Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nhân vật yêu ma trong truyền kì mạn lục của nguyễn dữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.94 KB, 64 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
----------------------------

NGUYỄN THỊ THƠM

NHÂN VẬT YÊU MA TRONG
TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA
NGUYỄN DỮ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI - 2011

Nguyễn Thị Thơm

3

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2



LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu khoa học vừa là niềm say mê, vừa là trách nhiệm của người
đang học tập. Đặc biệt, đối với sinh viên cuối khóa, đây là cơ hội tốt để vận
dụng kiến thức và kĩ năng lĩnh hội được trong suốt quá trình học tập ở trường
Đại học vào thực tế nghiên cứu để mở mang thêm tầm hiểu biết vốn là vô hạn
của con người.
Nhận thấy tầm quan trọng đó, người viết đã tiến hành nghiên cứu với
đề tài “Nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ”. Để
hoàn thành khóa luận này, người thực hiện đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Văn học Việt Nam cũng như các thầy cô
trong khoa Ngữ văn. Đặc biệt là sự dẫn dắt, chỉ bảo tận tình của Th.s Nguyễn
Thị Tính – Giáo viên hướng dẫn. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới các Thầy Cô đặc biệt đối với ThS. Nguyễn Thị Tính đã tạo điều kiện
tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Thơm

Nguyễn Thị Thơm

4

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các luận điểm và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận chưa từng được
công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào. Nếu sai tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Thơm

Nguyễn Thị Thơm

5

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỤC LỤC
Trang

Mở đầu ........................................................................................................ 7
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................7

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................8
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................12
6. Đóng góp của đề tài...................................................................................12
7. Bố cục khóa luận ......................................................................................12

Nội dung.................................................................................................... 13
Chương 1: Những vấn đề chung..................................................................13
1.1 Nguyễn Dữ và Truyền kì mạn lục........................................................13
1.1.1 Tác giả Nguyễn Dữ............................................................................13
1.1.2 Tác phẩm Truyền kì mạn lục ...........................................................14
1.2 Khái niệm nhân vật kì ảo, nhân vật yêu ma ...........................................17
1.2.1 Khái niệm nhân vật kì ảo ..................................................................17
1.2.2 Khái niệm nhân vật yêu ma ..............................................................20
1.3 Phân loại nhân vật yêu ma .....................................................................22
Chương 2: Nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn lục...............................26
2.1 Thống kê nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn lục............................26
2.2 Vẻ đẹp hình tượng nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn lục..............28
2.2.1 Vẻ đẹp ngoại hình.............................................................................29
2.2.2 Vẻ đẹp nội tâm .................................................................................30
2.2.2.1 Vẻ đẹp nhân nghĩa .......................................................................30
2.2.2.2 Vẻ đẹp nhân dục ..........................................................................33

Nguyễn Thị Thơm

6

K33A – Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.3 Phương tiện nghệ thuật thể hiện nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn
lục .................................................................................................................42
2.3.1 Bút pháp ước lệ tượng trưng trong miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ nhân
vật .................................................................................................................42
2.3.2 Sự kết hợp giữa kì và thực .................................................................45
2.3.2.1 Yếu tố kì. ......................................................................................45
2.3.2.2 Yếu tố thực ...................................................................................55

Kết luận......................................................................................................62
Tài liệu tham khảo .................................................................................65

Nguyễn Thị Thơm

7

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thứ nhất, Truyền kì mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ,

người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân (Hải Dương), nay là Đỗ Lâm, Phạm
Kha, Thanh Miện, Hải Dương. Song chỉ với Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ
đã có vị trí rất quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Có được điều đó là
bởi tác phẩm của ông rất độc đáo về thể loại (truyền kì) và chứa đựng nội
dung tư tưởng sâu sắc. Nguyễn Dữ là “cha đẻ của thể loại truyền kì ở Việt
Nam”. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu “Nhân vật yêu ma trong Truyền
kì mạn lục của Nguyễn Dữ” nhằm mục đích đánh giá một cách đúng đắn vị
trí của tác giả, tác phẩm trong nền văn học nước nhà.
Thứ hai, do vị trí của Nguyễn Dữ nên chương trình giảng văn ở Trung
học phổ thông trích giảng một số truyện tiêu biểu của Truyền kì mạn lục
như: Chuyện người con gái Nam Xương (THCS) và Chuyện chức phán sự
đền Tản Viên (THPT). Hơn nữa, chính nhân vật kì ảo nói chung, nhân vật
yêu ma nói riêng là sợi dây (vô hình) nối giữa văn học trung đại và văn học
dân gian trước đó. Sau khi học xong phần văn học dân gian, học sinh phổ
thông đã được tiếp xúc với hàng loạt các yếu tố hoang đường, kì ảo, nhân vật
yêu ma trong truyền thuyết, thần thoại, cổ tích… Ngay sau đó các em lại được
tếp cận với nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn lục, chính điều này sẽ giúp
các em thấy được mối liên hệ đặc biệt của văn học dân gian và văn học viết
trung đại, đồng thời tìm ra điểm khác biệt, nét riêng của từng bộ phận văn học
trong dòng chảy chung của văn học nước nhà.
Mặt khác, nhân vật yêu ma còn được xem là một trong những phương
tiện chính tạo ra sức hấp dẫn và thành công cho tác phẩm Truyền kì mạn lục
của Nguyễn Dữ. Tuy nhiên, giới nghiên cứu lại chưa quan tâm đến vấn đề này

Nguyễn Thị Thơm

8

K33A – Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

một cách đầy đủ và có hệ thống. Vì vậy, với việc tiếp thu và kế thừa các công
trình nghiên cứu và các thành tựu đi trước, tôi sẽ cố gắng trình bày những suy
nghĩ, ý kiến của mình một cách có hệ thống, cụ thể hơn về nhân vật yêu ma
trong tác phẩm của Nguyễn Dữ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn học Việt Nam từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII đã chiếm một vị trí
quan trọng trong lịch sử phát triển của nền văn học nước nhà. Đây là giai
đoạn phát triển của văn học Việt Nam. Trong đó, Nguyễn Dữ và Truyền kì
mạn lục đóng một bước tiến quan trọng cho văn xuôi tự sự. Với Truyền kì
mạn lục, Nguyễn Dữ đã thực hiện cuộc cách mạng của văn xuôi tự sự thời
trung đại: chuyển hoàn toàn văn xuôi tự sự từ lĩnh vực văn học chức năng
sang lĩnh vực văn học nghệ thuật. Cho nên Truyền kì mạn lục của ông thu
hút không ít nhà nghiên cứu quan tâm.
Vũ Khâm Lân đánh giá: Truyền kì mạn lục là “Thiên cổ kì bút”. Sau
ông có nhiều tác giả nghiên cứu, khám phá thành công trên nhiều phương
diện của tác phẩm, tiêu biểu như các công trình nghiên cứu sau:
Nguyễn Phạm Hùng với: Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ trên tạp chí văn học, số 2/1987 cho rằng:
“Yếu tố hoang đường kì ảo…chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nhận thức cuộc
sống thực tế của con người. Nó chủ yếu là phương tiện nghệ thuật chứ không
còn là mục đích miêu tả”, ““Truyền kì mạn lục”là tác phẩm văn học viết mở
đầu cho phong cách nghệ thuật phản ánh những cái bình thường, thông tục,
phản ánh con người trần thế, có tính hiện thực”. Thực chất, ở bài viết này tác
giả chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản về khuynh hướng nghệ thuật của
Truyền kì mạn lục, chưa trực tiếp bàn đến vẻ đẹp và nghệ thuật xây dựng

nhân vật yêu ma trong tác phẩm.

Nguyễn Thị Thơm

9

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khi tìm hiểu những bài viết về Truyền kì mạn lục, tôi nhận thấy rằng
các tác giả thường tập trung đưa ra kiến giải về Chuyện người con gái Nam
Xương – tác phẩm được đưa vào giảng dạy ở phổ thông nhiều năm nay. Giáo
sư Nguyễn Đình Chú cho rằng: ““Chuyện người con gái Nam Xương” có ý
nghĩa triết học cao hơn “Truyện Kiều”, bởi nội dung đã chạm vào sự ma quái
có thực trong cuộc sống con người muôn thủa”” [3, tr. 3].
Còn tác giả Nguyễn Nam thì cho rằng: số phận của người phụ nữ xưa –
Vũ Nương “lặng yên tức tưởi, hàm oan” và “Nỗi oan của nàng không kịp
thời được cởi, mà phải đợi đến khi ngọn đèn tang ma thắp lên, nỗi oan nọ mới
được xua tan” [17, tr. 12].
Giáo sư Nguyễn Đăng Na lại cho rằng: “Với “Người con gái Nam
Xương”, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức ước lệ về hình tượng
người phụ nữ trong thể truyền kì. Vũ Nương không phải là hình tượng một
trang liệt nữ, nàng chỉ là một người đàn bà bình thường như bao người vợ,
người mẹ, trong đời thực…” [16, tr. 32].
Cả ba tác giả này dù cùng đề cập sâu đến một nhân vật trong một tác
phẩm cụ thể, nhưng mới chỉ đưa ra các nhận xét về các khía cạnh con người

thực khái quát thành số phận chung của nhiều người phụ nữ được phản ánh
trong Truyền kì mạn lục. Còn khía cạnh “kì ảo”, khía cạnh “cái chết và sự
tỏa sáng của phần hồn” ẩn chứa đằng sau cái thực của nhưng nhân vật vẫn
chưa được nói tới.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam còn có những bài viết nói về sự ảnh
hưởng (nói khác đi là những điểm chung, điểm giống nhau) giữa Truyền kì
mạn lục của Nguyễn Dữ với Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc).
Giáo sư Trần Đình Sử trong So sánh văn học và văn hóa – Nguyễn Dữ và
tiên thoại Trung Quốc qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên có viết: “Tác phẩm
của ông (Nguyễn Dữ) được kết tinh từ nền văn học cổ điển chữ Hán rộng

Nguyễn Thị Thơm

10

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

lớn” đó là khuynh hướng “cứu đời, khuyến thiện, trừng ác, đạo đức hóa”, vì
vậy mà “bên cạnh hệ thống nhân vật thần tiên xuất hiện thêm hệ thống ma
quỷ”. Tác giả bài viết cũng chỉ coi kiểu nhân vật yêu ma nói riêng, hệ thống
nhân vật kì ảo nói chung là một yếu tố bổ trợ nhằm làm hoàn thiện cho nội
dung tư tưởng Truyền kì mạn lục mà thôi.
Đặc biệt, tác giả Đinh Phan Cẩm Vân đã có một bài viết quan trọng
mang tính định hướng cho việc tìm hiểu hệ thống nhân vật kì ảo nói chung và
kiểu nhân vật yêu ma nói riêng trong Truyền kì mạn lục. Ở bài viết: Cái “kì”

trong tiểu thuyết truyền kì tác giả cho rằng “kì” là hạt nhân cơ bản của
truyền kì. Bởi yếu tố “kì” không xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà tham gia
vào cốt truyện, thúc đẩy diễn biến cốt truyện. Hơn thế, cái “kì” còn đi sâu,
xây dựng, chi phối tư duy nghệ thuật tác giả. Và “kì” khiến cho câu chuyện
không chỉ dừng lại ở việc ghi chép mà trở thành sản phẩm của hư cấu tưởng
tượng. Do đó, nó cũng là cách thức, phương tiện để xây dựng những nhân vật
yêu ma, những “cái chết và sự tỏa sáng của phần hồn”. Qua đó, ta nhận thấy
rằng tác giả Đinh Phan Cẩm Vân đã phát hiện và nhấn mạnh đến nhiệm vụ
nghệ thuật của yếu tố kì ảo, coi đó vừa là yếu tố của hình thức vừa là yếu tố
của nội dung. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa đi sâu hơn phân tích về nhân vật
yêu ma – nòng cốt và nền tảng chứa đựng mọi vấn đề nội dung và nghệ thuật
mà Truyền kì mạn lục đưa ra.
Tác giả khóa luận cũng thừa nhận với ý kiến nêu trên và sẽ làm sáng tỏ
chúng ở phần tiếp theo của khóa luận.
Nói chung, chỉ riêng về tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
đã có nhiều bài viết đề cập về nội dung, khuynh hướng sáng tác, đặc biệt là về
vấn đề số phận và hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội cũ, về quyền
được sống và quyền tự do yêu đương của con người ở xã hội phong kiến vô

Nguyễn Thị Thơm

11

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


cùng khắt khe, nghiệt ngã. Tuy nhiên, các bài viết trên còn nhiều vấn đề để
ngỏ cho nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo.
Trên cơ sở các nguồn tư liệu và tham khảo ở trên, tôi không có kiến
giải gì thêm về số phận cá nhân trong Truyền kì mạn lục mà chỉ đi sâu vào
tìm hiểu vẻ đẹp nhân vật yêu ma và cách thức thể hiện nhân vật yêu ma của
Nguyễn Dữ trong tác phẩm này. Qua đó, người viết muốn một đóng góp nhỏ
khẳng định sự thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nói chung trong
Truyền kì mạn lục.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài này là nhằm thấy được thành công của
Nguyễn Dữ trong việc khắc họa hình tượng nhân vật yêu ma của Truyền kì
mạn lục. Cụ thể hơn đó là vẻ đẹp của kiểu nhân vật đặc biệt (nhân vật yêu
ma) và các phương tiện nghệ thuật thể hiện kiểu nhân vật này.
Mặt khác, người viết muốn làm rõ sự kế thừa và phát triển văn học dân
gian của Nguyễn Dữ: ở phương diện thể hiện các nhân vật kì ảo (trong đó có
nhân vật yêu ma), ở việc đặt nhân vật vào hoàn cảnh sống… Đồng thời,
Nguyễn Dữ chỉ ra sự khác biệt trong bút pháp thể hiện nhân vật yêu ma của
tác giả so với Cù Hựu (Trung Quốc).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật yêu ma trong hai mươi truyện ở tác phẩm Truyền kì mạn lục
của Nguyễn Dữ do Trần Thị Băng Thanh giới thiệu và chỉnh lí, Nxb Văn học,
H.1999.
4.2 Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài này nghiên cứu về nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn lục
của Nguyễn Dữ. Mặc dù, việc thể hiện vẻ đẹp của hình tượng nhân vật yêu
ma và các phương tiện thể hiện kiểu nhân vật này trong tác phẩm của ông rất

Nguyễn Thị Thơm


12

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

phong phú và đa dạng, nhưng do thời gian và khuôn khổ bài nghiên cứu này,
chúng tôi chỉ xem xét ở các phương diện sau:
- Thống kê nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn lục.
- Tìm hiểu vẻ đẹp nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn lục.
- Phương tiện nghệ thuật thể hiện nhân vật yêu ma trong Truyền kì
mạn lục.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để có được cái nhìn thấu đáo về mục đích, yêu cầu đưa ra trong đề tài
này, tôi sẽ sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Đóng góp của đề tài
Đây là công trình nghiên cứu một cách tập trung về nhân vật yêu ma
trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Qua đó, thấy được sự
đóng góp của Nguyễn Dữ với nền văn học Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là
bài tập nghiên cứu khoa học rất hữu ích cho việc học tập và giảng dạy của bản
thân tác giả khóa luận sau này.
7. Bố cục khóa luận
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ


Nguyễn Thị Thơm

13

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Nguyễn Dữ và Truyền kì mạn lục
1.1.1. Tác giả Nguyễn Dữ
Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng tác giả của Truyền kì mạn
lục là Nguyễn Tự chứ không phải Nguyễn Dữ. “Do đặc điểm văn tự, hầu hết
họ và tên các tác giả văn học trung đại Việt Nam được ghi bằng chữ Hán –
Tên của Nguyễn Dữ cũng vậy” [18, tr. 2009]. Tuy có nhiều ý kiến về Nguyễn
Dữ hay Nguyễn Tự nhưng đều có một nguồn thông tin về thân thế tác giả như
sau:
Nguyễn Dữ, quê ở xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân (Hải Dương), nay là
làng Đỗ Lâm, xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện (Hải Dương). Cha của ông là
Nguyễn Tường Phiêu, tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27
(1496) đời Lê Thánh Tông. Theo Ôn Đình hầu, người biên soạn Bạch Vân
am cư sĩ phả kí và Ân Quang Hầu, người biên soạn tập thơ chữ Hán của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ không ra làm quan, ẩn cư ở núi rừng Thanh
Hóa và làm sách Truyền kì mạn lục. Sách ấy được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ

chính trở thành “Thiên cổ kì bút” [12, tr. 504].
Nhưng theo bài tựa ở đầu đề cuốn truyện in mộc bản năm Cảnh Hưng
thứ 24 (1763), Lê Qúy Đôn trong Kiến văn tiểu lục, Bùi Huy Bích trong
Hoàng Việt thi tuyển và một số bài tựa ở cuốn Truyền kì mạn lục về sau thì
Nguyễn Dữ có đi thi Hương và đỗ Hương tiến (tức cử nhân). Sau đó đi thi
Hội và đỗ Tam trường, ra làm quan tri huyện Thanh Toàn (nay là huyện Bình
Xuyên, Vĩnh Phúc) được một năm thì cáo quan về ở ẩn, lấy lí do là phải
phụng dưỡng mẹ già cho trọn đạo hiếu, từ đó “trải mấy mươi sương, chân
không bước đến thị thành”.

Nguyễn Thị Thơm

14

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Năm sinh và năm mất của Nguyễn Dữ hiện chưa rõ ràng. Trong Hoàng
Việt tuyển, Bùi Huy Bích xếp Nguyễn Dữ vào hàng ngũ các tác giả thời Mạc,
sau Nguyễn Bỉnh Khiêm, trước Giáp Hải và Lê Quang Bí. Lê Qúy Đôn trong
Kiến Văn tiểu lục cũng viết: “Sau vì Ngụy Mạc cướp ngôi vua, ông thề không
ra làm quan, ở thôn quê dạy học trò, không bao giờ để chân đến thị thành”.
Theo Công dư tiệp chí của Vũ Phương Đế, Nguyễn Dữ là học trò của trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), bạn học với Phùng Khắc Khoan
(1528 - 1613). Như vậy, có thể biết Nguyễn Dữ sống vào đầu và giữa thế kỉ
XVI, một thời kì lịch sử đầy biến động.

Tóm lại, căn cứ vào những tài liệu hiện còn thì Nguyễn Dữ thuộc dòng
khoa hoạn, từng dùi mài kinh sử, ôm ấp lí tưởng hành đạo, đã đi thi và có thể
xuất sĩ. Về sau, vì “đại thế bất an”, vì bất mãn với kẻ đương quyền, hơn là vì
phải “nuôi dưỡng mẹ già cho trọn đạo hiếu”, Nguyễn Dữ đã lui về ẩn dật,
viết Truyền kì mạn lục để kí thác tâm sự và thể hiện hoài bão của mình.
1.1.2. Tác phẩm Truyền kì mạn lục
Truyền kì mạn lục gồm 20 truyện (theo Phan Huy Chú trong Lịch
triều hiến chương loại chí, Truyền kì mạn lục gồm 22 truyện), chia thành 4
tập, mỗi tập 5 truyện. Các truyện đều viết bằng văn xuôi, xen lẫn một ít văn
biền ngẫu và thơ ca. Trừ truyện số 19 (Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa), các
truyện còn lại đều có lời bình của tác giả (hoặc những người có cùng chí
hướng với tác giả) ở cuối truyện. Khác với lời bàn của Sơn Nam Thúc trong
Thánh Tông di thảo, lời bình của các truyện ở Truyền kì mạn lục không bàn
về nghệ thuật văn chương mà chủ yếu bàn về nội dung ý nghĩa.
Với Nguyễn Dữ, khi đặt tên tác phẩm là Truyền kì mạn lục, ông muốn
biểu lộ một thái độ nghiêm túc, khiêm tốn của người cầm bút. Song, cũng
chính bởi cái tên Truyền kì mạn lục đã gây ra nhiều tranh cãi về tên tác
phẩm này.

Nguyễn Thị Thơm

15

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Trước hết, hãy nói về hai chữ “mạn lục”. Theo Hán ngữ đại từ điển
(T6, 89) giải thích rằng chữ “mạn lục” là “tùy bút kí lục” – viết theo cảm
hứng ngòi bút. Và hai chữ “kí lục” có nghĩa là viết văn, làm văn, sáng tác…
Đồng thời, thể “mạn lục” là một thể loại sáng tác văn thơ xuất hiện ở Trung
Hoa khá sớm [19, 210]. Nhưng khi vào Việt Nam, hai chữ “mạn lục” đó bị
các nhà viết sách Việt Nam hiểu lạc đi so với nghĩa gốc của nó. Bởi thế mà
Truyền kì mạn lục được giải thích là: “sao chép tản mạn các truyện lạ” [24,
tr. 202]; sau này được giải thích lại là “ghi chép tản mạn các truyện truyền
kì” [21, tr. 1124]. Trong sách Ngữ văn 9 tập I [27, tr. 49] cũng giải thích
“Truyền kì mạn lục” là “ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu
truyền”. “Các cách giải thích chữ “mạn lục” là “ghi chép tản mạn” có hai
điều bất ổn: Thứ nhất, “Truyền kì mạn lục” là tác phẩm văn học thuộc loại
hình truyện ngắn trung đại. Do đó, không thể coi tác phẩm là “ghi chép”.
Thứ hai, tác phẩm của Nguyễn Dữ không hề tản mạn, dù hai chữ “tản mạn”
được dùng theo kiểu tu từ nói khiêm. Thực ra, “mạn” là tùy ý, không câu
thúc. Bởi vậy, trong Hán ngữ có hàng loạt từ chỉ thể loại tác phẩm có thành
tố “mạn” như: mạn họa, mạn thư, mạn bút, mạn tả… và tất cả chúng đều
dùng để chỉ loại tác phẩm.” [16, tr. 212].
Còn chữ “truyền kì” nếu đứng riêng thì là một thể tài của truyện ngắn
trung đại, tức là trong truyện ngắn đó có các yếu tố về nhân vật, tình tiết, kết
cấu… có những yếu tố lạ kì đặc biệt và người ta gọi là “truyền kì”. “Nhưng
trong cụm từ “truyền kì mạn lục” nếu xét về phương diện kết học của câu thì
“truyền kì” lại làm định ngữ, chỉ tính chất của thể “mạn lục”, đó là một thể
tự sự viết tự do, tùy hứng theo ý đồ sáng tác của tác giả, không bị câu thúc
bởi bất cứ lí do gì cả.” [16, tr. 212].
Tuy cách đặt tên tác phẩm của tác giả đã để lại nhiều sự lí giải khác
nhau nhưng mục đích của ông là phân bua với độc giả rằng trước tác của

Nguyễn Thị Thơm


16

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

mình không phải là cuốn sách có tính chất trang nghiêm như liệt truyện và
cho đây là thứ “ngoại thư” bao gồm những truyện lạ (truyền kì) vẫn được lưu
truyền. Công việc của ông là ghi chép lại một cách rộng rãi (mạn lục) những
sự việc ấy.
Để phục vụ cho mục đích sáng tác của mình, Nguyễn Dữ đã không câu
nệ, ông sử dụng yếu tố “lạ - kì ảo” một cách có ý thức. Ông đã mượn chuyện
quái để nói việc thực. Ông dựa vào những tích cũ, phần nhiều là các truyện đã
được lưu truyền từ lâu trong xã hội và được viết nên thành những truyện mới.
Những truyện này thường lấy bối cảnh là thời Lí - Trần, Hồ, thuộc Minh, Lê
sơ trên địa bàn từ Nghệ An ra bắc. Truyền kì mạn lục tuy có vẻ là “truyện kì
lạ” xảy ra hàng trăm năm về trước nhưng thực chất lại phản ánh được những
phần sâu sắc của hiện thực đương thời. Đằng sau thái độ dè dặt, khiêm tốn đó,
Nguyễn Dữ muốn bộc lộ tâm tư, thể hiện hoài bão của mình. Qua tác phẩm,
ông có thể phát biểu cảm nhận, bày tỏ quan điểm về những vấn đề lớn của xã
hội, của con người trong xã hội mà mọi thứ đang trên đà “suy thoái”. Nội
dung của Truyền kì mạn lục phê phán hiện thực xã hội thối nát. Ông lên án
tầng lớp vua quan nhũng nhiễu nhân dân, làm cho cuộc sống nhân dân cơ cực,
khổ sở. Truyền kì mạn lục cũng phản ánh số phận con người ở thế giới trần
gian, thế giới tiên cảnh, thế giới âm phủ. Bên cạnh đó, Truyền kì mạn lục
còn thể hiện khát vọng hạnh phúc của lứa đôi, của những kiếp người bé nhỏ,
hèn mọn trong cuộc đời.

Trong tác phẩm, Nguyễn Dữ đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu
tố “thực” và “kì”. Nhà văn đã sử dụng yếu tố “kì” như một chất liệu nghệ
thuật khiến nó xác định vị trí, vai trò của nó trong sự sáng tạo của mình. Yếu
tố kì ảo đã giúp nhà văn phản ánh hiện thực sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, nghệ
thuật xây dựng nhân vật với những hình tượng nhân vật có tính cách, có khí
phách và tính luận thuyết làm cho các câu chuyện in đậm tính chất triết lí và

Nguyễn Thị Thơm

17

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

quan điểm của nhà văn được sáng tỏ. Sự kết hợp khéo léo sáng tạo giữ ba lối
văn: tản văn, biền văn, vận văn cũng giúp cho nhà văn triển khai dòng sáng
tạo một cách linh hoạt, hấp dẫn.
1.2. Khái niệm nhân vật kì ảo, nhân vật yêu ma
1.2.1. Khái niệm nhân vật kì ảo
Để tìm hiểu một cách chi tiết và rõ ràng về khái niệm nhân vật kì ảo,
chúng ta cần giải quyết hai vấn đề sau:
Trước hết là khái niệm nhân vật trong văn học.
Nếu như đối với thơ, nhân vật không phải là yếu tố quyết định để làm
nên một bài thơ hay thì với văn xuôi tự sự nhân vật là một yếu tố cần thiết và
không thể thiếu.
Trong tác phẩm văn xuôi tự sự, nhân vật giữ một vai trò hết sức quan

trọng. Nó chính là mắt xích cơ bản để xâu chuỗi, kết dính các biến cố, các sự
kiện, là nơi chủ yếu để nhà văn thể hiện tư tưởng của mình. Vì vậy, việc xây
dựng nhân vật trở thành một trong các công việc cốt yếu của người nghệ sĩ.
“Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng các
phương tiện văn học” [15, tr. 61]. Nhân vật có thể có tên riêng (Tấm Cám,
Thạch Sanh…) cũng có thể không có tên riêng như: “mụ dì ghẻ” (Tấm Cám),
“thằng bán tơ”, “một mụ nào” trong tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du),
hoặc nhân vật có thể là những đám “giai thanh gái lịch” trong Số đỏ (Vũ
Trọng Phụng)…Trong truyện ngụ ngôn, nhân vật thần, nhân vật con vật, đồ
vật được đưa ra để nói chuyện con người.
Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ là
một con người cụ thể nào đó mà còn được dùng để chỉ một hiện tượng nổi bật
trong tác phẩm. Chẳng hạn, có thể nói “đồng tiền” là nhân vật chính trong
ƠgiêriGrăngđê của Banzac hay như “nhân dân” là nhân vật chính trong Đất
nước đứng lên của Nguyên Ngọc.

Nguyễn Thị Thơm

18

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Ở mỗi loại thể tác phẩm hay ở mỗi tác phẩm nói riêng, tác giả xây dựng
lên những hình tượng nhân vật theo dụng ý riêng của họ. Qua đó, họ tìm thấy
một phần con người thực tế lại vừa là những “con người” sáng tạo của nhà

văn. Chính vì vậy, “nhân vật là yếu tố quan trọng nhất trong tác phẩm văn
học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng của chủ đề và đến lượt mình, nó lại
được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa.
Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn
học” [1, tr. 186].
Khái niệm nhân vật được xét dưới nhiều góc độ, ở mỗi yếu tố, mỗi góc
độ, nó được chia thành nhiều loại nhân vật.
Ở góc độ nội dung tư tưởng: có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
Ở góc độ kết cấu và cốt truyện lại có: nhân vật chính, nhân vật phụ,
nhân vật trung tâm.
Như vậy, khi nghiên cứu, tìm hiểu giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật
của một tác phẩm văn học, yếu tố nhân vật trong tác phẩm được coi là yếu tố
chính. “Văn học là nhân học”. Ý muốn phản ánh về xã hội, về con người
buộc các nhà văn phải xây dựng những loại hình nhân vật. Nhân vật trở thành
công cụ giúp nhà văn tái hiện đời sống, thể hiện thái độ, lập trường, tư tưởng
và tình cảm trước cuộc sống và bộc lộ tư duy nghệ thuật của mình. Đồng thời,
nhân vật còn là yếu tố giúp người đọc khám phá những giá trị mà nó mang
trong mình giúp bạn đọc cùng tác giả hiểu nhau hơn, cũng như để họ gần
nhau hơn qua tác phẩm văn học.
Thứ hai, về khái niệm nhân vật kì ảo.
Theo Từ điển tiếng Việt:
Kì: Lạ đến mức làm người ta phải ngạc nhiên.
Ảo: Giống như thật nhưng không có thật.
[20, tr. 518].

Nguyễn Thị Thơm

19

K33A – Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trong Từ điển Hán Việt: kì ảo là hư ảo, lạ kì [2, tr. 233].
Nếu “kì” là hạt nhân, là phạm trù, là nguyên tắc thẩm mĩ độc đáo của
văn học nói chung, thì “ảo” là tính chất, là một dạng biểu hiện của cái “kì”.
Như vậy, “kì” là hạt nhân tư tưởng thẩm mĩ và “ảo” là biểu hiện, là tính chất
thể loại.
Do đó, “nhân vật kì ảo” được hiểu là những nhân vật mà người nghệ sĩ
đã hư cấu, đã sáng tạo ra, là nhân vật kì lạ, vừa lạ thường vừa không có thực
theo quan điểm nhận thức duy lí, khoa học của con người theo quy luật khách
quan ngoài đời sống. Là những nhân vật – sản phẩm của trí tưởng tượng với
những quan niệm tâm linh. Nhân vật kì ảo đó có bắt nguồn từ trong tín
ngưỡng dân gian, trong các hình thức tôn giáo khác nhau của đời sống.
Hệ thống nhân vật kì ảo trong văn học trung đại Việt Nam gồm hai loại
lớn: nhân vật dị thường, phi thực và nhân vật trần thực. Trong hệ thống nhỏ:
nhân vật dị thường, phi thực lại có thể phân thành nhân vật dị hình và nhân
vật biến hình. Sự phân loại trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực
tế, có những nhân vật vừa dị hình, vừa có tính biến hình, hóa thân. Phi thực
hay trần thực, dị thường về ngoại hình, diện mạo hay ảo ảo, kì kì trong cách
ứng xử thì suy cho cùng cũng là biểu hiện khác nhau của hiện thực mà thôi.
Những biểu hiện “kì” của nhân vật được miêu tả ở nguồn gốc ra đời, ở
hành tung, thái độ ứng xử, năng lực, hành động. Tất cả nhuốm màu kì lạ.
Những biểu hiện khác nhau ấy lại được dệt nên từ tấm khung chung: nguyên
tắc mĩ học của cái “kì” được nhuộm màu ảo diệu, phi thực của thuốc thần là
bản thân cuộc sống.
Trong văn học, phương thức sáng tạo của nhân vật kì ảo chủ yếu là “vẽ

rồng điểm mắt”, “vẽ mây nảy trăng”. Đây chính là những phương thức sáng
tạo quen thuộc, nó đã trở thành phương thức sáng tạo truyền thống. Qua đó,

Nguyễn Thị Thơm

20

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

nhà văn sáng tạo được thời gian, không gian mộng ảo nhằm xây dựng nên
những “kì nhân” (nhân vật kì ảo) trong văn học nói chung.
1.2.2. Khái niệm nhân vật yêu ma
Hiện nay tồn tại rất nhiều quan niệm và cách định nghĩa về ma:
Theo Từ điển tiếng Việt:
Ma: - người đã chết, đã thuộc về cõi âm.
- sự hiện hình của người chết.
[20, tr. 775].
Theo quan điểm của một số tôn giáo và nền văn hóa, con người gồm
thể xác (mang tính vật chất) và linh hồn (mang tính phi vật chất). Khi thể xác
chết, linh hồn xuất khỏi thể xác. Nếu linh hồn đó không có cơ hội đầu thai
hoặc nơi trú ngụ chung với các linh hồn khác mà tương tác với cõi thực có
con người sẽ gọi là “ma”, “hồn ma”, “quỷ”; nhưng nếu các phần phi vật chất
ấy tương tác với cõi thực của con người theo tình cảm, theo trách nhiệm được
giao của các tôn giáo thì được gọi là “hồn”, “linh hồn”, “thánh”, “thần”,
“thiên sứ” (Phật giáo gọi linh hồn người mới mất là hương linh). Do đó, ma

là một khái niệm trừu tượng, một phần phi vật chất của một con người đã
chết.
Theo tín ngưỡng Việt Nam, trong con người có cái vật chất và tinh
thần. Cái tinh thần trừu tượng, khó nắm bắt, nên người xưa đã thần thánh hóa
nó bằng khái niệm linh hồn, và linh hồn theo người Việt Nam và các nước
Đông Nam Á tách thành hai phần: hồn và vía. Người Việt cho rằng: con
người có ba hồn, nhưng vía nam thì có 7, còn nữ có 9. Như vậy, khái niệm ma
đơn giản chính là hồn và vía con người.
Không có cơ sở chính xác nào là có ma một cách chắc chắn và khoa
học cho đến nay. Nhưng tùy vào từng người, lứa tuổi, tôn giáo, chủng tộc mà

Nguyễn Thị Thơm

21

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

tin là có ma hay không. Nói chung, người già, phụ nữ, trẻ em, sống ở các
vùng nông thôn thì thương dễ tin là có ma hơn các vùng khác.
Cho đến nay, ma vẫn là bí ẩn đối với nhân loại, có những câu chuyện
hư cấu về ma, nhưng cũng không thể kết luận được có phải là hư cấu hay
không. Sự bí ẩn của ma xuất phát từ giới hạn tri thức và hiểu biết của con
người (nói chung) và các nhà khoa học (nói riêng).
Ma thường được miêt tả là một dạng người, mặc dù cũng hiếm khi đề
cập tới ma động vật, nhưng miêu tả thông thường là “trắng bạc”, “cái bóng

lờ mờ”, “nửa trong suốt” hay “tựa như sương mù”, “đống đen thùi lùi”…
Ma không có cơ thể sống như con người. Xã hội của ma theo nhiều người là
“âm phủ”, còn chỗ ở của ma là cái mộ (sống cái nhà, thác cái mồ). Vì vậy, họ
xây dựng nhà mồ rất đẹp, có nhiều nghĩa địa khang trang như một thành phố.
Nhưng ma cũng có thể vương vất ở nơi tăm tối, vắng vẻ, có liên quan đến họ
khi còn sống. Theo quan điểm của một số người thì chỉ có người có
“duyên”với linh hồn đó mới có thể nhìn thấy linh hồn hoặc chỉ những người
có khả năng đặc biệt còn gọi là các nhà ngoại cảm là có thể thấy và tương tác
với các linh hồn hoặc hồn ma. Nhiều người cho rằng ma có khả năng biết tất
cả những gì người sống nghĩ; có khả năng biết được các việc đã, đang và sắp
xảy ra như kết quả sổ xố (số đề) hoặc có khả năng tác động lên thể xác, lời
nói của người sống như hiện tượng lên đồng; có thể tác động lên cảm quan
người sống như dắt người sống đi lạc vào bụi, xúi người sống ăn đất mà
tưởng ăn bánh hoặc ma có thể tác động lên vật chất tạo tiếng động rung cây,
xô lệch bàn ghế…
Vấn đề thứ hai cần giải quyết là: khái niệm nhân vật yêu ma.
Hiện nay, chưa có một khái niệm hoàn thiện nào về nhân vật yêu ma
ngay cả về ma cũng chỉ là quan niệm và giả thuyết. Đây cũng là một khái
niệm rất trừu tượng và phức tạp. Dựa vào những hiểu biết và quan niệm của

Nguyễn Thị Thơm

22

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2


từng tác giả văn học viết nên có những khái niệm và đặc điểm khác nhau của
yêu ma trong tác phẩm văn học của mình. Nhưng nhìn chung, các tác giả đều
gặp gỡ nhau ở một số điểm sau khi viết về ma.
Điều thứ nhất là: ma trong các tác phẩm văn học đều là người (có khi là
động vật, thực vật thành tinh) chết đi, mang nhiều nỗi oan khuất của cuộc
sống dương thế.
Điều cơ bản thứ hai là: các tác giả đã xây dựng lên cuộc sống, sinh hoạt
của các nhân vật yêu ma cũng rất chân thực, gần gũi với cuộc sống con người
(với quan điểm “sống sao thác vậy”). Những yêu ma hiện lên đầy đủ những
khó khăn, lo toan, các cung bậc tình cảm, sự hi vọng, yêu, ghét…
Khi xem xét, tìm hiểu một số tác phẩm văn học viết đề cập đến nhân
vật yêu ma như: Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu), Liêu trai chí dị (Bồ Tùng
Linh), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)…Ta thấy rằng các tác giả không chỉ
đề cập mà còn xây dựng nhân vật yêu ma thành những điển hình nghệ thuật
và là nhân vật trung tâm trong hầu hết các truyện. Việc đi sâu tìm hiểu các tác
phẩm nói trên sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ ràng và khắc sâu về khái niệm và
đặc điểm của nhân vật yêu ma trong tác phẩm văn học viết nói chung. Do vấn
đề thời gian và phạm vi nghiên cứu đề tài nên người viết chỉ đề cập đến nhân
vật yêu ma trong tác phẩm Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ) ở chương sau
của đề tài khoa học này.
1.3. Phân loại nhân vật yêu ma
Tùy theo mỗi nền văn hóa mà ma cũng được đa dạng:
Ở phương Đông:
- Ở Việt Nam có các huyền thoại về ma: ma le, ma xó, ma de, ma
gà, ma trơi…
- Ở Trung Quốc có các cương thi, các oan hồn, hồ ly, yêu tinh…
- Ở Thái Lan có: ma nước, ma vi tính…

Nguyễn Thị Thơm


23

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Ở Nhật Bản có: ma gấu, ma sói, ma một mắt, ma cổ dài, ma
dù…
Ở phương Tây có: ma sói, ma cây, ma cà rồng…
Theo Từ điển tiếng Việt, các tác giả lại phân loại yêu ma như sau:
Yêu ma chủ yếu gồm:
Ma cà rồng: ma hút máu người (theo mê tín người miền núi).
Ma gà: ma nhập vào người sống, gây bệnh tật hay tai họa (theo mê tín
người địa phương miền núi).
Ma lem: con ma bẩn thỉu, khó coi.
Ma quái: ma và quái vật (khái quát).
Ma mút: con ma mặt mũi khó coi.
Ma trơi: đám sáng thường thấy lập lòe ban đêm trên bãi tha ma do hợp
chất phốt pho từ xương người chết thoát ra và bốc cháy khi gặp không khí.
Theo mê tín cho là ma hiện.
Ma vương: vua của ma quỷ (theo mê tín)
[20, tr. 775].
Do đó, cách phân loại nhân vật yêu ma trong tác phẩm văn học cũng rất
đa dạng.
Dưới đây, người viết xin đề cập hai cách phân loại sau:
Cách thứ nhất: Trong văn học, yêu ma được coi là một nhân vật và

chúng cũng có suy nghĩ, hành động, nội tâm và có tính cách giống như con
người. Do đó, khi xây dựng kiểu nhân vật này tác giả xây dựng, khắc họa cả
mặt thiện, mặt ác, cả “rồng phượng lẫn rắn rết” trong nhân vật ma. Bởi vậy,
người ta phân loại thành ma thiện và ma ác.
Ma thiện là những con ma tốt, biết giúp người, trả ơn, hiếu nghĩa, thủy
chung, nhân nghĩa…
Ví dụ: Hồn ma của Thạch Mang (Chuyện gã trà đồng giáng sinh).

Nguyễn Thị Thơm

24

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Ma cáo, ma vượn (Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang)… (Truyền kì
mạn lục – Nguyễn Dữ)
Ma ác là những con ma sống làm nhiều việc ác, chết lại hiện hình, hại
người, nhiều mưu mô, bất nghĩa…
Theo quan niệm phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, những
hồn ma ác sẽ bị đầy xuống địa ngục và không được siêu thoát, đầu thai thành
súc vật…
Ví dụ: Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo, Thị Nghi trong Chuyện yêu
quái ở Xương Giang (Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ).
Cách phân loại thứ hai: Với quan điểm sáng tác “vạn vật hữu linh”
(vạn vật có linh hồn) nên các tác giả của các sáng tác có nhân vật yêu ma

không chỉ xây dựng trong tác phẩm của mình điển hình ma người mà còn có
điển hình ma sói, ma cây, ma cáo (hồ ly)… Do đó khi tiếp cận những tác
phẩm này (Liêu trai chí dị – Bồ Tùng Linh, Truyền kì mạn lục – Nguyễn
Dữ…) người ta chia nhân vật yêu ma thành hai loại:
Nhân vật ma là người đã chết, đã thuộc về cõi âm (ma người).
Ví dụ: Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương, Ngô Chi Lan trong Cuộc
nói chuyện thơ ở Kim Hoa (Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ).
Nhân vật là động, thực vật sống lâu năm (có thể đã chết) và thành tinh,
có thể hiện hình giống người thật, có suy nghĩ, hành động như con người và
trạng huống giống ma người.
Ví dụ: Ma vượn, ma cáo trong Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang
(Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ); Thanh Phượng, Kiều Na, Đổng Sinh,
Thụy Vân trong Liêu trai chí dị – Bồ Tùng Linh.
Tùy vào cách tiếp cận tác phẩm và các phương diện khác nhau khi
nghiên cứu tác phẩm nên ta có thể chọn những cách phân loại khác nhau để
dễ dàng với việc nghiên cứu. Do nhân vật yêu ma là một khái niệm rất trừu

Nguyễn Thị Thơm

25

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

tượng nên sự phân loại trên đây cho thấy ranh giới giữa chúng vẫn chưa thực
sự tách biệt, bởi dù là ma thiện hay ma ác thì chúng có thể là do hồn người

chết, do các hồ nữ (ma cáo), do động, thực vật thành tinh và ngược lại.

Nguyễn Thị Thơm

26

K33A – Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT YÊU MA TRONG
TRUYỀN KÌ MẠN LỤC
2.1 Thống kê nhân vật yêu ma trong Truyền kì mạn lục

S
T
T
1

Truyện

Câu chuyện ở
đền Hạng
Vương

2


Tên nhân
vật ma

Hạng
Vương

Phân loại ma
Xuất xứ
Phẩm chất
Vật
Người Động Thực Thiện Ác
vật
vật
Nhân vật
*

ma trung
gian

Ghi
chú

Nhân
vật lịch
sử

Chuyện
người nghĩa
phụ ở Khoái


Nhị Khanh

*

Nhị Khanh

*

*

Châu
3

Chuyện cây
gạo

4

Chuyện gã trà
đồng giáng
sinh

5

Thạch
Mang

Chuyện kì

Liễu Nhu


ngộ ở trại

Hương và

Tây

Đào Hồng

*

*

*

*

*

Nương
6

Chuyện

Đào Hàn

nghiệp oan

Than và Sư


của Đào thị

bác Vô Kỉ

Nguyễn Thị Thơm

*

*

27

K33A – Ngữ văn


×