Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.73 KB, 79 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn
Trong quá trình triển khai khoá luận này, chúng tôi đã nhận được sự
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Anh, các thầy cô
trong tổ bộ môn Lí luận văn học, khoa Ngữ văn và các bạn sinh viên.
Nhân khoá luận hoàn thành, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết hơn đối với
các thầy cô giáo và các bạn sinh viên.
Do hạn chế về thời gian, khả năng bước đầu tập nghiên cứu khoa học,
nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Vũ Thị Huân

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
1


Khoá luận tốt nghiệp

Lời cam đoan.
Tôi xin cam đoan: Đề tài khoá luận tốt nghiệp Đại học: “Nghệ thuật kể
chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” là kết quả của riêng tôi,
không trùng với kết quả của các tác giả khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Vũ Thị Huân

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn


2


Khoá luận tốt nghiệp

Mục lục
Phần mở đầu

4

1. Lí do chọn đề tài

4

2. Lịch sử vấn đề

2

3. Giới hạn hẹp của đề tài

6

4. Phương pháp nghiên cứu

7

5. Đóng góp và cấu trúc của khoá luận

7


Phần nội dung

Chương 1. Cơ sở lí luận

8
8

1.1. Quan niệm về nghệ thuật kể chuyện

8

1.2. Các yếu tố tạo thành nghệ thuật kể chuyện

9

1.2.1. Hình thức kể chuyện.

9

1.2.2. Các biện pháp nghệ thuật thể hiện

10

1.2.3. Lời văn nghệ thuật

13

Chương 2. Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của

15


Nguyễn Huy Thiệp
2.1. Hình thức kể chuyện

15

2.2. Các biện pháp nghệ thuật thể hiện

21

2.3. Lời văn nghệ thuật

49

Chương 3. Đặc sắc nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp

53

3.1. Hình thức kể chuyện

54

3.2. Các biện pháp nghệ thuật thể hiện

56

3.3. Lời văn nghệ thuật

69


Phần kết luận

71

Tài liệu tham khảo

73

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
3


Khoá luận tốt nghiệp

Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn đi đầu trong công cuộc đổi mới văn học
Việt Nam. Các sáng tác của ông như một “ngọn gió lạ” từng làm dậy sóng
trên văn đàn một thời và đến nay vẫn còn là đối tượng của nhiều cuộc tranh
luận, bàn cãi… Cái lạ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã tác động
đến nhiều nhà văn đương thời những suy nghĩ mới về nhìn nhận và sáng tạo
văn chương. Và hơn thế nữa, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mang tới
cho độc giả một thứ văn chương mới, tuy lạ nhưng rất độc đáo và hiện đại.
Từ trước tới nay, đã có rất nhiều bài viết, luận văn,… tiếp cận truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ở những phương diện khác nhau. Dù tiếp cận ở
phương diện nào thì cũng đi tới hai cực đối lập nhau, đó là khẳng định và phủ
định, khen và chê. Nhưng nhìn chung, dù khen hay chê, khẳng định hay phủ
định, mọi người hầu hết đều thừa nhận khi đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp đều bị cuốn hút bởi chính cái khó hiểu, mơ hồ và lấp lửng. Chính vì

vậy, để góp phần khẳng định sự độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
chúng tôi xin đề cập đến một khía cạnh nhỏ có liên quan đến phong cách sáng
tác của ông qua đề tài: Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn mang đến một đóng góp
nhỏ trong sự đánh giá chung những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp trong
việc phản ánh và đặt ra những vấn đề bức thiết đối với cuộc sống và con
người. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa lớn trong việc học tập và bước đầu làm

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
4


Khoá luận tốt nghiệp
nghiên cứu văn chương của một sinh viên Ngữ văn trước ngưỡng cửa của
nghề nghiệp tương lai.
Với việc sử dụng tổng hợp các kiến thức lí luận văn học đã được tích
luỹ để tiến hành tìm tòi khám phá, phân tích tác phẩm cụ thể. Từ đó tiền đề
cho việc tiếp tục học tập và nghiên cứu sau này.
2. Lịch sử vấn đề

Xuất hiện giữa lúc văn chương đang có nhu cầu đổi mới, truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp đã gây sóng gió trên văn đàn đương đại. Với vai trò đi đầu
của công cuộc đổi mới, văn chương của Nguyễn Huy Thiệp khác với văn
chương truyền thống. Gần với văn chương của ông nhất là văn chương có
định hướng xã hội chủ nghĩa, luôn ca ngợi con người, ca ngợi chế độ, kẻ xấu
người tốt phân minh. Nhưng ngược lại, Nguyễn Huy Thiệp lại thể hiện những
con người lưỡng phân, xấu tốt đan xen, và cũng không đặt họ vào những hoàn
cảnh để bộc lộ phẩm chất mà họ cứ sống tự nhiên của con người đời thường.
Từ khi các tác phẩm văn chương của Nguyễn Huy Thiệp được xuất

hiện trên các báo chí đến nay đã có rất nhiều công trình, bài viết, luận văn tốt
nghiệp, luận án thạc sĩ đề cập đến truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Năm
2001, tác giả Phạm Xuân Nguyên đã tập hợp những bài viết tiêu biểu về
Nguyễn Huy Thiệp mà ông ước tính chỉ là 1/3 số bài viết đã đăng trên các
báo, tạp chí khắp nơi thành cuốn: Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Trong đó có
nhiều bài khen, chê khác nhau nhưng dường như những bài khẳng định những
đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp vẫn nổi trội. Trong số đó có nhiều bài đã đề
cập đến các khía cạnh có liên quan đến nghệ thuật kể chuyện trong truyện
ngắn của ông.
Ngoài ra, còn rất nhiều các bài viết trên các tạp chí, các trang website
văn học… đề cập đến các khía cạnh có liên quan đến nghệ thuật kể chuyện
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
5


Khoá luận tốt nghiệp
trong truyện Nguyễn Huy Thiệp. Trong đó phải kể đến bài: Cuốn theo chiều
văn Nguyễn Huy Thiệp, tác giả Nguyễn Đăng Điệp đã đề cập đến một vài
khía cạnh trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật của Nguyễn
Huy Thiệp.
Còn Nguyễn Văn Đông với bài Lời tác giả trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp lại khẳng định lời tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
khá đa dạng và phong phú với nhiều loại khác nhau.
Trong khi đó Nguyễn Thị Bình lại chứng minh Nguyễn Huy Thiệp là
một cây bút tích cực trong sự đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu. Qua bài: Đổi
mới ngôn ngữ và giọng điệu thành công đáng chú ý của văn xuôi sau 1975,
nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Đó là lối nói “cộc lốc” sắc bén và hàm súc, câu
văn ngắn gọn dồn dập, hạn chế tối đa sự miêu tả và bình luận chứa một năng
lượng bùng nổ dữ dội và trước hết, làm rung chuyển lối văn mực thước, trang
trọng hoặc rào đón đưa đẩy” (15,tr353).

Tuy nhiên trong giới hạn những bài viết riêng lẻ, nó mới chỉ đề cập đến
một vài khía cạnh trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp. Các tác
giả chưa lí giải một cách có hệ thống về nghệ thuật kể chuyện của ông.
Do vậy, trên cơ sở lí luận công trình của chúng tôi đã đi vào tìm hiểu cụ
thể nghệ thuật kể chuyện qua một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy
Thiệp. Do thời gian và giới hạn của bài viết nên khoá luận của chúng tôi chỉ
đề cập đến các vấn đề thuộc nghệ thuật kể chuyện: Hình thức kể chuyện, các
biện pháp nghệ thuật thể hiện và lời văn nghệ thuật.
3. Giới hạn hẹp của đề tài

Trong bài viết này chúng tôi chủ trương khảo sát ở tất cả các truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhưng tập trung ở một số truyện sau: Tướng về

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
6


Khoá luận tốt nghiệp
hưu, Huyền thoại phố phường, Những người thợ xẻ, Những bài học nông
thôn, Những ngọn gió Huatát, Vàng lửa.
Sở dĩ chúng tôi chọn như vậy là vì những truyện đó đã bao quát, cũng
như thể hiện được những nét cơ bản của nghệ thuật kể chuyện trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Và thêm nữa những truyện này nằm ở các mảng
khác nhau: Thành thị, nông thôn, huyền thoại và lịch sử mà mỗi mảng nghệ
thuật kể chuyện có những điểm đáng chú ý riêng. Và trong quá trình thực hiện
đề tài, chúng tôi cũng sử dụng một số truyện ngắn khác ngoài hệ thống kể trên
để minh hoạ.
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp phân tích hệ thống

Là phương pháp tách đối tượng nghiên cứu thành những yếu tố nhỏ khi
đã tiến hành chia tách đối tượng lớn. Điều này thể hiện ở việc tách các biện
pháp nghệ thuật thể hiện thành bảy yếu tố và nó cũng là việc xem xét mối
quan hệ tương tác giữa các yếu tố nhỏ với nhau.
4.2. Phương pháp so sánh hệ thống
Phương pháp này nhằm giúp người nghiên cứu tìm ra đặc trưng cũng
như sự độc đáo giữa hai hệ thống được đối chiếu. Qua đó, làm rõ sự tương
quan cũng như nét đối lập của từng yếu tố cùng loại giữa hai hệ thống.
Phương pháp này được áp dụng cho từng cấp độ của tác phẩm, cho toàn tác
phẩm cũng như nhóm tác phẩm.
5. Đóng góp và cấu trúc của khoá luận

Khoá luận hoàn thành nhằm khẳng định những đóng góp của Nguyễn
Huy Thiệp trong nghệ thuật kể chuyện của truyện ngắn Việt Nam.
Khoá luận gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
7


Khoá luận tốt nghiệp
Chương 2: Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp.

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
8


Khoá luận tốt nghiệp


Phần Nội dung
Chương 1
Cơ sơ lí luận

1.1. Quan niệm về nghệ thuật kể chuyện
“Truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ” (14,tr370). Và trong
truyện ngắn thì nghệ thuật kể chuyện giữ vai trò chủ đạo, nó quyết định tới sự
thành công của tác phẩm.
Các nhà nghiên cứu trong cuốn Tự sự học đã khai thác các yếu tố của
nghệ thuật kể chuyện của các nhà trần thuật học trong lịch sử. Đó là ý kiến
của JLintvelt, về cấu trúc trần thuật, trong đó có nhấn mạnh yếu tố kể mà
công thức là: “Kể = hành ngôn của người trần thuật + hành ngôn của các vai”
(15,tr153). Còn Tadié lại nhấn mạnh kỹ thuật kể chuyện. Ông cho rằng: “Kỹ
thuật của truyện kể là nghệ thuật sắp xếp sự cố vào trong thời gian”
(15,tr502).
ở Việt Nam các nhà nghiên cứu cũng rất coi trọng yếu tố kể chuyện.
Tiêu biểu là Phạm Quỳnh (1890 - 1960) đã đồng nhất tự sự với kể chuyện.
Ông cho rằng: “Trong các lối hành văn thời lối văn tiểu thuyết chính là văn tự
sự, tự sự nghĩa là kể chuyện” (15,tr309). Trong khi đó Vũ Đình Long lại nói:
“Kể chuyện, thuật truyện tức là văn tự sự… Nhà kể chuyện, thuật truyện phải
làm cho người đọc hứng thú, phải kể, phải thuật thế nào cho độc giả có thể
tưởng tượng được người được việc mà tưởng chừng như chính mình cũng
sinh hoạt trong bọn người ấy”. Gần đây Nguyễn Nghĩa Trọng trong bài viết:
Các nhà văn Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX về văn tự sự cũng đưa ra ý kiến:
“Các nhà văn thống nhất xem văn tự sự là văn kể chuyện, trần thuật sự việc

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
9



Khoá luận tốt nghiệp
mô tả hành động bao gồm cả tả cảnh, tả tình, tả ngoại hình, nội tâm…”
(15,tr315).
Như vậy các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến vấn đề kể chuyện. Và
chúng ta thấy rằng: Để tạo nên phong cách riêng cho các tác phẩm của mình,
các nhà văn phải tạo dựng được nghệ thuật kể chuyện riêng của mình. Và
nghệ thuật kể chuyện chính là phương thức kể, mà được xây dựng lên bởi lời
kể, lời nhân vật… được thể hiện bằng các biện pháp nghệ thuật phục vụ cho
việc kể.
1.2. Các yếu tố tạo thành nghệ thuật kể chuyện
1.2.1. Hình thức kể chuyện
Để phục vụ cho việc tạo ra nhân vật kể chuyện trong sáng tác các tác
giả đã sử dụng các hình thức khác nhau. Có khi đó là người đứng hoàn toàn
bên ngoài tác phẩm nhưng cũng có khi đó là nhân vật xưng tôi. Nhà nghiên
cứu Tz Todozov tuyên bố: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc tạo
thế giới tưởng tượng… không thể có trần thuật mà thiếu người kể chuyện
“(15,tr116). Những quan niệm này góp phần khẳng định vai trò của hình thức
kể chuyện trong nghệ thuật kể chuyện.
1.2.1.1. Tác giả kể chuyện
Là hình thức kể chuyện mà người kể ở đây đứng hoàn toàn ngoài tác
phẩm, không để lại bất cứ một dấu ấn nào về hình dáng, tính cách, lứa tuổi,
giới tính. Ưu điểm của hình thức này là tạo ra sự tự do tối đa cho người nghệ
sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, từ đó tạo được nhiều tình tiết ly kỳ hấp
dẫn, có thể bao quát rộng hơn. Nhưng hình thức này cũng có hạn chế đó là
không tạo ra nhiều điểm nhìn cho câu chuyện mình kể.
1.2.1.2. Nhân vật kể chuyện
Đó chính là một nhân vật trong truyện chứng kiến các sự kiện đứng ra
kể. Nhân vật này đứng ở ngôi thứ nhất và xưng là tôi. Kể chuyện theo ngôi
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn

10


Khoá luận tốt nghiệp
thứ nhất là hình thức nghệ thuật xuất hiện rất muộn mãi đến đầu thế kỷ XIX
mới có ở Châu Âu và thịnh hành dần cho đến ngày nay.
Ưu điểm của hình thức kể chuyện này là nhân vật kể chuyện trực tiếp
tham gia vào câu chuyện nên tạo nên sự hấp dẫn bởi sự thật mà nhân vật đó
kể. Hơn nữa nhân vật kể chuyện có thể di động các điểm nhìn nên tạo được
màu sắc hiện đại cũng như sức thuyết phục và hấp dẫn.
Mỗi hình thức kể chuyện đều có sức hấp dẫn riêng, do vậy mà không
nên tuyệt đối hoá vai trò bất cứ hình thức nào. Mà để chuyện hay thì phụ
thuộc vào tài năng của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo.
1.2.2. Các biện pháp nghệ thuật thể hiện
1.2.2.1. Biện pháp độc thoại nội tâm
Biện pháp độc thoại nội tâm cho biết tiếng nói thầm thì, ý nghĩa sâu kín
chỉ riêng nhân vật với mình ở bên trong. Đó là lúc nhân vật thật nhất. Trong
tác phẩm biện pháp này thường được sử dụng khi nhân vật rơi vào những
hoàn cảnh éo le, nhiều kịch tính, xung đột, rơi vào trạng thái cô lập, đòi hỏi
nhân vật phải băn khoăn, trăn trở để đưa ra quyết định cuối cùng. Cùng với
những biện pháp cho thấy hình thức bên ngoài của nhân vật, biện pháp độc
thoại nội tâm hoàn thiện nhân vật ở mức cao hơn: Đó là chiều sâu tâm hồn
nhân vật. Đây cũng chính là ưu thế của văn chương so với các loại hình nghệ
thuật khác. Nếu như hội hoạ, điêu khắc chỉ nói rõ nhất cái ngoại hình, vóc
dáng của đối tượng, âm nhạc chỉ tác động trực tiếp vào thính giác để người
tiếp nhận tự suy ra hoàn toàn cái hồn của đối tượng thì nhờ độc thoại nội tâm,
văn chương có khả năng trội trong việc miêu tả đời sống tâm lí - cái trừu
tượng, khó nắm bắt của đối tượng. Những suy nghĩ tình cảm tinh tế của nhân
vật sinh động tuỳ vào khả năng sáng tạo của nhà văn, chứ không bị hạn chế
như việc sáng tạo trong các nghành nghệ thuật khác.


Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
11


Khoá luận tốt nghiệp
Trong truyện độc thoại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện
đời sống bên trong của nhân vật.

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
12


Khoá luận tốt nghiệp

1.2.2.2. Biện pháp đối thoại
Đối thoại trong văn chương là hình thức nhà văn để các nhân vật trò
truyện, trao đổi thậm chí tranh luận gay gắt với nhau về một vấn đề nào đó.
Các mối quan hệ giữa các nhân vật càng đa dạng, các nhân vật càng đối thoại
nhiều thì càng bộc lộ được những đặc điểm thuộc về tính cách, cá tính, nghề
nghiệp, giai cấp, lứa tuổi, giới tính… của mình. Sự bộc lộ đó qua cả nội dung
lời đối thoại, qua cả cách nhân vật đối thoại. Biện pháp này giúp bạn đọc như
nghe thấy nhân vật, nói năng với lối tư duy và ứng xử riêng trong những tình
huống cụ thể. Đôi khi lời đối thoại còn được tác giả giới thiệu kèm theo giọng
nói, cách nói.
Với mỗi loại văn, biện pháp này được sử dụng đậm đặc hay thưa thớt là
rất rõ rệt. Thơ trữ tình hầu như không có đối thoại, còn truyện lại xuất hiện
khá nhiều. Tuy nhiên mức độ xuất hiện còn phụ thuộc vào sở thích của từng
nhà văn và từng nội dung của truyện và ý muốn xây dựng tính cách của nhân
vật. Qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật, biện pháp nghệ thuật này có tác

dụng cá biệt hoá các nhân vật, làm cho mỗi nhân vật có một đặc điểm riêng,
không nhân vật nào giống nhân vật nào.
1.2.2.3. Biện pháp để nhân vật tâm tình
Tâm tình là hình thức nhân vật bày tỏ ra thành lời suy nghĩ, tâm tư của
mình (hoặc của tác giả) với nhân vật khác. Thường thì lời tâm tình cũng chính
là đối thoại, nhưng với một sắc điệu khác, một giọng điệu khác, điềm đạm,
thâm trầm và giàu cảm xúc, suy tư hơn. Qua biện pháp nghệ thuật này ta cũng
có cái nhìn vào chiều sâu nhân vật, thấy được niềm say mê, nỗi vui sướng hay
tuyệt vọng, những tâm sự bức xúc… của nhân vật.
1.2.2.4. Biện pháp bàn luận triết lí

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
13


Khoá luận tốt nghiệp
Biện pháp bàn luận như là đoạn trữ tình ngoại đề nảy sinh với mục đích
giúp bạn đọc thấy rõ tầm quan trọng của hành động nào đấy... Biện pháp này
thường thể hiện qua lời nhân vật, cũng có khi trực tiếp lời tác giả để tác giả
nhấn mạnh, lưu ý với người đọc một vấn đề nào đó. Những ý kiến bàn luận
phong phú, đa dạng sẽ cho thấy phần nào thế giới quan của các nhân vật.
Triết lí được xem như một hình thức diễn đạt ngắn gọn và độc đáo một
kinh nghiệm, chân lí sống nào đó dưới dạng những lời phát biểu tự nhiên,
mang tính tất yếu và quy luật.
Cũng như lời bàn luận, triết lí có tác dụng xoáy sâu vào nội dung nào
đó và nó có thể nói lên tính cách nhân vật nếu như những lời đó do chính
nhân vật phát biểu.
1.2.2.5. Biện pháp để các nhân vật vào các xung đột - kịch tính
Biện pháp này đòi hỏi nhà văn khéo đặt nhân vật vào những hoàn cảnh
tình huống mang kịch tính, tức nó có vấn đề. Hoàn cảnh đó có thể được tạo

dựng một cách đa dạng, đó là một trạng thái tình cảm cao độ, một nghịch
cảnh trái ngang, một tình huống éo le, trớ trêu hay sự hiểu lầm mà dẫn đến
mâu thuẫn. Mâu thuẫn xung đột có thể từ trong chính bản thân nhân vật, có
thể giữa các nhân vật với nhau hoặc giữa nhân vật với hoàn cảnh. Qua cách
nhân vật đối diện với tình huống ấy và giải quyết tình huống để thoát khỏi
xung đột, chúng ta sẽ nhìn nhận được bình diện nào đó tính cách của nó.
Biện pháp thể hiện nghệ thuật này triệt để sử dụng mâu thuẫn, để làm
nguyên tắc xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các nhân vật trong tác
phẩm truyện thì việc xây dựng những mâu thuẫn có thể xuất hiện đậm hoặc
nhạt khác nhau, tập trung hoặc dàn trải, nhiều hoặc ít.
1.2.2.6. Biện pháp tả
Biện pháp này là một hoạt động sáng tạo trong đó đòi hỏi người nghệ sĩ
phải khéo kết nối các danh từ với các tính từ, vị từ, khéo kết nối các kiểu câu
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
14


Khoá luận tốt nghiệp
sao cho hiệu quả biểu đạt cuối cùng là làm cho đối tượng được miêu tả hiện
lên trước sự hình dung của bạn đọc càng nhiều giác quan càng tốt. Biện pháp
thể hiện này rất hữu dụng trong việc cụ thể hoá đối tượng. Nó không chỉ cho
người đọc hình dung về hình thức vẻ bề ngoài của đối tượng mà cùng với
dụng ý của nhà văn còn hé mở cả những điều thầm kín sâu xa, cái bản chất
bên trong của đối tượng.
Tuy nhiên với từng loại văn, từng kiểu nhân vật, đặc biệt với từng dụng ý
nghệ thuật và từng tài năng sáng tạo riêng, mỗi nhà văn lại có cách sử dụng biện
pháp thể hiện nghệ thuật này ở mức độ và hình thức khác nhau. Song mục đích
cuối cùng của biện pháp tả là để cho ngoại hình nhân vật, dáng vẻ và hành động,
cử chỉ của nó, môi trường thiên nhiên - xã hội bao quanh hiện lên cụ thể trước sự
hình dung, tưởng tượng bằng cả năm giác quan của bạn đọc.

1.2.2.7. Biện pháp kể
Giống như tả, kể cũng là một hoạt động sáng tạo của nhà văn, cụ thể đó
là hình thức trần thuật lại các sự kiện, biến cố xảy ra trong quá trình phát triển
của đối tượng làm cho tác phẩm trở thành một dòng chảy các sự kiện, biến cố,
chi tiết hoạt động… Và làm cho mỗi đối tượng miêu tả có một quá trình phát
triển riêng sinh động, không lặp lại. Qua biện pháp kể, quan hệ giữa các nhân
vật, quan hệ giữa nhân vật với môi trường hay các hành động, cử chỉ ý nghĩa
của nhân vật được xâu chuỗi, nối kết một cách lô gic với nhau. Nếu biện pháp
tả tạo ra không gian nghệ thuật thì biện pháp kể lại tạo ra thời gian nghệ thuật
cho tác phẩm. Trong tác phẩm có nhiều cách kể, có thể theo trình tự thời gian
hoặc xáo trộn trật thời gian, có thể nhà văn trực tiếp làm người kể chuyện
cũng có thể để nhân vật kể chuyện. Không chỉ là một biện pháp thể hiện nghệ
thuật đơn thuần, kể còn được nâng lên thành một phương thức tạo ra tác phẩm
như là một câu chuyện. Lúc đó, các biện pháp thể hiện nghệ thuật khác chỉ
đóng vai trò bổ trợ cho kể.
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
15


Khoá luận tốt nghiệp
1.2.3. Lời văn nghệ thuật
Lời nói nghệ thuật ở đây ta cần hiểu đó là lời văn trong tác phẩm văn
học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Lời văn nghệ thuật là dạng phát
ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật tạo thành cơ sở ngôn ngữ của tác
phẩm văn học (…). Lời văn nghệ có tính chất cố định tính độc lập hoàn chỉnh
trong bản thân nó có tính vĩnh viễn” (14,tr187). Lời văn nghệ thuật còn mang
tính hình tượng, tính biểu cảm, tính tổ chức cao và phục vụ cho cấu trúc hình
tượng của tác phẩm. Các tác giả cũng cho rằng lời văn nghệ thuật gồm hai tác
phẩm cơ bản là “lời nói gián tiếp” của người kể chuyện và “lời nói trực tiếp”
của nhân vật. Mỗi yếu tố này trong tácphẩm lại có đặc điểm riêng và vai trò

nghệ thuật khác nhau.
Lời người kể chuyện khá phổ biến ở các tác phẩm tự sự (ở đây là lời tác
giả hay nhân vật kể) là phương diện hết sức cơ bản để bộc lộ chủ đề tư tưởng
của tác phẩm, nêu bật tính cách của nhân vật. Nó tạo nên ở bạn đọc một thái
độ nhất định đối với vấn đề được nói tới. Ngôn ngữ người kể chuyện đóng vai
trò chủ yếu trong việc dẫn dắt câu chuyện từ những manh nha của mâu thuẫn
xung đột đến từng bước đi giải quyết chúng trong tác phẩm. Còn “lời nói trực
tiếp” của nhân vật (là lời nhân vật đối thoại hay độc thoại) thường mang đầy
đủ những đặc điểm riêng về bản chất, giai cấp, nghề nghiệp, giới tính, lứa
tuổi, cá tính, đặc điểm địa phương…
ở tác phẩm văn chương, mỗi yếu tố của lời nói nghệ thuật này có ý
nghĩa khác nhau, vai trò khác nhau để cùng đạt tới dụng ý nghệ thuật của tác
giả. Lời nói trực tiếp của nhân vật có vai trò khắc hoạ những đặc điểm, thuộc
tính của nhân vật. Nó lại được thể hiện qua ngôn ngữ của tác giả. Và chính
ngôn ngữ người kể chuyện có tác dụng kết hợp đưa lại tính hoàn chỉnh và
thống nhất của một chỉnh thể nghệ thuật.

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
16


Khoá luận tốt nghiệp

Chương 2
Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn

của Nguyễn Huy

Thiệp


2.1. Hình thức kể chuyện
2.1.1. Tác giả kể chuyện
Trong số 37 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trong cuốn Truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp (nhà xuất bản Hội nhà văn 2005) thì có tới 24
truyện (chiếm 63%) sử dụng hình thức tác giả kể chuyện. Nó xuất hiện rải rác
trong các tác phẩm viết về nông thôn và thành thị, tập trung hơn ở mảng
truyện viết về huyền thoại và lịch sử. Với hình thức kể chuyện này, tác giả đã
tạo ra được lối kể chuyện khách quan mà người đọc có cảm giác như chính
các sự kiện đó tự nó nói lên tất cả. Nhà văn trong cách kể chuyện này đã đưa
sự việc lên hàng đầu và cố gắng xoá đi đến mức tối đa sự hiện diện của người
kể chuyện.
Trong truyện Huyền thoại phố phường, hấp dẫn bạn đọc bởi lời kể
chuyện hết sức tự nhiên. Câu chuyện là bi kịch của nhân vật Hạnh, một người
xuất thân từ nông thôn ra thành phố làm việc. Hạnh có ước mơ và khao khát
làm giàu. Nhưng cuộc sống của Hạnh cũng hết sức vất vả, hắn phải dè xẻn
từng đồng. Do đó nên khi chứng kiến cảnh mẹ con bà Thiều đi lễ chùa tốn
đến hàng bạc nghìn thì Hạnh đã nảy sinh lòng ghen tức và ham muốn cũng
được giàu như vậy. Bằng mọi thủ đoạn Hạnh ép mình phải đổi được vé số 37
lấy vé số 36 của bà Thiều. Lòng tham của y đã phải trả giá, y phát điên vì
chính cái vé số y đổi đi đã trúng. Tất cả các tình tiết mà tác giả dựng lên đều
rất tự nhiên. Nguyễn Huy Thiệp đã thâm nhập vào cuộc sống, hiểu cuộc sống
và từ các nền tảng đó ông đã xây dựng nên một tác phẩm nghệ thuật vừa thật,

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
17


Khoá luận tốt nghiệp
vừa ảo. Khiến bạn đọc cứ tự hỏi liệu rằng cuộc sống này có ai như Hạnh người đã đặt trọn niềm tin hão huyền vào cái vé số kỳ ảo kia. Nhưng chúng ta
cũng không thể khẳng định rằng cuộc sống này không có con người như thế.

Vừa nực cười nhưng cũng rất đáng thương cho nhân vật Hạnh bởi hành động
vừa trơ tráo nhưng cũng rất dại khờ của hắn. Câu chuyện được mở đầu bằng
buổi lễ sinh nhật Thoa và được tác giả kể cho đến khi Hạnh cướp đoạt được
cái vé số của mẹ con bà Thiều. Nhưng kết thúc của câu chuyện lại hết sức bất
ngờ, tác giả không kể liền mạch mà lại tách ra thành đoạn kết riêng và đoạn
kết này phát huy tối đa vai trò của người kể chuyện. Chính vì vậy mà câu
chuyện càng thêm hấp dẫn hơn và phù hợp hơn với các chi tiết li kỳ trong câu
chuyện.
Còn Vàng lửa một truyện ngắn thuộc mảng huyền thoại và lịch sử
cũng được xác định thuộc dạng tác giả kể chuyện. Sở dĩ như vậy là do những
căn cứ vào nội dung của câu chuyện. Câu chuyện có thể xác định bắt đầu từ
đoạn nói về Nguyễn Phúc ánh, còn đoạn trước đó được coi như lời giới thiệu
cho xuất xứ của câu chuyện này. Trong đoạn giới thiệu đó cũng xuất hiện một
nhân vật xưng tôi: “Ông Quách Ngọc Minh, ngụ ở Tu Lí, huyện lị Đà Bắc
viết thư cho tôi… Về Hà Nôi, tôi viết truyện ngắn này. Khi viết, tôi có tự ý
thay đổi một vài chi tiết phụ và sắp xếp, chỉnh lí lại các tư liệu để hợp với việc
kể chuyện” (16,tr149). Nhưng theo chúng tôi đây không phải là một nhân vật
ngôi thứ nhất đóng vai trò người kể chuyện, mà là lời xuất hiện trực tiếp của
tác giả. Theo Nguyễn Văn Đông lời tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp có thể khái quát thành 3 dạng cơ bản: Dạng lời tác giả lộ diện trực tiếp,
dạng lời tác giả trong hình thức trần thuật trung tính, dạng lời tác giả mượn
hình thức lời kể dân gian. Nhà nghiên cứu cũng cho rằng: “Dạng lời tác giả lộ
diện trực tiếp thường là dạng lời nằm ngoài cốt truyện. Dạng lời này thường
mang nội dung giải thích về quan hệ chi tiết, sự kiện trong truyện với hiện
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
18


Khoá luận tốt nghiệp
thực hoặc minh định cho một vấn đề tư tưởng, hoặc tâm sự trữ tình, hoặc thú

nhận tư cách nhà văn của tác giả” (3,tr19). Với lối kể chuyện đó, truyện ngắn
Vàng lửa đã tạo ra được một lối kể chuyện độc đáo, kể chuyện như là lối viết
sử ký. Nội dung của câu chuyện là sự hư cấu về Nguyễn ánh và Nguyễn Du
qua mối quan hệ với nhân vật Phăng. Chính bởi vậy mà truyện ngắn này đã
gây ra rất nhiều cuộc tranh luận: đâu là văn, đâu là sử, văn hay sử… Nhưng ở
đây chúng ta không đi lí giải các cuộc tranh luận này mà chúng ta có thể
khẳng định rằng đây là một lối viết truyện rất mới. Người viết cũng muốn
thanh minh rằng nội dung của câu chuyện là do nhà văn sáng tạo nên. Đặc
biệt trong phần kết thúc câu chuyện càng lộ rõ đây là câu chuyện hoàn toàn
hư cấu. Tác giả đã xây dựng lên ba đoạn kết khác nhau để cho bạn đọc có
quyền lựa chọn. Đây cũng là cách để Nguyễn Huy Thiệp đưa bạn đọc từ thực
tại trở về với không khí lịch sử xa xưa, rồi lại từ lịch sử trở về với thực tại.
Một lối viết truyện độc đáo rất thu hút được người đọc cho dù người đó không
đồng tình với nội dung của nó thì vẫn phải chú ý tới.
Dạng lời tác giả trực tiếp này đã góp phần đáng kể tạo nên khoảng cách
thời gian của truyện với thời gian lời kể với thời gian người đọc. Dạng lời kể
này cũng xuất hiện trong một vài truyện khác của ông: Kiếm sắc, Phẩm tiết,
Nguyễn Thị Lộ …
Cũng trong mảng truyện viết về huyền thoại và lịch sử ta cũng bắt gặp
hình thức tác giả kể chuyện bằng dạng lời tác giả mượn hình thức lời kể dân
gian. Tiêu biểu là mười truyện trong: Những ngọn gió Hua Tát. Các truyện
ngắn này không phải là truyện cổ tích mà do nhà văn sáng tạo ra bằng cách
mượn lối kể chuyện dân gian. Hầu hết các truyện đều được mở đầu bằng lối
kể chuyện cổ tích: Ngày ấy, ở Hua Tát…, năm ấy… tạo sức hấp dẫn lớn với
độc giả ngay từ những lời đầu tiên. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Bùi
Việt Thắng đã đánh giá: “Nguyễn Huy Thiệp là người có công tìm tòi làm cho
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
19



Khoá luận tốt nghiệp
truyện ngắn đa dạng về hình thức. Ông coi mười truyện trong Những ngọn
gió Hua Tát là truyện ngắn “giả cổ tích” (1,tr351). Xét ở góc độ nào đó, quả
đúng như nhiều người nhận xét, Nguyễn Huy Thiệp học rất nhiều cách viết
của người xưa: “Học xưa để làm mới nay cũng là một lối sáng tạo phổ biến”
(Nguyễn Văn Đông) (3,tr20). Lời tác giả trong Những ngọn gió Hua Tát
mang lại một văn phong vừa cũ vừa mới. Cũ ở cách thức kể chuyện nhưng lại
mới ở ý tưởng, lối kể chuyện làm cho người đọc không thể nhầm lẫn giữa
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp với truyện cổ tích của các nhà sưu tầm
dân gian được. Và tác giả đã sử dụng tối đa ưu điểm của hình thức tác giả kể
chuyện mà tạo ra được một hệ thống truyện khác nhau nhưng cùng nằm trong
một đề tài chung qua lời giới thiệu rất trữ tình về bản Hua Tát.
Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau, lời văn
mang đậm chất sử ký, chất giả sử, giả cổ tích, lối folklore hiện đại đã tạo nên
một văn phong độc đáo. Nó khiến ông trở thành một trong những gương mặt
đầy ấn tượng của nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Có lúc lối kể chuyện
tương đối khách quan, có lúc lại mượn giọng điệu kể chuyện cũ nhưng
Nguyễn Huy Thiệp vẫn sáng tạo nên những truyện ngắn hết sức hiện đại. Như
vậy có thể nói Nguyễn Huy Thiệp có vai trò rất quan trọng góp phần xây
dựng nền văn học Việt Nam sau 1975 rất sôi động.
2.1.2. Nhân vật kể chuyện
Trái lại với hình thức tác giả kể chuyện, hình thức nhân vật kể chuyện
chỉ có 13 trong tổng số 37 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Nhưng hình
thức kể chuyện này lại có vai trò hết sức quan trọng góp phần hoàn thiện cho
lối kể chuyện của ông. Trong giáo trình: Văn học Việt Nam thế kỷ XX do
Phan Cự Đệ chủ biên đã khẳng định: Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nổi tiếng
với lối kể chuyện “khách quan lạnh lùng” (1,tr363). Đặc biệt với các tác phẩm

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
20



Khoá luận tốt nghiệp
có nhân vật xưng “tôi” làm người kể chuyện, thì chúng ta càng thấy rõ điều
đó.
Trong truyện Tướng về hưu, người kể chuyện là Thuần - nhân vật
xưng “tôi”. Thuần kể về vị tướng về hưu đó chính là người cha của mình. Câu
chuyện hiện lên như một câu chuyện có thật ngoài đời được nhân vật “tôi” kể
lại. “Tôi” kể về người cha của mình về một phần cuộc đời của mình trong mối
tương quan trên cương vị cha con. Và “tôi” còn kể lại câu chuyện về gia đình
mình, về mẹ, về vợ, ông chú, ông cậu, kẻ ăn người ở … Giọng văn “khách
quan lạnh lùng” được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng độc tôn trong truyện: “Vợ
tôi làm việc ở bệnh viện sản, công việc là nạo phá thai. Hàng ngày các rau
thai nhi bỏ đi, Thuỷ cho vào phích đá đem về. Ông Cơ nấu lên cho chó, cho
lợn. Thực ra điều này tôi biết nhưng cũng bỏ qua, chẳng quan trọng gì. Cha
tôi dắt tôi xuống bếp chỉ vào nồi cám, trong đó có các mẩu thai nhi bé xíu,
thấy có cả những ngón tay nhỏ hồng hồng. Tôi lặng đi”(16,tr20).
Điều độc đáo mà Nguyễn Huy Thiệp thể hiện qua Tướng về hưu đó là
người kể chuyện không hề bộc lộ sự yêu ghét, đồng tình hay phản đối với các
nhân vật khác. Đây cũng là đặc điểm chung cho toàn bộ truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp cho dù đó là hình thức kể chuyện nào đi nữa. Nhân vật kể chuyện
liên tục đưa ra các sự kiện liên tiếp nhau: Vợ tôi bảo, cha tôi bảo… mà không
hề có lời nhận xét hay đánh giá nào về những sự kiện đó. Với lối kể chuyện
này các nhân vật hiện lên hết sức tự nhiên như con người ở ngoài đời vậy.
ở truyện Những người thợ xẻ người kể chuyện là Ngọc, do thi trượt tốt
nghiệp đại học nên đã theo toán thợ xẻ của Bường lên miền núi xẻ gỗ. Là
người kể chuyện đồng thời cũng là một nhân vật trực tiếp tham gia vào câu
chuyện đó. Do vậy mà từng nhân vật hiện lên qua lời kể của Ngọc vừa tự
nhiên vừa chân thực. Cũng giống như Tướng về hưu người kể chuyện với


Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
21


Khoá luận tốt nghiệp
giọng lạnh lùng khách quan, và người kể chuyện để cho các nhân vật hiện lên
tự nhiên mà không hề có sự đánh giá đẹp xấu, đúng sai, yêu ghét.
Trong truyện: Những bài học nông thôn người kể chuyện lại là một
cậu bé mới lớn tên là Hiếu. Hiếu ở thành phố về quê chơi với gia đình Lâm,
cậu đã nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống nơi đây và có phần còn yêu mến
nơi đây hơn thành phố mình đang sống. Nguyễn Huy Thiệp đi sâu khai thác
đời sống nội tâm của nhân vật “tôi” đặc biệt sau khi gặp nhân vật Triệu.
Trong truyện ngắn này người kể chuyện xưng “tôi” khác với người kể chuyện
trong hai câu chuyện trước. Nếu như “tôi” trong Tướng về hưu và Những
người thợ xẻ không có mấy lời nhận xét về các nhân vật khác thì “tôi” ở
truyện ngắn này luôn có mối giao hoà với các nhân vật khác: “Tôi nhìn anh
thương xót, tự dưng nước mắt tôi ứa cả ra. Tôi úp mặt xuống bờ cỏ để anh
khỏi thấy rằng tôi đang khóc… Và cái chết của anh Triệu mang lại nhiều suy
tư cảm phục cho tôi” (16,tr134).
Qua đó, chúng ta thấy nhân vật “tôi” là người rất giàu tình cảm và luôn
có những trăn trở về cuộc đời. Và với truyện ngắn này chứng tỏ rằng Nguyễn
Huy Thiệp không bỏ rơi nhân vật của mình mà luôn sát cánh cùng nhân vật.
Ông cũng trăn trở, suy tư khi nhân vật của mình có những khúc mắc trong
tâm hồn. Cùng với hai truyện trước, cho thấy Nguyễn Huy Thiệp vừa có cái
nhìn lạnh lùng khách quan qua ngòi bút nhưng trong lòng lại chất chứa bao
tình cảm.
Như vậy, chúng ta có thể kết luận các truyện ngắn mà có nhân vật xưng
“tôi” là người đứng ra kể chuyện đều tập trung vào những câu chuyện viết về
nông thôn và thành thị. Nhân vật tôi kể về các nhân vật khác và kể về quãng
đời của chính mình. Tất cả đều có sự gắn bó mật thiết với nhau. Do đó nên

các truyện ngắn có vẻ như hết sức chân thực mà “tôi” muốn nói tới.

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
22


Khoá luận tốt nghiệp
Ngoài ra, trong hệ thống các truyện ngắn có nhân vật xưng “tôi” là
người kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp còn có loại truyện mà tác giả cũng
xuất hiện trực tiếp ở một phần nào đó trong truyện. Chẳng hạn như truyện
ngắn: Chú Hoạt tôi, nhân vật kể chuyện là Vương, nhưng đến cuối truyện tác
giả vẫn xuất hiện qua lời trực tiếp: “Tôi đã nghe câu chuyện trên trong một
lần đi qua Bắc Giang. Hôm ấy trời mưa tôi rẽ vào một quán ăn ven đường,
chủ quán là một người niềm nở và khá hay chuyện. Trên vách quán ăn có treo
một vài bức ảnh gia đình. Tôi chỉ hú hoạ vào một bức ảnh chụp hình một
người mắt sáng, có cái nhìn khá chăm chú, có phần căng thẳng và đau đớn.
Cái nhìn cứ ám ảnh tôi không dứt. Tôi hỏi chủ quán là ai. Anh ta nói:
- à… Đấy là chú Hoạt tôi…
Tôi đã ghi lại nguyên văn lời kể của người chủ quán. Trong bản ghi
chép, tôi có sửa tên vài ba nhân vật có thêm bớt ít dấu chấm phẩy để cho dễ
đọc…” (16,tr483). Đoạn lời trực tiếp của tác giả trên đây trong quan hệ với
lời nhân vật kể chuyện đã tạo nên một hiệu quả nghệ thuật lớn, đó là tạo ra
hình thức kể chuyện đặc trưng: truyện ở trong truyện.
Qua việc khảo sát một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta
có thể khái quát lại hình thức kể chuyện như sau:
- Mặc dù sử dụng hình thức kể chuyện nào đi nữa thì truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp vẫn thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Những truyện ngắn của ông có những ý kiến khen chê khác nhau nhưng nó
vẫn có sức lôi cuốn lạ kỳ và phải thừa nhận rằng văn chương Nguyễn Huy
Thiệp táo bạo và khá lạ so với văn chương truyền thống.

- Nguyễn Huy Thiệp sử dụng nhiều hình thức kể chuyện khác nhau, sự
đa dạng hoá về giọng điệu, lời văn, có lúc học tập từ truyền thống, từ lối kể
chuyện cổ tích, lối folklore… nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra được một

Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
23


Khoá luận tốt nghiệp
phong cách cho riêng mình. Mà ai đọc cũng bị cuốn hút và đọng lại nhiều
suy tư.
2.2. Các biện pháp nghệ thuật thể hiện
Để phục vụ cho nghệ thuật kể chuyện, các biện pháp nghệ thuật đóng
vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng nên cốt truyện, nhân vật và giá trị
của tác phẩm. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu lần lượt các biện pháp
nghệ thuật để thấy được những nét độc đáo trong văn phong của Nguyễn
Huy Thiệp.
2.2.1 Biện pháp độc thoại nội tâm
Độc thoại là một biện pháp nghệ thuật thể hiện khá quan trọng. Lời độc
thoại xuất hiện vừa phải gắn với các hoàn cảnh khác nhau và nó đã thực sự
cho người đọc thấy được những niềm sâu kín bên trong của nhân vật làm
nhân vật hiện lên đúng với bản chất của nó. Biện pháp này được Nguyễn Huy
Thiệp sử dụng khá nhiều trong mảng truyện ngắn viết về nông thôn. Những
độc thoại ở đây thường sâu sắc chứa chất tình cảm dồn nén của nhân vật. Bên
cạnh đó, những truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp viết về thành thị thường là
những độc thoại ngắn và gắn với cuộc sống phồn hoa của con người nơi thành
phố. Độc thoại nội tâm một mặt làm nhân vật bộc lộ được tâm sự của mình,
mặt khác cũng làm cho nhân vật bộc lộ được những nhận xét của mình về các
nhân vật khác, về cuộc đời và về xã hội.
Trong Tướng về hưu độc thoại tập trung ở nhân vật Thuần. Trước hết

là lời đánh giá nhận xét của Thuần với các nhân vật khác. Đối với mẹ, chỉ sau
khi mẹ qua đời anh mới hối hận vì khi mẹ còn sống anh chưa quan tâm tới
mẹ: “Tôi thấy đắng ngắt. Tôi nhớ đã chục năm nay tôi chưa lần nào mua được
cho mẹ chiếc bánh hay gói kẹo” (16,tr25). Đối với cha con ông Bổng, Thuần
cũng không ngần ngại bộc lộ sự không ưa của mình: “Thâm tâm chúng tôi
không ưa cha con ông Bổng, khốn nỗi “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”,
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
24


Khoá luận tốt nghiệp
giỗ tết cũng phải đi lại nhưng mà ngày thường cũng nhạt” (16,tr18). Không
chỉ có tình cảm yêu ghét qua lời độc thoại nhân vật Thuần cũng thể hiện
những tình cảm thật nhất của mình. Đó là lúc Thuần bất đắc dĩ phải cho Tuân
mượn cái ca-ra-vát đẹp nhất: “Nói là mượn, chắc gì đòi được” (16,tr19). Qua
độc thoại chúng ta thấy Thuần là người trí thức nhưng anh cũng mang những
tình cảm đời thường đó là cái bản chất của con người … Độc thoại nội tâm
đưa nhân vật gần với người đọc hơn, từ đó có phần cảm thông với nhân vật.
Đó là những khi nhân vật có sự hối cải hay những lời than thân, nhưng cũng
có khi đó chỉ là một cảm xúc thường nhật khi gặp đau thương, mất mát: “Tôi
khóc, tôi chưa bao giờ khóc như thế. Bây giờ tôi mới hiểu khóc như cha chết
là khóc như thế nào. Hình như đấy là cái khóc lớn nhất đời một con người”
(16,tr29).
Như vậy, khi kể về cuộc sống của gia đình mình về các nhân vật xung
quanh. Mặc dù đó chỉ là những nhận xét rất đời thường về những sự việc của
cuộc sống hàng ngày nhưng nó cũng góp phần bộc lộ các khía cạnh của con
người của cuộc sống hiện đại. Nhân vật Thuần sống thực tế nhưng cũng có
tấm lòng phụng thờ đối với cha mẹ.
Trong Những người thợ xẻ nhân vật có độc thoại nội tâm đồng thời
cũng chính là người kể chuyện. Đó là Ngọc - một trí thức nhưng lại không

giỏi giang về mặt chuyên môn. Ngọc học đại học nhưng vì thi trượt tốt nghiệp
nên phải nghỉ ở nhà để năm sau thi lại. Thời gian đó Ngọc theo một toán thợ
xẻ lên miền núi làm ăn mà người đứng đầu là Bường. Qua độc thoại bạn đọc
hiểu được bản chất con người lãng mạn của anh mặc dù công việc anh đang
làm và những người anh tiếp xúc không có gì là lãng mạn. Sau lần gặp Quy,
Ngọc có bao nhiêu suy nghĩ: “Người dưng ơi, người dưng, một triệu người
gặp trong đời có ai là máu của máu tôi? Là thịt của thịt tôi? Có ai sẽ sống vì
tôi và chết vì tôi? Có ai không? Có ai là Hoàng đế của tôi? Ai là tâm phúc với
Vũ Thị Huân - K29E Ngữ Văn
25


×