Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

các giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp hạch toán xác định kết quả kinh doanh của các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.09 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
z({

PHẠM VĂN BẰNG

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ
TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI



Chuyên ngành : Kế toán tài vụ và phân tích hoạt động kinh tế



Mã số : 5.02.11

LUẬN VĂN CAO HỌC

Người hướng dẫn khoa học:Tiến só Võ Văn Nhò

TP. Hồ Chí Minh - 2001

Trang 1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết và mục đích của đề tài :
Từ đầu những năm 90, Nhà nước đã có chủ trương cho phép thành lập và


phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở một số đòa phương có điều kiện
thuận lợi về đòa lý tự nhiên và hạ tầng cơ sở. Việc xây dựng các xí nghiệp
công nghiệp nói chung và các Khu công nghiệp tập trung nói riêng là yêu cầu
tất yếu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
Do nhiều điều kiện về kinh tế - chính trò, xã hội chi phối ở nước ta chưa
hình thành một tổ chức có chức năng đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
Khu công nghiệp, đồng thời quản lý toàn diện tập trung các hoạt động đầu tư
trong các Khu công nghiệp như nhiều nước phát triển khác đang thực hiện.
Tại quy chế Khu công nghiệp ( Nghò đònh 36/CP ngày 24/4/1997) Chính
phủ quy đònh chức năng nhiệm vụ đầu tư xây dựng và kinh doanh các công
trình kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp do chủ đầu tư là doanh nghiệp Việt
Nam thuộc các thành phần kinh tế trong nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài thực hiện được gọi là Công ty phát triển hạ tầng KCN. Bộ Tài
chính cũng có Thông tư số 82/1998 ngày 19/6/1998 hướng dẩn chế độ tài chính
áp dụng cho các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. Như vậy
cho đến nay đòa vò pháp lý, vai trò của các Công ty phát triển hạ tầng đã xác
đònh tương đối rõ và theo đó là các chế độ tài chính được áp dụng.
Riêng chế độ kế toán quy đònh cho các Công ty phát triển hạ tầng vẫn
chưa có bởi vì kinh doanh cơ sở hạ tầng là một ngành hoạt động đặc thù và
khá mới ở Việt Nam. Các Công ty phát triển hạ tầng chỉ vận dụng hệ thống tài
khoản thống nhất theo Quyết đònh 1141/QĐ- BTC và các chế độ kế toán đã
được ban hành để thực hiện công tác kế toán.
Nhằm mục đích khái quát những nội dung và phương pháp kế toán của
hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng, trên cơ sở đó đề nghò những giải pháp
hoàn thiện cho công việc xác đònh kết quả kinh doanh là vấn đề cốt lõi mà bất
cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại trong nền kinh tế thò trường cũng đều
quan tâm. Đó cũng chính là ý đònh của chúng tôi khi thực hiện đề tài này.

Trang 2



2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
+ Nghiên cứu tình hình thực tế hệ thống kế toán tại các Công ty phát
triển hạ tầng tại Đồng Nai, đặc biệt đi sâu nghiên cứu tình hình hạch toán chi
phí, tính giá thành cho thuê tại Công ty liên doanh Amata và Công ty
Sonadezi.
+ Nghiên cứu các chế độ, qui đònh của Nhà nước ban hành về kế toán, tài
chính và các quy chế KCN.
+ Nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về kế toán và các dự thảo chuẩn
mực kế toán Việt Nam.

3. Phương pháp nghiên cứu :
+ Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp so sánh, tổng
hợp và phân tích.
+ Quá trình đề xuất giải pháp đã sử dụng phương pháp mô hình hoá.

4. Bố cục của luận văn :
Luận văn được trình bày theo 3 chương như sau :
Chương 1 : Một số vấn đề chung về Công ty phát triển hạ tầng KCN.
Chương 2 : Thực trạng việc hạch toán chi phí sản xuất và xác đònh kết
quả kinh doanh tại các Công ty phát triển hạ tầng trên đòa bàn tỉnh Đồng Nai.
Chương 3 : Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và xác
đònh kết quả kinh doanh tại các Công ty phát triển hạ tầng.
KẾT LUẬN

Trang 3


CHƯƠNG I:


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY PHÁT
TRIỂN HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP.
1.1- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các công ty phát triển hạ
tầng KCN :
1.1.1- Sự tồn tại và phát triển của các khu chế xuất, khu công nghiệp tại
Việt Nam :
Đại hội IX cũa Đảng đã đề ra nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội cho giai đoạn mới đến năm 2010 trong đó phát triển kinh tế,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng nền tảng để
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Thực hiện mục tiêu này, vai trò của công nghiệp có một vò trí đặc biệt
quan trọng. Sự phát triển của công nghiệp trong giai đoạn mới phải bảo đảm
tốc độ nhanh và bền vững, thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển. Một nước
công nghiệp như Chiến lược đặt ra đòi hỏi phải có một nền công nghiệp phát
triển ở trình độ cao về năng lực sản xuất, trình độ kỹ thuật công nghệ và hình
thức tổ chức sản xuất với hiệu qủa kinh tế-xã hội cao.
Bước đi của giai đoạn đến năm 2010 rất quan trọng. Chiến lược đặt ra
mục tiêu đẩy nhanh phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng giá trò gia
tăng bình quân từ 10-10,5%/năm, hướng tới nâng cao tỷ trọng đóng góp của
công nghiệp vào GDP ( khoảng 40- 41%, bao gồm cả xây dựng), thu hút
khoảng 23-24% lực lượng lao động xã hội, 70-75% tổng giá trò xuất khẩu .
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cũng đặt ra mục tiêu phân bổ công
nghiệp hợp lý trên toàn bộ lãnh thổ, với nhiều hình thức tổ chức sản xuất, liên
kết giữa quy mô nhỏ,vừa và lớn, giữõa sản xuất nguyên liệu với chế biến, tiêu
thụ sản phẩm trên cơ sở đảm bảo hài hòa về lợi ích, gắn bố trí sản xuất công
nghiệp với kết cấu hạ tầng (cả hạ tầng kỹ thuật và xã hội) và sự phát triển
chung của vùng, lãnh thổ và toàn quốc.
Kinh nghiệm trên thế giới cũng như trong nước trong những thập kỷ gần
đây cho thấy hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp tập trung tại các khu
Trang 4



công nghiệp mang lại hiệu quả to lớn cho sự phát triển công nghiệp nói riêng
và nền kinh tế xã hội nói chung. Một hình thức tổ chức công nghiệp được thừa
nhận ở nhiều nước và gần đây đã được tiếp nhận và phát triển ở nước ta là
hình thức tổ chức khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất (sau đây gọi chung
là KCN).
Theo quy chế ban hành kèm theo nghò đònh số 36/CP ngày 24/4/1997
KCN được đònh nghóa như sau: " là khu tập trung các doanh nghiệp KCN
chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dòch vụ cho sản xuất công
nghiệp, có ranh giới đòa lý xác đònh, không có dân cư sinh sống do Chính phủ
hoặc Thủ Tướng Chính phủ quyết đònh thành lập, trong KCN có thể có doanh
nghiệp chế xuất ".
Cho đến cuối năm 2000 cả nước đã có 67 KCN được thành lập không kể
KCN Dung Quất rộng 14.000 ha, ( gồm 63 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất và
1 khu công nghệ cao) trong đó miền Bắc có 13 khu, miền Trung có 13 khu,
miền Nam có 41 khu với tổng diện tích đất tự nhiên 11.078 ha, trong đó diện
tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 7.729 ha. Số dự án đầu tư tại các KCN
có tới 1148 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 8.216 triệu USD và 27.732 tỷ
đồng, trong đó 987 dự án đầu tư vào lónh vực sản xuất, dòch vụ trong các KCN,
với tổng vốn đăng ký 7.056 triệu USD và 16.443 tỷ đồng; 67 dự án đầu tư vào
xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, với tổng vốn đăng ký
1.160 triệu USD và 11.289 tỷ đồng.
Diện tích đất đã cho thuê đạt 2.520 ha (chiếm gần 33% diện tích đất có
thể cho thuê). Số lao động đang làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp đã
đi vào hoạt động trong KCN gần 19 vạn người chưa kể số lao động xây dựng
cơ bản và lao động làm việc trong các công đoạn phụ trợ cho sản xuất chính
của doanh nghiệp KCN.
Năm 1998 các KCN tạo ra giá trò sản lượng gần 1.490 triệu USD, xuất
khẩu trên 1.000 triệu USD; năm 1999 đã tăng lên 1.950 triệu USD, xuất khẩu

1.500 triệu USD; năm 2000 giá trò sản lượng tăng hơn năm trước 82%, riêng
xuất khẩu đạt 2.170 triệu USD .

Trang 5


Việc phát triển các KCN không những đóng góp đáng kể vào ngân sách
Nhà nước mà còn là động lực kích thích việc phát triển hạ tầng các khu đô thò
và dân cư lân cận KCN, nâng cao đời sống kinh tế văn hoá đẩy mạnh quá trình
chuyển dòch cơ cấu kinh tế vùng công nghiệp và đô thò hoá các khu vực dân
cư, đồng thời hình thành lực lượng công nhân, cán bộ kỹ thuật có tri thức, tay
nghề, tiếp thu được các phương pháp quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại
của nước ngoài.
1.1.2- Qúa trình hình thành và phát triển của các khu công nghiệp tại
Đồng Nai.
Trong những năm vừa qua, Chính Phủ đã tập trung chỉ đạo xây dựng và
phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) gồm TP Hồ Chí
Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bà Ròa-Vũng Tàu và Bình Dương. Quyết đònh số
44/QĐ- TTg ngày 23 tháng 2 năm 1998 của Chính phủ xác đònh “Phát triển
các ngành công nghiệp kỹ thuật sạch, kỹ thuật cao tại TP Hồ Chí Minh; hình
thành các KCN ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương qua Biên Hòa, chạy dọc theo
đường 51 tới Bà Ròa -Vũng Tàu liên kết thành mạng lưới KCN. Thực hiện
song song với việc phát triển các ngành công nghiệp cơ bản và mủi nhọn để
làm nền tảng công nghiệp hoá các ngành kinh tế quốc dân với công nghiệp
phát triển hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu”.
Đồng nai là tỉnh nằm trong VKTTĐPN có nhiều điều kiện thuận lợi để
xây dựng và phát triển các khu công nghiệp . Tại đây vào năm 1963 đã hình
thành KCN đầu tiên của miền Nam, đó là Khu kỹ nghệ Biên Hòa, nay là KCN
Biên Hòa 1.
Đề phát huy những tiềm năng sẵn có, tỉnh Đồng Nai sớm coi việc xây

dựng và phát triển KCN là động lực cho việc phát triển kinh tế xã hội của đòa
phương.
a/.Qui hoạch các khu công nghiệp :
Toàn tỉnh đã qui hoạch tổng thể 17 KCN với tổng diện tích 8112 ha gồm
các KCN: An Phước, Amata, Bàu Xéo, Biên Hòa 1, , Biên Hòa 2, Đònh Quán,
Gò Dầu, Hố Nai, Long Khánh, Loteco, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Nhơn
Trạch 3, Ông Kèo, Tam Phước, Thạnh Phú, Tân Phú.

Trang 6


b/.Thành lập các khu công nghiệp :
Cho đến nay đã có 10 KCN được Thủ Tướng Chính Phủ thành lập với
tổng diện tích 2718 ha gồm Amata 129 ha, Biên Hòa 1 (335 ha), Biên Hòa 2
(365 ha), Gò Dầu (186 ha), Hố Nai (230 ha), Loteco (100 ha), Nhơn Trạch1
(430 ha), Nhơn Trạch 2 (350 ha), Nhơn Trạch 3 (368 ha), Sông Mây ( 227 ha).
c/. Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp :
Hiện nay có 8 Công ty tham gia xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng
tại 10 KCN (trong đó có 6 DN Việt nam và 2 DN liên doanh). Các Công ty đã
đầu tư khoảng 62 triệu USD để xây dựng các công trình hạ tầng cho 9 KCN.
Hạ tầng các KCN hiện nay đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các KCN, tạo
thuận lợi thu hút vốn đầu tư mới. Các KCN như Biên Hòa 2, Loteco, Amata,
Gò Dầu, Nhơn Trạch 1 cơ bản đã hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng. Các KCN khác
đang tiếp tục hoàn chỉnh, riêng Biên Hòa 1 đang bắt đầu cải tạo, nâng cấp
theo quyết đònh của Thủ Tướng Chính Phủ.
d/.Tình hình đầu tư vào các KCN :
Tính đến cuối năm 2000, tại 10 KCN đã có 19 nước và lãnh thổ đầu tư,
thành lập 316 dự án với tổng vốn đăng ký 4.452,53 triệu USD trong đó:
- 217 dự án có vốn nước ngoài với vốn đăng ký 4.108,32 triệu USD.
- 99 dự án có vốn đầu tư trong nước với vốn đăng ký 344,21 triệu USD.

- Số dự án đã đi vào hoạt động sản xuất là 239 dự án, tổng vốn thực hiện
1946,94 triệu USD chiếm tỉ lệ 43,7% so với tổng vốn đăng ký.
- Tổng số lao động trong 10 KCN là 104.630 người trong đó có 984 người
nước ngoài.
e/. Hoạt động của các DN khu công nghiệp năm 2000 :
Các chỉ tiêu kinh tế đạt :
- Tổng gía trò hàng nhập khẩu đạt 1.646 triệu USD
-Tổng doanh thu 2.606 triệu USD trong đó Doanh thu xuất khẩu 1.371
triệu USD.
-Thuế và các khoản nộp ngân sách 89,6 triệu USD.
1.1.3- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các công ty phát triển hạ tầng
KCN
1.1.3.1- Đặc điểm hoạt động kinh doanh.
Trang 7


KCN là hình thức tổ chức kinh tế lãnh thổ sản xuất công nghiệp, một hình
thức tất yếu tạo đòa bàn sản xuất theo yêu cầu phân bố sản xuất và qui hoạch
kinh tế vùng. Để hình thành tổ chức kinh tế đó, việc xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng nhất thiết phải đi trước một bước trên cơ sở hình thành tổ chức đầu
tư xây dựng và quản trò kinh doanh các công trình hạ tầng, từng bước thu hút
đầu tư, tạo điều kiện về hạ tầng cho các nhà đầu tư nhanh chóng hoạt động có
hiệu quả trong KCNù, tổ chức đó được gọi là Công ty phát triển hạ tầng khu
công nghiệp.
Theo quy chế hiện hành (Nghò đònh số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm
1997). Công ty phát triển hạ tầng là một đơn vò hoạt động đầu tư xây dựng và
kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Hoạt động đó có
tính lâu dài, tồn tại và phát triển cùng KCN. Qui mô và tính chất hoạt động
của Công ty cũng phụ thuộc vào qui mô và tính chất của KCN mà mình có
nghóa vụ quản trò . Là đơn vò kinh doanh nên mục tiêu của hầu hết các Công ty

phát triển hạ tầng KCN cũng như các doanh nghiệp khác là lợi nhuận, hơn nữa
việc thực hiện hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng KCN thường đòi hỏi khối
lượng lớn vốn đầu tư, hoạt động có nhiều rủi ro và chậm thu hồi vốn . Vì vậy
phải không ngừng tăng sức cạnh tranh và chủ động hội nhập với thò trường đầu
tư trong khu vực . Quan hệ giữa Công ty PTHT KCN với các doanh nghiệp
KCN là quan hệ đồng thuận, cùng chia sẻ lợi ích và bình đẳng trước pháp luật.
Công ty PTHT KCN không phải là một cấp quản lý doanh nghiệp, mà chính
các doanh nghiệp KCN là khách hàng, hiệu qủa kinh doanh của Công ty gắn
liền với sự phát triển của doanh nghiệp KCN.
1.1.3.2- Quyền và nghóa vụ của công ty phát triển hạ tầng :
a/ Quyền:
+ Vận động đầu tư vào khu công nghiệp trên cơ sở qui hoạch phát triển
đã được duyệt.
+ Cho các DN khu công nghiệp thuê lại đất gắn liền với công trình kết
cấu hạ tầng đã xây dựng trong KCN.
+ Kinh doanh các dòch vụ trong KCN phù hợp với quyết đònh chấp thuận
đầu tư.
+ n đònh giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng, giá cho thuê
hoặc bán nhà xưởng và phí dòch vụ với sự thỏa thuận của BQL KCN cấp tỉnh .
Trang 8


b/ Nghóa vụ:
+ Lập và trình đề án tổng thể về phát triển các công trình kết cấu hạ
tầng trong KCN.
+ Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo đúng qui hoạch thiết kế
và tiến độ được duyệt .
+ Duy tu, bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
trong suốt thời gian hoạt động của Công ty.
+ Bảo đãm vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi sinh, môi trường.

+ Thực hiện chế độ báo cáo đònh kỳ và hằng năm cho BQL KCN cấp
tỉnh.
1.1.3.3- Các tiêu chuẩn để hình thành Công ty phát triển hạ tầng :
Từ đặc điểm trên và qua thực tiễn 10 năm hoạt động, nhiều ý kiến cho
rằng việc lựa chọn chủ đầu tư, hình thành Công ty phát triển hạ tầng KCN có
thể dựa trên các tiêu chuẩn tổng hợp dùi đây:
+ Có trình độ nhất đònh về năng lực chuyên môn kỹ thuật và quản lý xây
dựng các loại công trình hạ tầng phù hợp với các yêu cầu của các doanh
nghiệp KCN.
+ Là đơn vò có kinh nghiệm và khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác
kinh tế, vận động xúc tiến đầu tư với các đối tác trong nước và ngoài nước.
+ Có đủ năng lực tài chính bảo đảm tiến trình xây dựng các công trình
theo đúng quy hoạch , thiết kế và tiến độ được duyệt, thỏa mãn các nhu cầu
thường xuyên, cần thiết về hạ tầng cho các doanh nghiệp KCN.
+ Tổ chức bộ máy hợp lý và đội ngũ cán bộ đủ năng lực làm tốt chức
năng, nhiệm vụ được giao; nắm vững luật pháp và chính sách; chấp hành tốt
thủ tục giao dòch hành chính, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quan hệ với các cơ
quan quản lý nhà nước theo luật đònh.
1.1.3.4- Nhận xét về hoạt động của các Công ty phát triển hạ tầng KCN:
Hoạt động của Công ty phát triển hạ tầng gắn liền với yêu cầu hoàn
chỉnh hạ tầng và sự phát triển của mỗi KCN. Trong quá trình phát triển đó, kết
cấu hạ tầng và hoạt động đầu tư xây dựng được phân ra nhiều loại và nhiều
tiêu thức khác nhau, như theo mức độ hoàn thành công trình; theo vùng lãnh
Trang 9


thổ; theo qui mô, trình độ phát triển và chất lượng công trình, theo hình thức
đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, độ dài thời gian xây dựng và tính chất cơ cấu ngành
trong KCN…
Qua xem xét một cách tổng hợp các kết qủa phân loại có thể nêu lên một

số nhận xét:
1. Trong tổng thể các KCN hiện có đến nay đã có 50% KCN hoàn thành
và cơ bản hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng, 35% đang trong giai đoạn
xây dựng và 15% đang thực hiện giải phóng mặt bằng. Nói chung độ dài thời
gian xây dựng kết cấu hạ tầng đạt mức hoàn chỉnh, khả năng thu hút đầu tư
lớn, sử dụng hết diện tích đất công nghiệp của 1 KCN được coi là thành công
cũng phải trải qua 5-7 năm .
2. Tổng số các KCX, KCN được phân bổ rộng các vùng kinh tế cả nước,
song chủ yếu tập trung trên 50% các KCN tại vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Mặc dù mức độ tập trung cao tại vùng này, song tốc độ tăng trưởng xây
dựng hạ tầng và thu hút đầu tư ở đây vẫn vượt trội hơn các vùng khác. Từ đó
cho thấy việc lựa chọn đòa điểm xây dựng, các điều kiện kinh tế vùng, xác lập
mục tiêu, cơ cấu nghành đầu tư, khả năng tạo yếu tố thò trường và môi trường
kinh doanh… có ảnh hưởng đến sự thành hay bại của KCN.
3. Các Công ty phát triển hạ tầng được hình thành theo nhiều hình thức
đầu tư với các chủ đầu tư thuộc nhiều thành phần kinh tế. Công ty 100% vốn
đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh giữa bên nước ngoài và bên Việt Nam.
Các công ty này nói chung đều thực hiện đầu tư xây dựng các công trình hạ
tầng có trình độ hiện đại, bảo đảm tiến độ xây dựng, có kinh nghiệm và khả
năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Còn lại phần lớn các Công ty phát
triển hạ tầng đều do các chủ đầu tư trong nước ( DN nhà nước, công ty cổ
phần) thực hiện mặc dù các công trình hạ tầng kém hiện đại, nhưng nhờ các
hoạt động khác thực hiện tốt nên nhiều KCN vẫn phát triển có hiệu quả như
các KCN: Sài Đồng B (Hà nội), Tân Tạo (TPHCM), Biên Hòa 2 (Đồng nai).
4. Trong số 67 KCN được thành lập đến nay với tổng số vốn đăng ký
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gần 2.300 triệu USD thì tổng vốn đầu tư mới
đạt gần 40%. Về quy mô dự tính nếu không kể KCN Dung Quất có diện tích
14.000 ha thì có khoảng 20% KCN có quy mô diện tích từ 220 ha trở lại, còn

Trang 10



phần lớn là các KCN có quy mô trung bình từ 100 -150 ha, một số KCN có
diện tích nhỏ 20-50 ha. Điều này cho thấy:
- Số KCN được thành lập với tổng diện tích quy hoạch khoảng 11.000 ha
với tổng vốn đăng ký đầu tư lớn, nhưng thực ra quỹ đất chưa đưa vào xây
dựng hạ tầng còn nhiều.
- Đối với KCN nào được quy hoạch với quy mô vừa phải mà Công ty biết
tổ chức xây dựng hợp lý thì việc đầu tư xây dựng và kinh doanh vẫn có hiệu
quả.
5. Các KCN còn được phân theo mục đích và tính chất hình thành. Trong
tổng số KCN hiện có thì có 1/3 là các KCX, KCN, KCNC thành lập mới, được
quy hoạch trên đòa bàn mới, xây dựng hệ thống công trình hạ tầng hiện đại
chủ yếu thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp
công nghệ cao, doanh nghiệp chuyên môn hoá ngành, còn lại là các KCN quy
mô vừa và nhỏ được đặt trong khuôn viên đã có sẵn, một số KCN đang hoạt
động nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập các DN sản
xuất vừa và nhỏ.
1.2- Nội dung và phương pháp kế toán hoạt động kinh doanh cơ sở hạ
tầng.
1.2.1-Kế toán chi phí đầu tư:
1.2.1.1- Chi phí thành lập :
a. Nội dung: Là các chi phí thực tế có liên quan trực tiếp tới việc chuẩn
bò cho sự khai sinh ra doanh nghiệp và được những người tham gia thành lâp
doanh nghiệp đồng ý coi như một phần vốn góp của mỗi người và được ghi
trong vốn điều lệ của doanh nghiệp bao gồm : Các chi phí cho công tác nghiên
cứu, thăm dò, lập dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp; chi phí thẫm đònh dự
án, họp thành lập
b. Hạch toán kế toán :
-Khi phát sinh các chi phí thành lập doanh nghiệp (các chi phí này phát

sinh cùng quá trình đầu tư xây dựng dự án), ghi :
Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (chi tiết phí thành lập )
Có các TK 111, 112

Trang 11


-Khi quyết toán vốn đầu tư được hình thành TSCĐ của doanh nghiệp
trong đó ghi nhận chi phí thành lập doanh nghiệp thành tài sản TSCĐ vô hình,
ghi:
Nợ TK 213- TSCĐ vô hình (2132- chi phí thành lập )
Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (chi tiết phí thành lập )
-

Đònh kỳ (tháng, quý, năm), căn cứ các quy đònh hiện hành,doanh
nghiệp tiến hành trích khấu hao, ghi :

Nợ TK 642 - Chi phí QLDN
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
1.2.1.2- Chi phí cho việc chuẩn bò đầu tư :
a. Nội dung: Gồm các chi phí:
+ Chi phí đền bù giải tỏa, tái đònh cư
+ Thiết kế, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng
+ San lấp mặt bằng .
Thực tế cho thấy nơi nào Công ty phát triển hạ tầng KCN và chính quyền
đòa phương có quan điểm đúng, thống nhất phương thức, giá cả thõa đáng cho
việc đền bù di chuyển và công tác tái đònh cư cho dân cùng các chính sách hỗ
trợ trong khu vực giải tỏa thì nơi đó việc giải phóng mặt bằng được nhanh
chóng để xây dựng KCN.
b. Hạch toán kế toán

Khi phát sinh các chi phí liên quan đến đất như chi phí đền bù giải tỏa,
san lấp mặt bằng . Ghi :
Nợ TK241- XDCB dở dang.
Nợ TK133- Thuế GTGT được khấu trừ.
Có các TK 111, 112, 152, 153, 331.
Khi kết thúc, kế toán tổng hợp xác đònh chi phí thực tế tạo nên TSCĐ vô
hình, ghi :
Nợ TK 213- TSCĐ vô hình.
Có TK 241- XDCB dở dang.
Sau đó tiến hành trích khấu hao theo quy đònh hiện hành, ghi :
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung
Trang 12


Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
1.2.1.3- Chi phí đầu tư đường sá, cầu cống, cơ sở hạ tầng :
a. Nội dung: Gồm các chi phí:
+ Xây dựng các con đường đi vào công trình cho thuê.
+ Hệ thống chiếu sáng đường giao thông.
+ Xây dựng hàng rào chung quanh KCN.
+ Trồng và chăm sóc cỏ và cây xanh tạo cảnh quan thiên nhiên trên các
trục giao thông trong KCN và chung quanh khu vực Công ty.
+ Xây dựng hệ thống thoát nước mưa
+ Hệ thống xử lý chất thải gồm hệ thống ống dẩn, nhà máy xử lý nước
thải, khu xử lý chất thải rắn.
+ Xây dựng trạm biến áp và đường dây điện nội bộ dẫn đến ranh giới
của bất động sản cho thuê.
+ Xây dựng hệ thống thông tin …
Khi Công ty phát triển hạ tầng hoạt động xây dựng theo các nội dung
trên thì phải hạch toán đầy đủ, kòp thời các chi phí thực hiện đầu tư trên tài

khoản 241- Xây dựng cơ bản dở dang.
Các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện XDCB bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy, chi phí
chung (chi phí quản lý hành chánh, lương, khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho
hoạt động của ban quản lý dự án đầu tư (BQLDT)…) để thực hiện công tác
xây dựng hoặc lắp đặt máy móc thiết bò theo luận chứng kỹ thuật đã phê
duyệt.
Công tác xây dựng cơ bản sẽ được thực hiện theo phương thức giao thầu
hoặc tự làm.
Khi kết thúc quá trình đầu tư, Công ty phải quyết toán công trình và xác
đònh giá trò các tài sản hình thành sau đầu tư. Các tài sản hình thành sau đầu tư
gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tài sản lưu động và chi phí tính vào kết
quả kinh doanh .
Các chi phí đầu tư được tính vào TSCĐ hữu hình là đường sá, nhà cửa,
vật kiến trúc… gồm: chi phí xây dựng (theo hợp đồng giao nhận thầu hoặc

Trang 13


những chi phí trực tiếp để thực hiện khối lượng xây dựng ), chi phí thiết kế, lập
dự toán công trình, chi phí về mặt bằng xây dựng, chi phí BQLDA phân bổ.
Các chi phí đầu tư được tính vào TSCĐ hữu hình là máy móc thiết bò,
gồm giá trò máy móc thiết bò (giá mua, chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu
(nếu có)…), chi phí lắp đặt, chạy thử ( nếu có ), chi phí BQLDA phân bổ.
Các chi phí đầu tư được tính vào TSCĐ vô hình, gồm chi phí thành lập,
quyền sử dụng đất và các chi phí liên quan đến đất (chi phí đền bù giải tỏa,
san lấp mặt bằng xây dựng…)
Các chi phí được tính vào giá trò tài sản lưu động, gồm trò giá nguyên vật
liệu, công cụ, dụng cụ (không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ) đi kèm theo thiết bò
đồng bộ (nếu có).

Các chi phí khác trong quá trình đầu tư, xây dựng cơ bản, không liên
quan trực tiếp đến việc hình thành TSCĐ, khi phát sinh các chi phí phải phản
ảnh vào kết qủa kinh doanh.
b. Hạch toán kế toán
+ Khi phát sinh các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hình thành TSCĐ,
ghi:
Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang
Có các TK liên quan .
+ Khi hoàn thành đầu tư XDCB hạ tầng và quyết toán được phê duyệt ghi
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình .
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (2131: QSD đất, 2132: CP thành lập )
Có TK 241-XDCB dở dang.
+ Khi khấu hao quyền sử dụng đất ( Theo thời gian kinh doanh của giấy
phép đầu tư ), khấu hao TSCĐ vô hình khác, khấu hao TSCĐ hữu hình vào chi
phí kinh doanh cơ sở hạ tầng ghi :
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung (6274)
CóTK 214 - Hao mòn TSCĐ
(Tài khoản cấp 2, cấp 3 phù hợp 2141,21431,21432 )
1.2.2.- Chi phí hoạt động :
1.2.2.1- Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa
Trang 14


a) Nội dung
Gồm những chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, duy tu TSCĐ nhằm khôi phục
lại giá trò sử dụng của tài sản phục vụ tốt cho yêu cầu cung cấp dòch vụ cho
khách hàng thuê. Các chi phí này có thể phát sinh thường xuyên hoặc đònh kỳ.
b) Hạch toán kế toán : Khi phát sinh chi phí trực tiếp để thực hiện các công
việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và các dòch vụ khác: cấp nước, cấp điện,
thoát nước… Ghi:

Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung.
Có các TK 152, 153, 331, 334, 338, 111, 112...
1.2.2.2- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN
a) Nội dung
- Chi phí bán hàng: Dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong
quá trình bán hàng, cung cấp dòch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, quảng
cáo, hoa hồng môi giới…
- Chi phí QLDN:Dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh
nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý DN, BHXH,
BHYT, KPCĐ dùng cho quản lý DN, thuế môn bài, khoản nộp dự phòng nợ
phải thu khó đòi, dòch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác…
b) Hạch toán kế toán
+ Khi phát sinh các chi phí bán hàng, ghi:
Nợ TK 641
Có các TK liên quan
+ Khi phát sinh các chi phí QLDN, ghi:
Nợ TK 642
Có các TK liên quan
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí QLDN tính vào TK 911
để xác đònh kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi :
Nợ TK 911- Xác đònh kết quả kinh doanh
Có các TK 641, 642
1.2.3- Kế toán doanh thu :
1.2.3.1-Phương pháp ghi nhận doanh thu và kế toán doanh thu :
a) Nguyên tắc :

Trang 15


Ghi nhận doanh thu phải phù hợp với chi phí hoạt động kinh doanh của

năm tài chính.
b) Ghi nhận doanh thu cho từng năm và cho nhiều năm
- Đối với hoạt động cho thuê cơ sở hạ tầng có phát sinh doanh thu thu
tiền trước cho nhiều năm, doanh thu của từng năm là tổng số tiền cho thuê
chia cho số năm cho thuê.
- Doanh thu nhận trước hạch toán vào TK 3387: Doanh thu nhận trước.
c. Hạch toán kế toán
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước cho nhiều kỳ kế toán ghi:
Nợ TK 111,112
Có TK 3387: Doanh thu nhận trước.
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (33311)
Đồng thời xác đònh số Doanh thu của kỳ kế toán ghi:
Nợ TK 3387: Doanh thu nhận trước
Có TK 511 Doanh thu bán hàng (5113)
- Sang năm tài chính tiếp theo, xác đònh doanh thu của năm tài chính hiện
tại của doanh thu trên một lần ( ở năm tài chính trước) phù hợp với kỳ kế toán
(tháng, quý), ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu nhận trước
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (5113)
1.2.3.2- Phương pháp xác đònh kết qủa kinh doanh :
Kết quả kinh doanh là kết quả tài chính cuối cùng mà các Công ty PTHT
đạt được trong một thời kỳ nhất đònh .
a) Phương pháp xác đònh kết qủa :
Kết qủa của dòch vụ hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng được biểu
hiện qua chỉ tiêu lãi ( hoặc lỗ ) được xác đònh theo công thức sau:
Kết quả kinh doanh = Doanh thu bán hàng thuần - [ Giá vốn hàng bán +
Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp ]
+ Doanh thu bán hàng thuần: là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ
đi các khoản giảm doanh thu như khoản giảm giá hàng bán và doanh thu hàng
bán bò trả lại .

Trang 16


+ Giá vốn hàng bán: là giá thành thực tế lao vụ, dòch vụ đã hoàn thành
và đã được xác đònh là tiêu thụ.
b) Kế toán xác đònh kết quả kinh doanh
b.1/- Kết chuyển doanh thu thuần
Cuối kỳ kế toán thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần
vào tài khoản xác đònh kết quả kinh doanh, ghi :
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng.
Có TK 911- Xác đònh kết quả kinh doanh.
b.2/- Kế toán xác đònh kết quả về quá trình hoạt động kinh doanh
-Xác đònh trò giá vốn của dòch vụ kinh doanh cơ sở hạ tầng được tiêu thụ
trong kỳ ghi :
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Kết chuyển trò giá vốn của dòch vụ cho thuê cơ sở hạ tầng được tiêu thụ
trong kỳ để xác đònh kết qủa kinh doanh ghi :
Nợ TK 911 : Xác đònh kết qủa kinh doanh
Có TK 632 : Giá vốn hàng bán.
- Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 911 : Xác đònh kết qủa kinh doanh
Có TK 641 : Chi phí bán hàng
Có TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Xác đònh kết quả kinh doanh :


Nếu doanh thu bán hàng thuần > giá vốn hàng bán + chi phí bán

hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp thì doanh nghiệp có lãi và khoản lãi được

kết chuyển sẽ ghi
Nợ TK 911 : Xác đònh kết qủa kinh doanh
Có TK 421 : Lợi nhuận chưa phân phối


Nếu doanh thu bán hàng thuần < giá vốn hàng bán + chi phí bán

hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp thì doanh nghiệp bò lỗvà khoản lỗ được
kết chuyển sẽ ghi
Nợ TK 421 : Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911 : Xác đònh kết qủa kinh doanh
b.3/ Kế toán xác đònh kết quả hoạt động tài chính và bất thường
Cuối kỳ
Trang 17




Kết chuyển các khoản thu được trong kỳ sang TK 911, ghi:
Nợ TK 711,721
Có TK 911.



Kết chuyển các khoản chi phí có liên quan đến việc tạo ra các

khoản thu đo ùsang TK 911, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 811,821.




Sau đó xác đònh các khoản chênh lệch giữa khoản thu và chi để

kết chuyển vào TK 421
- Chênh lệch thu > chi:
Nợ TK 911
Có TK 421
- Chênh lệch thu < chi:
Nợ TK 421
Có TK 911

Trang 18


CHƯƠNG II :

THỰC TRẠNG VIỆC HẠCH TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC CÔNG TY PHÁT
TRIỂN HẠ TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG NAI.
2.1- Chế độ tài chính áp dụng cho các công ty phát triển hạ tầng
2.1.1-Xác đònh mức giá, phí cho thuê lại đất :
a. Nguyên tắc :
Công ty phát triển hạ tầng căn cứ vào các chi phí theo dự toán hoặc thực
tế để xây dựng cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng trong KCN, căn cứ vào nhu
cầu vận động đầu tư và yêu cầu hoàn vốn đầu tư để xác đònh các mức gía phí
cụ thể. Mức giá này phải đảm bảo tính hợp lý, không gây cạnh tranh bất bình
đẳng với việc thu hút đầu tư ở các khu vực khác trong vùng.
b. Thẩm quyền xác đònh mức giá- Sự thay đổi mức giá :
-Trước khi công bố các mức gía, phí cho thuê lại đất đã xây dựng cơ sở

hạ tầng, phí sử dụng tiện ích công cộng, Công ty phát triển hạ tầng có trách
nhiệm gửi bản dư ïkiến các mức giá, phí đó cho BQLKCN cấp Tỉnh xem xét
thỏa thuận trong vòng 20 ngày.
-Trong qúa trình hoạt động, Công ty phát triển hạ tầng có quyền tăng hay
giảm mức giá, phí cho phù hợp với xu thế vận động đầu tư vào KCN .
2.1.2- Những qui đònh về tiền thuê đất :
+ Công ty phát triển hạ tầng nộp tiền thuê đất cho Nhà nước theo đúng
các quy đònh hiện hành của Nhà nước.
- Công ty phát triển hạ tầng có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo
Quyết đònh 189/2000/QĐ-BTC ngày 24/11/2000 của Bộ Tài chính.
- Công ty phát triển hạ tầng thuộc các thành phần kinh tế trong nước thực
hiện theo Quyết đònh 1357/TC/QĐ-TCT ngày 30/12/1995 của Bộ Tài chính.
+ Ngoài ra các Công ty phát triển hạ tầng thuộc các thành phần kinh tế
trong nước còn được giảm tiền thuê đất theo nghò đònh 07/1998/NĐ-CP ngày
15/01/1998 của Chính phủ “Qui đònh chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư
trong nước “
Trang 19


2.1.3- Nghóa vụ thuế:
+ Công ty phát triển hạ tầng là doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành
phần kinh tế thực hiện nghóa vụ thuế theo các qui đònh hiện hành của Luật
thuế, Luật khuyến khích đầu tư trong nước .
+ Công ty phát triển hạ tầng là doanh nghiệp liên doanh theo Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam :
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 10% trên số lợi nhuận
thu được;
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm kể từ khi
kinh doanh bắt đầu có lợi nhuận;
- Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 4 năm tiếp

theo.
+Trường hợp Công ty phát triển hạ tầng thu một lần tiền cho thuê lại đất,
phí sử dụng các tiện ích công cộng, phí dòch vụ trong nhiều năm, việc xác đònh
nghóa vụ thuế thực hiện như sau :
- Thuế giá trò gia tăng: Nộp thuế giá trò gia tăng tại thời điểm phát
sinh doanh thu theo các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đối với công ty hoạt động theo luật
đầu tư nước ngoài nghóa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp qui đònh tại thông
tư 89/1999/TT-BTC ngày 16/7/1999 của Bộ Tài chính. Đối với công ty trong
nước quy đònh tại thông tư 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính.
2.2 - Các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng tại Đồng Nai :
2.2.1- Đặc điểm về các loại hình doanh nghiệp :
2.2.1.1- Các loại hình Công ty PTHT tại Đồng Nai
Tính đến 31/12/2000, tại 10 KCN tỉnh Đồng nai có 8 Công ty đang hoạt
động trên lónh vực kinh doanh hạ tầng KCN gồm :
1/ Các Công ty liên doanh
a) Công ty liên doanh phát triển Khu công nghiệp Long Bình hiện đại
(Công ty Amata Việt Nam) là một liên doanh giữa Bang Pakong Industrial
Park 2 Public Co. Ltd của Thái Lan và Công ty phát triển khu công nghiệp
Biên Hòa ( Sonadezi) của Việt Nam có chức năng kinh doanh cơ sở hạ tầng tại
KCN Amata. Được cấp phép hoạt động ngày 31/12/1994. Trong giai đoạn 1
diện tích đã cho thuê 49,76 ha đạt 54.38% diện tích dùng cho thuê .
Trang 20


b) Công ty Phát triển Khu công nghiệp Long Bình (Loteco) kinh doanh cơ
sở hạ tầng tại KCN Loteco
Các bên tham gia liên doanh gồm
- Bên Việt Nam :


Công ty may 28 (Agtex)

- Bên Nước ngoài : Ni Techno Park Holding Pte Ltd (NITP) - Singapore.
Được cấp phép hoạt động ngày 10/4/1996. Diện tích đã cho thuê 7,8 ha
đạt 10,83% diện tích dùng cho thuê.
2/ Các Công ty trong nước
a) Doanh nghiệp Nhà nước
+ Công ty phát triển Khu công nghiệp Biên Hòa (Công ty Sonadezi)
thuộc UBND tỉnh Đồng Nai kinh doanh cơ sở hạ tầng tại 3 KCN :
- KCN Biên Hòa I là Khu kỹ nghệ Biên Hòa cũ. Diện tích đã cho thuê
231 ha đạt 99,97% diện tích dùng cho thuê.
- KCN Biên Hòa II: Được cấp phép hoạt động ngày 8/6/1995. Diện tích
đất đã cho thuê 260,65 ha đạt 99,87% diện tích dùng cho thuê .
- KCN Gò Dầu: Được cấp phép hoạt động ngày 18/10/1995. Diện tích đã
cho thuê 99,46 ha đạt 72,76% diện tích dùng cho thuê.
+ Công ty phát triển đô thò và KCN thuộc Bộ Xây dựng ( URBIZ), kinh
doanh cơ sở hạ tầng tại KCN Nhơn Trạch 1 : Được cấp phép hoạt động ngày
30/8/1997. Diện tích đã cho thuê 78,2 ha đạt 24,21% diện tích dùng cho thuê.
+ Công ty xây dựng dân dụng - công nghiệp số 2 thuộc Sở xây dựng
Đồng Nai, kinh doanh cơ sở hạ tầng tại KCN Nhơn Trạch 2 : Được cấp phép
hoạt động ngày 02/7/1997. Diện tích đã cho thuê 97,1 ha đạt 34,8% diện tích
dùng cho thuê.
+ Công ty Tín Nghóa thuộc Ban Tài chính quản trò Tỉnh ũy Đồng nai, kinh
doanh cơ sở hạ tầng tại KCN Nhơn Trạch 3 . Được cấp phép hoạt động ngày
02/7/1997. Diện tích đã cho thuê 28,5 ha đạt 11,88% diện tích dùng cho thuê.
+ Công ty xây dựng và tư vấn đầu tư thuộc Tổng cục cao su, kinh doanh
cơ sở hạ tầng tại KCN Hố Nai. Diện tích đã cho thuê 30,5 ha đạt 20,90% diện
tích dùng cho thuê.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty Liên Doanh Phát triển Khu Công nghiệp Sông Mây là Công ty

trách nhiệm hữu hạn được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa hai sáng lập
viên Công ty TNHH Trường Thuận tỉnh Đồng Nai và Công ty Thái Bìmh
Dương thuộc Bộ Công An, kinh doanh cơ sở hạ tầng tại KCN Sông Mây. Được
Trang 21


cấp phép hoạt động ngày 15/10/1997. Diện tích đã cho thuê 46,4 ha đạt
29,37% diện tích dùng cho thuê.
2.2.1.2- Đặc điểm
1/ Chức năng hoạt động
a) Các Công ty PTHT hoạt động theo các quy đònh tại nghò đònh 36/CP
ngày 24/4/1997 có chức năng, nhiệm vụ đầu tư, xây dựng và kinh doanh kết
cấu hạ tầng
- Công ty Amata
- Công ty Loteco
- Công ty Sonadezi
- Công ty Liên Doanh Phát triển Khu Công nghiệp Sông Mây
b) Các Công ty PTHT hoạt động trong lónh vực xây dựng đồng thời theo
các quyết đònh của Chính phủ bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh kết cấu hạ
tầng KCN.
- Công ty phát triển đô thò và KCN
- Công ty xây dựng dân dụng- công nghiệp số 2
- Công ty xây dựng và tư vấn đầu tư
c) Công ty PTHT hoạt động nhiều ngành nghề: xuất nhập khẩu, xây
dựng, dòch vụ, vận chuyển ..., sau đó bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh kết
cấu hạ tầng KCN: Công ty Tín Nghóa
2/ Vò trí thu hút đầu tư
Việc chọn đòa điểm xây dựng KCN trên phạm vi cả nước, ở mỗi vùng,
mỗi tỉnh là vấn đề cần cân nhắc thận trọng đối với các Công ty PTHT KCN.
Đòa điểm được chọn cần tránh khu dân cư đông nhằm giảm bớt chi phí

đền bù giải tỏa, tránh khu vực có đòa chất nền quá yếu làm ảnh hưởng đến chi
phí xây dựng cơ sở hạ tầng, hơn nữa cần ưu tiên hình thành các KCN dựa trên
cơ sở đã có hệ thống đường sá, hoặc một số xí nghiệp công nghiệp …có sẵn.
Tại Đồng Nai, vò trí của các KCN thuận lợi cho sự phát triển công
nghiệp. Các KCN nằm gần hệ thống giao thông thủy, bộ, hàng không, có đủ
điện nước, nguồn lao động dồi dào, nền đất rắn chắc thuận lợi cho việc xây
dựng các công trình, nhà máy. KCN Biên Hòa 1 thành lập dựa trên cơ sở của
Khu kỹ nghệ Biên Hòa cũ, KCN Biên Hòa 2 xây dựng trên sự tiếp quản Khu
quân sự Long Bình, các KCN Nhơn Trạch 1,2,3 được thành lập tại một huyện
mới thành lập của tỉnh Đồng nai trên khu vực dân cư thưa nhưng sẽ được đô thò
Trang 22


hoá trong tương lai, vì thế tại các KCN này chi phí đền bù hầu như không đáng
kể, tạo sức cạnh tranh lớn trong giá cho thuê.
3/ Vốn đầu tư
Việc xây dựng KCN đòi hỏi phải có vốn lớn, do đó hầu hết các Công ty
PTHT đều bỏ vốn đầu tư theo phương thức “cuốn chiếu”, tức là Công ty chỉ
ứng trước một phần vốn nhất đònh, sau đó dùng tiền thu được từ khách hàng,
hoặc tiền trả trước nhiều năm do cho thuê lại phần đất đã có cơ sở hạ tầng.
Hình thức bỏ vốn này rất phù hợp với loại hình kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN:
cần nhiều vốn, rủi ro cao và thời gian thu hồi vốn chậm. Hầu hết các Công ty
PTHT là DNNN và Công ty TNHH trên đòa bàn Đồng Nai đều áp dụng
phương thức này do có nguồn vốn kinh doanh thấp. Với phương thức đầu tư
này rất dể dẫn đến cơ sở hạ tầng kém chất lượng và thiếu đồng bộ, vì thế rất
khó hấp dẫn các nhà đầu tư, nhất là những Công ty nước ngoài.
NGUỒN VỐN KINH DOANH VÀ VAY DÀI HẠN TẠI CÁC Cty PTHT
(Tính đến 31/12/2000)
Tên Công ty


ĐVT

( DNNN)

Nguồn vốn kinh

Vay dài hạn

doanh

1. Sonadezi

1.000 đ

128.322.003

23.950.000

2. Tín Nghóa

1.000 đ

40.183.465

47.276.384

3. PTĐT & KCN

1.000 đ


10.714.875

24.439.468

4. DDCN số 2

1.000 đ

7.228.315

18.189.630

Riêng các Công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài: Công ty Amata, Công
ty Loteco có lợi thế về vốn do có vốn đăng ký đầu tư cao có cách thức đầu tư
“trọn gói” nghóa là trên toàn bộ diện tích đã cấp phép đầu tư họ phân ra theo
từng giai đoạn ứng với một phần diện tích nhất đònh, trên đó họ thực hiện đầu
tư kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh sau đó mới đến giai đoạn khác. Đây là những
Công ty có thực lực, muốn dùng cơ sở hạ tầng thật tốt làm yếu tố cạnh tranh,
điều này có sức thuyết phục cao đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên tại
các KCN này giá cả còn cao do kinh phí đầu tư và chi phí tiếp thò khá lớn .

Trang 23


Vốn đăng ký đầu tư và vốn pháp đònh tại 2 Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
được cho trong bảng sau :
Tên CTy Liên doanh

ĐVT


Vốn đăng ký đầu tư

Vốn pháp đònh

1. Amata

USD

46.072.890

17.000.000

2. Loteco

USD

41.000.000

12.800.000

2.2.2- Công tác tổ chức kế toán của các Công ty PTHT KCN :
Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp là việc tổ chức sử dụng các
phương pháp kế toán để thực hiện việc ghi chép, phân loại, tổng hợp các
nghiệp vụ kinh tế - tài chính đúng với chế độ, thể lệ kế toán hiện hành, phù
hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp về tổ chức sản xuất, quản
lý nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng khác nhau để thực hiện
công tác quản lý ở phạm vi vó mô lẫn vi mô của nền kinh tế.
Tổ chức kế toán liên quan tới tất cả các nội dung công tác kế toán của
Công ty từ việc tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán; hình thức tổ chức công
tác kế toán và bộ máy kế toán, lập và phân tích báo cáo kế toán… .

Những nội dung chủ yếu của việc tổ chức công tác kế toán tại các Công
ty PTHT Đồng Nai bao gồm:
1/ Tổ chức bộ máy kế toán
Hiện nay tổ chức công tác kế toán ở các Công ty PTHT tại Đồng Nai
thực hiện theo một trong hai hình thức sau :
- Hình thức tổ chức công tác – Bộ máy kế toán tập trung
- Hình thức tổ chức công tác – Bộ máy kế toán phân tán
2/ Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán:
Các Công ty PTHT cũng sử dụng các chứng từ kế toán thống nhất bắt
buộc do Nhà nước qui đònh và những chứng từ mang tính hướng dẫn theo
Quyết đònh số 186TC/CĐKT ngày 14/3/1995 và sau này thay thế bởi Quyết
đònh số 167/2000/QĐ-BTC về chế độ Báo cáo tài chính doanh nghiệp của Bộ
Tài chính.
3/ Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ hệ
thống kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng cho các doanh
nghiệp ban hành kèm theo Quyết đònh số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày
01/11/1995 của Bộ Tài chính.
Trang 24


Riêng các doanh ngiệp xây lắp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp
dụng cho các doanh nghiệp xây lắp ban hành kèm theo Quyết đònh số
1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính.
4/ Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán
Các Công ty PTHT tại Đồng Nai hiện nay áp dụng 02 hình thức sổ kế
toán :
-

Hình thức kế toán : Nhật ký chung


-

Hình thức kế toán : Chứng từ ghi sổ

5/ Tổ chức lập báo cáo kế toán
Báo cáo kế toán cung cấp những thông tin cần thiết cho các đối tượng sử
dụng thông tin kế toán. Báo cáo kế toán là công việc cuối cùng trong quá trình
xử lý thông tin kế toán.
Báo cáo kế toán được phân thành 02 loại: Báo cáo kế toán tài chính và
báo cáo kế toán quản trò .
Các Công ty PTHT đã thực hiện việc lập và gửi các Báo cáo tài chính
theo quy đònh thống nhất của Nhà nước. Đồng thời cũng lập các Báo cáo kế
toán quản trò để phục vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ.
Tên

Hình thức tổ

Chế độ kế toán

Công ty

chức công

áp dụng

Sổ kế toán

Đồng
tiền hạch


tác kế toán

toán

Amata

Tập trung

Kế toán Mỹ

Nhật ký chung

USD

Loteco

Tập trung

1141TC/QĐ-CĐKT

Nhật ký chung

USD

Sonadezi

Phân tán

1141TC/QĐ-CĐKT


Ch. từ ghi sổ

ĐVN

PTĐâT-KCN

Tập trung

1864/1998/QĐ/BTC

Nhật ký chung

ĐVN

DD-CN số 2

Tập trung

1864/1998/QĐ/BTC

Ch. từ ghi sổ

ĐVN

XD và TV

Tập trung

1864/1998/QĐ/BTC


Ch. từ ghi sổ

ĐVN

Tín nghóa

Phân tán

1141TC/QĐ-CĐKT

Ch.từ ghi sổ

ĐVN

Sông Mây

Tập trung

1141TC/QĐ-CĐKT

Ch. từ ghi sổ

ĐVN

2.2.3-Tình hình kế toán khi các Công ty PTHT mới đi vào hoạt động.
Công ty Sonadezi là Công ty PTHT đầu tiên của tỉnh Đồng nai đi vào
hoạt động, thu hút đầu tư từ giữa năm 1994. Bước đầu, do hoạt động kinh
doanh hạ tầng kỹ thuật là một loại hình kinh doanh mới, có tính đặc thù. Nên
Trang 25



×