NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KINH NGHIỆM NHẬT BẢN, HÀN
QUỐC, TRUNG QUỐC, ĐÀI LOAN… VỀ HỖ TRỢ HÌNH THÀNH VÀ VẬN
HÀNH CÁC CƠ SỞ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHCN
Ngành công nghiệp ở các nước đang phát triển đang đứng trước những thách thức to lớn.
Q trình tồn cầu hố, sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tốc độ phát
triển nhanh chóng của khoa học và cơng nghệ (KH&CN), những phát triển và ứng dụng
mới của công nghệ thông tin (CNTT), sự nổi lên của các ngành cơng nghiệp có hàm
lượng vốn và tri thức cao, những cân nhắc đối với các vấn đề môi trường, ô nhiễm và
hiệu quả sử dụng năng lượng, những tiêu chuẩn và hệ thống chất lượng khắt khe hơn, bao
gồm các hệ thống ISO 14000, những rào cản thương mại trực tiếp và gián tiếp do các
quốc gia phát triển đưa ra,…tất cả các yếu tố này đang làm mất dần những ưu thế cạnh
tranh của các ngành công nghiệp ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (SME) là bộ phận có đóng góp lớn vào cơng cuộc phát triển cơng
nghiệp và kinh tế nói chung ở tồn quốc gia. Cơng cuộc cải cách nền cơng nghiệp, bao
gồm q trình tư nhân hố đang tạo ra nhu cầu đào tạo lại và triển khai lại lực lượng lao
động để gia tăng việc làm, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả và năng suất của các ngành
chế tạo truyền thống thông qua việc phát triển các công nghệ và phương thức tiên tiến,
bao gồm các kỹ thuật của công nghệ sinh học (CNSH), ứng dụng máy tính và các hệ
thống thơng tin để tạo ra ưu thế cạnh tranh.
Q trình tồn cầu hố đang tiến lên theo hướng tăng cường hoạt động nghiên cứu và
phát triển (R&D). Theo hướng đi này, mục tiêu hiện nay là khuyến khích các hoạt động
đem lại giá trị gia tăng và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thông qua việc phát
triển và ứng dụng các công nghệ cao như CNSH, vật liệu mới, công nghệ thông tin
(CNTT), vi điện tử… Để tạo ra các ngành công nghiệp hồn tồn mới, địi hịi phải ứng
dụng các cơng nghệ mới có hàm lượng tri thức cao.
1
Bởi vậy, các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, hay cịn gọi là Vườn ươm doanh
nghiệp cơng nghệ (TBI) sẽ đóng một vai trị hết sức quan trọng.
Ngồi việc phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao ở các lĩnh vực như CNTT, phần
mềm máy tính, Internet và thương mại điện tử, CNSH, vi điện tử… còn cần phải áp dụng
các công nghệ cao và mới để nâng cao sức cạnh tranh cho các ngành cơng nghiệp hiện
có, bao gồm các SME đang hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế truyền thống và thúc đẩy
những doanh nghiệp mới dựa vào tài nguyên thiên nhiên hoặc các ưu thế so sánh. Các
cụm công nghiệp và khu công nghiệp đã đi vào hoạt động nhiều năm nay cần phải được
củng cố hoặc định hướng lại thông qua các mô hình TBI đặt địa điểm tại đó, với sự liên
kết với các TBI lớn ở bên ngồi, hoặc các cơng viên khoa học và cơng nghệ (STIP).
Những loại hình tổ chức này đóng vai trị hết sức quan trọng để thúc đẩy khâu phát triển
công nghệ và nhằm biến các ý tưởng hoặc khái niệm công nghệ thành công nghệ để
thương mại hoá. Trên thực tế, mục tiêu hàng đầu của TBI là thúc đẩy các doanh nghiệp
khởi sự bằng cơng nghệ và hỗ trợ cơng tác hồn tất cơng nghệ đang phát triển.
Ươm tạo doanh nghiệp mang lại những lợi ích to lớn, nhưng mặt khác, nó cũng địi hỏi
phải trả một số rủ ro nhất định.
Về mặt lợi ích:
-
Cung cấp cơ chế cho phép các nhà công nghệ giỏi tập trung vào nghiên cứu và
cho phép những người khác có cơng việc làm ăn trong các Xí nghiệp phụ (Spin
-
- offs).
Làm tăng tính chủ động của các nhà nghiên cứu, cho phép việc thu hút được
-
các nhà khoa học giỏi.
Địi hỏi các cơ quan tìm ra những con đường mới liên kết công việc của họ với
-
nhu cầu xã hội.
Cung cấp cơ chế đánh giá khách quan đối với việc tập trung nguồn lực cho
-
những nhóm tốt nhất.
Nhấn mạnh đến việc cổ vũ những nhà khoa học trẻ có tài năng.
Cung cấp nhiều cơ hội hơn để các nhà khoa học hồi hương trở về.
2
Về mặt rủ ro:
-
Làm cho các nhà khoa học không có trình độ về thương mại cũng cố gắng trở
thành nhà doanh nghiệp và nhà quản lý Xí nghiệp, tất nhiên, sẽ có nhiều sai sót
-
trong kinh doanh.
Khuyến khích việc chuyển những nhà khoa học học trẻ tuổi rời khỏi nghiên cứu
-
cơ bản vì lợi ích trong nghiên cứu ứng dụng cao hơn.
Buộc các cơ quan phải ưu tiên phân phối lợi ích cho những người có thể "bán
các dịch vụ và cơng nghệ", và do đó, sẽ tạo ra cạnh tranh giữa các phòng ban,
làm ảnh hưởng tới thời gian nghiên cứu và gây ra khó khăn trong việc thúc đẩy
cơng trình nghiên cứu liên phịng ban và liên ngành.
Nhận thức về tính hai mặt của ươm tạo cơng nghệ cho phép tranh được những nhìn
nhận bi quan hoặc thái độ cầu tồn trong q trình thương mại hóa. Đó cũng là tiêu
chuẩn để đánh giá tình hình (tốt hay xấu) và hướng đi (đúng hay sai) của cải cách thể
chế KH&CN.
Kinh nghiệm của Trung Quốc trong ươm tạo công nghệ
Kinh nghiệm của nhiều nước, đặc biệt là ở Trung Quốc, cho thấy các hoạt động ươm tạo
có vai trò quyết định giúp các doanh nghiệp mới khởi sự có thể tự tồn tại và phát triển ở
mơi trường cạnh tranh bình đẳng.
Các hãng ươm tạo doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang phát triển nhanh chóng, đóng
góp một phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển công nghiệp nước này, cũng như trong
q trình “vươn ra tồn cầu” của các doanh nghiệp Trung Quốc. Hãng ươm doanh nghiệp
đầu tiên với tên gọi là Wuhan được thành lập năm 1997. Đến năm 1999, Trung Quốc đã
có hơn 110 hãng ươm tạo doanh nghiệp, nhưng trên thực tế con số này còn lớn hơn
nhiều. Ban đầu các hãng này do Hội đồng khoa học công nghệ tại các địa phương thành
lập, nhưng sau đó phát triển thành một tổ chức được chính phủ quan tâm đặc biệt. Mục
tiêu của hoạt động là thương mại hố các sáng chế cơng nghệ, tạo đà tăng trưởng mạnh
trong lĩnh vực công nghệ cao. Thơng qua việc ươm tạo doanh nghiệp đã hình thành nền
3
sản xuất thương mại, chun mơn hóa cao hơn ở các lĩnh vực công nghiệp, đa dạng các
hướng lựa chọn đầu tư. Trung Quốc còn cho xây dựng các khu công nghiệp công nghệ
cao (Hi-tech Industrial Development Zones) để thu hút các hãng ươm tạo doanh nghiệp
vào hoạt động.
Hoạt động ươm tạo
Ngày càng có nhiều nguồn vốn chuyển sang đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ
cao. Đây là thị trường được chú ý khuyến khích phát triển. Khuyến khích thị trường bao
hàm cả việc sử dụng nguồn vốn và nguồn nhân lực để biến các kết quả nghiên cứu mới
thành các sản phẩm. Việc đầu tư vốn cho ươm tạo đã làm làm thay đổi phương thức hoạt
động của các các tổ chức ươm tạo công nghệ, làm cho các tổ chức này hoạt động như các
doanh nghiệp.
Cơ cấu thu nhập giữa các loại hãng ươm tạo doanh nghiệp có sự khác nhau lớn. Một số
hãng hoạt động theo phương thức phi lợi nhuận truyền thống, trong khi một số hãng khác
hoạt động như một doanh nghiệp. Các hãng ươm tạo doanh nghiệp phải đóng góp một
phần thu nhập thu được từ đầu tư cho các thành viên đóng góp cổ phần. Các khách hàng
của hãng ươm tạo doanh nghiệp truyền thống có quyền tự do lựa chọn những dự án được
đầu tư nhiều và dễ hoàn thành. Trong một số trường hợp đặc biệt, các doanh nghiệp này
giống như các chủ tư bản đầu tư tài chính. Các hãng ươm tạo doanh nghiệp tuy khơng có
chất lượng và điều kiện nghiên cứu khoa học tốt như các hãng ươm tạo truyền thống
nhưng lại có bí quyết thu hút khách hàng và có khả năng cạnh tranh cao.
Nền kinh tế kiểu mới đã tạo điều kiện hình thành nhiều hãng ươm tạo doanh nghiệp, chỉ
trong hai năm gần đây ở Trung Quốc đã có khoảng 30 - 40 hãng ươm tạo doanh nghiệp
được thành lập.
Một số chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển ươm tạo doanh nghiệp ở Trung
Quốc:
4
(i) Trung tâm phát triển công nghiệp công nghệ cao ( CNC) quản lý và hướng dẫn thực
hiện chương trình bó đuốc hỗ trợ các vườn ươm, chúng đánh giá các vườn ươm và tài trợ
cho vườn ươm hoạt động tốt, đồng thời Trung tâm cũng tổ chức các khoá đào tạo ngắn và
dài ngày, các diễn đàn để đào tạo các nhà quản lý ươm tạo; (ii) “Quan điểm nguyên lý về
ươm tạo doanh nghiệp” ban hành năm 1994 hỗ trợ hình thành vườn ươm; (iii) “Tiêu chí
và thủ tục phê chuẩn vườn ươm doanh nghiệp” ban hành năm 1996, “Quan điểm nâng
cấp xây dựng các vườn ươm doanh nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10” ban hành
năm 2001, “Quan điểm tăng cường chất lượng hoạt động của vườn ươm doanh nghiệp”
ban hành năm 2003 là những biện pháp chính sách hỗ trợ hoạt động của các vườn ươm;
(iv) “Quỹ đổi mới doanh nghiệp dựa trên công nghệ” hỗ trợ vốn cho vườn ươm; (v) một
số biện pháp chính sách hỗ trợ khác đang được nghiên cứu và đề xuất ban hành.
Ở Trung Quốc cũng như ở các nước khác, cấu trúc hỗ trợ doanh nghiệp phổ biến là cơng
viên khoa học, vườn ươm. Tính đến năm 2002 Trung Quốc đó hỡnh thành 400 vườn ươm
doanh nghiệp và 53 công viên khoa học 1 (chủ yếu thông qua chương trình bó đuốc) và
100 cơng viên khoa học địa phương.
Chương trình bó đuốc (1988) nhằm hỗ trợ phát triển khu vực công nghiệp CNC thông
qua xây dựng các công viên khoa học, vườn ươm, công viên phần mềm, đào tạo nguồn
nhân lực, v.v…Tính đến cuối năm 2003 trong các cơng viên khoa học và vườn ươm này
đó hình thành 28.504 doanh nghiệp CNC và tạo ra 3,49 triệu việc làm;
Một số chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển ươm tạo doanh nghiệp:
Vai trò của vốn mạo hiểm đối với dnKH&CN ở Trung Quốc
Các chính sách, thể chế từ những năm 1980 và đầu 1990 dẫn đến một số lượng lớn các
dnKH&CN được thành lập ở Trung Quốc trước khi ngành công nghiệp vốn mạo hiểm và
các quy định thể chế liên quan hình thành. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1990 các nhà
lãnh đạo Trung Quốc cơng nhận rằng hệ thống hiện tại cho việc hình thành doanh nghiệp
1 Khu phát triển CNC theo tiếng Trung Quốc có thể xem như là các cơng viên khoa học.
5
mới như một phương tiện để theo đuổi mục tiêu phát triển quốc gia rộng hơn có những
hạn chế nhất định. Điều này là do: việc cung ứng vốn ươm tạo ở giai đoạn đầu tiên là quỏ
nhỏ và nguồn lực có hạn ở các viện nghiên cứu và trường ĐH; ngân hàng bị trói buộc bởi
vốn vay khơng triển khai được và vốn vay gia tăng đưa đến các doanh nghiệp vốn đó rủi
ro cao lại khơng thể đứng vững được. Tương tự như vậy chính phủ và chính quyền địa
phương khơng có những quỹ phụ trợ để cung cấp vốn cho các doanh nghiệp mới này.
Vấn đề đặt ra đối với đầu tư vào doanh nghiệp mới đó là sự thiếu khn khổ pháp lý
thích hợp và động lực để tạo điều kiện cho các kiểu nhà đầu tư mới cung cấp tài chính
cho các doanh nghiệp mới này. Vấn đề tương tự cũng đó được đề cập như là một nguyên
nhân của sự thiếu hụt hoạt động phát triển hợp tác giữa các tổ chức và sự thiếu hụt của thị
trường cơng nghệ để khuyến khích các viện nghiên cứu chuyển giao công nghệ hứa hẹn
và thương mại đến các doanh nghiệp. Vốn mạo hiểm được xác định như hình thức đầu tư
cổ phần rủi ro cao sẽ khơng thể tồn tại nếu khơng có xác định pháp lý và bảo vệ quyền sở
hữu đối với tài sản của doanh nghiệp mới.
Dần dần từ giữa những năm 1990 nhận thức về vốn mạo hiểm đó chuyển từ hỡnh thức
coi như một kiểu tài trợ chính phủ sang hỡnh thức coi như hoạt động thương mại cần
thiết để hỗ trợ cho việc thương mại hố cơng nghệ mới. Các cơng ty vốn mạo hiểm nước
ngồi đó được phép để đăng ký như một doanh nghiệp thương mại, các công ty mạo hiểm
trong nước cũng bắt đầu được thành lập.
6
Bảng 6 dưới đây tóm tắt về các loại cơng ty mạo hiểm đang hoạt động ở Trung Quốc.
Đặc trưng
GVCF
UVCF
Vốn ban đầu
Chính
quyền Nhóm
địa phương
CVCF
FVCF
cơng Cỏc cụng ty
nghiệp
Trợ cấp, quỹ
của
trường ĐH
Mục tiêu
Thúc đẩy cơng Thương
nghiệp
mại Tạo
hố
trung CNC
từ
trường ĐH
CNC
CNC
đầu tư vào
Giai
hội Tái đầu tư
CNC hoá kết quả kinh doanh
và thương mại NC&PT
Tập
cơ
đoạn Giai đoạn đầu
Tăng
trưởng/
tiềm năng cao
Giai đoạn đầu
đầu tư chủ
Giai đoạn mở Giai đoạn tăng
rộng
trưởng
yếu
Nguồn: J. Gao and W.Zhang (2002), p.19.
Ghi chú: GVCF- cơng ty vốn mạo hiểm chính phủ; UVCF- công ty vốn mạo hiểm
trường đại học;
CVCF- cụng ty vốn mạo hiểm hợp danh; FVCF- công ty vốn mạo hiểm nước
ngồi.
Loại hình doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ
Ở Trung Quốc, có hai loại hình doanh nghiệp KH&CN: (1) doanh nghiệp thừa kế khoa
học do một nhà khoa học hoặc nhóm các nhà khoa học có tinh thần kinh doanh sáng lập;
7
(2) doanh nghiệp KHCN được hình thành từ việc chuyển đổi toàn bộ một viện nghiên
cứu, chủ yếu đối với viện NC&TK cơng nghệ cơng nghiệp.
Trong loại hình 1 - doanh nghiệp thừa kế khoa học có 3 kiểu khác biệt, đó là2:
(1) Thành lập doanh nghiệp thừa kế khoa học từ một bộ phận hoặc một nhóm các nhà
khoa học của viện;
(2) Thành lập doanh nghiệp thừa kế khoa học từ những tài năng cá nhân đơn lẻ (cá
nhân nhà khoa học có tinh thần kinh thương);
(3) Thành lập doanh nghiệp thừa kế khoa học từ việc tổ chức lại một phòng, ban của
viện để tiến hành hoạt động thương mại nhưng vẫn duy trì nó như là một bộ phận của
viện mẹ.
Kiểu 1: Thành lập từ một bộ phận của viện
Đây là loại hình doanh nghiệp thừa kế khoa học mà một bộ phận của viện được tổ chức
lại về nhân lực, cơng nghệ, thiết bị... để hình thành nên một doanh nghiệp hoàn toàn mới,
độc lập, Doanh nghiệp Công nghệ mới (New Technology Enterprise - NTE). Thực tế cho
thấy, loại hình doanh nghiệp thừa kế khoa học kiểu này sẽ hình thành những doanh
nghiệp mới mạnh hơn so với loại hình doanh nghiệp thừa kế khoa học từ những tài năng
cá nhân riêng lẻ. Chúng mạnh hơn khơng chỉ ở bí quyết cơng nghệ, nguồn vốn, thiết bị
hay bất động sản mà còn mạnh hơn ở các mối quan hệ, sự hợp tác, lực lượng lãnh đạo và
các quan hệ xã hội. Tất cả các tiềm năng này đều được kế thừa từ viện mẹ. Trường hợp
Công ty máy tính Legend dưới đây là một ví dụ điển hình.
Đầu năm 1984, khoảng 40 giáo sư trong lĩnh vực KH&CN máy tính từ Viện Cơng nghệ
máy tính thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đã cùng nhau thành lập một doanh nghiệp, đó
là Cơng ty máy tính Legend với số vốn đầu tư ban đầu là 85.900 Đô la Mỹ. Lĩnh vực hoạt
2 Phần tổng quan này chủ yếu dựa vào tài liệu (Shulin Gu 1994)
8
động của cơng ty này là bn bán máy tính và cung cấp các thiết bị lẻ, thiết bị chủ yếu.
Cho đến nay Legend vẫn là một doanh nghiệp công nghệ mới (NTE) đứng hàng đầu. Sản
phẩm cũng như sức cạnh tranh của công ty mạnh hơn nhiều các công ty máy tính của Nhà
nước, ví dụ trong hoạt động xuất khẩu, tái đầu tư.... Chủ doanh nghiệp Legend giải thích
rằng “Legend, Beijing” là doanh nghiệp thừa kế khoa học, sở hữu tập thể và được cấp
giấy phép với tư cách là một doanh nghiệp công nghệ mới. Legend đã liên doanh với
Hồng Kơng và có nhiều nguồn vốn nước ngồi khác. Legend bắt đầu hoạt động của mình
bằng việc bán và lắp ráp máy tính cá nhân từ linh kiện nhập nước ngoài trước khi tham
gia vào việc sản xuất ra máy tính của mình từ năm 1991. Từ năm 1994 Legend được đưa
vào danh sách Thị trường Cổ phần Hồng Kông. Năm 1997 thị phần trong nước của máy
tính Legend đã vượt Cơng ty IBM và Compag và trở thành người cung cấp máy tính cá
nhân chính trong Trung Quốc chiếm khoảng 30% thị phần máy tính cá nhân nội địa.
Legend là người bán hàng song kèm với nó là những dịch vụ sau bán hàng dành cho
những đối tượng quan trọng. Sản phẩm của Legend đã cạnh tranh được với thị trường
quốc tế, ví dụ linh kiện máy tính cá nhân, và điều đáng nói là Legend rất mạnh ở trình độ
máy tính, họ đã nâng cấp các máy tính cá nhân từ 286 lên 486. Hiện nay Legend mở rộng
sản phẩm của mình ra sản xuất cả máy ảnh số, máy in, điện thoại và thiết bị mạng thông
tin (Wei Xie and White Steven 2004). Năm 2004 Legend đổi tên thành Lenovo.
Đầu năm 2005 Lenovo sẽ quyết định mua một bộ phận máy tính cá nhân của Công ty
IBM và thành lập một công ty mới kết hợp những thế mạnh nổi tiếng về máy tính cá nhân
của IBM cùng với thế mạnh của Lovono. Công ty mới sẽ có khoảng 19.000 nhân viên
cung cấp nhiều sản phẩm và cơng nghệ máy tính cá nhân cho khách hàng trên toàn thế
giới. Theo thoả thuận giữa IBM và Lenovo, IBM sẽ cung cấp dịch vụ bảo hành và các
giải pháp tài chính đối với các sản phẩm máy tính cá nhân của Lenovo. IBM sở hữu 18%
cổ phần tại Lenovo. Thoả thuận này sẽ mang lại cho Lenovo đội ngũ chuyên gia quốc tế
của IBM về nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, bán hàng và tiếp thị. Với thoả thuận
này Lenovo sẽ trở thành công ty máy tính cá nhân lớn thứ ba thế giới và là một đối tác
chiến lược của Công ty IBM. (Anh Thi 2004)
9
Kiểu 2: Thành lập từ những tài năng cá nhân đơn lẻ
Kiểu này được hình thành từ việc một số nhà khoa học, kỹ sư rời khỏi các viện NC&PT
mà họ đang làm việc để lập nên một doanh nghiệp cơng nghệ mới của riêng mình. Đơi
khi trong số họ có những liên kết với nhau để cùng trao đổi về tri thức, những kinh
nghiệm, những ý tưởng đổi mới và cách thức quản lý một công ty. Khi một doanh nghiệp
cơng nghệ mới hình thành theo kiểu này sẽ có nhu cầu lớn về vốn, bởi vì vào những năm
1980 khơng
có một cá nhân nào có thể tự mình đầu tư cho một doanh nghiệp công nghệ mới, mặc dù
đầu tư này không phải là quá cao. Bên cạnh đó, hỗ trợ về các yếu tố chính trị, xã hội là
cần thiết cho doanh nghiệp kế thừa khoa học theo kiểu hình thành từ những tài năng đơn
lẻ (các nhà khoa học có tinh thần kinh thương đơn lẻ) . Hơn nữa doanh nghiệp thành lập
từ cá nhân ("tư nhân") cịn có nghĩa rằng khó khăn nhiều hơn trong việc được cấp giấy
phép công nhận doanh nghiệp công nghệ mới, cũng như việc vay vốn từ ngân hàng.
Những khó khăn này có thể được các Trung tâm Dịch vụ KH&CN trợ giúp, kể cả các hỗ
trợ về vốn để doanh nghiệp bắt đầu tiến hành hoạt động sản xuất và thương mại. Công ty
Điện tử Quang học Chutian là một ví dụ. Đây là cơng ty do một kỹ sư sáng lập dưới sự
giúp đỡ của Trung tâm Vũ Hán. Chính quyền địa phương cũng có những hỗ trợ về yếu tố
chính trị, hỗ trợ về vốn, tuy nhiên cịn rất hạn chế.
Cơng ty Chutian do ơng Sun thành lập năm 1985, hiện nay ông là giám đốc điều hành
cơng ty. Ơng từng là kỹ sư của Viện cơng nghệ Quang học ở thành phố Vũ Hán. Công ty
này ban đầu đặt trong Vườn ươm Công nghệ mới Hồ Đơng tại Vũ Hán, - Vườn ươm hình
thành từ Chương trình Bó đuốc. Sau một vài năm, khi đã đủ mạnh, công ty Chutian đã rời
khỏi Vườn ươm này và hình thành nên Cơng ty trách nhiệm hữu hạn với quyền lợi được
chia sẻ giữa người sáng lập công ty và những người làm việc trong Vườn ươm.
Chutian sản xuất và kinh doanh laser, chủ yếu là laser đặc biệt dùng trong cơ khí, hàn
máy móc, nhưng cũng có những sản phẩm laser dùng trong phẫu thuật. Thường thì các
hoạt động công nghệ của công ty phải theo thiết kế. Người thiết kế luôn phải so sánh các
10
yếu tố công nghệ như các thiết bị laser mới còn chưa phổ biến, các mạch điện, các bộ
phận của máy móc và bộ điều khiển máy tính trong một máy hồn tồn mới theo thiết kế
của khách hàng. Tóm lại khâu thiết kế đóng vai trị quan trọng. Ngồi ra, cơng ty cịn có
những dịch sau bán hàng như đào tạo, duy tu, bảo dưỡng. Sản phẩm của công ty đã cạnh
tranh được với thị trường trong nước và bắt đầu tham gia thị trường quốc tế.
Kiểu 3: Tổ chức lại phòng, ban của viện thành cơ sở sản xuất bên trong
Theo kiểu này, một bộ phận của viện NC&PT được cơ cấu lại thành một đơn vị kinh
doanh, song vẫn duy trì như một phần hợp nhất của viện NC&PT. Các doanh nghiệp
khoa học spin-off kiểu này luôn ln khởi đầu hoạt động của mình với mục đích trực
tiếp là tạo ra được lợi nhuận kinh doanh trên cơ sở các kết quả nghiên cứu nhằm đem lại
thu nhập cho viện mẹ. Sự bắt đầu này cũng là cách nhằm mở rộng và khai thác nhiều hơn
khía cạnh thương mại của đầu ra đối với khoa học. Chỉ có các viện NC&PT có năng lực
nghiên cứu mạnh mới có thể tạo được bước chuyển biến này trong khi vẫn phải duy trì
chất lượng nghiên cứu. Doanh nghiệp thừa kế khoa học kiểu này không phải là phổ biến.
Trong tổng số 3.000 DN công nghệ mới ở Khu Công Nghệ Cao Bắc Kinh chỉ có khoảng
10 doanh nghiệp thừa kế khoa học theo kiểu này.
Công ty Khoa học Vật lý Điện tử Quang học là một ví dụ. Đây là công ty thuộc Viện Vật
lý thuộc Viện Khoa học Trung quốc, đặt tại Bắc Kinh.
Viện Vật lý thành lập năm 1923 là một viện quốc gia trong lĩnh vực vật lý, thuộc Viện
Khoa học Trung Quốc. Viện là một trong số những viện hàng đầu về một số lĩnh vực vật
lý. Hiện nay Viện có hơn 500 nghiên cứu viên về vật lý chất rắn, vật lý quang học, vật lý
nguyên tử và vật lý phân tử. Viện được sử dụng 2 phịng thí nghiệm quốc gia và một
phịng thí nghiệm mở rộng của Viện Khoa học Trung quốc. Viện được coi là một viện
nghiên cứu cơ bản, nhận tiền từ ngân sách nhà nước.
11
Phòng Phát triển và Ứng dụng thuộc Viện đã được cấp đăng ký như một doanh nghiệp
công nghệ mới với tên gọi “Công ty Khoa học Vật lý Điện tử Quang học” trong Khu
Cơng nghệ Cao Bắc Kinh. Phịng này có nhiệm vụ thương mại hố kết quả nghiên cứu
như hệ thống chùm phân tử, tinh thể. Nhiệm vụ của phòng được coi như “cửa sổ” để
chuyển giao kết quả của Viện thành sản phẩm, và lợi nhuận thu được sẽ quay trở lại Viện.
Lợi nhuận này được Viện sử dụng chính trong việc tăng mức thưởng trung bình cho cán
bộ. Vì lẽ đó, phịng (cơng ty) này đã chứng minh được vai trị quan trọng của mình đối
với sự ổn định và phát triển của Viện. Để duy trì hoạt động của phịng (cơng ty) này,
Viện đặt ra những mức thưởng lớn hơn nhiều so với mức thưởng trung bình cho những cá
nhân có đóng góp đáng kể trong việc mang lại lợi nhuận. Lúc này xuất hiện những mối
quan hệ giữa Phòng Phát triển và Ứng dụng với các phòng nghiên cứu khác trong Viện
để trao đổi về tri thức cơng nghệ, lắp đặt máy móc, vận hành cơng nghệ cũng như những
kinh nghiệm để có thể thương mại hố được những kết quả nghiên cứu.
Ngồi ra Viện Vật lý cũng đã cho ra đời một số doanh nghiệp thừa kế khoa học theo kiểu
1 và kiểu 2.
Một số nhà nghiên cứu của Viện rời khỏi Viện và mang theo phịng thí nghiệm để thành
lập doanh nghiệp mới - Công ty nghiên cứu – Triển khai Vật liệu mới San Huan (doanh
nghiệp hoạt động phát triển thương mại về nam châm vĩnh cửu). Đây là một ví dụ của
doanh nghiệp thừa kế khoa học kiểu 1.
Giáo sư Chen Chunxian người sáng lập ra doanh nghiệp công nghệ mới đầu tiên - Công
ty Công nghệ cao Kehai trong Khu Công nghệ Cao Bắc Kinh đã từng là nhà khoa học của
Viện. Đây là một ví dụ của doanh nghiệp thừa kế khoa học kiểu 2.
Kiểu hỗn hợp
Đây là doanh nghiệp thừa kế khoa học mang dáng dấp của cả 3 kiểu đã đề cập ở trên, và
nó thực sự là khơng rõ ràng. Sự khơng rõ ràng này có thể thấy ở trạng thái chu chuyển
12
giữa kiểu 1 và kiểu 3, phản ánh một thực tế rằng rất nhiều viện NC&PT đang ở trong giai
đoạn thử cấu trúc lại tổ chức viện của mình. Cơng ty TNHH Hệ thống Phần mềm mở ,
thuộc Trường đại học Đông Bắc, Shenyang là một loại doanh nghiệp thừa kế khoa học
kiểu hỗn hợp này.
Công ty này là một doanh nghiệp công nghệ mới được Khu Công Nghệ Cao Shenyang
cấp phép. Công ty đồng thời cũng là một Trung tâm NC&TK về phần mềm máy tính
(CSC) của Trường Đại học Đơng Bắc. Cũng chính nhóm chun gia của CSC đã tiến
hành liên doanh với một công ty Nhật bản để hình thành một Viện nghiên cứu TNHH
phần mềm Alpine trong trường Đại học Đông Bắc (viết tắt là NAS). Ba tên thể hiện ba
hướng hoạt động của một tổ chức. CSC tập trung vào nghiên cứu và giảng dạy từ 1989,
và tiến hành các hoạt động thương mại với tư cách doanh nghiệp Công nghệ mới - Công
ty Phần mềm mở trong Khu Công nghệ Cao từ năm 1991 và xuất khẩu phần mềm sang
Nhật bản với tư cách là NAS từ 1991. Tất cả các hoạt động này đều thực hiện dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của giáo sư Liu Jiren, tổng giám đốc Hệ thống phần mềm mở, giám đốc
CSC, và là đồng Giám đốc của NAS. Ông cùng với các đồng nghiệp trẻ (trung bình 27
tuổi) giỏi về máy tính tiến hành quản lý đồng thời phát triển thương mại phần mềm máy
tính, nghiên cứu và đào tạo.
Sản phẩm phần mềm mở thông thường đã cạnh tranh được với thị trường trong nước.
Mục tiêu của công ty là thiết lập mối liên kết về phần mềm với Nhật bản để có cơ hội
học tập kinh nghiệm Nhật trong quản lý, bảo đảm chất lượng và kỷ luật lao động. Về phía
Nhật bản, họ trợ giúp về vốn và giúp đỡ như là người nước ngoài đầu tiên sử dụng sản
phẩm liên doanh. Trước khi cải cách, việc đào tạo về máy tính và các sản phẩm phần
mềm của Trung quốc chưa bao giờ hướng tới nhu cầu thương mại. Giáo sư Liu cùng một
số đồng nghiệp của mình (khoảng 20 đến 30 trong số 80 người được đào tạo ở nước
ngoài) đã dự báo lại một số hoạt động của công ty này trong môi trường có sự thay đổi.
Vào thời điểm này rất khó có thể biết được liệu những mục tiêu khác nhau có thể đạt
được một cách hài hồ hay khơng dưới hình thức tổ chức này. Theo quan điểm của
Trường Đại học Đông Bắc, Trung tâm CSC là bộ phận không tách khỏi Trường Đại học ,
13
nhưng khác với trường hợp Phòng Phát triển và Ứng dụng của Viện Vật lý, lại được uỷ
quyền tự chủ trong lĩnh vực tài chính và các nhiệm vụ kinh doanh khác. Như vậy Công ty
TNHH Hệ thống Phần mềm mở thuộc Trường đại học Đông Bắc, Shenyang là doanh
nghiệp thừa kế khoa học nằm ở giữa kiểu doanh nghiệp thừa kế khoa học kiểu 1 và 3.
Một số bài học gợi suy từ kinh nghiệm của Trung Quốc cho việc hình thành và phát
triển doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam.
Việc chuyển đổi một số tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển cơng nghệ theo hướng
hình thành các doanh nghiệp KH&CN đã tạo nên một cơ chế chuyển giao công nghệ
được tạo nên ở khu vực nghiên cứu chủ yếu do nhà nước đầu tư sang khu vực sản xuất.
Đây chính là nguồn lực trí tuệ quan trọng để các doanh nghiệp KH&CN có thể cạnh tranh
trong nước và quốc tế, đặc biệt trong hai lĩnh vực công nghiệp máy tính và thơng tin.
Trường hợp thành cơng của doanh nghiệp KH&CN – Cơng ty máy tính Legend sau đổi
tên thành Lenovo với vị trí hiện nay là cơng ty máy tính lớn thứ ba trên thế giới là một ví
dụ điển hình về tác động của doanh nghiệp KH&CN đến nền kinh tế, tạo việc làm và
nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong ngành công nghiệp máy tính. Việc hình
thành doanh nghiệp này cịn có ý nghĩa đối với việc phát triển công nghệ tin học - xây
dựng phần mềm cho việc sử dụng chữ viết Trung Quốc trong máy tính (có thể coi là một
cuộc cách mạng về tin học ở Trung Quốc), từ đó xây dựng năng lực cho người Trung
Quốc sử dụng công nghệ thông tin tốt hơn đáp ứng nhu cầu trong nước. Do vậy khi xem
xét tác động của doanh nghiệp KH&CN, bên cạnh yếu tố về đóng góp tăng trưởng kinh
tế, tạo việc làm, một khía cạnh khơng kém phần quan trọng là tác động lan toả về công
nghệ đối với các ngành liên quan khác. Đây chính là một trong những đặc thù của loại
hình doanh nghiệp KH&CN.
Trong các yếu tố đảm bảo cho sự hình thành và phát triển thành công của doanh nghiệp
KH&CN phải kể đến vai trò của tổ chức NC&PT mẹ và Nhà nước, đặc biệt là chính
quyền địa phương. Những tác nhân này khơng chỉ đóng vai trị hỗ trợ việc chuyển giao
cơng nghệ thơng qua các bí quyết cơng nghệ, nhân lực mà cịn hỗ trợ tài chính, các biện
pháp khuyến khích và cơ sở hạ tầng. Nhà nước đã đóng vai “bà đỡ” tích cực để hỗ trợ
14
cho những doanh nghiệp KH&CN có thêm được những điều kiện cần thiết cho việc
khẳng định sự tồn tại của mình.
Việc chuyển đổi một số tổ chức NC&PT theo hướng hình thành doanh nghiệp KH&CN
về thực chất là sự chuyển đổi cơ chế quản lý hoạt động của các tổ chức mới hình thành so
với hình thức quản lý tổ chức nghiên cứu. Đặc thù của doanh nghiệp là phải hạch tốn, tự
trang trải các khoản chi phí. Tiền lương của người lao động trước có quy chế riêng đối
với cơ quan nghiên cứu, sau chuyển sang quy chế áp dụng đối với doanh nghiệp – doanh
nghiệp phải tự trả lương cho người lao động. Chính vì vậy mơ hình doanh nghiệp
KH&CN đã khơi dậy tính tích cực của người lao động, làm nhiều hưởng nhiều, luôn xác
định phải cạnh tranh, tránh trơng chờ vào chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Kinh nghiệm Hàn Quốc
Khái niệm về vườn ươm doanh nghiệp (VƯDN )ở Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, các khái niệm vườn ươm công nghệ (VƯCN), Trung tâm đổi mới công
nghệ (TTĐMCN) và vườn ươm doanh nghiệp cơng nghệ (VƯDNCN) hồn toàn tương
tự như (VƯDN).
Đối với VƯDN, các trường đại học, các viện nghiên cứu của nhà nước, chính quyền địa
phương và các tổ chức tư nhân đó thành lập các VƯDN với mục tiêu thúc đẩy và hỗ trợ
các DNV&N. VƯDN đỡ đầu cho các doanh nghiệp khởi sự và mang lại các lợi ích và
dịch vụ. VƯDN là một hình thức hiệu quả để giúp đạt được mục tiêu phát triển trong cả
khu vực của nhà nước và tư nhân. VƯDN nâng cao tỷ lệ thành công của các DNV&N
mới đi vào hoạt động, tăng cường ứng dụng, đổi mới công nghệ, tạo ra các doanh nghiệp
mới và tuyển dụng lao động, phục hồi kinh tế vùng và các hoạt động nghiên cứu của
trường đại học, viện nghiên cứu và củng cố nguồn nhân lực kỹ thuật.
VƯCN được hình thành để trợ giúp cho giai đoạn phát triển công nghệ. VƯCN tập trung
ươm tạo các ý tưởng công nghệ hay hồn thiện các cơng nghệ mới. Hoạt động của
15
VƯCN gồm: cử chuyên gia trợ giỳp cụng nghệ, hỗ trợ và tăng cường nguồn vốn cần
thiết, hỗ trợ trong việc sử dụng máy móc, các thiết bị thử nghiệm có liên quan và máy
tính. Trong một số trường hợp VƯCN cung cấp các phương tiện như viễn thông và thiết
bị văn phòng.
TTĐMCN được hỡnh thành để hỗ trợ cho hoạt động R&D và đổi mới công nghệ theo
nhu cầu của khu vực công nghiệp, tập trung đầu tư các nguồn lực vào khu vực trường đại
học hoặc viện nghiên cứu và tiến tới thương mại hoá với sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp
hay các cơ quan nhà nước. Với quan niệm như vậy thì TTĐMCN gần giống tương tự như
các công viên công nghệ.
VƯDNCN ở Hàn Quốc được coi như một mơ hình kinh doanh của các trường đại học,
các viện nghiên cứu Nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức tư nhân nhằm
thúc đẩy và trợ giúp các doanh nghiệp mới có hàm lượng cơng nghệ cao. VƯDNCN khác
biệt với VƯCN hay TTĐMCN trong việc tăng cường hỗ trợ thương mại hố cơng nghệ
đó được triển khai trước chứ không tập trung các hoạt động khởi sự của các doanh
nghiệp. VƯDNCN cũng khác với VƯDN núi chung ở chỗ chúng liên quan đến các
DNCN hay CNC.
Chính phủ Hàn Quốc vẫn tiếp tục duy trì các chương hỗ trợ đang có nhưng cũng sẽ tăng
cường hơn nữa các biện pháp trong các trường hợp (OECD, 2004b:13):
-
Mở rộng sự trợ giỳp kỹ thuật và tài chính cho SMEs và các doanh nghiệp khởi nghiệp
bằng cách: công nhận tài sản tri thức/công nghệ như là tài sản thế chấp để vay ngân
hàng; hỗ trợ việc làm cho đội ngũ cán bộ NC&PT cũng như các dịch vụ khác;
-
Thúc đẩy hợp tác giữa GRI, trường đại học và công nghiệp như: hợp tác NC&PT,
chia sẻ năng lực nghiên cứu, tăng cường hiệu quả các chương trình khuyến khích để
thúc đẩy NC&PT công nghiệp, tăng cường bảo hộ SHTT.
16
-
Để trợ giúp tài chính cho thương mại hố các cơng nghệ mới, chính phủ Hàn Quốc
khuyến khích sự phát triển vốn mạo hiểm tư nhân bằng việc khởi xưởng vốn này
thơng qua quỹ của chính phủ - MOST Fund I (1998), MOST Fund II (1999), Câu lạc
bộ đầu tư công nghệ thông tin (do Bộ thông tin và truyền thơng đưa ra năm 1999).
Bên cạnh đó, chính phủ Hàn Quốc thúc đẩy thị trường vốn cho các doanh nghiệp khởi
nghiệp mới, dnKH&CN: phỏt triển KOSDAQ (một thị trường chứng khoán thứ cấp cho
cácc doanh nghiệp khởi nghiệp mới, dnKH&CN).
Năm 1997 “Luật thúc đẩy kinh doanh mạo hiểm” được ban hành nhằm hỗ trợ loại hỡnh
doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp mới, một loạt các dnKH&CN đó ra đời trong
lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Tính đến năm 2000 đó ra đời 7000
dnKH&CN.
Kinh nghiệm Đài Loan
Các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp mới cũng là một lĩnh vực được chú trọng ở Đài Loan.
Thông thường, các cơng ty khởi sự (start-up) rất khó đứng vững được ở giai đoạn đầu.
Bởi vậy, mục đích chính của các tổ chức ươm tạo là hỗ trợ về kỹ năng kỹ thuật, kể cả đào
tạo chuyên môn, hướng dẫn về tài chính, tiếp thị, thiết kế R&D, tư vấn về vấn đề thuế ,
luật pháp, chứng khoán v.v... cho những cụng ty mới khởi sự. Khi những start-up đó
mạnh họ mới rời khỏi các tổ chức ươm tạo. Cục Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ Kinh
tế Đài Loan đó tiến hành dự án trợ giúp các tổ chức ươm tạo, bao gồm 25 tổ chức. Trừ
một số ít trung tâm như Minshu, China Science Institute, China Petrolium Co., phần lớn
các trung tâm đều đặt địa điểm ở các khu vực gần nhiều trường đại học. Bảng dưới đây
liệt kê một số các tổ chức ươm tạo của trường đại học.
Địa điểm
Lĩnh vực chú trọng
17
Trung tâm nghiên cứu cụng nghiệp Điện tử, thông tin, tự động hóa
Ching-Lieng
Đại học Sisen
Đại học Yungming
Đại học Chaotung
Trường liên kết thương mại
Trường Thương mại toàn cầu
Đa phương tiện
Điện tử, y học, vật liệu y sinh
Điện tử, máy tính, vật liệu bán dẫn
Cơ học chất rắn, luyện kim, năng lượng
Truyền thơng, điện tử, cơ học chính xác,
kỹ nghệ hố chất
Đại học Chungsen
Thông tin và viễn thông
Trường Khoa học công nghệ Chawshung Thụng tin, cơ học tự động, thương mại tự
động
Bảng. Các tổ chức ươm tạo ở trường đại học (liệt kê một phần)
Kết Luận
Từ kinh nghiệm xây dựng và hỗ trợ ươm tạo các doanh nghiệp khoa học và công nghệ của các
nước, Việt Nam có thể rút ra những bài học sau đây:
Một là, chọn địa điểm để xừy dựng vườn ươm. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, lúc đầu
vườn ươm khơng cần có diện tích lớn lắm. Tuy nhiên, phải có tầm nhìn xa hơn, lâu dài hơn, tức
là trước mắt thì khơng cần lớn, song cần có khả năng mở rộng khi có nhu cầu phát triển. Địa
điểm xây dựng vườn ươm cũng không nằm nằm trong các khu dân cư, song cũng không nằm
cách quá xa các khu dân cư, vì q xa sẽ khó khăn cho việc tuyển chọn lao động của các doanh
nghiệp, cũng như các doanh nghiệp đi lại làm việc sẽ vất vả, đồng thời cũng khó tạo ra được
những dịch vụ cần thiết để phục vụ cho các doanh nghiệp trong vườn ươm; như dịch vụ ăn uống,
thương mại, tín dụng, chỗ ở... Trong giai đoạn ban đầu khó khăn, nếu tận dụng được một cơ sở
cơng lập nào đó của Nhà nước khơng sử dụng nữa, rồi từ đó cải tạo đi là tốt nhất. Ngoài ra cũng
phải hết sức lưu ý đến địa điểm xây dựng vườn ươm phải dễ tiếp cận với các cơ sở hạ tầng của
địa phương và cả nước, như giao thông, điện, cung cấp và xử lý nước, thông tin liên lạc…
Hai là, phải giúp các địa phương trong việc thành lập ban quản lý vườn ươm. Ban quản lý vườn
ươm nên bao gồm đại diện của những thành phần tham gia, cơ quan thay mặt chính quyền địa
18
phương trực tiếp giúp đỡ ban quản lý trong quá trình hoạt động, có sự phân cơng, phân nhiệm rõ
ràng, rành mạch. Việc này phải được tổ chức và chỉ đạo chặt chẽ, để các địa phương quán triệt
đầy đủ, nếu thực hiện một cách tự phát dễ dẫn đến thất bại;
Ba là, phải giúp các vườn ươm xây dựng phương án hoạt động. Đây là vấn đề mới và rất khó đối
với các ban quản lý vườn ươm, do đó phải có các chuyên gia tư vấn cho họ. Phương án hoạt
động của vườn ươm phải đảm bảo được hai mục tiêu hết sức cơ bản, đó là: tạo điều kiện để cỏc
doanh nghiệp có thể ra đời và đi vào hoạt động; hai là phải chuyển giao được cho họ các công
nghệ sản xuất tiên tiến, cũng như các phương thức quản lý doanh nghiệp hiện đại. Phương án
hoạt động của vườn ươm phải được hoạch định một cách chi tiết, rừ ràng, có cơ sở khoa học và
có tính khả thi. Điều này có nghĩa là phải có các phương án ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, phù
hợp với điều kiện phát triển của vườn ươm trong từng giai đoạn cụ thể;
Bốn là, phải cùng với địa phương giúp cho các vườn ươm tìm ra nguồn vốn ban đầu để phục vụ
cho hoạt động bản thân Vốn để xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết ban đầu như: văn phòng,
trụ sở cho các doanh nghiệp thuê để sản xuất, nhà kho, đường giao thông nội bộ, hệ thống cung
cấp điện, cung cấp nước sạch, hệ thống thông tin kết nối với trong nước và quốc tế… trả lương
cho ban quản lý và đội ngũ nhân viên giúp việc, vốn để mua sắm các thiết bị hoạt động thơng
thường và các chi phí thường xun hàng ngày.
Năm là, cùng địa phương giúp ban quản lý vườn ươm xây dựng quy chế hoạt động sao cho phù
hợp, trong đó quan trọng nhất là các vấn đề chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của ban quản lý
vườn ươm. Mối quan hệ giữa ban quản lý vườn ươm và chính quyền địa phương, với các doanh
nghiệp hoạt động trong vườn ươm, với các trường đại học/trường cao đẳng/trường dạy nghề, các
viện nghiên cứu đóng trên địa bàn, và với các cơ quan tổ chức ở trong và ngoài nước... Quy chế
này phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, song phải đảm bảo tính chặt chẽ, hài hoà quyền lợi của
tất cả các bên tham gia trong vườn ươm, cho dù tham gia trực tiếp hay gián tiếp.
19