Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Thi pháp thơ đường với việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu các tác phẩm thơ đường trong trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 110 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.

Xuất phát từ yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn

trong nhà trường phổ thông.
Văn học là môn nghệ thuật ngôn từ. Nó có tác động rất lớn trong quá trình
hình thành tài năng, nhân cách của mỗi con người. Người GV khi dạy học cần
giúp cho các em hiểu đúng văn, yêu văn và quan trọng hơn không phải cung cấp
kiến thức một tiết, một một bài mà cần giúp HS có phương pháp, kĩ năng, nghị
lực tiếp nhận bất cứ tác phẩm nào. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thi
pháp thơ Đường. Với những đặc thù của nó, người GV áp dụng thành tựu nghiên
cứu về thi pháp thơ Đường vào giảng dạy cho HS các tác phẩm thơ Đường trong
nhà trường hứa hẹn nhiều thành công.
Xã hội Việt Nam đang trên bước đường hội nhập với thế giới. Nền giáo
dục gánh trên vai trách nhiệm không nhỏ trong việc tạo ra những con người phát
triển toàn diện, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ để đưa đất nước
sánh vai các cường quốc năm châu. Vậy làm thế nào để tạo ra những con người
đáp ứng đước yêu cầu của xã hội? Phương pháp dạy học giúp những người GV
thực hiện được mục đích của mình. Bộ Giáo dục đã cải cách SGK theo hướng
tích hợp đòi hỏi tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS khi tiếp nhận
văn học. Từ yêu cầu đó, chúng tôi lựa chọn hướng dẫn HS bằng phương pháp
đọc – hiểu.
Trong điều kiện nhất định, chúng tôi quyết định lựa chọn những tác phẩm
thơ Đường trong SGK Ngữ văn 10 làm đối tượng. Do vậy, chúng tôi hình thành
ý tưởng “Thi pháp thơ Đường với việc hướng dẫn học sinh đọc – hiểu các tác


phẩm thơ Đường trong trường THPT”.

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.2.

Khóa luận tốt nghiệp

Từ thực trạng dạy học văn trong nhà trường hiện nay nói chung và vấn

đề dạy mảng văn học nước ngoài, đặc biệt việc dạy thơ Đường còn nhiều hạn
chế.
Có rất nhiều chiều ý kiến khác nhau xoay quanh thực trạng dạy và học
môn Văn ngày nay. Hiện tượng HS chán văn, chê văn thậm chí có những bài viết
hết sức “nguy hiểm” trong cách hiểu. Song để lí giải nguyên nhân chúng ta cần
nhìn vào thực tế. Một phần do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, các ngành
khối A là sự lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh, HS để có một công việc thu
nhập cao. Thực trạng đã phản ánh bằng những bài làm văn kém chất lượng ngày
một tăng lên. HS yếu cả văn nói lẫn văn viết. Nhưng mặt khác chúng ta phải tự
hỏi: người GV đã làm gì để dẫn đến tình trạng HS chán văn, hiểu văn sai lệch
theo kiểu “canh gà Thọ Xương”? Sự thiếu hụt về kiến thức, cẩu thả trong phương
pháp và không có trách nhiệm nghề nghiệp cũng là nguyên nhân đẩy văn chương
đến bờ vực.
Một điều đáng buồn hơn khi cả một bộ phận không nhỏ GV và HS cho
rằng những tác phẩm văn học nước ngoài không thi Đại học, không chiếm là bao

trong quỹ điểm thi học kì nên đã coi nhẹ, thậm chí bỏ bê. Hầu hết các tác phẩm
văn học nước ngoài được sắp xếp học vào cuối học kì (đặc biệt là các tác phẩm
thơ Đường) nên tình trạng “lướt” khá phổ biến. Nếu có dạy đôi khi cũng không
hiệu quả bởi người GV chưa có phương pháp giúp HS tiếp cận xóa đi khoảng
cách về mặt ngôn ngữ, văn hóa, chưa cho HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp
của nó. Thơ Đường là thành tựu rực rỡ xong cần GV và HS hiểu ngôn ngữ, khơi
ra các dấu hiệu đặc trưng thẩm mĩ nằm ẩn sâu sau lớp ngôn từ.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy “ Thi pháp thơ Đường với
việc hướng dẫn học sinh đọc – hiểu các tác phẩm thơ Đường trong trường
THPT” sẽ khắc phục được những yếu kém trên.

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.3.

Khóa luận tốt nghiệp

Văn học Việt Nam mà đặc biệt là văn học trung đại có ảnh hưởng sâu

sắc từ thơ Đường Trung Quốc.
Sự gần gũi về văn hóa, sự tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật của các tác
giả Việt khi tiếp cận sản phẩm của những thi nhân đời Đường biểu hiện rất rõ
trong văn học. Đặc biệt với hơn một nghìn năm Bắc thuộc, ngôn ngữ Hán ăn sâu
vào văn hóa người Việt. Văn học trung đại đa phần sáng tác bằng chữ Hán và
tiếp thu thi luật của thơ Đường sâu sắc. Tìm ra đặc trưng thi pháp của các tác

phẩm thơ Đường, dạy thành công thơ Đường tạo điều kiện thuận lợi cho những
người GV giảng dạy các văn bản thơ Đường luật của văn học Trung đại. HS nắm
vững thi pháp thơ Đường khi tiếp nhận các tác phẩm thơ Đường ở lớp 10 cũng là
vốn kiến thức công cụ cho việc học thơ Đường luật Việt Nam sau này.
Với đề tài “Thi pháp thơ Đường với việc hướng dẫn học sinh đọc –
hiểu các tác phẩm thơ Đường trong trường THPT” ở SGK Ngữ văn 10 mà
cao hơn là giúp HS có khả năng độc lập trong việc tiếp cận bất kì tác phẩm thơ
Đường nào hoặc phục vụ đắc lực trong việc học các tác phẩm thơ Đường luật
trung đại, thậm chí hiểu được các yếu tố mà văn thơ hiện đại tiếp thu từ thơ
Đường.
2. Lịch sử vấn đề
2.1.

Những công trình nghiên cứu về thi pháp thơ Đường
Nhóm các tác giả như Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử trong Về thi

pháp thơ Đường đã dịch và nghiên cứu các phạm trù về thi pháp thơ Đường như
yếu tố không gian, thời gian… Các vấn đề về luật thi được diễn giải một cách tỉ
mỉ trong công trình tâm huyết của nhà giáo Quách Tấn với hi vọng những người
yêu thích thơ Đường hiểu và sáng tác thơ theo lối Đường thi hiệu quả nhất. Đến
tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong luận án tiến sĩ Thi pháp thơ Đường đã chỉ
một cách bài bản các phương diện trong thi pháp thơ Đường như: con người

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

trong thơ Đường, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, thể loại và kết
cấu, ngôn ngữ thơ Đường.
Ứng dụng thành tựu của những công trình nghiên cứu về thi pháp thơ
Đường để chúng tôi đưa vào dạy học các tác phẩm thơ Đường trong nhà trường
là hướng đi phù hợp với phương pháp dạy học hiện đại.
2.2.

Những công trình nghiên cứu về thơ Đường trong nhà trường.
Các tác giả như Hồ Sĩ Hiệp, Phan Ngọc đã đi sâu nghiên cứu về các thi sĩ

nổi bật trong thời Đường. Qua đó chỉ ra giá trị của những tác phẩm tiêu biểu mà
Lý Bạch hay Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị để lại.
Những bài viết mang tính chất tham khảo cho GV, HS làm tư liệu trong
quá trình học thơ Đường ở trường THPT được các tác giả như Hồ Sĩ Hiệp thể
hiện trong Thơ Đường ở trường phổ thông, hay GS Nguyễn Khắc Phi cũng
viết về thơ Đường trong công trình Phân tích bình giảng tác phẩm văn học
10… Hầu hết các bài viết đã khai thác được những giá trị nội dung và nghệ thuật
của những thi phẩm được đề cập song còn khó hiểu với HS. Nó chỉ mang tính
chất tham khảo ở một dạng đề như phân tích hay bình giảng chứ không bao quát
tư tưởng chung cho HS có thể ứng dụng vào bất kì dạng đề nào. Chúng tôi muốn
hướng dẫn HS tiếp cận tác phẩm thơ Đường từ góc nhìn thi pháp để HS tiếp
nhận dễ dàng, bài bản và có khả năng vận dụng vào những yêu cầu cụ thể.
2.3.

Những công trình nghiên cứu về đọc – hiểu.
Những năm gần đây, đọc – hiểu đã được quan tâm rất nhiều, được áp dụng

vào giảng dạy bởi đó là một phương pháp dạy học khá tích cực và có hiệu quả.

Thực tế, vấn đề đọc hiểu đã được nói tới từ rất sớm. Trên thế giới, trong công trình
nghiên cứu Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thông của
V.A.Nhikônxki đã khẳng định học sinh là độc giả của tác phẩm văn học nghĩa là

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

chỉ rõ vai trò chủ đạo của người học trong nhà trường nói chung và hoạt động đọc
trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, văn bản văn học ở trường học nói riêng.
Trong cuốn Phương pháp luận dạy học văn, Ia. Rez trình bày hệ thống
các phương pháp, biện pháp dạy học văn một cách cụ thể. Tác giả cũng đề cập vai
trò “đọc sáng tạo” của người tiếp nhận, và coi đó là một phương pháp đặc thù để
phát triển năng lực cảm thụ văn của học sinh thông qua đọc – hiểu.
Ở Việt Nam hiện nay, đọc – hiểu được nhìn nhận như một phương pháp
dạy học, đã trở thành đối tượng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, biên soạn
chương trình, nội dung, sách giáo khoa và các nhà phương pháp. Trước đây, đọc
văn chỉ là một trong bốn thao tác thì bây giờ nó đã được coi là một phương pháp,
một hoạt động cần tổ chức cho học sinh trong quá trình dạy học, trong giờ học
Ngữ văn. Vì vậy, đọc văn vừa là tiền đề vừa là kết quả xác thực của việc học
văn, đọc văn giúp ta hiểu văn bản văn học.
Trong cuốn Văn học và nhân cách, GS Nguyễn Thanh Hùng cũng nhấn
mạnh việc đọc được vận dụng trong liên tưởng và lí giải vấn đề nghệ thuật.
GS Trần Đình Sử trong cuốn Đọc văn và học văn cũng khẳng định những quan
điểm về đọc – hiểu văn và xem đây là những năng lực đầu tiên cần có của quá

trình dạy học văn. Đọc – hiểu văn bản chính là tìm hiểu những giá trị nội dung
và nghệ thuật của văn bản ấy.
Trong cuốn Dạy văn - dạy cái hay, cái đẹp của GS Nguyễn Duy Bình, tác
giả nhấn mạnh “Nhiệm vụ then chốt, trước hết của giáo viên văn với học sinh là
giúp các em biết đọc tác phẩm, biết tái hiện để trên cơ sở đó giúp các em biết
phân tích cái hay, cái đẹp của nó”.
Và còn nhiều công trình nghiên cứu khác về vấn đề về đọc – hiểu. Có
thể khẳng định rằng, các công trình ấy đã khảo sát một cách khá đầy đủ và
toàn diện về vai trò của việc đọc văn và vấn đề đọc – hiểu. Đọc – hiểu văn

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

bản chính là bước khởi đầu, là nền tảng, tiền đề, là chìa khoá mở cánh cửa
tìm hiểu tác phẩm văn học, lĩnh hội văn chương.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp các vấn đề cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài:
+ Thi pháp học
+ Thi pháp thơ Đường
+ Lí thuyết tiếp nhận
+ Lí thuyết đọc – hiểu.
- Trên cơ sở đó xác lập cách thức hướng dẫn HS đọc hiểu các tác phẩm thơ
Đường dựa vào thi pháp thơ Đường.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Tập trung vào thi pháp thơ Đường và việc làm sao hướng dẫn HS đọc –
hiểu các tác phẩm thơ Đường trong nhà trường phổ thông một cách hiệu quả
nhất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài “Thi pháp thơ Đường với việc hướng dẫn học
sinh đọc – hiểu các tác phẩm thơ Đường trong trường THPT” người viết tập
trung vào các tác phẩm thơ Đường trong chương trình THPT (Ngữ văn 10, tập 1)
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: vận dụng thành tựu của nhiều ngành:
nghiên cứu văn học, lí luận văn học, ngôn ngữ học, tâm lí học, giáo dục học…
đặc biệt chú trọng thành tựu của những công trình nghiên cứu về thơ Đường, thi
pháp thơ Đường và những thành tựu về phương pháp dạy học văn.
- Phương pháp điều tra, thăm dò, thống kê, phân tích: điều tra, thăm dò GV, HS
THPT để rút ra thực trạng dạy và học thơ Đường ở trường PT. Từ đó, phân tích,
lí giải nhìn nhận thực trạng việc dạy và học Ngữ văn ở trường PT.

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- Phương pháp hồi cứu tài liệu.
- Phương pháp thực nghiệm.
6. Đóng góp của khóa luận
Mặc dù đề tài mang tính chất học tập và thử nghiệm song mục tiêu nhằm

ứng dụng thi pháp thơ Đường vào việc hướng dẫn HS đọc – hiểu tác phẩm thơ
Đường ở trường THPT giúp HS tiếp nhận tác phẩm một cách bài bản nhất.
Khẳng định vai trò của thi pháp thơ Đường, những công trình nghiên cứu
về thi pháp thơ Đường và cụ thể hóa ở những tác phẩm trong trường THPT, từ
đó hiểu và tìm ra những phương pháp phù hợp cho giờ dạy.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Thi pháp thơ Đường với việc hướng dẫn học sinh đọc – hiểu các
tác phẩm thơ Đường trong trường THPT.

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1 Thơ Đường và thi pháp thơ Đường.
1.1.1 Vài nét về thơ Đường
Đời Đường trong lịch sử Trung Quốc như một mốc son chói lọi. Nhắc đến
thời Đường, thế giới đương thời coi nó như một quốc gia tiên tiến, văn minh của
nhân loại trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt văn học thời kì này (mà cụ thể là thơ ca)
được ví như đỉnh cao chói sáng của mấy nghìn năm lịch sử văn học Trung Quốc.

Mỗi bài thơ Đường như một bức tranh sống động với các màu sắc hài hòa, âm
vang diệu kì và sức truyền cảm, sức gợi đến thẳm sâu lòng người.
Gần 300 năm tồn tại (618 – 907), người Trung Quốc đã làm rạng rỡ nền
thi ca với sự kinh ngạc về con số hơn 2300 nhà thơ, 48900 bài thơ.( Bộ Toàn
Đường thi đã tập hợp). Con số thực của thơ Đường chắc còn lớn hơn bởi lẽ bộ
Toàn Đường thi được sưu tầm, sau 1000 năm với bao biến cố lịch sử. Chừng ấy
bài thơ còn sót lại có nội dung phong phú và nghệ thuật trác tuyệt khiến cho thơ
Đường chạm tới đỉnh cao của VHTQ mà còn xứng đáng là đỉnh cao rực rỡ của
văn học nhân loại.
Để cắt nghĩa và lý giải cho sự hưng thịnh, ưu tú của thơ Đường, các nhà
nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân song tựu chung lại ở một số nguyên
nhân cơ bản:
Lịch sử xã hội có khả năng tác động làm phát triển hoặc thui chột nền thơ ca
của dân tộc. Trước thời Đường, lịch sử Trung Quốc có nhiều phức tạp. Từ thời
Đông Tấn (317 – 420) đến trước lúc Dương Kiên (Tùy Văn Đế) thống nhất Trung
Quốc xã hội Trung Hoa trải qua hơn 300 năm chia cắt. Năm 581, Dương Kiên
(thuộc dòng ngoại thích) phế bỏ vua Bắc Chu (triều đại cuối cùng của Bắc Triều),

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

tự xưng vua đổi hiệu là Tùy. Sau khi lên ngôi, Tùy Văn Đế (Dương Kiên) đã ban
hành một loạt chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế, giảm nhẹ gánh
nặng cho nông dân. Nhờ những chính sách tương đối hợp lí ấy mà tình hình chính

trị, kinh tế của nhà Tùy trong những năm đầu tương đối ổn định. Con của Dương
Kiên (Dương Quảng) giết bố cướp ngôi lấy hiệu là Tùy Dưỡng Đế thực sự là tên
bạo chúa. Y tìm mọi cách bòn rút sức lực, tiền bạc của nhân dân nhằm phục vụ cho
lạc thú của mình. Do chế độ cai trị hà khắc, đầu thế kỉ thứ bảy, khởi nghĩa nông dân
nổ ra khắp nơi chống lại nhà Tùy báo hiệu sự diệt vong của vương triều này và sự
xuất hiện của vường triều phong kiến mới. Trong bối cảnh ấy, hai cha con nhà Lý
Uyên và Lý Thế Dân đã dựng cờ khởi nghĩa, tập hợp lực lượng và tấn công vào
kinh đô Tràng An buộc Tùy Dưỡng Đế phải tự sát, xóa bỏ nhà Tùy, lập nên một
vương triều mới lấy quốc hiệu là Đường (618). Bài học dẫn tới sự sụp đổ của nhà
Tùy không thể không trở thành mối quan tâm của các vua chúa đầu đời Đường. Rõ
ràng họ đã nhận ra những mâu thuẫn, những xung đột gay gắt trong lòng xã hội
Trung Quốc đời nhà Tùy để có những đối sách phù hợp, điều hòa các mâu thuẫn
ấy. Những chính sách đổi mới thể hiện qua đối nội và đối ngoại. Nếu như ổn định
dân trong nước bằng chính sách quân điền (lấy đất đai hoang hóa chia cho người
lao động); giảm tô thuế, bãi bỏ tất cả các loại thuế vô lí; bãi bỏ tất cả các hình phạt
hà khắc tạo điều kiện cho nhân dân làm ăn sinh sống, khuyến khích người dân làm
giàu chính đáng, thì phương châm đối ngoại, nhà Đường cho mở cửa biên giới
(điều này vốn có ở đời Hán sau đó bị khống chế gắt gao) để thông thương với kinh
tế nước ngoài góp phần chấn hưng nền kinh tế trong nước. Những chính sách đối
nội, đối ngoại đúng đắn ấy đã kích thích tất cả các ngành kinh tế: thương mại, giao
thông vận tải, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế
nhà Đường duy trì nhịp độ tăng trưởng trong vòng 100 năm liên tục (618 – 742).
Nó đạt được sự cực thịnh vào niên hiệu Khai Nguyên (Đường Huyền Tông 712 –

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

742) và tác động tích cực đến giới nghệ sĩ đương thời được Đỗ Phủ ghi lại trong
bài “Ức tích” (Nhớ Xưa)
“Nhớ thủa Khai –Nguyên thời thịnh trị
Ấp nhỏ còn đông tới vạn nhà
Kho công bục tử đầy nứt vách
Gạo men mục thếch, thỏi vàng pha.
Chín châu đường xá im lang sói
Đi đâu chẳng phải chọn giờ ra
Lụa vải ùn ùn xe chở đến
Trâu cày gãi dệt rộn gần xa.”
(Nguyễn Khắc Phi dịch)
Kinh tế phát triển, xã hội ổn định, đời sống của nhân dân, văn nghệ sĩ
không ngừng được nâng cao. Rất nhiều văn nghệ sĩ có cơ hội đi du lịch khắp nơi,
mở mang tầm hiểu biết, thiết lập các mối quan hệ mới, tìm cho mình nhiều
nguồn cảm xúc để sáng tác. Đó cũng là lí do thời kì này thơ lãng mạn phát triển
rất mạnh. Thơ ca ca ngợi cuộc sống thái bình thịnh trị, vua sáng, tôi hiền, lòng
người phơi phới. Con người Trung Quốc thời Thịnh Đường được khắc họa với
tư thế tự tin, chủ động, ngạo nghễ, sống với ước mơ và khát vọng lớn và luôn
vươn tới tầm cao của vũ trụ, sánh ngang với trời đất. Hàng loạt những bài thơ
Đường ca ngợi thiên nhiên hùng vĩ, lộng lẫy xuất hiện thời kì này, đại biểu xuất
sắc là thi tiên Lí Bạch.
Cũng như các triều đại trước đó, thời kì cực thịnh đã xuất hiện những
mầm mống của mâu thuẫn. Đường Huyền Tông hoang dâm vô độ, quan lại
tham nhũng trang giành quyền lực, lợi lộc khiến nhân dân khốn khổ vì thuế và
chiến tranh… Tất cả những xung đột và mâu thuẫn ấy phát triển đến đỉnh cao
và bộc lộ qua loạn An – Sử (755). Loạn An Lộc Sơn kéo dài tám năm (755 –
763) dẫn đến sự suy vong của nhà Đường. Xã hội Trung Quốc bị xáo trộn, tất


Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

cả các thành tựu kinh tế tạo dựng suốt 100 năm đã bị phá hoại nghiêm trọng,
nông thôn xác xơ, tiêu điều, nhân dân phần thì chết chóc vì đói khổ chiến tranh,
li tán, phần thì sống trong lo âu vì sưu thuế, cơ cực. Những văn nghệ sĩ đương
thời cũng chịu thảm cảnh này cùng nhân dân. Tất cả bức tranh hiện thực ấy
được phản ánh trong các bài thơ Đường. Một xã hội suy thoái song lại là mảnh
đất cho văn học hiện thực nói chung và thơ hiện thực nói riêng phát triển mạnh
mẽ mà cây đại thụ là Đỗ Phủ. Đến đầu thế kỉ thứ IX xuất hiện cả một phong
trào thơ hiện thực do Bạch Cư Dị và Nguyên Chẩn khởi xướng với tên gọi Tân
Nhạc Phủ.
300 năm với những biến cố lúc thăng lúc trầm của lịch sử - xã hội khiến
cho nền thơ ca thời Đường đông đảo về tác giả, đa dạng về đề tài và giàu giá trị
nhân văn.
Đời Đường, chính sách văn hóa tư tưởng cũng cởi mở hơn so với nhà
Hán. Từ Hán tới Đường, chính sách tư tưởng vận động từ chặt chẽ, nghiêm khắc
đến linh hoạt, mềm dẻo. Nếu đời Hán thi hành chủ trương “Bãi truất bách gia,
độc tôn nho học” thì đến đời Đường không chỉ nho giáo mới được coi trọng mà
cả các học thuyết khác cũng được truyền bá trong nước. Sự mở cửa thông
thương về kinh tế cũng là dịp văn hóa nhà Đường được giao lưu, gặp gỡ và chọn
lọc những tinh hoa. Sự đa dạng về tôn giáo ảnh hưởng tới cả tư tưởng tới sáng
tác của giới nghệ sĩ nổi bật như Lí Bạch với Đạo giáo; Đỗ Phủ, Hàn Dũ với Nho

giáo, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên với Phật giáo. Mặc dù được mệnh danh là
thi tiên Lí Bạch, thi thánh Đỗ Phủ, thi phật Vương Duy song các nhà thơ này
cũng có sự pha trộn và khó phân định rạch ròi độc tôn một tôn giáo nào. Chính
sách văn hóa tư tưởng cũng là một nguyên nhân quan trọng cho sự phát triển thơ
ca đời Đường ở Trung Quốc.
Sự phát triển, vai trò của thông thương kinh tế khiến xuất hiện hàng loạt
đô thị lớn. Đây vừa là nơi đón dòng chảy văn hóa từ bên ngoài vào, vừa là nơi

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

hình thành các ngành nghệ thuật như thư pháp, hội họa, âm nhạc,… có sức ảnh
hưởng tới thơ Đường.
Thư pháp (nghệ thuật viết chữ) là một ngành nghệ thuật đặc biệt vừa mang
tính thần bí vừa có tính thẩm mỹ ở Trung Quốc. Người viết chữ vừa có khả năng
thể hiện mình (Sự nhạy cảm trong tâm linh con người. Sức mạnh và sự dịu dàng,
sức lay động và sự yên tĩnh, sức căng và sự hài hòa…) lại vừa như phát hiện ra
chính mình khi diễn tả sự vật. Tác phẩm mà các nhà viết chữ ưa thích thường là
một câu thơ hoặc một bài thơ. Tuy nhiên, khi viết các nhà viết chữ không chỉ làm
một cái việc đơn điệu là sao chép lại một bài thơ mà chính họ đang làm nghệ
thuật, đang sáng tạo, đang muốn làm sống lại sức mạnh của những vận động
chứa đựng trong mỗi con chữ. Như vậy, thơ ca là mảnh đất màu mỡ để các nhà
thư pháp khai thác và thư pháp cũng trở thành một hình thức lưu giữ, chuyển
giao văn bản thơ ca cho đương thời và cho hậu thế.

Hội họa cũng là ngành nghệ thuật có quan hệ chặt chẽ với thơ ca, mối
quan hệ tự nhiên và trực tiếp. Ở Trung Quốc hội họa được coi là “vô thanh thi”
(thơ không tiếng). Một tác phẩm hội họa thực sự là một bài thơ bằng đường nét
và màu sắc. Hội họa và chữ viết có chung nguồn gốc. Hội họa là hình thức cụ thể
của chữ viết, chữ viết là hình thức biểu đạt trừu tượng hơn. Dù hội họa Trung
Hoa sử dụng lối vẽ cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết hay lối vẽ phác họa thâu tóm cái thần cốt
thì đều nổi bật ở cái không gian. Đó là khoảng trống, khoảng trắng đầy ắp tinh
thần triết học Trung Hoa. Không gian hội họa ấy ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc
tới việc hình thành không gian trong thơ Đường. Người ta bắt gặp cái mô hình
không gian được gói ghém trong một chữ “không” ở hàng loạt bài thơ: “không
sơn bất kiến nhân”(Lí Bạch); “Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu” (Thôi Hiệu);
“Dạ tĩnh xuân xuân không” (Vương Duy);… Trong tác phẩm hội họa người ta
cũng bắt gặp một đôi câu thậm chí cả bài thơ. Như vậy, hội họa vừa trở thành
nguồn cảm xúc, vừa là nơi lưu trữ thơ ca.

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Ngoài ra đề tài trong thơ Đường cũng ảnh hưởng lớn từ đề tài tranh cổ
điển Trung Hoa: sơn thủy, hoa điểu, chân dung,… trong đó cảm xúc trước thiên
nhiên chiếm một tỉ trọng lớn trong sáng tác của thi nhân đời Đường.
Thơ – nhạc – múa gắn với nhau từ rất sớm. Âm nhạc và múa là đề tài
quen thuộc đối với các nhà thơ đời Đường, còn thơ tăng sức âm vang của mình
nhờ âm nhạc. Những bài thơ viết về nhạc, những bài nhạc lấy lời tự thơ chứng tỏ

mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng.
Sự ảnh hưởng tự nhiên, mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành nghệ thuật
khác với thơ ca đời Đường đã tạo nên sự phong phú và sắc thái biểu đạt của thơ
ca. Thơ Đường có sức sống mạnh mẽ, lâu bền, sức lay động tiềm tàng cùng sự
sâu lắng để trở thành niềm khát khao tìm hiểu của chúng tôi và của bao người.
Lịch sử xã hội nói chung, văn học nói riêng luôn tuân thủ quy luật kế thừa và
phát triển. Thơ Đường kế thừa, phát triển hợp quy luật những tinh hoa văn học
thời trước (từ Kinh thi đến trước đời Đường) từ khuynh hướng, kiểu sáng tác,
kinh nghiệm sáng tác đến ngôn ngữ, thư pháp nghệ thuật, giọng điệu thậm chí cả
phong cách cá nhân… để dấu tích trong hàng loạt bài thơ Đường.
Tóm lại, chúng tôi nhận thấy sự tương tác của các yếu tố như lịch sử - xã
hội, chính sách tư tưởng, các ngành nghệ thuật, tinh hoa văn học thời trước là
nguyên nhân giúp thơ Đường tỏa rạng nền văn học Trung Hoa, đóng góp to lớn
cho nền thơ ca nhân loại.
Tuy nhiên, sự phát triển của thơ Đường không đơn giản là một đường
thẳng, không phải sự quân bình của các khuynh hướng. Độ thăng trầm, nét tiêu
biểu ở mỗi giai đoạn lại khác nhau. Người ta thường chia sự phát triển của thơ
Đường thành bốn giai đoạn (có ý kiến chia làm ba giai đoạn, ở đây chúng tôi
theo quan điểm chia làm bốn giai đoạn).
Thời kì sơ Đường (618 – 712): được xem là giai đoạn chuẩn bị mọi
mặt cho sự phát triển của thơ thịnh Đường. Thơ ca sơ Đường vẫn chưa thoát

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


khỏi các không khí ủy mị của thơ Lục Triều. Những gương mặt tiêu biểu cho
thời kì đầu là: Thẩm Thuyên Kỳ (? - 714), Tống Chi Vấn (?-712). Thơ
“Thẩm - Tống” tuy nội dung chưa sâu sắc song có công góp phần hoàn chỉnh thơ
Luật. Nổi bật dòng thơ sơ Đường là Vương Tích và nhóm Tứ kiệt (bốn nhà thơ
kiệt xuất: Dương Quýnh (650 – 695?); Lư Chiếu Lân; Lạc Tân Vương (640? ?) và Vương Bột (649 – 676). Nhóm Tứ kiệt đã ghi lại trung thực bằng lời ca
thắm thiết cảnh đau thương trong chiến tranh. Họ là những người hoàn chỉnh thơ
năm chữ. Thơ ca sơ Đường thực sự đổi mới với sự xuất hiện của Trần Tử
Ngang (661 – 701). Ông là người đề xướng cách tân thơ ca, thoát khỏi công thức
hoa lệ, phù phiếm, đưa nó lại gần đời sống hiện thực.
Thời kì thịnh Đường (713 – 765): đây là thời kì rực rỡ nhất của thơ
Đường. Những gì đã được thai nghén và ấp ủ bấy lâu đến giai đoạn này sinh
thành và nảy nở trên một quy mô lớn trên cả bề rộng lẫn chiều sâu. Thơ thịnh
Đường hoàn mĩ cả về nội dung lẫn hình thức. Đội ngũ thơ đông đảo, số lượng
tác phẩm dồi dào; phong cách, khuynh hướng, trường phái phong phú. Bên cạnh
hai khuynh hướng cơ bản là khuynh hướng lãng mạn mà Lí Bạch là con chim
đầu đàn và khuynh hướng hiện thực mà Đỗ Phủ là chủ tướng, người ta còn thấy
các phái thơ tiêu biểu như phái thơ biên tái và phái thơ điền viên sơn thủy.
Thời kì trung Đường (766 – 835): Thơ hiện thực tiếp tục phát triển
mạnh và đẩy lên thành phong trào Tân nhạc phủ do Nguyên Chẩn (799 – 781)
và Bạch Cư Dị (772 – 846) khởi xướng. Bản thân tên của phong trào do hai
ông khởi xướng cũng đã có ý nghĩa nhấn mạnh, đề cao tinh thần hiện thực
trong sáng tác nghệ thuật văn chương. Cùng với hai nhà thơ này còn một loạt
các cây bút nổi tiếng khác như Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên, Mạnh Giao
(751 – 814); Giả Đảo (779 – 843); Lưu Vũ Tích (772 – 842)… Phẩm chất
hiện thực là đặc điểm nổi bật trong thơ Đỗ Phủ ở buổi thịnh Đường, giờ đây

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

đang trong bối cảnh xã hội bắt đầu suy tàn nó được khởi động trở thành một
phong trào thơ hiện thực đặc sắc. Nó tiếp tục phơi bày hiện thực xấu xa, thối
nát của một triều đại đang suy vong và là tiếng nói oán hờn của những con
người vô tội.
Thời kì vãn Đường (836 – 907 ): Xã hội xuống cấp, triều đình phong kiến
ngày càng thối nát đẩy quá trình suy yếu thêm nhanh chóng và đi đến diệt vong.
Thơ ca giai đoạn này vẫn giữ được tinh thần hiện thực có từ thịnh – trung
Đường. Khi phong trào Tân nhạc phủ có những dấu hiệu chệch choạc thì phong
trào Chính nhạc phủ mà Bì Nhật Hưu (833 – 883) là tác giả đã tiếp tục chủ
trương gắn thơ ca với thời cuộc. Bên cạnh Bì Nhật Hưu người ta còn thấy hai
cây bút xuất sắc là Đỗ Tuân Hạc (846 - 904) và Nhiếp Di Trung (837 - ?).
Song song với dòng thơ hiện thực, dòng thơ lãng mạn tiếp tục giữ vững với các
nhà thơ tiêu biểu như Đỗ Mục (803 - 853), Lý Thương Ẩn (813 - 856) và Ôn
Đình Quân (812 - 870)… Tuy thành tựu không được như thời kì thịnh Đường
và thời kì trung Đường nhưng vãn Đường vẫn xuất hiện những bài thơ xứng
đáng là điểm độc đáo khép lại 300 năm thơ ca của một thời kì đầy biến động.
Từ việc tìm hiểu khá kĩ lưỡng về những yếu tố ảnh hưởng hay các thời kì
của thơ Đường sẽ giúp chúng tôi có một cái nhìn đúng đắn, thấu đáo về chúng.
Đây cũng là yếu tố để chúng tôi hiểu hơn về thi pháp thơ Đường cũng như việc
giảng dạy cho học sinh một cách thuận lợi, hấp dẫn khi mà nhà trường phổ thông
luôn coi nó là mảng khó.
1.1.2 Thi pháp thơ Đường.
1.1.2.1 Thi pháp và thi pháp học.
1.1.2.1.1 Thi pháp

Nếu như trước đây do hoàn cảnh lịch sử mà người ta chưa quan tâm
nhiều đến hình thức tác phẩm văn học (chủ yếu chú trọng vào khía cạnh nội

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

dung) thì gần đây việc nghiên cứu về thi pháp (hình thức tác phẩm) được các
nhà khoa học quan tâm nhiều hơn. Nói cho cùng, một tác phẩm văn học nội
dung chỉ có giá trị khi tồn tại trong một hình thức nhất định. Nội dung và hình
thức là hai yếu tố của chỉnh thể tác phẩm văn học không thể tách rời.
Mỗi một học giả hay một công trình nghiên cứu liên quan đều đưa ra định
nghĩa về thi pháp.
Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao khẳng định: “Thi pháp là tổ
hợp những đặc tính thẩm mĩ - nghệ thuật và phong cách của một hiện tượng văn
học, là cấu trúc bên trong của nó, là hệ thống đặc trưng của các thành tố bên
trong của nó, là hệ thống đặc trưng của các thành tố nghệ thuật và mối quan hệ
giữa chúng”.
GS Trần Đình Sử trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt
Nam cho rằng: “Thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo
thành của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp không phải
là nguyên tắc có trước, nằm bên ngoài, mà là nguyên tắc bên trong vốn có của
sáng tạo nghệ thuật. Nó là mĩ học nội tại của sáng tác nghệ thuật, gắn liền với
sự sáng tạo và một trình độ văn hóa, nghệ thuật nhất định, mang một quan niệm
nhất định đối với cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật. Thi pháp biểu

hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm lên là cả
nền văn học”.
Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu trong Thi pháp hiện đại trình bày “Thi
pháp là phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học
từ các hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật để tìm hiểu các ý nghĩa
biểu hiện hoặc chìm ẩn của các tác phẩm: ý nghĩa mỹ học, triết học, đạo đức
học, lịch sử, xã hội học… Cấp độ nghiên cứu thi pháp học các hình thức nghệ
thuật (kết cấu âm điệu, nhịp điệu, nhịp câu, đối thoại, thời gian, không gian,
cú pháp, yêu cầu đọc tác phẩm như một chỉnh thể, ở đó các yếu tố ngôn ngữ

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

liên kết chặt chẽ với nhau, hợp thành một hệ thống để biểu đạt ý tưởng, tình
cảm, tư duy, nhân sinh quan,…”
GS Lê Ngọc Trà trong Lí luận văn học mục “Một số vấn đề về thi pháp
học” định nghĩa “Thi pháp học là một lĩnh vực của khoa văn học, nghiên cứu hệ
thống các phương tiện, cách thể hiện và tổ chức ý thức nghệ thuậttrong sáng tạo
văn chương”.
Theo Nguyễn Thị Bính Hải trong Thi pháp thơ Đường thì “Thi pháp là
hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ
thuật trong sáng tác văn học. Hệ thống đó có thể chia tách thành các phương
tiện (yếu tố), thể loại, kết cấu, phương pháp, không gian, thời gian, ngôn ngữ…
Từ những định nghĩa trên về thi pháp, chúng tôi nhận thấy thi pháp là hệ

thống các yếu tố hình thức có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng tạo nên một thế
giới nhất định (hệ thống đó bao gồm thể loại, kết cấu, thời gian, không gian, con
người, ngôn ngữ,…).
Đến đây chúng tôi đặt ra một câu hỏi “Thi pháp học là gì?”.
1.1.2.1.2 Thi pháp học
GS Trần Đình Sử trong Thi pháp học hiện đại khẳng định “Thi pháp học
là một bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật, mọi
nguyên tắc, phương diện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động, phát triển
lịch sử của chúng”.
Đỗ Đức Hiểu thì khẳng định “Thi pháp học là một ngành khoa học
chuyên nghiên cứu tác phẩm văn học để hướng dẫn cho sáng tác và tiếp nhận
văn học. Thi pháp học đem đến cho diễn đàn nghiên cứu, phê bình văn học,
giảng dạy văn học nhiều thuật ngữ mới, cách diễn đạt mới”.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học mục “Thi pháp học và thi pháp” (Lê
Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) định nghĩa:

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

“Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp tức là hệ thống các
phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ
thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống
hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia váo sự tạo thành thế giới nghệ
thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh sáng tác nghệ thuật.

Xét các chỉnh thể văn học mang thi pháp có thể nói tới thi pháp tác phẩm
cụ thể, thi pháp của một nhà văn,thi pháp trào lưu, thi pháp văn học dân tộc, thi
pháp văn học một thời đại, một thời kì lịch sử.
Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể
nói tới thi pháp của thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp của phong
cách, thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ…
Xét về cách tiếp cận, thi pháp học có ba phạm vi nghiên cứu: thi pháp học
đại cương, thi pháp học chuyên biệt và thi pháp học lịch sử.
…Thi pháp học chuyên biệt tiến hành miêu tả tất cả các phương diện nói
trên (tức thi pháp thể loại, không gian, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ, mô tuýp…)
của sáng tác văn học nhằm xây dựng “mô hình” – hệ thống cá biệt của các tác
động thẩm mĩ của tác phẩm. Vấn đề chính ở đây là kết cấu, tức là các tương
quan của tất cả các yếu tố nói trên trong chỉnh thể nghệ thuật.
…Thi pháp học chuyên biệt có thể miêu tả tác phẩm văn học cá biệt, cũng
như cụm tác phẩm trong sáng tác của một nhà văn, của một thể loại, của một
trào lưu hoặc một thời đại văn học.
…Thi pháp học giúp ta công cụ để thâm nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt
cách tư duy của tác giả cũng như nắm bắt mã văn hóa nghệ thuật của tác giả và
các thời kì văn học nghệ thuật, từ đó nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm.
Thi pháp học cổ xưa (từ Ari-xtốt) nặng về tính quy phạm, cẩm nang. Thi
pháp học hiện đại nặng về phát hiện, miêu tả các ngôn ngữ nghệ thuật đang hình
thành với sự vận động của văn học.

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Từ các định nghĩa trên có thể hiểu nếu thi pháp là hệ thống hình thức nghệ
thuật thì thi pháp học là bộ môn khoa học nghiên cứu hệ thống hình thức đó.
Chúng tôi cũng khẳng định thi pháp thơ Đường thuộc phạm vi thi pháp học
chuyên biệt (thi pháp miêu tả). Một số phương diện của thi pháp thơ Đường sẽ
được chúng tôi tìm hiểu dựa vào những nhận định trên.
1.1.2.2 Các phương diện trong thi pháp thơ Đường.
Trong cuốn Hán văn học sử cương, Lỗ Tấn viết: “Đến thơ Đường, văn
xuôi và thơ Trung Quốc có một sự biến đổi lớn”. Sự đột biến này là kết quả của
một quá trình tích lũy lâu dài những kinh nghiệm nghệ thuật của hơn mười thế kỉ
thơ ca đã đến độ chín muồi. Sự đột biến này thể hiện ở sự tư duy nghệ thuật, một
hệ thống thi pháp mới mẻ, độc đáo, tạo nên dấu mốc quan trọng trên con đường
phát triển của thơ ca Trung Quốc.
Thi pháp thơ Đường rất phong phú, đa dạng. Song với khuôn khổ đề tài để
hướng dẫn học sinh đọc – hiểu các tác phẩm thơ Đường trong nhà trường, chúng
tôi chỉ trình bày một số phương diện tiêu biểu như:
- Thể loại và kết cấu.
- Thời gian nghệ thuật.
- Không gian nghệ thuật.
- Quan niệm nghệ thuật về con người.
- Ngôn ngữ.
1.1.2.2.1. Thể loại và kết cấu.


Thể loại.
Thể loại là một phạm trù thuộc hình thức của tác phẩm văn học, là phương

tiện hình thức phù hợp với nội dung nhất định. Như vậy, thể loại không phải là
tùy tiện mà mang tính quy luật. Arixtốt chia văn học thành ba loại chính: tự sự,

trữ tình và kịch.

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Thể loại ở đây được hiểu theo hai cấp độ:
Theo nghĩa rộng: đây là xem xét hình thức thể loại của loại trữ tình.
Theo nghĩa hẹp là xem xét các thể loại của thể thơ ở đời Đường, đặc biệt
là của thơ Đường luật – một thể thơ mà hình thức manh nha từ thời Lục Triều
nhưng chỉ trở nên hoàn thiện và chuẩn mực ở đời Đường.
Các nhà thơ Đường sử dụng hai thể thơ chính: cổ thể và kim thể.
Thơ cổ thể: có hai dạng: cổ phong và nhạc phủ.
Cổ phong chủ yếu có năm chữ bảy chữ (có những chỗ co giãn, dao động
quanh cái định số năm hoặc bảy đó). Còn nhạc phủ là tên chung của nhiều thể
khác nhau nhưng thường được phổ nhạc.
Thơ cổ thể không có luật lệ nhất định, số câu trong bài không hạn chế số
chữ cũng không bị bó buộc. Cách gieo vần, niêm luật và đối ngẫu cũng không bị
quy định nghiêm ngặt nên gần gũi với đời thường. Chẳng hạn một số bài như:
Tương tiến tửu – Lí Bạch, Thạch hào lại – Đỗ Phủ, Tỳ bà hành – Bạch Cư
Dị.
Thơ kim thể: thể thơ này đã được manh nha và xuất hiện từ thời Lục Triều
(rõ nhất ở thời Tề, Lương) và đạt đến thành tựu đặc sắc ở đời Đường. Thơ kim
thể có ba dạng chính: luật thi, tuyệt cú và bài luật (trường luật).
Luật thi gồm thất ngôn bát cú (thất luật) và ngũ ngôn bát cú (ngũ luật).

Tuyệt cú (tứ tuyệt) là thể thơ bốn câu, gồm ngũ ngôn tuyệt cú (ngũ tuyệt) và thất
ngôn tuyệt cú (thất tuyệt).
Có người cho rằng “tuyệt” nghĩa là tuyệt đối, tuyệt vời, không thể nào so
sánh được.
Một quan niệm khác cho rằng “tuyệt” nghĩa là đứt, là cắt. Thơ tuyệt cú
được cắt ra từ bài bát cú. Có bốn cách cắt thành bốn dạng thơ tuyệt cú.
Cắt lấy bốn câu đầu: bài thơ sẽ có bốn câu, ba vần (ở cuối câu 1,2,4) và
hai câu sau là “đối liên” (câu 3, 4 đối nhau ).

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Cắt lấy bốn câu sau: bài thơ có hai vần (ở câu 2 và câu 4) và hai câu trước
là “đối liên”.
Cắt lấy bốn câu giữa: bài thơ có hai vần (ở câu 2 và câu 4) và sẽ có hai cặp
đối – câu 2 đối câu 1, câu 4 đối câu 3.
Cắt lấy hai câu đầu ghép với hai câu cuối: bài thơ có ba vần (ở câu 1, 2, 4)
và không có đối liên.
Mặc dù thực tế quả có bốn dạng thơ tuyệt cú trên song về mặt nội dung
mỗi bài thơ tuyệt cú là một tác phẩm hoàn chỉnh, độc lập chứ không đơn thuần là
sự cắt ghép tùy tiện. Ví dụ bài Ô ly hạng - Lưu Vũ Tích (thất ngôn tuyệt cú );
bài Xuân hiểu - Mạnh Hạo Nhiên (ngũ ngôn tuyệt cú).
Cả luật thi và tuyệt cú đều là thơ cách luật. Niêm luật của thơ tuyệt cú
tương ứng với luật thi.

Luật thi phải tuân thủ những quy định rất chặt chẽ ở các phương diện:
niêm, luật, vần, đối.
Niêm: là quy tắc phối thanh theo chiều dọc làm các liên thơ kết với nhau.
Trong một bài thơ có bốn liên (câu1 liên với câu 2, câu 3 liên với câu 4, câu 5
liên với câu 6, câu 7 liên với câu 8). Niêm làm cho các liên thơ dính lại căn cứ
vào chữ thứ hai của mỗi câu. Chữ thứ hai câu lẻ cặp sau phải cùng thanh với chữ
thứ hai của câu chẵn ở cặp trước (bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Câu 2
niêm với câu 3, câu 4 niêm với vâu 5, câu 6 niêm với câu 7, câu 8 niêm với câu
1). Quy định này khiến cho bài thơ dính lại với nhau thành một vòng khép kín,
tạo nên một cấu trúc nội tại, vững chắc.
Luật: Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc tạo ra một
luật thơ cốt để điều tiết thanh bằng, trắc trong nội bộ một câu thơ khiến nó vận
động hài hòa, cân đối. Mô hình đầy đủ nhất của luật thi là thất ngôn bát cú (bởi
từ mô hình này có thể suy ra mô hình ngũ ngôn). Về lí thuyết, luật được tính
từ chữ thứ hai của câu 1, nếu nó mang thanh bằng thì bài thơ làm theo luật

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

bằng (bằng khởi cách), nếu nó mang thanh trắc thì bài thơ làm theo luật trắc
(trắc khởi cách). Trong câu thơ bảy tiếng thì chữ thứ hai và chữ thứ sáu cùng
thanh, chữ thứ tư ngược thanh với chữ thứ hai và chữ thứ sáu. Người xưa tổng
kết: “nhất, tam ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh” (1,3,5 không cần quá
chặt chẽ, 2,4,6 phải rõ ràng). Nếu một câu thơ Đường không tuân theo quy

định này thì gọi là thất luật.
Vần (vận): Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống
nhau, dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong thơ Đường luật chỉ cho phép gieo
một vần, tuyệt đại đa số luật thi chỉ dùng vần bằng (vần trắc được dùng nhiều
trong thơ cổ phong). Vị trí vần được tính từ chữ cuối của câu một và chữ cuối
của các câu số chẵn, riêng chữ cuối của câu một có thể thay đổi. Những câu này
được gọi là “vần với nhau”. Nếu trong một bài thơ Đường mà chữ cuối của một
trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi là “thất vận”.
Đối: Đối là một nguyên tắc bắt buộc của luật thi. Người xưa quan niệm
“Phi đối bất thành luật”. Lí thuyết về đối trong thơ Đường luật bắt nguồn từ tư
tưởng mĩ học Trung Hoa cổ đại cái đẹp là sự cân đối hài hòa. Trong một cặp bát
cú thì cặp hai và cặp ba phải đối nhau (liên hai câu 3,4, còn liên ba câu 5,6 tức là
câu 4 đối với câu 3 còn câu 5 đối với câu 6). Xét về hình thức thì có cả thuận đối
và nghịch đối. Một cặp đối được cho là chuẩn khi thỏa mãn ít nhất ba yêu cầu:
đối về loại, về ý, về nhịp. Các nhà nghiên cứu cho rằng đối trong thơ Đường luật
hết sức phức tạp. GS Nguyễn Khắc Phi trong bài viết “Vấn đề đối ngẫu trong
thơ Đường luật” chia thành mười một loại khác nhau. Tác giả Quách Tấn trong
Thi pháp thơ Đường ở bức thư thứ 14 ông trình bày Đối ngẫu đời Đường định
ra Lục Đối( Chính danh đối, đồng loại đối, liên hoàn đối, song thanh đối, điệp
vận đối, song nghĩ đối), Bát đối ( đích danh đối, dị loại đối, song thanh đối, điệp
vận đối, liên miên đối, song nghĩ đối, hồi văn đối, cách cú đối). Song nếu căn cứ

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


vào nội dung và hình thức người ta lại chia ra: Bên nội dung có tám loại đối
(nhân vật đối, điểu thú đối, hoa mộc đối, sử sự đối, địa danh đối, tình tự đối, tình
cảnh đối, số tự đối), bên hình thức cũng có tám loại đối (thực tự đối, hư tự đối,
thác tổng đối, liên châu đối, xảo biến đối, lưu thủy đối, tinh xảo đối, kì kiện
đối)… Nhìn chung một bài luật thi phải tuân thủ nghiêm ngặt về đối.
Trong thơ kim thể yêu cầu nghiêm ngặt về niêm, luật, vần đối song một
thực tế cho thấy không phải tất cả các bài luật thi đều tuân thủ nghiêm ngặt
những yêu cầu đó. Không phải các thi nhân kém cỏi hay không biết mà làm thơ
“thất niêm”, “thất luật”, “ thất vận”, “ thất đối”. Bởi nếu làm đúng các yêu cầu
trên trong một số trường hợp, thi nhân cảm thấy gò bó, mất đi sức sáng tạo về
mặt nội dung và ý đồ nghệ thuật của mình. Không ít những bài thơ tác giả cố
tình “ phá luật”. Ví dụ: Hoàng Hạc Lâu - Thôi Hiệu (thất luật); Đăng Kim
Lăng Phượng Hoàng đài - Lí Bạch ( thất niêm)…
Như trên đã trình bày, thơ Đường sáng tác theo hai thể lớn kim thể và cố
thể. Để phản ánh hiện thực người ta dùng nhiều thơ cổ thể còn trữ phát tâm tình
người ta thường sử dụng thơ kim thể (luật thi). Cổ thể không nghiêm ngặt về thể
cách, cho phép dung lượng lớn, có thể giúp thi nhân phản ánh những diễn biến
phức tạp, đa dạng của cuộc sống. Kim thể với yêu cầu niêm, luật, vần đối chặt
chẽ, kết cấu như một vòng tuần hoàn khép kín phù hợp với việc thể hiện tâm tình
sâu lắng, trầm tư mà khéo léo của nhà thơ. Chính những ý nghĩa thi pháp của các
thể thơ là sự tương hợp giữa hình thức và nội dung. Đó là hai mảng sáng tác hiện
thực và lãng mạn; không gian và thời gian, con người vũ trụ (sử dụng thơ kim
thể nhiều) còn không gian, thời gian, con người đời thường (phản ánh nhiều
trong thơ cổ thể) sẽ được cụ thể hóa ở phần sau.


Kết cấu
Cho tới nay, còn nhiều đề xuất khác nhau về một bài thất ngôn bát cú


Đường luật.

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Có ý kiến chia làm bốn phần: 2/2/2/2 (đề, thực, luận, kết), mỗi liên thơ
tương ứng một phần.
Hai câu đầu gọi là đề (câu thứ nhất là phá đề - mở ý đầu của bài ra, câu
thứ hai là thừa đề - tiếp ý của câu thứ nhất để chuyển vào thân bài).
Câu 3, 4 gọi là thực (giải thích rõ ý nghĩa phần đề).
Câu 5, 6 gọi là luận (phát triển ý nghĩa phần đề).
Câu 7, 8 gọi là kết (kết thúc ý nghĩa của toàn bài).
Đây là cách chia, cách gọi tên ở Việt Nam (GS Nguyễn Khắc Phi cho
rằng chưa xác định rõ ai, từ khi nào có cách gọi này). Cách phân chia này tồn tại
phổ biến đặc biệt trong nhà trường phổ thông, GV vẫn áp dụng nó để giảng dạy
một bài luật thi với học sinh.
Có ý kiến lại chia thành ba phần: 2/4/2 do Phơ răng xoa Trình, nhà kí
hiệu học Pháp gốc Trung Quốc đề xuất. Theo ông, ở liên một và liên bốn, trật tự
thời gian chiếm ưu thế; ở liên hai, liên ba, trật tự không gian chiếm ưu thế. Tính
chất họa thể hiện rõ nhất ở bốn câu giữa. Đây là cách chia gần với văn bản hiện
đại (mở bài, thân bài, kết bài).
Có ý kiến chia bài luật thi thành hai phần (4/4). Mô hình này do Kim
Thánh Thán (đời Thanh) đề xuất. Bốn câu trên được Thánh Thán gọi là Tiền
giải ( nặng về cảnh), bốn câu dưới được gọi là hậu giải (nặng về tình).

Ngoài ra, cũng có nhà nghiên cứu tìm hiểu luật thi họ chia thành hai
phần(1/7) nhằm phù hợp với từng bài.
Đối với bài thơ tứ tuyệt cũng có nhiều cách chia. Có thể chia hai phần
(tiền giải, hậu giải) hoặc bốn phần (khai, thừa, chuyển, hợp)…
Không có cách phân chia nào áp dụng được cho tất cả các bài thơ Đường,
mỗi chỉnh thể bài thơ đưa bạn đọc đến với những cái hay, cái đẹp riêng. Việc
hướng dẫn học sinh tìm hiểu một bài thơ Đường yêu cầu người giáo viên phải có
những hiểu biết sắc đáng về nó, từ đó chọn ra hình thức phù hợp để dẫn dắt học

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

sinh. Tôn trọng tính hệ thống, đảm bảo ý nghĩa của bài thơ là nhiệm vụ hàng
đầu, việc tìm hiểu kết cấu một bài thơ Đường luật mang tính tham khảo đối với
người dạy và người học.
1.1.2.2.2. Thời gian nghệ thuật
Khái niệm thời gian là một phạm trù triết học. Thời gian là đại lượng để
xác định quá trình tồn tại, vận động, phát triển của mọi vật, mọi việc trong thế
giới. “ Thời gian nghệ thuật là hình tượng thời gian được sáng tạo nên trong tác
phẩm” là khẳng định của GS Trần Đình Sử trong Giáo trình thi pháp học.
Thời gian nghệ thuật của thơ Đường là sự đúc kết những tinh hoa của thời gian
trong thơ ca Trung Quốc.
Nghiên cứu về thời gian nghệ thuật trong thơ Đường, Trần Đình Sử chia
làm năm phạm trù: thời gian sinh mệnh cá nhân, thời gian vũ trụ tự nhiên, thời

gian lịch sử, thời gian sinh hoạt và thời gian siêu nhiên. Tác giả Nguyễn Thị
Bích Hải ở mục “Thời gian nghệ thuật” trong Thi pháp thơ Đường đã trình bày
cụ thể hai mô hình thời gian: thời gian vũ trụ và thời gian đời thường.
Thời gian vũ trụ: nói thời gian vũ trụ là nói tới thời gian trong mối quan hệ
biện chứng với không gian. Không gian là cái nhìn thấy được còn thời gian
chẳng ai thấy hình thù bao giờ. Thời gian vô hình song chẳng có cái gì tồn tại mà
không vận động trong thời gian. Trong thơ Đường tồn tại rất nhiều địa danh.
Chính nó cho ta biết về thời gian. Thơ Đường ít bó hẹp trong một khoảng thời
gian nào. Nó vận động trong cái hoài cổ về quá khứ, trẩm tư với hiện tại và mơ
màng đến tương lai. Song thơ Đường ưu tiên cho thời gian quá khứ nhiều chủ
yếu ở hai dạng: thời gian hoài cổ (như bài Bạch đế Hoài Cổ, Vịnh hoài cổ tích,
Xích Bích hoài cổ…) và thời gian kí ức (với bạn cũ, quê cũ, tình cũ: “Tống
Nguyệt Nhị xứ An Tây” – Vương Duy; Dạ vũ kí Bắc – Lí Thương Ẩn…; kính
ngưỡng và biết ơn quá khứ vì thương hiện tại và lo cho tương lai. Đó chính là
căn nguyên sâu xa của thời gian vũ trụ trong thơ Đường. Sự chảy trôi liên tục,

Nguyễn Thị Anh

K35A – SP Ngữ văn


×