Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Thời gian nghệ thuật trong liêu trai chí dị của bồ tùng linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.77 KB, 51 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khoa học
Liêu Trai chí dị (gọi tắt là Liêu trai) là một trong những thành tựu xuất
sắc nhất của văn học Trung Quốc và nền văn học kỳ ảo thế giới. Ra đời trong
hoàn cảnh lịch sử đầy biến động, Liêu Trai chí dị là tiếng nói phản ánh chân
thực thời đại đầy nhiễu nhương và biến cố lúc bấy giờ. Đồng thời nó còn là
tiếng nói ca ngợi tư tưởng và tình cảm mới mẻ, tiến bộ qua những thiên
truyện đầy mộng ảo. Bồ Tùng Linh đã làm say mê bao thế hệ độc giả hơn ba
thế kỉ qua khi ông xây dựng cả một thế giới kỳ ảo muôn màu muôn vẻ mà
chứa đựng bao quan niệm nghệ thuật về cuộc sống.
Sức hấp dẫn của Liêu trai có nhiều lí do, trong đó có thể thấy thời gian
nghệ thuật của tác phẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng - chính nó tạo
nên cho tác phẩm một màu sắc riêng, một tiếng nói và một ý nghĩa riêng.
Việc nghiên cứu, khám phá những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm từ góc
độ thời gian nghệ thuật là hướng tiếp cận đang thu hút sự quan tâm của nhiều
người trong giới nghiên cứu. Bất kì tác phẩm văn chương nào tồn tại đều
không tách rời khỏi yếu tố thời gian. Nếu hiểu văn chương là sự cảm nhận về
thế giới và con người thì thời gian nghệ thuật chính là hình thức để con người
cảm thụ về thế giới của bản thân mình. Tìm hiểu về thời gian nghệ thuật của
một tác phẩm văn học chính là tìm hiểu cách cảm nhận cuộc sống một cách
nghệ thuật và thẩm mĩ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.
1.2. Lý do sư phạm
Việc tìm hiểu sáng tác của Bồ Tùng Linh giúp người giáo viên tương
lai có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về văn học nước ngoài, đặc biệt là văn
học Trung Quốc. Những kết quả nghiên cứu sẽ là những tư liệu cần thiết cung
cấp cho học sinh hiểu biết thêm về những sáng tác văn học Trung Quốc được

1



học trong nhà trường phổ thông, giúp các em học sinh có cái nhìn đúng đắn
trong học tập và trong cuộc sống, từ đó biết gìn giữ, trân trọng những giá trị
truyền thống khi xã hội đang tiến lên và hội nhập.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thời gian nghệ
thuật trong Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh là một tác phẩm đặc sắc, được đánh
giá là một trong tám bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất của văn học Trung Hoa.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, với sự huyền ảo lôi cuốn đặc biệt, Liêu trai chí
dị thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu từ rất sớm. Trước
kia, các nhà Nho chính thống cho rằng Liêu trai chí dị chủ yếu viết về hồ ly,
những chuyện quỷ quái hoang đường và nói nhiều về tình yêu trai gái nên họ
xếp tác phẩm vào loại sách hoang đường và dâm loạn. Tuy nhiên, các ý kiến
không ủng hộ tác phẩm chiếm một tỉ lệ vô cùng ít ỏi. Càng về sau, các nhà
nghiên cứu càng có cái nhìn xác đáng hơn rất nhiều đối với Liêu trai.
Để theo dõi lịch sử nghiên cứu Liêu trai chí dị, cũng như là thời gian
nghệ thuật, chúng tôi tạm chia như sau:
2.1. Những nghiên cứu về Liêu trai chí dị ở nước ngoài
Hiện nay, Liêu trai đã có mặt ở hơn 20 quốc gia trên thế giới, có tầm
ảnh hưởng to lớn ở nước ngoài nên ngoài việc trở thành đối tượng dịch thuật
nó còn có mặt trong hầu hết các Đại bách khoa toàn thư, trong lời giới thiệu
bản dịch Liêu trai chí dị ở các nước có nền văn học phát triển như: Anh, Pháp,
Mỹ, Liên Xô (cũ), Đức, Nhật…; có mặt trong các công trình nghiên cứu, các
bài báo, tạp chí…
Ở Trung Quốc và Liên Xô, bên cạnh lối thẩm bình truyền thống, nhiều
nhà nghiên cứu từ góc độ xã hội học và giai cấp luận đã đưa ra những nhận
định về nội dung và nghệ thuật của Liêu trai chí dị. Từ đó, họ chỉ ra sự tiến bộ

2



cũng như hạn chế trong tư tưởng và nghệ thuật của Bồ Tùng Linh. Các nhà
nghiên cứu này phân chia tác phẩm thành nhiều loại chủ đề khác nhau: loại
chuyện làng nho, những truyện vạch trần và đả kích chế độ chính trị xã hội
đen tối, tham quan vô lại, truyện xoay quanh đề tài tình yêu và hôn
nhân…Bên cạnh đó còn thấy xuất hiện nhóm nghiên cứu Liêu trai chí dị dưới
góc độ diễn tiến của thể loại để chỉ ra sự sáng tạo độc đáo của Bồ Tùng Linh
như Tôn Cúc Viên, Lỗ Tấn, Chương Bồi Hoàn. Các nhà nghiên cứu này đã
chỉ ra sự sáng tạo cốt truyện dân gian và truyền kì chí quái của Bồ Tùng Linh.
Cũng có người đi tìm hiểu Liêu trai theo hướng so sánh loại hình, so sánh
Liêu trai với các tác phẩm khác để chỉ ra tiếng nói đa nghĩa và sức biểu hiện
nghệ thuật phong phú của Liêu Trai chí dị (Phùng Trấn Loan). Từ thập kỷ
1990 trở lại đây các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm tới hướng nghiên cứu
Liêu Trai dưới góc độ thi pháp học. Các công trình, bài viết tập trung tìm hiểu
Liêu Trai dưới các bình diện như: nhân vật và tổ chức nhân vật, kết cấu, thủ
pháp nghệ thuật, phong cách nghệ thuật... Điểm nổi bật của các công trình này
là các tác giả xuất phát từ những đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm để tìm
hiểu tư tưởng, động cơ sáng tác, lý giải sức hấp dẫn của thế giới nghệ thuật kỳ
ảo Liêu Trai.
2.2. Những nghiên cứu về Liêu trai chí dị ở Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc từ rất sớm đã có mối quan hệ, giao lưu văn
hóa, văn học. Cũng như ở các nước trên thế giới, ở Việt Nam với những yếu
tố kì ảo, huyền diệu, Liêu trai chí dị đã thu phục được tình cảm hâm mộ và
nhiệt thành của độc giả Việt Nam. Đồng thời, Liêu trai cũng là mảnh đất màu
mỡ đầy bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu.
Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu Liêu trai chí dị ở Việt Nam, chúng tôi
thấy được:
- Mục Liêu trai chí dị đã xuất hiện trong các từ điển như: Từ điển Văn
học - Bộ mới (Trần Hữu Tá, Nguyễn Huệ Chi biên soạn).


3


- Trong lĩnh vực nghiên cứu:
+ Những công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài khóa luận có thể
kể đến các bộ giáo trình: Lịch sử văn học Trung Quốc tập 2 do Nguyễn Khắc
Phi, Lương Duy Thứ biên soạn (Nxb Giáo dục, 1988), Lịch sử văn học Trung
Quốc tập 2 do Nguyễn Khắc Phi, Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo biên soạn
(Nxb Đại học Sư phạm, 2002)…; chuyên luận Thế giới nhân vật trong Liêu
trai chí dị của Bồ Tùng Linh của Nguyễn Thị Bích Dung (Nxb Công an nhân
dân, 2008)…
+ Các bài nghiên cứu về Liêu trai chí dị của Nguyễn Huệ Chi, Lê Từ
Hiển, Lê Nguyên Cẩn, Vũ Thanh…
+ Các bài giới thiệu, lời nói đầu, lời bình của các tác giả trong các
tuyển tập Liêu trai chí dị đã xuất bản ở Việt Nam như: “Lời bình của thi sĩ
Tản Đà”, “Chút duyên với Liêu Trai” của tác giả Chu Văn (Liêu trai chí dị,
Nxb Văn học, 2012), bài “Lời nói đầu” của dịch giả Nguyễn Đức Lân (Liêu
trai chí dị trọn bộ, Nxb Văn học, 2001)…
+ Các luận án, luận văn nghiên cứu về Liêu trai chí dị: Giải mã thế giới
ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học của Hoàng Thị
Thùy Dung, luận văn thạc sĩ văn học (Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh, 2010); Thế giới nghệ thuật trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh
của Trần Văn Trọng, luận án tiến sĩ văn học (Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, 2010)…
Từ những khảo sát tài liệu nghiên cứu, những nghiên cứu về Liêu trai
chí dị nói chung và thời gian nghệ thuật trong Liêu trai nói riêng ở Việt Nam
có thể chia làm hai giai đoạn trước và sau 1989.
Trước 1989, việc nghiên cứu Liêu trai chí dị ở Việt Nam mới chỉ dừng
lại ở phương pháp tiếp cận xã hội học. Các bài viết trên các báo, tạp chí cho
đến các giáo trình, chuyên luận chủ yếu nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của tác


4


phẩm chứ chưa xuất phát từ những biểu hiện nghệ thuật độc đáo và mới mẻ
của tác phẩm. Tiêu biểu cho khuynh hướng nghiên cứu này là Trần Xuân Đề,
Lương Duy Thứ, Nguyễn Huy Khánh và các tác giả giáo trình Văn học Trung
Quốc tập 2. Cũng có một số ít người nghiên cứu Liêu trai chí dị chịu ảnh
hưởng của phương pháp thẩm văn truyền thống mà tiêu biểu là Tản Đà và
Chu Văn.
Sau 1989, Nguyễn Huệ Chi, Lê Từ Hiển, Lê Nguyên Cẩn với những
bài viết của mình đã cho thấy một bước tiến trong việc nghiên cứu Liêu trai
trong khoảng thời gian gần đây. Điểm nổi bật của các bài viết này là đã cố
gắng tiếp cận tác phẩm từ chính những yếu tố cấu thành nghệ thuật (kết cấu,
tổ chức tình tiết, sự kiện, tổ chức nhân vật…) từ đó chỉ ra tư tưởng, tình cảm,
tài năng nghệ thuật bậc thầy của nhà văn Bồ Tùng Linh.
Năm 2008, một công trình có tính chuyên sâu bàn về thế giới nhân vật
Liêu trai được thực hiện đó là chuyên luận Thế giới nhân vật trong Liêu trai
chí dị của Bồ Tùng Linh của tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung. Trong công trình
này, tác giả đã xuất phát từ phạm trù thi pháp học để nghiên cứu quan niệm
nghệ thuật của Bồ Tùng Linh về con người làm tiền đề cho sự xem xét và
phân tích những tiến bộ và hạn chế tư tưởng của Bồ Tùng Linh qua thế giới
nhân vật. Nghiên cứu về thế giới nhân vật, ở chương 3. Phương thức và
phương tiện thể hiện nhân vật trong Liêu trai chí dị mục I. Yếu tố kỳ ảo Mạch liên kiết của thế giới nhân vật, tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung đã nhắc
tới thời gian nghệ thuật trong Liêu trai. Trong đó, tác giả phân chia thời gian
trong Liêu trai thành hai kiểu lớn với các tiểu loại:
- Thời gian tự nhiên gồm: thời gian lễ tiết, thời gian đêm tối và thời
gian sinh mệnh.
- Thời gian siêu tự nhiên gồm: thời gian âm phủ và thời gian cõi tiên.
Với cách chia này, tác giả đã có sự phân loại thời gian Liêu trai theo

hai chiều thực - ảo. Cùng với đó, tác giả trình bày những khảo sát và nghiên

5


cứu của mình về vấn đề thời gian trong Liêu trai: “…thời gian trong Liêu trai
bị chi phối bởi yếu tố kỳ ảo để tạo nên một kiểu thời gian mang đậm chất Liêu
trai, của riêng cõi Liêu trai, một kiểu phi thời gian” [3;230]. Sau chuyên luận
của tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung, năm 2010 thêm một công trình chuyên sâu
bàn luận Liêu trai chí dị được thực hiện, đó là đề tài luận án tiến sĩ của Trần
Văn Trọng, “Thế giới nghệ thuật trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh”.
Cũng từ góc độ tiếp cận thi pháp học, Trần Văn Trọng đã đi vào tìm hiểu thế
giới nghệ thuật Liêu trai, và đưa ra nhận xét: “thế giới nghệ thuật Liêu trai là
một chỉnh thể có cấu trúc, có quy luật tổ chức riêng theo quan niệm nghệ
thuật và sự khám phá cuộc sống của Bồ Tùng Linh” [17;27].
Ở chương 3. Không - thời gian “thực - ảo tương thông”, tác giả Trần
Văn Trọng cũng đã tìm hiểu về thời gian nghệ thuật trong Liêu trai chí dị và
chia làm hai loại:
- Thời gian thực tại tuần hoàn gồm: thời gian sinh hoạt gắn liền với
cảm quan đời thường và thời gian mang tính cảm quan lịch sử.
- Thời gian siêu nhiên kỳ ảo gồm: thời gian cảm quan tôn giáo và thời
gian mộng.
Với cách phân loại này, tác giả chủ yếu trình bày nghiên cứu về thời
gian của mình dưới góc độ thể loại và ảnh hưởng của tôn giáo tới cảm quan
thời gian của Bồ Tùng Linh. Ngoài ra, bên cạnh việc phân loại thời gian trong
Liêu trai, luận án còn đề cập tới mối quan hệ giữa thời gian với tổ chức trần
thuật. Theo đó, tác giả chỉ ra các kiểu trần thuật trong Liêu trai, chỉ ra tốc độ nhịp điệu thời gian trong tác phẩm.
Tuy nhiên, ở cả hai công trình có tính chất chuyên sâu này, trong phạm
vi nghiên cứu, các tác giả mới chỉ coi thời gian nghệ thuật là phương thức phương tiện để thể hiện nhân vật hay là yếu tố tổ chức thế giới Liêu Trai chứ
chưa nghiên cứu về thời gian nghệ thuật với tư cách là một hình tượng nghệ


6


thuật hoàn chỉnh. Các tác giả chủ yếu chỉ mới tập trung chú ý khai thác thời
gian để làm nổi bật cái thực - ảo trong tác phẩm của Bồ Tùng Linh.
Tóm lại, kể từ khi Liêu trai chí dị ra mắt độc giả cho đến nay vấn đề
nghiên cứu Liêu trai chí dị nói chung và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm
nói riêng đã có một quá trình lâu dài và đạt được những thành tựu quan trọng.
Quá trình đó phản ánh các khuynh hướng tiếp cận và giải mã tác phẩm theo
nhiều hướng khác nhau. Mặc dù vấn đề thời gian của Liêu trai đã được đề cập
đến ở những mức độ khác nhau trong các bài viết, công trình nghiên cứu song
chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình chuyên sâu tìm hiểu thời gian
nghệ thuật như một chỉnh thể phức hợp của nhiều yếu tố từ nội dung đến hình
thức, từ thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn được hóa thân thành hình
tượng nghệ thuật đến khả năng tổ chức hình tượng nghệ thuật đó. Tuy vậy,
những thành tựu, những kết quả nghiên cứu của những người đi trước chính là
những gợi mở vô cùng quan trọng đối với chúng tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện đề tài. Với tinh thần học tập không ngừng, với thái độ tôn
trọng và cầu thị, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những kết quả
nghiên cứu của những người đi trước, trên cơ sở đó mạnh dạn đi sâu tìm hiểu
một cách đầy đủ, hệ thống về hình tượng thời gian nghệ thuật theo các hướng
sau:
- Liêu trai là thế giới của những điều kỳ ảo. Thời gian trong Liêu trai
chí dị tùy thuộc vào các yếu tố kỳ ảo và kiểu loại nhân vật mà biến đổi cho
phù hợp. Từ đó tạo ra trong Liêu trai chí dị một hình tượng thời gian đa dạng
và độc đáo.
- Thời gian trong Liêu trai chí dị là một hình tượng nghệ thuật độc đáo,
có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thành công thế giới Liêu trai. Bởi


7


vậy, nghê thuật tổ chức thời gian nghệ thuật trong Liêu trai chí dị cũng hết
sức độc đáo và đặc sắc.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Thời gian nghệ thuật trong Liêu Trai chí dị của Bồ
Tùng Linh”, người viết nhằm mục đích:
- Khám phá những giá trị thẩm mỹ của thế giới nghệ thuật độc đáo
trong Liêu Trai.
- Có sự cảm thụ và cắt nghĩa thấu đáo hơn về tư tưởng, thế giới quan
của nhà văn biểu hiện trong tác phẩm.
- Góp tiếng nói khẳng định giá trị nhân văn cao đẹp của bộ đoản thiên
tiểu thuyết này.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thời gian nghệ thuật trong Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh.
4.2. Phạm vi khảo sát
Tác phẩm Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh do Nguyễn Đức Lân dịch
(431 truyện) - Nhà xuất bản Văn học, năm 2001.
5. Giới thuyết khái niệm
Trong triết học người ta xem thời gian là hình thức (phương thức) tồn
tại của vật chất, trong đó có cuộc sống con người. Không một vật chất nào có
thể tồn tại ngoài thời gian. Mọi dạng tồn tại của vật chất đều có thời gian của
riêng mình.
Khoa học và thực tiễn cho thấy: Có một thời gian vật lý tuyệt đối vận
động không theo ý muốn của con người. Đó là thời gian diễn ra từng giây,
từng phút, từng giờ và được đo bằng mặt trời, bằng đồng hồ… Thời gian này
được hiểu là hình thái tồn tại của vật chất diễn biến theo ba trạng thái: Quá
khứ, hiện tại, tương lai. Nó vận động và phát triển một chiều tuyến tính và

khách quan không theo ý muốn của con người.

8


Tuy nhiên thời gian đó chưa phải là thời gian nghệ thuật. Trong cuốn
Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần
Đình Sử nêu ra rằng: “Thời gian nghệ thật trong tác phẩm văn học chính là
hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó”
[8;322]. Các tác giả còn khẳng định: “thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm
thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát
triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả và phương thức tồn tại
của con người trong thế giới” [8;323].
Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế
giới. Có thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện, có
thời gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức. Thời gian nghệ
thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử,
từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về
phương thức tồn tại của con người trong thế giới.
Thời gian trong tác phẩm văn chương chỉ trở thành thời gian nghệ thuật
khi nó trực tiếp tác động vào nhân vật, những biến động của tâm tư. Nó cùng
với các yếu tố khác góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học của Giáo sư Trần Đình Sử có bàn về
thời gian nghệ thuật như sau: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể
chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục độ dài của nó,
với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương
lai” [18;77].
Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, gắn
với thời gian tâm lí. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có
thể đảo ngược hay vượt tới tương lai. Trong tác phẩm văn học, thời gian được

biểu hiện bằng nhiều phương tiện, đó là các trạng từ chỉ thời gian: “Ngày xửa
ngày xưa”, “ngày xưa”, “ngày ấy”, “cách không lâu”… Đó là các từ chỉ các
đoạn thời gian, chỉ cách tính thời gian. Thời gian còn được chỉ bằng các dấu

9


hiệu tuổi trẻ, xuân, hạ, thu, đông, hoa mai nở,… song điều quan trọng không
chỉ là cách biểu thị thời gian mà là quan niệm, cách hiểu thời gian của tác giả.
Có thể thấy, vấn đề thời gian nghệ thuật trong tác phẩm có hai mặt cơ
bản: Quan niệm thời gian của nhà văn và tổ chức thời gian của tác phẩm,
quan niệm thời gian của nhà văn có thể bộc lộ trực tiếp và phổ biến hơn là bộc
lộ gián tiếp qua tổ chức thời gian. Thời gian nghệ thuật cũng là một trong
những mặt hình thức bên trong tác phẩm, có quan hệ chặt chẽ với ý thức nghệ
thuật của nhà văn. Tổ chức thời gian cũng chính là cách xử lý thời gian trong
tác phẩm văn học tạo ra những cách nhìn nhận đa chiều trong việc tiếp cận
nghệ thuật của tác phẩm và nó mang đậm tính chủ quan của tác giả.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp hệ thống.
7. Bố cục khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của khoá luận gồm có
hai chương:
Chương 1: Các kiểu thời gian trong Liêu Trai chí dị
Chương 2: Nghệ thuật tổ chức thời gian trong Liêu Trai chí dị

10



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CÁC KIỂU THỜI GIAN TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ
Liêu Trai chí dị là một tác phẩm với hệ thống nhân vật đặc biệt, bởi vậy
thời gian trong Liêu trai cũng rất đặc biệt. Bồ Tùng Linh đã quy tụ trong Liêu
trai “các kiểu thời gian để tạo ra một thời đại hiện tại vĩnh hằng độc đáo”. Đó
là thời gian tự nhiên trong sự luân chuyển của tạo hóa (xuân, hạ, thu, đông),
thời gian sinh hoạt có thể đo đếm (ngày, tháng, sáng, trưa, tối…), thời gian
sinh mệnh của đời người, thời gian lịch sử…Và Liêu trai còn có một kiểu thời
gian khác - thời gian của cõi khác, một cõi hoàn toàn xa lạ với con người kiểu thời gian siêu nhiên. Cho dù là kiểu thời gian nào thì “hình tượng thời
gian trong Liêu trai cũng bị chi phối bởi yếu tố kỳ ảo để tạo nên một kiểu thời
gian mang đậm chất Liêu trai, của riêng cõi Liêu trai” [3;230]: thực ảo lẫn
lộn, sáng tối đan xen, mơ hồ huyền thoại. Thời gian nghệ thuật trong Liêu trai
chí dị được chia làm hai kiểu loại đặc trưng là: thời gian thực tại và thời gian
mộng ảo.
1.1. Bảng khảo sát
Stt

Số lần xuất

Kiểu thời gian

hiện

Đêm tối
1

Thời gian

thực tại

2

185

Lễ Thanh minh
Lễ tiết

Các ngày lễ,
hội khác

Thời gian
mộng ảo

11

10
20

Lịch sử

38

Cõi âm

41

Cõi tiên


25

Mộng

84


Qua bảng khảo sát, chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, Liêu trai có hai loại thời gian là thời gian thực tại và thời
gian mộng ảo. Trong đó:
- Thời gian thực tại bao gồm các kiểu loại thời gian tiêu biểu:
+ Tần số xuất hiện thời gian đêm tối là 185/431 truyện, chiếm tỉ lệ ≈ 42,9%.
+ Tần số xuất hiện thời gian lễ tiết là 30/431 truyện, chiếm tỉ lệ ≈ 6,9%.
Tần số xuất hiện tiết Thanh minh là 10/30 truyện, chiếm tỉ lệ ≈ 33,3%.
Tần số xuất hiện các lễ tiết khác (Thượng nguyên, Trung thu, Trùng
cửu…) là 20/30 truyện, chiếm tỉ lệ ≈ 66,7%.
+ Tần số xuất hiện thời gian lịch sử là 38/431 truyện, chiếm tỉ lệ ≈ 8,8%.
- Thời gian mộng ảo bao gồm các kiểu loại thời gian tiêu biểu:
+ Tần số xuất hiện thời gian cõi âm là 41/431 truyện, chiếm tỉ lệ ≈ 9,5%.
+ Tần số xuất hiện thời gian cõi tiên xuất hiện là 25/431 truyện,
chiếm tỉ lệ ≈ 5,8%.
+ Tần số xuất hiện thời gian cõi mộng là 84/431 truyện, chiếm tỉ lệ ≈ 19,4%.
Thứ hai, nhìn bảng khảo sát có thể thấy, trong thời gian thực tại, loại
thời gian có tần số xuất hiện nhiều nhất chính là thời gian đêm tối với tỉ lệ
185/431 truyện, ≈ 42,9%. Theo TS. Nguyễn Thị Bích Dung thì “Đêm tối là
gam màu chủ đạo tạo nên màu sắc kỳ ảo cho thời gian tự nhiên của cõi Liêu
trai” [3;232]. Đây cũng chính là loại thời gian phổ biến Bồ Tùng Linh sử
dụng khi xây dựng thời gian trong Liêu trai chí dị. Còn trong các kiểu loại
thời gian mộng ảo thì xuất hiện với tần số nhiều nhất chính là thời gian mộng
với 96 giấc mộng, xuất hiện trong 84/431 truyện, chiếm tỉ lệ ≈ 19,4%. Đây là

kiểu loại thời gian khá đặc biệt, nhà văn Bồ Tùng Linh đã sử dụng mộng để
giúp các nhật vật Liêu trai tìm đến “như một phương tiện để gửi gắm, để ký
thác và cũng để giải tỏa” [3;235].

12


1.2. Thời gian thực tại
1.2.1. Thời gian sinh hoạt đời thường
Thời gian sinh hoạt là thời gian gắn liền với cuộc sống, số phận của
mỗi con người. Nó là dòng thời gian phản ánh sự đa dạng của cuộc sống, thời
đại. Trong Liêu trai chí dị, thời gian sinh hoạt gắn liền với số phận cuộc đời,
với ước mơ khát vọng của các nhân vật - từng con người cụ thể. Đó là những
chàng thư sinh ôm mộng công danh và tình ái, là những nàng tiểu thư, mĩ nữ
xinh đẹp khát khao ái ân hạnh phúc, là bộ mặt của bọn quan lại thối nát và
còn là khát vọng thoát ly trần thế của những đạo sĩ thần tiên.
Liêu trai là một thế giới nghệ thuật đặc biệt, có sự xâm nhập của
yếu tố kỳ ảo. Bởi vậy, khi miêu tả thời gian sinh hoạt, tác giả chủ yếu lựa
chọn những khoảnh khắc thời gian đặc biệt. Theo đó, nhà văn tập trung
xây dựng ba kiểu loại: thời khắc đặc biệt của ngày, thời gian lễ tiết và thời
gian sinh mệnh.
Trước hết là thời gian trong những thời khắc đặc biệt của một ngày.
Xây dựng thời gian sinh hoạt, Bồ Tùng Linh xây dựng một hệ thống thời gian
phản ánh cuộc sống sinh hoạt của nhân vật. Đó là ngày, tháng, năm; là xuân,
hạ, thu, đông…tuy nhiên, nhà văn đặc biệt chú ý tới những thời khắc đặc biệt
như chiều tà, đêm tối, rạng sáng. Đây là những thời khắc giao thoa giữa ngày
và đêm, giữa thực và mộng, bởi vậy nó chính là thời khắc thích hợp để những
nàng hồ, nàng ma…xuất hiện, tìm tới quyến rũ các thư sinh nơi thư phòng,
miếu cổ, vườn hoang, nghĩa địa. Khi canh hai mập mờ hay khi bóng tà dương
dần tắt, trong màu sắc chập chờn mê ảo, những cuộc gặp gỡ âm dương, những

kỳ duyên khác loài, những cuộc tình phóng túng đầy nhục dục bắt đầu (Cô Tư
họ Hồ, Liên Hương, Thần Ngũ Thông, Đổng Sinh…).
Trong những thời khắc ấy, đặc biệt nhất phải kể tới thời gian đêm tối gam màu chủ đạo tạo nên màu sắc kỳ ảo cho thời gian tự nhiên trong Liêu

13


trai. Đây cũng là hình tượng thời gian chiếm tỉ lệ cao nhất (185/431 truyện)
trong Liêu trai.
“Đêm tối vốn là thời gian tự nhiên, thời gian của sự kiện, nhưng tự
thân nó đã mang yếu tố kỳ ảo” [3;232]. Trong khoảng thời gian huyền diệu,
sâu thẳm và đầy quyến rũ ấy chuyện gì cũng có thể xảy ra, chuyện gì cũng có
thể chấp nhận được. Đó là lúc hồn ma trở lại nhân gian cùng người sống
(Chương A Đoan, Quách Tú Tài, Cô gái họ Mai, Kinh Kinh Sắc…), là thời
khắc hồn hoa, tinh cá, hồ ly, chương, rắn, ong…tu luyện ngàn năm, trút bỏ
hình hài trở thành mĩ nữ, giai nhân (Hoa Cô Tử, Cát Cân, Liên Hoa công
chúa,…). Thời gian đêm tối đã trở thành khoảnh khắc của tự do, tình yêu và
dục vọng. Trong Liêu trai có đến 77 thiên truyện đêm tối gắn với các cuộc
hoan ái của nhân vật. Đêm tối giúp họ vượt qua trở ngại của bao giáo lí khắt
khe, của những thẹn thùng xấu hổ để được yêu, được dâng hiến và tận hưởng.
Những ái ân trai gái, những leo tường khoét vách để tìm đến với nhau chỉ có
thể diễn ra khi ánh dương dần tắt, màn đêm dần buông. Bóng đêm vừa là nhân
chứng vừa là kẻ đồng lõa cho những đam mê cháy bỏng của tình yêu, nhục
cảm. Đêm tối trong Liêu trai là đêm của ái ân, lạc thú; là đêm của những dục
vọng bản năng bị thực tế đè nén nay trỗi dậy - sự trỗi dậy để khẳng định nhu
cầu chính đáng của bản thân (Xảo Nương, Liên Hương, Lâm Tứ Nương…).
Chính bởi thế, những cuộc tình dù lâu dài hay chớp nhoáng, dù có kết quả hay
không đều mang lại sự rạo rực dữ dội, niềm hoan lạc đắm say. Đêm tối chính
là thời khắc con người vượt qua mọi rào cản, vượt lên “cả không gian, cả thời
gian, cả sự sống chết để đạt tới tình yêu vĩnh hằng” [3;234].

Đêm tối không chỉ là chứng nhân, là kẻ đồng lõa của tình yêu, nhục
cảm mà nó còn là thời khắc của cái ác, của những hành vi tội lỗi, xấu xa: đốt
nhà, cướp của, giết người, hiếp dâm, gian dâm…(Kinh Kinh Sắc, Vân La công
chúa, Hai anh em nhà họ Thương…). Trong đêm tối, khi vành trăng sáng vừa

14


lên, giữa mênh mang mặt nước, Vương vì quyến luyến vợ Kim là cô Canh đã
thực hiện hành vi bất nhân giết cả nhà Kim. Thậm chí giết luôn cả vợ mình
khi vợ lên án hành động độc ác đó (Cô Canh). Rồi cũng trong bóng đêm mờ
ảo, hàng loạt tội ác diễn ra quanh nàng Yên Chi: Túc Giới gian dâm cùng
Vương thị - vợ họ Công; Túc Giới tìm tới khuê phòng Yên Chi giả danh Ngạc
Thu Chuẩn nhằm hãm hiếp nàng; Mao Đại tìm Yên Chi mưu làm chuyện xấu
bị bố Yên Chi phát hiện đã ra tay giết người…(Yên Chi).Dưới bóng đêm, tất
cả những giá trị tốt - xấu, cao cả - thấp hèn được tác giả miêu tả phơi bày một
cách trần trụi nhất.
Đêm tối còn là thời khắc biến điều không thể thành có thể, vô lí thành
có lí. Bóng đêm đưa người chết trở lại đoàn tụ với người thân, chăm sóc dạy
bảo (Chương A Đoan, Châu Nhi,…); đưa người sống xuống địa phủ làm nhân
chứng, xử kiện (Diêm La, Lý Bá Ngôn…) dạy học (Ái Nô) làm rể (Chú rể);
biến chùa hoang, miếu sập, mả cổ, vườn hoang thành thành quách nhà lầu
nguy nga tráng lệ (Chồn gả con, Kiều Na, Anh Ninh…).
Với tinh thần nhân văn cao cả và bút pháp kì ảo, Bồ Tùng Linh đã tạo
ra hình tượng đêm tối xoa dịu nỗi đau sinh li tử biệt, thỏa mãn khao khát bản
năng, đáp ứng nhu cầu chính đáng của con người cũng như phơi bày mặt trái
của con người trong xã hội. Đêm tối huyền ảo nhưng giúp người đọc nhận ra
được một cách rõ ràng tất cả những điều nhà văn phản ánh: tình yêu, dục
vọng, lòng người…
Mảng thời gian thứ hai trong thời gian sinh hoạt đời thường chính là

thời gian lễ tiết. Lễ tiết là bộ phận văn hóa truyền thống của Trung Quốc bao
gồm việc tố chức những nghi lễ, hội hè theo một khuôn mẫu nhất định vào
những thời điểm tự nhiên quay vòng theo chu kì, tức là theo bốn mùa: xuân,
hạ, thu, đông. Là bộ phận đời sống văn hóa tinh thần quan trọng, lễ tiết có ý
nghĩa cơ bản xuyên suốt là thể hiện ý tưởng về sự trường tồn của cuộc sống,

15


khao khát của con người về thiên địa hài hòa ban cho vụ mùa tươi tốt, bội thu,
đàn gia súc sinh sôi nảy nở. Trong lễ tiết, ý tưởng vũ trụ thiên nhiên và con
người là một khối thống nhất được thể hiện rõ rệt, chu kì vòng quay của vũ
trụ được bao trùm lên đời sống con người qua bao thế hệ. Có thể thấy lễ tiết là
cái mốc phân đoạn chuỗi thời gian vĩnh hằng trong đời sống con người.
Chúng tựa như biểu tượng cho cuộc sống lặp đi lặp lại trong vòng quay của
vũ trụ và sự bất tận của thời gian. Lễ tiết gắn liền với khái niệm thời lịch, thời
tiết, thời vụ, phản ánh ý niệm của mỗi dân tộc về những phân đoạn thời gian
đó. Và vì thế lễ tiết phần nào trở thành bộ phận của ý thức hệ dân tộc, thể hiện
bản sắc dân tộc sâu đậm.
Với văn học thì lễ tiết là nơi chứa đựng những khoảnh khắc giao thời
đặc biệt tạo nên nhịp vận động mạnh mẽ cho từng hoạt động của nhân vật, bởi
nó là dịp nhà văn để nhân vật của mình gặp gỡ, hội ngộ và nên duyên. Liêu
Trai chí dị có 30/431 truyện xuất hiện kiểu thời gian lễ tiết (Thanh Minh,
Thượng nguyên, Đoan ngọ, Trùng dương, Trùng cửu…)
Theo tập quán tâm linh của người Trung Quốc, thời gian lễ tiết là thời
gian để con người hướng đến thế giới khác (thần linh, địa phủ). Đó là dịp gặp
gỡ, hội ngộ, đoàn viên của những người thân. Cơ hội này không chỉ dành cho
người còn sống mà dành cho cả những người đã chết. Lễ tiết là thời gian con
người nô nức đi dâng lễ, trẩy hội, cũng là lúc diễn ra những cuộc gặp gỡ lạ kì
giữa tiên hồ, kỳ quỷ với con người (Thanh Phượng, Anh Ninh, Cô Bảo…). Là

thời gian nhen nhóm lên tơ lòng vương vấn trong những tao nhân mặc khách
để rồi tình yêu kết trái (Thanh Phượng, Thần nữ).
Qua khảo sát cho thấy tiết Thanh minh xuất hiện nhiều nhất trong kiểu
thời gian lễ tiết (10/30 truyện) . Tiết Thanh minh diễn ra trong những ngày
cuối xuân (từ cuối tháng hai đến giữa tháng ba âm lịch) với lễ tảo mộ và hội
đạp thanh. Đây là dịp để con người đi sửa sang lại ngôi mộ tổ tiên, sum họp

16


với gia đình. Cũng là dịp để nam nữ thanh niên đi du xuân, hội ngộ, gặp gỡ.
Trong Liêu Trai, tiết Thanh minh trước hết là thời điểm tạo nên những cuộc kì
ngộ giữa người và ma trong nhiều thiên truyện: Thanh Phượng, Con ngươi
biết nói… Nhờ tiết Thanh minh, con người được gặp gỡ lương duyên: Tôn Tử
Sở gặp cô Bảo, Phương Đống gặp cô Bảy thành Phù Dung “nhan sắc diễm
lệ”. Nhờ tiết Thanh minh, những lứa đôi bị ngăn trở hay chia ly được đoàn tụ
như trong truyện Thanh Phượng: “nhân gặp tiết Thanh minh, đi thăm mộ về,
gặp hai con chồn đang bị chó đuổi gấp. Một con nhanh chân chui vào bụi rậm
trốn thoát, con kia cuống quýt bên đường, thấy sinh quấn lại kêu, cúi đầu cụp
tai, như muốn cầu cứu. Sinh đem lòng thương, mở vạt áo bọc lấy, đem về.
Đến nhà, đóng cửa, đặt lên giường, thì hóa ra Thanh Phượng…”
Khi thời gian lễ tiết bắt đầu, cùng với sự nô nức của con người là sự nô
nức của một thế giới khác. Lễ tiết thỏa mãn khát khao gặp gỡ, tơ tình; thỏa
mãn khát vọng đoàn viên hội ngộ của con người. Trong thời điểm linh thiêng
âm - dương giao hòa, người - ma lẫn lộn, thực - ảo khó phân, mọi gặp gỡ biến
chuyển của cõi Liêu Trai vốn đã ảo nay lại càng huyền diệu.
Một mảng màu nữa trong bức tranh thời gian của cõi Liêu Trai ấy
chính là thời gian sinh mệnh. Thời gian sinh mệnh là thời gian đời người. Nó
được tính bằng cuộc đời con người trong mấy mươi năm từ khi sinh ra và mất
đi. So với vòng quay luân chuyển bất tận của thời gian thì mấy mươi năm ấy

quả thực ngắn. Nhưng thời gian sinh mệnh trong Liêu Trai - một cõi kì ảo, với
những nhân vật kì ảo lại mang một đặc trưng riêng biệt.
Trước hết, trong Liêu Trai ta nhận thấy tác giả nhắc nhiều tới kiếp
người - sự luân chuyển kiếp sống của con người. Sinh mệnh của nhân vật
trong Liêu Trai không chỉ ngừng khi nhân vật chết đi mà còn được tiếp tục ở
các kiếp báo luân hồi. Trong truyện Ba kiếp làm súc vật, ông hiếu liêm họ
Vương nhớ rõ mình trải qua ba kiếp: làm ngựa, làm chó, làm người. Uông

17


Khả Thụ (Uông Khả Thụ) sinh mệnh cũng không chỉ kể trong một đời mà
được nhắc tới ba kiếp. Cô gái họ Trần trong thiên truyện cùng tên bị đạo sĩ
giết oan được quan ấp tể giải oan nên đã đầu thai làm con gái quan ấp tể.
Xây dựng dòng thời gian sinh mệnh với các kiếp luân hồi, tác giả cho
ta thấy quan niệm của ông về nhân quả cuộc đời: người tốt được đầu thai làm
người, kẻ ác bị đày ải, mắc tội phải làm thân chó, ngựa để đền tội… Qua đây
cho thấy thời gian trong Liêu Trai có mang cảm quan tôn giáo. Với Liêu Trai,
với thế giới nhân vật kì ảo của Liêu Trai, chết đâu phải là hết, đó là sự chuyển
tiếp, là một trạm trung chuyển trong vòng luân hồi của kiếp người.
Cùng với sự luân chuyển các kiếp, thời gian sinh mệnh trong Liêu Trai
còn đáng chú ý ở sự ngưng đọng trong một thời khắc của đời người - đó là
tuổi trẻ. Thời gian sinh mệnh trong Liêu Trai dường như được ngừng lại,
đọng lại ở thời khắc viên mãn, đẹp nhất của đời người - tuổi thanh xuân. Nhân
vật trong Liêu Trai, dù là thư sinh Nho học hay giai nhân phòng khuê thì độ
tuổi được nhắc tới nhiều nhất vẫn là mười lăm, mười tám, đôi mươi, cho tới
ba mươi, bốn mươi...Đặc biệt là các nữ nhân ma hồ của cõi Liêu Trai như
Kiều Na, Thanh Phượng, Hoàng Anh, Anh Ninh, Liên Hương, Cát Cân…Như
Nguyễn Thị Bích Dung đã nhận xét: họ dường như “đã thực sự vượt qua khỏi
sự chế ngự của thời gian…Nhân vật có thể chết, có thể tạm thời biến mất khỏi

thế gian nhưng mãi mãi xinh đẹp, trẻ trung” [3;236].
Nhân vật trong Liêu Trai dường như luôn ở độ tuổi của sự thanh xuân
và tươi trẻ. Chàng Kinh Sinh sống tới ngoài 60 tuổi, nét mặt vẫn như ngoài 30
(Thần ngũ thông), Cát Mẫu (Bạch Vu Ngọc) “tuổi đã năm mươi, người ta nhìn
xem, như người mới chừng ngoài đôi mươi”; Thần nữ (Thần nữ) nên duyên
vợ chồng cùng Mễ Sinh mà khi “Sinh đã tám mươi tuổi, thần nữ nét mặt còn
như con gái chưa chồng”; Hồng Ngọc (Hồng Ngọc) dù trời cực rét, chịu khổ,
chịu cực nhưng “chân tay vẫn nuột nà”. Nàng nói “tuổi đã ba mươi tám, mà

18


thiên hạ nhìn ra chưa đầy hai mươi”… Quỳnh Hoa (Nhạc Trọng) “đã gần bốn
chục tuổi vẫn uyển điệu như người đôi mươi”.
Sự sống và cái đẹp vĩnh cửu của đời người khó có thể tồn tại ở thực tế,
con người luôn luôn theo đuổi một thời thanh xuân, tròn đầy để rồi trở về buồn
bã trong thất vọng, nhưng nay trong Liêu trai của Bồ Tùng Linh mọi khao khát
ước vọng về thời đẹp nhất, huy hoàng nhất của con người đã được nhà văn lưu
giữ và nắm trọn cho các nhân vật của mình. Chính thời gian sinh mệnh này đã
khiến cho thời gian đời người trong Liêu Trai vô cùng đẹp và đáng quý. Nó thể
hiện khát vọng trẻ mãi không già (trường sinh bất lão) - khát vọng muôn thuở
của loài người. Và dòng thời gian ấy trở thành dòng thời gian bất biến, bị đông
cứng trong dòng chảy của thực tại khách quan, vì thế nó “trở nên phi thời gian,
phi hiện tại, phi quá khứ. Duy nhất chỉ còn sự hiện diện của tuổi trẻ - của thời
khắc đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗi con người” [3;237].
Với Liêu Trai, tuổi trẻ mới là vô hạn, vĩnh hằng. Tuổi trẻ gắn liền với
khát vọng sống, khát vọng yêu đương mới là thứ mà nhân vật trong Liêu Trai
hướng đến. Họ không quan tâm đến thời gian dài dằng dặc mà quan tâm tớii thời
khắc của tuổi trẻ - thời khắc họ được sống, được yêu đương và dâng hiến hết
mình. Đó cũng chính là ý nghĩa nhân văn vô cùng lớn lao của Liêu Trai chí dị.

1.2.2. Thời gian lịch sử
Một kiểu thời gian khác của thời gian thực tại là thời gian lịch sử.
Trong Liêu Trai chí dị có 38 truyện xuất hiện kiểu thời gian lịch sử.
Khảo sát cụ thể từng tác phẩm cho ta thấy có hai kiểu tái hiện theo thời
gian lịch sử trong Liêu Trai. Thứ nhất là tái hiện bằng cách ghi chép các sự
kiện theo mốc niên đại: “Vào đời Sùng Trinh”, “Đời Ngũ Đại về trước”,
“Khang Hi năm thứ 21”, “năm Khang Hi thứ sáu”, “niên hiệu Sùng Chính đời
Minh”…thậm chí còn cụ thể tới ngày tháng “đời Vĩnh Niên, năm Khang Hi
thứ tư, tháng chín, ngày hai mươi tám” (Lí Tư Giám)... Thứ hai là tái hiện

19


bằng cách ghi chép các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử như “Trong cuộc
biến Vu Thất”, “trong loạn Tạ Thiến”, “hồi quân Tĩnh Nam nổi lên, đất Tề đại
loạn” hay “thời Ngô Phan Vương chưa làm phản” (Bảo Trụ)…
Thời gian lịch sử xuất hiện làm tăng sức thuyết phục, đúng đắn cho câu
chuyện khiến người đọc tin vào những gì được kể. Tuy nhiên, Liêu Trai chí dị
là tiểu thuyết sinh hoạt bởi vậy sự ghi chép các biến cố, sự kiện lịch sử, niên
đại ấy cũng không giúp cho độc giả hiểu biết hơn lịch sử. Nó không giống với
các tiểu thuyết “giảng sử” như Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử… thiên về ghi
chép trước sau đầy đủ rõ ràng các sự kiện lịch sử giúp người đọc hiểu hơn về
các niên đại, sự kiện ấy. Thời gian lịch sử trong Liêu Trai chí dị mang màu
sắc sinh hoạt, trước hết nó được sử dụng là cái cớ để nhà văn phơi bày hiện
thực xã hội. Ở đấy, lịch sử không phải để triển khai thành các cuốn biên niên
mà lịch sử chỉ là cái cớ dẫn dắt người đọc vào những câu chuyện sinh hoạt
đời thường của cõi Liêu Trai. Có rất nhiều thiên truyện trong Liêu Trai mở
đầu bằng thời gian lịch sử song triển khai câu chuyện và diễn tiến sự kiện lại
ngập tràn không khí sinh hoạt.Truyện Lí Tư Giám có câu mở đầu “đời Vĩnh
Niên, năm Khang Hi thứ tư, tháng chín, ngày hai mươi tám” song tiếp theo lại

là diễn biến Lí Tử Giám bị Âm Ti giết vì tội đánh chết vợ. Truyện Cô chín họ
Công Tôn, mở đầu là một không khí lịch sử “trong vụ án Vu Thất, những
người liên lụy và bị giết phần nhiều ở hai huyện Thi Hà và Lai Dương. Một
ngày, bắt vài trăm người, dẫn ra vũ trường, chém tuốt, máu thẫm tràn mặt đất,
xương trắng ngất trời. Các quan trên rủ lòng từ bi, cung cấp áo quan chôn cất
cho. Các cửa hàng gỗ ở Tế Thành không còn một chiếc quan tài. Những
người chịu phục hình ở phía Đông Thành, phần lớn chôn ở gò Nam Giao”.
Song toàn bộ các sự kiện, tình tiết lại xoay quanh một câu chuyện hết sức đời
thường - tình duyên âm dương giữa Sinh với hồn ma cô Chín họ Công Tôn.
Và trong các truyện Trương Thành, Thanh Phượng, Cô Tư họ Lâm, Đao

20


Sắc… Thời gian lịch sử cũng chỉ làm nền cho những số phận cuộc đời con
người trong thực tại. Như vậy thời gian lịch sử đã bị mờ hóa, lấn át bởi thời
gian sinh hoạt.
1.3. Thời gian mộng ảo
Thời gian mộng ảo hay thời gian siêu tự nhiên là kiểu thời gian thuộc
thế giới khác - thế giới không thuộc trần gian, thực tại. Đó có thể là âm phủ,
tiên cảnh hay là mộng. Thời gian ấy không được tính bằng giây, phút, giờ,
không phải được đo đếm bằng con số ngày, tháng, năm, mà được tính bằng
khoảng thời gian trăm năm, bằng sự lưu chuyển tái sinh của những kiếp người
(Vân La công chúa, Chợ biển nước La Sát, Phiên Phiên, Phấn Điệp…) Đây là
thời gian vĩnh hằng, thời gian phi thời gian. Và đặc điểm lớn nhất của kiểu
loại thời gian này đó là độ vênh với thực tại cực lớn.
1.3.1. Thời gian cõi âm
Trong tín ngưỡng và thần thoại, địa ngục hay âm phủ là nơi mà các linh
hồn sẽ bị đưa tới sau cuộc sống dương gian, người cai quản địa ngục thương
gọi là Diêm Vương. Cõi âm vốn là nơi không xa lạ với tín ngưỡng tâm linh

của người Trung Hoa. Đó là nơi thực thi công lí: trừng phạt những linh hồn có
tội ác và chuyển hóa đầu thai cho những linh hồn tốt. Thời gian cõi âm là thời
gian của sự lưu chuyển và tái sinh của những kiếp người. Trong Liêu trai chí
dị, theo kết quả khảo sát, có 41/431 truyện có xuất hiện thời gian ở cõi âm.
Theo đó, thời gian cõi âm gắn với những công đường xử án, những kiếp luân
hồi (Lý Bá Ngôn, Tịch Phương Bình, Ngũ Thu Nguyệt, Nối tiếp chuyện “Kê
vàng”…). Truyện Long Phi tướng công kể về Đái Sinh tư thông với vợ anh
hàng xóm bị lừa xô xuống giếng rồi lấp đầy đất lên. Đái Sinh ở dưới chốn âm
làm bạn với ma, gặp lại Long Phi tướng công - ông tổ của mình, được ông
cho ăn, cho học. Truyện Vương thập kể về Vương Thập gánh muối bán bị bắt
xuống Âm phủ làm phục dịch vét sông Nại Hà. Xuống Âm ti, Diêm Vương

21


xét tội không phải buôn lậu bèn tha cho việc phục dịch, giao cho trông coi
việc đào sông. Rồi truyện Khảo Tệ ty, Văn Nhân sinh người đất Hà Nam được
anh tú tài mời xuống Âm phủ gặp Hư Đỗ quỷ vương xin tha cho cái lệ “cắt
thịt đùi man rợ”. Lần theo bước chân của Văn Nhân sinh, công đường hiện ra
“cao rộng, bên dưới kê hai cột đá, bên Đông, bên Tây, chữ khắc trên cột đá to
bằng cái giỏ, một cột đề “Hiếu lễ trung tín”, cột kia đề “Lễ nghĩa liêm sỉ”…
Và thời gian cõi âm còn là thời gian gặp gỡ đoàn tụ của những cuộc
tình đắm say. Trong truyện Liên Thành, Kiều sinh cảm mến sắc đẹp của Liên
Thành ngày đêm tương tư, mong nhớ tới mòn mỏi, thậm chí vì Liên Thành
sẵn sàng “cầm dao xẻo miếng thịt ngực” làm thuốc chữa bệnh cho Liên
Thành. Nhưng cha Liên Thành vì ham tiền đã hứa gả cho người buôn muối là
Vương Hóa Thành nên nhất quyết chia rẽ đôi uyên ương. Liên Thành chết,
Kiều sinh cũng chết theo. Và chính Âm phủ là nơi Kiều sinh được gặp lại
Liên Thành, nhờ đó cùng nhau bàn tính được nên vợ nên chồng sống với nhau
lâu dài. Án Trọng (Tương Quần) người đất Diêm An, trong một lần tới Âm

phủ mà gặp được Tương Quần (hồn ma) rồi nên duyên cầm sắt. Vương Sinh
trong thiên truyện Cầm Sắt cũng gặp được tiên nữ Cầm Sắt ở chốn âm phủ
mịt mù bóng tối…
Thời gian cõi âm vừa hé lộ cuộc sống âm ti với những hồn ma, quỷ
dữ; phơi bày những hình phạt tàn khốc và sự hôn ám của quan lại cầm cán
cân công lí. Mặc dù, thời gian cõi âm trong Liêu trai chiếm không nhiều (≈
9,5%), song nó vẫn là một loại thời gian tạo nên xương sống của tác phẩm.
Bởi Liêu trai là thế giới của thực ảo lẫn lộn, thế giới của những mĩ nhân ma
huyền bí và đầy sức hấp dẫn với bạn đọc.
1.3.2. Thời gian cõi tiên
Thời gian cõi tiên cũng là một hình tượng thời gian đậm chất kì ảo,là
thời khắc giúp nhân vật trong tác phẩm du hành vào thế giới bồng bềnh mây

22


trắng, thế giới của những nàng tiên, của những vật lạ và thế giới ấy cũng là
một hình tượng “đậm chất kỳ ảo, trái ngược hẳn với thời gian cõi trần”
[3;240]. Khảo sát Liêu Trai chí dị, có khoảng 25 truyện xuất hiện thời gian cõi
tiên. Với thời gian cõi tiên, ta có thể thấy dấu ấn tư tưởng Lão - Trang trong
quan niệm nghệ thuật của Bồ Tùng Linh.
Thời gian ở cõi tiên là khoảng thời gian khác xa với thực tại. Nó là thời
gian con người trần thế tự nhiên lạc lối hoặc được mời dẫn đến cõi bồng lai
tiên cảnh hay thủy cung lộng lẫy, hoặc là thời gian của những đạo sĩ - những
người mang chí hướng xuất thế tìm đến cõi tiên. Nhưng dù là nơi nào thì thời
gian cõi tiên luôn có sự lệch pha với thời gian cõi trần. Sở dĩ có sự chênh lệch
thời gian như vậy là do xuất phát từ quan niệm một ngày cõi tiên bằng nhiều
năm ở hạ giới của dân gian. Công chúa Vân La trở về trời mới hơn hai ngày
mà An Đại Nghiệp - chồng nàng - chờ đợi mòn mỏi đã “tới nửa năm” (Vân La
công chúa); Dương Viết Đán (Phấn Điệp) “giong buồn giữa biển khơi, gặp

sóng lớn, thuyền sắp lật”, lạc vào đảo lạ, ở có mấy ngày mà khi trở về thì “xa
nhà đã được mười sáu năm”, Trần Sinh (Bà chúa Tây Hồ) lạc vào phủ Tây Hồ
ở được vài tháng nhưng viết thư sai tiểu đồng về thì mới hay “đã hơn một
năm rồi”,…Hay Cổ Phụng Trĩ vì chán ngàn công danh, muốn xa lánh cõi đời
mai danh chốn núi non tìm đến nơi động phủ núi sâu mới có một ngày mà đến
khi quay lại trần gian thì thời gian đã qua một trăm năm, quê nhà “không còn
cảnh cũ”…(Cổ Phụng Trĩ).
Nhắc tới thời gian cõi tiên trong Liêu Trai chí dị là phải nhắc tới những
câu chuyện tình giữa các chàng thư sinh nho nhã và tiên nữ. Trong phần lớn
các câu chuyện người - tiên ta đều thấy thời gian ngưng đọng rất rõ ràng. Đó
là những khoảnh khắc lóe sáng của cuộc đời con người. Là thời khắc con
người tạm gác lại những vụn vặt lo phiền của cuộc sống phàm trần để bước
vào cõi tiên, vô lo, vô nghĩ. Dương Viết Đán (Phấn Điệp) trước gió dữ điên

23


cuồng, trước ranh giới mong manh của sống - chết không khỏi lo sợ. Nhưng
giây phút trước là buông xuôi phó mặc cái chết nơi biển rộng sóng to, giây
phút sau Dương đã bước vào cõi lạ với hoa nở đầy cây, “mùa hè không nóng
quá, mùa đông không lạnh quá, hoa nở bốn mùa”. Nơi đó có sẵn nhà lầu
thành quách, chăn ấm nệm êm không phải lo nghĩ. Cả ngày chỉ gảy đàn,
thưởng rượu, chơi hoa. Và trong khoảnh khắc thời gian vô hạn ấy, Dương gặp
gỡ và nên duyên cùng Phấn Điệp - giai nhân có “làn thu thủy long lanh, vẻ
quyến rũ vô cùng”.
Chàng La Tử Phù, người ở Phần Châu ăn chơi trác táng tới nỗi “mắc
bệnh lở lói hôi thối”, “bị chị em khinh rẻ”, “tống cổ ra ngoài, phải đi xin ăn
ngoài chợ”. Những tưởng La Tử Phù phải bỏ thây nơi xứ lạ thì lại may mắn
gặp được cô gái “dung mạo như tiên” - tiên nữ Phiên Phiên. Từ đó cuộc sống
của La Tử Phù cũng được thay đổi. Nơi động tiên, cuộc sống đủ đầy vô lo vô

nghĩ, mặc có áo làm bằng lá chuối, đói có bánh làm bằng lá rừng, có gà, cá
cũng cắt bằng lá, có rượu từ nước suối, mùa đông rét có áo ấm làm bằng mây
trắng, lại thêm mụn mủ tróc hết, bệnh tật lành hẳn…
Tuy nhiên, người đời vì tham, sân, si nên hầu như chẳng ai hưởng trọn
vẹn hạnh phúc đó; cuộc sống cõi tiên không ngày không tháng, trường sinh
bất tử vẫn chưa đủ thỏa mãn lòng người đầy phàm tục. Cổ Phụng Trĩ vì lòng
trần còn quyến luyến nên không được đắc đạo. Dương Viết Đán, La Tử Phù
vì mối dây tơ trần chưa dứt nên mãi mãi không thể hưởng thụ trọn vẹn cõi
tiên. Khi nhân vật tưởng nhớ trần gian là lúc thời gian cõi tiên kết thúc, con
người trở về với trần gian với thời gian thực tại. Đó là lúc xung quanh không
còn “chim núi hót véo von, hoa bay tơi tả, gió mát hây hây, lá rơi phấp
phới,… chẳng phải cảnh nhân thế” (Bà chúa Tây Hồ); không còn hoa lạ, chim
lạ (Chợ biển nước La Sát), không còn “mùi hương ngát phòng” mà thay vào
đó là cháu chắt chít “có vẻ thô lậu, quần áo xấu xí”, thức ăn có “rượu với chút

24


rau lè, rau hoắc”, phòng ở “khói, bụi cùng mùi nước đái trẻ con xông lên như
thui người” (Cổ Phụng Trĩ).
Sự đối sánh hai chiều giữa cõi tiên và cõi trần khiến cho cuộc sống
chốn bồng lai tiên cảnh càng thêm phần hấp dẫn. Thời gian con người được
tận hưởng nó càng thêm phần ngắn ngủi và quý giá. Đồng thời nó cũng thể
hiện rất rõ tính chất kì ảo của kiểu thời gian cõi tiên: mơ hồ, không thể nắm
bắt. Tiên giới, thời gian cõi tiên mãi là giấc mơ bất diệt về hạnh phúc hoan lạc
của con người.
1.3.3. Thời gian mộng
Một biểu hiên khác của thời gian kì ảo là thời gian mộng. Mộng là
phương thức nhận thức bằng tưởng tượng của con người. Nó là hiện thực hóa
tâm linh của con người. Đã từ lâu văn học nhìn nhận mộng như một phương

thức hữu hiệu để thể nghiệm cuộc sống.
Trong Liêu trai chí dị có khoảng 96 giấc mộng xuất hiện trong 84/431
truyện với nhiều nội dung và ý nghĩa khác nhau. Thời gian mộng trong Liêu
Trai xét về mặt nào đó có liên quan mật thiết đến thời gian cõi âm và thời
gian cõi tiên bởi con người chỉ đi vào cõi âm và cõi tiên được qua con đường
mộng. Cũng như thời gian cõi tiên và cõi âm, thời gian mộng cũng có độ
chênh nhất định so với thực tại. Ông hiếu liêm họ Tăng (Nối tiếp chuyện “Kê
vàng”) ngủ ngày, mộng trải qua hai kiếp: một kiếp làm quan sau vì tham lam,
nịnh trên đe dưới nên bị giáng tội, chết đi bị đưa xuống Âm phủ chịu đủ mọi
hình phạt. Kiếp hai bị đầu thai làm một đứa bé gái con nhà ăn xin, lớn lên
sống kiếp vợ lẽ, bị vợ cả hành hạ, bị hãm hiếp, bị vu tội giết chồng chịu án
lăng trì xử tử. Nhưng tỉnh mộng thì mới ngủ được mấy giờ. Cố sinh (Cố sinh)
nằm mộng hai lần, thời gian thực chỉ từ trưa đến chiều nhưng trong mộng thời
gian đã trải dài dằng dặc. Mộng lần đầu phòng toàn con nít, mộng lần thứ hai,
đời thực mới chỉ qua khoảnh khắc mà trong mộng “đi qua chỗ trẻ con ở khi

25


×