Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KINH NGHIỆM NHẬT BẢN, HÀN QUỐC, TRUNG QUỐC, ĐÀI LOAN… TRONG HỖ TRỢ THÔNG TIN CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐỔI MỚI CN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.74 KB, 15 trang )

NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KINH NGHIỆM NHẬT BẢN, HÀN
QUỐC, TRUNG QUỐC, ĐÀI LOAN… TRONG HỖ TRỢ THÔNG TIN CÔNG
NGHỆ PHỤC VỤ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐỔI MỚI CN
Hỗ trợ thông tin khoa học công nghệ phục vụ doanh nghiệp là một nhu cầu cấp thiết
của Việt Nam trong tiến trình đổi mới công nghệ quốc gia. Thông tin khoa học công nghệ
cung các thông tin cần thiết về cải tiến công nghệ, thị trường công nghệ, nhu cầu công
nghệ, doanh nghiệp công nghệ, chính sách công nghệ …giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có
đầy đủ thông tin để hoạch định chiến lược kinh doanh và đổi mới công nghệ của mình.
Các trung tâm thông tin KH&CN có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự vận hành
của thị trường thông qua các hoạt động thông tin đặc biệt, giúp, cho hàng hoá công nghệ
có thể lưu thông một cách thuận lợi giữa bên cung và bên cầu. Các trung tâm thông tin
KH&CN có thể tham gia một cách tích cực vào những hoạt động quan trọng của thị
trường công nghệ như cung cấp thông tin, tổ chức các Techmart, tổ chức các sàn giao
dịch công nghệ thường xuyên, các sàn giao dịch công nghệ trên mạng, v.v..
Ở Việt Nam, nhiều trung tâm thông tin KH&CN được xác định là những tổ chức có
vai trò quan trọng trong tổ chức thực hiện các Techmart. Những hoạt động của các trung
tâm thông tin KH&CN thông qua các Techmart có vai trò hỗ trợ các bên tham gia một
cách thiết thực như:
Đối với bên “cung” công nghệ: tạo cơ hội hiểu rõ hơn nhu cầu của bên mua và những
khách hàng tiềm năng để hoạch định chiến lược, định hướng sản phẩm công nghệ phù
hợp với nhu cầu thực tiễn, chủ động phát triển các giải pháp công nghệ mới đáp ứng đòi
hỏi của doanh nghiệp.
Đối với bên cầu công nghệ: tạo điều kiện đánh giá trực tiếp năng lực của nhà cung cấp
sản phẩm công nghệ để đặt hàng giải quyết các vấn đề công nghệ cụ thể; thiết lập các
quan hệ hợp tác chiến lược, lựa chọn hình thức liên kết nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm.
Đối với các tổ chức dịch vụ/môi giới: tạo điều kiện tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu tham gia
giao dịch công nghệ, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tư vấn cho các bên “cung - cầu công
nghệ”.
Đối với các tổ chức tài chính (Quỹ đầu tư, ngân hàng, tổ chức tín dụng...): giúp thu
nhận các thông tin bổ ích, cân nhắc các dự án đầu tư đổi mới công nghệ có triển vọng,



1


các khách hàng tiềm năng nhằm nâng cao hiệu quả các giao dịch tài chính trong tương
lai.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: có thêm kênh thông tin để nhận biết tốt hơn
những nhu cầu thực tiễn, điều chỉnh hướng ưu tiên, phát hiện những khó khăn, vướng
mắc trong giao dịch công nghệ, nhận biết xu hướng phát triển công nghệ, thúc đẩy quá
trình thương mại hóa các sản phẩm công nghệ và đánh giá hiệu quả hoạt động KH&CN
phục vụ cho điều chỉnh các định hướng chiến lược, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển
KH&CN.
Đối với các tầng lớp dân cư: giúp cảm nhận rõ nét hơn vai trò, tầm quan trọng của
KH&CN trong đời sống, góp phần “hậu thuẫn xã hội cần thiết” cho việc ứng dụng và phổ
cập các thành tựu KH&CN sớm vào thực tiễn.
Việc hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) về khoa học, công nghệ của Việt Nam
là một việc quan trọng, cần thiết trong chương trình đổi mới công nghệ quốc gia. Việt
Nam có thể học hỏi các nước cách thức chia sẻ thông tin khoa học công nghệ, xây dựng
các CSDL .
Kinh nghiệm của Nhật Bản
Hoạt động truyền thông KH&CN, quảng bá các sản phẩm công nghệ mới luôn được
Chính phủ Nhật Bản cũng như các tổ chức, doanh nghiệp dành sự quan tâm, đầu tư phát
triển. Các đơn vị quản lý KH&CN của Nhật Bản đã xây dựng, chăm sóc mối quan hệ
giữa nhà báo với nhà khoa học tương đối tốt, tạo sự gần gũi, thoải mái. Đây cũng là lợi
thế để thông tin KH&CN được chia sẻ và chuyển tải nhanh chóng, không qua các cầu nối
hoặc khâu trung gian. Với mục đích thu hút sự quan tâm của công chúng đến KH&CN và
thông tin KH&CN được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí, một tháng một lần, cơ quan
khoa học và công nghệ Nhật Bản (JST) tổ chức họp báo để giới thiệu những vấn đề
KH&CN nổi cộm nhất trong thời gian đó với phóng viên, mời các nhà khoa học giới
thiệu về những thành tích của họ, dành thời gian để phóng viên và nhà khoa học có thể

trao đổi, thảo luận…
Thông tin về những dự án, thành tựu và sự kiện KH&CN nổi bật được chia sẻ tại câu
lạc bộ báo chí của MEXT và xuất bản trên các ấn phẩm báo chí. Mỗi năm có khoảng 200
chủ đề, hơn 1.000 bài báo được đăng trên các báo, tạp chí. Cùng với đó, mạng lưới
2


website về KH&CN đã được hình thành để mọi người dù ở bất kỳ đâu cũng có thể truy
cập được rất nhiều thông tin về KH&CN. Có 2 trang chính là Kênh khoa học, đăng các
video ( Cổng thông tin khoa học đăng các bài viết
( và 5 trang chuyên đề là Trung tâm Khoa học ảo thuộc JST
( Cơ sở dữ liệu khoa học của các tình nguyện viên
( Quản lý bảo tàng ở Nhật Bản ( Khoa học vệ tinh ( Liên kết khoa học Nhật Bản
(tiếng Anh, Trung, Pháp: />Một hình thức truyền thông khác Nhật Bản đang thực hiện là hình thành hệ thống gồm
hàng trăm viện bảo tàng khoa học trên khắp cả nước. Trong khuôn khổ chương trình làm
việc, đoàn đã đến thăm và làm việc với Bảo tàng Quốc gia về khoa học và sáng tạo tiên
tiến (Miraikan). Đây là nơi mô hình hoá những hiện tượng khoa học tự nhiên, tổ chức các
cuộc triển lãm giới thiệu những thành tựu KH&CN, tổ chức các hoạt động giao lưu giữa
các nhà khoa học với công chúng; phối hợp với các trường đại học để xây dựng những
chương trình giúp nâng cao kiến thức về khoa học cho sinh viên; xây dựng mạng lưới
gồm các nhà nghiên cứu, tình nguyện viên, khách tham quan, trường học, các viện bảo
tàng khoa học khác… Những sự vật, hiện tượng tự nhiên, đều được thể hiện bằng hình
ảnh, mô hình trực quan, sinh động, thậm chí cả những sản phẩm công nghệ đã và đang
được sử dụng trong thực tế… như các mô hình về hiện tượng động đất, sóng thần, rô bốt
cứu hộ... khiến Miraikan không chỉ là địa chỉ thú vị để tham quan mà còn là nơi học sinh,
sinh viên có điều kiện thực hành những kiến thức được học trong nhà trường.
Mô hình trung tâm truyền thông cũng là mô hình hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực
này tại Nhật Bản. Trung tâm truyền thông khoa học Nhật Bản (SMC) trực thuộc JST
được thành lập với vai trò là cầu nối giữa nhà khoa học với nhà báo thông qua các
chương trình nghị sự đươc tổ chức khi có các sự kiện, phát triển mối liên kết giữa cộng

đồng khoa học và xã hội. Mặc dù được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ và cấp kinh phí như
một dự án nghiên cứu để hoạt động nhưng SMC lại không phải phụ thuộc vào định
hướng phát ngôn của chính phủ.
3


Một trong những hoạt động nổi bật của SMC là xử lý các thông tin KH&CN của Nhật
Bản, dịch sang tiếng Anh và chuyển đến các Trung tâm truyền thông khoa học của các
nước. Ngược lại, với những vấn đề khoa học mới người dân chưa hiểu, SMC thu thập
những thông tin liên quan đến vấn đề đó từ nước ngoài và chuyển sang tiếng Nhật để phát
hành trong nước. SMC có mạng lưới danh sách nhà báo và các thành viên đăng ký kết
nối lên tới 400 người. Khi có một vấn đề khoa học nổi cộm, với vai trò kết nối, SMC sẽ
thu thập thông tin từ các thành viên trong mạng lưới này và chuyển tới các trung tâm
truyền thông của các nước khác để lấy được ý kiến đánh giá thứ cấp.
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong hệ thống đổi mới hiện nay ở Trung Quốc, truyền bá tri thức và công nghệ nói
chung là từ các trường ĐH/viện NC&PT đến doanh nghiệp còn CGCN giữa các doanh
nghiệp chưa nhiều. Hiện có 3 cơ chế truyền bá tri thức và công nghệ: cơ chế thứ nhất là
hợp đồng CGCN và được xem là phương pháp truyền bá phổ biến nhất; cơ chế thứ hai là
thị trường công nghệ. Thị trường công nghệ là một biện pháp cải cách hệ thống đổi mới
quan trọng ở Trung Quốc và thị trường công nghệ đã được thành lập trên toàn lãnh thổ.
Thị trường công nghệ này đi kèm với những cơ chế nhất định cho phép bên cung và bên
cầu đạt được một thoả thuận về CGCN kể cả tư vấn, CGCN, đào tạo, dịch vụ kỹ thuật,
v.v. và cơ chế thứ ba là doanh nghiệp spin-off, với hơn 86.000 doanh nghiệp thu hút 5,6
triệu người và tạo ra tổng thu nhập là 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ vào cuối năm 2002. Điều
này minh hoạ rằng công nghệ đổi mới gắn kèm với doanh nghiệp vệ tinh trong hệ thống
đổi mới Trung Quốc thể hiện một sự chuyển giao quy mô lớn từ trường ĐH/viện NC&PT
sang khu vực công nghiệp.
Sau đây là một số phương thức hỗ trợ thông tin công nghệ cho các doanh nghiệp của
Trung Quốc:

Trung tâm Xúc tiến Năng suất (PCC)
Trung tâm này được xem như tổ chức trung gian và tư vấn thành lập từ năm 1992 trên
toàn quốc để hỗ trợ đổi mới trong khu vực doanh nghiệp (tính đến năm 2002 có tới 865
4


Trung tâm). Cỏc PCC cung cấp các dịch vụ tư vấn, dịch vụ dựa trên công nghệ như thúc
đẩy công nghệ và kiểm tra sản phẩm, dịch vụ thông tin, dịch vụ nguồn nhân lực, dịch vụ
đào tạo, dịch vụ ươm tạo doanh nghiệp.
Hiệp hội KH&CN Trung Quốc (CAST)
CAST là một tổ chức phi lợi nhuận, một tổ chức phi Chính phủ của các nhà KH&CN
Trung Quốc. CAST quy tụ 165 cơ quan đơn vị chuyên nghiệp trong nước, với tổng cộng
4,3 triện thành viên trên toàn đất nước. Nhiệm vụ chính của CAST là tổ chức các cuộc
trao đổi hàn lâm, phổ biến tri thức khoa học đến mọi người, phổ biến các quan điểm và
nguyện vọng của các nhà KH&CN và tham gia vào đánh giá và đổi mới giáo dục.
Phát triển thư viện số TVS ở Trung Quốc cho việc chia sẻ và phổ biến thông tin .
Trung Quốc bắt đầu việc nghiên cứu và thử nghiệm những thư viện số vào năm 1995.
Chỉ sau một vài năm, chúng đã được sự phát triển nhanh chóng. Nhiều dự án đã được
triển khai với sự tiến triển đáng chú ý, dưới đây là một vài dự án.
Dự Án Thư Viện Số Trung Quốc Thử nghiệm (CPDL- The Chinese Pilot Digital Library
Project)
Dự Án Thư Viện Số Trung Quốc Thử nghiệm (CPDL) được phát triển bởi chín thư
viện công cộng danh tiếng ở Trung Quốc, bao gồm Thư Viện Quốc Gia Trung Quốc
(NLC), Thư Viện Thành Phố Thượng Hải, Thư viện Thẩm Quyến, ... Mục tiêu chính
nhằm tạo ra một Dự Án Thư Viện Số Trung Quốc Thử nghiệm (CPDL) thống nhất và
liên kết mà trong đó nhiều thư viện có thể hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Dự Án CPDL được
đưa vào thử nghiệm các kho tài nguyên thông tin được tiêu chuẩn hóa và phân tán thuộc
nhiều dạng khác nhau chuyển giao một công nghệ ban đầu sẵn có và hỗ trợ thực hành cho
việc xây dựng những thư viện số của Trung Quốc đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tại, các tổ
chức tham gia đang tiến hành nghiên cứu và phát triển thích hợp và xây dựng một tiến

trình tốt trong việc thực hiện tiêu chuẩn siêu dữ liệu, một trong những tiêu chuẩn quan
trọng của công nghệ thư viện số (Zhang, 2003).
Mạng Tri Thức – Dự Án Hệ Thống Thư Viện Số (Knowlegde Network – Digital Library
System Project)
Dự án phối hợp giữa Thư Viện Quốc Gia Trung Quốc (NLC) và Beijing Dawning
Information Technologies Corporation đã tập trung vào việc thiết kế và phát triển kiến
5


trúc thư viện số Cấp I. Hệ thống sẽ được xây dựng trong môi trường Internet, chứa đựng
nhiều kho tài nguyên số phân tán. Trí tuệ nhân tạo được sử dụng trong hệ thống phục vụ
việc tìm kiếm nhanh chóng trên nhiều kho tài nguyên cùng một lúc (Xiao et al., 2002).
Hệ Thống Thông Tin Thư Viện các trường Đại học Trung Quốc (CALIS- China
Academic Libraries Information System)
Được phối hợp từ Trung Tâm Quản Lý tại trường Đại Học Bắc Kinh, dự án bao gồm
bốn trung tâm chuyên ngành và bảy trung tâm văn học địa phương trên khắp Trung Quốc.
Người ta dự định tích hợp các tài nguyên thư viện của tất cả các trường đại học ở Trung
Quốc bằng cách cung cấp truy cập chia sẻ đến cả các tài nguyên thông tin lẫn hệ quản trị
môi trường chia sẻ, và theo cách đó để chuyển giao dịch vụ cung cấp tài nguyên học thuật
đa dạng và phong phú. Tiến trình thực hiện của dự án bao gồm phát triển những tiêu
chuẩn và chi tiết kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng thư viện số và lựa chọn hoặc phát
triển những công nghệ tích hợp để hỗ trợ các thư viện thành viên, nhằm tạo nên một hệ
thống thư viện số đa lớp (multi-layer digital library) (Xiao et al., 2002).
Dự Án Thư Viện Số Quốc Gia Trung Quốc (China National Digital Library Project)
Như là một hệ thống tài nguyên số quốc gia được hỗ trợ bởi những công nghệ mới
hiện đại và tiên tiến nhất, Dự Án Thư Viện Số Quốc Gia Trung Quốc (CNDL) được xây
dựng để tạo nên một tập hợp thư viện tài nguyên số Trung Quốc chất lượng, quy mô trên
mạng Internet nhằm cung cấp những dịch vụ hiệu quả cho Trung Quốc và thế giới thông
qua mạng trao đổi thông tin quốc gia (national communication backbone). Dự án bao
gồm việc xây dựng tài nguyên số, cùng phần cứng và phần mềm cho hạ tầng cơ sở hệ

thống thư viện số, phát triển hệ thống ứng dụng, phát triển các tiêu chuẩn, chi tiết kỹ
thuật, những quy tắc, và thiết lập hệ thống dịch vụ và xử lý nhằm làm tăng hiệu lực của
Quyền Sở Hữu Trí Tuệ, cũng như là tạo dựng năng lực cho hệ thống (Zhang, 2003).
Dự Án Thư Viện Số Kiến Trúc Đại Học Thanh Hoa (Tsinghua University Architecture
Digital Library)
Dự Án Thư Viện Số Kiến Trúc Đại Học Thanh Hoa (THADL) là sự hợp tác giữa
trường đại học Thanh Hoa và “Yingzaoxueshe”, một viện nghiên cứu của người Trung
Quốc mà tập trung vào công trình kiến trúc cổ và cuộc đời của ông Liang Sicheng, một
kiến trúc sư nổi tiếng. Bộ sưu tập trung tâm sẽ là hình vẻ của 2.783 tòa nhà cổ và những
hình ảnh về kiến trúc cổ. Về mặt kỹ thuật, một kiến trúc dịch vụ hệ thống nhiều lớp được
6


xây dựng bằng sử dụng những công nghệ đối tượng phân tán và tương tác thông minh,
ngoài là một hệ thống định hướng đối tượng ra, hệ thống còn là một cơ sở dữ liệu đa
phương tiện phân tán. Đối với siêu dữ liệu mô tả, hệ thống sử dụng lược đồ mô tả siêu dữ
liệu Dublin Core mở rộng (Xiao et al.,2002).
Trung Tâm Thông Tin Khoa Học và Công Nghệ Quốc Phòng Trung Quốc (China
Defense Science and Technology Information Center)
Ngày nay, nhiều thư viện Trung Quốc đang phát triển những kho dữ liệu số đầu tiên.
Cho dù những nỗ lực nhất định trong lĩnh vực này cũng đã được tiến hành tại thư viện
của Trung Tâm Thông Tin Khoa Học và Công Nghệ Quốc Phòng Trung Quốc (CDSTIC)
– đáng chú ý nhất là, những bộ sưu tập quý giá bao gồm những tạp chí, bản ghi âm hội
nghị, và sách đã được số hóa; nhiều nguồn tài nguyên thông tin số đa dạng đã được tích
hợp với nhau; và một hệ thống dịch vụ thông tin tích hợp trên nền tảng Web đã được tạo
lập; nhìn chung CDSTIC vẫn còn ở những bước khởi đầu trong việc phát triển một thư
viện số.
Tư vấn chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp
Trong các mô hình xúc tiến CGCN xuất sắc của Trung Quốc, phải kể mô hình các sàn
giao dịch công nghệ, mà tiêu biểu là mô hình Sàn giao dịch Thượng Hải (Shanghai

Technology Transfer Exchange - STTE) - mô hình được đánh giá là thành công nhất ở
châu Á trong những năm qua. STTE là sàn giao dịch công nghệ đầu tiên và lớn nhất của
Trung Quốc, được Chính quyền thành phố Thượng Hải và Bộ KH&CN Trung Quốc
thành lập năm 1993. Đây là đơn vị công ích, phi lợi nhuận của Nhà nước, hoạt động theo
mô hình tương tự như một đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam. STTE có chức năng cung
cấp các giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ; tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ; cung cấp các dịch vụ tài chính cho phát triển công
nghệ; tổ chức triển lãm và hội nghị về công nghệ..., tạo ra những nền tảng để chia sẻ các
thông tin về công nghệ.
Mô hình tổ chức kinh doanh của STTE bao gồm: Phòng khảo sát CGCN (chịu trách
nhiệm quản lý mạng lưới CGCN cục bộ tại Thượng Hải); Phòng CGCN dân sự (chịu
trách nhiệm quản lý mạng lưới CGCN thị trường nội địa của Trung Quốc); Phòng CGCN
7


quốc tế (chịu trách nhiệm quản lý về mạng lưới CGCN quốc tế); Phòng dịch vụ và
thương mại công nghệ (chịu trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu về CGCN). Các hoạt động
tư vấn và đánh giá của STTE thực hiện ở các góc độ: Nghiên cứu thị trường; liên kết các
đối tác; dịch vụ đầu tư tài chính; theo đuổi các mục đích đầu tư. Tất cả các hoạt động trên
được thực hiện bởi một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ cao, các nhà môi
giới công nghệ và chuyên gia.
Tính đến cuối năm 2008, STTE đã thực hiện gần 30.000 dự án CGCN; tổ chức hơn
900 hoạt động và sự kiện tiếp thị công nghệ. Giá trị các hợp đồng CGCN liên tục tăng
trưởng (từ 2,03 tỷ nhân dân tệ năm 1993 lên 43,3 tỷ nhân dân tệ năm 2007) và tiếp tục
tăng trong những năm gần đây. Giá trị đóng góp của STTE cho GDP tại Thượng Hải là từ
2,2 đến 3,6%. Biểu đồ dưới đây cho thấy các lĩnh vực công nghệ được giao dịch tại sàn:
Một số kết quả nổi bật mà STTE đã cung cấp cho các khách hàng trong và ngoài nước
thời gian qua phải kể đến là: Hệ thống định vị tàu thuyền tự động cho KTTC; công nghệ
viễn thông cho Công ty GISsoft của Hàn Quốc; hệ thống chẩn đoán trong ống nghiệm
cho TAKES của Phần Lan; công nghệ bể chứa xoay tròn; công nghệ bạc nano...

Kinh nghiệm của Đài Loan
Đài Loan có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước.
Vào những năm 70, nền kinh tế của Đài Loan nói chung chỉ bao gồm các doanh nghiệp
gia đình quy mô nhỏ. Thiết bị và năng lực trong các trường đại học phục vụ nghiên cứu
cơ bản yếu và hầu hết doanh nghiệp không có bất cứ khái niệm nào về R&D (nghiên cứu
phát triển). Con đường phát triển của Đài Loan đã trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu nền
kinh tế dựa vào nông nghiệp (1973-1985), tiếp đó là các ngành công nghiệp nhập khẩu
công nghệ, sản xuất dựa vào nhân công giá rẻ (1985-1994) và giai đoạn ba là chuyển đổi
các ngành công nghiệp nội địa, tăng cường định hướng đổi mới sáng tạo (1994-2002),
hiện nay đang chuyển sang phát triển nền công nghiệp giá trị cao, xây dựng kinh tế dựa
vào tri thức. Đài Loan đã tiến hành các bước đi rất bài bản và quyết liệt, tạo ra sự chuyển

8


đổi phi thường, đưa nền kinh tế từ một mô hình dựa vào nông nghiệp sang một đất nước
công nghiệp trong vòng 30 năm.
Ở Đài Loan, phần lớn cán bộ trong các công ty công nghệ cao tốt nghiệp các trường
đại học như Chiao Tung, Tsing Hua … hoặc đã từng công tác trong các viện nghiên cứu.
Đội ngũ cán bộ trong các ngành công nghệ cao có xu hướng sử dụng các mối quan hệ của
họ để hỗ trợ khi họ gặp phải khó khăn. Do nhân dân Đài Loan rất chú ý đến việc duy trì
các mối quan hệ của họ và xem nó như một thành phần quan trọng nhất trong xã hội, nên
mối quan hệ thân thiết của các cán bộ ngày càng làm tăng tính hiệu quả của việc truyền
bá kiến thức và thông tin trong ngành công nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, các doanh
nghiệp của Đài Loan, cụ thể là SME thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu với các nhà
cung cấp và thậm chí cả với các nhà cạnh tranh trong lãnh thổ khi phải đối mặt với sự
cạnh tranh quốc tế. Ví dụ như trong ngành công nghiệp bán dẫn, mỗi một công ty tập
trung vào một phần nào đó trong quy trình sản xuất như thiết kế, sản xuất vỏ, lắp ráp,
kiểm tra… và rồi liên kết lại với nhau thậm chí còn hỗ trợ các nhà cạnh tranh để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Do mắt xích giá trị công nghiệp được chia ra thành nhiều phần

nhỏ nên mỗi công ty tập trung vào lĩnh vực cụ thể của mình và chia sẻ phương pháp sản
xuất cho các công ty bạn và thậm chí cả nhà cạnh tranh để thu được lợi nhuận kinh tế.
Trên thực tế ngành công nghiệp Đài Loan có thể thực hiện điều này chủ yếu dựa vào các
mối quan hệ thân mật trong đội ngũ cán bộ.
Phổ biến công nghệ
Mô hình phổ biến công nghệ chính ở Đài Loan là các viện nghiên cứu và các trường
đại học truyền đạt các kết quả R&D của mình đã được ghi nhận về mặt kỹ thuật và thông
tin cho các doanh nghiệp theo cơ chế chuyển giao công nghệ, đấu thầu và cho các công ty
có vốn quay vòng. Cơ chế chuyển giao công nghệ có thể có thể bao gồm công bố công
nghệ, các dịch vụ kĩ thuật, các buổi thuyết trình, các bài phát biểu, xuất bản… Các viện
nghiên cứu hay các trường đại học ký hợp đồng hợp tác hay uỷ nhiệm các dự án nghiên
cứu hoặc cung cấp các dịch vụ như đào tạo, cố vấn, hướng dẫn… cho các doanh nghiệp.
Cuối cùng, để cải thiện khả năng công nghệ của ngành công nghiệp hay thiết lập các
ngành mới, Chính quyền Đài Loan đã tiến hành một số phương pháp khuyến khích các
9


viện nghiên cứu đảm nhiệm vai trò hạt giống và hỗ trợ các công ty mới trong các ngành
công nghiệp đang phát triển. Ví dụ như Công ty Chế tạo Chất bán dẫn Đài Loan là công
ty có sản lượng chất bán dẫn lớn nhất thế giới được sinh ra từ Viện Nghiên cứu Công
nghệ Công nghiệp (ITRI) năm 1987 và nó đã rất thành công với vai trò là công ty hạt
giống và phổ biến công nghệ tiên tiến trong ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan.

Huy động nhân lực
Ở Đài Loan, rất nhiều các cán bộ công tác trong các viện nghiên cứu, đặc biệt là viện
ITRI, đã chuyển sang làm trong các doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến
việc truyền thụ các tri thức tiềm ẩn của họ trong hệ thống đổi mới. Từ năm 1973, hơn
12.000 cán bộ đã chuyển từ các viện nghiên cứu sang làm ở các ngành khác nhau. Viện
ITRI là nơi "đào tạo" nhiều cán bộ công nghệ cao ở Đài Loan. Ngoài ra, rất nhiều người
dân Đài Loan làm việc ở nước ngoài đã quay về nước làm việc và đã mang về một vốn

kiến thức dồi dào và nhiều công nghệ mới làm giàu cho hệ thống đổi mới của Đài Loan.
Tạo hứng thú cho người dân
Theo đó, đề án có nhiệm vụ phổ cập kiến thức khoa học đến người dân ở mọi tầng lớp,
để xã hội nhận thức rõ vai trò của KH&CN đối với sự phát triển kinh tế xã hội nơi
đây. GS Shang Ren Kwan, người chủ trì đề án truyền thông phổ cập khoa học Đài Loan
cho biết, hiện nay, nhân lực chủ chốt để triển khai đề án này gồm 6 GS, 7 chuyên gia về
truyền thông khoa học. Đội ngũ này thường xuyên ngồi lại với nhau để bàn bạc, trao đổi
để xây dựng nội dung truyền thông. GS Kwan cho biết, cách truyền tải thông tin khoa
học không cứng nhắc và sẽ rất linh hoạt để tạo sự hứng thú, quan tâm của người dân. Ví
dụ, khi xảy ra động đất, thì ngay lập tức, đội chuyên gia cũng giới truyền thông sẽ ngồi
lại với nhau để đưa các thông tin có tính phân tích, cùng với đó là phổ biến kiến thức về
động đất và cách phóng tránh.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Cũng giống như Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc đã xây dựng cơ sở dữ
liệu (CSDL) về nguồn và giá cung cấp công nghệ. CSDL này được liên kết với các CSDL
tương tự ở nước ngoài và được cung cấp thông tin trực tuyến ở các trung tâm công
nghiệp chính.
Bên cạnh đó Hàn Quốc đã có những chính sách như sau để thông tin về khoa học công
nghệ được lan tỏa tới các doanh nghiệp,
10


Khuyến khích thành lập các tổ chức nghiên cứu liên kết với doanh nghiệp
Để được nhận những khoản hỗ trợ hào phóng của Chính phủ Hàn Quốc, các doanh
nghiệp nước ngoài thường lập ra các tổ chức nghiên cứu liên kết với doanh nghiệp. Hiện
nay, 134 viện nghiên cứu của Hàn Quốc được xếp vào loại hình liên kết với doanh
nghiệp...

Để đăng ký thành lập một tổ chức nghiên cứu liên kết với doanh nghiệp, các tập đoàn
lớn cần tuyển ít nhất là 10 nhân viên có bằng đại học chuyên ngành khoa học. Các tổ

chức nghiên cứu liên kết với doanh nghiệp của các công ty nhỏ và vừa cần tuyển ít nhất 2
nhân viên có bằng cao đẳng kỹ thuật. Điều kiện cần thiết là những người này phải báo
cáo để Tổ chức Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc thẩm định.
Sau khi đăng ký thành lập với Chính phủ Hàn Quốc, các tổ chức nghiên cứu liên kết
với doanh nghiệp được nhận nhiều khoản hỗ trợ đa dạng. Các chuyên viên nghiên cứu
làm việc 4 năm trong một tổ chức nghiên cứu được Chính phủ công nhận thì được miễn
trừ nghĩa vụ quân sự. Ngoài ra, Chính phủ cung cấp các hình thức hỗ trợ về tài chính,
giảm thuế thu nhập và thuế nhập khẩu trang thiết bị phục vụ nghiên cứu.
Tổng số tổ chức nghiên cứu liên kết với doanh nghiệp ở Hàn Quốc, tính tới tháng 12 năm
2005, là 11.810. Trong đó, 6.628 (52,7%) chuyên nghiên cứu trong ngành công nghiệp
điện, điện dân dụng, truyền thông, tin học. 2.189 (17,4%) chuyen nghiên cứu về lĩnh vực
máy móc thiết bị, và 1965 (15,6%) chuyên nghiên cứu về hóa chất. Mạng lưới các tổ
chức nghiên cứu liên kết với doanh nghiệp độc đáo của Hàn Quốc chính là động lực cơ
bản thúc đẩy hoạt động R&D của quốc gia này
Các chương trình hỗ trợ nghiên cứu tại các vùng miền
Thành lập các Trung tâm Nghiên cứu Vùng miền
Các Trung tâm Nghiên cứu Vùng miền – Regional Research Center (RRC) được thành
lập vào năm 1995 để nghiên cứu đặc thù riêng của vùng miền, củng cố năng lực nghiên
cứu của các trường đại học, cao đẳng tại các tỉnh, và khai thác, liên kết với các ngành
công nghiệp chủ đạo của từng địa phương.
11


Các RRC thẩm định các kế hoạch R&D cải tiến công nghệ ở từng địa phương, lựa
chọn những kế hoạch phù hợp, và ký thỏa thuận cung cấp kinh phí từng năm một. Sau 3
năm sẽ thẩm định đánh giá lại một lần nữa, và có thể gia hạn nguồn kinh phí tới 9 năm
tiếp theo.

Các Dự án Tập trung Cải tiến Công nghệ Địa phương (TIC/TBI/TP)
Các Trung tâm Cải tiến Công nghệ - Technology Innovation Center (TIC) là những dự

án với mục tiêu hình thành môi trường cải tiến công nghệ cho các ngành công nghiệp ở
địa phương, hỗ trợ những dự án công nghệ mạo hiểm. Cách làm là kết nối các ngành
công nghiệp trọng điểm của địa phương với các trường đại học và viện nghiên cứu thông
qua việc điều phối quỹ kinh phí khoa học của Chính phủ, chính quyền địa phương, và các
trường đại học cùng viện nghiên cứu. Mỗi trường đại học, viện nghiên cứu trên cả nước
đều có một TIC. Những TIC này kết nối với nhau để hợp tác nghiên cứu, chia sẻ nguồn
lực, và hợp tác đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, tập đoàn địa
phương. Trung bình hằng năm Chính phủ hỗ trợ cho các TIC 1 tỷ won để mua trang thiết
bị phục vụ nghiên cứu (mỗi TIC được hỗ trợ như vậy trong 5 năm), trong khi các trường
đại học và chính quyền địa phương có nghĩa vụ cung cấp đất, cơ sở nghiên cứu, chi phí
vận hành, và chi phí nghiên cứu.
Hỗ trợ chuyển thông tin về chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp
Hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ ( CGCN) đã trở nên mạnh mẽ ở Hàn Quốc
với sự ra đời của Luật Xúc tiến CGCN vào năm 2000. Đạo luật này đã khuyến khích các
trường đại học và các viện nghiên cứu công cộng thành lập các văn phòng CGCN (TLO)
cùng với các tổ chức tương ứng của họ, đồng thời tập trung vào việc xúc tiến chuyển giao
và thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Trước khi có đạo luật này, Chính phủ Hàn Quốc
đã tập trung vào sự phát triển của tri thức công nghệ bằng cách tăng cường đầu tư cho
hoạt động R&D.
Hàn Quốc có nhiều tổ chức dịch vụ xúc tiến CGCN như trung tâm đổi mới công nghệ
vùng, công viên công nghệ, các doanh nghiệp nhân rộng kết quả nghiên cứu, các trung
tâm CGCN thuộc các trường đại học... Tiêu biểu phải kể đến là Trung tâm CGCN Hàn
12


Quốc (Korea Technology Transfer Center - KTTC) - một tổ chức xúc tiến CGCN hàng
đầu tại Hàn Quốc. KTTC được thành lập vào tháng 3.2000 dưới sự hỗ trợ của Bộ Thương
mại, Công nghiệp và Năng lượng (MOCIE) và các bộ liên quan. KTTC có nhiệm vụ tích
hợp thương mại và công nghệ với việc thúc đẩy cạnh tranh trong các lĩnh vực CGCN,
đánh giá và đầu tư. Qua đó, tạo ra một trung tâm về dòng chảy thông tin công nghệ qua

văn phòng CGCN (TLO)/khu vực mua sắm công nghệ (Regional Technology Trade
Centers - RTTCs) và ngân hàng công nghệ quốc gia. Ngoài ra, KTTC cũng tập trung cho
việc chuyển giao và thương mại hoá công nghệ bằng cách thúc đẩy cơ chế tài chính, bao
gồm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, phát triển kinh doanh và nghiên cứu, tập trung
vào các công ty trong giai đoạn khởi nghiệp.
Chiến lược tiếp cận của KTTC là sử dụng đa dạng hoá phương pháp CGCN và thương
mại hoá công nghệ từ chuyển giao quyền sử dụng, mua bán cổ phần công nghệ và trao
đổi học thuật, cơ sở dữ liệu nghiên cứu. KTTC nâng cấp hạ tầng công nghệ và cải thiện
khả năng cạnh tranh bằng cách thực hiện một cách có hệ thống và tích hợp chiến lược
toàn cầu hoá công nghệ trên cơ sở sử dụng thế mạnh của công ty, trường đại học và chính
phủ.
Các dịch vụ của KTTC bao gồm:
Dịch vụ xúc tiến CGCN: Để tìm kiếm đối tác, KTTC xem xét các công nghệ sẽ bán,
ước tính giá trị thương mại, khả năng tồn tại của thị trường, các xu hướng công nghiệp và
xác định tiềm năng, đối tác chuyển giao quyền sử dụng. KTTC hỗ trợ việc chào bán công
nghệ bằng việc tạo ra sự khác biệt với hệ thống đại diện pháp lý giỏi trong đàm phán và
thoả thuận nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau.
Dịch vụ đánh giá công nghệ: KTTC nghiên cứu tính khả thi của công nghệ trong giai
đoạn đầu thông qua phân tích về kinh tế, kỹ thuật, tiếp thị, thực hiện kinh doanh và đánh
giá công nghệ.
Dịch vụ hợp nhất và mua lại: KTTC thúc đẩy việc hợp nhất và mua lại công nghệ có
sức hấp dẫn trên cơ sở các công ty, phòng thí nghiệm mạo hiểm và dịch vụ toàn diện để
13


tìm một đối tác tốt cho việc ký kết hợp đồng. Cung cấp các chiến lược cơ cấu lại doanh
nghiệp (bao gồm việc mua, bán, tách, sáp nhập doanh nghiệp); cung cấp thông tin liên
quan đến chuyển dịch cơ cấu sở hữu (bao gồm cả truyền thông, kiến thức khoa học, máy
móc và nguyên liệu); cung cấp các dịch vụ như pháp luật, thuế, kế toán hoặc các dịch vụ
trọn gói.

Ngoài ra, KTTC đang nỗ lực xây dựng các mối quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển
và mở rộng mạng lưới. Đồng thời, thực hiện đồng hóa và tiếp thu công nghệ từ nước
ngoài thông qua các kênh đào tạo tại nước ngoài, hợp tác quốc tế, hội thảo quốc tế; hợp
tác với các công ty, trường đại học nước ngoài; chia sẻ dữ liệu thông tin công nghệ với
đối tác nước ngoài.
Bài học cho Việt Nam
Từ kinh nghiệm của các nước trong việc hỗ trợ thông tin công nghệ phục vụ cho doanh
nghiệp đổi mới công nghệ. Một số bài học có thể được rút ra như sau:
Việt Nam cần tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ ở tầm quốc gia cũng
như tích cực xây dựng và chia sẻ dữ liệu với các trường đại học trong và ngoài nước
nhằm cung cấp các thông tin KHCN đầy đủ cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần có
chính sách khuyến khích liên kết, chia sẻ thông tin từ các CSDL với nhau và với các
doanh nghiệp có nhu cầu.
Tăng cường vai trò hỗ trợ và tư vấn công nghệ, thông tin công nghệ của các trung tâm,
tổ chức khoa học công nghệ của nhà nước và tư nhân bằng các biện pháp hỗ trợ tài chính
( hỗ trợ phí tư vấn, chuyển giao công nghệ)
Tăng cường phổ biến về khoa học công nghệ trên các phương tiện truyền thông nhằm
nâng cao nhận thức của người dân cũng như các doanh nghiệp về vai trò của đổi mới
khoa học công nghệ
Tăng cường liên kết mô hình 3 nhà : nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước
trong việc chia sẻ thông tin công nghệ và hợp tác đổi mới công nghệ
14


15



×