Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.23 KB, 123 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ KHÁNH LINH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
VÀ DU LỊCH NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ

KHÁNH HÒA – 2015


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ KHÁNH LINH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
VÀ DU LỊCH NHA TRANG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn khoa học:



GS.TS Nguyễn Đình Phan
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC

KHÁNH HÒA – 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi kết quả nghiên
cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác nếu có đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ
luận văn thạc sĩ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan ở trên đây.
Nha Trang, ngày 8 tháng 7 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Khánh Linh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TS Nguyễn Đình Phan, người
hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi về kiến thức cũng như
phương pháp nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các giảng viên của trường Đại học
Nha Trang đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Quản trị kinh doanh khóa 2011 – 2013.
Có được kết quả nghiên cứu này tôi đã nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của Ban
Giám hiệu trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang, sự tận tình
cung cấp các thông tin, số liệu của các đơn vị, phòng, ban trong trường, sự đánh giá
nhiệt tình của các anh chị đồng nghiệp, các doanh nghiệp và sinh viên. Tôi xin được
ghi nhận và cảm ơn những sự giúp đỡ này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
những người thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng do thời gian
và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp
để kết quả nghiên cứu tiếp theo được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Tác giả: Nguyễn Thị Khánh Linh


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ................................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................ix
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................vi
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG 8
1.1 Khái niệm chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng ...................................................... 8
1.1.1 Khái niệm chất lượng......................................................................................8
1.1.2 Khái niệm giáo dục đào tạo.............................................................................9
1.1.3 Bản chất của chất lượng giáo dục đào tạo.....................................................11
1.2 Vai trò của chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng .................................................... 20
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học ......................................... 21
1.3.1 Các yếu tố bên ngoài .....................................................................................21
1.3.2 Các nhân tố bên trong ...................................................................................22
1.4 Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo đại học ..................................... 26
1.4.1 Nhóm tiêu chí, chỉ tiêu chung về chất lượng giáo dục đại học.....................27
1.4.2 Nhóm tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể về chất lượng giáo dục đại học .....................29
1.4.3 Nhóm tiêu chí, chỉ tiêu về điều kiện đảm bảo chất lượng ............................30
1.5 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo ở một số trường cao đẳng, đại học ... 32
1.5.1 Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh ..................................32
1.5.2 Trường Đại học Sài Gòn ...............................................................................34
1.5.3 Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn .........................35
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO
ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH NHA TRANG .............................36
2.1 Giới thiệu khái quát về trường CĐ VHNT & DL Nha Trang ................................ 36
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................36
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ .....................................................................................36


iv
2.1.3 Mục tiêu của trường ......................................................................................37
2.1.4 Đặc điểm quá trình đào tạo ...........................................................................37
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của trường ............................................................................40
2.1.6 Kết quả đào tạo của trường 3 năm qua .........................................................42
2.1.7 Kết luận .........................................................................................................43

2.2 Thực trạng chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du
lịch Nha Trang .................................................................................................................... 43
2.2.1 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học .............43
2.2.1.1 Mục tiêu đào tạo .....................................................................................43
2.2.1.2 Chương trình và nội dung đào tạo ..........................................................44
2.2.1.3 Phương pháp đào tạo ..............................................................................45
2.2.1.4 Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy .....................................................46
2.2.1.5 Người học ...............................................................................................50
2.2.1.6 Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học ..................................................53
2.2.1.7 Công tác quản lý chất lượng...................................................................56
2.2.1.8 Hoạt động của các trung tâm, phòng ban ...............................................57
2.2.2 Thực trạng các tiêu chí, chỉ tiêu về chất lượng đào tạo ................................57
2.2.2.1 Nhóm các tiêu chí, chỉ tiêu chung ..........................................................57
2.2.2.2 Nhóm các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể ..........................................................62
2.2.2.3 Nhóm các tiêu chí, chỉ tiêu đảm bảo chất lượng ....................................67
2.3 Đánh giá chung chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và
Du lịch Nha Trang.............................................................................................................. 75
2.3.1 Ưu điểm.........................................................................................................75
2.3.2 Nhược điểm...................................................................................................76
2.3.3 Nguyên nhân .................................................................................................77
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG
CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH NHA TRANG....................78
3.1 Chiến lược và mục tiêu phát triển của trường giai đoạn 2015 – 2020 .................. 78
3.1.1 Định hướng chiến lược..................................................................................79
3.1.2 Mục tiêu ........................................................................................................80
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật và Du lịch Nha Trang............................................................................................... 80


v

3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện công tác tuyển sinh, cải tiến các phương pháp rèn
luyện, nâng cao ý thức và kỹ năng cho sinh viên ..................................................80
3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo.............................................83
3.2.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên ...86
3.2.4 Các giải pháp tăng cường hệ thống cơ sở vật chất........................................89
3.2.5 Các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng ................................91
3.3 Một số kiến nghị .......................................................................................................... 93
KẾT LUẬN ...................................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................95
PHỤ LỤC ......................................................................................................................99


vi

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CBGV

Cán bộ giảng viên



Cao đẳng

CĐ SP

Cao đẳng sư phạm

CĐ VHNT & DL

Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch


ĐH

Đại học

ĐH SP

Đại học sư phạm

HS-SV

Học sinh – Sinh viên

KHCN

Khoa học công nghệ

KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn

NCKH

Nghiên cứu khoa học

QLKH & QHQT

Quản lý khoa học & Quan hệ quốc tế

STT


Số thứ tự

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TC-KT

Tài chính – Kế toán

TC SP

Trung cấp sư phạm

THPT

Trung học phổ thông

TNCS HCM

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân



vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Đội ngũ giảng viên trường CĐ VHNT & DL Nha Trang qua các năm.... 47
Bảng 2.2 Số lượng Học sinh – Sinh viên nhập học qua các năm............................. 50
Bảng 2.3 Thống kê số lượng Câu lạc bộ trong trường năm 2014 ............................ 52
Bảng 2.4 Cơ sở vật chất của trường CĐ VHNT & DL Nha Trang năm học 2013-2014... 54
Bảng 2.5 Thống kê đánh giá về hoạt động của các trung tâm, khoa, phòng ban
chức năng.................................................................................................................. 57
Bảng 2.6 Số lượng Học sinh – Sinh viên tốt nghiệp qua các năm ........................... 58
Bảng 2.7 Tình hình sinh viên tốt nghiệp có việc làm............................................... 59
Bảng 2.8 Chất lượng sinh viên tốt nghiệp theo đánh giá của cán bộ quản lý và
giảng viên ................................................................................................................. 62
Bảng 2.9 Các doanh nghiệp đánh giá chất lượng công việc sinh viên thực hiện..... 62
Bảng 2.10 Điểm thi tốt nghiệp bình quân qua các năm ........................................... 63
Bảng 2.11 Các doanh nghiệp đánh giá về kiến thức chuyên môn của SV............... 63
Bảng 2.12 Điều kiện học tập tại trường của sinh viên ............................................. 63
Bảng 2.13 Các doanh nghiệp đánh giá về kỹ năng của sinh viên ............................ 64
Bảng 2.14 Điều kiện rèn luyện tại trường của sinh viên .......................................... 66
Bảng 2.15 Cán bộ quản lý đánh giá năng lực của giảng viên .................................. 68
Bảng 2.16 Sinh viên đánh giá năng lực của giảng viên............................................ 68
Bảng 2.17 Sinh viên tốt nghiệp đánh giá năng lực giảng viên ................................. 69
Bảng 2.18 Giảng viên tự đánh giá năng lực công tác............................................... 70
Bảng 2.19 Việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo theo đánh giá của cán
bộ quản lý và giảng viên........................................................................................... 71
Bảng 2.20 Sinh viên đánh giá về chương trình đào tạo............................................ 71
Bảng 2.21 Sinh viên tốt nghiệp đánh giá về chương trình đào tạo .......................... 72
Bảng 2.22 Sinh viên đánh giá về chất lượng của hệ thống giáo trình, tài liệu......... 72

Bảng 2.23 Cán bộ quản lý đánh giá tình hình cơ sở vật chất của trường................. 73
Bảng 2.24 Giảng viên đánh giá về tình hình cơ sở vật chất của trường................... 73
Bảng 2.25 Sinh viên đánh giá tình hình cơ sở vật chất của trường .......................... 74
Bảng 2.26 Hoạt động của thư viện qua đánh giá của sinh viên và giảng viên......... 74


viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu hành chính trường CĐ VHNT & DL Nha Trang..............................41


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Số sinh viên nhập học qua các năm ...........................................................51
Biểu đồ 2.2 Tình hình sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp .........................................60
Biểu đồ 2.3 Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành đào tạo ............60
Biểu đồ 2.4 Tình hình sinh viên tốt nghiệp phải đào tạo lại khi đi làm ........................61


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân”- trong nghị quyết số 29/NQ-TW được ban hành 4/11/2013, Đảng và
Nhà nước ta đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục cũng như tính cấp thiết
phải đổi mới và nâng cao chất lượng của giáo dục nước nhà. Trong bối cảnh công nghệ
khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh mẽ, kinh tế, văn hóa có những bước

tiến vượt bậc vừa là điều kiện thuận lợi cũng là khó khăn thách thức của đất nước. Sự
phát triển về mọi mặt của thế giới cho chúng ta cơ hội kế thừa và học hỏi những thành
quả, nhưng cũng chính sự tiến bộ đó sẽ gia tăng khoảng cách về sự phát triển nếu
chúng ta không theo kịp thế giới. Bên cạnh đó, những bất ổn của xã hội và những vấn
đề phức tạp trong quan hệ chính trị trở thành rào cản cho sự phát triển của các quốc gia
và Việt Nam cũng không phải là ngoài lệ. Lúc này, đầu tư cho giáo dục tạo ra nguồn
nhân lực có trình độ và chuyên môn cao sẽ là chìa khóa để giải quyết các vấn đề và trở
thành nền tảng cho sự phát triển bền vững của các quốc gia. Yêu cầu đặt ra là giáo dục
phải được đầu tư hợp lý và đồng bộ, giáo dục và đào tạo phải là sự nghiệp của toàn
dân. Với yêu cầu này, việc nâng cao chất lượng đào tạo trở thành trách nhiệm trực tiếp
của mỗi cơ sở giáo dục – đào tạo, trong đó có trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và
Du lịch Nha Trang.
Khánh Hòa nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ. Là vùng đất giàu truyền
thống về lịch sử và văn hóa dân tộc, có vị trí địa lý thuận lợi và được thiên nhiên ưu
đãi, Khánh Hòa có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch. Nha Trang –
Khánh Hòa nằm trong khu vực được xem là cái nôi của nghệ thuật truyền thống ở
miền Trung. Nơi đây phát triển mạnh các loại hình dân ca và nổi bật nhất là nghệ thuật
Bài chòi Trung Bộ Việt Nam. Được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là
Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia, thành phố Nha Trang đang triển khai nhiều
chương trình, kế hoạch nhằm bảo tồn và phát triển nghệ thuật Bài chòi. Bên cạnh đó,
những năm gần đây, Khánh Hòa có nhiều thành tích về phát triển kinh tế với nhịp độ
phát triển khá tốt, tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ cao, đặc
biệt nổi bật là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển du lịch. Theo
báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về tình hình kinh tế xã hội năm 2014 thì


2
tỉnh Khánh Hòa đã đón trên 3,6 triệu lượt khách lưu trú với doanh thu ước đạt trên
4.280 tỷ đồng, tăng 27,76% so với năm 2013. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu
đạt được, Khánh Hòa cũng còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục điển hình như kinh

tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, chất lượng tăng trưởng và
năng lực cạnh tranh chưa cao; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
của kinh tế… Để hoàn thành được mục tiêu mà Bộ Chính trị đã đề ra theo phương
hướng phát triển đến năm 2020 thì tỉnh Khánh Hòa cần thực hiện hàng loạt các nhiệm
vụ, trong đó nhiệm vụ đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là
nhiệm vụ trọng tâm. Là một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trọng điểm của
khu vực Nam Trung Bộ nói chung và của tỉnh Khánh Hòa nói riêng, trường Cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch được tỉnh giao trọng trách thực hiện nhiệm vụ trọng
tâm này.
Với sự phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, cơ cấu nghề nghiệp và cơ hội
việc làm sẽ tăng lên. Chính vì vậy, hàng loạt các cơ sở đào tạo đã được thành lập. Hiện
tại, chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Nha Trang đã có 6 trường đại học và 6 trường
cao đẳng. Trong đó, nhiều trường có chương trình đào tạo với nhiều ngành giống nhau.
Điều này làm cho sự cạnh tranh giữa các trường ngày càng trở nên gay gắt. Những
trường có uy tín hơn về chất lượng đào tạo sẽ có khả năng thu hút nhiều người theo
học hơn. Thực tế dễ thấy đó là những trường có số sinh viên theo học đạt đủ chỉ tiêu
mới có khả năng tồn tại được. Không chỉ cạnh tranh trong nước mà trong tương lai,
khi những dự án về các trung tâm đào tạo quốc tế đi vào hoạt động thì lúc đó khó khăn
của các cơ sở đào tạo còn nhiều hơn nữa. Chính vì vậy chất lượng đào tạo trở thành
vấn đề hàng đầu mà các trường đại học, cao đẳng bắt buộc phải quan tâm. Đặc biệt là
thực trạng trong những năm gần đây, số lượng tuyển sinh đầu vào của trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang giảm mạnh. Dấu hiệu này cho thấy
điều gì? Phải chăng chất lượng đào tạo của nhà trường có vấn đề?
Một điểm nữa đó là, theo lộ trình 2014-2015, trường Đại học Khánh Hòa sẽ
được thành lập với một trong những nòng cốt chính là trường CĐ VHNT & DL Nha
Trang. Sự kiện này sẽ đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển và thành công của nhà
trường. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được thì đòi hỏi trường CĐ VHNT & DL Nha
Trang phải đáp ứng được đầy đủ, toàn diện các yêu cầu đề ra, đặc biệt là yêu cầu về
chất lượng đào tạo. Một lần nữa, vấn đề chất lượng trở thành bài toán mà trường CĐ



3
VHNT & DL Nha Trang phải tìm cách giải quyết để không những có thể hoàn thành
lộ trình nâng cấp lên đại học của mình mà còn có thể hòa nhập vào mội trường giáo
dục toàn cầu hóa hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất
lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Nha Trang” làm
luận văn nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu của luận văn
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của trường
CĐ VHNT & DL Nha Trang; từ đó phát hiện ra những điểm còn hạn chế và đề xuất
những phương hướng khắc phục để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Căn cứ trên mục tiêu chung, luận văn cần đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:
-

Xác định đúng bản chất của chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng.

-

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng.

-

Xác định căn cứ đánh giá chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng.

-

Dựa trên cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của trường CĐ

VHNT & DL Nha Trang.

-

Phát hiện các điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân và đề xuất giải pháp giúp

nâng cao chất lượng đào tạo tại trường CĐ VHNT & DL Nha Trang.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề chất lượng đào tạo bao gồm:
chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy,
người học, phương pháp quản lý chất lượng, hệ thống cơ sở vật chất và những vấn đề
khác liên quan đến chất lượng đào tạo.
Phạm vị nghiên cứu của luận văn là tại trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và
Du lịch Nha Trang. Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2008 – 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng phương pháp điều tra khảo sát và thu thập số liệu thứ cấp
từ các phòng ban của nhà trường để làm căn cứ so sánh qua đó tính toán, đánh giá các
tiêu chí nhằm nhận định về chất lượng đào tạo của nhà trường. Những số liệu thứ cấp
mà luận văn cần thu thập là về tình hình tuyển sinh của nhà trường; kết quả học tập,
rèn luyện của sinh viên và kết quả tốt nghiệp của sinh viên từ năm 2008 đến năm
2014. Bên cạnh đó, luận văn cũng thu thập số liệu về tình hình phát triển quy mô giảng


4
viên về chất lượng lẫn số lượng từ năm 2008 đến năm 2014. Những số liệu về tình
hình cơ sở vật chất của nhà trường cũng được thu thập bao gồm diện tích sàn, diện tích
phòng học, số lượng máy tính, số lượng phòng thực hành, trung tâm thư viện ... Dựa
trên những số liệu này luận văn sẽ hình thành nên các thông số về các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường và so sánh với những thông số được quy
định trong Điều kiện đảm bảo chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố từ đó có
đánh giá bước đầu về chất lượng đào tạo của trường. Sau đó, luận văn dùng những số
liệu này để tính toán các chỉ tiêu đánh giá chất lượng và so sánh với những chỉ tiêu

bình quân của ngành để đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường. Luận văn cũng sử
dụng các số liệu từ Tổng cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa, từ các bài báo, tạp chí khoa
học liên quan để minh họa cho bài viết.
Luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học và phỏng vấn chuyên
gia. Sử dụng 530 mẫu điều tra với 5 đối tượng là cán bộ quản lý; cán bộ giảng viên,
sinh viên, sinh viên đã tốt nghiệp và các doanh nghiệp nhằm thu thập ý kiến của các
đối tượng có liên quan đến quá trình đào tạo nhằm nêu lên những đánh giá khách quan
về chất lượng đào tạo của nhà trường. Các nội dung được yêu cầu đánh giá là về: mục
tiêu đào tạo; chương trình và nội dung đào tạo; phương pháp đào tạo; đội ngũ cán bộ
quản lý và giảng dạy; người học; cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy; công tác
quản lý chất lượng và hoạt động của các phòng ban. Tùy thuộc vào từng đối tượng
khác nhau mà nội dung yêu cầu đánh giá cũng khác nhau. Khi khảo sát, các đối tượng
sẽ sử dụng thang đo Likert từ 1 đến 5 để đánh giá theo các mức độ tăng dần là: Kém –
Yếu – Trung bình – Khá – Tốt. Sau khi thu thập các mẫu phiếu, từng nội dung sẽ được
tổng hợp và tính toán theo đơn vị % và tính trung bình trọng số để đánh giá theo thang điểm.
Từ những thông tin, số liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, phân
tích, xử lý và dùng phương pháp thống kê mô tả để minh họa cho các kết quả nghiên
cứu. Luận văn đã sử dụng các bảng biểu, sơ đồ và đồ thị để minh họa. Với những số
liệu nghiên cứu theo dãy số thời gian, luận văn sử dụng đồ thị hình cột để thể hiện sự
phát triển của nội dung. Với những nội dung được tính toán nhằm phân loại, luận văn
sử dụng đồ thị hình tròn để thể hiện tỷ trọng của mỗi loại.


5
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
5.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật trong
công nghiệp điện lực Việt Nam” của tác giả Đoàn Đức Tiến (2012), chuyên ngành
Quản trị kinh doanh tại trường Đại học kinh tế quốc dân đã nêu lên được những nội
dung nghiên cứu sau:

- Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo. Luận án còn chỉ ra
những đặc trưng của ngành Điện có ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo công nhân kỹ
thuật. Qua đó tác giả đã đề xuất nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng của công nhân kỹ
thuật ngành điện lực.
- Luận án đã phân tích ưu nhược điểm của một số mô hình đánh giá chất lượng
đào tạo công nhân kỹ thuật, qua đó tác giả đã nêu lên quan điểm của mình về mô hình
đánh giá đó là: “phải đánh giá một cách tổng thể chất lượng đào tạo công nhân kỹ
thuật công nghiệp Điện lực theo chu trình đào tạo từ khâu “đầu vào – quá trình đào tạo
– đầu ra””. Luận án cũng phân tích kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đào
tạo công nhân kỹ thuật từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Luận án đã nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo công nhân kỹ thuật của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam và nêu lên những khó khăn, thách thức trong đào tạo
công nhân kỹ thuật công nghiệp Điện lực, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao
chất lượng đào tạo cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Luận án cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Quốc hội và Chính phủ, đối
với các cơ quan quản lý nhà nước và đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường Cao đẳng
nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 1 Nghệ An” của tác giả Nguyễn Hoàng Nam (2014),
chuyên ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học kinh tế quốc dân đã nêu lên được
những vấn đề sau:
- Luận văn đã giới thiệu chi tiết về đào tạo nghề cũng như nêu rõ vai trò và đặc
điểm của đào tạo nghề. Từ đó luận văn đã xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng
đào tạo nghề cần được nhìn nhận từ góc nhìn của các đối tượng khác nhau như: người
học nghề, đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường, nhà tuyển dụng và các doanh nghiệp.
- Tác giả cũng đã đề xuất các phương pháp đánh giá chất lượng của hoạt động
đào tạo nghề hợp lý và logic.


6
- Luận văn nghiên cứu cụ thể về thực trạng chất lượng đào tạo nghề của trường

Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 1 Nghệ An. Thông qua phân tích định hướng phát
triển của trường từ đó luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo nghề của trường
- Cuối cùng, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị đối với các bộ ngành và với
các sở ban ngành ở địa phương nhằm nâng cao chất lượng của công tác đào tạo nghề
tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật số 1 Nghệ An.
Luận văn thạc sĩ “Tác động của chất lượng đào tạo đến cảm nhận của sinh
viên đối với trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Nha Trang” của tác
giả Nguyễn Hữu Thái Thịnh (2011), chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại
học Nha Trang đã thực hiện các nội dung nghiên cứu sau:
- Luận văn đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của trường CĐ
VHNT & DL Nha Trang. Qua đó, tác giả đã có những đánh giá về những thuận lợi và
khó khăn của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, sự hài lòng nơi sinh viên.
- Luận văn đã trình bày các vấn đề về lý thuyết lĩnh vực thương hiệu - hình ảnh
nhà trường, sự trung thành – phát ngôn tích cực của sinh viên, sự thỏa mãn của khách
hàng - sinh viên, chất lượng dịch vụ và tác động của chất lượng dịch vụ đến cảm nhận
của sinh viên.
- Tác giả đã sử dụng mô hình Servperf, phân tích hệ số tin cậy Cronbach’ alpha,
sử dụng các phân tích EFA và CFA và kiểm định bằng mô hình SEM để nghiên cứu về
tác động của chất lượng dịch vụ đào tạo đến cảm nhận của sinh viên trường CĐ VHNT
& DL Nha Trang.
- Luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp bao gồm: giải pháp phát triển nguồn
nhân lực; giải pháp nâng cấp cơ sở vật chất; đổi mới phương pháp dạy và học, và hoàn
thiện chương trình đào tạo; giải pháp hỗ trợ sinh viên; tăng cường công tác lãnh đạo,
quản lý và quy chế làm việc
Bài viết “Một vài suy nghĩ về chất lượng đào tạo và tiêu chí đánh giá chất
lượng” của TS Hồ Lam Hồng – ĐH Sư phạm Hà Nội đăng trong Kỷ yếu: “Xây dựng tiêu
chuẩn chất lượng cho các trường sư phạm Việt Nam” của Viện nghiên cứu giáo dục năm
2008. Dựa trên cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo trong ấn


phẩm Education for all của UNESCO phát hành năm 2004, bài viết đã bàn về các quan
niệm về chất lượng và chất lượng giáo dục và công tác xây dựng các chuẩn: chuẩn đầu


7
vào, chuẩn thực hiện và chuẩn đầu ra của sản phẩm đào tạo. Trong bài viết, tác giả
cũng trình bày về các nhân tố, tiêu chí cơ bản về chất lượng.
5.2 Xác định tính không trùng lặp của đề tài nghiên cứu
Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu đại diện ở trên cho thấy:
cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề chất lượng đào
tạo và việc nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và
Du lịch Nha Trang. Do đó, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này là không trùng lặp và
cần thiết đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm có ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng
Chương này tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản nhất về chất lượng đào tạo
đại học, cao đẳng như khái niệm, bản chất, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo; hệ thống những tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo và nêu lên
một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng.
Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và
Du lịch Nha Trang
Chương này phản ánh thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Văn
hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang với các nội dung cụ thể gồm: giới thiệu chung
về nhà trường; sử dụng các nhân tố và hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu để phân tích thực
trạng đào tạo của trường và qua đó đánh giá ưu, nhược điểm và nguyên nhân của hoạt
động đào tạo ở trường.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang

Trên cơ sở lý luận và những phân tích từ chương 1 và chương 2 đã đề cập đến
những chiến lược và mục tiêu phát triển của trường trong tương lai; từ đó đề xuất
những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Văn hóa nghệ
thuật và Du lịch Nha Trang.


8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG
1.1 Khái niệm chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng
1.1.1 Khái niệm chất lượng
Khái niệm “chất lượng” đã được hình thành trong quá trình phát triển của xã
hội và phát triển song song cùng với sự tiến bộ của xã hội. “Chất lượng” xuất hiện
trong hầu hết các lĩnh vực và được sử dụng phổ biến, thông dụng. Tuy nhiên, “chất
lượng” là một từ đa nghĩa và nhiều hàm ý, một khái niệm khó nắm bắt (Pfeffer and
Coote, 1991). Ở mỗi lĩnh vực khác nhau, đối với mỗi quan điểm khác nhau, “chất
lượng” lại được hiểu theo các hướng khác nhau. Chính vì vậy, khi xét đến khái niệm
“chất lượng”, có rất nhiều định nghĩa được đưa ra.
Trường phái quan niệm chất lượng siêu hình với đại diện là Barbara Tuchman
cho rằng “Chất lượng là sự tuyệt hảo của sản phẩm”. Sự tuyệt hảo ở đây được hiểu là
những gì tốt nhất, nổi tiếng nhất và được nhiều người ưa chuộng nhất. Những định
nghĩa theo trường phái này thường mang tính chủ quan, không thể đo lường, không thể
mô tả một cách logic.
Trường phái chất lượng gắn với những thuộc tính khách quan của sản phẩm lại
cho rằng chất lượng phản ánh những công dụng của sản phẩm đó. Trong từ điển tiếng
Việt đã định nghĩa “Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự
vật làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác”. Khái niệm này có ưu điểm là có thể
đo lường được nhưng lại thể hiện nhược điểm ở phạm vi nghiên cứu phiến diện khi

chưa xét tới các yếu tố khác như cung, cầu hay giá cả.
Trường phái chất lượng gắn với sự thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng lại
mang tính kinh doanh, phụ thuộc nhiều vào nhận thức của khách hàng. Đại diện cho
trường phái này, Philip Crosby đã phát biểu “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”
hay tiến sỹ Edwards Deming đã định nghĩa “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử
dụng hay sự thỏa mãn khách hàng”. Nhóm định nghĩa này được các doanh nghiệp
chấp nhận tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào các sản phẩm cũng có thể đáp ứng
tất cả mọi nhu cầu của khách hàng.
Trường phái chất lượng được đánh giá dựa trên hoạt động sản xuất. Chất lượng
là sự đảm bảo đạt được và duy trì một tập hợp các tiêu chuẩn, quy cách hoặc yêu cầu


9
đã được đặt ra từ trước. Một sản phẩm chất lượng là khi nó có các tiêu chí, thước đo
phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn. Quan niệm này có ưu điểm là giúp hình thành nên hệ
thống tiêu chuẩn khách quan để đo lường đánh giá chất lượng sản phẩm tuy nhiên
nhược điểm là chưa quan tâm tới nhu cầu của khách hàng.
Trường phái chất lượng gắn liền với giá trị. Chất lượng ở đây được hiểu là
những giá trị tốt nhất, lợi ích tốt nhất đạt được so với chi phí đã bỏ ra. Nhóm các tác
giả theo quan niệm này cho rằng chất lượng sản phẩm luôn đặt trong mối quan hệ gắn
bó chặt chẽ với giá cả. Giá cả trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng.
Năm nhóm quan điểm trên đưa đến những định nghĩa theo các hướng khác
nhau về “chất lượng”. Mỗi quan điểm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Dựa trên những ưu điểm đó, quan điểm về chất lượng tổng hợp xuất hiện. Chất lượng
tổng hợp bao gồm chất lượng các thuộc tính sản phẩm, chất lượng dịch vụ đi kèm, chi
phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó. Quan niệm này đặt chất lượng sản phẩm
trong mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng của dịch vụ, chất lượng các điều kiện giao
hàng và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực.
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) cũng đưa ra định nghĩa về chất lượng
trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 như sau: “Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các tính

chất đặc trưng của thực thể có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hay tiềm
ẩn”. Do tác dụng thực tế của nó nên định nghĩa này được chấp nhận một cách rộng rãi
trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay. Về thực chất, khái niệm này phản ánh sự
kết hợp nhiều định nghĩa nói trên và thể hiện khái quát chất lượng ở mức độ cao hơn.
Qua hàng loạt các quan điểm về chất lượng trên có thể thấy rõ tính chất trừu
tượng, phức tạp và đa diện của khái niêm “chất lượng”. Hơn nữa, những nhóm khái
niệm trên đa phần đều tập trung nghiên cứu về hoạt động sản xuất sản phẩm, còn đối
với hoạt động dịch vụ thì có thể áp dụng các cách hiểu đó hay không? Đặc biệt là đối
với lĩnh vực giáo dục đào tạo là một ngành dịch vụ khá đặc thù.
1.1.2 Khái niệm giáo dục đào tạo
Giáo dục đào tạo là một hoạt động không thể thiếu trong xã hội và có vai trò
đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Do đó vấn đề chất lượng của
giáo dục đào tạo luôn được các nước quan tâm và đặt lên hàng đầu.
“Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và
lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người” (Phạm Viết Vượng,


10
2000). Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và
thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông
qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn
của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học (John Dewey, 1916).
Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thông thường
đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có
một trình độ nhất định. Đào tạo đề cập đến việc truyền đạt các kỹ năng, kỹ xảo thực
hành nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể. Qua đó người học
sẽ lĩnh hội và nắm vững những kiến thức, kỹ năng để có thể thực hiện thành công một
hoạt động nghề nghiệp mà xã hội cần một cách có hệ thống, và chuẩn bị cho người đó
thích nghi với cuộc sống cũng như khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.
Xét về bản chất thì giáo dục đào tạo chính là một hoạt động của lĩnh vực dịch

vụ, nó có đầy đủ những đặc điểm cơ bản mà dịch vụ có như:
• Tính vô hình (hay phi vật chất): Sản phẩm của giáo dục đào tạo là những kiến
thức, kỹ năng, thói quen và chúng không thể nếm được, không nghe được, không cầm
nắm được.
• Tính không thể chia cắt được: Quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ diễn ra
đồng thời. Hoạt động truyền đạt và tiếp thu kiến thức phải diễn ra đồng thời. Và khách
hàng tức người học là một trong những yếu tố trực tiếp quyết định chất lượng dịch vụ.
• Tính không ổn định: Chất lượng dịch vụ dao động trong một khoảng rất rộng,
tùy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ. Khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức phụ
thuộc vào khả năng truyền đạt của người thầy và khả năng tiếp thu của người trò. Và
không phải lúc nào những khả năng này cũng đạt được mức độ tốt nhất vì nó còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác.
• Tính không lưu giữ được: Dịch vụ thì không lưu giữ được, nếu như khách hàng
không sử dụng dịch vụ thì quá trình thực hiện dịch vụ không hoàn chỉnh và sản phẩm
của dịch vụ không được hoàn thành. Ví dụ như người thầy lên lớp truyền đạt kiến thức
mà sinh viên bỏ lớp thì những kiến thức đó không truyền được tới cho sinh viên.
Như vậy, chúng ta khẳng định giáo dục đào tạo là một lĩnh vực của dịch vụ.
Tuy nhiên giáo đục đào tạo bao hàm rất nhiều hoạt động khác nhau mà đề tài đang lấy
trường CĐ VHNT & DL Nha Trang để nghiên cứu nên chỉ xem xét ở khía cạnh giáo


11
dục đào tạo ở bậc cao đẳng đại học và kể từ đây thì khi nhắc tới “chất lượng đào tạo”
hay “chất lượng giáo dục” thì người viết đang hướng tới chất lượng giáo dục đào tạo đại học.
Giáo dục đại học hay giáo dục bậc cao là giai đoạn giáo dục diễn ra sau bậc
trung học gồm các bậc cao đẳng, đại học, sau đại học tại một số cơ sở giáo dục đào tạo
như các trường đại học, học viện, cao đẳng… Đối tượng nhập học phải hoàn thành
xong chương trình giáo dục trung học và sau khi kết thúc khóa học sẽ được cấp các
văn bằng học thuật hoặc chứng chỉ. Theo website unesco.org thì chất lượng của giáo
dục đại học là một khái niệm đa chiều bao hàm tất cả các chức năng của nó và các hoạt

động như: dạy học và chương trình đào tạo, nghiên cứu và học thuật, các nhân viên,
người học, các phòng học, các khoa, các trang thiết bị, các dịch vụ cộng đồng và môi
trường học tập. Với định nghĩa này, chúng ta thấy được một cách rõ ràng, cụ thể
những hoạt động liên quan và quyết định chất lượng giáo dục đại học của một cơ sở
đào tạo. Tuy nhiên định nghĩa chưa đưa đến một kết luận tổng hợp về bản chất của
chất lượng giáo dục đại học. Vậy, câu hỏi đặt ra bản chất của chất lượng giáo dục đào
tạo là gì?
1.1.3 Bản chất của chất lượng giáo dục đào tạo
Bản thân chất lượng đã là một khái niệm rất trừu tượng và đa nghĩa, chất lượng
giáo dục cũng vậy. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Mỗi một tác
giả nghiên cứu lại tiếp cận “chất lượng đào tạo” theo các cách thức khác nhau, dựa
trên những quan điểm khác nhau và do đó đưa đến những kết quả khác nhau. Theo
nghiên cứu của Harvey và Green (1993) thì có nhiều định nghĩa về chất lượng nhưng
tập trung ở năm nhóm quan điểm sau đây: chất lượng là sự vượt trội, chất lượng là sự
hoàn hảo, chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu, chất lượng là sự đáng giá đồng tiền
đầu tư và chất lượng là sự biến đổi.
a. Nhóm thứ nhất: Chất lượng là sự vượt trội (quality as eceptional) coi chất lượng
như điều tạo nên sự đặc biệt cho một trường nào đó. Quan điểm này bao hàm nhiều
biến thể mô tả nguyên nhân tạo ra sự khác biệt trong đó khái niệm truyền thống coi
chất lượng là sự nổi trội, biến thể thứ hai coi chất lượng là sự xuất sắc (vượt tiêu chuẩn
rất cao), biến thể thứ ba coi chất lượng là sự đạt được một số tiêu chuẩn đặt trước.
Thứ nhất, khái niệm truyền thống thường đi kèm tính phân biệt, trong đó, chất
lượng là một cái gì đó đặc biệt ưu việt và chỉ dành cho những người ưu tú. Quan điểm
này cho rằng chất lượng không được định nghĩa thông qua việc đánh giá những gì


12
được cung cấp mà dựa trên cơ sở rằng chính bản thân tính nổi trội, tính khó tiếp cận
làm nên chất lượng. Quan điểm này thường gắn liền với nền giáo dục của hai trường
đại học Cambridge và Oxford. Trong trường hợp này, chất lượng được xem là hiển

nhiên và không thể chối bỏ, hoặc được xem là mặc nhiên, không cần kiểm tra đánh giá
(Parri, 2006; Horsburgh, 1998). Địa vị của một trường đại học và mức độ khó khăn khi
xin nhập học của các trường này được xem là những điều kiện quan trọng của chất
lượng (Eshan, 2004). Theo quan điểm này, chất lượng là những cái có sẵn nằm trong
trường đại học, và do đó không cần bất kỳ cơ quan bên ngoài hay bên trong trường đại
học làm nhiệm vụ bảo đảm chất lượng mà chính đội ngũ học thuật của trường đảm
nhiệm. Khái niệm truyền thống này không có tác dụng trong đánh giá chất lượng đại
học khi nó không thể đưa ra một phương tiện cụ thể để đánh giá chất lượng.
Thứ hai, chất lượng là sự xuất sắc. Sự xuất sắc được dùng thay cho chất lượng
trong trường hợp này gắn liền với các tiêu chuẩn. Nó nhìn nhận chất lượng như là các
tiêu chuẩn cao. Quan điểm này giải thích rõ những gì được cho là mang lại chất lượng
cho một trường đại học, tuy nhiên, nó vẫn rất lý tưởng vì những chuẩn mực được đặt
ra là quá cao, thậm chí hầu hết các trường đều khó có thể đạt đến những chuẩn mực
được đặt ra này. Nó cũng chỉ giành cho những người ưu tú vì nó chỉ có thể tiếp cận
trong một giới hạn nhất định. Và người ta cho rằng đầu vào tốt nhất sẽ cho ra đầu ra
xuất sắc. Cho dù quá trình học như thế nào, chỉ cần có những thầy giáo giỏi nhất,
những trang thiết bị tiên tiến nhất và những học trò giỏi nhất thì kết quả tự nhiên sẽ
vượt trội. Theo nghĩa này, sự xuất sắc được đánh giá thông qua danh tiếng của nhà
trường và cấp độ nguồn tài nguyên của nhà trường. Hai thứ này luôn song hành với
nhau, nguồn tài nguyên tốt mang lại danh tiếng cho nhà trường và ngược lại danh tiếng
sẽ thu hút được những tài nguyên tốt. Bên cạnh đó, quan điểm này chỉ nhấn mạnh tầm
quan trọng trong việc học của người học mà xem nhẹ vai trò của trường đại học trong
việc làm tăng thêm giá trị của đầu vào, cụ thể trong trường hợp này là việc tăng thêm
kiến thức và tạo điều kiện học tập cho người học.
Biến thể cuối cùng của nhóm này cho rằng chất lượng là sự đạt được những tiêu
chuẩn đề ra. Ở bất kỳ thời điểm nào cũng luôn có những chuẩn mực được xây dựng và
đi kèm với một loạt các phương pháp kiểm tra, kiểm nghiệm sát sao do các cơ quan
độc lập bên ngoài thực hiện. Lúc này, chất lượng là kết quả của “kiểm soát chất lượng
khoa học” và được dùng để đánh giá những sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh. Cách tiếp



13
cận theo tiêu chuẩn này hàm ý chất lượng sẽ tăng lên khi các tiêu chuẩn tăng lên. Đây
từng là cách tiếp cận rõ ràng trong giáo dục đại học, trong đó chất lượng được coi là sự
duy trì và cải thiện các tiêu chuẩn, đồng thời chất lượng và tiêu chuẩn gắn kết chặt chẽ
không thể tách rời (Church, 1998). Cách tiếp cận này cho rằng các tiêu chuẩn mang
tính khách quan và tĩnh. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy các tiêu chuẩn này thường
được những cơ quan bên ngoài thảo luận và thay đổi tùy theo từng hoàn cảnh. Đặc biệt
là trong môi trường giáo dục, không thể có được những tiêu chuẩn chung cố định cho
những trường học có các điều kiện khác nhau. Hơn nữa, nếu đi theo quan điểm này,
các trường đại học sẽ đánh mất quyền tự chủ, tự quyết của mình – hai nhân tố quan
trọng tạo nên thuộc tính riêng biệt của các trường đại học – mà chỉ luôn phụ thuộc vào
các cơ quan kiểm định hoặc những đối tượng có ảnh hưởng bên ngoài trường đại học.
Quan niệm này bước đầu đã cho thấy khả năng có thể đo lường chất lượng giáo dục
tuy nhiên lại chưa phù hợp để áp dụng vào thực tế.
Như vậy, quan điểm chất lượng là sự vượt trội không phải là một quan niệm trọn vẹn
về vấn đề chất lượng ở giáo dục đại học, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của
nó trong việc tạo ra các trường đại học danh tiếng như Cambridge hay Oxford.
b. Nhóm thứ hai: Chất lượng là sự hoàn hảo (quanlity as perfection) quan niệm chất
lượng tương đương với việc tạo ra những sản phẩm không “tì vết” (Parri, 2006;
Horsburgh, 1998). Nhóm này cho rằng chất lượng của đào tạo có tốt hay không sẽ
được chứng minh ở chất lượng đầu ra của người học. Để có thể đạt được điều này thì
quá trình đào tạo được xem là vấn đề quan trọng nhất và được tập trung nghiên cứu.
Người ta đặt ra hàng loạt những đặc tính cụ thể nhằm đạt được chất lượng một cách
hoàn hảo. Điều này được gói gọn trong hai châm ngôn có liên quan tương hỗ lẫn nhau:
“Khiếm khuyết bằng không” và “Làm mọi việc đúng ngay từ đầu”.
Khiếm khuyết bằng không là một khía cạnh khác của sự xuất sắc trong chất
lượng. Quan niệm này đã phá vỡ tính ngoại lệ của quan niệm xuất sắc gắn liền với các
tiêu chuẩn trước đó, trong đó nhấn mạnh vào quá trình thay vào đầu vào và đầu ra. Sự
xuất sắc sẽ đạt được khi tuân thủ chính xác các đặc tính đề ra. Do vậy sự suất sắc trở

thành “khiếm khuyết bằng không” (Hatpin, 1966; Crosby, 1979). Sự hoàn hảo này thể
hiện chắc chắn mọi thứ đều đúng, không có sai sót và sự hoàn hảo đó phải nhất quán.
Tính đáng tin cậy từng bị bỏ qua trong quan niệm chất lượng là sự vượt trội nay trở


14
thành phương tiện để tuyên bố sự xuất sắc trong quan niệm chất lượng là sự hoàn hảo
(Carter, 1978; Garvin, 1988).
Không chỉ bao hàm sự tuân theo những đặc tính cụ thể, quan điểm “chất lượng
là sự hoàn hảo” còn mang ý nghĩa triết học phòng bị hơn là kiểm tra (Peters &
Waterman, 1982), tức là đảm bảo rằng không xảy ra sai sót ở từng giai đoạn thay vì
chờ đến kiểm tra cuối cùng mới phát hiện ra sai sót. Quan niệm này có sự gắn kết chặt
chẽ với khái niệm văn hóa chất lượng – tất cả mọi người đều chịu trách nhiệm về chất
lượng. Trong văn hóa chất lượng, kiểm tra sản phẩm đầu ra không phải là cái quan
trọng mà cái cần được tập trung là đảm bảo rằng mọi thứ được thực hiện đúng ngay từ
đầu, ở mỗi giai đoạn sản xuất và chuyển giao. Quá trình kiểm tra phải được thực hiện
thường xuyên, liên tục để tránh sai sót, nếu có sai sót thì phải kịp thời ghi nhận để sửa
chữa và tránh lặp lại lần sau. Tuy nhiên, khi nhấn mạnh các đặc điểm cụ thể và quá
trình thay vì các tiêu chuẩn đầu vào và đầu ra, văn hóa này không sử dụng các phép đo
tuyệt đối và không có phép đo tiêu chuẩn toàn cầu, do vậy không có sự so sánh giữa
các cơ sở giáo dục với nhau. Nó cũng đồng thời đặt ra vấn đề thiết lập, duy trì và kiểm
tra các tiêu chuẩn một cách hiệu quả.
Nói chung quan điểm này hơi thiên về quản lý công nghiệp. Nó có thể áp dụng
thành công trong các ngành công nghiệp với máy móc và quy trình chứ khó lòng áp
dụng ở các trường đại học nơi con người là đối tượng chính trong khâu “sản xuất”.
Giáo dục đại học không phải là việc đưa ra các đặc tính cụ thể càng hoàn hảo càng tốt,
mà nó là việc thúc đẩy sự phát triển nhân cách, khả năng phân tích và phê phán của
sinh viên. Hơn nữa, chúng ta không thể có một bảng tiêu chí miêu tả một sinh viên ra
trường “không tì vết” là như thế nào. Và việc sản sinh ra hàng loạt những sinh viên có
cùng quan điểm sống, tính cách, năng lực, cách giải quyết vấn đề … không phải là

mong muốn của bản thân sinh viên, hay gia đình họ nói riêng và mục tiêu của nền giáo
dục “chân chính” nói chung (Parri, 2006).
c. Nhóm thứ ba: Chất lượng là phù hợp với mục tiêu (quality as fitness for/of
purpose). Đây là một quan niệm mang tính thực tế, xem xét chất lượng trong mối
tương quan với mục tiêu của một trường đại học và đánh giá về mức độ phù hợp với
mục tiêu đó. Chất lượng vì thế được xem là một thuộc tính của chức năng hoạt động
(Eshan 2004). Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại có thể xem chức năng của trường đại học
các góc độ khác nhau, vì thế vấn đề chất lượng lại trở nên mang tính tương đối. Mỗi


×