Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Nikkor, câu chuyện nghìn lẻ một đêm - Phần 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.21 KB, 14 trang )

Nikkor, câu chuyện nghìn lẻ một đêm
- Phần 2
Ống kính DX
Những ống kính DX có vùng rọi sáng hẹp hơn các ống AF thông thường
khi sử dụng trên các máy SLR. Trong khi đó, tất cả các ống kính AF đều có thể
gắn trên các thân máy DSLR.
Những ống kính DX đều nhỏ hơn và có khoảng tiêu cự nhỏ hơn các ống AF
khác. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do kích thước của CCD trong các máy
DSLR của Nikon nhỏ hơn kích thước của phim 35. Các ống kính DX không thể
rọi sáng vùng sáng tương ứng với phim 35mm và sẽ làm nguýt vùng rìa của phim
35mm.
Công nghệ giảm rung VR “Vibration Reduction”
Công nghệ này tương tự công nghệ IS của Canon và trợ giúp đắc lực khi
phải chụp trong những điều kiện ánh sáng yếu và tốc độ chụp thấp. Trong thân ống
kính có hệ cơ phận giảm rung. Hệ thống giảm rung có tác dụng giảm hoặc loại bỏ
hiện tượng nhòe ảnh do những chuyển động nhỏ không mong muốn gây nên như
rung máy, chụp trên xe chuyển động, khi chụp với những tốc độ thấp. Hệ thống
này có trong một số ống kính của Nikon, đầu tiên là trong ống AF 80-400VR f4-
5.6, sau đó là các ống 300 f2.8 VR, 70-200 f2.8 VR, 24-120 VR f3.5-5.6, AF 200
f2.0 VR.
Hệ thống VR làm hoạt động bằng cách hiệu chỉnh hệ thống thấu kính sao
cho cân bằng các sự rung động máy. Giả thiết rằng, khi máy đứng yên, ảnh của đối
tượng A sẽ hội tụ tại vùng A* trên mặt phẳng tiêu. Khi máy và ống kính bị rung,
ảnh của A sẽ hội tụ tại A’ không trùng với A* và làm cho ảnh bị nhòe. Hệ thống
VR sẽ hiệu chỉnh lại vị trí các thấu kính, quang trục của chúng sao cho ảnh của A
vẫn hội tụ tại điểm A* . Mỗi hệ thống VR đều có một số thấu kính VR và hệ thống
động cơ hiệu chỉnh. Hệ thống thấu kính chống rung không được bắt chặt vào thân
ống kính mà được bắt vào một số hệ thống đàn hồi.

Để loại trừ các chuyển động do hiện tượng rung gây ra, vận tốc góc cần
được xác định chính xác. Trong hệ thống VR có hai bộ cảm biến để xác định vận


tốc góc, một bộ xác định chuyển động theo phương thẳng đứng, một bộ xác định
chuyển độngt heo phương ngang. Những dịch chuyển chéo được tổng hợp từ hai
chuyển động ngang và thẳng đứng xác định được. Những bộ cảm biến này xác
định vận tốc góc tại những thời điểm cách nhau 1/1000s. Những thông số này gửi
đến bộ vi xử lý trong ống kính và xác định mức độ hiệu chỉnh cần thiết. Những
thông số này sẽ chuyển đến phân hệ VR để thực hiện những hiệu chỉnh này.
Ảnh bị nhòe do rung máy thường xuất hiện với tốc độ chụp chậm hơn
1/tiêu cự đối với máy ảnh cỡ 35mm. Công nghệ VR của Nikon cho phép chụp với
tốc độ chậm hơn 3 lần (tương ứng với 3 độ mở )
Khi dùng với tripod, cần phải tắt chế độ VR. Trong trường hợp ngược lại
ảnh sẽ bị mờ.
Công nghệ hiệu chỉnh khoảng cách gần CRC "Close Range
Correction"
Hiệu chỉnh khoảng cách gần có nghĩa là ống kính sẽ tự động tối ưu hóa vị
trí các nhóm thấu kính khi khoảng cách tới vật chụp thay đổi, đặc biệt khi vào gần.
Trong những ống kính loại này, các phần tử thấu kính động sẽ dịch chuyển tương
ứng so với các thấu kính khác trong quá trình chỉnh tiêu cự. Công nghệ này
thường được trang bị cho các ống kính macro hoặc ống kính góc rộng với độ mở
lớn, ví dụ như 35 f1.4 AI, 28 f2.8 AI-s, 105 f2.8 AF-D micro, …
Đối với các ống kính góc rộng và ống kính chụp cận cảnh micro, công nghệ
này cho phép chỉnh tiêu cự gần hơn mà vẫn giữ được độ sắc nét và độ phẳng thị
trường.
Những hình dưới đây minh họa hoạt động của cơ chế CRC


Ảnh trên là của ống kính 28mm f/2.8 AI-s khi chỉnh tiêu cự ra vô cùng.
Còn ảnh dưới là khi chỉnh về khoảng cách 0.2m. Ta nhận thấy thấu kính ngoài có
dịch chuyển một chút, trong khi đó nhóm thấu kính sau hoàn toàn không chuyển
động.
Kính ED

ED có nghĩa là kính có độ tán xạ cực thấp: Extra-low Dispersion glass. Các
kính ED bắt đầu được dùng từ giữa những năm 60 của thế kỉ trước. Tất cả các ống
kính ED đều được gắn vạch ký hiệu màu vàng.
Trong những ống kính chuyên nghiệp như 80-200 f2.8, kính ED thường
được làm từ loại thủy tính quang học đặc biệt. Còn trong những ống kính rẻ hơn
như 70-300 AF-D thì kính ED được làm bằng nhựa.
Các kính ED giúp hạ thấp được hiện tượng sắc sai. Đó là hiện tượng khi
những bước sóng khác nhau không hội tụ tại một điểm. Ngoài ra một hiệu ứng phụ
nữa là làm ảnh sắc nét hơn.
Những kính ED khá nhạy cảm với nhiệt độ, do đó, tiêu cự của các ống kính
đó cũng dao động nhẹ khi nhiệt độ thay đổi.
Các thấu kính phi cầu - Aspherical Elements
Hầu hết các thấu kính thông thường có bề mặt là một phần của mặt cầu.
Mặt cầu được lựa chọn vì công nghệ chế tạo đơn giản và rẻ. Với những dạng bề
mặt phi cầu, công nghệ chế tạo phức tạp và giá thành đắt hơn rất nhiều. Mặt cầu
được sử dụng rộng rãi, tuy vậy đây không phải là dạng bề mặt tối ưu cho các thấu
kính. Đối với bề mặt quang học dạng cầu, có một dạng quang sai gọi là cầu sai.
Cầu sai là sinh ra do những tia sáng song song khúc xạ qua những phần khác của
mặt cầu không hội tụ tại cùng một điểm. Điều này làm cho ảnh của một điểm sáng
không phải là một điểm mà là một vùng sáng. Hệ quả là làm ảnh bị mất nét. Để
khắc phục hiện tượng này, cần phải làm cho bề mặt quang học biến dạng một cách
thích hợp nhất cho việc hội tụ ánh sáng hoặc phải dùng nhiều lớp thấu kính để
hiệu chỉnh. Trong trường hợp thứ hai, trong kỹ thuật thường dùng các đôi thấu
kính đối xứng để giảm hiện tượng cầu sai.

×