Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Thủ pháp lạ hóa trong đàn hương hình của mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.66 KB, 63 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm 80 của thế kỉ XX, nền văn học Trung Quốc có một diện
mạo mới với những bước đột phá và cách tân về thi pháp. Mạc Ngôn được coi
là một trong những đại diện tiêu biểu của nền văn học Trung Quốc đương đại.
Sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố truyền thống và
hiện đại. Tác phẩm của ông thực sự thu hút được nhiều tầng lớp độc giả trong
và ngoài nước.
Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, người vùng Cao Mật, tỉnh Sơn
Đông, Trung Quốc. Ông sinh ngày 17/2/1955, xuất thân trong một gia đình
nông dân. Do Cách mạng Văn hóa nên ông phải nghỉ học khi đang học dở tiểu
học và phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn. Tháng 2/1976, ông
nhập ngũ, từng làm chiến sĩ rồi tiểu đội trưởng, giáo viên rồi chuyển sang
sáng tác. Năm 1984, ông trúng tuyển vào khoa Văn thuộc học viện nghệ thuật
quân giải phóng và tốt nghiệp năm 1986. Năm 1988, ông lại trúng tuyển lớp
nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện văn học Lỗ Tấn, trường Đại học Sư
phạm Bắc Kinh. Năm 1991, ông tốt nghiệp với học vị Thạc sĩ. Hiện nay, ông
là sáng tác viên bậc 1 của Cục Chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân giải
phóng nhân dân Trung Quốc.
Từ năm 1980, Mạc Ngôn bắt tay vào sáng tác. Những tác phẩm nổi
tiếng của ông có: Báu vật của đời, Cao lương đỏ, Đàn hương hình, Tửu quốc,
Sống đọa thác đầy... Ngoài tiểu thuyết ra, ông còn viết 24 truyện vừa, trên 60
truyện ngắn và nhiều vở kịch cho sân khấu. Mạc Ngôn đã đóng góp cho nền
văn học Trung Quốc nhiều tác phẩm có giá trị và được dịch ra nhiều thứ tiếng
trên thế giới. Với những đóng góp lớn lao đó, Mạc Ngôn đã vinh dự được
nhận giải thưởng Nôben Văn học vào ngày 11/10/2012.

1


Trong các tác phẩm của mình, Mạc Ngôn đã sử dụng thủ pháp lạ hóa để


tạo nên những trang viết hấp dẫn làm say mê bao thế hệ bạn đọc. Mạc Ngôn
đã “bày đặt những truyện kì lạ trên những khung nền không xa lạ”. Nhận định
về nhà văn đạt giải Nôben Văn học 2012, ông Peter Englund, Chủ tịch Viện
hàn lâm Thụy Điển nói trên Guardian rằng: “ Nền tảng của các cuốn sách đã
được đặt ra khi Mạc Ngôn còn nhỏ, được nghe kể các truyện dân gian mô tả
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Nhưng nếu chỉ nghĩ như vậy thì hơi coi thường
ông. Đây không phải là thứ ông học được từ Gabriel Garcia Marquez mà là
thứ gì đó của riêng ông. Rất biết cách lồng yếu tố siêu nhiên vào những thứ
thông thường, ông là một người kể chuyện bẩm sinh”.
Trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn, tiểu thuyết Đàn hương hình là
một tác phẩm độc đáo và chiếm một vị trí quan trọng. Đây là tác phẩm tiêu
biểu cho sự đổi mới của nhà văn Mạc Ngôn trên phương diện thi pháp tiểu
thuyết. Những tinh hoa trong nghệ thuật sáng tác của Mạc Ngôn được tập
trung thể hiện ở “cuốn tiểu thuyết đáng đọc nhất hiện nay” này.
Đàn hương hình là câu chuyện diễn ra tại vùng Đông Bắc, Cao Mật vào
năm 1900. Bối cảnh lịch sử được tác giả sử dụng trong Đàn hương hình là
thời kì chống lại quân xâm lược Đức của nhân dân Trung Quốc. Tác phẩm kể
lại cuộc đấu tranh mang tính tự phát của người dân vùng Cao Mật chống lại
quân Đức khi chúng tiến hành xây dựng đường sắt Giao Tế chạy qua thôn
Cao Mật. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Tôn Bính được xây dựng dựa
trên nguyên mẫu một nhân vật có thật trong lịch sử. Theo Mạc Ngôn, trong
tiểu thuyết nhân vật Tôn Bính đã được nâng lên rất nhiều. Ông được xây dựng
thành nhân vật anh hùng chẳng kém gì Lý Tự Thành.
Tiểu thuyết Đàn hương hình được coi là một trong những tác phẩm tiêu
biểu của Mạc Ngôn. Và “lạ hóa” là một trong những thủ pháp nghệ thuật

2


được Mạc Ngôn sử dụng để xây dựng nên nhân vật, sự kiện trong tác phẩm

này.
Với những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Thủ pháp lạ
hóa trong Đàn hương hình của Mạc Ngôn để có thể đi sâu nghiên cứu việc sử
dụng thủ pháp lạ hóa trong việc xây dựng nhân vật, sự kiện của tác phẩm. Hi
vọng đề tài này giúp bạn đọc quan tâm hơn tới tiểu thuyết Trung Quốc đương
đại nói chung và tiểu thuyết Mạc Ngôn nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Đàn hương hình của Mạc Ngôn là một bộ tiểu thuyết đương đại đang
tạo được sức hút mạnh mẽ đối với độc giả và giới nghiên cứu bởi tính hiện
thực và những nét nghệ thuật đặc sắc của nó. Nhưng vì là một tác phẩm
đương đại nên số lượng những bài nghiên cứu về Đàn hương hình còn tương
đối ít ỏi. Đồng thời những bài nghiên cứu ấy cũng chỉ tiếp cận sơ lược tác
phẩm dưới góc độ xã hội hoặc xoay quanh các yếu tố lịch sử, chính trị … mà
chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về thủ pháp lạ hóa được sử dụng
trong tiểu thuyết Đàn hương hình.
Bài nghiên cứu có phần toàn diện đầu tiên về tiểu thuyết Mạc Ngôn nói
chung và Đàn hương hình nói riêng là “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết
Mạc Ngôn” của tác giả Lê Huy Tiêu, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4, năm
2003. Ở đây, Giáo sư đã cho rằng thủ pháp lạ hóa là một trong những đặc
trưng của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Theo ông, nhờ có trí tưởng tượng phong
phú, khả năng nắm bắt những cảm giác mới, Mạc Ngôn đã sáng tạo ra nhiều
nhân vật, sự kiện, chi tiết kì lạ để hấp dẫn người đọc. Tác giả cũng phân tích
khá sâu về nghệ thuật miêu tả cảm giác đặc biệt của Mạc Ngôn như cách tạo
ra thế giới cảm giác mang đậm dấu ấn chủ quan, cách miêu tả chậm lại những
hành động, những cảm nhận của nhân vật… Song trong khuôn khổ một bài

3


nghiên cứu có tính chất khái quát về những đặc điểm nghệ thuật trong tiểu

thuyết Mạc Ngôn, những biểu hiện cụ thể của lạ hóa vẫn chưa được bàn đến.
Trong luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Đàn hương
hình của Mạc Ngôn (Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2006), Nguyễn Thị Minh
Quân đã chỉ ra yếu tố được lạ hóa trong tác phẩm này ở phương diện không
gian. Theo tác giả, không gian ảo chủ yếu hiện lên trong thế giới tâm lí của
các nhân vật, cách đánh giá của của các nhân vật về cuộc sống. Không gian
này được hiện lên trong không gian của cuộc đọ râu, không gian hành hình,
không gian của các loài thú vật hiện lên trong cảm nhận của Giáp Con… Rõ
ràng, trong giới hạn của đề tài và phạm vi nghiên cứu, người viết không đi sâu
vào những biểu hiện của thủ pháp lạ hóa được thể hiện trên các phương diện
nhân vật, sự kiện, chi tiết… trong tiểu thuyết này.
Nguyễn Thị Tịnh Thy trong bài viết Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Mạc Ngôn (Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch sử phần 2,
Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008) cũng đã động chạm đến thủ pháp lạ hóa
được sử dụng trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn ở khía cạnh
điểm nhìn. Cái nhìn hư ảo trong tiểu thuyết này được thể hiện qua cái nhìn
của nhân vật Giáp con. Nhân vật luôn đứng ở trạng thái mơ hồ giữa hai bờ
thực ảo để trần thuật. Như vậy, có thể thấy trong bài viết này, tác giả đã
nghiên cứu thủ pháp lạ hóa được thể hiện trên phương diện điểm nhìn trần
thuật.
Nhìn chung, vấn đề Thủ pháp lạ hóa trong Đàn hương hình của Mạc
Ngôn có được tình cờ nhắc đến trong một số bài nghiên cứu về tiểu thuyết
Mạc Ngôn nhưng vẫn chưa có cái nhìn toàn diện, sâu sắc. Vì vậy, khi nghiên
cứu đề tài này, người viết hi vọng sẽ tiếp nối và bổ sung vào lịch sử nghiên
cứu vấn đề này – một vấn đề hấp dẫn còn nhiều điều để ngỏ.
3. Mục đích nghiên cứu.
4


Nghiên cứu đề tài Thủ pháp lạ hóa trong Đàn hương hình của Mạc

Ngôn, chúng tôi hướng vào những mục đích sau:
- Nghiên cứu thủ pháp lạ hóa được nhà văn sử dụng trong việc sáng tạo
ra nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian nghệ thuật trong Đàn hương hình,
từ đó thấy được tài năng độc đáo của nhà văn Mạc Ngôn.
- Phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập Văn học Trung Quốc, đặc biệt
là Văn học Trung Quốc đương đại trong nhà trường.
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi khảo sát
Đối tượng nghiên cứu là thủ pháp lạ hóa trong Đàn hương hình của
Mạc Ngôn.
Phạm vi khảo sát: Đàn hương hình của Mạc Ngôn, bản dịch của dịch
giả Trần Đình Hiến, Nhà xuất bản Phụ nữ, năm 2004.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận của chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích tác phẩm.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học.
6. Cấu trúc khoá luận
Khoá luận sẽ được triển khai theo hai chương:
- Chương 1: Thủ pháp lạ hoá trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
- Chương 2: Thủ pháp lạ hoá trong Đàn hương hình.
7. Đóng góp của đề tài
Tìm hiểu đề tài này, chúng tôi muốn bước đầu nghiên cứu thủ pháp lạ
hoá được nhà văn Mạc Ngôn sử dụng trong Đàn hương hình, từ đó thấy được
phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả. Ở một phạm vi nhất định, đề tài hi
vọng sẽ cung cấp một số tài liệu tham khảo cho những ai yêu thích tiểu thuyết
này, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn học Trung Quốc đương đại.
5


CHƯƠNG 1

THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG TIỂU THUYẾT MẠC NGÔN
1.1. Khái niệm lạ hóa
Khái niệm “lạ hóa” (estrangemet) xuất hiện vào những năm 20 của thế
kỉ XX gắn với trường phái hình thức Nga với những đại diện tiêu biểu như:
Sơ-clốp-xki, I-a-cu-bin-xki, Vi-nô-cua, I-a-cốp-xơn, Tư-nha-nốp... Họ coi lạ
hóa như là một nguyên tắc nghệ thuật phổ quát thể hiện trong mọi cấp độ của
cấu trúc nghệ thuật, có tác dụng phá vỡ tính tự động, máy móc của sự cảm thụ
bằng cách tạo ra một “cái nhìn mới” – “khác lạ” – đối với sự vật và hiện
tượng quen thuộc chứ không phải là nhận ra cái đã biết, tức là phá vỡ những
“khuôn hình” đã quen để người ta nhận ra ý nghĩa mới của sự vật và nhân
sinh.
Về sau “Khái niệm lạ hóa được Brecht đưa vào mĩ học căn cứ vào lí
thuyết và thực tế sân khấu của ông.Theo Brecht, lạ hóa là gây nên ở chủ thể
tiếp nhận sự “ngạc nhiên và hiếu kì” trước một góc nhìn mới làm nảy sinh
một thái độ tiếp nhận tích cực đối với một thực tại được lạ hóa kia” [6, 172].
Lạ hoá xuất hiện trong sáng tác văn chương như là một thủ pháp nghệ
thuật độc đáo, có tác dụng lớn trong việc kiến tạo thế giới hình tượng của tác
phẩm. Nó giúp nhà văn khai thác những khía cạnh khác nhau của hiện thực
cuộc sống hay có thể phóng ngòi bút của mình vào những địa hạt có những
thời kì xem là “nhạy cảm” như tôn giáo, tính dục…nhằm tạo ra sức hấp dẫn,
mê hoặc đối với độc giả. Lạ hoá hấp dẫn người khác bằng sự mông lung, ma
mị, huyễn tưởng, sự phi thường, khác lạ và ngay những sự việc bình thường
cũng có thể trở thành lạ lẫm thông qua ngôn ngữ miêu tả của nhà văn.
Như vậy, nhìn chung thủ pháp lạ hóa là để chỉ toàn bộ thủ pháp trong
nghệ thuật có khả năng tạo ra hiệu quả thẩm mĩ mới mẻ về sự vật, hiện tượng
được miêu tả, đó là cái chưa quen, khác lạ gây một sự “ngạc nhiên”.
6


Khác với các nhà văn trên văn đàn Trung Quốc hiện đại, Mạc Ngôn

không bao giờ lặp lại chính mình. Mỗi tiểu thuyết của ông là một con đường
tìm tòi, sáng tạo độc đáo, tạo ra phong cách tiểu thuyết riêng: bút pháp hiện
thực huyền ảo như Tửu quốc, bút pháp tân lịch sử như Báu vật của
đời và Đàn hương hình… Thế nhưng có một chất keo dính kết các tiểu thuyết
góp phần làm nên phong cách tác giả chính là cách lạ hoá văn chương trong
miêu tả, kể chuyện. Nhà văn rất coi trọng ngôn ngữ văn chương nên luôn
chọn những cách diễn đạt mới mẻ gây hứng thú cho người đọc. Vậy tiếng nói
mới lạ ấy của nhà văn được thể hiện như thế nào trong toàn bộ sáng tác của
ông.
1.2. Thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
1.2.1. Cơ sở hình thành
Trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình, Mạc Ngôn sớm đã khẳng
định một phong cách riêng, một lối đi riêng không cùng chung với bất cứ một
nhà văn nào. Ông từng mong muốn viết được những thứ chỉ thuộc về ông.
Với niềm khao khát đó, Mạc Ngôn đã không ngừng tìm tòi để đổi mới, không
ngừng sáng tạo để tạo ra phong cách độc đáo của riêng mình. Sự sáng tạo
nghệ thuật, theo ông “thực sự không phải là sự chen nhau theo mốt mà là cách
viết về những gì mà mình quen thuộc, dùng ngòi bút tả thực, đồng thời dựa
vào sức tưởng tượng để tạo ra những mùi vị không tồn tại và những sự thực
không có thực, làm cho tiểu thuyết có cảm giác của sự sống”. Một trong
những yếu tố tạo nên sự khác biệt ấy chính là việc nhà văn sử dụng thủ pháp
lạ hóa trong tác phẩm của mình. Vậy cội nguồn của cái lạ trong các tiểu
thuyết của Mạc Ngôn xuất phát từ đâu?
Trước hết cái lạ trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn xuất phát từ một tuổi
thơ gắn bó tha thiết với quê hương. Với Mạc Ngôn thì quê hương Cao Mật,
tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc là một báu vật của nhà văn. Cao Mật chính là
7


huyết địa của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Nó giống như một chiếc bao tải rách quý

báu mà chỉ cần cho tay vào nhà văn có thể moi ra cả một gia tài văn học với
đủ các thể loại như: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa… Và chính trên
không gian quen thuộc ấy, Mạc Ngôn đã bày đặt biết bao chuyện kì lạ, hấp
dẫn cuốn hút người đọc.
Quê hương Cao Mật đã gắn bó thân thiết với Mạc Ngôn, gắn bó với
những kí ức vui, buồn của nhà văn. Chính những trải nghiệm thời ấu thơ đã
được tác giả đưa vào trong tác phẩm của mình. Sau này khi đã đạt giải Nôben,
nhà văn tâm sự: “Có lúc tôi nằm trên bãi cỏ, ngắm đám mây lờ lững trôi trên
trời, trong óc hiện lên nhiều ảo ảnh kì lạ không sao hiểu nổi (…). Đôi khi tôi
ngồi bên chú bò, ngước nhìn con mắt xanh thẫm của nó và thấy bóng mình
trong đấy. Có lần tôi bắt chước tiếng chim định trò chuyện với lũ chim trên
trời. Có khi tôi tâm sự với gốc cây. Nhưng lũ chim phớt lờ tôi, cây cối cũng
chẳng để ý đến tôi. Bao năm sau, khi đã trở thành nhà văn, nhiều mơ mộng
năm xưa đều được tôi viết vào tiểu thuyết. Lắm người khen tôi có óc tưởng
tượng phong phú. Một số bạn văn chương còn mong muốn tôi cho họ bí quyết
trau dồi óc tưởng tượng. Tôi chỉ có thể trả lời họ bằng nụ cười gượng
gạo”[14]. Chính những kí ức ấy đã trở thành chất liệu vô cùng phong phú để
nhà văn tưởng tượng, hư cấu, sáng tạo nên những trang viết ly kì, hấp dẫn.
Không chỉ vậy, cái lạ trong tác phẩm Mạc Ngôn có được còn nhờ vào
khả năng nắm bắt cảm giác của tác giả. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tiểu
thuyết của ông là tiểu thuyết của cảm giác mới, bởi nó không đơn thuần là tả
hiện thực bên ngoài mà nhấn mạnh cảm thụ bằng trực giác, đưa cảm giác chủ
quan vào khách thể để từ đó sáng tạo ra một hiện thực mới mẻ. Nếu ai đã từng
đọc và say mê tiểu thuyết Mạc Ngôn dễ dàng nhận thấy: Tiểu thuyết của ông
không còn là cốt truyện hoàn chỉnh như tiểu thuyết truyền thống mà đó chỉ là
cái khung truyện mà thôi. Nhưng trong cái khung truyện ấy chứa đầy những
8


cảm giác và đó chính là linh hồn của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Ông có khả năng

nắm bắt cảm giác một cách tinh tế. Thưở nhỏ, ông đã từng bắt một con chim
non vừa mới ra đời nhốt vào một cái hang, hôm sau thấy kiến bâu đầy mình
chim, biến con chim thành một cục đen sì. Từ đó ông thường xuyên luyện thể
nghiệm cảm giác mới lạ và biết cảm giác đó sớm muộn nảy sinh điều gì. Quả
nhiên khi trở thành nhà văn, năng lực nắm bắt cảm giác đã có đất dụng võ.
Đọc các tác phẩm của Mạc Ngôn, chúng ta có thể thấy điều chung nhất rằng:
Dường như khi sáng tác ông đều huy động hết mọi tế bào trong cơ thể để
khám phá hiện thực. Dù là một làn gió nhẹ, một nhành cỏ, một cây cao lương,
một giọt nước trong… cũng được tác giả phả hơi thở vào đó, làm cho chúng
có hồn mang đậm chất chủ thể hóa. Bằng bút pháp tả thực kết hợp với bút
pháp khoa trương biến hình kì ảo… tác giả đã khiến cho một ánh mắt, một nụ
cười hay một tiếng thở dài…cũng trở thành hình ảnh có hương sắc, có mùi, có
vị. Nhờ có cảm giác lạ mà làm cho bộ mặt hiện thực không còn nguyên dạng
nữa. Và đây chính là điều cuốn hút người đọc.
Hơn nữa, việc Mạc Ngôn sử dụng thủ pháp lạ hóa trong các tác phẩm
của mình còn do ông kế thừa truyền thống hiếu kì trong tiểu thuyết Trung
Quốc nói riêng và văn học Trung Quốc nói chung.
Thuật ngữ “cái kì ảo” trong tiếng Việt tương đương với thuật ngữ Le
Fantastique trong tiếng Pháp và The Fantastic trong tiếng Anh. Hán Ngữ từ
điển giải thích: “kì ảo” là cái lạ lùng, không có thật, không thể bắt gặp trên thế
giới này. Nó được hiểu là cái siêu nhiên không tồn tại trên đời.
Trong tâm thức người Trung Quốc, cái kì (yếu tố kì ảo) vốn có một vị
trí đặc biệt. Từ những mẩu chuyện vụn vặt (tiểu thuyết) nơi đầu đường xó chợ
thời Tiên Tần, từ những tưởng tượng diệu kì như “cá côn hóa chim bằng”,
“Trang Chu mộng hồ điệp”… trong sách Trang Tử, qua tiểu thuyết “chí
quái”, “chí nhân” thời Lục triều, qua tiểu thuyết “truyền kì” đời Đường,
9


“thoại bản” thời Tống – Nguyên đến tiểu thuyết chương hồi Minh – Thanh và

đến tận tiểu thuyết đương đại truyền thống “hiếu kì” chưa bao giờ đứt đoạn.
Ngay tên thể tài, tên tập truyện hay tên tác phẩm cũng thường thể hiện đặc
điểm này với những yếu tố kì, quái, dị. Chẳng hạn: Huyền quái lục, Liêu trai
chí dị, Phách án kinh kì, Kim cổ kì quan, Bao công kì án…
Ở những tác phẩm được coi là tiểu thuyết đầu tiên của Trung Quốc như
Yên Đan tử, Hoài Nam tử… đời Hán, Sưu thần kí, Thế thuyết tân ngữ… thời
Lục triều thì các yếu tố kì, dị, quái, ảo rất đậm.
Tiểu thuyết truyền kì thời Đường có vị trí quan trọng. Nó khẳng định
“hiếu kỳ” đã trở thành hệ thống, xác lập một cái “gen” ưu trội trong thị hiếu
thẩm mĩ của tiểu thuyết Trung Quốc. Hơn nữa, biến văn đời Đường tuy không
có địa vị trên văn đàn chính thống vì nó thuộc văn học dân gian. Nhưng với
mục tiêu truyền bá đạo Phật, biến văn cũng đầy tính chất truyền kì mà đời sau
kế thừa nên biến văn cũng có vai trò củng cố thêm truyền thống hiếu kì của
tiểu thuyết Trung Quốc.
Đến thời Tống – Nguyên, tiếp thu truyền thống hiếu kì này, từ hai
nguồn văn học bác học và bình dân trong quá khứ mà gần gũi là từ đời
Đường, tiểu thuyết thoại bản Tống – Nguyên tràn ngập chữ kì. Cốt truyện li kì
hấp dẫn là mạng sống của tiểu thuyết thoại bản vì nếu không thế thì thuyết
thoại nhân thất nghiệp. Vậy là truyền thống hiếu kì đã lan rộng được vun bồi
và đơm hoa kết quả phong phú trong văn học thời Tống – Nguyên.
Tiểu thuyết Minh – Thanh đã kế thừa trọn vẹn truyền thống hiếu kì từ
thoại bản và tạp kịch Tống – Nguyên. Ta bắt gặp chữ kì khắp nơi: kì nhân, kì
tình, kì oan, kì án, kì hoa dị thảo… Những bộ tiểu thuyết viết về những kì
nhân, kì sự đem đến kì thú cho công chúng vốn có tính hiếu kì. Như vậy, đến
thời kì này, truyền thống hiếu kì đã đạt đến đỉnh cao của nó.

10


Đến thế kỉ XX, đặc biệt văn học Ngũ tứ, văn học kháng chiến, văn học

thời kì đầu của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa (1949 – 1965), tinh thần
khoa học, chống mê tín, phục vụ đời sống… được đề cao. Mặt khác, tiếp thu
tinh thần của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa,
truyền thống hiếu kì bước vào thời kì thoái trào. Khó tìm thấy chữ kì truyền
thống trong tiểu thuyết của Mao Thuẫn, Bá Kim, Lão Xá, Triệu Thụ Lý… Có
vẻ như truyền thống hiếu kì bị đứt đoạn. Nhưng không hoàn toàn thế. Độc giả
vẫn có thể tìm thấy “kì” đã “ẩn” vào trong loại tiểu thuyết võ hiệp của Cố
Minh Đạo, Hoàn Châu Lâu Chủ… Tuy nhiên, chữ “kì” trong loại tiểu thuyết
này phần nhiều đã bị lạm dụng nên giá trị không cao.
Đặc biệt ở thời kì này, nhà văn Lỗ Tấn, bằng ngòi bút hiện thực tỉnh
táo, bằng phép lạ hóa tài tình, đã đem đến cho người đọc những nhận thức
mới, rất “lạ” từ những con người rất “quen” như “người điên”, Khổng Ất Kỉ,
AQ… Cũng chính Lỗ Tấn, bằng tư tưởng và nhận thức mới đã kế thừa tinh
hoa truyền thống, “viết lại chuyện cũ” đem đến cho người đọc những xúc
cảm, những tư duy rất mới, rất lạ từ những hình tượng vốn rất kì trong thần
thoại, chí quái. Như vậy, ở đầu thế kỉ XX, chữ kì không rộn ràng như trong
tiểu thuyết trung đại nhưng cũng không tắt tiếng.
Từ sau “cải cách khai phóng” cuối thế kỉ XX, tiểu thuyết Trung Quốc
phát triển chưa từng thấy. Cùng với sự tiếp nhận ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu
hiện đại, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo… đang khá phổ biến trên thế giới, cái
gen hiếu kì kia tưởng lặn nay bỗng trỗi dậy mạnh mẽ đặc biệt là trào lưu tiểu
thuyết tiên phong với những cây bút như Tô Đồng, Cách Phi, Tàn Tuyết, Trát
Tây Đạt Oa, Mạc Ngôn…
Là một nhà văn trưởng thành sau Cách mạng Văn hóa, Mạc Ngôn cũng
học tập và kế thừa truyền thống hiếu kì trong tiểu thuyết Trung Quốc. Ở đây,
người ta chứng kiến sự dung hợp ngoạn mục giữa truyền thống hiếu kì của
11


dân tộc với những yếu tố “kinh dị”, “huyền ảo” của văn học Châu Âu, Châu

Mỹ. Ngay đến sự u huyền của vô thức, những xung động bản năng, những
khát vọng dục tình, quyền lực… tưởng như mới tiếp thu từ quan niệm “siêu
nhân”, hay “thuyết phân tâm học” ngoại lai nhưng thực chất nó có căn cốt
trong văn chương Trung Quốc, từ “Trang Chu mộng điệp”, giấc mộng “thái
hư ảo ảnh”, “phong nguyệt bảo giám”…
Như vậy, cái lạ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn cũng bắt nguồn từ truyền
thống hiếu kì của Văn học Trung Quốc.
Cuối cùng, thủ pháp lạ hóa được sử dụng nhiều trong các sáng tác của
Mạc Ngôn còn do ông tiếp thu chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo.
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một trào lưu văn học quan trọng của
văn học châu Mĩ La – tinh, xuất hiện vào những năm 60 của thế kỉ XX. Các
tác giả tiêu biểu của trào lưu văn học này có thể kể đến như: G.Mác-két,
Hoan Run-phơ, Các-lốt Phu-en-tex, Hô-xê Đô-nô-xô. Trong số đó, G.Mác-két
là nhà văn nổi tiếng nhất, là người có công lao to lớn trong việc cách tân kĩ
thuật tiểu thuyết Mỹ La-tinh, ông được xem là biểu tượng khổng lồ của Chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo.
“Các nhà văn trong trào lưu này thường mượn những truyền thuyết dân
gian cổ xưa để tạo ra những hiện thực mới về xã hội châu Mĩ La-tinh. Các tác
phẩm vừa có những cảnh tượng li kì, hư ảo, vừa có những chi tiết và hoàn
cảnh hiện thực gây cho người đọc cảm giác về các hiện tượng nghịch lí.
Nguyên tắc sáng tác của nhà văn là “biến hiện thực thành hoang đường mà
không đánh mất tính chân thực”. Để gây hiệu quả hoang đường, các tác giả
thường sử dụng hình tượng biểu trưng, ngụ ý liên tưởng, ám thị, phóng đại,
khoa trương, người và hồn ma bất phân, trật tự thời gian bị xáo trộn, thực và
ảo hòa quyện. Lăng kính huyền thoại đã giúp cho các nhà văn vạch trần hiện
12


thực đen tối, tàn bạo của các chế độ độc tài, phê phán tình trạng khép kín văn

hóa, đoạn tuyệt giao lưu” [6, 76 - 77].
Mạc Ngôn đã tiếp thu, học hỏi từ các nhà văn của chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo. Nhà văn đã từng nói: “Tôi cần phải thừa nhận rằng trong quá trình
sáng lập lãnh địa văn học “Làng Đông Bắc Cao Mật” nhà văn người
Côlombia Garcia Mazquez đã đem lại cho tôi những gợi ý quan trọng… Tôi
từng viết trong một bài báo như sau: “Hai ông là hai lò lửa nóng rực, còn tôi
là tảng băng, nếu quá gần họ thì tôi sẽ bị họ làm bay hơi mất. Theo tôi hiểu,
sở dĩ một nhà văn này chịu ảnh hưởng của một nhà văn khác là do trong chiều
sâu tâm hồn của người gây ảnh hưởng và người chịu ảnh hưởng có những
điểm tương đồng. Cái ấy gọi là “những trái tim cùng nhịp đập”. Cho nên mặc
dù chưa đọc kĩ sách của họ song chỉ qua vài trang thôi là tôi hiểu họ đã làm
gì, làm như thế nào, qua đó tôi bèn biết rõ mình nên làm gì và làm như thế
nào” [14].
Như vậy, nhờ tiếp thu những ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo, ta thấy chữ kì ngập tràn trong các sáng tác của Mạc Ngôn.
Tóm lại, việc sử dụng lạ hóa trong các tác phẩm của Mạc Ngôn do bắt
nguồn từ tâm hồn gắn bó thân thiết với quê hương Cao Mật, do kế thừa truyền
thống hiếu kì của tiểu thuyết Trung Quốc và do chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo. Vậy thủ pháp lạ hóa được biểu hiện cụ thể như thế nào
trong các tác phẩm của Mạc Ngôn.
1.2.2. Thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
Thủ pháp lạ hóa là một trong những đặc trưng của tiểu thuyết Mạc
Ngôn, nó được thể hiện ở hầu hết các tác phẩm của ông. Lạ hóa được thể hiện
trên nhiều phương diện: nhân vật, sự kiện, chi tiết. Nhờ thủ pháp này mà các
chi tiết, sự kiện, các nhân vật ấy trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Chúng

13


tôi tiến hành khảo sát một số tác phẩm của Mạc Ngôn để thấy rõ những biểu

hiện cụ thể của thủ pháp lạ hóa.
Trước hết là lạ hoá nhân vật. Văn học phản ánh đời sống bằng hình
tượng nghệ thuật.Và nhân vật văn học là một yếu tố không thể thiếu. Nhân vật
chính là phương tiện để khái quát hiện thực, khái quát tư tưởng của tác phẩm.
Tài năng của các nhà văn được thể hiện chủ yếu trong việc xây dựng nên thế
giới nhân vật để thể hiện tư tưởng của mình. Với một phong cách khác biệt,
không giống với bất kì ai, nhà văn Mạc Ngôn đã xây dựng nên một thế giới
nhân vật độc đáo. Đó là một thế giới nhân vật đã được lạ hóa.
Trong Báu vật của đời có vô vàn nhân vật kì lạ. Đó là huyền thoại của
một nàng tiên chim Lãnh Đệ chữa bệnh cho mọi người với phương thuốc toàn
là thức ăn của chim, Tư Mã Khố với bộ râu cứng như thép làm mẻ cả dao cạo,
Hàn Chim, Hàn Vẹt với khả năng kì lạ có thể giao tiếp với muôn thú. Và đặc
biệt là nhân vật Kim Đồng với căn bệnh “luyến nhũ yếm thực” làm cho anh ta
mãi không thể trưởng thành về tinh thần...
Nhân vật Kim Đồng là một nhân vật được tác giả lạ hóa. Ngay từ khi
sinh ra, Kim Đồng mắc một căn bệnh kì lạ: “luyến nhũ yếm thực”. Trên đời
này hiếm có nhân vật nào mà cả cuộc đời thịnh suy, khoẻ yếu đều gắn liền với
bầu vú và nguồn sữa mẹ như Kim Đồng. Kim Đồng chỉ là một đứa trẻ lớn
xác, còn tâm hồn, tính cách lại là một đứa trẻ con, suốt đời chí biết bám vú
mẹ. Trong đôi mắt anh, điều quan trọng nhất là những bầu vú mà anh gọi
chúng với những cái tên trìu mến: hồ lô, đôi bồ câu, cặp lọ sứ… Kim Đồng bú
mẹ và những người khác từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến bốn mươi hai
tuổi. Hình ảnh đầu tiên mà anh nghĩ đến khi trông thấy một người phụ nữ
chính là cặp vú: “mẹ ôm chặt tôi vào lòng, dưới cặp vú đồ sộ và ấm áp của
bà”, “cặp vú đồ sộ nặng trĩu mê hoặc con mắt tôi. Núm vú đỏ hồng phập
phồng sau lần áo lót”… Và càng lạ hơn là Kim Đồng cảm nhận cuộc sống
14


xung quanh qua mùi vị và chất lượng của sữa mẹ. Dưới con mắt của một đứa

trẻ, những con người xung quanh được nó vẽ một cách nghệch ngoạc, hóm
hỉnh nhưng chân thật: “Nó khóc như tiếng quạ, như tiếng ếch, tiếng cú kêu.
Vẻ ngoài của nó giống con sói, chó hoang, giống con thỏ rừng… Khi gào
khóc, nó vẫn mở to mắt. Mắt nó như mắt của thằn lằn. Chị Chiêu Đệ đáng
ghét đã mang về một tiểu yêu do thằn lằn đẻ ra…”. Cũng vì say mê bầu vú mà
Kim Đồng không thiết gì đến chuyện quan hệ nam nữ. Không kể lần làm tình
bột phát với cái xác trại trưởng Long Thanh Bình tại trại gà, đến năm 42 tuổi,
Kim Đồng chưa từng quan hệ với ai. Như vậy Kim Đồng là một nhân vật kì
lạ, mắc căn bệnh “luyến nhũ yếm thực” để rồi mãi mãi không thể trưởng
thành về mặt tâm hồn, tính cách. Anh sống một cuộc đời mờ nhạt, cả cuộc
đời chỉ biết bám vú mẹ và trở nên thảm hại khi mất đi chỗ dựa ấy.
Hay cậu bé La Tiểu Thông trong 41 chuyện tầm phào cũng là một nhân
vật kì lạ. Cậu bé có sở thích ăn thịt. Chính sở thích ấy khiến cho cậu có thể
nhìn thấy vẻ mặt, nghe được tiếng nói của thịt, hiểu được nỗi lòng khao khát
tri âm, chọn mặt gửi vàng của lũ thịt. Với La Tiểu Thông, thịt có cuộc sống
riêng, có tư tưởng tình cảm, có linh hồn và cách biểu cảm. Cậu ta thích thịt
mà thịt cũng thích cậu ta. Chúng vẫy gọi Tiểu Thông: “Chúng em yêu anh,
anh hãy ăn chúng em! Được anh ăn, chúng em chẳng khác người con gái
được người mình yêu cưới làm vợ… Hãy hành động đi, hãy xé chúng em ra,
hãy nhai ngấu nghiến chúng em đi”. Lời mời mọc thiết tha ấy của lũ thịt khiến
“Tiểu Thông rớt nước mắt, cậu nhẹ nhàng cầm một miếng thịt lên, trong
khoảnh khắc nghe thấy nó rên lên vì sung sướng … ánh mắt của thịt lấp lánh
như lửa lân tinh”. Tiểu Thông xúc động trào nước mắt làm “lũ thịt càng xót
xa, khóc rũ rượi, khiến chiếc đĩa rung lên bần bật”. Và trong lễ hội thi ăn thịt,
La Tiểu Thông đã chiến thắng và được phong là nhục thần. Những xúc cảm
của lũ thịt ở 41 chuyện tầm phào không chỉ là hiệu quả của thủ pháp nhân hóa
15


mà còn là hiệu quả của thứ ngôn ngữ miêu tả cảm giác đầy ảo diệu của nhà

văn. Mạc Ngôn đã xây dựng nhân vật La Tiểu Thông nhờ bút pháp lạ hoá đầy
biến ảo của mình.
Trong Tửu quốc, tác giả lại dựng nên huyền thoại về các nhân vật: Dư
Một Thước, Khoan Kim Cương, Đinh Câu… Dư Một Thước với tầm cao 90
cm, 85 tuổi nhưng đã ngủ với “89 người đẹp trong thành phố”, có thể bay lên
xoay tít trên trần nhà và lập nhiều thành tích cho thành phố. Nhân vật Khoan
Kim Cương lại “uống rượu như hũ chìm”, thích ăn thịt con mình. Bảy lần vợ
Khoan Kim Cương mang thai là bảy lần hắn bắt vợ phải đẻ non để hắn ăn thịt.
Như vậy, thế giới nhân vật trong Tửu quốc đều là những nhân vật kì lạ, mỗi
nhân vật đều là sáng tạo độc đáo của Mạc Ngôn.
Lam Ngàn Năm Đầu To trong Sống đọa thác đầy cũng là một nhân vật
mang những đặc điểm khác thường. Cậu bé là một quái thai, là sản phẩm của
mối tình loạn luân giữa Bàng Phượng Hoàng và Lam Khai Phóng – hai anh
em con cô bác ruột, có chung bà nội. Đúng ngay thời khắc chuyển giao thế kỉ,
Bàng Phượng Hoàng hạ sinh Lam Ngàn Năm Đầu To rồi ra đi. Nhân vật này
có một ngoại hình kì lạ: một cái đầu to quá mức, không tương xứng với vóc
dáng và tuổi tác, bị mắc bệnh máu không đông. Cái đầu to khác thường của
Lam Ngàn Năm Đầu To có lẽ vì nó phải chất chứa một kí ức kéo dài năm
mươi năm và kinh qua nhiều kiếp tồn sinh đầy sóng gió. Đặc biệt Lam Ngàn
Năm Đầu To là một cậu bé có một trí tuệ siêu việt. Chính ở phương diện này,
Lam Ngàn Năm Đầu To trở nên siêu thực vì nó là nhân vật có sự dung hợp
giữa thực và ảo vô cùng đậm nét. Nhân vật này đứng giữa hai bờ thực và ảo,
siêu nhiên và phàm trần. Nhân vật Lam Ngàn Năm Đầu To kể câu chuyện của
mình khi vừa tròn sinh nhật năm tuổi. Do vậy từ góc độ nào đó, cậu thuộc
nhân vật kì tài với trí nhớ phi phàm và khả năng nói thao thao bất tuyệt.
Những kiếp trầm luân đọa đầy được kể lại bằng một giọng điệu bi phẫn, của
16


một người đã đích thân trải nghiệm tất cả những đau khổ ấy. Một đứa trẻ năm

tuổi bình thường tất nhiên không thể nào có được điều đó. Sự kết hợp giữa
một thể xác trẻ thơ với một kí ức trải nghiệm một đời đã tạo nên một kì nhân
Lam Ngàn Năm Đầu To đầy ám ảnh.
Như vậy, trong các tác phẩm của mình, Mạc Ngôn đã sáng tạo nên
huyền thoại về các nhân vật. Đó là những hình tượng nghệ thuật có tầm khái
quát lớn lung linh đa nghĩa. Nhân vật của Mạc Ngôn có xu hướng trở thành
những kì nhân. Cái kì ảo đã làm cho mỗi lời kể, mỗi lời tả được thăng hoa thể
hiện một quan niệm nghệ thuật về thế giới đa chiều.
Không chỉ lạ hóa nhân vật, Mạc Ngôn còn lạ hóa những chi tiết, sự
kiện khiến chúng trở nên kì ảo. Nhiều chi tiết quen thuộc đã được miêu tả trở
nên xa lạ hơn chẳng hạn khi miêu tả cái chết. Mạc Ngôn có biệt tài phóng đại
sự chết chóc lên.Theo cách thông thường để diễn tả cái chết, văn học có
truyền thống giảm nhẹ nó nhằm vơi đi nỗi đau thương nhưng Mạc Ngôn thì tô
đậm nó lên không phải để cực tả đau đớn mà mổ xẻ phanh phui tận nguồn của
cái ác. Đến với tiểu thuyết của Mạc Ngôn, người đọc được nâng cao cảm xúc
hơn là nỗi đau trước cái chết .
Trong Báu vật của đời diễn tả cái chết của mục sư Malôa thì “óc tung
tóe khắp mặt đất”, cái chết của Câm anh và Câm em thật thê thảm: “Một nửa
đầu thằng Câm anh không còn nữa. Một lỗ thủng bằng nắm tay trên bụng
thằng Câm em. Chúng chưa chết giương mắt trắng dã nhìn tôi… Ruột thằng
Câm em đùn ra đầy nửa sọt”. Miêu tả và phóng đại cái chết là cách thức tiếp
cận nguồn của cái chết. Nhân vật của Mạc Ngôn không chết ngay mà thường
vùng vẫy, ngoắc ngoải trong sự “lạ hóa” của người kể chuyện.
Hay như cái chết của nhân vật bà tôi trong Cao lương đỏ chứa đầy cảm
giác. Đó không còn là cảm giác của sự đau đớn, sợ hãi nữa, mà cái chết đem
đến cho bà tôi cảm giác của sự tự do và khoái lạc. Khi bà tôi trúng đạn của
17


giặc Nhật và ngã xuống, tác giả đã nắm bắt được khoảnh khắc ngắn ngủi đó,

đưa cảm giác của mình vào làm cho cái chết thăng hoa. Cái chết ấy không còn
đau đớn nữa mà mang một cảm giác lạ: “Bà nằm đó tắm gội trong sự ấm áp
thanh cao của ruộng cao lương, bà cảm thấy mình nhẹ như con chim én trượt
nhẹ thoải mái trên những bông cao lương”. “Bà đang bay lên, bà nhìn thấy
một chùm ánh sáng ngũ sắc từ thiên quốc chiếu xuống, bà nghe thấy tiếng
nhạc trang nghiêm của những kèn lớn, kèn nhỏ thổi lên từ thiên quốc”. “Bà đã
hoàn thành sự giải phóng của mình, bà bay theo cánh chim câu. Trong không
gian tư duy thu nhỏ lại chỉ bằng nắm tay chứa đựng đầy niềm vui, yên tĩnh,
ấm áp, thư thái, hài hòa”. Ở đây chết không phải là kết thúc sinh mệnh mà đi
vào thiên quốc thần thánh. Như vậy cùng diễn tả cái chết, nhưng mỗi tác
phẩm Mạc Ngôn lại có cách miêu tả khác lạ, độc đáo. Có những cái chết đau
đớn như mục sư Malôa, Câm anh, Câm em trong Báu vật của đời, có cái chết
lại thanh thản như nhân vật bà tôi trong Cao lương đỏ.
Không chỉ miêu tả cái chết làm cho nó trở nên kì lạ hơn, Mạc Ngôn còn
dựng nên trong tác phẩm của mình những môtip kì ảo kế thừa truyền thống
hiếu kì của tiểu thuyết Trung Quốc. Đặc biệt là môtip “linh hồn” và “giấc
mơ”.
Trong Tửu quốc, Mạc Ngôn đã sáng tạo ra một thế giới thực hư lẫn lộn
gắn với linh hồn. Linh hồn giống như “Con bướm màu tri thức đã chui ra khỏi
đỉnh đầu”. Linh hồn có thể kể chuyện, khám phá mọi động tĩnh xung quanh,
lên án và nguyền rủa Đinh Câu chỉ là cái bị thịt. Nếu như các nhà văn khác
thường để cho nhân vật độc thoại nội tâm thì nhân vật Đinh Câu lại được nhà
văn phân tách linh hồn ra khỏi thể xác để khám phá chính mình. Để giúp nhân
vật phá án, Mạc Ngôn đã cho nhân vật chìm vào những giấc mộng mị để tìm
ra manh mối của vụ án ăn thịt trẻ em. Câu chuyện về môtip “hồn lìa khỏi xác”
vốn rất quen thuộc trong Liêu Trai chí dị (Bồ Tùng Linh) thế nhưng tinh thần
18


của nó lại hướng về xã hội hiện đại với sự áp chế của một chế độ chính trị như

cỗ máy xay thịt người.
Mộng trong Báu vật của đời là những giấc mơ lạ lùng và quái gở.
Thượng Quan Lỗ thị khi mang thai Kim Đồng và Ngọc Nữ thường mơ thấy
trong bụng mình là sắt thép, cóc nhái… Những giấc mơ đó thường gây cảm
giác hoang mang, lo sợ, gắn với những dự cảm không lành trong tâm linh.
Đặc biệt là giấc mơ kì lạ của Kim Đồng về bầu vú: “Trong luồng ánh sáng kì
lạ, một phụ nữ tóc dài thiết tha, khuôn mặt lúc giống Lai Đệ, lúc giống Tiên
Chim Lãnh Đệ, lúc lại là Kim Một Vú rồi bất ngờ biến thành người đàn bà
Mĩ. Trong giấc mơ người phụ nữ nói với Kim Đồng rằng thượng đế của anh
ta chính là hai bầu vú”. Rồi bầu vú cùng Kim Đồng chơi trò rượt đuổi. Anh ta
cố sức đuổi nhưng vẫn không theo kịp đôi bầu vú kia. Phải chăng, giấc mơ đã
thể hiện khát khao được chạm vào, được chiếm lĩnh và sỡ hữu bầu vú mẹ của
Kim Đồng.
Như vậy, Mạc Ngôn đã kế thừa nhiều môtip truyền thống của văn học
Trung Quốc như là môtip “giấc mơ”, “hồn lìa khỏi xác… Chính những môtip
này khiến cho câu chuyện hấp dẫn, cuốn hút người đọc.
Nhờ thủ pháp lạ hoá, Mạc Ngôn đã sáng tạo ra nhiều chi tiết vừa thực
vừa ảo, khiến cho người đọc nhiều khi không biết đâu là chuyện thực còn đâu
là chuyện mà nhà văn bày đặt.
Trong Tửu quốc, tác giả dựng nên câu chuyện li kì liên quan đến rượu.
Rượu trong thành phố nhiều đến mức đủ nuôi ba đời. Trong thành phố ấy,
người ta mở cả những trường Đại học Chưng cất rượu để chuyên nghiên cứu,
sáng tạo ra các loại rượu. Người ta còn mở cả một lễ hội về rượu. Đó là lễ hội
bú rù với đầy đủ các loại rượu như rượu mây mưa, đại ngọc tán hoa, lục nghị
trùng điệp… Rồi gạo để nấu thành rượu là gạo đầu gà, nấu lên hạt trắng như

19


ngọc, thơm phức. Biết bao câu chuyện li kì hấp dẫn đã được tác giả thêu dệt

trong cái thành phố rượu ấy.
Trong Báu vật của đời, Chợ Tuyết cũng là một phiên chợ kì lạ của
vùng Cao Mật. “Chợ họp trên tuyết, giao dịch mua bán trên tuyết, cử hành
những nghi lễ trên tuyết. Đây là một nghi thức im lặng tuyệt đối, bất kể tình
huống nào cũng không được nói, mở miệng nói là chuốc lấy tai hoạ”. Trong
phiên chợ, một người đóng vai “Công tử Tuyết” đeo mạng che mặt được sờ...
vú chị em! “Ngày hôm đó, tôi sờ khoảng một trăm hai mươi cặp vú... Hai tay
tôi nâng bầu vú nặng chịch, to quá cỡ... Chị hướng dẫn tôi sờ nắn từng phân
da trên vú chị...”. "Tôi cảm thấy chóng mặt, qua hai bàn tay, luồng hơi ấm
hạnh phúc lan khắp cơ thể tôi… Hai bầu vú mềm mại như đôi chim bồ câu
chững lại một thoáng rồi tuột khỏi tay tôi”. Cặp vú thứ hai "xinh xắn và rất
đàn hồi, không mềm cũng không rắn, như chiếc màn thầu mới ra lò, không
nhìn rõ chúng nhưng tôi biết chúng rất trắng, rất mịn”. Cặp vú thứ ba "lõng
thõng như hai cái bị… Tôi sờ chúng, chúng không chịu, kêu trong họng như
con gà mái, mặt da nhăn lại”. Cặp vú thứ tư "tính tình bạo liệt như con diều
hâu, lông cánh màu nâu, mỏ cứng, cổ ngắn lại khỏe. Cái mỏ cứng của chúng
cứ mổ vào lòng bàn tay tôi”. "Bên trong cặp vú thứ năm hình như có cả một
tổ ong vò vẽ. Tay tôi vừa sờ vào, bên trong liền nổi lên những tiếng vù vù. Do
va đập của lũ ong, nên bề mặt của vú nóng hôi hổi. Tay tôi rân rân như kiến
bò”. Và chiếc vú cuối cùng dũng mãnh "như một con tê giác húc lung tung,
nóng bỏng như da con gà trống bị bệnh đậu…, như một con trâu xông vào
vườn rau, dẫm đạp tất cả”. Nhờ ngôn ngữ miêu tả thấm đượm cảm giác, qua
phiên chợ Tuyết diễn ra trong một ngày, người kể chuyện đã mang đến cho
người đọc một cuộc triển lãm về vú. Đó là một kỳ tích được lập nên bằng
những "kỳ ngôn”. Đặc biệt, trong Báu vật của đời còn có những lời “quảng
cáo” cho cửa hàng “Thế giới nịt vú thú một sừng” khó tìm thấy trong sử sách
20


nhân loại: “...Cặp vú khoan khoái thì người phụ nữ mới khoan khoái, người

phụ nữ khoan khoái thì người đàn ông mới khoan khoái... Xã hội nào không
quan tâm đến vú phụ nữ là một xã hội dã man! Xã hội nào không quan tâm
đến vú phụ nữ thì đó là xã hội vô nhân đạo! Các con, bớt tiền tiêu vặt mua
cho mẹ cái nịt vú, không có trời làm sao có đất, không có mẹ làm sao có
con?”. Đúng là chuyện hiếm gặp trong đời thực.
Tóm lại, Mạc Ngôn luôn coi trọng lạ hóa trong việc miêu tả và kể
chuyện. Lạ hóa được biểu hiện ở nhiều khía cạnh như nhân vật, sự kiện, chi
tiết và được thể hiện trong toàn bộ sáng tác của ông. Thủ pháp lạ hóa được coi
là một trong những đặc trưng của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Nó góp phần khẳng
định phong cách độc đáo của nhà văn tài năng này.

21


CHƯƠNG 2
THỦ PHÁP LẠ HÓA TRONG ĐÀN HƯƠNG HÌNH
2.1. Lạ hoá nhân vật
Đặc trưng của văn học là phản ánh thế giới khách quan bằng hình
tượng văn học. Chính vì thế trong bất cứ tác phẩm văn học nào, nhân vật luôn
đóng một vai trò quan trọng. Những quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm
mĩ của nhà văn đều được thể hiện qua nhân vật. Theo Từ điển thuật ngữ văn
học thì nhân vật văn học là “một con người cụ thể được miêu tả trong các tác
phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh
Pha…). Cũng có thể không có tên riêng như: “thằng bán tơ”, “một mụ nào”
trong Truyện Kiều (…). Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như
một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi
bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói: nhân dân là nhân vật chính
trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, đồng tiền là nhân vật chính trong
Ơ-giê-ni-Gơ-răng-đê của Ban-dắc.
Nhân vật văn học là một đơn vị văn học đầy tính ước lệ không thể đồng

nhất nó với con người thật trong đời sống” [6, 235], cho dù nhân vật ấy có
gần với nguyên mẫu ngoài đời, “đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi
tiết biểu hiện cụ thể của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những
đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…” [10, 126]. Nhân vật
văn học có thể là người hoặc là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang
đường được gán cho những đặc điểm giống con người. Nhân vật văn học có
thể được miêu tả trực tiếp hoặc cũng có thể là gián tiếp qua sự cảm nhận của
những người xung quanh đối với nhân vật, hay qua đồ vật, môi trường mà
nhân vật sống.
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn hết
sức đa dạng, ồn ào và phức tạp. Bên cạnh những con người bình thường, nổi
22


bật lên những nhân vật dị thường, từ ngoại hình đến tính cách, từ hành tung
đến khả năng siêu phàm, từ không gian tồn tại đến quá trình sống. Chúng ta sẽ
đi tìm hiểu một số nhân vật được coi là “kì nhân” trong tác phẩm để thấy rõ
điều đó.
Trong thế giới nhân vật của Đàn hương hình, Giáp Con được coi là một
“kì nhân”. Đây là nhân vật thuộc kiểu nhân vật “người lớn – trẻ thơ”. Đó là
những nhân vật mà yếu tố trẻ thơ và người lớn cùng tồn tại. Dạng thứ nhất,
nhân vật là trẻ thơ khi xét về vóc dáng, tuổi tác nhưng tâm hồn, suy nghĩ,
hành động lại rất người lớn. Dạng thứ hai, nhân vật có vóc dáng, tuổi tác của
một người trưởng thành nhưng hành động, suy nghĩ lại ngây ngô, khờ khạo.
Ngoài hai loại này còn có những nhân vật có sự giao thoa giữa yếu tố người
lớn và trẻ thơ. Nhân vật Giáp Con tuy trưởng thành nhưng tâm hồn, tính cách
bên trong lại là tâm hồn của một đứa trẻ ngây thơ.
Giáp Con là con trai duy nhất của đao phủ Triệu Giáp và là chồng của
Tôn Mi Nương. Giáp Con tuy vóc dáng “cao to, đầu hói quá nửa, cằm nhẵn
thín” nhưng tư chất lại ngây ngô, ngờ nghệch. Giáp Con “đứng đầu bảng

trong nghề mổ lợn giết chó, tiếng tăm lừng lẫy vùng Cao Mật”. Mối quan tâm
của Giáp Con xoay quanh công việc giết chó mổ lợn, ăn, ngủ và những câu
chuyện ly kì, hấp dẫn. Là chồng của Mi Nương – một phụ nữ tràn đầy sinh
lực và khá lẳng lơ, nhưng Giáp Con lại hoàn toàn tin tưởng vào mối quan hệ
cha nuôi – con gái mờ ám giữa Mi Nương và Tiền Đinh, thậm chí còn thấy
thích thú, tự hào vì vợ mình thân với quan huyện. Trong chuyện chăn gối,
Giáp Con không hề ý thức được sự bất lực của mình. Mi Nương từng nhận
xét: “ban ngày vật và vật vờ, ban đêm như cây gỗ mục”. Đối với Giáp Con,
Mi Nương chẳng khác nào mẹ hắn, bảo sao nghe vậy. Vì thế, dưới con mắt
của Mi Nương, Triệu Giáp và những người trong thôn, Giáp Con là đại ngốc.
Bản thân Giáp Con cũng tự nhận mình là một chàng ngốc.
23


Chất trẻ thơ của Giáp Con còn được biểu hiện ở tính hiếu kì, ham thích
sự lạ. Lúc rỗi rãi là Giáp Con lại “xoắn lấy bố đòi kể chuyện, không khác gì
một đứa trẻ lên ba. Ngày tam phục, hắn dứt khoát ở lì trong buồng bố không
thèm về ngủ với tôi, hắn coi bố là vợ và tui là bố hắn”. Những câu chuyện li
kì xoay quanh cuộc đời của bố có sức cuốn hút, mạnh mẽ đối với Giáp Con
làm hắn vừa kính sợ, vừa ngưỡng mộ. Hào quang của công việc đao phủ qua
lời kể của Triệu Giáp, kết hợp với những gì Giáp Con tận mục sở thị đã gieo
vào lòng Giáp Con sự ngưỡng mộ, tôn sùng và phục tùng đối với bố. “Ở Bắc
Kinh, bố tớ đã biểu diễn không biết bao nhiêu lần kĩ nghệ giết người, hấp dẫn
hàng ngàn, hàng vạn người xem. Họ mê mẩn về tuyệt kĩ của bố tớ, tớ có thể
hình dung họ ứa nước mắt vì xúc động”.
Với bản tính trẻ con, Giáp Con tin vào câu chuyện về chiếc râu hổ thần
kì mà mẹ hắn kể. Chỉ cần có chiếc râu hổ là “có thể nhìn thấy bản tướng của
người khác”. Nếu ai có cái râu hổ quý giá kia, thì trong mắt người đó không
bao giờ có con người. Trên phố, trong ngõ, nơi quán rượu, trong nhà tắm toàn
là trâu ngựa chó mèo tuốt tuột. Giáp Con luôn luôn mong muốn có được chiếc

râu hổ. Khi sở hữu nó, Giáp Con cầm chiếc râu lên, thật kì lạ “nó đang cựa
quậy trong tay y như cái nọc con ong mật, cắm vào lòng bàn tay”. Giáp Con
phát hiện ra bản tướng của Mi Nương là rắn “một con bạch xà mình to bằng
cái thùng gánh nước đứng trước giường, vươn đầu về phía tớ, lưỡi mầu đỏ tía,
miệng đỏ chót, từ đó phát ra tiếng nói của vợ tớ”. “Hắn thở ra một luồng khí
lạnh và tanh tưởi, đúng là hơi thở của rắn, phả vào mặt tớ”. “Nụ cười kì quặc
đọng trên mặt hắn, những gì như vẩy cá lấp lánh dưới da mặt hắn”. “Nếu tớ
bảo tớ trông thấy hắn là rắn, thì lập tức hắn hiện nguyên hình, ngoắc miệng
rộng bằng cái chậu nuốt chửng mình”, “hắn sẽ khoan thủng đầu tớ một lỗ
bằng cái răng có nọc độc cứng như cái mỏ của gõ kiến, sau đó hắn sẽ hút cạn
óc tớ. Hút cạn óc xong, hắn hút tiếp tuỷ tớ, rồi sau đó là hút máu tớ, biến tớ
24


thành một cái túi da bọc xương”. Giáp Con nhìn thấy bản tướng của bố mình
là báo đen “trời ơi một con báo đen gầy guộc, ngồi chồm hổm trên ghế thái sư
bằng gỗ đàn hương của bố tớ”, “con báo đội mũ quả dưa, có dây tua đỏ che
cái đầu có mái tóc lởm chởm, hai tai mọc đầy long, luôn cảnh giác dựng đứng
hai bên mũ. Vài chục sợi ria cứng như dây thép, chĩa sang hai bên mép như
ngạnh trê, cái lưỡi đầy gai rất linh hoạt, hết liếm mép lại liếm mũi “roạt…
roạt” rồi há miệng đỏ lòm ra ngáp. Con báo mặc áo dài, bên ngoài khoác áo
chẽn hoa. Hai chân thò ra khỏi tay áo dài đầy vuốt, có những u đệm dày cộp,
trông vừa quái đản vừa tức cười, khiến tớ vừa buồn cười vừa muốn khóc. Hai
bàn chân còn lần tràng hạt nhoay nhoáy nữa chứ”. Và bản tướng của Tiền
Đinh là bạch hổ “Tớ trông thấy cái đầu hổ trắng to bằng gốc liễu thò ra ngoài
kiệu… Bạch hổ đội mũ mầu lam, mặc quan phục màu đỏ, ngực thêu hai quái
điểu mầu trắng, chim không phải là chim, vịt không phải là vịt”. Khi nhìn
thấy bản tính của mọi người Giáp Con vô cùng hoảng sợ. Chiếc râu hổ diệu kì
đã mang đến cho hắn một khả năng đặc biệt là nhìn xuyên thấu bản chất của
những người xung quanh. Câu chuyện về chiếc râu hổ và khả năng nhìn thấu

bản chất con người của Giáp Con khiến cho hắn trở thành một nhân vật kì lạ,
giúp chi tiết truyện thêm li kì.
Không chỉ vậy, ở màn đấu hót, với giọng điệu ngô nghê nhưng Giáp
Con đã có những suy luận chính xác nhưng đơn giản về cái chết của Ba Tống.
Đối với cái chết của Ba Tống, cả nhân vật lẫn độc giả đều dự đoán Tiền Đinh
là thủ phạm. Tiền Đinh toan mưu sát Triệu Giáp, không cho hắn thực hiện
hình phạt man rợ đối với Tôn Bính. Đây là hành động giải quyết mâu thuẫn
trong tâm can của Tiền Đinh. Nhưng Triệu Giáp may mắn thoát chết vì Ba
Tống tham ăn nên đã bị chết thế mạng. Giáp Con biết thủ phạm của vụ ám sát
nhưng theo một suy đoán đơn giản hơn nhiều: “bắn giỏi như vậy ở Cao Mật
chỉ có hai người, một là Ngưu Thanh chuyên săn thỏ, hai là quan huyện Tiền
25


×