Ths. GVC.
Nguyễn Thị Ngọc Lan. Kết quả thu được là hoàn toàn trung thực và không
trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả khác.

Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2013
Người thực hiện

Đỗ Thị Thu Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
NỘI DUNG ................................................................................................. 10
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ KIỂU TRUYỆN NGƯỜI MANG LỐT VẬT
VÀ KIỂU NHÂN VẬT NGƯỜI MANG LỐT RẮN - CHIM ...................... 10
1.1. Kiểu truyện người mang lốt vật ............................................................. 10
1.1.1. Cơ sở hình thành của kiểu truyện ................................................. 10
1.1.2. Lược đồ cốt truyện cơ bản của kiểu truyện ................................ 114
1.1.3. Khảo sát các loại lốt của nhân vật trong kiểu truyện ................... 20
1.2. Kiểu nhân vật người mang lốt chim ....................................................... 21
1.2.1. Nguyên nhân mang lốt ................................................................. 21
1.2.2. Giới tính của nhân vật. .............................................................. 223
1.3. Kiểu nhân vật người mang lốt rắn.......................................................... 25
1.3.1.Ý nghĩa của nghĩa của hình tượng “rắn”...................................................... .........25


1.3.2. Sự xuất hiện của nhân vật............................................................ 28
1.3.3. Giới tính nhân vật ........................................................................ 29
CHƯƠNG 2.ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NGƯỜI MANG LỐT
RẮN CHIM.................................................................................................. 32
2.1. Hình thức xuất hiện của nhân vật......................................................... 334
2.2. Khả năng khác thường của nhân vật .................................................... 400
2.3. Hành trạng đặc biệt của nhân vật .......................................................... 47
2.3.1. Kết hôn ....................................................................................... 47
2.3.2. Trút lốt ......................................................................................... 53
KẾT LUẬN.................................................................................................. 56
DANH MỤC TRUYỆN KHẢO SÁT........................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...65


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, từ lâu truyện cổ tích đã được
đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng trong thể loại tự sự dân gian.
Có thể nói, truyện cổ tích thần kỳ với những kiểu truyện như: người mồ côi,
người em út, người dũng sĩ … đã cho thấy sự đa dạng trong tư duy nghệ thuật
của nguời xưa. Không chỉ có vậy, truyện cổ tích thần kỳ còn có những nét đặc
trưng riêng bởi sự đóng góp không nhỏ của kiểu nhân vật người mang lốt. Kiểu
nhân vật này đã tạo ra những hình tượng nhân vật đặc sắc của kho tàng truyện
cổ tích Việt Nam. Các nhân vật vì một lý do nào đấy phải mang lốt các con vật
như: cóc, ếch, chim, rắn, rùa, chồn, nai, dê, khỉ… và sau khi trải qua khó khăn,
thử thách; nhân vật trút bỏ cái lốt xấu xí trở thành người. Điều này thể hiện
triết lý đạo đức, quan niệm thẩm mỹ, cũng như khát vọng vươn tới sự hoàn
thiện của dân gian. Qua khảo sát 100 truyện cố tích thần kỳ, chúng tôi nhận
thấy: trong các loại lốt của nhân vật đã được khảo sát, chúng tôi nhận thấy lốt

rắn và chim chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đây là hai con vật gần gũi, quen thuộc, có
ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng của cư dân nông
nghiệp…
Tìm hiểu về kiểu nhân vật người mang lốt nói chung, từ lâu đã là vấn đề
được các nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, việc đi sâu khai thác vào một
kiểu nhân vật cụ thể - kiểu nhân vật người mang lốt rắn và chim cho đến nay
vẫn chưa có một công trình chuyên biệt nào. Bởi thế, đây vẫn còn là một
“khoảng trống” cần được “lấp đầy”. Với mong muốn đóng góp một cái nhìn cụ
thể và toàn diện hơn về kiểu nhân vật trong truyện cổ tích, chúng tôi lựa chọn
đề tài: kiểu nhân vật mang lốt rắn và chim trong truyện cổ tích thần kỳ Việt
Nam.

1


1.2. Truyện cổ tích là một thể loại lớn đựợc đưa vào nhà trường ở các
cấp độ khác nhau, từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ
thông, tới Cao đẳng, Đại học. Sở dĩ truyện cổ tích có sự “ưu ái” như vậy là
bởi chính vai trò và chức năng của nó trong dạy và học. Thông qua các tác
phẩm cổ tích, giáo viên có thể thực hiện mục tiêu giáo dục, rèn luyện tư duy,
giúp các em phân biệt được cái thiện và cái ác trong cuộc sống. Với kiểu nhân
vật người mang lốt rắn và chim, sự sâu sắc về nội dung, những thay đổi kỳ ảo
về số phận, diện mạo và cuộc đời nhân vật đã đem lại cho trẻ thơ những nhận
thức đúng đắn để hình thành bài học làm người. Đặt các em vào những rung
cảm mãnh liệt, biết yêu thương những con người xấu xí, bất hạnh, biết lên án
cái phi lý, bất công. Bằng lối kết thúc có hậu, với sự ban thưởng và hạnh phúc
xứng đáng cho những người hiền lành, tốt bụng, có sự trừng phạt đúng cách
với những con người xấu xa, truyện cổ tích thần kỳ đã góp phần đem lại niềm
tin đích thực trong cuộc sống.
Xuất phát từ thực tế dạy và học, từ vai trò, chức năng của kiểu nhân vật

người mang lốt trong truyện cổ tích, đã đặt ra cho các nhà nghiên cứu đầu
ngành sư phạm sự quan tâm đặc biệt tới tâm lý tiếp nhận của học sinh trong
quá trình dạy học. Mong muốn khi ra trường các em sẽ đạt hiệu quả cao trong
dạy học văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng để nâng cao
nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy thực hành, thực hiện tốt vai trò của
người giáo viên phổ thông.
1.3. Không chỉ quan tâm đến những điều trên, lý do để tôi lựa chọn đề
tài này còn xuất phát từ chính niềm say mê yêu thích của bản thân. Bởi những
câu chuyện về kiểu nhân vật người mang lốt rắn và chim do dân gian sáng tạo
rõ ràng không phù hợp với hiện thực đời sống, thế nhưng lại hấp dẫn được
người nghe bởi tính chất kỳ ảo hoang đường. Ta tìm thấy ở đó cái mà thực tại
không làm họ thỏa mãn, thấy được những giá trị tinh thần, những thông điệp

2


sống rung cảm thực sự từ trái tim người nghệ sỹ dân gian. Bỏ qua những ham
muốn, dục vọng tầm thường, đến với những chân lý chính đáng, những ước
mơ, lý tưởng, hạnh phúc và thành công. Chính chất lãng mạn bay bổng làm
say lòng người đó đã trở thành động lực, tạo hứng thú đặc biệt cho tôi khi lựa
chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu
Để có cái nhìn đầy đủ, sâu sắc hơn khi tiếp cận đề tài này, chúng tôi
hướng tới những mục tiêu chính sau đây:
- Khảo cứu hệ thống các công trình sưu tầm truyện cổ tích thần kỳ Việt
Nam để bổ sung thêm tư liệu về truyện cổ tích thần kỳ có kiểu nhân vật
người mang lốt rắn và chim.
- Xem xét đặc điểm hình tượng kiểu nhân vật người mang lốt rắn và
chim ở các phương diện: hình thức xuất hiện, khả năng khác thường, hành
trạng đặc biệt để thấy được nét độc đáo của nhân vật trong hệ thống nhân vật

mang lốt của truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam.
- Thông qua vấn đề được đề cập, phát hiện những giá trị nội dung ngữ
văn học, dân tộc học, văn hóa học… của kiểu hình tượng nhân vật này với các
kiểu nhân vật khác trong kho tàng truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Tư liệu
Chúng tôi lựa chọn đề tài có tên: kiểu nhân vật mang lốt rắn và chim
trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam, điều đó đã xác định rõ giới hạn phạm
vi tư liệu ở truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã khảo cứu các tập
truyện cổ tích của các dân tộc Việt Nam và thu được 36 truyện có nhân vật
mang lốt rắn và chim. Tuy số lượng chưa phải là nhiều, nhưng nó là cơ sở
bước đầu để chúng tôi có cái nhìn bao quát và đầy đủ hơn về kiểu nhân vật
này.
3


3.2. Nội dung
Tìm hiểu những đặc điểm của kiểu nhân vật người mang lốt rắn và
chim, chúng tôi không chỉ giới hạn việc nghiên cứu trong phạm vi văn bản ngữ
văn mà còn tìm hiểu từ góc độ văn hóa học, dân tộc học….Ngoài ra khóa luận
còn hướng tới việc nhận diện đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật qua các
dấu hiệu đặc trưng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp liên ngành
5. Lịch sử vấn đề
Cùng với nhiều kiểu nhân vật khác, kiểu nhân vật người mang lốt rắn và
chim đã đem tới cho kho tàng truyện cổ tích Việt Nam một thế giới sắc màu

huyền ảo, mang đậm ý nghĩa giáo dục. Chính vì thế trong vài thập kỷ trước
đến nay, đã có nhiều tác giả bàn về kiểu nhân vật này trong các công trình
nghiên cứu của mình.
Năm 1981, nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật trong cuốn “Văn học các
dân tộc thiểu số Việt Nam” đã có nêu ý kiến về nhân vật người mang lốt. Ông
đã khẳng định: “Nhân vật mang lốt là những người xấu xí, nghèo khổ. Họ
phải mang lốt cóc, dê, rắn, khỉ, chim, nhái, … nhưng họ có phẩm chất tốt đẹp
và tài năng hơn người”. Tiếp đến, ông đã dành sự chú ý đánh giá sự thay đổi
số phận của nhân vật, khi nhân vật trút bỏ lốt xấu xí và trở thành những con
người hoàn mĩ. Những nhận xét của Phan Đăng Nhật có độ chính xác cao,
song tất cả mới chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu văn bản ngữ văn mà chưa
chú ý tới ý nghĩa dân tộc học của hình tượng nhân vật. Khóa luận không chỉ
tiếp nhận những nhận định trên mà còn nhấn mạnh thêm về ý nghĩa của yếu tố
chưa được đề cập ấy.

4


Trong công trình nghiên cứu “Quá trình chuyển hóa biểu tượng Chim Rắn từ huyền thoại cổ đến truyền thuyết Hùng Vương”, tác giả Phan Đăng
Nhật đã tiếp cận hình tượng rắn trong mối quan hệ với con người. Nghiên cứu
một số tác phẩm có hình tượng nhân vật rắn, tác giả đã đưa ra nhận định: rắn
và con người có quan hệ thân thiết, ruột thịt, thậm chí cùng chung một dòng
máu. Theo đó, ông khái quát hình tượng nhân vật rắn trong quan hệ của con
người, mô hình hóa sự kết hợp giữa huyền thoại chim tổ và huyền thoại rắn để
trở thành truyền thuyết mẹ Tiên Âu - bố Rồng Lạc sinh ra bọc trứng. Có thể
nói, ý kiến trên đã giúp chúng tôi có những căn cứ định hướng xác định rõ
hơn về mối quan hệ về các hình thức xuất hiện của người mang lốt rắn.
Năm 1998, nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Hà trong cuốn “Thạch Sanh và
kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á”, đã có sự khảo
sát khá công phu về về môtip dũng sĩ diệt rắn ác. Tác giả đã tìm hiểu nguồn

gốc xuất thân của rắn, biểu hiện của rắn ở khía cạnh rắn là đối tượng mà con
người cần tiêu diệt, là kẻ đối nghịch, gây tai họa cho con người. Tác giả nhận
xét: Từ thần thoại tới truyện cổ tích, hình tượng rắn trải qua một quá trình biến
đổi khá phức tạp và sâu sắc cả về nội dung lẫn hình thức… Con rắn thần thoại
mang đậm màu sắc văn hóa vùng, con rắn cổ tích là sáng tạo nghệ thuật mang
dấu ấn từng dân tộc. Theo tác giả, trong truyện cổ tích thần kỳ, hình tượng rắn
được chia ra làm hai loại: “rắn khổng lồ hiền lành, và rắn hung dữ tàn ác - là kẻ
thù không đội trời chung của con người”. Tuy nhiên, trong công trình này, tác
giả dành mối quan tâm của mình về mối quan hệ của con người với rắn ác. Qua
đó, tác giả chỉ ra sự chuyển hóa đặc biệt về yếu tố thần kỳ được thể hiện ở
truyện cổ tích. Hình tượng nhân vật người mang lốt rắn với sự phân loại thứ hai
đã có được những thành công đặc biệt giúp chúng tôi liên hệ với đề tài.
Năm 1999, tác giả Nguyễn Thị Huế đã khảo sát, và nghiên cứu về các
nhân vật có hình dạng xấu xí mà tài ba trong công trình “Nhân vật xấu xí mà

5


tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam”. Tìm hiểu kết cấu hình tượng nhân vật
qua các môtip, tác giả chỉ rõ người mang lốt là môtip đặc trưng của kiểu
truyện. Bên cạnh đó, việc xuất hiện với lốt là con vật đã phản ánh một cách
gián tiếp và khá phức tạp sự du nhập vào truyện cổ tích thần kỳ những phong
tục, tín ngưỡng xa xưa của nhiều dân tộc.
Qua các môtip mà tác giả khảo sát, cùng với các con vật (người đội lốt
khác) như: chồn, cóc, khỉ, rùa, dê… thì rắn cũng được đề cập đến như một
hình tượng phổ biến của môtip này, với các truyện tiêu biểu như: Chàng rắn
(Gia Rai), Người lấy rắn (Lâm Đồng), Vợ chàng rắn (Tày). Ở đây, rắn được
đề cập đến như nhân vật trung tâm của truyện. Theo tác giả thì những nhân
vật xấu xí mà tài ba thường “là sản phẩm của sự hôn phối bất ngờ, kỳ lạ giữa
người và thần linh” hoặc “có nguồn gốc từ thần linh”. Nhìn chung, đây là một

công trình nghiên cứu công phu, chúng tôi sẽ kế thừa những kết quả nghiên
cứu này để làm rõ hơn về các yếu tố đặc điểm hình tượng nhân vật người
mang lốt rắn và chim.
Năm 1999, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan đã dành sự quan tâm cho đề
tài luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội I với nội dung “Kiểu
truyện người mang lốt vật trong truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam”
[9]. Tác giả đã khảo sát tư liệu truyện cổ về người mang lốt trên các phương
diện các loại lốt con vật được mượn làm cái lốt cho nhân vật. Tác giả đã tìm
thấy 25 loại lốt như: cóc, rắn, chim, ếch, rùa, thỏ, cá, … Trong đó có lốt rắn
và chim, điều này chứng tỏ kiểu nhân vật mang lốt rắn và chim cũng đã thu
hút được sự quan tâm lớn của các tác giả dân gian.
Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Minh Hường với nhan đề “Hình tượng
rắn trong truyện cổ dân gian Việt Nam” đã tìm hiểu và đưa ra hệ thống 26
truyện có rắn là nhân vật người mang lốt. Trong công trình này, tác giả đã
chia tách các truyện thành các kiểu kết thúc khác nhau: có hậu và không có

6


hậu, từ đó nêu lên đặc điểm chung trong type người mang lốt vật, qua đó tác
giả đã khái quát thể hiện những đặc điểm riêng về tính chất hình tượng nhân
vật người mang lốt rắn. Không chỉ có vậy, tác giả còn đề cập tới tiến trình
diễn biến và kết cấu của các câu truyện người mang lốt rắn. Từ việc xuất hiện
thần bí, gặp gỡ các nhân vật là ai, bị nhân vật từ chối như thế nào, kết hôn với
đối tượng thường là những con người ra sao, vướng phải những thử thách đa
dạng ở các phương diện nào, vượt qua thử thách và thể hiện bản lĩnh tài năng
thông minh, khác thường có gì đặc biệt. Đây được xem là những định hướng
vô cùng quan trọng cho chúng tôi khảo sát một trong hai nhân vật mà đề tài
đang đề cập đến.
Trong cuốn Giáo trình văn học dân gian, tác giả Phạm Thu Yến cũng

đã quan tâm tới các kiểu nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ. Theo tác giả,
truyện cổ tích xây dựng được một hệ thống nhân vật dựa trên sự phản ánh
mâu thuẫn đấu tranh xã hội qua nhóm truyện người mồ côi, người em út,
người lao động nghèo,… ca ngợi tình cảm đạo đức xã hội theo quan điểm của
nhân dân qua tình nghĩa vợ chồng, tình bạn. Tuy nhiên vấn đề về người mang
lốt chỉ được tác giả đề cập chung chung trong hệ thống nội dung thứ hai mà
chưa có sự khai thác tỉ mỉ, rõ rệt.
Năm 2009, tiếp tục sự quan tâm về truyện cổ dân gian Việt Nam, tác
giả Nguyễn Thị Ngọc Lan có bài viết “Hình tượng chim – từ cội nguồn văn
hóa đến truyện cổ dân gian”. Trong công trình này, tác giả nhận xét: “chim là
con vật được dân gian đưa lên hàng đầu trong tín ngưỡng sùng bái tự nhiên –
“nhất điểu nhì xà”. Trong nhận thức dân gian, chim mang ý nghĩa biểu tượng
đặc trưng đặc biệt với vai trò vật thiêng, có vị trí quan trọng trong đời sống
của cư dân nông nghiệp”. Tác giả đề cập tới mối quan hệ huyết thống gần gũi
của con người với một giống động vật nào đó như chim hoặc rắn. Cơ sở để
đưa ra căn cứ nhận định chính xác về giới tính các nhân vật mang lốt chim

7


trong các truyện khảo sát là nữ là dựa vào các truyện như: Chàng K’ Dùng và
nàng K’ Làng của dân tộc Cơ Ho, Anh giữ rẫy của dân tộc Cà Tu, Chàng mồ
côi và bầy chim công của dân tộc H- Mông. Ngoài ra còn là các truyện kể về
người dũng sĩ qua các truyện: Thạch Sanh của dân tộc Việt, Chau Sanh Chau
Thông của dân tộc Khơ Me, Chàng Rôk- Kor, Đươm Tơ Rít của dân tộc Cà
Tu. Tiếp thu ý tưởng của tác giả bài viết về hình tượng chim về với truyện cổ
dân gian, chúng tôi triển khai vấn đề mở rộng hơn ở nhân vật người mang lốt
chim trong thể loại truyện cổ tích thần kỳ.
Cũng trong năm đó, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan còn quan tâm tới đề
tài người mang lốt qua một báo cáo nghiên cứu: “Nhân vật mang lốt cóc

trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam’’. Trong công trình này, tác giả đã dẫn
dắt vấn đề đi theo một trình tự hợp lý, lôgic từ việc tạo lập cơ sở hình thành
ban đầu của kiểu truyện, tới việc khảo sát các loại lốt và chỉ ra đặc điểm của
nhân vật người mang lốt cóc. Trong quá trình khảo sát các truyện cổ tích có
kiểu nhân vật người mang lốt, tác giả đã đề cập tới hai hình tượng nhân vật
mà đề tài của chúng ta đang quan tâm. Đặc biệt, tác giả đưa ra số liệu thu
được trong quá trình khảo sát truyện người mang lốt với kiểu nhân vật người
mang lốt rắn chiếm 12% (trong tổng số 100 truyện khảo sát). Với niềm say
mê về truyện cổ tích thần kỳ ở kiểu nhân vật người mang lốt rắn và chim, đã
tạo động lực cho chúng tôi tiếp tục suy ngẫm và tìm hiểu vấn đề này. Vì thế
bắt tay vào nghiên cứu đề tài cũng là một cách cho chúng tôi nhằm thỏa mãn
nhu cầu khám phá của bản thân.
Năm 2012, trong cuốn Giáo trình văn học dân gian, nhà nghiên cứu
Vũ Anh Tuấn (chủ biên) đã nêu ra những vấn đề về thể loại, quan niệm, đặc
trưng, nội dung của truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích thần kỳ nói
riêng, trong đó có hệ thống truyện người mang lốt vật. Đưa ra dẫn chứng các
nhân vật mang lốt như: chim, rắn, rùa, dê, khỉ, ếch…qua mô hình kết cấu:

8


nhân vật mang lốt ước mơ ( một chàng trai, cô gái đẹp, đưa ra các thử thách,
vượt qua, trút lốt xấu xí để kết hôn); tác giả dẫn dắt hình thức xuất hiện khác
thường của các nhân vật, trút lốt ra sao và được hưởng hạnh phúc xứng đáng
như thế nào.
Điểm qua tình hình nghiên cứu, có thể dẫn tới nhận xét như sau:
Vấn đề mà chúng tôi quan tâm đã từng được các nhà nghiên cứu chú ý
khai thác nhưng vẫn còn sơ lược. Đó là những nhận định có tính khái quát,
mang tính chất giới thiệu và gợi mở. Khi tìm hiểu vấn đề, chúng tôi đã xem
xét một số bài viết, công trình liên quan: luận án tiến sĩ Hình tượng rắn trong

truyện cổ dân gian Việt Nam của tác giả Trần Minh Hường, Nhân vật xấu xí
mà tài ba của phó tiến sĩ Nguyễn Thị Huế, “hình tượng chim – từ cội nguồn
văn hóa đến truyện cổ dân gian” và “nhân vật mang lốt cóc trong truyện cổ
tích thần kỳ” của thạc sỹ Nguyễn Thị Ngọc Lan. Có thể nói, trong các công
trình đó, các tác giả tập trung vào kiểu nhân vật mang lốt nói chung và một
phần đề cập tới kiểu nhân vật rắn, chim trong type truyện người mang lốt.
Với mục đích là muốn đi sâu tìm hiểu một trong số những nhân vật người
mang lốt của kho tàng truyện cổ tích thần kỳ, mà cụ thể ở đây là người mang
lốt rắn và chim, chúng tôi hướng tới tiếp cận hình tượng nhân vật từ góc độ
dân tộc học.
Trên cơ sở nhìn nhận kinh nghiệm của người đi trước, tiếp thu kết quả và
khám phá đã được công nhận, chúng tôi triển khai đề tài: Kiểu nhân vật mang
lốt rắn và chim trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam với mong muốn tìm hiểu
kỹ và sâu sắc hơn dạng nhân vật độc đáo này.

9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ KIỂU TRUYỆN NGƯỜI MANG LỐT
VẬT VÀ KIỂU NHÂN VẬT NGƯỜI MANG LỐT RẮN - CHIM
1.1. Kiểu truyện người mang lốt vật
1.1.1. Cơ sở hình thành của kiểu truyện
Khi nghiên cứu giá trị của các truyện cổ tích, các nhà nghiên cứu đã hệ
thống truyện cổ tích dựa trên kiểu nhân vật. Từ đó, thuật ngữ “kiểu truyện”
được sử dụng. Theo tác giả Nguyễn Bích Hà thì “kiểu truyện là tập hợp
những truyện kể có môtip cùng loại hình. Trong một kiểu truyện có nhiều
môtip nhưng không nhất thiết mỗi truyện trong kiểu truyện đó phải có tất cả
các môtip chung”.
Là một trong ba tiểu loại của truyện cổ tích Việt Nam, truyện cổ tích

thần kỳ được xem là nhóm truyện xuất hiện sớm hơn cả, có gốc rễ sâu xa từ
thế giới quan thần bí, từ những huyền thoại của thời kỳ nguyên thủy phong
phú, hấp dẫn. Đây là nhóm truyện mà ở đó, người đọc có thể nhận ra đời sống
hiện thực khách quan, đặc biệt là bối cảnh tan rã của chế độ công xã nguyên
thủy. Khuynh hướng nổi bật của truyện cổ tích thần kỳ không phải là nhấn
mạnh hiện thực mà là trình bày ước mơ, lý tưởng xã hội của nhân dân. Lý
tưởng xã hội làm cơ sở cho lý tưởng thẩm mỹ của truyện cổ tích thần kỳ là sự
hướng về những tư tưởng đạo đức chất phác, sự công bằng, trong sáng của xã
hội thị tộc. Vậy nên hầu hết những vấn đề xã hội trong truyện cổ tích thần kỳ
đều được giải quyết trong sự chi phối và có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp
của lực lượng thần kỳ, thể hiện ở các môtip, các nhân vật, cốt truyện,…
Nhân vật trung tâm của truyện cổ tích thần kỳ là những con người, nạn
nhân có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội với nhiều mâu thuẫn và xung đột
xoay quanh. Đó là những con người bất hạnh, xấu số, có địa vị thấp hèn, có số
phận không may mắn. Truyện cổ tích thần kỳ đã miêu tả những nhân vật ấy

10


theo khuynh hướng lý tưởng hóa, giải quyết số phận của họ theo một kết thúc
có hậu mang tính chất ước mơ. Mỗi câu chuyện được xem là quá trình đi tìm
kiếm hạnh phúc của những kiểu nhân vật đó. Truyện cổ tích thần kỳ đã xây
dựng những chi tiết truyện mang tính chất phổ biến về những con người,
những kiểu nhân vật như thế.
Kiểu truyện người mang lốt được xem là kiểu truyện cổ tích quen thuộc,
hay được gọi là kiểu truyện nhân vật xấu xí mà tài ba. Truyện thường kể về
một nhân vật mang dáng vẻ bên ngoài dị dạng nhưng lại có tâm hồn trong sáng,
tốt bụng, đặc biệt là có tài năng khác thường. Tên nhân vật thường để đặt tên
cho truyện, cốt truyện thường được thể hiện theo một mô hình.
Cùng với những kiểu truyện về người mồ côi, người con riêng, người

em út, người dũng sĩ có tài lạ…, kiểu truyện người mang lốt cũng khá phổ
biến trong hệ thống kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Với những tập tục, nền
văn hóa riêng biệt của con người, dân tộc mình đang sinh sống trên địa bàn
lãnh thổ Việt Nam, thì họ đã tìm ra và gây dựng cho mình một bản vẽ riêng
biệt với đầy hoa văn tinh tế về câu chuyện người mang lốt. Theo đó, ý nghĩa
của thuật ngữ người mang lốt được hiểu dưới một hàm nghĩa nhỏ hẹp hơn là
người mang lốt động vật. Ta có thể lấy dẫn chứng về vấn đề này như: Chàng
Cóc, Chàng rể Khỉ (Ê đê), Chàng Rùa, Chàng Chồn (Thái), Lấy chồng Dê,
Người lấy Ếch, Lấy vợ Cóc (Kinh), Vua Ếch, Chàng Cóc lấy vợ tiên (Lô Lô),
Cô gái lấy chồng trăn (Xê đăng),…
Sự xuất hiện của kiểu nhân vật này trong những dị bản kể thuộc nhiều
dân tộc khác nhau đã góp phần tạo dựng nên màu sắc mới, tái hiện toàn diện
và sinh động về bức tranh hiện thực xã hội trong thời đại truyện cổ tích. Mỗi
truyện của từng dân tộc đều chứa đựng nội dung phong phú, đều có dáng vẻ
riêng đáng chú ý, song chúng có những nét tương đồng trong cách kết cấu của
kiểu truyện.

11


Tổng hợp một số ý đánh giá của các nhà nghiên cứu Folklore ở Việt
Nam và thế giới, họ đều có chung ý kiến về quan niệm người mang lốt, là
truyện kể về những con người không may mắn và không có địa vị, phổ biến
trong xã hội phân chia giai cấp và trong chế độ gia đình phụ quyền. Với quan
niệm về người mang lốt, nhà nghiên cứu E. M. Mêlêtinxki cho rằng, đây là
một trong những “hiện tượng nhân vật mang trong mình tính chất dân chủ
mạnh mẽ của truyện cổ tích hoang đường, có những cội rễ xã hội lịch sử chân
thực” và chính trong diễn biến số phận đầy trắc trở, oan ức của nhân vật có
thể thấy rõ “quá trình tan rã của chế độ nguyên thủy, của chế độ bộ tộc đến
gia đình…” [13]. Ngoài ra, ông còn soi rọi vào giá trị của tác phẩm thông qua

các kiểu nhân vật như: mồ côi, người em, con riêng... Qua đó, ông chứng
minh nguồn gốc cũng như mối quan hệ lịch sử chặt chẽ đã được liên hệ về
nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ nói chung và kiểu người mang lốt nói
riêng. Ông đánh giá, nghiên cứu nhân vật trong truyện cổ tích, coi đây chính
là chìa khóa để hiểu mỹ học của truyện cổ tích.
Với sự ra đời của một số nhân vật người mang lốt, người ta thấy những
điều tưởng chừng như là phi lý. Bởi lẽ, việc thụ thai và sinh nở vốn là một
biểu hiện tuân theo một chiều hướng quy luật tự nhiên của con người. Kết quả
của quy luật tự nhiên ấy là sự ra đời của những đứa trẻ, chứ không phải là dê,
rắn hay chim. Thế nhưng, do những yếu tố trong quá trình sống, do sự lây
nhiễm độc tố di truyền, hay một số tác động ngoài luồng khác thì việc một bà
mẹ sinh ra một đứa con tật nguyền là hoàn toàn có căn cứ chấp nhận được. Có
một số phận không may mắn như những con người khác, không được hoàn
thiện về hình dáng và vẻ đẹp bên ngoài khiến cho những con người ấy phải
hứng chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ trong cuộc sống cả về vật chất và tinh
thần. Họ là những con người không may khi phải mang trên mình một hình
hài xấu xí, nhiều khuyết thiếu như trong các truyện Chàng gù, Chàng ghẻ
(Chăm), Chàng ngàn mụn hạt cơm (Thái) … Họ bị người đời, và thậm chí
12


ngay cả người thân của mình rẻ rúng, khinh miệt. Vì thế, niềm hạnh phúc, ước
mơ, khát khao được có một cuộc sống bình thường..., tất cả chỉ được họ gửi
gắm trong một mong ước là mọi thứ sẽ có thể thay đổi để mình được tự tin,
vững vàng. Chính từ nhu cầu hiện thực ấy mà các tác giả dân gian đã sáng tạo
ra truyện kể về người mang lốt với sự hư cấu đẹp đẽ, lành mạnh, mượn cái
thần kỳ để sáng tạo ra nhân vật thần kỳ với dụng ý nghệ thuật bênh vực, chia
sẻ cùng những con người bất hạnh, nhằm thể hiện khát vọng sống lạc quan,
chủ nghĩa nhân đạo cao cả . Đem cái bình đẳng và hạnh phúc xoa dịu đi nỗi
đau mà họ phải chấp nhận, gánh chịu. Từ đó chứng minh một điều rằng: nhân

vật người mang lốt trong truyện cổ tích thực chất được xem là hình ảnh thu
nhỏ, là góc khuất trong đời sống xã hội của một lớp người chẳng may bị tật
nguyền, bị thiếu hụt về hình dáng, hay nói cách khác là không hoàn chỉnh về
mặt hình thức như những con người khác trong cuộc sống đời thường.
Một khía cạnh nữa cần được nói tới đó là việc phản ánh cơ sở thẩm mỹ
của kiểu nhân vật mang lốt rắn và chim. Đó là việc các tác giả dân gian đã
khéo léo lồng ghép các yếu tố mang tính chất hư cấu tưởng tượng nhằm thể
hiện khát vọng, và ước mơ hạnh phúc cháy bỏng của con người, phù hợp với
khuynh hướng lý tưởng hóa những nhân vật bất hạnh như: người em út, người
con riêng. Vì thế, sáng tạo ra truyện kể về nhân vật mang lốt đã góp phần tạo
nên màu sắc lý tưởng hóa cho truyện cổ tích thần kỳ: “một mặt dựa trên cơ sở
những hồi tưởng về nền dân chủ nguyên sơ, về sự gắn bó của con người trong
bộ tộc của thời kỳ cộng đồng nguyên thủy, một mặt khác là kết tinh những
ước mơ tới một chế độ xã hội công bằng trong tương lai” [13, 11]. Điều đó lý
giải vì sao kiểu truyện người mang lốt vật lại xuất hiện khá phổ biến như vậy
trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam.

13


1.1.2. Lược đồ cốt truyện cơ bản của kiểu truyện
Để phục vụ cho việc tìm hiểu đề tài đang nghiên cứu, chúng tôi đã tiến
hành khảo sát kiểu truyện nhân vật mang lốt nói chung. Từ những căn cứ dẫn
chứng cụ thể trong truyện cổ tích thần kỳ của Việt Nam, chúng tôi đã bước
đầu xác định được một số dạng cốt truyện cơ bản được trình bày như sau:
1.1.2.1. Cốt truyện gồm hai nhân vật chính
Người mang lốt vật – người chồng hoặc người vợ.
Dựa trên sự hệ thống cốt truyện ta có lược đồ sau: Người mang lốt vật
 gặp được một chàng trai (hoặc cô gái) nhân hậu, tốt bụng  trút lốt  kết
hôn (hoặc cũng có thể ngược lại kết hôn rồi mới trút lốt xấu xí).

Qua quá trình khảo sát, dạng cốt truyện này có số lượng không nhiều,
về cơ bản thì chi tiết của truyện khá đơn giản, hệ thống nhân vật xuất hiện
tương đối ít: cốt truyện chủ yếu xoay quanh hai nhân vật chính: nhân vật
mang lốt và chàng trai (hoặc cô gái) là người chồng (hay người vợ) của họ.
Chẳng hạn như người mang lốt chim hoặc cá. Ví dụ:
Một chàng trai nghèo ở với mẹ, hàng ngày anh phải đi giữ rẫy. Anh đã
làm cái “túc” để thay mình giữ rẫy, nhưng mấy lần cái “túc” đều bị chim đến
làm đứt. Anh tức giận liền rình bắt chim và thấy chim trút bỏ bộ cánh, biến thành
một cô gái đẹp. Thấy vậy, anh liền giữ bộ cánh của cô gái ấy. Mất cánh không
thể bay được nữa, cô gái phải làm vợ anh ( Anh giữ rẫy - dân tộc Cà Tu).
Hay trong một câu chuyện khác:
Một chàng trai nghèo tên là K’Làng chuyên làm nghề câu cá kiếm ăn.
Chàng câu được một con cá K’Dùng, liền đem về nuôi trong một chiếc ché
vỡ. Một hôm chàng nằm mơ thấy từ chiếc ché hiện ra một cô gái vô cùng xinh
đẹp. Tỉnh dậy, chàng thấy cô gái ấy đang ở bên cạnh mình, từ đó, hai người
trở thành vợ chồng và sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi .
(Chàng K’Làng và nàng tiên cá – Truyện cổ Mạ)

14


Hoặc như trong câu chuyện dưới đây:
Một con chim Ntợp (chim bồ câu) hát ghẹo chàng K’Dùng. Chàng
K’Dùng tức giận liền đem cung tên bắn vào chim, nhưng thấy chim đẹp quá,
K’Dùng liền đem về nuôi. Hàng ngày, chim biến thành một cô gái đẹp, hiện
ra chăm lo quét dọn nhà cửa và cơm nước cho K’Dùng. Thấy lạ, K’Dùng sinh
nghi liền rình trộm và bắt gặp nàng trút lốt chim thành người. Từ đó hai người
trở thành vợ chồng và chung sống bên nhau hạnh phúc.
(Chàng K’Dùng và nàng K’Làng - Dân tộc Cơ Ho)
Có thể nhận thấy rằng, người mang lốt sau khi vượt qua những rào cản

khó khăn, sau những thử thách của cuộc sống đã gặp được đối tượng, họ trút
bỏ những tấm lốt xấu xí và ở lại trần gian để hưởng hạnh phúc lứa đôi. Từ
những dẫn chứng nêu trên, có thể nhận thấy trong các truyện có dạng cốt
truyện này, nhân vật xuất hiện đơn giản, chỉ tập trung đi sâu vào diễn biến
xoay quanh hai nhân vật chính, nên sự kiện gặp nhau và kết hôn cũng chỉ ở
trong những bối cảnh không gian hẹp, những quan hệ còn chưa có yếu tố
phức tạp đan cài. Trong truyện hầu như vắng bóng nhân vật thứ ba: là nhân
vật thách đố hay nhân vật gây tai họa. Thường thì sẽ thấy nhân vật này xuất
hiện trong dạng cốt truyện ba nhân vật chính mà chúng tôi đề cập ở phần sau.
Theo chủ quan của chúng tôi, có lẽ những truyện kể này ra đời tương đối sớm,
khi đó mâu thuẫn gia đình và xã hội chưa bộc lộ rõ sâu sắc như ở giai đoạn
sau. Lúc này nhân vật người mang lốt vật do dân gian sáng tạo ra chỉ để thỏa
mãn nhu cầu khám phá thế giới tự nhiên của những con người bình thường.
Chính vì vậy, những câu chuyện toát lên vẻ hiền hòa của một cuộc sống bình
dị. Trong đó, nhân vật người mang lốt vật trở thành nơi gửi gắm những ước
vọng về một tương lai tươi sáng của nhân dân lao động.

15


1.1.2.2. Cốt truyện ba nhân vật chính
Ngoài lược đồ cốt truyện trên thì loại cốt truyện thứ hai mà chúng tôi
muốn đề cập tới đây gồm có ba nhân vật chính. Ở dạng này, chúng tôi nhận
thấy hệ thống truyện qua khảo sát đã phong phú và đa dạng hơn.
a. Nhân vật mang lốt vật – người chồng (hoặc người vợ) - bố chồng
(hoặc bố vợ).Với dạng cốt truyện này, chúng tôi khái quát thành lược đồ chi
tiết sau:
Nhân vật mang lốt gặp một chàng trai (cô gái) nhân hậu  gặp thử
thách  vượt qua thử thách  kết hôn (hoặc: kết hôn  gặp thử thách 
vượt qua thử thách)  trút lốt.

Ta có thể thấy điều này qua một số truyện về người mang lốt cóc, dê,
khỉ… Ví dụ:
Hai vợ chồng nghèo hiếm con, cầu khẩn mãi mong muốn có một đứa
con. Một hôm, lên nương trồng bí, hai vợ chồng trồng được một cây bí khác
thường chỉ có một quả mà quả bí lại rất to và lớn nhanh. Người vợ bổ bí và
một con các nhảy ra, cóc lên thiên đình hỏi cưới cô út con Ngọc Hoàng làm
vợ. Thấy cóc hình dạng xấu xí, lại muốn lấy con gái mình, Ngọc Hoàng liền
ra thử thách cho cóc san bằng ba ngọn núi trong một buổi sáng, và rồi lại bắt
cóc đắp núi cao như trước. Cóc làm ba ngọn núi phẳng lỳ rồi lại làm ba ngọn
núi mọc lên. Ngọc Hoàng tiếp tục ra các điều kiện khác như đi gieo nương rồi
lại thu hồi các hạt rau trên nương. Tất cả đều được cóc thực hiện, Ngọc
Hoàng đã phải gả con gái út cho cóc. Trong vùng mở hội, cóc liền trút lốt hóa
thành chàng trai tuấn tú. Vợ cóc thấy vậy liền đem đốt lốt cóc đi. Từ đó, cóc
không còn mang trên mình tấm lốt xù xì, xấu xí ấy nữa, và sống bên người vợ
của mình.

(Chàng cóc lấy vợ tiên – Truyện cổ Lô Lô)

16


Hay:
Một bà mẹ hiếm con sinh được một con dê đực. Dê muốn lấy con gái
phú ông nên đã đến làm thuê cho phú ông. Phú ông không muốn bị mang
tiếng thất hứa nên đưa ra sính lễ thách cưới để dê không thực hiện được: 100
trâu bò, 100 con lợn, một mâm vàng, một mâm bạc. Dê đưa ra đầy đủ lễ vật
và trở thành chồng của cô út. Dê trút lốt là chàng trai đẹp, từ đó hai vợ chồng
chung sống hạnh phúc.

(Lấy chồng dê - Dân tộc Việt)


b. Người mang lốt vật – người vợ - các cô chị vợ.
Ở nhóm truyện có cốt truyện như thế này, chúng tôi miêu tả thành lược
đồ như sau:
Người mang lốt lấy được một cô gái đẹp (nhân vật hiện diện là cô con
gái út)  trút lốt các cô chị ghen tỵ với em mình, tìm cách hãm hại  họ
bị trừng phạt  người mang lốt sống hạnh phúc bên vợ mình.
Trong hệ thống những truyện có lược đồ cốt truyện này, để có thể dẫn
đến sự gặp gỡ và kết hôn của người mang lốt vật và cô gái thì thường phải có
một mối liên hệ dẫn đến hai người. Đó chính là sự hiện diện của nhân vật là
người cha hoặc người mẹ của cô gái. Họ sẽ là vướng mắc phải một một lý do
nào đó để phải gả con gái của mình cho người mang lốt. Sau khi trút lốt mới
dẫn đến sự ghen tỵ của các cô chị với em gái. Ta có thể gặp dạng cốt truyện
này trong một số truyện dưới đây:
Một ông lão muốn đào gánh để ngăn nước sông vào ruộng, nhưng làm
mãi mà nước cứ bị cuốn đi không giữ được. Ông muốn bẩy những hòn đá để
ngăn nước trôi nhưng không ngờ đó là nhà của rắn. Rắn liền cuốn lấy chân
ông đòi cắn chết ông. Ông van xin không được và hứa sẽ gả con gái cho rắn.
Rắn trút lốt, lấy cô út, người chị thấy em lấy được chồng đẹp liền nảy sinh ý
hãm hại.

(Hoàng tử rắn - Dân tộc Cao Lan)

17


Ông bố có mười cô con gái, làm nghề bát cá nuôi con. Một lần đi đặt
lờ, cá thấy kẽ hở liền đi mất, rùa giúp ông bắt lại cá và đòi trả công lấy con
gái ông. Nàng út chấp nhận lấy rùa để trả ơn cho cha.
(Chàng rùa - Dân tộc Xê Đăng)

Hoặc như trong câu chuyện dưới đây:
Một ông già đi gánh mạ nhưng nặng quá không nhấc được liền có
con lang ra gánh giúp, ông hứa gả con gái cho lang để trả ơn. Cô con gái
(Lấy chồng lang - Dân tộc Thái)

út lấy lang.

Với những câu chuyện trên đây, có thể nhận thấy nhân vật kết hôn với
các “người mang lốt” không ai khác ngoài các cô con gái út. Dưới cái nhìn
khinh miệt, kỳ thị trong cuộc sống và thân phận cùng bộ dạng xấu xí của các
nhân vật người mang lốt thì chỉ có cô út - người có tấm lòng nhân từ sẵn sàng
lấy họ để trả ơn hay giải thoát cho cha mẹ mình, cho gia đình, gánh cho các
chị của mình một việc làm họ không mong muốn. Chỉ có cô út đẹp người đẹp
nết chấp nhận thua thiệt về mình, đồng ý lấy nhân vật mang lốt làm
chồng.Việc xây dựng tài tình hình ảnh hai nhân vật có hai suy nghĩ và tâm
hồn đạo đức khác nhau đã đưa người đọc tiếp cận dần với mâu thuẫn xã hội
tồn tại trong cuộc sống gia đình. Họ xa lánh hoặc tù chối dứt khoát việc tiếp
xúc với các nhân vật xấu xí, giành mọi sự may mắn cho mình. Nhiều khi cô út
bị các chị của mình cho là kỳ quặc hoặc bất thường, họ không tin tưởng và
chế nhạo em làm những điều ngu ngốc. Hình tượng những cô gái mang tấm
lòng trong sáng, giàu tình thương, nhân hậu, và thông cảm với con người đã
tô đậm màu sắc luân lý đạo đức đối lập với các cô chị độc ác và thô lỗ khi
muốn tranh chồng làm hại em. Như vậy, những truyện cổ tích có dạng cốt
truyện này đã phần nào phản ánh được một giai đoạn và hình thức phân chia
trong gia đình của lịch sử xã hội.

18


c. Người mang lốt vật - người chồng (hoặc người vợ) - lực lượng

gây tai họa ngoài xã hội (vua, chúa…)
Nếu như trong những truyện đã trình bày ở phần b, người gây tai họa và
thử thách cho nhân vật mang lốt là những con người cùng nhau chung sống
trong một mái nhà, thì đến với dạng cốt truyện này ta sẽ thấy sự hiện diện của
lực lượng xã hội tồn tại bên ngoài. Đó là những ông vua, những lão nhà giàu
tham lam hiếu sắc muốn cướp vợ người khác. Ta có thể nhận thấy dạng cốt
truyện này qua tác phẩm sau:
Một chàng trai nghèo nhân hậu tên là Thàng Cao Chúa. Một lần gánh
củi ra chợ bán thấy con rắn sắp bị làm thịt liền cứu giúp. Hôm sau, trên đường
về, có một cô gái gánh củi đi theo chàng. Về nhà, chàng hỏi ra mới biết đó
chính là con rắn được chàng cứu hiện thân và nguyện xin kết tóc xe duyên
cùng chàng. Thấy Thàng Cao Chúa có vợ đẹp, vua liền đòi chàng nhường vợ.
Nàng dùng mưu giết vua và chung sống hạnh phúc bên Thàng Cao Chúa.
(Thàng Cao Chúa - Truyện cổ Nùng)
Những nhân vật trong truyện cổ tích có dạng cốt truyện này thường
xuất hiện với tư cách là các nhân vật chính diện và phản diện. Nhân vật chính
diện là những con người nghèo khổ, được nhân vật người mang lốt xin được
kết duyên. Còn ông vua, chúa đất… là hình ảnh của những con người dùng
quyền lực để đe dọa người khác nhằm thỏa mãn lòng tham. Đó là những nhân
vật phản diện trong tác phẩm.
Qua lược đồ cốt truyện cơ bản của kiểu truyện ta thấy, ở dạng truyện
thứ hai: ba nhân vật là phổ biến, chiếm số lượng, nội dung sâu sắc hơn cả.
Truyện có chiều sâu cả về nhân vật và tình tiết, đã thể hiện được mối quan hệ
cực kỳ đa dạng giữa người mang lốt với các nhân vật khác. Tuy nhiên, khi
nhìn nhận phân tích kỹ hơn nữa về đề tài đang tìm hiểu thì “kiểu nhân vật

19


người mang lốt rắn và chim trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam” chỉ tập

trung vào mối quan hệ “người mang lốt - người vợ - bố vợ” .
1.1.3. Khảo sát các loại lốt của nhân vật trong kiểu truyện
Theo Từ điển Tiếng Việt, “lốt”: là xác bọc bên ngoài của một số động
vật, là vỏ ngoài hay gọi là hình thức bên ngoài để che giấu, đánh lừa đi con
người thật (SĐD, tr.584). Như vậy, có thể hiểu lốt là cái vỏ bọc khoác bên
ngoài của đối tượng chứ không phải là đối tượng. Cái vỏ bọc ấy được tạo ra
với mục đích ngụy trang, đánh lừa, làm cho người khác nhầm tưởng đối
tượng. Nhân vật đội lốt là khi nhân vật khoác lên một vỏ ngoài khác hẳn với
bản chất của mình để cho người khác nhầm tưởng nhằm thực hiện một mục
đích nào đấy.
Trong số 100 truyện cổ tích thần kỳ được chúng tôi khảo sát, có thể
nhận thấy kiểu nhân vật người mang lốt vật trong truyện cổ tích thần kỳ của
Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Đã có tới 25 loại lốt như: chồn, rắn, cóc,
ếch, chim, trăn, dê, cá, khỉ… Cụ thể xin đưa ra một số loại chiếm tỷ lệ lớn mà
chúng tôi đã thống kê được: chim và rắn 36%, cóc 20%, rùa 13%, ếch 10%,
cá 7%,… Trong đó ở một số truyện chúng tôi tìm được cả hai nhân vật mang
lốt rắn và chim cùng xuất hiện.
Do gắn bó gần gũi với cuộc sống sinh hoạt đời thường của con người,
nên đối tượng được các tác giả dân gian tin tưởng gửi gắm nhân vật cho mang
lốt đều là những con vật vốn quen thuộc. Đó là những con người được bao
bọc bởi bề ngoài, hình thức của các loài vật như: rắn, chim, cóc, rùa, dê…
Trong đó, nhân vật mang lốt rắn và chim chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong số tư
liệu khảo sát. Cũng bởi lẽ cả hai con vật rắn và chim đều là những loài linh
thiêng, là biểu tượng cho văn hóa nhân loại, cho văn hóa tín ngưỡng dân tộc,
biểu tượng cho kiến trúc, điêu khắc, và các truyền thuyết lễ hội dân gian.

20


1.2. Kiểu nhân vật người mang lốt chim

1.2.1. Nguyên nhân mang lốt
Nhân vật trong các thể loại tự sự luôn được xem là yếu tố cơ bản có ý
nghĩa quan trọng trong việc hình thành và thúc đẩy sự phát triển của cốt
truyện. Với truyện cổ tích thần kỳ, nhân vật trung tâm - những con người bất
hạnh, thua thiệt còn là nơi gửi gắm những quan niệm đạo đức, quan niệm
thẩm mỹ, khát vọng của nhân dân lao động. Hay nói cách khác, những nhân
vật ấy mang tính chất đại diện cho cái đẹp, cái thiện theo tiêu chí đánh giá của
dân gian.
Trong hệ thống nhân vật của truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam, kiểu nhân
vật người mang lốt thực sự là một hình tượng nổi bật, sản phẩm sáng tạo có
tính chất hư cấu nghệ thuật của người nghệ sỹ dân gian. Từ cái nhìn khái quát,
tổng thể về kiểu nhân vật người mang lốt, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu hai dạng
nhân vật tiêu biểu. Đó là người mang lốt rắn và chim.
Chim là một trong những loài động vật phổ biến của vùng sông nước
Phương Nam nói riêng và mọi miền nói chung. Nhìn từ góc độ văn hóa, con
chim được đồng nhất với mặt trời, điều này đã được lý giải một cách khá thuyết
phục “chim là thế giới bên trên và là biểu tượng của mặt trời”. Con chim tượng
trưng cho mặt trời và là đại diện cho thế giới bên trên. “Cái thế giới mà con
người chỉ có thể ngước nhìn lên chứ không thể với tới”. Vì thế mà chim được
chọn làm đối tượng để người mang lốt thể hiện mơ ước, lý tưởng của con
người, gửi gắm những khát vọng bình dị, hiền hòa về một cuộc sống an lành,
may mắn, khát vọng cầu thân với tự nhiên.
Trong kết quả khảo sát người mang lốt chim cho thấy, các nhân vật đi
kèm yếu tố thần kỳ, hư cấu. Với kiểu nhân vật người mang lốt chim ở các dân
tộc Việt Nam thì sự xuất hiện do yếu tố ngẫu nhiên mà sinh thành nên. Và
một số nhân vật do quá trình thay đổi trong cuộc sống dẫn đến bị bức hại mà

21



×