Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận tình huống chuyên viên chuyên viên chính giải quyết vụ tranh chấp đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.82 KB, 16 trang )

PHẦN 1 - MỞ ĐẦU
Thảnh phố Bắc Ninh trở thành trung tâm tỉnh lị từ khi tách tỉnh (năm
1997). Công việc quản lý đất đai là một trong những vấn đề phức tạp trong công
tác quản lý Nhà nước ở thành phố Bắc Ninh. Nhu cầu về đất ở trở thành vấn đề
bức bách đối với người dân thành phố Bắc Ninh.
Trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, trong thời gian gần đây việc lấn chiếm
đất trái pháp luật vẫn còn tồn tại. Để giải quyết đúng pháp luật, đúng chính sách
việc lấn chiếm đất, sự tranh chấp về đất đai phải dựa trên nguyên tắc: Công
bằng, công khai, dân chủ, bình đẳng, nhằm giữ vững kỷ cương pháp luật, an
ninh trật tự xã hội, đồng thời tăng cường đoàn kết trong nhân dân.
Trong tình huống này, người chiếm đất công và cơ quan đứng ra giải quyết
vụ việc đều có sai trái do ngại va chạm và cũng là để được việc, giải quyết vụ
việc không triệt để, nên chưa chấp hành đúng quy định của pháp luật, chưa hiểu
pháp luật. Đây là một sự việc cụ thể nhưng nguyên nhân sai phạm được nêu ở
đây lại mang tính phổ biến, sự việc được nêu trong tình huống này có thật đã
từng xảy ra trên địa bàn địa phương, song người viết không nêu tên người và địa
danh thật để dễ giải thích, phân tích.
Tình huống này tương đối phức tạp, sau khi suy nghĩ cân nhắc, tôi đã chọn
và mạnh dạn trình bày việc giải quyết vụ tranh chấp đất đai của hộ ông Nguyễn
Toàn Thắng và hộ ông Nguyễn Văn Bắc tại phường Thị Cầu - Thành phố Bắc
Ninh - tỉnh Bắc Ninh với mong muốn làm rõ quan điểm: Việc tuân thủ pháp luật
không chỉ đòi hỏi ở đối tượng quản lý nhà nước mà trước hết ở cơ quan quản lý
nhà nước. Đối với việc trái pháp luật không thể giải quyết qua loa mà phải được
giải quyết triệt để.


PHẦN 2 - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Ông Nguyễn Toàn Thắng cán bộ của cơ quan A được phân lô đất thứ 10
theo Quyết định của UBND thành phố Bắc Ninh, số 1327/QĐ- HC.2001, ngày
26/9/2001 về việc giao quyền sử dụng đất để làm nhà ở cho cán bộ công nhân


viên, lô đất có mặt tiền rộng 4.5m. Mặt sau 5m, phía Bắc giáp với nhà ông N cán bộ cơ quan A dài 19m, phía Nam giáp với bức tường rào của cơ quan A dài
19m, sau khi xong mọi thủ tục nhận đất, ông Nguyễn Toàn Thắng xin phép
được xây dựng nhà ở.
Sau khi xem xét hồ sơ xây dựng nhà ở bản vẽ thiết kế xây dựng nhà mới,
thấy hợp lý, Sở xây dựng tỉnh Bắc Ninh cấp giấy phép xây dựng cho ông
Nguyễn Toàn Thắng, giấy phép của ông Thắng số 105/GPXD.2001 ngày
16/11/2001 đồng ý cho ông Nguyễn Toàn Thắng xây dựng nhà ở, khi xây dựng
ông Nguyễn Toàn Thắng phải đảm bảo những yêu cầu sau:
-Chất lượng của công trình.
-Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.
Ngày 22/11/2001 ông Nguyễn Toàn Thắng đào hố tôi vôi trong lô đất của
mình thì gia đình ông Nguyễn Văn Bắc sống ở bên kia bức tường rào của cơ
quan A chửi bới, anh con trai cả của ông Nguyễn Văn Bắc vác dao doạ chém
không cho ông Nguyễn Toàn Thắng tiếp tục công việc, vì họ cho rằng đào hố
tôi vôi sẽ đụng tới bức tường rào kia, họ đã mua lại của cơ quan A. Dân cư
quanh đó thấy vậy đổ xô ra mặt đường, không khí trở lên ồn ào hỗn loạn, bàn
tán xôn xao, ông Nguyễn Toàn Thắng đành phải ngừng công việc.
Tại sao gia đình ông Nguyễn Văn Bắc mua bức tường rào của cơ quan A?
mua vì mục đích gì?, ông Nguyễn Văn Bắc là hộ dân cư sống ở bên kia bức
tường rào của cơ quan A bên cạnh lối đi cũ của cư dân khu hưu và trổ ngõ ra lối
đi này. Do các hộ xung quanh xây dựng nhà ngoảnh ra mặt đường, còn nhà ông
Bắc thụt vào trong ngõ đó, lối đi đó đã bị ông Bắc tự ý lấn chiếm lấy làm ngõ để

2


thông ra mặt đường. Vào năm 1996, ông Bắc có sang cơ quan A xin với ông
Nguyễn Văn B-lúc đó là Phó Giám đốc cơ quan A - xây nhờ lên bức tường rào
của cơ quan A để làm ngõ thông nhỏ đi lại, ông Nguyễn Văn B đã đồng ý để giữ
tình “ Nhà nước với dân Thấy dễ dàng, năm 1999 ông X đã tự ý đổ bê tông ngõ

đó mở rộng hơn, biến ngõ thành gian bán hàng và xây gối lên tường rào cơ quan
A.
Năm 2001 cơ quan A thực hiện chủ trương phân đất ở cho cán bộ công
nhân viên cơ quan, nên đã đề nghị ông Bắc tháo rỡ phần xây dựng trên bức
tường rào để phân định rõ ranh giới, tránh ảnh hưởng tới hộ được phân đất giáp
đó. Nhưng ông Bắc kiên quyết không tháo dỡ lại còn đe doạ, ép cơ quan A
nhường lại cho ông ta bức tường đó. Thấy tình hình căng thẳng sợ ảnh hưởng
tới việc phân đất nên cơ quan A buộc phải nhượng lại cho ông Bắc bức tường
và có giấy chứng nhận, nội dung cơ bản của giấy chứng nhận có mô tả bức
tường dài 19m, được xây dựng bằng gạch, phần mũ tường được xác định tò tâm
tường ra là 15cm, giá cả được xác định 2 triệu đồng, giấy chứng nhận được lập
ngày 12/7/2001 giữa cơ quan A với ông Bắc có chữ ký và con dấu của cơ quan
A.
Ông Bắc lý giải với mọi người xung quanh và với ông Nguyễn Toàn
Thắng rằng: Từ mép tường ra 15cm là phần đất của nhà ông, trong khi đó, lô đất
của ông Thắng được ông Bùi Xuân H - cán bộ của công ty kinh doanh nhà đất
Bắc Ninh đo xác định tò mép tường ra là 10cm. Theo lý lẽ của ông Bắc thì phần
đất của ông Nguyễn Toàn Thắng sẽ bị gia đình ông Bắc lấn chiếm 5cm, chạy
dọc tường rào 19m.
Trước tình hình đó ông Thắng đã gặp trực tiếp ông Bùi Xuân H và được
trả lời rằng:
“ Cách mép tường 10cm là phần đất của ông , ai lấn chiếm ông có quyền
khiếu nại
Ông Thắng đã gửi đơn tới UBND phường Thị cầu nơi ông cư trú, phòng
địa chính thành phố Bắc Ninh và UBND thành phố Bắc Ninh nhờ can thiệp giúp

3


đỡ.

Trong đơn, ông Thắng trình bày rõ sự việc đã xảy ra vào ngày 22/11/2001,
đề nghị UBND phường Thị cầu kiểm ưa, xác minh cụ thể việc ông Bắc cản trở
ông xây dựng trên phần đất hợp pháp của mình. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền
phân định rõ ranh giới để ông tiếp tục công việc xây dựng nhà ở, đảm bảo an
ninh trật tự của dân cư xung quanh.
II.

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG:
1.1 Ồng Thắng được phân lô đất thứ 10 theo Quyết định của UBND thành

phố Bắc Ninh, số 1327/QĐ-HC.2001, ngày 26/9/2001, phía Nam giáp đường đi
của dân cư hưu, cách mép tường rào của cơ quan A là 10cm, khi tiến hành xây
dựng, ông Thắng đã gặp phải sự cản trở của ông Bắc vì cơ quan A đã bán bức
tường rào cho gia đình ông Bắc, ông Bắc giải thích, khẳng định: Từ mép tường
ra 15cm là đất của gia đình ông nên đã lấn chiếm vào phần đất của ông Thắng.
1.2 Do gia đình ông Bắc cản trở, lấn đất nên ông Thắng đã làm đơn khiếu
nại đến UBND phường Thị cầu nơi ông đang cư trú, phòng địa chính thành phố
Bắc Ninh, UBND thành phố Bắc Ninh nhờ các cơ quan có thẩm quyền xem xét,
giải quyết.
1.3 Sau khi nhận đơn khiếu nại của ông Thắng, phòng địa chính thành phố
Bắc Ninh kết họp với UBND phường Thị cầu cùng đại diện cơ quan A, ông
Thắng và ông Bắc xác minh cụ thể và lập biên bản như sau:
- Chứng kiến lối đi cũ của cư dân hưu bị ông Bắc lấn chiếm xây thành gian
bán hàng, xây gối lên bức tường rào cơ quan A.
- Yêu cầu gia đình ông Bắc không được tự ý cất thêm trên phần đất công
đó nữa, chờ quyết định chỉ đạo cấp trên.
Biên bản đã được lập xong, phòng địa chính thành phố Bắc Ninh có văn
bản số 52/CVIỈC ngày 05/12/2001 gửi UBND thành phố Bắc Ninh về xử lý lấn
chiếm đất với nội dung như sau: Gia đình ông Bắc cư trú tại phường Thị cầu,
thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã sử dụng lối đi của cư dân khu hưu ( rộng


4


3.3m ) làm nơi bán hàng, việc cơ quan A làm giấy biên nhận bán cho ông Bắc
bức tường là có thực, trình UBND thành phố Bắc Ninh xem xét giải quyết.
UBND thành phố Bắc Ninh sau khi nhận biên bản kiểm tra và công văn
của phòng địa chính đã xem xét và ra quyết định số 252/HC.2001 ngày
08/12/2001 với nội dung như sau:
- Căn cứ vào luật đất đai ngày 14/7/1995.
- Căn cứ việc kiểm tra, xác minh thực tế.
Quyết định xử phạt vi phạm luật đất đai đối với ông Bắc mức phạt tiền là 2
triệu đồng, với lý do: Đã có hành vi vi phạm đất công xây nhà trái phép.
- Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định, gia đình ông Bắc
buộc phải tháo dỡ phần xây trên đất công. Quá hạn nêu trên giao cho chủ tịch
UBND phường Thị cầu, phòng địa chính và một số đơn vị có liên quan tổ chức
tháo dỡ, thu hồi vật liệu đưa vào sử dụng công ích, gia đình ông Bắc phải chịu
mọi phí tổn cho việc tháo dỡ này.
Ông Bắc sau khi nhận quyết định xử phạm luật đất đai của UBND thành
phố Bắc Ninh, không chấp nhận nộp phạt tháo dỡ đã viết đơn khiếu nại tới
UBND thành phố Bắc Ninh với nội dung như sau:
Xin giữ nguyên phần xây dựng trên với lý do: Phần đất đó đã được xác
định bởi ranh giới là bức tường rào ông đã mua của cơ quan A, có giấy biên
nhận của việc mua bán đó và cho rằng ông đang sử dụng làm nơi bán hàng là
hợp pháp.
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu xử lý tình huống.
Qua sự việc đã trình bày ở trên, vấn đề đặt ra: Làm thế nào để ông Thắng
có thể xây dựng nhà ở hợp pháp mà không gặp cản trở ?
Biên bản bán bức tường rào được lập tại cơ quan A và gia đình ông Bắc có

hợp pháp không ? việc lấn chiếm đất công và đất tư của gia đình ông Bắc có vi

5


phạm pháp luật không ?
Việc giải quyết trái ngược nhau giữa quyết định số 252/HC.2001 ngày
08/12/2001 của UBND thành phố Bắc Ninh và tờ giấy chứng nhận bán bức
tường rào của cơ quan A ngày 12/7/2001 làm nảy sinh những vấn đề sau:
-Nếu quyết định của UBND thành phố Bắc Ninh là đúng sẽ giúp cho ông
Thắng không gặp phải băn khoăn về việc đụng chạm vào bức tường rào mà cơ
quan A đã bán cho ông Bắc, tiến hành việc xây dựng nhà ở theo đúng sơ đồ đất
mà ông đã được phân, đúng theo họa đồ thiết kế đã được duyệt và cho phép xây
dựng. Nhưng ngược lại ông Bắc hy vọng vào giấy biên nhận được lập giữa cơ
quan A và ông lập vào ngày 12/7/2001, cho rằng ông có thể lấy bức tường đó
làm căn cứ để hợp pháp hóa diện tích đất công và ông có thể nghĩ rằng cách giải
quyết của UBND thành phố Bắc Ninh là chưa thỏa đáng.
Nếu giấy biên nhận được lập vào ngày 12/7/2001 là đúng thì lối đi cũ của
khu hưu bị lấn chiếm, những hộ xung quanh bất bình và thiếu tin tưởng vào sự
quản lý của nhà nước, giảm niềm tin đối với Đảng, đồng thời ông Thắng cũng
không thể tiến hành xây dựng được vì đụng độ và diện tích đất ở của gia đình
ông bị xâm phạm và ông Thắng nghĩ rằng tờ giấy biên nhận đó không có giá trị
pháp lý.
2.
*

Các phưong án, giải pháp xử lý tình huống.
Phương án 1: Hoà giải
Đây là phương án tốt, khi áp dụng để giải quyết sự tranh chấp giữa hai hộ


và không phải sử dụng đến biện pháp hành chính.
Nhưng trình tự diễn ra được nêu ở trên, nguyên nhân chính của tình huống
này chính là việc ông Bắc gây cản trở, lấn chiếm đất của ông Thắng, khiến ông
Thắng không thể tiếp tục xây dựng nhà ở được. Để cho hai hộ không xảy ra
đụng độ, đoàn kết, hòa thuận, những người làm công tác hòa giải cần giải thích
rằng: việc lấn chiếm của ông Bắc là vi phạm pháp luật, biện pháp bán bức tường
của cơ quan A không có giá trị pháp lý, để khẳng định quyền sở hữu của ông

6


Bắc về diện tích đất mà ông đã lấn chiếm, hơn nữa đó là lối đi cũ của khu dân
hưu, đụng chạm vào đó sẽ gây bất bình trong nhân dân, trong khu vực gây mất
đoàn kết, mất tình làng nghĩa xóm, mất trật tự an ninh khu vực gây dư luận xấu.
Công việc hòa giải giữa hai hộ gia đình chủ yếu do UBND phường Thị
Cầu, tổ dân phố, đại diện cơ quan A xem xét thực trạng kiểm tra cụ thể vào chờ
ý kiến của các bên, xong xuôi việc đó, UBND phường Thị Cầu đưa ra kết luận:
Việc lấn đất của ông Bắc có sai luật hay không ? nếu sai thì ông Bắc nên dỡ bỏ
gian bán hàng, đồng thời ( có thể ) thỏa thuận lại với cơ quan A về bức tường
rào đó.
Hòa giải làm đầu xong mà 2 hộ ông Thắng và ông Bắc không thống nhất
mỗi bên vẫn giải quyết giữ ý kiến của mình thì UBND phường Thị Cầu, thành
phố Bắc Ninh sẽ chuyển đơn khiếu nại của ông Thắng đến các cơ quan có thẩm
quyền cấp trên, phòng địa chính UBND thành phố Bắc Ninh và Sở địa chính
Bắc Ninh.
Thực hiện phưong án 1 có những ưu, khuyết điểm sau:
+ƯU điểm:
-Tạo mối quan hệ giữa gia đình ông Bắc và ông Thắng, giữa cơ quan A và
hai hộ gia đình hiểu rõ và thông cảm cho nhau. Qua sự giải thích, phân tích bên
nào đúng, bên nào sai, vấn đề chủ yếu ở đây là giữ cho quan hệ của cơ quan với

dân, quan hệ ngõ xóm láng giềng hòa thuận.
-Đây cũng là cơ hội để các hộ dân ( chủ yếu là 2 hộ ) có dịp tiếp xúc, gặp
gỡ với chính quyền cơ sở với thiện chí tốt đẹp để cùng giải quyết vấn đề: Cộng
tác với nhau hay không cộng tác, vì mục đích chung hay bảo lưu ý kiến riêng.
Nếu không thỏa thuận được, nhờ cơ quan cấp trên giải quyết.
+Khuyết điểm:
-Đây là sự thoả thuận hòa giải chủ yếu giữa gia đình ông Bắc và gia đình
ông Thắng.
-Ranh giới giữa phần đất ông Thắng được chia với phần đất mà ông Bắc

7


nói thuộc về gia đình ông chưa rõ ràng, chưa được cơ quan chức năng xác định
lại cho chính xác, việc tranh chấp có thể xảy ra sau này nếu giải quyết tranh
chấp dứt điểm.
Nếu sự hoà giải giữa 2 gia đình không đạt được, UBND phường Thị Cầu
nhờ cơ quan cấp trên có thẩm quyền giải quyết.
* Phương án 2:
Giữ nguyên hiện trạng bức tường rào và gian bán hàng.
Theo cách này, như đơn khiếu nại của ông Bắc gửi tới UBND thành phố
Bắc Ninh và phòng địa chính thành phố Bắc Ninh với nội dung là: Do nhu cầu
về nhà ở, gia đình ông Bắc đã chủ động đề nghị cơ quan A nhượng lại bức
tường rào của cơ quan, biên bản được xác lập ngày 12/07/2001 có ghi rõ: cơ
quan A bán cho ông bức tường rào của cơ quan với chiều dài 19 m, bức tường
đó có phần mũ tính tò tâm tường là 15 cm và ông Bắc có xây dựng thêm trên
bức tường rào chăng nữa cũng không làm ảnh hưởng gì tới hộ giáp đó và ông
xác định bức tường rào đó thuộc vào phần đất của gia đình ông.
Như vậy đơn khiếu nại của ông Bắc đã trái ngược với quyết định số
252/QĐ.HC.2001 ngày 08/12/2001 của UBND thành phố Bắc Ninh trên một

vấn đề: Tháo dỡ hay giữ nguyên gian bán hàng xây dựng trên đất công gối lên
bức tường rào của cơ quan Ạ, vô hình chung cơ quan A là người đã xác lập địa
giới “hợp pháp” theo cách nghĩ của ông Bắc.
Nếu giữ nguyên bức tường rào của cơ quan A và gian hàng của ông Bắc sẽ
có những ưu khuyết điểm sau:
+ƯU điểm:
-Ông Bắc chiếm được diện tích đất công ( lối đi cũ) của khu hưu và mở
rộng hơn nữa ( bức tường rào của cơ quan A)
-Tăng thêm khối tài sản của gia đình ông Bắc.
-Không gây thiệt hại vật chất đối với gia đình ông Bắc vì không phải tháo
dỡ bức tường và gian bán hàng đó.

8


+Khuyết điểm:
-Đã lấn vào phần đất được phân chia của ông Thắng.
-Những gia đình xung quanh có thể tự ý lấn chiếm sử dụng hết lối đi cũ
của khu hưu mà không cần xin phép cơ quan chức năng.
-Không phù hợp với đạo lý và dư luận theo xu thế phát triển hiện
-Làm ảnh hưởng đến việc đi lại của cư dân trong khu vực.
Như thế nên chọn phương án 2: Giữ nguyên bức tường rào và gian bán
hàng không phá bỏ thì khuyết điểm nhiều hơn ưu điểm. Những khuyết điểm nêu
trên đề cập tới lợi ích chung của mọi người trong khu vực và lợi ích riêng của
gia đình ông Thắng, còn những ưu điểm vừa nêu trên chỉ nói về quyền lợi bất
hợp pháp của gia đình ông Bắc.
*

Phương án 3: Phá vỡ bức tường rào của Ctf quan A và gian bán hàng


của gia đình ông Bắc.
Như trên đã phân tích, ông Bắc đã tự ý lấn chiếm lối đi cũ của khu cán bộ
hưu: Mượn bức tường rào của cơ quan A, ép cơ quan A phải nhượng lại bức
tường đó, xảo ngôn suy diễn nội dung biên bản bán bức tường của cơ quan A để
chiếm thêm đất hợp pháp của hộ gia đình ông Thắng.
Tình hình nghiêm trọng qua xác minh, kiểm ưa thực tế thấy rằng việc ông
Bắc lấn chiếm đất công và đất của ông Thắng là việc làm cần phải ngăn chặn
ngay. UBND thành phố Bắc Ninh đã ra quyết định số 252/QĐ-HC.2001 ngày
08/12/2001 xử phạt đối với ông Bắc 2 triệu đồng và buộc ông Bắc phải phá vỡ
công trình vi phạm.
Căn cứ vào yếu tố pháp lý trên, đơn khiếu nại của ông Bắc không có cơ sở
để giải quyết việc UBND thành phố Bắc Ninh xử phạt vi phạm đất đai của ông
Bắc đúng với pháp lệnh xử phạt vi phạm luật đất đai 1995 và để đảm bảo tính
thống nhất của pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước, tạo cơ sở cho việc áp dụng đúng pháp luật vào thực tiễn, phù hợp
với dư luận xã hội để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật buộc

9


ông Bắc phải phá vỡ phần xây dựng trên bức tường rào đã mua thu hồi đất công
Việc chọn phương án 3 cũng có những ưu điểm, nhược điểm
sau:
+ƯU điểm:
-Giúp cho ông Thắng tiến hành xây dựng trên diện tích ông Thắng được cơ
quan A phân cho theo pháp luật hiện hành
-Xác định rõ ranh giới của ông Thắng ( vốn đã được xác định rõ ràng) vớí
nhà ông Bắc và địa giới giữa nhà ông Thắng với đất công sau khi đã dỡ bỏ công
trình xây dựng của nhà ông Bắc.
-Giải quyết nhanh chóng, dứt khoát hiệu quả của vụ kiện đảm bảo trật tự,

an ninh trong khu vực.
-Tạo nền tảng pháp lý, tâm lý, dư luận xã hội để xử lý nghiêm minh sai
phạm pháp luật của các hộ lấn chiếm đất trái phép.
-Nâng cao hiệu quả của pháp luật, hạn chế những phát sinh phức tạp cho
người quản lý và người thi hành công vụ.
-Bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân, khiến việc thi hành đúng pháp
luật được thực hiện.
-Phù hợp với đạo lý, tập quán và thực tiễn của mọi người dân sống ở
đây.
+Nhươc điểm:
-Làm cho gia đình ông Bắc không lấn chiếm đất công được, bị thiệt hại vật
chất: Công trình xây dựng bị tháo dỡ.
-Như vậy: Nguyên nhân vụ tranh chấp đã nêu trên là do ông Bắc cố tình
lấn chiếm đất công (lối đi cũ của khu cán bộ hưu) và do cơ quan A cả nể ( ngại
đụng chạm ) không giải quyết để vấn đề lấn chiếm đất trên, tạo điều kiện thuận
lợi để ông Bắc tiếp tục vi phạm pháp luật;

10


Qua phân tích 3 phương án ta thấy phương án 3 đúng pháp luật và có
nhiều ưu điểm nhất
Lựa chọn thực hiện phương án 3 + Những
ưu thế của phương án này:
-Dư luận dân chúng của khu vực ủng hộ quyết định xử lý hành vi vi phạm
luật đất đai của gia đình ông Bắc.
-Biên bản xác nhận việc bán bức tường rào của cơ quan A đơn giản chỉ là
việc bán bức tường, không có nghĩa là bán đất.
-Lô đất được phân của ông Thắng hợp pháp có ranh giới rõ ràng. Việc ông
Bắc dùng xảo ngôn lấn đất, cản trở đến công việc xây dựng nhà ở của ông

Thắng dẫn đến việc ông Thắng viết đơn khiếu kiện đến chính quyền các cấp qua
điều ưa, xem xét.
-Căn cứ vào pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân ngày 07/05/1991.
-Căn cứ vào pháp lệnh xử phạt vi phạm luật đất đai 1995 -Xét công văn số
52/CV.HC.2001 ngày 05/12/2001 của phòng địa chính thành phố Bắc Ninh
UBND thành phố Bắc Ninh đã ban hành quyết định số 252/QĐ.HC.2001
ngày 08/12/2001 xử phạt vi phạm luật đất đai đối với ông Bắc.
+ Phạt tiền: 2.000.000 đ + Buộc dỡ bỏ
công trình vi phạm
Sau khi xem xét tình hình thực tế, xét công văn số 52/CV.HC.2001 ngày
05/12/2001 của phòng địa chính Bắc Ninh thì khiếu nại của ông Bắc về việc ông
mua bức tường rào của cơ quan A lấy đó xác định địa giới đất nhà ông là không
có cơ sở để giải quyết vì không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.
Việc đảm bảo lợi ích của ông Thắng cũng như lợi ích của người dân ở đây,
nhu cầu thông lối đi cũ là họp pháp với pháp luật, với nguyện vọng của nhân
dân là điều cần thiết sau khi rà soát lại tình hình thực tế UBND thành phố Bắc
Ninh đã ra quyết định số 671/QĐ.HC.2001 ngày 14/12/2001 nội dung:

11


1.

Bác đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn Bắc về việc xin giữ nguyên

phần xây dựng trên đất công.
2.

Nói rõ biên bản xác nhận bán bức tường rào không có giá trị pháp lý


(cơ quan A không có thẩm quyền bán đất công) chỉ được phép bán bức tường cơ
quan A xây dựng.
3.

Yêu cầu ông Nguyễn văn Bắc nghiêm chỉnh chấp hành quyết định

số 252/QĐ.HC.2001 ngày 08/12/2001, nộp phạt và tháo dỡ phần vi phạm trên.
Đây là quyết định cuối cùng của UBND thành phố Bắc Ninh về việc giải
quyết khiếu nại của ông Thắng
Đồng thời để chỉnh đốn lại kỷ cương pháp luật, để mọi người dân tuân thủ
pháp luật và tránh những hành vi bao che, không dám công khai đấu tranh
chống lại hành vi vi phạm pháp luật, sau khi xem xét lại bức tường rào của cơ
quan A và đơn khiếu nại của ông Bắc về việc mua bán bức tường rào, văn bản
số 52/CV.HC.2001 ngày 05/12/2001 của phòng địa chính Bắc Ninh, UBND
thành phố Bắc Ninh ra quyết định số 582/QĐ.HC.2001 ngày 15/12/2001 cảnh
cáo cơ quan A với nội dung như sau:
-Căn cứ vào pháp lệnh xử phạt hành chính 19/07/1995
-Căn cứ vào nghị định 91/CP ngày 17/8/1994 về ban hành điều lệ quản lý
đô thị.
-Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan A. Mức phạt:
Cảnh cáo vói lý do: Dung túng cho người chiếm dụng đất công, không tố cáo kẻ
có hành vi vi phạm pháp luật.
Công văn được gửi đến cơ quan A vào ngày 18/12/2001 UBND gửi thông
báo số 152/CV.HC.2001 đến cơ quan chủ quản của cơ quan A.
Nếu công trình xây dựng của nhà ông Bắc được giải toả sẽ có những thuận
lợi sau:
-Bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thi hành pháp luật.

12



-Chấp hành đúng pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân.
-Giải quyết nhanh chóng đúng pháp luật, không làm rắc rối tình hình ở khu
vực, không ỷ lại vào sự giải quyết của cấp trên.
-Tạo cơ sở tốt về pháp luật, tâm lý và dư luận xã hội để xử lý nghiêm minh
những hành vi vi phạm pháp luật.
-Hạn chế những quan hệ phát sinh cho người quyết định và người thi hành
công vụ.
3.

Một vài kiến nghị:
1/ Qua sự việc trên cho thấy việc giải quyết hành vi vi phạm pháp luật

chưa đồng bộ giữa cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật, do vậy vẫn còn kẽ hở
để kẻ vi phạm pháp luật có điều kiện hoành hành. Do vậy cần phải hoàn thiện
hệ thống pháp luật, đặc biệt tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra thường xuyên
của các cơ quan chức năng.
2/ Kịp thời đề ra những chủ trương mang tính thích hợp để các cơ quan có
thẩm quyền xử lý công việc có hiệu quả, tránh sự đùn đẩy trách nhiệm hoặc
không phối hợp giải quyết tình huống xảy ra
3/ Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân ban hành năm 1991 mang tính
chất ưu việt, song cũng có điểm hạn chế: Chưa giải quyết cụ thể, phân định
trách nhiệm, quyền hạn còn nhiều điểm không thống nhất về trình tự và thẩm
quyền giữa pháp lệnh, khiếu nại, tố cáo với các văn bản pháp quy khác
4/ Người dân chưa hiểu biết nhiều về chính sách pháp luật, hoặc chưa
đúng, còn lẫn lộn giữa thẩm quyền quyết định có tính pháp lý hoặc lợi dụng cơ
chế mới, lạm dụng quyền dân chủ hoặc những biến động về kinh tế, xã hội....dẫn
đến những khiếu nại, tranh chấp căng thẳng. Cho nên, cần coi trọng hơn nữa
công tác phổ biến pháp luật trong nhân dân, coi đó là một trong những biện

pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước.
5/ Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhất là bồi dưỡng về
kiến thức pháp luật và công tác quản lý hành chính đối với những vấn đề thường

13


phát sinh phải giải quyết ở địa phương cơ sở.

14


PHẦN III: KẾT LUẬN
Từ vụ giải quyết tranh chấp đất đai nêu trên có thể rút ra mấy kinh nghiệm
sau:
-Quản lý đất đai là vấn đề phức tạp, giải quyết tranh chấp về đất đai lại
càng phức tạp hơn. Bởi vậy khi xảy ra tranh chấp về đất đai, cơ quan chức năng
và người có thẩm quyền giải quyết phải hết sức thận trọng, tìm hiểu kỹ nguyên
nhân để có phương pháp thích hợp, giải quyết vấn đề có hiệu quả.
- Giải quyết tranh chấp đất đai có thể sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp:
Giáo dục tư tưởng, thuýết phục, phân tích. Song đối với hành vi cố tình vi phạm
pháp luật thì ta không thể khoan nhượng, phải sử dụng quyết định hành chính,
cưỡng chế.
- Cơ quan quản lý nhà nước phải là người tuân thủ các quy định của pháp
luật, không được tuỳ tiện làm những việc trái với pháp luật cho dù việc làm đó
xuất phát từ những động cơ không xấu. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền,
không cho phép bất cứ một tổ chức hoặc cá nhân nào đứng ngoài vòng pháp
luật.
Tóm lại:
Việc giải quyết tranh chấp đất đai cũng như tự ý lấn chiếm đất công là một

hoạt động khó khăn, phức tạp, vì nó liên quan đến quyền lợi thiết thực của
người dân.
Hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp đất đai và vi phạm đất công
đòi hỏi người dân phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Hạn chế việc vi
phạm pháp luật đất đai, tạo điều kiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thi
hành pháp luật./.

15


Mục lục

16



×