Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





NGUYỄN THỊ BÌNH




XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
TRONG KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC






Hà Nội – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN THỊ BÌNH





XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
TRONG KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Doãn Hồng Nhung




Hà Nội – 2013

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin
cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƢỜI CAM ĐOAN





ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


BVMT: Bảo vệ môi trƣờng
KCN: Khu công nghiệp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
UBND: Ủy ban nhân dân.
VPHC: Vi phạm hành chính

iii
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ii
MỤC LỤC iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
6. Những đóng góp mới của đề tài 6
7. Kết cấu của luận văn 6
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ XỬ LÍ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP 7
1.1 Tổng quan về bảo vệ môi trƣờng tại khu công nghiệp 7
1.1.1 Khái niệm môi trƣờng 7
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp 8
1.1.3 Khái niệm bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng tại khu công
nghiệp 11
1.1.4 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trƣờng tại khu công nghiệp 12
1.2 Tổng quan về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng
đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp 12
1.2.1 Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng của
doanh nghiệp tại khu công nghiệp 12

iv
1.2.2 Đặc trƣng của vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng
của doanh nghiệp tại khu công nghiệp 13
1.2.3 Khái niệm xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng
đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp 14
1.2.4 Đặc trƣng của xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi

trƣờng đối với doanh nghiệp doanh nghiệp tại khu công nghiệp 16
1.3 Tổng quan về pháp luật xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp 17
1.3.1 Khái niệm pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp 17
1.3.2 Đặc điểm pháp luật xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp 18
1.3.3 Nội dung pháp luật xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp 19
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÍ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP 23
2.1 Các quy định pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trƣờng đối với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp. 23
2.1.1 Hành vi vi phạm 25
2.1.2 Các biện pháp xử lí 29
2.1.3 Thẩm quyền xử lí. 42
2.1.4 Thời hiệu xử phạt 48
2.1.5 Thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt 50
2.2 Thực trạng xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đối
với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp 56
2.2.1 Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng của
doanh nghiệp tại khu công nghiệp 56

v
2.2.2 Đánh giá công tác xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp 60
Chƣơng 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XỬ LÍ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP 67

3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác xử lí vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp . 67
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lí vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp 69
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trƣờng 69
3.2.2 Củng cố, kiện toàn các cơ quan quản lí, bảo vệ môi trƣờng và xử lí vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng tại khu công nghiệp 72
3.2.3 Nghiêm chỉnh thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trƣờng tại khu công nghiệp 75
3.2.4. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
bảo vệ môi trƣờng tại khu công nghiệp 77
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 84


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng
đối với tiến trình phát triển của đất nƣớc trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Các khu công nghiệp có nhiều đóng góp trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân. Phát
triển khu công nghiệp với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp,
sử dụng tiết kiệm tài nguyên và năng lƣợng, tập trung các nguồn thải ô nhiễm
vào khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lí nguồn
thải và bảo vệ môi trƣờng.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hiện trạng môi trƣờng trong các khu công
nghiệp đang diễn biến xấu đi, tình hình ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Hầu

hết công nghệ, phƣơng pháp xử lí chất thải nguy hại tại các khu công nghiệp,
khu chế xuất trong cả nƣớc áp dụng còn chƣa thật an toàn, hoạt động giám sát và
cƣỡng chế áp dụng các tiêu chuẩn môi trƣờng, quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng
đối với các cơ sở công nghiệp, cơ sở vận chuyển và xử lý chất thải hiện tại còn
yếu kém.
Ô nhiễm môi trƣờng trong khu công nghiệp để lại hậu quả lâu dài cho sinh
hoạt cũng nhƣ hoạt động sản xuất. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do ý
thức tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trƣờng của các doanh nghiệp còn kém,
nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng chƣa đƣợc xử lí kịp thời, đúng mức. Để bảo
đảm phát triển bền vững (vừa phát triển kinh tế mà vẫn bảo vệ môi trƣờng), đòi
hỏi Nhà nƣớc phải có chế độ quản lý thích hợp sớm ngăn chặn tình trạng ô
nhiễm môi trƣờng trong khu công nghiệp.
Để tăng cƣờng công tác xử lí những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trƣờng nói chung, trong khu công nghiệp nói riêng, trong thời
gian gần đây, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật kịp thời điều chỉnh.
Trong số đó chúng ta có thể kể tới Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002;

2
Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về xử lí vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, khi Pháp lệnh xử lí vi
phạm hành chính 2002 sửa đổi, bổ sung (năm 2007, 2008) gây ra nhiều mâu
thuẫn với Nghị định số 81/2006/NĐ-CP. Trƣớc tình hình đó, ngày 31/12/2009,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lí vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Nghị định này ra đời thay thế Nghị định
số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006, đánh dấu một bƣớc phát triển mới của
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Từ
khi thực hiện Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 , chúng ta đã thu
đƣợc nhiều kết quả trong công tác xử lí vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực bảo
vệ môi trƣờng. Nhƣng sau một thời gian, Nghị định này bộc lộ nhiều khiếm
khuyết, lạc hậu cần phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình phát triển

kinh tế - xã hội. Đặc biệt từ 01/07/2013 tới đây, Luật xử lí vi phạm hành chính
có hiệu lực thay thế Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002 thì việc ban hành
một Nghị định mới thay thế Nghị định số 117/2009/NĐ-CP là một yêu cầu bức
thiết. Nhận thức đƣợc điều này, trong tháng 04/2013 vừa qua, Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng đã tổ chức hội nghị ban hành Dự thảo Nghị định về xử lí vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng thay thế Nghị định số
117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009. Hiện nay Dự thảo Nghị định này đang trong
quá trình trƣng cầu ý kiến của đông đảo quần chúng nhân dân.
Vì hai lí do cơ bản kể trên: Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trƣờng của doanh nghiệp tại khu công nghiệp ngày càng diễn biến phức tạp;
Pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng có nhiều
vƣớng mắc, bất cập khi thực hiện, cần đƣợc thay thế bởi những quy định hợp lý
hơn, tác giả xin chọn đề tài: “Xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Việt Nam” làm luận văn
thạc sỹ luật học, chuyên ngành: Luật kinh tế.

3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, có khá nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực xử
lí vi phạm hành chính nói chung cũng nhƣ đề tài xử lí vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nói riêng. Cụ thể, có thể kể tới đó là:
“Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường”, của Trần Thị Lâm Thi, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật
Hà Nội, 2003. Luận văn đã phân tích những vấn đề lí luận, thực trạng pháp luật
về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, đồng thời chỉ ra
những điểm còn bất cập, thiếu xót của những quy định hiện hành và đƣa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định đó.
“Pháp luật xử lí vi phạm hành chính, lý luận và thực tiễn”, của Bùi Tiến Đạt,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. Công trình
này đã trình bày đƣợc những vấn đề lí luận và thực tiễn về xử lí vi phạm hành chính,

trên cơ sở đó tác giả có đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của
pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác xử lí vi phạm hành chính.
“Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính - Lý luận và thực tiễn”, của Nguyễn
Thị Thủy Tiên, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2009. Tác
giả khóa luận đi sâu nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn áp dụng những
quy định của pháp luật về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Trên cơ sở những
bất cập mà tác giả phát hiện thấy ở thực trạng pháp luật hiện hành, tác giả đƣa ra
các giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật cho phù hợp.
“Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động của các khu
công nghiệp Việt Nam” của Vũ Thị Duyên Thủy, Tạp chí Luật học, Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội, số 09/2011, tr.60-64. Tác giả đã phân tích thực trạng pháp luật về
bảo vệ môi trƣờng từ quá trình xây dựng khu công nghiệp, khu công nghiệp đi vào
hoạt động. Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trƣờng tại khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

4
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, luận văn này đƣa ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đối với doanh nghiệp tại
khu công nghiệp.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích làm rõ những vấn đề lí luận về xử lí vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; đánh giá thực trạng xử lí vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nói chung đối với các doanh nghiệp trong khu
công nghiệp ở Việt Nam nói riêng, trên cơ sở đó tìm ra những bất cập, vƣớng mắc
trong các quy định và thực tiễn áp dụng, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đối
với doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan tới xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nói chung và xử lý vi phạm hành chính đối với
doanh nghiệp tại khu công nghiệp nói riêng:
- Cơ sở lí luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng;
- Vai trò và đặc trƣng của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp;
- Thực trạng công tác xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp;
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp.
*Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp ở Việt Nam.
Để phục vụ tốt công tác nghiên cứu, tác giả có lựa chọn một vài khu công nghiệp

5
tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay: Khu công nghiệp Phố Nối–Hƣng Yên; Khu công
nghiệp Khánh Phú–Ninh Bình; Khu công nghiệp Liên Chiểu–Đà Nẵng; Khu
công nghiệp Lê Xuân Minh–Thành phố Hồ Chí Minh; Khu công nghiệp Tràng
Bảng – Tây Ninh; Khu công nghiệp Gò Dầu–Đồng Nai…Luận văn nghiên cứu
chủ yếu các quy định trong các văn bản pháp lí: Luật bảo vệ môi trƣờng năm
2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013); Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm
2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008); Luật xử lí vi phạm hành chính năm
2013; Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử lí vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; Nghị định số 117/2009/NĐ-
CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trƣờng (thay thế Nghị định số 81/2006/NĐ-CP); Dự thảo Nghị định
thay thế Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trƣờng năm 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên đây, dựa trên nền
tảng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử luận văn sử dụng
một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: phân tích, so sánh, đối chiếu,
phƣơng pháp khảo sát thực tiễn, đánh giá, khái quát hoá và hệ thống hoá vấn đề
và một số phƣơng pháp nghiên cứu khác.
Cụ thể, trong chƣơng 1, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích,
so sánh, khái quát hóa để làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về xử lí vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đối với doanh nghiệp trong khu
công nghiệp; chƣơng 2, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp đánh giá thực
trạng pháp luật và khảo sát thực tiễn hoạt động xử lí vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp hiện
nay. Trên cơ sở đó kết luận những tồn tại và hạn chế là căn cứ đƣa ra các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trƣờng đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

6
6. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài nghiên cứu vấn đề xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trƣờng đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Những đóng góp mới
về mặt khoa học của đề tài thể hiện:
Thứ nhất, đề tài làm rõ vấn đề lí luận về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trƣờng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Thứ hai, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực trạng xử lí vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đối với doanh nghiệp trong
khu công nghiệp.
Thứ ba, đề tài đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lí
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đối với doanh nghiệp
trong khu công nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp;
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp;
Chƣơng 3: Nâng cao hiệu quả công tác xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp.


7
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ XỬ LÍ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
1.1 Tổng quan về bảo vệ môi trƣờng tại khu công nghiệp
1.1.1 Khái niệm môi trường
Khái niệm môi trƣờng đƣợc hiểu dƣới nhiều khía cạnh khác nhau.
Hằng ngày, ngƣời ta hay dùng các khái niệm nhƣ môi trƣờng xã hội, môi
trƣờng giáo dục, môi trƣờng làm việc, môi trƣờng văn hóa, môi trƣờng nƣớc,
môi trƣờng đất, môi trƣờng không khí….Từ điển Tiếng Việt định nghĩa môi
trƣờng “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó
con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con
người hay sinh vật ấy”

[44, tr 618].Với các hiểu nhƣ này, môi trƣờng đƣợc
chia thành hai loại cơ bản: môi trƣờng vật chất tự nhiên và môi trƣờng nhân
tạo có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của con ngƣời.
Dƣới góc độ pháp lí, khái niệm môi trƣờng đƣợc hiểu nhƣ là mối quan
hệ của con ngƣời và các yếu tố vật chất bao quanh. Điều 1 Luật bảo vệ môi
trƣờng đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ
họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 định nghĩa môi trƣờng “bao gồm các

yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới
đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
Theo định nghĩa này, con ngƣời trở thành trung tâm của môi trƣờng. Môi
trƣờng đƣợc tạo bởi vô số các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo. Các yếu tố
vật chất tự nhiên nhƣ: đất, nƣớc, không khí, âm thanh, ánh sáng, các hệ động vật,
thực vật, tài nguyên thiên nhiên…Những yếu tố này hình thành, tồn tại theo quy
luật của tự nhiên không theo ý chí của con ngƣời. Con ngƣời chỉ có thể tác động
tới chúng trong phạm vi nhất định. Ngoài yếu tố vật chất tự nhiên, môi trƣờng
còn gồm cả yếu tố vật chất nhân tạo nhƣ: đê điều, công trình thủy lợi, công trình

8
nghệ thuật, công trình xây dựng…Những yếu tố này do con ngƣời tạo ra trên cơ
sở quy luật của tự nhiên để phục vụ cuộc sống của chính mình.
Tóm lại, dƣới góc độ pháp lí, môi trƣờng đƣợc hiểu là những yếu tố vật
chất tự nhiên và nhân tạo bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng đến sự tồn tại,
phát triển của con ngƣời và sinh vật.
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp
Trên thế giới đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, khu công nghiệp trở
thành mô hình kinh tế quan trọng. Việc thành lập khu công nghiệp đã, đang là
giải pháp để các quốc gia thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, phát triển kinh
tế - xã hội.
Ở Việt Nam tính từ năm 1991 đến năm 2009, trải qua 18 năm xây dựng và
phát triển, cả nƣớc đã thành lập đƣợc 223 khu công nghiệp với tổng diện tích
tự nhiên đạt 57.264 ha, phân bố trên 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ƣơng. [1, tr4]
Khái niệm khu công nghiệp đã đƣợc quy định trong một số văn bản pháp
luật, chúng ta có thể kể tới hai văn bản tiểu biểu là Luật Đầu tƣ năm 2006 và
Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về
khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Hai văn bản này đều đƣa ra
khái niệm khu công nghiệp, tuy ngôn ngữ có khác nhau nhƣng về nội dung là

giống nhau. Liên quan đến việc tìm hiểu khái niệm khu công nghiệp, chúng ta
cần quan tâm đến các khái niệm sau đây:
“Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất công nghip, có ranh giới địa lý xác định, được thành
lập theo quy định của Chính phủ” (Khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tƣ năm 2006)
“Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh

9
giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ” (Khoản 20
Điều 3 Luật Đầu tƣ năm 2006)
Khu công nghiệp, khu chế xuất đƣợc gọi chung là khu công nghiệp trừ
trƣờng hợp có quy định cụ thể.
“Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công
nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản
phẩm công nghệ cao có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy
định của Chính phủ” (Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tƣ năm 2006)
“Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường
đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa
lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ” (Khoản 23 Điều 3
Luật đầu tƣ năm 2006)
Ngoài ra, hiện nay còn xuất hiện một số khái niệm mới chƣa đƣa chính
thức vào văn bản pháp luật nào. Đó là:
Cụm công nghiệp là một dạng của khu công nghiệp nhưng có quy mô nhỏ
do chính quyền địa phương phê duyệt, cấp phép và quản lý.
Điểm công nghiệp là một dạng công nghiệp tập trung mới xuất hiện gần đây
do sự phát triển bùng phát của các làng nghề. Điểm công nghiệp có quy mô nhỏ
từ vài chục ha trở xuống, được chính quyền địa phương phê duyệt và cấp phép.
Nhƣ vậy, với các khái niệm nêu trên ta có thể khái quát, khái niệm khu
công nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp là là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp

và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác
định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. Hiểu theo nghĩa rộng, khu
công nghiệp bao gồm có: khu công nghiệp theo nghĩa hẹp, khu chế xuất, cụm
công nghiệp. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, khái niệm khu công
nghiệp đƣợc hiểu theo nghĩa rộng. Những nghiên cứu về thực thi pháp luật xử
lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đối với các doanh

10
nghiệp đƣợc đặt trong không gian là khu công nghiệp, khu chế xuất và cụm
công nghiệp.
Khu công nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về không gian: khu vực này có ranh giới địa lý xác định, phân
biệt với các vùng lãnh thổ khác và thƣờng không có cƣ dân sinh sống trong
khu vực.
Thƣờng các khu công nghiệp có những hàng rào làm mốc ranh giới phân
biệt với các vùng còn lại thuộc lãnh thổ quốc gia. Mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh thuộc khu công nghiệp không chỉ tuân thủ theo quy định của pháp
luật hiện hành mà còn phải tuân thủ quy chế riêng và hƣởng nhiều ƣu đãi. Cơ
sở vật chất kỹ thuật khu công nghiệp đƣợc xây dựng phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh không phục vụ mục đích sống của dân cƣ, kể cả những
ngƣời làm việc trong khu công nghiệp.
Thứ hai, về chức năng hoạt động: Khu công nghiệp là khu vực chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
Trong khu công nghiệp, không có các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngƣ
nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho loại hình sản xuất này.
Thứ ba, về thành lập: Khu công nghiệp không phải là khu vực đƣợc thành
lập tự phát mà đƣợc thành lập theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt do Chính phủ
định ra, trên cơ sở quy hoạch đã đƣợc phê duyệt.
Khu chế xuất là loại hình khu công nghiệp đặc biệt. Vì vậy, khu chế xuất
mang đầy đủ những đặc điểm chung của khu công nghiệp nhƣng bên cạnh đó

nó còn có những nét đặc trƣng riêng biệt:
Thứ nhất, về tính chất ranh giới địa lý ngăn cách với vùng lãnh thổ còn
lại của quốc gia. Đối với khu chế xuất, ranh giới địa lý không chỉ đơn thuần là
sự xã định mốc giới phân biệt với các vùng lãnh thổ còn lại mà còn có ý nghĩa
là hàng rào hải quan. Việc trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp chế xuất

11
với các doanh nghiệp ở nƣớc ngoài hoặc với doanh nghiệp chế xuất khác thể
hiện tính chất rõ thƣơng mại tự do: không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu,
nhập khẩu, không phải thực hiện các thủ tục hải quan. Trao đổi hàng hóa giữa
khu chế xuất với các vùng lãnh thổ còn lại của quốc gia đƣợc coi là quan hệ
xuất khẩu, nhập khẩu và phải nộp thuế, thực hiện chế độ hải quan theo quy
định hiện hành.
Thứ hai, về mục tiêu thị trƣờng. Doanh nghiệp thành lập và hoạt động
trong khu chế xuất chủ yếu xuất khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ phục
vụ cho xuất khẩu, hƣớng tới mục tiêu khai thác thị trƣờng khu vực và quốc tế.
1.1.3 Khái niệm bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp
Dƣới góc độ pháp lí, khái niệm bảo vệ môi trƣờng đƣợc ghi nhận tại
khoản 3, Điều 3 Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005: “Hoạt động bảo vệ môi
trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa,
hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc
phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng
hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”.
Do môi trƣờng rất rộng, bao gồm nhiều yếu tố và có tính thống nhất
nên hoạt động bảo vệ môi trƣờng rất đa dạng, gồm nhiều hành vi khác nhau
nhƣng gộp chung lại những hành vi đó thuộc hai nhóm cơ bản. Thứ nhất,
những hành vi mang tính chất phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng. Thứ hai,
những hành vi mang tính chất khắc phục những hậu quả do con ngƣời và
thiên nhiên gây ra cho môi trƣờng.
Xét đến cùng môi trƣờng là của chung tất cả mọi ngƣời vì thế ai cũng

quyền khai thác và hƣởng dụng môi trƣờng. Bên cạnh quyền hƣởng dụng,
mọi ngƣời phải có nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng chung. Luật bảo vệ môi trƣờng
năm 2005 khẳng định: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội,
quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân”.(khoản 2 Điều 4)

12
Bảo vệ môi trƣờng trong khu công nghiệp là một bộ phận của bảo vệ môi
trƣờng trong đó các chủ thể có quyền và nghĩa vụ tiến hành những hoạt động cần
thiết để phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng trong khu công nghiệp. Bảo
vệ môi trƣờng trong khu công nghiệp thể hiện sâu sắc mục tiêu phát triển bền
vững, kết hợp hài hòa giữa bảo vệ môi trƣờng và phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.4 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp
Khu công nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc. Phát triển khu công nghiệp tạo điều kiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân…Mặt khác, phát triển khu công nghiệp
còn giúp quy tụ sản xuất, tiết kiệm nguyên- nhiên liệu và tập trung nguồn thải.
Tuy nhiên, đây là hiện tƣợng có tính hai mặt, ngoài những ƣu điểm kể trên, phát
triển khu công nghiệp còn nhiều bất cập, hạn chế. Hạn chế lớn nhất là vấn đề ô
nhiễm môi trƣờng. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp lợi dụng sự sơ hở của
pháp luật, sự thiếu kiên quyết của cơ quan quản lí Nhà nƣớc để xả thải gây hậu
quả nghiêm trọng cho môi trƣờng làm ảnh hƣởng tới phát triển bền vững.
“Phát triển bền vững”, “tăng trưởng xanh” là yêu cầu trong chiến lƣợc
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Chúng ta cần kết hợp hài hòa giữa
tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với bảo vệ môi trƣờng. Nhƣ vậy,
bảo vệ môi trƣờng là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc nói chung, trong hoạt động quy hoạch, phát triển khu
công nghiệp nói riêng.
1.2 Tổng quan về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi

trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp
1.2.1 Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của
doanh nghiệp tại khu công nghiệp
Các văn bản pháp luật hiện hành không đƣa ra khái niệm vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong khu công

13
nghiệp mà chỉ có khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trƣờng nói chung. Hiện nay, khái niệm này đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 1
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP. Theo đó: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định tại Nghị định này phải
bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Trên cơ sở khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trƣờng, chúng ta có thể định nghĩa vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường của doanh nghiệp trong khu công nghiệp là những hành vi vi
phạm các quy định quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do
doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính
1.2.2 Đặc trưng của vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của
doanh nghiệp tại khu công nghiệp
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng của doanh nghiệp
trong khu công nghiệp ngoài bốn dấu hiệu giống nhƣ những loại vi phạm pháp
luật khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng (là hành vi xác định của tổ chức, cá
nhân; hành vi trái pháp luật; xâm hại đến các quy tắc quản lí hành chính Nhà
nƣớc trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; tính có lỗi; chủ thể thực hiện hành vi
phải có năng lực trách nhiệm pháp lí) còn mang những đặc trƣng riêng. Cụ thể:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm là doanh nghiệp trong khu
công nghiệp. Thực tế, chế độ pháp lí đối với doanh nghiệp trong khu công

nghiệp không khác doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp nhƣng nhiều đặc trƣng
của doanh nghiệp trong khu công nghiệp là cơ sở tạo nên đặc trƣng của hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng của chủ thể này.
Thứ hai, xuất phát từ đặc trƣng của doanh nghiệp trong khu công nghiệp
là không có hệ thống xử lí chất thải riêng mà quy tụ về một nguồn thải tập trung.

14
Vì thế, nếu doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp thƣờng có các hành vi vi phạm
chủ yếu là không xây dựng nhà máy xử lí chất thải hoặc có nhà máy xử lí chất
thải nhưng không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì các dạng hành vi vi
phạm chủ yếu của doanh doanh nghiệp trong khu công nghiệp là không kí hợp
đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xử lí chất thải hoặc có kí hợp đồng
nhƣng số lƣợng chất thải ít hơn nhiều so với thực chất doanh nghiệp thải ra hoặc
doanh nghiệp lợi dụng sự sơ hở của pháp luật, sự lỏng lẻo trong quản lí Nhà
nƣớc mà “lén lút” xả trực tiếp ra môi trƣờng.
Thứ ba, phạm vi không gian thực hiện hành vi là trong khu công nghiệp.
Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, trong quá
trình hoạt động doanh nghiệp có hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng. Vì thế, hành
vi này xảy ra trong phạm vi khu công nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu, hành
vi vi phạm xảy ra trong khu công nghiệp không có nghĩa hậu quả ô nhiễm môi
trƣờng cũng chỉ trong phạm vi này. Do môi trƣờng có tính thống nhất nên hậu
quả mà doanh nghiệp gây ra có thể ảnh hƣởng tới cả môi trƣờng bên ngoài khu
công nghiệp.
1.2.3 Khái niệm xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp
Nhà nƣớc khi ban hành các văn bản pháp luật nhằm xác định khả năng
xử sự của mọi cá nhân, tổ chức. Khả năng đó chỉ đi vào thực tế khi các chủ
thể pháp luật thực hiện nghiêm minh pháp luật. Thực hiện pháp luật là một
đòi hỏi khách quan của quá trình quản lí Nhà nƣớc, nó song song tồn tại cùng
với quá trình xây dựng pháp luật. Nếu xây dựng pháp luật làm tốt, ban hành

nhiều văn bản mà khâu thực hiện pháp luật làm không tốt, văn bản không đi
vào cuộc sống thì chứng tỏ công tác quản lí Nhà nƣớc kém hiệu quả.
Có thể khái quát: Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm
thực hiện hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống,
trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

15
Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp
lí đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật gồm có bốn loại cơ bản
sau: Tuân thủ pháp luật (chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những
hoạt động mà pháp luật cấm); thi hành pháp luật (chủ thể pháp luật thực hiện
nghĩa vụ pháp lí của mình bằng hoạt động tích cực); sử dụng pháp luật (chủ
thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình, thực hiện những hành vi mà
pháp luật cho phép); áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà
nƣớc, các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc các nhà chức trách tổ chức
cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự
mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo các quyết định làm phát
sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Trong số bốn hình thức thực hiện pháp luật, hình thức áp dụng pháp
luật là đặc biệt nhất vì nó liên quan đến hiệu quả hoạt động của Bộ máy Nhà
nƣớc. Một trong những trƣờng hợp cần tiến hành áp dụng pháp luật đó là khi
cần áp dụng các biện pháp chế tài đƣợc Nhà nƣớc quy định trong các quy
phạm pháp luật nhằm đảm bảo pháp luật đƣợc thực hiện nghiêm minh. Xử lí
vi phạm hành chính nói chung, xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trƣờng đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp nói riêng thuộc
hình thức áp dụng pháp luật.
Nhƣ vậy, hiểu một cách khái quát xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp là một
trong những hình thức thực hiện pháp luật. Trong đó cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền căn cứ vào những quy định của pháp luật về xử lý hành chính,

pháp luật về xử lý hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ra những
quyết định cá biệt nhằm hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền của doanh
nghiệp trong khu công nghiệp hoặc tăng thêm nghĩa vụ đối với doanh nghiệp

16
trong khu công nghiệp khi chủ thể này có hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1.2.4 Đặc trưng của xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường đối với doanh nghiệp doanh nghiệp tại khu công nghiệp
Xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đối với
doanh nghiệp trong khu công nghiệp ngoài những đặc điểm chung (do chủ thể
có thẩm quyền tiến hành, chủ thể có thẩm quyền xử lí có quyền ra những
quyết định đơn phƣơng dựa trên quy định pháp luật, các chủ thể vi phạm có
nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cƣỡng chế…) còn có những nét đặc trƣng
riêng. Cụ thể các đặc trƣng đó là:
Thứ nhất, đối tƣợng bị xử lí là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Chủ thể này là tổ chức, vì thế mức xử phạt áp dụng với hành vi vi phạm của chủ
thể này cao hơn so với hành vi vi phạm của cá nhân. Theo quy định của pháp
luật hiện hành, mức phạt tiền áp dụng đối chủ thể là tổ chức gấp đôi so với chủ
thể là cá nhân.
Thứ hai, chủ thể có thẩm quyền xử lí ngoài những chủ thể là cơ quan
quản lí Nhà nƣớc về môi trƣờng còn có sự tham gia của chủ thể rất đặc biệt đó là
Ban quản lí khu công nghiệp. Hiện nay chủ thể này đã đƣợc trao quyền phối hợp
với cơ quan quản lí Nhà nƣớc để phát hiện và xử lí kịp thời những doanh nghiệp
có hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng.
Thứ ba, mức xử phạt áp dụng đối với doanh nghiệp trong khu công
nghiệp thƣờng cao. Nhƣ chúng ta đã phân tích ở trên, mức phạt áp dụng đối
doanh nghiệp trong khu công nghiệp là mức phạt áp dụng đối với tổ chức nên
cao gấp đôi so với mức phạt của cá nhân. Mặt khác, trong lĩnh vực bảo vệ môi
trƣờng mức phạt thƣờng dựa vào hậu quả mà hành vi gây ra cho môi trƣờng.

Hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng của doanh nghiệp trong khu công nghiệp chủ
yếu gây hậu quả nghiêm trọng bởi lƣợng chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại
do chủ thể thải ra này thƣờng lớn hơn so với chủ thể khác. Ngoài ra, khu công

17
nghiệp là nơi tập trung sản xuất, doanh nghiệp này gây ô nhiễm ảnh hƣởng trực
tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khác.
1.3 Tổng quan về pháp luật xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp
1.3.1 Khái niệm pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp
Pháp luật là một loại quy phạm xã hội đứng bên cạnh đạo đức, tín điều
tôn giáo và phong tục tập quán. Tuy nhiên, so với những quy phạm xã hội
khác, pháp luật có nhiều thuộc tính riêng: tính quy phạm phổ biến; tính xác
định chặt chẽ về mặt nội dung và hình thức; tính đảm bảo bằng Nhà nƣớc.
Nhờ những thuộc tính riêng biệt này, pháp luật có giá trị thực thi trên thực tế
cao hơn so với quy phạm khác. Vai trò của pháp luật là điều chỉnh các quan
hệ xã hội, làm cho những quan hệ xã hội phát triển theo ý chí của Nhà nƣớc,
của giai cấp thống trị. Mỗi loại quan hệ xã hội thuộc sự điều chỉnh của một
lĩnh vực pháp luật riêng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lƣu ý, sự phân chia các
lĩnh vực pháp luật chỉ có tính tƣơng đối.
Pháp luật về xử lí vi phạm hành chính là chế định rộng bao hàm trong
đó nhiều lĩnh vực khác nhau: Pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh
vực điện lực, pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
vận tải, pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, pháp luật về
xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng… Nhƣ vậy, pháp
luật xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng đối với doanh
nghiệp tại khu công nghiệp là một bộ phận thuộc chế định xử lí vi phạm hành
chính. Quan hệ xã hội thuộc sự điều chỉnh của bộ phận pháp luật này hẹp hơn
so với quan hệ xã hội thuộc sự điều chỉnh của pháp luật về xử lí vi phạm hành

chính, pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trƣờng. Nhóm quan hệ này đƣợc xác định là những quan hệ xã hội phát sinh

18
trong quá trình chủ thể thẩm quyền tiến hành xử lí những doanh nghiệp trong
khu công nghiệp có hành vi phạm các quy tắc quản lí hành chính Nhà nƣớc về
bảo vệ môi trƣờng.
Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định: Pháp luật về xử lí vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là tổng hợp những quy
phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều
chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chủ thể có thẩm quyền
xử lí doanh nghiệp trong khu công nghiệp khi doanh nghiệp trong khu công
nghiệp có hành vi xâm hại quy tắc quản lí hành chính Nhà nước về bảo vệ
môi trường.
1.3.2 Đặc điểm pháp luật xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp
Pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng
đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp, ngoài những đặc điểm chung của
pháp luật, pháp luật về xử lí vi phạm hành chính, pháp luật về xử lí trong lĩnh
vực bảo vệ môi trƣờng còn mang những đặc điểm riêng. Cụ thể:
Thứ nhất, hoạt động xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trƣờng đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp không có pháp luật
riêng điều chỉnh. Khi tiến hành xử lí các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
gây ô nhiễm môi trƣờng, chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào quy định pháp
luật xử lí vi phạm hành chính, pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng để đƣa ra quyết định.
Thứ hai, pháp luật về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trƣờng đối với doanh nghiệp tại khu công nghiệp điều chỉnh quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình chủ thể có thẩm quyền tiến hành xử lí những
doanh nghiệp trong khu công nghiệp vi phạm quy tắc quản lí Nhà nƣớc về

bảo vệ môi trƣờng. Chủ thể tham gia quan hệ này bao gồm một bên là cá

×