Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

đánh giá thực trạng năng lực nghiên cứu phát triển của các trường đại học viện nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.77 KB, 11 trang )

Báo cáo đánh giá thực trạng và năng lực và một số thành quả nghiên cứu của
các viện nghiên cứu, trường đại học trong phát triển công nghệ cơ khí

Hiện nay, một số công nghệ trong ngành cơ khí đã đạt được trình độ tương
đương khu vực nhờ có sự đầu tư đúng mức vào trang thiết bị và đào tạo nguồn
nhân lực để từ đó có thể tích lũy tri thúc, học hỏi và nắm bắt công nghệ từ nước
ngoài như công nghệ đúc, công nghệ hàn, công nghệ gia công cơ khí. Ngoài ra, sự
tham gia của một số viện trường trong việc phối hợp với các doanh nghiệp đã góp
phần nâng cao năng lực và trình độ công nghệ ở một số khâu quan trọng như tư
vấn thiết kế, chế tạo (thông qua việc mua các phần mềm thiết kế của nước ngoài)
và làm chủ một số công nghệ như: thiết kế thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà
máy thủy điện công suất lớn, thiết kế kỹ thuật được các loại tàu biển (tàu chở hàng
đến 54.000T, tàu chở dầu thô đến 100.000T), thiết kế dây chuyền sản xuất bê tông.
chế tạo được lò nung cho nhà máy xi măng 2.500 tấn clanke/ngày, chế tạo và lắp
đặt phần lớn các thiết bị chính của một số nhà máy nhiệt điện công suất đến
300MW (phụ lục 2). Các kết quả này thể hiện sự gắn kết hiệu quả giữa doanh
nghiệp và viện, trường đã góp phần nâng cao năng lực và đổi mới công nghệ cho
doanh nghiệp cũng như năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ của viện trường.
Tuy nhiên, ngành cơ khí của Việt Nam nói chung hiện nay vẫn còn tồn tại
những công nghệ lạc hậu, tạo giá trị gia tăng thấp: trong gia công, máy công cụ vạn
năng vẫn còn phổ biến; công nghệ nhiệt luyện, kiểm tra còn lạc hậu, điều này dẫn
đến tình trạng sản phẩm có chất lượng không ổn định và khả năng cạnh tranh của
sản phẩm yếu; ngành chế tạo máy công cụ chưa theo kịp được nhu cầu, sản phẩm
máy công cụ CNC mới chỉ là sản phẩm đơn lẻ của một số cơ sở nghiên cứu. Phần
lớn các vật tư nguyên liệu là nhập khẩu, các vật tư đặc chủng, các thiết bị chuyên
dụng đòi hỏi công nghệ cao như tuốc bin, máy phát, ống áp lực, … thì ngành cơ
khí vẫn chưa có khả năng thiết kế, chế tạo và vẫn phải nhập từ nước ngoài. Hàng
năm Việt Nam vẫn phải chi hàng chục tỷ USD nhập khẩu trang thiết bị máy móc
(năm 2008 nhập khẩu trang thiết bị, phụ tùng lên đến 13,7 tỷ USD1).
Là một ngành công nghiệp tích hợp nhiều công nghệ nền tảng có tầm ảnh
hưởng quan trọng đến tất cả các ngành sản xuất công nghiệp khác, nên việc nâng


cao năng lực công nghệ, ngành cơ khí đòi hỏi một quá trình tích lũy công nghệ qua
nhiều mức khác nhau từ đầu tư máy móc thiết bị đến quá trình làm chủ thiết kế,
xây dựng và vận hành các hệ thống sản xuất, máy móc thiết bị và cuối cùng là tiến
tới cải tiến, làm chủ công nghệ nhập và tự nghiên cứu phát triển các công nghệ
1

Theo Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2008: Nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng khác (trừ ô
tô và máy tính, điện tử) ước tính đạt 13,7 tỷ USD, tăng 23,3% so với năm 2007,


mới. Các kết quả phân tích ở trên cho thấy năng lực công nghệ của ngành hiện nay
mới chủ yếu nằm ở mức năng lực mua bán, vận hành công nghệ. Ngành cơ khí
Việt Nam trong thời gian tới cần phải phát huy sự gắn kết giữa doanh nghiệp và
viện trường để phấn đấu tiếp cận mức độ năng lực sáng tạo, đổi mới công nghệ tức
là có khả năng cải tiến, thiết kế biến đổi các loại công nghệ nhập khẩu với các yêu
cầu phức tạp hơn hay nghiên cứu đưa ra các loại công nghệ mới tạo ra các sản
phẩm có giá trị gia tăng cao như động cơ, máy phát, một số thiết bị đặc chủng đòi
hỏi chất lượng và độ chính xác cao.
Dù cơ khí đã được xác định là một ngành công nghiệp mũi nhọn với những
mục tiêu phát triển cụ thể, song cho đến nay, so về hiệu suất công nghiệp, ngành cơ
khí Việt Nam vẫn thua xa các nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia,
Philippines, Indonesia…
Những gì ngành cơ khí làm được thời gian qua chủ yếu nằm ở phân khúc dễ,
không đòi hỏi trình độ công nghệ chuyên sâu, có giá trị thấp. Theo Bộ Công
Thương, mục tiêu đến năm 2010 đáp ứng 45-55% nhu cầu sản phẩm cơ khí cả
nước không hoàn thành. Sản phẩm cơ khí chất lượng cao đã sản xuất được trong
nước nhưng không đượ ccác doanh nghiệp lựa chọn.
Theo thống kê sơ bộ, đến hết năm 2010, ngành cơ khí Việt Nam mới đáp
ứng 34% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước, giá trị xuất khẩu chỉ đạt 23,4%,
thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 45-50% về nhu cầu và 30% về giá trị xuất

khẩu. Nhưng ngay với con số 34%, ông Đào Văn Long - Phó chủ tịch Hiệp hội
Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) cũng không đồng tình và cho rằng, ngành
cơ khí chỉ đáp ứng được 20-25% nhu cầu.
Chiến lược phát triển ngành cơ khí đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020,
tập trung chủ yếu vào phát triển 8 nhóm sản phẩm trọng điểm, gồm: Thiết bị toàn
bộ, máy động lực, máy móc ngành nông nghiệp, phương tiện giao thông, máy công
cụ, máy móc phục vụ ngành xây dựng, đóng tàu và thiết bị điện, nhưng chỉ có đóng
tàu và chế tạo thiết bị điện là “thực hiện được định hướng chiến lược”. Ở những
lĩnh vực còn lại kết quả đạt được còn rất xa mục tiêu, thậm chí nhóm ngành chế tạo
máy công cụ còn tụt hậu hơn so với thời bao cấp. Với ngành đóng tàu, thành tựu
đạt được cũng chỉ là khả năng đóng được những chiếc tàu lớn, còn lĩnh vực thiết bị
điện vẫn chủ yếu là của ngành chế tạo biến áp. Một sản phẩm khác là tổ máy phát
cho nhà máy điện, lĩnh vực được kỳ vọng, gần như vẫn là con số 0.
Nhóm thiết bị toàn bộ - được xem là có nhiều tiến bộ vượt bậc những năm
qua - thực tế vẫn chỉ sản xuất những thiết bị lớn và phi tiêu chuẩn. Theo các thành
viên VAMI, đây là phần dễ làm nhất và thường chỉ chiếm 20% giá trị của toàn bộ
dây chuyền.


Chính sách hỗ trợ của Nhà nước là đầy đủ, nhưng DN chỉ được hưởng lợi
trên giấy tờ. Vid Dụ: Dự án đầu tư đúc khuôn cho sản xuất thân vỏ ôtô của
Vinaxuki theo tiêu chuẩn Nhật Bản có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng là minh họa rõ
nét nhất. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho vay 250 tỷ đồng với lãi
suất ưu đãi từ năm 2009, nhưng đến nay, Vinaxuki vẫn chưa có được giải ngân từ
Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trong khi dự án đã sản xuất được 400 tỷ đồng tiền
khuôn mẫu. Dự kiến, cuối năm nay sẽ sản xuất được 2.000 tấn khuôn phục vụ sản
xuất xe ô tô con với tỷ lệ nội địa hóa đạt 50%. Nút thắt không thể giải ngân hỗ trợ
của Chính phủ nằm ở chính các thủ tục rườm rà, cứng nhắc hiện nay.
Gần 10 năm qua, chính sách của Nhà nước gần như chỉ tập trung hỗ trợ cho
ngành đóng tàu, cụ thể là cho Vinashin, mà bỏ qua các lĩnh vực được coi là trọng

điểm khác. Bên cạnh đó, tình trạng một số DN tranh thủ cơ hội vay vốn ưu đãi của
Chính phủ, không ít dự án cố gò vào trọng điểm, là một trong những nguyên nhân
làm cho dự án kém hiệu quả .
Công tác nghiên cứu phục vụ cho việc phát triển của ngành cơ khí còn yếu.
Công tác tư vấn thiết kế, công nghệ, thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu đã hạn chế khả
năng làm chủ việc chế tạo các sản phẩm cơ khí phức tạp. Công tác đào tạo chưa
được quan tâm đúng mức. Số người học và làm nghề ngày một ít dẫn tới tình trạng
thiếu thợ giỏi.
Năng lực nghiên cứu triển khai
Chương trình cơ khí chế tạo KC.05/06-10 là chương trình KH – CN trọng
điểm cấp Nhà nước. Trong quá trình thực hiện từ năm 2006 – 2010, chương trình
đã đem lại những thành công ấn tượng. Nhiều đề tài nghiên cứu phát triển công
nghệ cơ khí chế tạo đã được nghiệm thu và ứng dụng thực tiễn. Do đó, trong giai
đoạn 2011 - 2020, ngành cơ khí chế tạo Việt Nam được xác định tiếp tục cần hiện
đại hóa, trong đó lấy KH – CN làm trọng tâm.
Qua 5 năm thực hiện, nhiều nhiệm vụ KH-CN đã được Ban chủ nhiệm tuyển
chọn, đề xuất đưa vào chương trình như: nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị
cho Nhà máy nhiệt điện 600MW; trạm thủy điện 20MW; nhà máy xi măng 1 triệu
tấn/năm; tàu chở dầu 100 ngàn tấn…
Hầu hết các sản phẩm của đề tài, dự án trong chương trình là sản phẩm mới
có tính năng kỹ thuật, kiểu dáng và đều có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại của các nước trong khu vực như: máy vớt bèo, cắt rong, cỏ dại dưới
nước; máy CNC sản xuất bê tông cốt thép kích thước lớn; hệ thống thiết bị sản
xuất các tinh dầu, dầu gia vị; xe cần cẩu bánh xích 100 tấn; hệ thống thiết bị hàn tự
động nối ống có đường kính lớn ở trạng thái không quay; máy cắt vật liệu cứng
bằng tia nước áp lực cao điều khiển CNC; máy đo tọa độ 3D; máy dập cắt vật liệu
điều khiển CNC trong ngành giầy dép...


Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sở hữu trí tuệ, cho đến nay, 12% nhiệm vụ có giải

pháp được công nhận sáng chế hoặc giải pháp hữu ích, 19% số nhiệm vụ đã được
chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp. Chỉ tiêu về đào tạo: 50% số dự
án, đề tài có tham gia đào tạo tiến sỹ hoặc thạc sỹ.
Nhìn chung, mặc dù còn 4 dự án, đề tài mới nghiệm thu cấp cơ sở và gần
một nửa tổng số đề tài chưa kết thúc nhưng so với giai đoạn 2001 - 2005 thì các
nhiệm vụ KH-CN của giai đoạn 2006 - 2010 có độ phức tạp và yêu cầu về trình độ
KH-CN đòi hỏi cao hơn, vì vậy có 4 đề tài phải xin dừng thực hiện. Các đề tài còn
lại đều hứa hẹn có kết quả tốt cả về giá trị KH-CN lẫn giá trị kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, tỷ lệ số dự án/tổng số đề tài-dự án của Chương trình KC.05.0610 trong giai đoạn 2006 - 2010 (06/26; 23%) ít hơn Chương trình KC.05 của giai
đoạn 2001 - 2005 (14/43; 33%). Nguyên nhân là do giai đoạn 2006 - 2010 đòi hỏi
vốn đối ứng và các điều kiện tài chính ngặt nghèo hơn. Mặt khác, các doanh
nghiệp cũng không thiết tha chủ trì các dự án sản xuất vì độ rủi ro cao, thủ tục
tuyển chọn, đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị phức tạp, không đáp ứng được nhu
cầu của sản xuất và thị trường. trong khi đó, sự hỗ trợ của Nhà nước không đáng
kể (hỗ trợ 30% và lại thu hồi 80% kinh phí cấp thực hiện).
Trong giai đoạn 2011 - 2020, cơ khí chế tạo được xác định giữ vai trò đặc
biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để khẳng
định vai trò đó, ngành cơ khí chế tạo Việt Nam cần phải tiếp tục nghiên cứu, ứng
dụng KH-CN đảm bảo cho phát triển nhanh, bền vững.
Theo chương trình phát triển cơ khí trọng điểm thì đến năm 2010, ngành này
sẽ phải đáp ứng 40% - 50% nhu cầu trong nước. Song sau 9 năm triển khai đến tận
bây giờ, ngành kinh tế trong điểm này mới chỉ đáp ứng được 34% nhu cầu.
Cũng theo chương trình mục tiêu thì đến năm 2020 cơ khí trong nước sẽ tự
sản xuất được khoảng 100 tỷ đến 125 tỷ USD tiền hàng. Đây là thị trường mà rất
nhiều quốc gia khác mong muốn. Nhưng theo xếp hạng về hiệu suất công nghiệp,
Việt Nam hiện vẫn đứng sau nhiều nước trong khu vực như sau Indonesia 15 bậc,
sau Philippines 25 bậc, sau Thái Lan, Malaysia...
Thực tế sau 3 năm triển khai quyết định số 10, chỉ có 3 doanh nghiệp được
vay ưu đãi một phần trong tổng mức đầu tư. Đó là dự án đầu tư mở rộng chế tạo
máy biến áp 220 kV và 500 kV của Công ty chế tạo thiết bị điện Đông Anh, Nhà

máy sản xuất máy biến áp truyền tải 220 - 500 kV công suất đến 450 MW của Tập
đoàn Hanaka, Dự án đầu tư Nhà máy chế tạo thiết bị của Công ty Lilama 69-3.
Ngành cơ khí phải có sự đầu tư về công nghệ cao để sản xuất theo kịp tình
hình thế giới. Phát triển công nghiệp cơ khí đòi hỏi vốn lớn, thời gian đầu tư dài,
kỹ thuật cao và đội ngũ lao động lành nghề. Đây là những nhân tố chúng ta đang


thiếu, trong khi công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hầu như chưa có và tính hỗ trợ
nhau giữa các doanh nghiệp rất kém, khiến ngành trọng điểm này còn èo uột, kém
phát triển.
Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, hiện nay, cả
nước có khoảng 53.000 cơ sở sản xuất cơ khí, thu hút trên 500.000 lao động, chiếm
gần 12% lao động công nghiệp. Các doanh nghiệp cơ khí chủ yếu tập trung tại các
thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ
chiếm gần 90% giá trị sản xuất công nghiệp ngành Cơ khí cả nước, tỷ trọng giá trị
sản xuất công nghiệp cơ khí so với toàn ngành Công nghiệp đã tăng từ 8% lên
12%. Trong những năm qua, ngành Cơ khí đã có những đóng góp quan trọng cho
nền kinh tế. Hàng năm, Ngành đã sản xuất trên 500 danh mục sản phẩm với tổng
khối lượng hàng trăm ngàn tấn, đáp ứng nhu cầu cho các ngành kinh tế quốc dân.
Đặc biệt, Ngành còn chế tạo thành công dây chuyền thiết bị toàn bộ phục vụ công
nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như xay xát gạo, mì ăn liền, chế biến chè,
chế biến mía đường quy mô vừa và nhỏ, thiết bị xi măng, thiết bị sản xuất VLXD,
máy kéo nhỏ, động cơ diezen và xăng, thiết bị điện, một số sản phẩm tiêu dùng
như quạt điện, xe đạp, dụng cụ cơ kim khí… Điều đáng nói ở đây là chất lượng
thiết bị toàn bộ do Ngành chế tạo đã sánh ngang chất lượng các nước trong khu
vực. Tổng công ty Lilama đã trở thành nhà tổng thầu EPC đầu tiên của Việt Nam
khi trúng thầu các gói thầu số 2 và 3 của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, tiếp đến là
chế tạo và lắp đặt phần lớn các thiết bị chính của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương,
Nhiệt điện Phú Mỹ 3, 4. Sau những thành công của các hợp đồng đầu tiên đó, uy
tín của Lilama không ngừng tăng lên. Hiện nay, Lilama đang đảm đương vai trò

tổng thầu chế tạo và cung cấp thiết bị cho hầu hết các dự án đầu tư lớn cho các nhà
máy như: Nhiệt điện Uông Bí mở rộng với công suất 300 MW, tổng vốn đầu tư
300 triệu USD; Xi măng Sông Thao 2.500 tấn clanke/ngày, Xi măng Đô Lương
2.500 tấn clanke/ngày, Điện Cà Mau công suất 750MW và Điện Nhơn Trạch. Hiện
nay, Lilama đang tự đầu tư thực hiện Dự án Nhiệt điện Vũng áng.
Đến nay, khối lượng thiết bị chế tạo đã được nội địa hoá chiếm 65-70% và
lần đầu tiên, ngành Cơ khí trong nước đã chế tạo được lò nung cho nhà máy xi
măng 2.500 tấn clanke/ngày, thực hiện nội địa hoá được toàn bộ kết cấu thép phục
vụ xây dựng Trung tâm Hội nghị quốc gia tại Hà Nội.
Bên cạnh những bước tiến vượt bậc của Ngành Đóng tàu, Ngành Công
nghiệp ô tô-xe máy cũng được ghi nhận với những kết quả đạt được trong khoảng
5 năm trở lại đây. Ngành đã đáp ứng được nhu cầu trong nước với các loại xe buýt
có tỷ lệ nội địa hoá khoảng 40%, các loại xe tải nhẹ có công suất dưới 5 tấn và các
loại xe gắn máy do chính các doanh nghiệp trong nước sản xuất với tỷ lệ nội địa
hoá đạt từ 80-90%. Công ty Xuân Kiên (Vinaxuki), ô tô Trường Hải, Vinamoto là
những doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư chiều sâu vào các khâu sản xuất thân vỏ xe,


thùng xe, với các xưởng khuôn mẫu, dập ép, hàn, sơn tĩnh điện hiện đại, từ đó làm
tăng dần tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất xe ô tô.
Đối với các nhà máy thuỷ điện có công suất đến 300MW, trước đây, phải
nhập khẩu hầu hết các thiết bị cơ khí thuỷ công thì nay, toàn bộ phần này đều do
ngành Cơ khí trong nước đảm nhận. Bộ Công Thương đang chỉ đạo các liên doanh
cơ khí trong nước chế tạo và cung cấp thiết bị cơ khí thuỷ công cho các nhà máy
thuỷ điện A Vương, Pleikrông, Bản Vẽ, Quảng Trị, Sesan 3, Đồng Nai, Huội
Quảng, Bản Chát… với tổng trọng lượng thiết bị lên đến hàng chục ngàn tấn.
Từ các hợp đồng chế tạo sản phẩm, thiết bị cơ khí trong nước, các doanh
nghiệp đã mạnh dạn nhận các hợp đồng chế tạo thiết bị cho các đối tác nước ngoài
và tham gia vào thị trường xuất khẩu trong năm 2006. Hàng chục tấn thiết bị
đường ống cút, van chịu mài mòn... cung cấp cho các dự án nhà máy điện đã được

chế tạo và xuất khẩu đi Mỹ, Maliaxia và châu Âu. Hàng ngàn tấn kết cấu thép, lò
hơi được xuất khẩu theo hợp đồng cho Nhà máy Điện BARH STPP của ấn Độ và
các đối tác khác như: Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, úc. Còn nhiều doanh nghiệp cơ khí
cũng có các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cơ khí đi các nước Đức, ý, Malaixia, úc,
Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch... với trị giá hàng chục triệu USD. Đáng chú ý là những
sản phẩm xuất khẩu thiết bị toàn bộ do Tổng công ty LILAMA, mie, coma,
Vinashin chế tạo. Cho đến nay, Lilama đã xuất khẩu 3.000 tấn thiết bị sang các
nước với giá trị tổng cộng trên 50 triệu USD, MIE cũng đã đạt giá trị xuất khẩu
hơn 10 triệu USD trong cả 2 năm 2005 và 2006. Riêng Coma đạt giá trị xuất khẩu
hơn 4 triệu USD, còn Vinashin đạt 48 triệu USD xuất khẩu trong 2 năm 2005 và
2006. Bên cạnh các thiết bị toàn bộ hoặc hợp bộ, ngành Cơ khí còn đạt những
thành tựu đáng kể trong xuất khẩu các máy móc thiết bị lẻ, phụ tùng và một số vật
liệu kỹ thuật được Tổ chức ITC đánh giá và xếp hạng khá trên thị trường thế giới.
Tuy đạt được những thành tích cao về xuất khẩu, nhưng ngành Cơ khí vẫn
còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay khi Việt Nam đã hội
nhập WTO. Sự phát triển của ngành Cơ khí không thể tách khỏi hội nhập, đầu tư
đổi mới công nghệ, tập trung phát triển nguồn nhân lực KH-CN trình độ cao, kiến
thức hiện đại cho ngành cơ khí chế tạo Việt Nam bằng cách Nhà nước cử sinh
viên, nghiên cứu sinh, công nhân kỹ thuật đi học nước ngoài một cách đồng bộ. Hỗ
trợ doanh nghiệp kinh phí đào tạo đối với các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm mới.
Tăng cường tiềm lực nghiên cứu phát triển (R&D) cho các doanh nghiệp cơ khí.
Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư sản xuất và nghiên cứu khoa học trong
lĩnh vực cơ khí chế tạo máy; tạo điều kiện cho các hội KH-CN ngành nghề có kinh
phí để thẩm định thông tin, giúp đỡ, hoàn thiện các sáng kiến, sáng chế của nông
dân, công nhân; khuyến khích các doanh nghiệp chủ trì các dự án sản xuất. Đẩy
nhanh quá trình “tích tụ vốn” đối với doanh nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam; kết


hợp chặt chẽ, hiệu quả cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu trong việc
thực hiện các nhiệm vụ KH-CN ngành cơ khí chế tạo.

Thành tựu:
Thông qua thực hiện nghiên cứu phát triển công nghệ, các Viện nghiên cứu,
trường đại học đã có những bước tiến nâng cao năng lực của mình:
- Góp phần đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ KH&CN cơ khí
chế tạo máy thuộc các viện, trường, doanh nghiệp: Cho đến thời điểm hiện nay chỉ
riêng đối với chương trình KC 06 đã góp phần đào tạo được 27 tiến sỹ và 64 thạc
sỹ, hàng trăm kỹ sư, công nhân kỹ thuật qua các nội dung nghiên cứu đã được nâng
cao trình độ, tiếp cận với các công nghê tiên tiến góp phần đắc lực cho việc ứng
dụng các công nghệ mới tại các cơ sở sản xuất, trong thời điểm lực lượng các cán
bộ KH&CN của lĩnh vực đang bị thiếu hụt nghiêm trọng thì việc có được đội ngũ
cán bộ KH&CN trình độ cao là điều đáng trân trọng. Điển hình trong việc đào tạo
đội ngũ cán bộ KH&CN là Công ty TNHH cơ khí Hà Nội, thông qua các nhiệm vụ
nghiên cứu về tự động hoá đến nay công ty đã thành lập được Trung tâm nghiên
cứu ứng dụng về tự động hoá và mở lớp đào tạo về chuyên ngành tự động hoá tại
Trường trung học trực thuộc công ty. Tổng công ty cơ điện xây dựng, nông nghiệp
và thuỷ lợi thông qua các dự án đã đào tạo một lực lượng kỹ sư và công nhân lành
nghề cung cấp cho các đơn vị, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học
Bách khoa TP. Hồ Chí Minh đã đào tạo được nhiều tiến sỹ, thạc sỹ trong các
chuyên ngành công nghệ mới, một số đã tiếp tục được đưa đi đào tạo nâng cao ở
nước ngoài, đây sẽ là lực lượng cán bộ nòng cốt cho những năm tiếp theo.
- Tạo sự gắn kết giữa viện, trường, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
tham gia các nội dung nghiên cứu khoa học: Riêng chương trình KC 06 đã có sự
tham gia của 2 trường đại học, 8 học viện và viện nghiên cứu, 3 trung tâm và 5
tổng công ty trong nước và một số cơ sở nghiên cứu của nước ngoài đã nói lên sự
đa dạng trong sự kết hợp trong các nội dung nghiên cứu. Sự kết hợp này đã phát
huy được năng lực nội sinh của đội ngũ cán bộ KH&CN trong nước, sự kết hợp
giữa Viện nghiên cứu cơ khí và công ty cơ khí Duyên Hải đã tạo ra các sản phẩm
hộp giảm tốc có kích thước lớn cung cấp cho thị trường xi măng, hoá chất.., sự kết
hợp giữa các nhà khoa học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội với Công ty đá
mài Hải Dương đã tạo ra sản phẩm đá mài cao tốc, sự kết hợp chặt chẽ giữa

trường đại học Bách khoa Hà Nội với các chuyên gia về máy công cụ của Đài
Loan, Công ty cơ khí Hà Nội đã tạo ra sản phẩm máy phay 5 trục hiện đại, lần đầu
tiên được lắp ráp, chế tạo tại Việt Nam, sự kết hợp giữa Viện máy và dụng cụ công
nghiệp với tập đoàn chế tạo máy của CHLB Đức đã tạo ra sản phẩm máy cắt
plasma, máy tiện băng nghiêng CNC có các chỉ tiêu kỹ thuật tiên tiến, có khả năng
cạnh tranh và tham gia xuất khẩu (năm 2005 Viện đã xuất 02 máy cắt Plasma sang


thị trường Châu Phi)...rõ ràng, trong khi việc gắn kết giữa các cơ sở nghiên cứu và
doanh nghiệp đang là vấn đề chưa có được lời giải hữu hiệu, thông qua nhiệm vụ
của chương trình đã tạo ra sự gắn kết nhất định trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
- Góp phần tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các viện, trường, doanh
nghiệp trong ngành cơ khí chế tạo máy: Toàn chương trình số kinh phí chi cho mua
sắm trang thiết bị thử nghiệm, đo lường là 6.448 triệu đồng chiếm 8,5% tổng kinh
phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học, đó là chưa kể một số lượng lớn các
máy móc, thiết bị, trang bị đo kiểm, được tạo ra trong quá trình nghiên cứu, đã góp
phần tăng cường năng lực cho các cơ sở nghiên cứu, sản xuất nhiều thiết bị đã
được đưa ngày vào khai thác mang lại hiệu quả đáng kể. Tổng công ty cơ điện xây
dựng nông nghiệp và thuỷ lợi thông qua Dự án SXTN đã tạo dựng được một
xưởng sản xuất và lắp ráp các hệ thống xi lanh thuỷ lực với các trang thiết bị hiện
đại đáp ứng được các nhu cầu trong nuớc. Công ty cơ khí Duyên Hải cũng có được
hệ thống trang bị sản xuất hộp giảm tốc cỡ lớn, Viện nghiên cứu cơ khí đã trang bị
được hệ thống trang thiết bị chẩn đoán giám sát hiện đại được sử dụng khai thác
ngay cho các cơ sở sản xuất trong cả nước trong hai năm doanh số đã đạt gần 10 tỷ
đồng, thông qua đề tài nghiên cứu về mạ xoa bước dầu Viện cũng đã chuyển giao
được cho 03 cơ sở trong cả nước thực hiện công nghệ này đem lại hiệu quả rõ rệt.
Công ty đá mài Hải Dương do làm chủ được công nghệ sản xuất đã tự nghiên cứu
đầu tư cả dây chuyền hiện đại công suất 2.000 tấn đá mài/ năm tăng thế và lực cho
công ty, các sản phẩm máy công cụ CNC của Công ty TNHH một thành viên cơ
khí Hà Nội đã được khai thác sử dụng hàng ngày đem lại hiệu quả cho công ty... có

thể khẳng định trong lúc đầu tư cho ngành cơ khí còn rất nhiều khó khăn thì phần
đầu tư thông qua các nhiệm vụ nghiên cứu là rất thiết thực và có hiệu quả rõ rệt.
Định hướng nghiên cứu đặt lên vai các viện nghiên cứu, trường đại học
trong nghiên cứu công nghệ, sản phẩm công nghiệp cơ khí trong giai đoạn tới
Để có sức cạnh tranh toàn cầu, các sản phẩm chế tạo hiện nay ngày càng có
chất lượng cao, thiết kế hấp dẫn và công nghệ mũi nhọn. Các vật liệu mới được tạo
ra và các công nghệ tạo khả năng như CNNN, CNSH, cơ điện tử và CNTT-TT
đem lại những năng lực không giới hạn để phát triển các loại hình sản phẩm mới
có thêm các chức năng bổ sung. Ngành cơ khí chế tạo đang vươn tới sản xuất các
sản phẩm giá trị cao, có các đặc trưng như sau:


Là kết quả của công việc mang tính đa ngành

Phần lớn các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao sẽ đòi hỏi phải có những
nỗ lực kết hợp của đa ngành, gồm các bộ môn như cơ khí, điện và công nghệ phần
mềm;


Độ phức tạp cao


Số lượng các cấu phần được chế tạo bởi nhiều loại hình kỹ thuật trong các
sản phẩm công nghiệp mới, cũng như khả năng liên kết hoạt động (Interoperation),
mức độ tinh xảo và số lượng các phương án khả dĩ, liên tục gia tăng. Các sản phẩm
đơn lẻ có thể là những bộ phận nằm trong một sản phẩm kết hợp. Ví dụ về một loại
hình sản phẩm có độ phức tạp cao là nhà máy.

Có khả năng thích ứng với nhu cầu người dùng, khả năng thích nghi
và khả năng mở rộng cấp độ (Scalability)

Phần lớn các sản phẩm công nghệ cao sẽ có khả năng cao trong việc đáp
ứng các nhu cầu của người dùng. Chúng có khả năng thay đổi và cấu hình lại trong
các giai đoạn nằm trong vòng đời của chúng để đáp ứng các nhu cầu thường xuyên
thay đổi. Để đạt được hiệu quả kinh tế, phần lớn các sản phẩm đó sẽ có cấu trúc
dạng môđun, có thể thay đổi cấu hình, và dựa vào các nền sản phẩm (Product
Platforms), tức là các sản phẩm đáp ứng nhiều nhu cầu của người dùng.


Có trí tuệ nhúng (Embeded)

Vì các con chip và cơ cấu vi mô tính năng cao ngày càng rẻ hơn và được kết
hợp vào hầu hết tất cả các thiết bị công nghiệp nên “trí tuệ” của các sản phẩm sẽ
liên tục được tăng cường. Những đặc điểm này cho phép các sản phẩm lưu trữ
những thông tin cần thiết cho hoạt động và nối mạng với các sản phẩm “trí tuệ”
khác.

Khả năng tăng cường các dịch vụ (các sản phẩm mở rộng/ kết hợp
với dịch vụ)
Các sản phẩm có “trí tuệ” ngày càng gia tăng sẽ kết hợp các dịch vụ liên
quan đến sản phẩm, chẳng hạn như đáp ứng khách hàng bằng những dịch vụ tăng
cường, tối ưu hoá, chẩn đoán từ xa, bảo dưỡng dự phòng, đào tạo, nâng cấp v.v…
Các sản phẩm đơn lẻ (hữu hình) sẽ được thay thế bởi những sản phẩm có kết hợp
các dịch vụ, được cung cấp cho mọi giai đoạn nằm trong vòng đời của chúng. Các
mô hình kinh doanh mà chỉ chú trọng vào việc cung cấp những sản phẩm thuần tuý
(hữu hình) sẽ ngày càng được thay thế bởi những mô hình chú trọng vào việc cung
cấp chức năng hoặc giải pháp. Người dùng sẽ không còn cần đến việc sở hữu sản
phẩm mà tiến tới việc sử dụng giải pháp hoặc chức năng. Ví dụ, người dùng sẽ
mua ánh sáng và nhiệt thay vì việc mua bóng đèn và lò sưởi;



Định hướng vào nhiều đối tượng liên quan

Các sản phẩm tương lai sẽ phải định hướng vào vô số cấu hình của các đối
tượng liên quan và cân nhắc hành vi mua sắm của nhiều nhóm khách hàng khác
nhau, với sự nhạy cảm ngày càng tăng đối với các vấn đề liên quan đến môi
trường, đạo đức và xã hội;




Định hướng vào vòng đời

Các sản phẩm công nghiệp mới sẽ phải duy trì khả năng thay đổi cấu hình
tương ứng với phản hồi của người dùng trong toàn bộ vòng đời của chúng và phải
tuân thủ các quy định và nghĩa vụ thu hồi sau khi kết thúc vòng đời, tái chế hoặc
xử lý các vật liệu độc hại. Các sản phẩm này sẽ đảm bảo tối đa giá trị cũng như
việc tiêu thụ tối ưu năng lực và nguyên vật liệu trong toàn bộ vòng đời của chúng.
Cần có các quy trình và công nghệ chế tạo mới
Để có khả năng sản xuất một cách hiệu quả và có sức cạnh tranh những sản
phẩm công nghệ mới này, cần phải có các công nghệ, thiết bị và quy trình chế tạo
mới. Đổi mới công nghệ chế tạo cũng có tầm quan trọng ngang bằng với đổi mới
sản phẩm, nhân tố then chốt để tồn tại trong tương lai.
Để thực hiện điều này, ngành chế tạo cần phải chuyển dịch từ chỗ có hàm
lượng tài nguyên cao sang hàm lượng tri thức cao và thích ứng. Do vậy, để đổi mới
thành công, ngành công nghiệp chế tạo cần phải có các đặc tính thích nghi, số hoá,
nối mạng, dựa vào tri thức và bền vững.


Thích nghi


Ngành chế tạo phải chú trọng đến khả năng mau lẹ và dự báo để có thể thực
hiện việc sản xuất linh hoạt, quy mô nhỏ, thậm chí chỉ sản xuất một lô sản phẩm
thông qua việc tích hợp CNTT-TT để đạt hiệu quả tối ưu bằng cách chú trọng đến
người dùng thông qua các giao diện Người-Máy thích hợp.


Số hoá

Ngành chế tạo số hoá bao hàm việc lập mô hình, lập kế hoạch và mô phỏng
các phương tiện sản xuất mới thông qua các mô hình số và tích hợp các CNTT-TT
tiên tiến.


Nối mạng

Cho phép hợp tác và phân phối một cách năng động và gia tăng giá trị ở trên
các thị trường toàn cầu đang thay đổi với tốc độ nhanh, trên cơ sở tìm nguồn ở
phạm vi toàn cầu và kết hợp chặt chẽ hơn giữa người dùng và nhà cung cấp.


Dựa vào tri thức

Ngành chế tạo phấn đấu để tích hợp nhanh chóng, liên tục và áp dụng các tri
thức KH&CN và tổ chức tiên tiến nhất vào các quy trình kỹ thuật và sản xuất. Sự
hội tụ của các công nghệ (CNNN, CNTT, CNSH và công nghệ nhận thức) sẽ có tác
động quan trọng.


Bền vững



Ngành chế tạo sẽ cân nhắc việc tối ưu hoá mức độ tiêu thụ năng lượng và
vật liệu cũng như giảm phế thải.


Các công nghệ chế tạo then chốt

Các công nghệ tự động hoá linh hoạt và thích nghi, trong đó sử dụng
các cơ cấu điều khiển có trí tuệ, các giao diện Người-Máy có khả năng nhận thức,
các hệ thống tự học tập, trí tuệ phân tán và truyền thông không dây;
Các công nghệ và thiết bị để sản xuất MEM và các cấu phần/ hệ thống
điện tử nano;
Các công nghệ để xử lý và thao tác các vật liệu mới (chẳng hạn như
các vật liệu thông minh);
Các công nghệ chế tạo từ dưới lên, chẳng hạn như CNSH để tạo và
thao tác các vật liệu vô cơ và chế tạo cấp nano.
Để có được những biến đổi rộng lớn như vậy, đòi hỏi phải có:
- Các mô hình kinh doanh mới, chẳng hạn như các mạng doanh nghiệp
thích nghi năng động;
Các phương pháp, công cụ và kết cấu hạ tầng CNTT-TT để hỗ trợ cho
toàn bộ vòng đời sản phẩm;
Kết cấu hạ tầng giáo dục và hợp tác với nước ngoài trong hoạt động
nghiên cứu phát triển chung và đặc biệt là tiếp thu làm chủ công nghệ.



×