Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghệ thuật kể và tả trong nghìn lẻ một đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.75 KB, 50 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là một trong những nguồn mạch lớn chảy liên tục, mạnh mẽ
cùng với sự vận động của lịch sử loài người. Nguồn mạch ấy đưa chúng ta
đến với những thể loại truyền thuyết, sử thi, thần thoại, cổ tích …và đặc
biệt, tất cả những thể loại văn học đó đều được nhân loại tiếp nhận và yêu
thích. Các thể loại ấy được quy tụ trong một bộ sưu tập đồ sộ - bộ truyện
Nghìn lẻ một đêm và điều này được tác giả Trần Thị Hồng Vân nhắc tới
trong cuốn Tạp chí Văn học số 11 Về nguồn gốc truyện kể Nghìn lẻ một
đêm “Đứng đầu những tác phẩm văn học dân gian đó là kiệt tác Nghìn lẻ
một đêm – bộ sưu tập đồ sộ các thể loại truyện kể khác nhau, từ truyện cổ
tích đến thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện ngắn, truyện vừa
tâm lý xã hội đến sử thi anh hùng ca…” [9,58].
Sự hấp dẫn và giá trị bất hủ của Nghìn lẻ một đêm chính là cốt truyện
ly kỳ, tình tiết bất ngờ, thể hiện một sức tưởng tượng phong phú đáng kinh
ngạc với cái thực tại rộng lớn lạ thường, được đông đảo tầng lớp xã hội mọi
lứa tưổi yêu thích: thiếu nhi thích xem để biết câu chuyện rồi sẽ ra sao,
người già tìm đọc không chỉ để sống lại tuổi thơ của mình mà còn để suy
ngẫm về cuộc đời, về triết lý bao hàm trong truyện…Người đọc thuộc tầng
lớp xã hội nào cũng thu thập được ít nhiều hiểu biết. Nói theo cách ngày
nay, lượng thông tin của tác phẩm lớn, đối tượng gây hứng thú của nó rộng.
Bộ truyện cổ ARập Nghìn lẻ một đêm do nhà Đông phương học
Ăngtoan Galăng dịch chuyển từ tiếng ARập sang tiếng Pháp và cho xuất
bản gồm 36 phần của tập đầu tiên năm 1704, được gửi tặng cho hầu tước
phu nhân coi như “một món quà nhỏ”. Và trong 4 năm từ 1704 đến 1708,
12 tập lần lượt ra đời.
Nhắc đến Nghìn lẻ một đêm thì người ta không thể không biết đến sự
1


thành công của bộ truyện này, từ năm 1704-1782 trong vòng bảy mươi tám


năm, bản dịch của Ăngtoan Galăng được in lại hơn bảy mươi lần trong
những điều kiện của thời bấy giờ, với phương tiện ấn loát thô sơ, công
nghiệp giấy chưa phát triển, tỉ lệ người biết đọc và biết viết chưa cao. Từ
bản dịch của Ăngtoan Galăng Nghìn lẻ một đêm được dịch ra nhiều thứ
tiếng và xuất hiện ở nhiều nước Châu Âu: Anh, Hà Lan, Đức, Italia, Tây
Ban Nha và một số nước tại châu lục khác.
Ở nước ta, bản dịch Nghìn lẻ một đêm đầu tiên là bản của Đinh Thái
Sơn, chủ nhiệm Nam Kỳ thư xã, ấn hành thành 24 tập mỗi tập khoảng 80
trang, ra đời vào khoảng những năm 1910 và những năm tiếp sau. Các tập
đầu được in ở nhà in Phát Toán, đường Dormay, Sài Gòn, những tập cuối ở
nhà in Liên hiệp đường Luyxieng Môtxat cũng ở Sài Gòn. Bản dịch này
mang tên Giạ đàm dị sử với phụ đề đóng trong ngoặc đơn Chuyện ARập
một nghìn lẻ một đêm.
Khi đọc bộ truyện này, chúng ta biết đến nàng Sêhêrazat thông minh,
xinh đẹp và khôn khéo, nàng là nhân vật xuyên suốt từ đầu đến cuối truyện.
Sự hấp dẫn của bộ truyện chính là thi pháp xây dựng nhân vật người kể
chuyện khi đề cao nữ tính và sự tôn trọng tri thức, lòng nhân hậu…của
người phụ nữ.
Là một giáo viên Tiểu học, hiểu được tâm lý của trẻ thơ, chúng tôi
thấy các em thường thích nghe cô giáo hay người lớn kể chuyện cổ tích,
thần thoại, các câu chuyện mang tính thần kỳ, phưu lưu. Chính vì thế,
chúng tôi đã tìm đến bộ truyện Nghìn lẻ một đêm bởi chúng tôi thấy bộ
truyện có nhiều yếu tố kỳ ảo, thần bí, yếu tố hài hước cũng có, nó phù hợp
với sự yêu thích của trẻ thơ. Trong khi đó, chúng tôi có thể kể và dẫn dắt
các em từ câu chuyện này đến câu chuyện khác mà không có sự nhàm chán
bởi mỗi câu chuyện là một thế giới thần kỳ, lý thú. Vì thế chúng tôi đã tiến
hành đọc và tìm hiểu bộ truyện này.
2



Trong quá trình đọc và tìm hiểu chúng tôi thấy nghệ thuật kể và tả
trong bộ truyện này rất đặc sắc, ở đó có nghệ thuật kể và tả có thể nói là
luôn đi đôi với nhau tạo nên sự hấp dẫn cho bộ truyện. Vì vậy, chúng tôi
tập trung tìm hiểu Nghệ thuật kể và tả trong Nghìn lẻ một đêm.
2. Lịch sử vấn đề
Đứng đầu tác phẩm văn học dân gian là kiệt tác Nghìn lẻ một đêm – bộ
sưu tập đồ sộ của các thể loại truyện kể khác nhau từ truyện cổ tích đến
thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện ngắn, truyện vừa tâm lý xã
hội đến sử thi anh hùng ca…
Bên cạnh sự yêu thích của độc giả thì thành công vang dội của tác
phẩm cũng khiến cho người ta phải ngỡ ngàng. Nghìn lẻ một đêm đã được
dịch sang nhiều thứ tiếng và được nhiều nhà nghiên cứu, sách báo viết về
bộ truyện này. Như :
Trần Thị Hồng Vân đã đề cập đến vấn đề về Nguồn gốc truyện kể
Nghìn lẻ một đêm (Tạp chí Văn học số 11, năm 1997). Ở đây tác giả đi tìm
ngọn nguồn của những chuyện kể, nguồn gốc tác phẩm, tác giả.
Filshtinsky L.M – tác giả của cuốn Nền tảng lịch sử của Nghìn lẻ một
đêm xuất bản năm 1984 đã tìm hiểu về lịch sử xuất hiện của bộ truyện này.
Tác giả Gerkhardt M.của cuốn Nghệ thuật kể chuyện (khảo luận về
văn bản) Nghìn lẻ một đêm cũng đã đề cập và nghiên cứu sâu về nghệ thuật
kể chuyện Nghìn lẻ một đêm.
Phan Quang với bài báo mang tựa đề Chung quanh bộ truyện cổ A-rập
Nghìn lẻ một đêm (Thời nay: Hồ sơ và tư liệu số 96, 97, 98, 99, năm 2010).
Trong đó tác giả nhắc đến nhiều vấn đề như: mấy bản Nghìn lẻ một đêm cổ
nhất ở Việt Nam, hiện tượng ăn theo, đề tựa của J.Janin được in ở đầu
truyện, tinh tuý triết học phật giáo,…
Trong cuốn Từ điển văn học (tập II, NXB Khoa học xã hội, 1984) đã
nêu tóm tắt về nội dung cuốn truyện đồng thời cũng nêu lên giá trị nội dung
3



của Nghìn lẻ một đêm.
Trong cuốn Thi pháp văn xuôi của Tzvetan Todorov (Đặng Anh Đào,
Lê Hồng Sâm dịch, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội, 2011) đã nói về những con
người trong Nghìn lẻ một đêm, đưa ra cấu trúc của sự lồng ghép trong bộ
truyện Nghìn lẻ một đêm.
Tuy nhiên, do mục đích của mình mà các tác giả cũng ít đề cập đến
nghệ thuật tả trong bộ truyện này. Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ đi
vào tìm hiểu về nghệ thuật kể và tả trong bộ truyện Nghìn lẻ một đêm thông
qua đề tài Nghệ thuật kể và tả trong Nghìn lẻ một đêm.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghệ thuật kể và tả cũng như nét độc đáo của sự kết hợp nghệ thuật
kể và tả trong Nghìn lẻ một đêm.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghệ thuật kể và tả trong Nghìn lẻ một đêm, Giang Hà Vy, Vũ Liêm,
Ngô Thức Long, Nguyễn Hoài Giang dịch, Nhà xuất bản Văn hoá Thông
tin, tái bản lần thứ năm, 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê.
Phương pháp so sánh đối chiếu.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Cấu trúc khoá luận
Gồm ba phần:
- Mở đầu
- Nội dung chính: 2 chương:
Chương 1: Nghệ thuật kể và tả trong Nghìn lẻ một đêm
Chương 2: Nét độc đáo của nghệ thuật kể và tả trong Nghìn lẻ một đêm.
- Kết luận

4



NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1
NGHỆ THUẬT KỂ VÀ TẢ TRONG NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM
1.1. Nghệ thuật kể chuyện
Trong cuộc sống, chúng ta thường kể cho nhau nghe rất nhiều truyện,
nhưng điều dễ nhận thấy là cùng một câu chuyện song không phải nghe ai
kể cũng thấy hay, thấy hấp dẫn. Điều đó phụ thuộc vào nghệ thuật kể
chuyện, vào tài năng của mỗi người. Vậy nghệ thuật kể chuyện là gì? Thế
nào thì được gọi là nghệ thuật ?
Theo tác giả Nguyễn Huệ Chi, Trần Hữu Tá trong cuốn Từ điển văn
học (2005) nhà xuất bản Thế giới thì Nghệ thuật là hình thái đặc thù của ý
thức xã hội của các hoạt động con người, một phương thức quan trọng để
con người chiếm lĩnh các giá trị tinh thần của hiện thực nhằm mục đích tạo
thành và phát triển các năng lực chiếm lĩnh và cải tạo bản thân và thế giới
xung quanh theo quy luật cái đẹp.
Nghệ thuật nhằm tạo và cải tạo bản thân và thế giới xung quanh còn
nghệ thuật kể chuyện là gì ?
Nghệ thuật kể chuyện được hiểu là sự biết chọn lọc và sắp xếp. Người
kể chuyện khéo thì biết dừng lại ở chỗ nào, biết cái gì là chính, cái gì là
phụ, biết cái gì nói trước, cái gì nói sau sao cho câu chuyện có đầu có cuối,
lôi kéo được sự chú ý của người nghe và làm nổi bật được ý nghĩa của sự
việc.
Như vậy, nghệ thuật kể chuyện chính là cách thức mà người kể đã
chọn, sắp xếp và diễn tả bằng cả tài năng của mình, từ đó tạo ra được sự
hấp dẫn kì diệu và thu hút người khác vào câu chuyện mình kể, cũng như
những ý nghĩa hàm ẩn mà mình muốn diễn đạt và bộc lộ. Điều đó chứng tỏ
5



rằng, để có thể kể một câu chuyện hấp dẫn, thu hút người nghe là cả một
nghệ thuật. Chính L.Tônxtôi – nhà viết tiểu thuyết bậc thầy, từ kinh nghiệm
của một người lao động nghiêm túc, miệt mài trong nhiều năm đã đúc kết
ra nhận xét: dùng lời kể để diễn tả điều mình hiểu sao cho người khác cũng
hiểu như mình là việc khó khăn.
1.1.1.Vai trò của kể chuyện
Nói đến Nghìn lẻ một đêm không thể không nói tới nghệ thuật kể
chuyện. Nghệ thuật kể chuyện có vai trò quan trọng để tạo nên một bộ
truyện với dung lượng lớn, các truyện kết nối, móc xích với nhau và có tính
độc lập tương đối của nó. Dường như đây là điểm “cốt tử” để thử thách sự
hấp dẫn của tác phẩm mà tác giả phụ thuộc vào tài năng kể chuyện khéo léo
của chính họ, tức là cách tác giả làm cho người nghe bị lôi cuốn, thu hút
vào câu chuyện đó.
1.1.2. Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện.
Trong khi kể chuyện, vai trò của người kể chuyện là không thay đổi.
Người kể chuyện là một hình tượng cổ xưa trong văn học thế giới. Kiểu
nhân vật này trở thành biểu tượng của người nắm giữ những câu chuyện,
sáng tạo nghệ thuật và hát lên những khúc ca sự sống. Người kể chuyện có
thể là những bậc hiền triết, những thi sĩ hát rong, những nghệ nhân kể
chuyện. Họ là những thi nhân thấu thị và nhận được thần khải, những nghệ
sĩ ứng tác hay diễn tấu những câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Họ là
bậc tôn sư được kính trọng hoặc cũng có thể chỉ là một người chép sách vô
danh. Trong dòng chảy đó, hình tượng người kể chuyện còn có tên một giai
nhân kiều diễm và thông tuệ là nàng Sêhêrazat – chủ nhân kho tàng Nghìn
lẻ một đêm của ARập, nàng là nhân vật người kể chuyện trung tâm ở truyện
nền của tác phẩm vừa có sự nối tiếp truyền thống vừa có sự cách tân và
những đặc thù riêng, mà khác biệt rõ nét là sự đề cao thiên tính nữ và việc
xây dựng hình tượng người kể chuyện nữ giới. Với tài năng và nhan sắc,

6


Sêhêrazat đã dũng cảm lao vào một cuộc phưu lưu bằng chính mạng sống
của mình. Nàng đã trở thành huyền thoại về một giai nhân thông tuệ, nắm
giữ tri thức vô bờ và bí mật của sự sống, làm nên kho tàng Nghìn lẻ một
đêm.
1.1.3. Nghệ thuật kể
Cũng giống như các tác phẩm văn học dân gian khác, Nghìn lẻ một
đêm là sản phẩm sáng tạo của nhiều thế hệ những nhà kể chuyện chuyên
nghiệp và những người ghi chép, sưu tập, chứ không thuộc về một tác giả
hoặc soạn giả cụ thể nào. Cũng chính vì thế mà việc phân chia Nghìn lẻ một
đêm thành những đêm và trật tự sắp xếp các truyện kể ở những bản khác
nhau cũng không hoàn toàn giống nhau. Việc khẳng định không có tác giả,
soạn giả của bộ sách không có nghĩa là chúng ta phủ nhận quyền tác giả
của những truyện cụ thể trong tác phẩm, quyền dịch giả của tác phẩm. Và
bộ truyện Nghìn lẻ một đêm đã được công bố ở Châu Âu trong những năm
1704 – 1709 qua bản dịch tiếng Pháp, 12 tập của học giả Ăngtoan Galăng.
Kho tàng truyện cổ vô cùng đa dạng trong Nghìn lẻ một đêm kết nối
khéo léo xoay quanh một trục đơn giản: Xưa kia ở miền Đông ARập, thời
Sassanit có một vị vua Ba Tư Saria. Vị vua ngự trị trên một hòn đảo không
rõ tên “ở giữa Ấn Độ và Trung Quốc (trong các bản dịch tiếng Ả Rập hiện
nay thì ông ta là vua của Ấn Độ và Trung Quốc). Vì hoàng hậu ngoại tình
nên đâm ra chán ghét tất cả đàn bà, tính nết trở nên hung bạo. Để thỏa cơn
thịnh nộ điên loạn, cứ mỗi ngày ông ta cưới một cô gái và sau một đêm
mặn nồng lại sai lính đem giết. Thấy đất nước lâm nguy, Sêhêrazat xin cha
cho mình được một đêm hưởng ân sủng của hoàng thượng. Viên tể tướng
rất đau lòng khi thấy con mình như vậy vì ông biết sau đêm đó nàng sẽ
chết. Là cô gái thông minh, tài trí lại giàu nghị lực, nên nàng đã tìm được
cách để thoát khỏi cái chết. Nàng cùng với sự giúp đỡ của em gái Đináczat,

nàng nhờ em đánh thức mình dậy khi trời sắp sáng và yêu cầu nàng kể
7


chuyện. Những câu chuyện được sắp xếp khéo léo để đúng khi mặt trời
mọc là lúc hấp dẫn nhất, nàng kín đáo dừng lại khi chuyện chưa chấm dứt
khiến vua còn nóng lòng muốn nghe đoạn tiếp, không thể ra lệnh xử tử
nàng.
Trong suốt nghìn lẻ một đêm nàng Sêhêrazat đã liên tục kể những
chuyện về tình yêu, chiến tranh và pháp thuật, về những mưu toan diễn ra
trong các ngõ hẻm hay các khu chợ tại các thành phố phương Đông. Hay
nàng cũng kể về những thị trấn, sa mạc, hải đảo xa xôi, nơi các vị phù thuỷ
sử dụng pháp thuật, về các loại ngựa biết bay, chó biết nói, người hoá cá, cá
lớn hơn cá voi, chim khổng lồ…Nàng kể về những cặp tình nhân trong các
túp lều tồi tàn, họ có thể là người gan dạ hoặc hèn nhát, nhưng tất cả đều đa
tình và biết hy sinh vì người yêu. Bối cảnh của các câu chuyện của nàng ở
Phương Đông, phần lớn xoay quanh các thành phố huyền thoại Bát Đa,
Cairo, Damascus. Hơn một nghìn đêm trôi qua, cuối cùng nhà vua bị cảm
hoá, tình yêu cuộc sống và con người trỗi dậy khiến ông ta đã quên khuấy
việc giết người. Cảm phục nàng Sêhêrazat, vua đã bãi bỏ lệnh bắt con gái
để giết một cách tàn nhẫn và đồng ý cưới nàng làm vợ bằng một đám cưới
linh đình, sau đó hai người cùng nhau sống đến bạc đầu.
Đây cũng là cái khung chính của bộ truyện Nghìn lẻ một đêm – truyện
mở đầu làm khung cảnh để từ đây nhìn ra một khoảng trời và lung linh
muôn vàn vì sao cổ tích, ở đó người trần thế và thần linh sống chung với
nhau, thực hư trộn lẫn, trí tưởng tượng bay bổng lên thiên đàng, xuống địa
ngục rồi trở về trái đất, bên cạnh nhiều chi tiết huyễn hoặc là cuộc sống
thực tại được miêu tả bằng những nét bút tả chân thực…
Mở đầu cho đêm đầu tiên, nàng Sêhêrazat đưa nhà vua vào một thế
giới giữa thần linh và trần thế. Với cách kể chuyện truyền thống “Ngày

xưa…” để bắt đầu cho những câu chuyện trong hơn nghìn đêm bằng câu
chuyện Thương gia và thần linh. Đây là câu chuyện chính làm khung để
8


những câu chuyện khác được kể đó là Chuyện cụ già thứ nhất và con hươu
cái; Chuyện cụ già thứ hai và con chó đen; Chuyện cụ già thứ ba là câu
chuyện không được kể nhưng lại là câu chuyện chốt để kết thúc cho truyện
Thương gia và thần linh. Ở mỗi câu chuyện đều kể về cuộc đời của mỗi cụ
già gắn với những con vật đang đi theo mình, những truyện của ba cụ khiến
vị thần linh tha tội chết cho vị thương gia tội nghiệp chỉ vì vô tình đã làm
chết con trai của vị thần linh đó.
Ở đây hình ảnh người thương gia khao khát sự sống, mong được hạnh
phúc ấm no, được hưởng yên bình thì không chỉ có những câu chuyện đại
diện đó mà Chuyện người đánh cá cũng vậy, đây cũng là truyện chính, làm
khung cho những câu chuyện khác. Nàng Sêhêrazat kể về cảnh bắt cá của
người đánh cá và cuộc trò chuyện giữa ông và gã hung thần từ câu chuyện
đó mà đã xuất hiện Chuyện nhà vua Hy Lạp và thầy thuốc Dubăng do
người đánh cá kể để làm nhân chứng cho việc làm người tốt mà không
được báo ơn ngược lại còn bị hại chết giống như nhà vua Hy Lạp đã hại
thầy thuốc Dubăng – người đã chữa khỏi bệnh cho nhà vua. Trong Chuyện
nhà vua Hy Lạp và thầy thuốc Dubăng lại xuất hiện Chuyện người chồng
và con vẹt do nhà vua Hy Lạp kể cho viên tể tướng ác độc để bãi bỏ mối
nghi ngờ của ông ta với thầy thuốc Dubăng nhưng câu chuyện đó vẫn chưa
đủ làm mất lòng nghi ngờ, đố kị mà ngược lại viên tể tướng đó còn kể cho
vua nghe Chuyện viên tể tướng bị trừng phạt và cuối cùng nhà vua đã sai
người chém đầu người thầy thuốc tốt bụng để rồi sau khi chết nhà vua vẫn
bị trả giá dành cho kẻ bội ơn bằng cái chết của mình. Và để kết thúc câu
chuyện chính Chuyện người đánh cá bằng một câu chuyện ly kì, lạ lùng
qua Chuyện nhà vua trẻ các Đảo Đen mà nàng Sêhêrazat kể cho vua nghe

thông qua câu chuyện của vị hoàng tử trẻ kể. Chuyện người đánh cá kết
thúc thể hiện khát vọng được hoà bình, được sống cuộc sống vui vẻ, hạnh
phúc cũng là nỗi lòng của những người dân trong xã hội bấy giờ muốn
9


thoát khỏi những gông kìm, áp bức.
Trong những câu chuyện mà nàng kể cũng có những câu chuyện về
tình cảm của con người, tình yêu thương, tình chồng vợ, kể cả câu chuyện
về những người phụ nữ ngoại tình, chính là nguyên cớ của bi kịch và tai
hoạ trên vương quốc của đất nước Ba Tư. Nỗi đau mà nhà vua phải chịu đã
ngẫm sâu vào con tim thù hận của ông, ông đã vui sướng khi nghe kể người
phụ nữ ngoại tình bị trừng phạt giống như hành động của ông đã làm với vợ
mình “…thế là nhà vua vùng dậy, đột ngột nắm cánh tay ả và không để ả
kịp nhận ra, một nhát gươm xả đôi thân mụ ra một nửa đổ xuống bên này,
nửa đổ xuống bên kia…”[5,77], hay sự trừng phạt nàng Amin của hoàng tử
- chồng nàng, vì nghi ngờ nàng ngoại tình “Nghe đến đây, chồng tôi không
còn kiên nhẫn được nữa, chàng thét lên:
- A, bấy nhiêu là thời gian để nghe những lời quanh co dối trá!
Nói đoạn, chàng vỗ tay ba tên nô lệ đi vào.
- Hãy lôi nó ra khỏi giường – Chàng bảo chúng – nọc nó ra giữa
phòng cho ta.
Lũ nô lệ tuân lệnh chàng, một đứa giữ đầu, một đứa giữ hai chân tôi.
Chàng ra lệnh cho tên thứ ba đi lấy kiếm. Và khi tên này mang kiếm tới,
chàng bảo nó: “Mày chém đi. Chặt nó ra làm hai và ném xuống sông Tigrơ
để làm mồi cho cá rỉa. Đó là hình phạt ta dành cho những người mà ta đã
hết lòng thương yêu nhưng lại phản bội ta.”
“…Nói xong một tên nô lệ, theo lệnh chàng, dang thẳng cánh tay quất
vào hai bên sườn và trên ngực tôi bằng một cái roi có nhiều đoạn gấp khúc
làm tôi nứt da toác thịt.”[5,172-173].

Có những câu chuyện cũng kể về những người phụ nữ khôn khéo,
nhiều mưu mẹo trong những mối quan hệ với đàn ông như người đàn bà
10


trong chiếc hòm của lão hung thần đã khéo léo bày mưu để lừa gã hung
thần – người mà đang gối đầu lên đùi bà ta để có thể giao hoan với hai vị
vua là Saria và Sazenna. Mà ngoài hai vị vua này ả ta cũng đã từng vụng
trộm với chín mươi tám người đàn ông khác mặc cho sự cẩn mật phòng xa
của lão hung thần vẫn giấu ả tận dưới đáy biển, nàng ta vẫn có thể đánh lừa
được sự cẩn mật đó “Người đàn bà tình cờ ngước mắt nhìn lên, trông thấy
hai nhà vua trên ngọn cây, liền lấy tay ra hiệu bảo hai người nhẹ nhàng tụt
xuống[…]. Nhưng mà sau khi nhẹ nhàng nhấc đầu lão hung thần trên đầu
gối đặt nhẹ nhàng xuống đất, người đàn bà liền đứng lên nói với họ bằng
một giọng nhỏ nhẹ nhưng tha thiết “Nào hãy xuống đây, nhất thiết hai
chàng phải xuống đây với em”[…]“Đây là nhẫn của những người đàn ông
đã từng dành cho sủng ái. Đúng chín mươi tám chiếc, tôi giữ để làm kỉ
niệm về họ. Tôi vừa xin hai chiếc của các chàng cũng vì lý do đó và là để
cho chẵn một trăm. Như vậy là - ả nói tiếp - đến ngày hôm nay tôi có đúng
một trăm tình nhân mặc cho sự cẩn mật, phòng xa của lão hung thần xấu xí
vẫn không rời tôi này. Mặc cho lão nhốt tôi trong chiếc hòm thuỷ tinh, mặc
cho lão giấu tôi dưới tận đáy biển, tôi vẫn đánh lừa sự cẩn mật của lão. Các
chàng thấy đấy, khi người đàn bà có sẵn tình ý rồi thì không có ông chồng
hay người yêu nào có thể ngăn cản được. Tốt hơn là đàn ông chớ nên trái ý
đàn bà, đó là cách khiến họ trở nên khôn ngoan.[...] rồi làm hiệu cho hai
chàng rút lui”. [5,12-13].Từ đó mà nhà vua Saria cũng dần biết thông cảm
với những cảnh ngộ khác và cho rằng đôi khi ngoại tình không phải là tội
lỗi.
Hay câu chuyện về Chuyện người chồng và con vẹt kể về một con vẹt
thông thái trung thành với chủ của nó và để ngăn cản người vợ đi gặp tình

nhân bằng cách kể cho anh ta nghe những gì đã xảy ra lúc anh ta đi vắng,
sau đó anh ta đã mắng vợ mình thậm tệ. Tuy nhiên, đến lần sau anh ta đi
vắng, để trả đũa con vẹt trung thành chị ta “sai người hầu xay lúa ngay dưới
11


lồng chim, một người khác từ trên cao rẩy nước xuống lồng làm như thể
mưa, rồi người thứ ba nữa dùng gương chiếu ánh nến vào mắt vẹt bên phải
bên trái. Những người hầu nghe lời chủ, cùng nhau làm khéo léo công việc
ấy gần suốt cả đêm.” [5, 50] để rồi con vẹt đó bị chủ hiểu lầm rồi bị giết
chết.
Tuy nhiên, không phải tình yêu vụng trộm nào cũng thành công. Trong
Nghìn lẻ một đêm ngay cả vị hoàng hậu của nhà vua Saria cũng ngoại tình
nhiều lần nhưng rồi cũng bị phát hiện và phải gánh chịu hậu quả đó bằng
cái chết, hay Chuyện nhà vua trẻ các Đảo Đen sau khi phát hiện ra người
vợ của mình ngoại tình vị vua trẻ này đã chém tên tình nhân của vợ ông ta,
vì thế mà ả ta đã trả thù nhà vua bằng cách biến nhà vua thành nửa người
nửa đá rồi bị tra tấn đánh đập nhưng sau đó ả đã bị quốc vương giết chết và
cuối cùng nhà vua trẻ cùng người dân của thành phố đã được trở lại như
xưa. Hay để ngăn cản tình yêu loạn luân của người con trai và người con
gái của mình mà vị vua đã đem giấu con gái mình không cho gặp anh trai
nhưng rồi hai anh em cũng trốn tới một nơi bí mật mà ở đó chỉ có hai người
cho đến khi họ chết vì hết thức ăn (Chuyện tu sĩ thứ hai con vua và ba
người phụ nữ thành Bat đa).
Mỗi nhân vật một số phận, một cuộc đời riêng nhưng qua lời kể của
nàng Sêhêrazat thì đã lôi cuốn nhà vua và em gái cũng như độc giả vào các
mối quan hệ phức tạp giữa họ qua các câu chuyện khiến mọi người đều bất
ngờ vào mỗi đêm, câu chuyện đêm sau lại nối tiếp câu chuyện đêm trước
mà các câu chuyện được nối tiếp với nhau trong Nghìn lẻ một đêm ta không
thể nào quên được câu nói quen thuộc của cô em gái – nàng Đináczat gọi

chị để kể chuyện “Chị thân yêu nếu chị không ngủ, em xin chị hãy kể cho
nghe một trong những chuyện hay mà chị biết” hay câu nói “Chị yêu quý
nếu không ngủ trong khi đợi trời sáng, em xin chị hãy kể tiếp câu chuyện
rất hay mà chị bắt đầu hôm qua…”
12


Những câu chuyện trong Nghìn lẻ một đêm được nàng Sêhêrazat kể
cũng phản ánh nguyện vọng và ước mơ của quần chúng nhân dân trong xã
hội bị áp bức, bị đè ép, họ luôn mong muốn được sống trong cảnh thái bình
yên vui, được gặp nhiều may mắn như Chuyện Sindbad người đi biển,
Aladanh hai cây đèn kì diệu, Chuyện người đánh cá, Con ngựa thần
kỳ...nhiều câu chuyện phản ánh bản chất tốt đẹp của nhân dân lao động cần
cù, chăm chỉ, kiên cường, dũng cảm thông minh, tài trí, giàu lòng thương
người như truyện Ali Baba và bốn mươi tên cướp truyện ca ngợi tài trí
thông minh và lòng dũng cảm của cô gái nô lệ tên là Moogian đã cứu sống
gia đình bác tiều phu Ali Baba thoát khỏi bàn tay độc ác của tên tướng
cướp Hutxanh.
Hay việc vượt biển cả đi tìm của cải cũng là một động lực thôi thúc rất
mạnh tầng lớp nhân dân đang trỗi dậy trong xã hội thời bấy giờ. Tiêu biểu
rõ rệt cho tinh thần ấy và phản ánh hiện tượng lịch sử này là chuỗi truyện
Chuyện Sindbad người đi biển. Sau khi thuật lại cho một người khuân vác
nghèo khổ đang thắc mắc vì sao Sindbad sống sung sướng hơn mình,
Sindbad kết luận: “Này anh bạn! Anh có bao giờ nghe ai đã từng trải qua
nhiều khổ ải bằng tôi không hoặc đã có ai đã từng sống trong những tình
huống gian nan dường ấy? Sau bao nhiêu việc làm tôi hưởng thụ một cuộc
sống dễ chịu và bình yên, chẳng phải là điều công bằng sao?” [5, 228]. Hay
Chuyện tu sĩ thứ hai, con vua cho ta thấy được cuộc sống thực tại của người
dân lúc bấy giờ. Một chàng hoàng tử thất cơ lỡ vận, phải nương náu nhà
một bác thợ may. Ông này hỏi chàng có biết một nghề nào khả dĩ kiếm

sống qua ngày “Tôi thạo môn này khoa nọ, rằng tôi là nhà ngữ pháp, nhà
thơ v.v…và nhất là tôi viết chữ rất đẹp.[…] - Với tất cả những gì mà cậu
vừa nói - bác bảo - cậu sẽ chẳng làm được để có một mẩu bánh đâu. Ở đây
chẳng có ai là vô tích sự hơn những hiểu biết các loại đó. Nếu nghe lời
khuyên của tôi - Bác nói thêm - thì cậu sẽ kiếm một chiếc áo cộc và trông
13


cậu có vẻ khoẻ mạnh tráng kiện, cậu sẽ vào rừng gần đây kiếm củi đốt đem
ra chợ bán, tôi đảm bảo là cậu sẽ sống chẳng phải nhờ vả ai”.[5,109]
Ngoài ra Nghìn lẻ một đêm cũng tập trung vạch trần bản chất tàn ác,
nham hiểm của bọn bóc lột như vua chúa, quan lại, bọn phú thương, trộm
cướp, bọn phù thuỷ ác độc, bọn đội lốt tôn giáo như Chuyện về kẻ hay ghen
ghét và người bị ghen ghét, Chuyện người tiếp phẩm của quốc vương xứ
Caxga kể, đặc biệt là Chuyện người thợ cạo kể về những bất công của năm
người anh của người thợ cạo…truyện nào cũng thể hiện chân lý thiện thắng
ác, chính thắng tà, ở hiền gặp lành, mang ý nghĩa giáo dục con người rất
sâu sắc.
Bên cạnh những câu chuyện kể về cuộc sống thực tại của con người
trong Nghìn lẻ một đêm thì những toà cung điện, hoàng cung hay những lâu
đài cũng được hiện lên lộng lẫy, nguy nga qua lời kể của các nhân vật. Ở
đây, các yếu tố lỳ ảo, tưởng tượng trong các câu chuyện đều xen kẽ vào
cuộc đời của các nhân vật tạo nên sự hấp dẫn của các câu chuyện.
Những chuyện biến hình người thành con vật, rồi biến con vật trở
thành người nhờ phép thuật. Sự phù phép có thể là hành động trả thù như
của mụ phù thuỷ - vợ của nhà vua trẻ các Đảo Đen phù phép biến nhà vua
thành nửa đá nửa người để trả thù cho tình nhân của mình trong Chuyện
nhà vua trẻ các Đảo Đen; hay sự trả thù có thể là hành động ganh ghét như
mụ phù thuỷ - vợ của cụ già thứ nhất (Chuyện cụ già thứ nhất và con hươu
cái) chỉ vì ganh ghét với người con trai của ông mà đã phù phép biến cậu ta

thành con bê; hay sự phù phép có thể là hành động để trừng phạt kẻ gian ác
như cô gái – con người tá điền đã biến con trai của ông cụ thứ hai từ con bê
trở lại thành người và trừng phạt vợ ông bằng cách biến mụ ta thành con
cừu trong Chuyện cụ già thứ nhất và con hưu cái, hay sự trừng phạt của
tiên nữ đối với hai người anh trai hay ghen tị và không bằng lòng với người
em út của mình – cụ già thứ hai bằng cách nhấn chìm tàu của họ và biến hai
14


người anh đó thành hai con chó đen trong suốt mười năm trong Chuyện cụ
già thứ hai và hai con chó đen, hay cũng mô típ nhờ sự biến hình để trừng
phạt sự ganh tị đối với hai cô chị gái của nàng Zôbêit từ hai người phụ nữ
đẹp bị trừng phạt biến thành hai con chó và phải chịu đòn mỗi tối…Những
câu chuyện đó cho thấy con người nơi đây luôn có quan niệm làm điều ác
sẽ bị trừng phạt, bị thần tiên trừng trị để từ đó mà răn họ sống tốt hơn, biết
chấp nhận vui vẻ với những thành quả của người khác.
Bên cạnh đó, nghệ thuật kể chuyện trong Nghìn lẻ một đêm vẫn có
những câu chuyện phản ánh các đề tài đời sống xã hội, lịch sử. Ở đây người
đọc đều có thể tìm thấy những hư cấu thần thoại lẫn sự kiện hay giai thoại
lịch sử và những truyện kể về đời sống tâm linh. Nói cách khác Nghìn lẻ
một đêm phản ánh một thế giới con người với hai phạm trù hiện thực và kỳ
ảo, đan cài và tương chiếu lẫn nhau, hai yếu tố hiện thực và thần kỳ này tạo
ra những sắc thái đa dạng trong bộ truyện đồ sộ này.
Xuất phát từ truyền thống văn hoá Hồi giáo, Nghìn lẻ một đêm biểu
hiện thế giới tinh thần của người Hồi giáo, với niềm tin tuyệt đối vào đấng
Allah và lòng tôn sùng thánh giáo, những lời rao giảng, xưng tụng Allah và
các tiên tri Mohammed xuất hiện dày đặc trong tác phẩm, như nàng Zôbêit
xướng lời cầu nguyện “Ngợi ca thượng đế đã phù hộ cho chúng con được
thuận buồm xuôi gió. Xin Người hãy ban phúc lành và che chở cho chúng
con như thế cho đến lúc về lại nước nhà. Xin hãy nghe lời và chấp nhận lời

cầu xin của chúng con.”[5,162], hay “Hỡi nhân dân, hãy bỏ sự phụng thờ
Narun và thần lửa. Hãy tôn thờ Thượng đế duy nhất bác ái nhân từ”[5,164].
Việc tin vào thần thánh, vào số mệnh được thấy rõ hơn trong Chuyện kể
của Sidbad người đi biển luôn tin vào số mệnh của mình đã hết khi gặp khó
khăn nhưng nhờ trí thông minh và may mắn mà ông đã thoát chết và trở về
với gia đình. Nhưng đó cũng lại là hạn chế của hoàn cảnh xã hội và lịch sử
bấy giờ. Đặc biệt là sự hình dung về thế giới siêu nhiên bên ngoài thế giới
15


con người theo quan niệm Hồi giáo, với hình ảnh Núi Nam châm, lâu đài
có một trăm cánh cửa thần bí, thành phố đồng thau, thầnh phố Iram nhiều
cột, thần đèn, thần nhẫn…là những truyện tiêu biểu cho thế giới thần kỳ
trong Nghìn lẻ một đêm. Tuy nhiên, bộ truyện vẫn có giá trị hết sức to lớn
trong đời sống hiện thực của xã hội thời Trung cổ một cách rõ nét và sinh
động, thông qua óc tưởng tượng cực kì phong phú, chủ đề vô cùng khác lạ,
nhân vật đủ mọi loại hình, và khung cảnh vừa rộng lớn vừa luôn thay đổi
của gần một trăm câu chuyện ly kì, hấp dẫn trong Nghìn lẻ một đêm.
Có thể thấy rằng, trong bộ truyện Nghìn lẻ một đêm (Giang Hà Vy, Vũ
Liêm, Ngô Thức Long, Nguyễn Hoài Giang dịch, Nhà xuất bản Văn hoá
Thông tin, tái bản lần thứ năm, 2011) có 55 câu chuyện nhưng trong đó lại
chỉ có 20 truyện chính làm khung để các câu chuyện khác kể vào. Riêng
Chuyện chú gù lại có đến hai khung, Chuyện chú gù làm khung chính,
trong đó có Chuyện gã thợ may kể lại là khung phụ cho các câu chuyện tiếp
theo, trong câu chuyện của mình gã thợ may kể về Chuyện người thợ cạo
mà trong câu chuyện này thì người thợ cạo đã kể lại cho người thợ may
nghe về các câu chuyện của năm anh em nhà gã thợ cạo, cứ chuyện này
lồng truyện kia tạo nên một khung lưới rộng, dài cứ thế cho đến hơn một
nghìn đêm – nghìn lẻ một đêm điều đó tạo nên sự hấp dẫn của bộ truyện
này. Bên cạnh đó, cách mở đầu ở bộ truyện này cũng khá phong phú có mở

đầu theo truyền thống, mở đầu theo kiểu khẳng định, hiện đại cũng có. Qua
khảo sát, chúng tôi thấy có:
+ 10/55 truyện mở đầu theo cách truyền thống chiếm 18,18%.
+ 3/55 truyện mở đầu theo cách khẳng định chiếm khoảng 5,46%.
+ 42/55 truyện mở đầu theo cách hiện đại – đi vào câu chuyện ngay
chiếm khoảng 76,36%.
Và các kết thúc của các câu chuyện hầu hết là có hậu. Điều đó cho
thấy cách kể chuyện của người Arập cũng rất phong phú và cách kể chuyện
16


đều phản ánh mong ước có được cuộc sống yên bình tốt đẹp và hạnh phúc.
Bên cạnh đó, có những câu chuyện kết thúc có hậu nhưng lại không
phải là một cái kết đóng mà nó là cái kết mở để người đọc có thể suy nghĩ
theo chiều hướng khác nhau của câu chuyện. Như Chuyện của cụ già thứ
nhất và con hưu cái tuy kết thúc câu chuyện bà vợ bị biến thành con cừu
sống kiếp động vật nhưng sau một thời gian người con trai lại bỏ nhà đi
khiến ông cụ phải đi tìm cái kết như thể khiến người ta phải suy nghĩ không
biết cụ có thể tìm thấy con trai mình không, gia đình có được đoàn tụ
không? Một dấu chấm hỏi cho cái kết mở này! Cũng như Chuyện cụ già
thứ hai và hai con chó đen sau mười năm ông cụ phải đi tìm vị tiên nữ đó
để giải thoát cho hai người anh trai của mình, vậy liệu cụ có tìm được
không?
Qua khảo sát chúng tôi thấy có 18/55 truyện có cái kết mở chiếm gần
33%, trong đó có những cái kết không có hậu. Điều đó cho thấy những câu
chuyện mà nàng Sêhêrazat đa phần là có những cái kết có hậu và có kết mở
tạo cảm hứng và suy ngẫm cho người nghe cũng như người đọc.
Điều đáng nói ở đây là nghệ thuật kể chuyện trong bộ truyện này được
chia thành hai lối kể theo thời gian tuyến tính (theo trình tự) và theo thời
gian đảo trật tự. Tuy hai loại kể chuyện khác nhau nhưng luôn đi kèm với

nhau bởi từ hiện tại người kể chuyện nhớ lại những gì đã xảy ra trong quá
khứ rồi lại trở về hiện tại, cứ thế toàn bộ Nghìn lẻ một đêm được kể theo hai
kiểu đó cho đến khi kết thúc câu chuyện.
Theo khảo sát thì chỉ có 13/55 câu chuyện khi kể thì đảo trật tự còn lại
số câu chuyện là kết hợp cả hai kiểu để tạo nên sự hấp dẫn cho nghệ thuật
kể chuyện trong Nghìn lẻ một đêm.
Như vậy, cũng như chuyện dân gian của các nước khác, Nghìn lẻ một
đêm phản ánh nguyện vọng và ước mơ của quần chúng nhân dân trong xã
hội bị áp bức, đè nén. Họ luôn mong muốn được sống trong cảnh thái bình
17


yên vui, gặp được nhiều may mắn, hạnh phúc ấm no. Khát vọng này đã
được thể hiện qua những chuyện nổi tiếng nhất của bộ truyện chẳng hạn
như Chuyện Aladdin hai cây đèn kì diệu kể về chàng trai Aladdin con của
một người thợ may Trung Hoa bị một lão phù thuỷ dẫn xuống hang ngầm,
tại đây chàng tìm thấy một cây đèn trong đó có nhốt vị thần có thể biến ước
mơ thành hiện thực, nhờ đó chàng trở nên giàu có và được cưới công chúa
Badroulboudour. Hay Ali Baba và bốn mươi tên cướp ca ngợi tài trí thông
minh và dũng cảm của cô gái Moocgian đã cứu sống gia đình bác tiều phu
Ali Baba khỏi những tên cướp.
Như vậy có thể thấy rằng với lối kể chuyện và tài trí thông minh của
nàng Sêhêrazat đã mở ra một thế giới truyện cổ của nước Arập thời Trung
cổ tạo nên sự hấp dẫn cho bộ truyện trong mọi lịch sử thời đại. Mỗi câu
chuyện nàng kể là một ước mơ, khát vọng cuộc sống hoà bình, là phản ánh
những ách thống trị của bọn quan tham, thương lái ác độc, là nói lên mong
muốn được tự do của quần chúng lao động.
1.2. Nghệ thuật tả
Nếu như kể tạo ra thời gian nghệ thuật cho tác phẩm, chiếm dung
lượng chính của bộ truyện, giúp người đọc có cái nhìn xuyên suốt về số

phận, cuộc đời các nhân vật được đề cập với những biến cố, sự kiện đáng
chú ý thì tả lại tạo ra không gian nghệ thuật cho bộ truyện, làm cho đối
tượng hiện lên tác động vào hầu hết các giác quan của người đọc, gây
những rung động thẩm mĩ nhất định.
Nói đến nghệ thuật tả trong bộ truyện Nghìn lẻ một đêm chúng tôi
khảo sát và tìm hiểu trên hai điểm chính: nghệ thuật tả cảnh và tả người.
1.2.1. Nghệ thật tả cảnh
Một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho những câu chuyện là
nghệ thuật tả cảnh. Các bức tranh tả cảnh (dù không được tả rõ nét sinh
động) đều ít nhiều góp phần thể hiện tâm trạng nhân vật, hoặc giúp người
18


đọc hình dung ra bối cảnh mà nhân vật đó đang sống như thế nào. Sự thành
công của nghệ thật tả cảnh được thể hiện qua các chi tiết mà các nhân vật
trong truyện mình kể thấy và miêu tả lại. Trước hết, chúng tôi tìm hiểu
những nét cơ bản nhất về nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên trong Nghìn lẻ một
đêm.
Nói đến thiên nhiên người ta có thể nghĩ đến những dãy núi hùng vĩ;
những hàng cây xanh tít; những rừng hoa mênh mông, bát ngát,…nhưng
trong những câu chuyện mà nàng Sêhêrazat tả lại không có cảnh dãy núi
hùng vĩ, cảnh rừng hoa bát ngát…mà trong đó nàng chỉ tả lại cảnh những
hòn đảo đầy nguy hiểm: một mỏ nam châm – Núi Đen “trên đỉnh núi có
một cái vòm bằng đồng nguyên chất, những cột trống cũng bằng đồng.
Trên đỉnh vòm nhô lên một con ngựa đúc bằng đồng nguyên khối, cưỡi trên
lưng ngựa là một kị sĩ, ngực che một tấm chì trên đó có khắc hình bùa
phép.[…] Chúng tôi nhìn thấy tất cả những chiếc đinh và tất cả những thứ
gì bằng sắt đều nhất loạt rời tàu đều bay vèo vèo về phía quả núi…”[5,133]
mà khi tất cả những chiếc thuyền nào đi lạc vào đó đều bị chết chìm hay
cũng chỉ có thể tả rõ ràng hơn khi hoàng tử đi vào mở ra bốn mươi cánh

cửa thì cảnh thiên nhiên mới xuất hiện, mà xuất hiện một cách mê hồn.
“Tôi mở cánh cửa thứ nhất và đi vào một vườn cây ăn quả mà tôi tưởng là
trong vũ trụ không có một vườn nào có thể so sánh nổi.[…] Tính đối xứng,
vẻ sạch sẽ, cách bố trí tuyệt vời các cây trồng, sự phong phú và sự đa dạng
của hàng ngàn loại quả lạ, tươi tốt, đẹp đẽ. […] Những rãnh nước được đào
khéo léo và cân đối đem nước thật đầy đủ tưới các cây đang cần trổ lá non
và trổ hoa…’’[5,150] hay cảnh rừng hoa bạt ngàn đẹp một cách lạ lùng
“Hoa hồng, hoa nhài, hoa tím, hoa thuỷ tiên, hoa dạ lan, hoa mẫu đơn, hoa
uất kim hương, hoa mao hương, hoa cẩm chướng, hoa huệ và vô vàn
những thứ hoa khác mà nếu ở nơi khác chỉ nở theo mùa khác nhau, nhưng
ở đây lại cùng lúc nở rộ và không ở đâu không khí dịu mát bằng ở khu
19


vườn này.”[5,151], hay cảnh chim chóc sau cánh cửa thứ ba “nền nhà lát đá
hoa cẩm thạch đủ các màu sắc, vào loại đá quý nhất và hiếm nhất. Lồng
chim bằng gỗ đàn hương và trầm hương. Những chiếc lồng rộng lớn đó
chứa vô số những chim hoạ mi, chim kim oanh, chim bạch yến, chim sơn
ca và các loại chim khác có tiếng hót thật du dương mà tôi chứa từng nghe
nói trong đời. Những chiếc bình đựng hạt và nước uống cho chim đều được
làm bằng đá hoa văn và mã não vào loại quí nhất…”[5,151] và còn nhiều
cảnh hơn nữa, lạ kì hơn nữa sau cánh cửa thứ một trăm được hoàng tử tả lại
như sau “…chưa đặt chân bước vào thì một mùi thơm khá dễ chịu nhưng
không hợp với tính khí đã làm tôi ngất xỉu.[...]Tôi thấy một nơi rộng rãi,
lợp mái vòm và trên sàn rải rác những củ nghệ. Nhiều cây đèn bằng vàng
khối với những thỏi nến đang cháy nồng mùi trầm và xạ hương chiếu ánh
sáng và sự chiếu ánh sáng này được bổ sung thêm bằng những chiếc đèn
dầu bằng vàng và bạc có nhiều mùi hương khác nhau. Trong số rất nhiều đồ
vật thu hút sự chú ý, tôi nhìn thấy một con ngựa ô đẹp và được chế tạo một
cách rất tinh xảo ít thấy trên đời. Tôi đến gần để ngắm thật kỹ: yên ngựa và

dây cương ngựa cũng bằng vàng chạm trổ công phu, máng ăn của nó đặt
cạnh chứa lúa mạch và vừng một bên, bên kia là nước hoa hồng…” [5,153]
tất cả những cảnh ấy đó đều được miêu tả một cách lạ lùng làm người đọc,
người nghe như đang cùng hoàng tử lạc vào thế giới lạ chưa từng thấy.
Cũng tả hòn đảo như đảo Núi đen, nhưng cảnh hòn đảo mà người đi
biển Sindbad tả cũng không kém phần nguy hiểm tạo nên cảnh thiên nhiên
hùng vĩ nhưng lại chứa đầy nguy hiểm và rùng rợn “Đoạn bờ này rải rác rất
nhiều những mảnh tàu bị đắm và từng chỗ từng chỗ là những đống xương
trắng trông thật khủng khiếp.[…] Một điều không thể tưởng tượng được
nữa là cùng với những đống xương, còn rất nhiều đống hàng hoá và của cải
bày ra trước mắt chúng tôi ở khắp mọi chỗ.[…]một con sông lớn nước ngọt
lại rời biển đổ vào bờ qua một hang động tối om mà cửa hang rất rộng và
20


cao vút.[…] Ở đây còn mọc nhiều cây mà phần lớn là gỗ trầm hương chẳng
thua gì gỗ trầm ở đảo Cômari” [5,216].
Đấy! Cảnh thiên nhiên trong Nghìn lẻ một đêm là như vậy, không đẹp
lộng lẫy nhưng cũng rất hùng vĩ, không nên thơ nhưng lại rất lạ kì và còn
chứa cả sự nguy hiểm. Đó chính là cái khác lạ của bộ truyện này.
Không chỉ tả cảnh thiên nhiên kì lạ và nguy hiểm mà trong bộ truyện
Nghìn lẻ một đêm còn tạo ra sức hấp dẫn bởi sự nguy nga, tráng lệ qua
những nét miêu tả cảnh các lâu đài, các toà nhà “…một toà nhà lộng lẫy,
mặt trước trang trí một hàng cột đẹp, có cửa bằng ngà voi…”, bên trong toà
nhà được miêu tả cũng rất lộng lẫy, trang hoàng “…ba người sau khi đi qua
một tiền sảnh đẹp, băng qua một sân rộng, chung quanh là hành lang có lan
can chạy quanh, thông với nhiều căn phòng to rộng ngang nhau, vô cùng
tráng lệ. Cuối sân đặt một chiếc trường kỷ, có đệm sang trọng, chính giữa
kê một chiếc ngai bằng hổ phách đỡ bằng bốn trụ gỗ mun khảm những viên
kim cương và ngọc quý to lớn khác thường, và bọc bằng xatanh đỏ Ấn Độ

thêu kim tuyến với nghệ thuật tài tình. Chính giữa sân có một bể nước bao
quanh, bằng cẩm thạch trắng, chứa đầy nước trong veo tuôn xuống từ mồm
một con sư tử đồng mạ vàng” [5,80-81].
Sự lộng lẫy của lâu đài mà tu sĩ thứ ba, con vua nhìn thấy cũng không
thua kém gì toà nhà của ba thiếu phụ thành Batda “…một cái sân vuông đất
rộng xung quanh có chín mươi chín cửa ra vào bằng gỗ đàn hương và trầm
hương, và một cửa bằng vàng không kể những cửa dẫn vào các cầu thang
tráng lệ đưa lên những căn buồng phía trên và còn nhiều cánh cửa khác nữa
mà tôi không nhìn thấy. Một trăm cửa ra vào mà tôi nói ở trên mở thông ra
các khu vườn hoặc những kho tàng chứa đầy của cải hoặc các nơi san sát
chứa đầy những thứ lạ mắt.” [5,145] làm cho độc giả như đang đứng trước
những toà lâu đài, toà nhà, ở đây độc giả còn thấy được cảnh vật bên trong
căn hầm chứa cây đèn thần mà lão phù thuỷ chỉ dẫn cho Aladdin xuống lấy
21


cây đèn.
Với những cảnh vật thiên hùng vĩ lạ lùng nhưng cũng chứa đầy nguy
hiểm, những toà lâu đài hay toà nhà sang trọng lộng lẫy hay những căn hầm
chứa đầy bí mật đã được miêu tả rất rõ nét làm nên sự hấp dẫn cho trí tò
mò, trí tưởng tượng của nhà vua cũng như người nghe lạc vào một thế giới
mờ ảo, thần kì.
1.2.2. Nghệ thuật tả người
Khác với câu truyện cổ tích ở phương Tây, con người trong Nghìn lẻ
một đêm được miêu tả đôi lúc khá đơn giản nhưng có lúc lại tả rất chi tiết.
Ta thấy được nhân vật chính trong truyện thường là trẻ em, là những chàng
trai cô gái mới bước vào đời. Có thể thấy nhà vua được miêu tả đầy quyền
uy, đẹp và mạnh mẽ hay những những nhà thương gia giàu có, những công
chúa cành vàng lá ngọc hoặc cô thôn nữ thật thà hay những thiếu phụ xinh
đẹp. Hình ảnh ba thiếu phụ thành Badda không được miêu tả từng đường

nết nhưng thấy rõ được vẻ đẹp của các nàng qua sự ngỡ ngàng của anh
khuân vác: “một thiếu phụ khác ra mở cửa, trông quá xinh đẹp khiến anh
ngạc nhiên hay đúng hơn là choáng váng trước vẻ lẹp lộng lẫy kiều diễm
của nàng, anh chưa từng thấy ai xinh đẹp bằng người đang đứng trước
mặt…” [5,80], nàng Zôbêit được miêu tả bằng một lời khẳng định:
“…nhưng điều đặc biệt làm cho anh chú ý là một thiếu phụ thứ ba trông
còn trẻ đẹp hơn người thứ hai…” hay nàng Amin cũng vậy “…nàng cũng
đẹp không kém gì hai người kia…” [5,81] hay người phụ nữ khi tu sĩ thứ
hai gặp dưới hầm được tả một cách “ đẹp phi thường”: “một phụ nữ dáng
dấp thanh thoát có một sắc đẹp phi thường, đẹp đến nỗi tôi chẳng còn thiết
gì nhìn ngắm các vật xung quanh mà chỉ còn dán mắt nhìn nàng thôi.”
[5,109]. Những cô gái trong truyện đều là những người con gái đẹp tuyệt
trần, con trai thì tuấn tú khôi ngôi qua cái nhìn của thiếu phụ về chàng
Ganem “bằng dáng dấp và khuôn mặt khôi ngô tuấn tú” cũng đã làm hiện
22


lên một thế giới có những cô gái, chàng trai đẹp một cách hoàn mĩ, một thế
giới thơ mộng và hạnh phúc nhưng họ cũng vẫn phải trải qua duyên số chớ
trêu để đi đến hạnh phúc, cuộc sống đôi lúc cũng có những chuỗi ngày xen
kẽ hạnh phúc và ưu phiền nhưng họ đều vượt qua và đi đến một kết thúc có
hậu.
1.2.3. Tả không gian và thời gian
Không gian trong Nghìn lẻ một đêm hiện ra rất thần kì huyền ảo bởi
trong đó là cả một thế giới thần linh kì ảo, nơi mà có các nàng tiên xinh
đẹp, có những vị thần tốt, thần hung ác, có những mụ phù thủy độc ác, hay
không gian của những căn hầm hôi hám nhưng lại mở ra nhiều bí mật như
căn hầm chứa chiếc đèn thần qua lời của lão phù thủy trong Chuyện
Aladdin hai cây đèn kỳ diệu “cháu đi xuống hầm đến bậc thang cuối cùng
cũng sẽ thấy cánh cửa mở đưa cháu đến một vòm rộng chia làm ba phòng

lớn liên tiếp nhau …” [5,681-682].
Thời gian trong Nghìn lẻ một đêm cũng được tả lại qua từng câu dẫn
truyện hay câu vào đề của nàng Sêhêrazat, thời gian có thể là rất xa xưa từ
rất lâu “ngày xưa” hay cụ thể hơn “Dưới triều quốc vương Harun AlRaschid ở Bát đa”. Khoảng thời gian hiện tại mà các câu chuyện “một giờ
trước khi trời sáng…”, “sáng hôm sau, trước khi mặt trời mọc…” hay
khoảng thời gian Sêhêrazat phải dừng câu chuyện lại “Nhưng trời đã sáng
tỏ rồi”, “Sêhêrazat ngừng lại vì thấy trời sáng”…
Ta thấy được không gian và thời gian trong Nghìn lẻ một đêm tuy
không được tả rõ ràng nhưng nó lại tạo nên thế giới ảo và thực đan xen với
nhau lúc thực lúc ảo.
Qua đây có thể thấy rằng, kể và tả là những yếu tố vô cùng quan trọng
góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho Nghìn lẻ một đêm.

23


CHƯƠNG 2
NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA NGHỆ THUẬT KỂ VÀ TẢ TRONG
NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM

2.1. Sự hấp dẫn của nghệ thuật kể theo khung lưới
Nội dung truyện được kể theo khung lưới là một nét đặc sắc và khác
biệt của bộ truyện này. Kiểu truyện khung (frame story hay frame narrative,
frame tale) là kiểu truyện mà tác phẩm có thành phần cốt yếu là một câu
chuyện có mở đầu và kết thúc đóng vai trò là truyện trung tâm (main story)
hay còn gọi là truyện nền (basic story) tạo nên khung truyện làm cơ sở cho
những truyện kể khác có thể kết nối, tập hợp lại với nhau theo cấu trúc
truyện lồng truyện, để từ đó tạo nên một tác phẩm có dung lượng lớn và nội
dung phong phú. Truyện khung trở thành kiểu truyện phổ biến khắp vùng
Ấn Độ, Trung Cận Đông, Đông Nam Á và lan sang cả Tây Âu.

Các tác phẩm truyện khung tạo nên di sản giá trị về truyện kể và nghệ
thuật kể chuyện trong văn học thế giới cũng như ảnh hưởng sâu sắc và dài
lâu trong tiến trình văn học. Hình thành từ sự tiếp xúc gần gũi với truyền
thống truyện kể dân gian, Nghìn lẻ một đêm kế thừa các tác phẩm truyện
khung đã ra đời trước nó, thể hiện qua sự mô phỏng lặp lại các mô típ, cốt
truyện, đề tài truyện kể trở nên phổ biến bên cạnh việc xây dựng các đặc
trưng riêng của truyện.
Nội dung Nghìn lẻ một đêm được xây dựng trên một trục của câu
chuyện về sự phản bội thất tiết của bà hoàng hậu với vua nước Ba Tư –
Saria và sự trả thù sự thất tiết bằng cách sau mỗi đêm sẽ ăn nằm với một
người con gái và sẽ giết ngay khi mặt trời lên. Sự xuất hiện của nàng
24


Sêhêrazat làm thay đổi và cảm hóa được nhà vua thông qua các câu chuyện
kể vào lúc trời chưa sáng trong Nghìn lẻ một đêm. Đây chính là khung lưới
chính để từ đó bắt đầu có những “mắt lưới” được kể vào đó. Theo tìm hiểu
chúng tôi thấy:
Đầu tiên Chuyện thương gia và thần linh do nàng Sêhêrazat kể, trong
câu chuyện này lại có Chuyện cụ già thứ nhất và con hươu cái do cụ già kể
cho vị thần linh, tiếp đó là câu chuyện thứ hai và thứ ba của hai cụ già còn
lại.
Truyện thứ hai cũng kể theo kiểu khung lưới và nhiều mắt lưới khác:
Chuyện người đánh cá do nàng Sêhêrazat kể và trong truyện lại có Chuyện
nhà vua Hy Lạp và thầy thuốc Dubang do người đánh cá kể cho thần linh,
trong đó lại có Chuyện người chồng và con vẹt song song cùng Chuyện viên
tể tướng bị trừng phạt do vua Hy Lạp kể cho tể tướng rồi tể tướng lại kể lại
cho vua nghe. Và để kết thúc Chuyện người đánh cá còn có Chuyện nhà
vua trẻ các Đảo Đen do nàng Sêhêrazat kể.
Để tiện theo dõi, chúng tôi làm một khung lưới truyện sau:


25


×