Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Quy hoạch giao thông TP Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 15 trang )

Tiểu luận quy hoạch đô thị Trường ĐH Xây Dựng
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Quy hoạch xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội,
nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các
khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức
năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự
báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô
thị nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại
phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và
hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ
tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp
với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội- môi trường..
Quy hoạch giao thông : là quy hoạch thuộc hạ tầng nhưng trong đồ
án quy hoạch cũng bao gồm quy hoạch giao thông của khu vực đó và phải
tuân thủ theo quy hoạch định hướng giao thông đã có của Thành phố, của
tỉnh, huyện...
Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra
rất nhanh ở khắp mọi miền trong cả nước và bộ mặt các đô thị theo đó cũng
thay đổi rõ rệt. Cùng với quá trình đô thị hoá, một số lượng lớn dân cư đang
chuyển từ các vùng nông thôn đến với các thành phố, thị xã đã tạo ra nhiều áp
lực cho chính quyền các đô thị, mà một trong số đó chính là vấn để giao
thông. Những thập kỷ trước, do lượng dân cư ở các đô thị còn ít, phương tiện
giao thông chưa nhiều thì vấn đề quy hoạch, tổ chức, quản lý, khai thác và
vận hành giao thông chưa được chú trọng. Ngày nay các thành phố lớn như
TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hàng loạt các vấn đề như ùn tắc, kẹt xe, ô
nhễm môi trường do khói bụi của các phương tiện hay tai nạn giao thông đã
SV: Nguyễn Quang Vinh
MSV: 505553
1
Tiểu luận quy hoạch đô thị Trường ĐH Xây Dựng
trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Chính phủ cũng như chính quyền các thành


phố đã đề ra nhiều chính sách đề đối phó với các vấn đề trên. Nhưng các giải
pháp cũng thường mang tính chất nhất thời, tình thế mà thiếu đi tính khoa học
và đặc biệt là tính chiến lược lâu dài để đảm bảo một sự phát triển đồng bộ và
bền vững.
Vấn đề “ Quy hoạch giao thông TP Hà Nội” sẽ được trình bày chi
tiết trong bài tiểu luận của em.
Bài tiểu luận gồm:
I. Phần mở đầu
II. Nội dung quy hoạch giao thông TP Hà Nội:
1. Chức năng, vai trò
2. Một số nguyên tắc cơ bản về quy hoạch giao thông đô thị:
3. Tình hình quy hoạch giao thông Hà Nội:
3.1.. Mạng lưới giao thông thành phố có nhiều hình thức khác nhau:
3.2. Các loại hình giao thông và giải pháp quy hoạch:
III. Kết luận
SV: Nguyễn Quang Vinh
MSV: 505553
2
Tiểu luận quy hoạch đô thị Trường ĐH Xây Dựng
SV: Nguyễn Quang Vinh
MSV: 505553
3
Tiểu luận quy hoạch đô thị Trường ĐH Xây Dựng
II.NỘI DUNG QUY HOẠCH GIAO THÔNG TP HÀ NỘI
1. Chức năng, vai trò:
Giao thông đô thị là bộ phận hết sức quan trọng trong thiết kế quy
hoạch đô thị, nó quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát
triển đô thị, cơ cấu sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận chức
năng với nhau. Cụ thể:
- Vận chuyển hành khách và hàng hoá, đảm bảo lưu thông

và đi lại hàng ngày của người dân an toàn, nhanh chóng; đảm bảo mối
quan hệ qua lại bên trong và bên ngoài đô thị được thuận lợi.
- Phân chia đất đô thị thành nhiều khu vực chức năng, là
ranh giới cho các khu đất, lô đất, các khu nhà ở,…
- Tạo hướng trục và tầm nhìn cho các quần thể kiến trúc,
đóng vai trò quyết dịnh trong việc xác định vị trí các công trình trọng
điểm, bố cục kiến trúc chính và phụ.
- …….
2. Một số nguyên tắc cơ bản về quy hoạch giao thông đô thị:
- Mạng lưới đường phố và giao thông công cộng trong và
ngoài đô thị phải được thiết kế thành một hệ thống thống nhất, đảm bảo
vận chuyển nhanh chóng, an toàn. Nó phải liên hệ tốt với tất cả các khu
chức năng của đô thị, với các công trình ở ngoài đô thị, với các đầu mối
giao thông đối ngọai và mạng lưới đường giao thông quốc gia, quốc tế.
- Quy mô, tính chất của hệ thống đường phải dựa vào yêu
cầu vận tải, hàng hoá, hành khách và khă năng thông xe của mỗi tuyến
đường đối với các phương tiện giao thông.
SV: Nguyễn Quang Vinh
MSV: 505553
4
Tiểu luận quy hoạch đô thị Trường ĐH Xây Dựng
- Mỗi loại đường trong đô thị có chức năng riêng đối với
từng loại đô thị. Những yêu cầu về kỹ thuật giao thông đặc biệt là ở hầu
hết các đầu mối chuyển tiếp giữa các loại giao thông hoặc chuyển
hướng đi lại của đường phải tuân thủ các quy định của Nhà nước và
quốc tế đối với một số loại hình giao thông phải luôn luôn có đất dự
phòng phát triển và hành lang an toàn cho các tuyến giao thông vành
đai, các tuyến chuyên dùng và những trục chính có khả năng phát triển
và hiện đại hoá.
- Các đầu mối giao thông đối ngoại, các bến xe và bãi đỗ xe

phải liên hệ trực tiếp thuận lợi với mạng lưới đường bên trong và bên
ngoài để khi chuyển đổi phương tiện đi lại không cản trở cho hành
khách, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của đô thị. Các công trình
đầu mối giao thông được bố trí trên các trục chính nối liền với trung
tâm thành phố.
3. Tình hình quy hoạch giao thông Hà Nội:
3.1. Mạng lưới giao thông thành phố có nhiều hình thức khác nhau:
- Hệ thống giao thông bàn cờ: Các đường giao thông được
tổ chức vuông góc với nhau. Đây là hình thức có ưu điểm là phân chia
đất thành phố các khu vực đơn giản hình vuông hay hình chữ nhật.
Mạng đường này không có sự phân chia đường phố một cách rõ ràng .
SV: Nguyễn Quang Vinh
MSV: 505553
5
Tiểu luận quy hoạch đô thị Trường ĐH Xây Dựng

- Hệ thống bàn cờ có đường chéo: Do mạng lưới bàn cờ
không thuận tiện cho việc đi lại theo hướng dường chéo người ta
thường bố trí những đường giao thông nhánh nối các góc chéo nhau.
Hình thức này chia cắt các khu đất thành phố, ảnh hưởng đến vấn đề
xây dựng ở những khu vực có đường giao thông không cắt ngang.
- Hệ thống tia và nan quạt: Được tạo thành khi có nhiều hệ
thống giao thông cùng xuất phát từ một điểm( trung tâm thành phố) và
phát triển về các hướng khác nhau. Khi có địa hình như sông hồ hạn
chế sự phát triển về mọi hướng thì các đường phố tạo thành hình tia ở
một phía giống quạt nan.
- Hệ thống tia có vòng: Ở những thành phố có mạng lưới
đường hình tia, nan quạt người ta tổ chức những tuyến đường vòng nối
liền các nhánh đường, do đó đảm bảo mối liên hệ thuận tiện giữa các
khu vực khác nhau của thành phố và giảm bớt mật độ đi lại ở trung

tâm.
- Hệ thống tam giác: Ở hình thức này hệ thống giao thông
phân chia đất đai thành các khu vực tam giác. Ưu điểm: tạo điều kiện tổ
SV: Nguyễn Quang Vinh
MSV: 505553
6

×