Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ngân hàng nhà nước việt nam và chính sách tiền tệ quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHOÁ 32 (2006 – 2010)
Đề tài:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. LÊ HUỲNH PHƯƠNG CHINH

NGUYỄN VĂN ĐÚP
MSSV: 5062245
Lớp: Luật thương mại 1. K32

CẦN THƠ, THÁNG 4/2010


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA


1.1 Khái quát chung về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1.1.2 Khái niệm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1.1.3 Chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1.1.3.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong
việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động
ngân hàng
1.1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong
việc thực hiện chức năng Ngân hàng Trung ương
1.2 Khái quát chung về chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
1.2.1 Khái niệm Chính sách tiền tệ quốc gia
1.2.2 Ý nghĩa của việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách
tiền tệ quốc gia
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC
GIA
2.1 Công cụ tái cấp vốn
2.1.1 Ngân hàng Nhà nước cho vay theo hồ sơ tín dụng
2.1.2 Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
2.1.3 Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá
2.2 Công cụ lãi suất
2.3 Công cụ tỷ giá hối đoái
2.4 Công cụ dự trữ bắt buộc
2.5 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
QUỐC GIA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


3.1 Nhận xét về việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam từ cuối 2007 đến nay.
3.1.1 Giai đoạn thực hiện CSTT theo hướng thắt chặt: Từ cuối năm 2007
đến cuối năm 2008
3.1.2 Giai đoạn thực thi CSTT theo hướng nới lỏng: Từ cuối năm 2008 đến
cuối năm 2009
3.1.3 Giai đoạn thực thi CSTT theo hướng thắt chặt: Từ cuối năm 2009 đến
nay
3.2 Những tồn tại và giải pháp hoàn thiện cho việc điều hành CSTT của NHNN
trong thời gian tới.
KẾT LUẬN


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

LỜI NÓI ĐẦU

1. Mục đích nghiên cứu
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự ổn
định về tiền tệ làm tiền đề phát triển kinh tế. Điều này thể hiện thông qua Ngân hàng
Nhà nước thống nhất thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động
ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ
quốc gia, lấy nhiệm vụ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn
bản, góp phần ổn định thúc đẩy phát triển kinh tế. Chính sách tiền tệ quốc gia là một
chính sách vĩ mô của đất nước có vai trò quan trọng trong điều tiết lượng tiền trong lưu
thông, kiềm chế lạm phát. Do đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính sách tiền tệ
quốc gia có vai trò rất quan trọng. Vậy, ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng của
mình như thế nào? Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều hành chính sách tiền tệ như thế

nào để điều tiết lượng tiền trong lưu thông, để ổn định giá trị đồng tiền kiềm chế lạm
phát? Trong điều hành chính sách tiền tệ còn những hạn chế nào? là mục đích nghiên
cứu và là lý do chọn đề tài: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ
quốc gia”.
2. Phạm vi nghiên cứu
Với kiến thức và khả năng cập nhật thông tin còn hạn chế của một sinh viên,
luận văn chỉ phân tích khái quát chung về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, những chức
năng và nhiệm vụ cơ bản trong vài trò là cơ quan quản lý Nhà nước và chức năng của
một ngân hàng trung ương. Luận văn tập trung phân tích vấn đề sử dụng công cụ thực
hiện chính sách tiền để thực hiện đưa tiền vào lưu thông và rút tiền từ lưu thông về.
Đồng thời nêu lên nhận xét và hướng hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả điều hành
chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong phần nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp:


Phương pháp thống kê



Phương pháp so sánh



Phương pháp phân tích



Phương pháp tổng hợp




Phương pháp đánh giá

4. Kết cấu đề tài

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
1


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

 Lời mở đầu.
 Phần nội dung: gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính sách tiền tệ
quốc gia.
Chương 2: Quy định của pháp luật về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong
việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Chương 3: Nhận xét về việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
 Kết luận

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
2



Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ QUỐC GIA
1.1 Khái quát chung về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam1
Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát
triển của từng thời kỳ cách mạng và công cuộc xây dựng Đất nước
- Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, ở Việt Nam có Ngân hàng Đông Dương
(Banque de L'Indochine). Đây là ngân hàng được thành lập vào tháng 1/1875, vừa
đóng vai trò là ngân hàng phát hành tiền vừa thực hiện các nghiệp vụ vốn có của các
ngân hàng thương mại. Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và bảo hộ
bởi thực dân Pháp thông qua Ngân hàng Đông Dương. Ngân hàng này là công cụ phục
vụ đắc lực chính sách thuộc địa của chính phủ Pháp và làm giàu cho tư bản Pháp.
- Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ Việt nam dân chủ cộng
hòa ra đời, hàng loạt các sự kiện và chủ trương của Chính phủ, hướng dẫn việc hình
thành hệ thống tiền tệ - ngân hàng của một nước Việt Nam có độc lập chủ quyền2.
+Tháng 1/1946 , Chính phủ ra sắc lệnh số 18B ngày 31/01/1946 cho phép Bộ
tài chính phát hành giấy bạc Việt Nam (giấy bạc cụ Hồ) từ các tỉnh Nam bộ sau đó đến
Nam Trung bộ với tỷ giá 1ĐVN = 1 đồng Đông Dương, đến tháng 1/1948 thì phát
hành trên toàn quốc.
+ Năm 1947 thành lập Cục ngân khố quốc gia và Nha tín dụng sản xuất trực
thuộc Bộ tài chính là tiền thân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+Tại Đại hội Đảng lần thứ II tháng 2/1951 đã đề ra những chủ trương chính
sách, thì đền ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệch số 15/SL

thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam trên cơ sở sát nhập Cục ngân khố quốc gia và
Nha tín dụng sản xuất. Đây là ngân hàng Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông
Nam Á để thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách: Phát hành giấy bạc, quản lý Kho bạc, thực
hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền
tệ và đấu tranh với kẻ thù, đồng thời tổ chức thu hồi đồng tiền của Bộ tài chính đã phát
hành năm 1946. Ngày 6/5/1951 là sự kiện lớn đánh dấu mốc quan trọng cho sự ra đời
của hệ thống ngân hàng Việt Nam sau này.

1
2

/>Nguyễn Đăng Dờn, Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, NXB tổn hợp TP. HCM, 2006

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
3


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là Ngân hàng Trung ương từ ngày thành lập đến
tháng 3/1988 vừa làm nhiệm vụ phát hành tiền, quản lý và điều tiết lưu thông tiền tệ
của một ngân hàng Trung ương vừa thực hiện các chức năng của một ngân hàng trung
gian. Như vậy, ở giai đoạn đầu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là mô hình ngân hàng
một cấp.
+Tại thông tư số 20.VP - TH ngày 21/01/1960 của Tổng giám đốc Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam ký thừa ủy quyền Thủ Tướng Chính phủ, Ngân hàng Quốc gia

Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phù hợp với Hiến
pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và tên gọi này được giữ nguyên cho đến
nay.
+ Ngày 30/4/1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, sau đó Chính phủ Cách
mạng Lâm thời miền nam Việt Nam đã thực hiện tiếp quản hệ thống ngân hàng miền
nam. Từ tháng 7/1976 toàn bộ hệ thống ngân hàng ở miền nam được hợp nhất vào
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lúc này trở thành Ngân hàng Trung ương của nước
Việt Nam thống nhất.
+Từ năm 1986 nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, để đáp theo
tình hình mới của kinh tế đất nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tách dần chức
năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ. Ngày 26/03/1988 Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Nghị định số 53/HĐBT chuyển ngân hàng theo
mô hình một cấp thành ngân hàng theo mô hình hai cấp. Theo đó, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước lĩnh vực tiền tệ - tín dụng ngân
hàng, phát hành tiền và chức năng ngân hàng của các ngân hàng, đây là ngân hàng cấp
một. Các Tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại là ngân hàng cấp hai, tách biệt với
chức năng quản của Ngân hàng Nhà nước, có vai trò trung gian tiền tệ, chuyên doanh
trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng.
Hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại này với tư cách như là các
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhắm
tìm kiếm lợi nhuận.
+Ngày 24/5/1990 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký sắc lệch công bố hai pháp
lệnh ngân hàng đó là: Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh Ngân
hàng, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính. Hai pháp lệnh này trở thành cơ sở
pháp lý để củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng hai cấp ở nước ta.
+ Ngày 02/12/1997 Quốc hội khóa 10 đã thông qua hai luật ngân hàng để thay
thế cho hai pháp lệnh đó là: Luật số 01/1997/QH10 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh


SVTH: Nguyễn Văn Đúp
4


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

Nam và Luật số 02/1997/QH10 Luật các Tổ chức Tín dụng có hiệu lực thi hành từ
01/10/1998. Hai luật này có tác dụng chi phối mọi hoạt động của hệ thống ngân hàng
và được lành mạnh hóa theo khuôn khổ của pháp luật, để từng bước hội nhập với hệ
thống ngân hàng khu vực và trên thế giới.
+ Năm 2003 tiến hành sửa đổi bỗ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam 1997. Không dừng lại đó, Luật Ngân hàng Nhà nước cũng đang chuẩn
bị sửa đổi để thể chế được quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà
nước, thể hiện được tính đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt nam, phù hợp với thể
chế chính trị của Việt nam đã được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Đồng thời nâng cao một bước trách nhiệm, thẩm
quyền và tính chủ động của Ngân hàng Nhà nước trong việc sử dụng các công cụ
nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia3.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
quy định Nghị định số 96/2008 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nghị định 178/2007/NĐ - CP ngày 03
tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
1.1.2 Khái niệm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Điều 1 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997 (sửa đổi bổ sung 2003) quy
định: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ
quan của chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.”

Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ
và hoạt động ngân hàng. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị
đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín
dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng XHCN. Đồng thời, là ngân
hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền
tệ cho Chính phủ. Ngân hàng nhà nước còn có tư cách pháp nhân, có vốn pháp định
thuộc sở hữu nhà nước và có trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội.4
Từ khái niệm trên có thể nhận thấy:

3

Tờ trình của Chính phủ đến Quốc hội về dự án Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi (Tờ trình số
151/TTr-CP ngày 28/9/2009).
4
Khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997, đã được sữa đổi bổ sung 2003(sau đây
gọi là Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
5


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Cơ quan quản lý nhà nước. NHNN Việt Nam
là cơ quan ngang bộ, trực thuộc Chính Phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam mang hàm
Bộ trưởng. NHNN Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những quy định tại các

văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Quy trình bổ
nhiệm, miễn nhiệm Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo các quy định pháp
luật hiện hành trong Luật Tổ chức Quốc Hội và Luật tổ chức Chính Phủ.
Do là cơ quan của Chính phủ nên Chính phủ có thể phối hợp CSTT quốc gia với
chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả
của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ.
- NHNN Việt Nam quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân
hàng. Đây là chức năng cơ bản của NHNN Việt Nam thông qua việc xây dựng và thực
hiện CSTT quốc gia, thanh tra giám sát hoạt động của hệ thống nhân hàng bằng cách
sử dụng các phương thức và công cụ trong phạm vi quyền hạn.
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam là Ngân hàng trung ương. Đây là điểm khác biệt
giữa NHNN Việt Nam với các Bộ khác trong Chính Phủ. Ngân hàng nhà nước Việt
Nam còn là một Ngân hàng. Ngân hàng này thực hiện một số hoạt động ngân hàng đặc
biệt, bao gồm: hoạt động độc quyền phát hành tiền; cung ứng các dịch vụ tài chính,
tiền tệ cho Chính phủ và cho các tổ chức tín dụng; tổ chức hệ thống thanh toán liên
ngân hàng…
- Về mặt dân sự, NHNN Việt Nam là một pháp nhân, nghĩa là được thành lập
theo quy định của pháp luật.Tư cách pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước được thể
hiện ở các mặt sau:
+Thứ nhất, NHNN Việt Nam thuộc sở hữu Nhà nước.
+Thứ hai, NHNN Việt Nam có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
+Thứ ba NHNN Việt Nam có vốn pháp định thuộc sở hữu Nhà nước, được Nhà
nước giao vốn, tài sản để hoạt động.
+Thứ tư, NHNN Việt Nam nhân danh mình để tham gia quan hệ pháp luật.
Tóm lại, NHNN Việt Nam là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng
trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; quản lý Nhà nước các
dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. NHNN Việt Nam, đã
ngày càng khẳng định vị trí của mình, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện để đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

1.1.3 Chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
6


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

Trong mỗi giai đoạn phát triển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được trao
những nhiệm vụ nhất định phù hợp với chức năng và mục tiêu hoạt động của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
Trước đây chức năng của NHNN Việt Nam được quy định tại một văn bản pháp
luật như: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997, Nghị định 86/2002/NĐ-CP ngày
5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyuền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nghị định số 52/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ
quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang
Bộ,…Hiện nay chức năng của NHNN Việt Nam được thể hiện tại Luật ngân hàng Nhà
nước Việt Nam 1997, sửa đổi bỗ sung 2003, có hiệu lực từ ngày 01/8/2003, Nghị định
số 178/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyuền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Theo đó, NHNN Việt Nam thực hiện hai chức năng chính5 :
Chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Chức năng là một ngân hàng trung ương.
Thông qua hai chức năng này Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam hướng đến mục
tiêu ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an
toàn hiệu quả. Để thực hiện chức năng mục tiêu này, NHNN Việt Nam có các nhiệm

vụ quyền hạn được pháp luật quy định làm cơ sở pháp lý.
1.1.3.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong
việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Các chiến lược mang tính định hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước,
các kế hoạch dài hạn cũng như ngắn hạn đều có sự tham gia soạn thảo, hoạch định của
NHNN Việt Nam, đặc biệt là phần các CSTT.
Ngoài ra, NHNN Việt Nam còn phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây
dựng chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, dự kiến tổng mức tạm ứng cho Ngân sách
Nhà nước trong năm tiếp theo; xây dựng chiến lược kế hoạch vay nợ, trả nợ trong
nước và nước ngoài, xây dựng triển khai phương án vay để bù đắp bội chi ngân sách
nhà nước.6
5
6

Điều 5 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Điều 2 Nghị định 96.
Khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Khoản 1 Điều 23 Luật Ngân sách Nhà nước 2002.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
7


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

Xuất phát từ chức năng và mục tiêu hoạt động của mình, Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam có tác động mạnh mẽ đối với sự ổn định và phát triển kinh tế và đời
sống xã hội. Do đó sự tham gia của NHNN Việt Nam vào việc xây dựng chiến lược kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước là rất cần thiết.
Thứ hai, NHNN Việt Nam xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để
Chính phủ xem xét để trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này;
xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Xây dựng hoạch định và thực thi CSTT quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm của
Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động
ngân hàng. Vấn đề xây dựng và thực thi CSTT quốc gia chủ yếu mang tính điều chỉnh
vĩ mô, hướng các tổ chức tín dụng vào thực hiện mục tiêu CSTT, nhưng đồng thời vẫn
đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức này. Cho nên, người
ta thường dùng khái niệm “điều tiết” của ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của
các tổ chức tín dụng. Điều này có nghĩa là ngân hàng Nhà nước không can thiệp trực
tiếp vào hoạt động của các tổ chức tín dụng mà chủ yếu sử dụng các biện pháp, nghiệp
vụ tác động gián tiếp để điều chỉnh môi trường và các điều kiện kinh doanh của các tổ
chức tín dụng như vấn đề lãi suất, khối lượng tiền cung ứng.
Ở mỗi quốc gia, CSTT do Ngân hàng Trung ương đề ra. Đồng thời Ngân hàng
Trung ương sẽ đưa nó vào vận hành trong thực tế nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản
của kinh tế vĩ mô. CSTT là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các chính sách kinh
tế - tài chính của quốc gia và trong hệ thống đó, các bộ phận cấu thành có tác động hữu
cơ với nhau. Do vậy một chính sách hữu hiệu đòi hỏi phải được thiết lập và vận hành
trong mối quan hệ hữu cơ với các chính sách khác mà không tồn tại độc lập với các
chính sách, định hướng kinh tế-xã hội của quốc gia.
Có thể nói CSTT quốc gia là bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính
sách kinh tế tài chính của nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền , kiềm chế lạm phát
góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng , an ninh và nâng cao đời sống
nhân dân.
Thứ ba, Ngân hàng nhà nước xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án
khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp
luật về tiền tệ và ngân hang dưới các hình thức: Thông tư, Quyết định, Chỉ thị thuộc
lĩnh vực quản lý của ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó, NHNH Việt Nam còn tham gia

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
8


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

xây dựng án luật, pháp lệnh trong lĩnh vực ngân hàng để trình Chính phủ xem xét,
Quốc hội hoặc ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.7
Tuy nhiên, NHNH Việt Nam không chỉ tham gia hoặc chủ trì trong việc xây
dựng, soạn thảo các dự án luật pháp lệnh mà còn có trách nhiệm trong việc rà soát hiệu
lực thực tế của các văn bản pháp luật và có thể trức tiếp hoặc gián tiếp đề xuất việc
tiến hành hoàn thiện, hệ thống hóa các quy định pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân
hàng. Đây là một hoạt động rất quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước của
NHNN Việt Nam. Việc rà soát đề xuất, sửa đổi và bổ sung hoàn thiện các văn bản
pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng (đặc biệt là cơ chế điều hành các công cụ
CSTT như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở…) nhằm kiểm soát
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần làm giảm suy thoái kinh tế, đảm bảo an sinh
xã hội đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
Thứ tư, NHNN có thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động
của TCTD, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép
hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách,
hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Dưới góc độ của pháp luật, giấy phép là hình thức pháp lý thể hiện việc Nhà
nước cho phép các tổ chức hoặc cá nhân hoạt động trong một số lĩnh vực khi thỏa mãn
một số điều kiện nhất định. Giấy phép là mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và tổ
chức hoặc cá nhân xin phép kinh doanh. NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên
ngành về ngân hàng, do vậy là cơ quan duy nhất có toàn quyền quyết định đối với việc
thành lập của các tổ chức tín dụng, ngoài ra các tổ chức khác muốn hoạt động ngân
hàng cũng phải được NHNN cấp giấy phép hoạt động khi thỏa mãn những điều kiện
nhất định: Hoạt động ngân hàng là cần thiết và có liên quan chặt chẽ đến hoạt động
chính, có đủ vốn, điều kiện vật chất phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng, có đội
ngũ cán bộ am hiểu hoạt động ngân hàng, có phương án kinh doanh khả thi về hoạt
động ngân hàng.8
Các nhiệm vụ quyền hạn trên là rất quan trọng để NHNN thực hiện nguyên
tắt Nhà nước quản lý mọi hoạt động ngân hàng khi thực hiện CSTT quốc gia.
Thứ năm, NHNN có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng;
kiểm soát tín dụng; xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân
hàng theo thẩm quyền.
7

Khoản 1 và Khỏan 3 Điều 2 Nghị định 96.
Khoản 2 Điều 22 Luật các tổ chức tín dụng 1997, sửa đổi bổ sung 2004(sau đây gọi tắt là Luật các tổ chức tín
dụng.
8

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
9


Luận văn tốt nghiệp


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

Theo quy định tại nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thì
NHNN có thẩm quyền kiểm tra tính phù hợp với quy định pháp luật của việc thành
lập, hoạt động của tổ chức tín dụng, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; có
quyền xử lý các hành vi quy phạm pháp luật ngân hàng như: thu hồi giấy phép hoạt
động, xử phạt hành chính.
Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi vi phạm nào trong lĩnh vực tiền tệ và
hoạt động ngân hàng cũng bị xử phạt. Vị phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và
hoạt động ngân hàng được hiểu là hành vi của cá nhân, cơ quan tổ chức trong nước và
nước ngoài cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng mà không phải là tội phạm.9 Vậy các
hành vi phạm hành chính ở đây được xác định bởi hai yếu tố đặc trưng đó là: vi phạm
quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân
hàng và hành vi đó chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xử phạt hành
chính chỉ được áp dụng đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định
202 như là: Hành vi tiếp tục hoạt động ngân hàng khi không có giấy phép, bi tước giấy
phép hoặc giấy phép hết thời hạn; hành vi chuyển ngoại hối hoặc vàng ra ngoài nước
hoặc vào Việt Nam một cách trái phép; hành vi che giấu hoặc đồng lõa với hành vi vi
phạm pháp luật về hoạt động ngoại hối…
Ngoài ra, thanh tra hoạt động ngân hàng cũng là một trong những nhiệm vụ,
quyền hạn quan trọng của Ngân hàng Nhà nước nói chung trong nền kinh tế thị trường.
Trong hoạt động thanh tra, thanh tra NHNN Việt Nam có thẩm quyền thanh tra về
chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại và
các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, kiểm soát tín dụng là biện pháp quản lý nhà nước
do Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với các TCTD các tổ chức khác có hoạt động
ngân hàng nhằm ngăn ngừa rủi ro, tiêu cực trong hoạt động tiền tệ và duy trì ổn định
của ngân hàng trong nền kinh tế.

Ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn trên, Ngân hàng Nhà nước còn có các
nhiệm vụ và quyền hạn khác như: Quản lý việc vay, trả nợ vay nước ngoài của các
doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ; chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện
cán cân thanh toán quốc tế; quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoat động kinh
doanh vàng; ký kết, tham gia điều ước quôc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo

9

Khoản 2 Điều 2 Nghị định 202/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động
ngân hàng.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
10


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

quy định của pháp luật10; đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại
các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế11 trong những trường hợp được Chủ tịch
nước, Chính phủ ủy quyền; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, ứng dụng
khoa học và công nghệ ngân hàng.
1.1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc
thực hiện chức năng Ngân hàng Trung ương
Ngoài chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng,
NHNN Việt Nam còn thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương, đó là chức
năng phát hành tiền, tổ chức và điều hành trường tiền tệ, kiểm soát và bảo vệ sự hoạt

động bình thường của các TCTD cũng như sự an toàn của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Khác với việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, NHNN Việt Nam thực
hiện chức năng Ngân hàng Trung ương chủ yếu bằng các nghiệp vụ ngân hàng. Những
nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của NHNN Việt Nam với vai trò là Ngân hàng Trung
ương bao gồm:
Thứ nhất, NHNN tổ chức in đúc, bảo quản, vận chuyển tiền, thực hiện
nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền với tư cách là cơ quan độc
quyền.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng,
hình vẽ, hoa văn, các đặc điểm khác của tiền giấy, tiền kim loại để trình Thủ tướng phê
duyệt. NHNN tổ chức và quản lý việc thực hiện in đúc tiền dựa vào kế hoặc in đúc tiền
được Chính phủ quy định, thực hiện ký hợp đồng với các nhà máy in tiền trong nước
và trên thế giới. Hàng năm, Thống đốc có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ,
đồng thời gửi Bộ Tài chính, Bộ Công an về kết quả in đúc tiền.
Bảo quản tiền, Ngân hàng Nhà nước được phép xây dựng các kho tiền trung
ương và các kho tiền đặt tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố để bảo
quản tiền, tài sản quý và các giấy tờ có giá do mình quản lý.
Vận chuyển tiền là quá trình chuyển dịch vị trí tồn tại của các loại tiền bằng
những phương tiện chuyên dùng theo những nguyên tắc nhất định. Ngân hàng Nhà
nước chịu trách nhiệm việc vận chuyển tiền do mình quản lý trong phạm vi từ Nhà
máy in đúc tiền, từ sân bay bến cảng, nhà ga về ngân hàng trung ương và ngược lại,
10

Năm 2009, NHNN đàm phán với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng
Phát triẻn Châu Á, Quỹ tiền tệ quốc tế thực hiện nhiều chương trình dự án về phát triển kinh tế, xã hội. Đồng
thời thực hiện ký kết các văn bản hợp tác trao đổi thông tin thanh ra giám sát ngân hàng với 12 cơ quan quản lý
các nước, vùng lãnh thổ
11
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).


GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
11


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

giữa kho tiền trung ương, kho tiền trung ương với các chi nhánh ngân hàng trung
ương.
Phát hành tiền, là đưa tiền in sẵn từ trong kho vào lưu thông để đáp ứng các
nhu cầu về tiền mặt của nền kinh tế - xã hội. NHNN là cơ quan duy nhất phát hành tiền
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại. Để
việc phát hành thực hiện một cách kịp thời, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, NHNN
thực hiện việc lập quỹ phát hành gồm: quỹ dự trữ phát hành và quỹ nghiệp vụ phát
hành.
Việc phát hành tiền của NHNN được thực hiện theo các con đường đó là:
Phát hành qua kênh ngân sách; phát hành qua kênh tín dụng; phát hành qua thị trường
mở; phát hàng qua thị trường vàng và ngoại tệ.
Thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền: NHNN quy định tiêu chuẩn tiền hư hỏng,
thường xuyên tổ chức thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền rách nát, hư hỏng
đồng thời phát hành lượng tiền tệ khác thay thế tương đương với lượng tiền tệ đó. Tiền
được tiêu hủy bao gồm các loại tiền giấy, tiền kim loại đã không đáp ứng được tiêu
chuân, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định số lượng, giá trị từng loại tiền tệ
tiêu huỷ và thời gian tiêu hủy. Thống đốc ban hành quy chế tiêu hủy tiền, thành lập bộ
máy chuyên trách để tiêu hủy tiền.
Trong các chức năng trên thì việc thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền là chức
năng quan trọng của Ngân hàng Nhà nước. Phát hành tiền không chỉ đơn thuần là đưa

tiền vào lưu thông, cung ứng tiền cho nền kinh tế, mà phát hành tiền có ý nghĩa lớn lao
là góp phần giữ gìn ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định tình hình tài chính
tiền tệ đất nước.
Có thể nói, NHNN Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay thì toàn bộ việc phát
hành tiền được tập trung vào Ngân hàng Nhà nước theo chế độ Nhà nước độc quyền
phát hành tiền12 và số lượng tiền phát hành tiền dựa trên nhu cầu của nền kinh tế trên
cơ sở quyết định của Chính phủ về lượng tiền bổ sung hàng năm. Đó là sự cân đối hợp
lý giữa tốc độ phát triển kinh tế và lượng tiền tệ cung ứng cho lưu thông trong nền
kinh tế đó. Một nền kinh tế sản xuất ra bao nhiêu hàng hóa thì cần có một lượng tiền
cung ứng tương đương với lượng hàng hóa đó. Sự cân đối giữa tiền và hàng hoá làm
cho sản xuất và tiêu dùng ổn định, giữ vững phát triển kinh tế và đời sống xã hội.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng
ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế.
12

Điều 23 Luật Ngân hàng Nà nước Việt Nam.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
12


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN nhằm cung ứng
vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng13. Đây thực chất là một
công cụ của Ngân hàng Nhà nước để điều tiết lượng tiền trong lưu thông và nhằm giúp

các TCTD là ngân hàng giải quyết khó khăn về nhu cầu vốn ngắn hạn.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét và quyết định tái cấp vốn cho các
ngân hàng khi có đủ các điều kiện nhất định sau:
+ Các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng,
Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính
sách, Ngân hàng hợp tác, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các
loại hình ngân hàng khác được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
+ Ngân hàng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt
+ Có đơn xin vay
+ Không có dư nợ quá hạn tại NHNN Việt Nam
+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp.
Các loại giấy tờ có giá-tài sản trong hoạt động cầm cố trong hoạt động tái cấp
vốn có thể là :
-Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
-Trái phiếu Chính phủ, gồm: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu
công trình Trung ương, Trái phiếu ngoại tệ, Công trái xây dựng Tổ quốc.
- Các giấy tờ có giá khác sử dụng làm tài sản cầm cố do Thống đốc NHNN
Việt Nam quy định trong từng thời kỳ.
Thứ ba, NHNN Việt Nam hiện điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp
vụ thị trường mở.
Có thể nói, sự phát triển của hệ thống tài chính phản ánh mức độ phát triển
của nền kinh tế thị trường ở mỗi quốc gia. Thông thường thị trường tài chính bao gồm
hai bộ phận là thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua bán các giấy tờ có giá
ngắn hạn14, bao gồm: tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chứng chỉ tiền
gửi và các GTCG ngắn hạn khác15. Ở thị trường tiền tệ, NHNN Việt Nam kiểm soát thị
trường này, xây dựng quy chế, điều hành hoạt động của thị trường nhằm đảm bảo hoạt
động của thị trường diễn ra đúng luật định và đạt hiệu quả cao. Mặc khác NHNN Việt
13


Khoản 10 Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm.
15
Khoản 2 Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
14

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
13


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

Nam còn can thiệp vào hoạt động của thị trường tiền tệ bằng cách tác động vào quá
trình tạo tiền của các tổ chức tín dụng và làm thay đổi lãi suất trên thị trường tiền tệ
qua việc tác động đến cung cầu tiền dưới hình thức tái cấp vốn, tái chiết khấu hoặc tài
trợ vốn.
Mức độ tham gia của Ngân hàng Trung ương ở mỗi nước có khác nhau. Nhìn
chung, các Ngân hàng Trung ương vừa là thành viên của thị trường này, vừa là người
tham gia, tổ chức, giám sát điều hành thị trường này và thông qua đó nhằm mục tiêu
thực hiện CSTT quốc gia.
Thị trường vốn Là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như
cổ phiếu, trái phiếu. Thị trường vốn được phân thành ba bộ phận là thị trường cổ
phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu.
Việc mua bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do NHNN Việt Nam thực hiện trên
thị trường tiền tệ nhằm thực hiện CSTT quốc gia được gọi là nghiệp vụ thị trường mở.
Theo Khoản 4 Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nghiệp vụ thị trường mở là

nghiệp vụ mua bán ngắn hạn các GTCG do NHNN Việt Nam thực hiện trên thị trường
tiền tệ nhằm thực hiện CSTT quốc gia.
Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát Dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại
hối Nhà nước.
Dự trữ quốc tế là dự trữ ngoại hối Nhà nước do NHNN quản lý và dự trữ
ngoại hối của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Ngoại hối là tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và
các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài16.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy
định của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng
thanh toán quốc tế và bảo toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước. Việc quản lý dự trữ ngoại
hối Nhà nước bao gồm17:
+ Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
+ Chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ
chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành.
+ Quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế.
+ Vàng.

16
17

Khoản 6 Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Khoản 1 Điều 38 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Điều 32 Pháp lệnh ngoại hối 2005

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
14



Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

+ Các loại ngoại hối khác.
Trong quản lý Nhà nước về hoạt động ngoại hối NHNN chịu trách nhiệm
trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt
động ngoại hối. NHNN chủ trì xây dựng và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật
về ngoại hối thuộc thẩm quyền, phối hợp với các bộ, ngành liên quan khi xây dựng các
văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến ngoại hối, chịu trách nhiệm trước Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngoại hối, cấp, thu hồi
giấy phép hoạt động ngoại hối, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các hoạt động ngoại
hối và việc chấp hành chế độ chứng từ và thông tin báo cáo, xử lý các hành vi vi phạm
về ngoại hối thuộc thẩm quyền.
Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng,
làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán.
Về tổ chức và hoạt động của các tổ chức cung ứng các dịch vụ thanh toán,
NHNN Việt Nam tham gia vào hoạt động thanh toán với hai tư cách: cơ quan quản lý
tài khoản và chủ tài khoản.
- Với tư cách là cơ quan quản lý tài khoản, NHNN được mở tài khoản thanh
toán, được thực hiện toàn bộ các dịch vụ thanh toán cho các TCTD trong và ngoài
nước, các tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán và các ngân hàng nước ngoài, tổ
chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế; mở tài khoản và thực hiện giao dịch cho Kho bạc Nhà
nước, làm đại lý cho Kho bạc Nhà nước trong việc đấu thầu, phát hành và thanh toán
tín phiếu, trái phiếu kho bạc. NHNNVN không trực tiếp mở tài khoản cho cá nhân và
tổ chức khác ngoài các tổ chức tín dụng.
Các dịch vụ thanh toán đó là: cung ứng các phương tiện thanh toán, dịch vụ
thanh toán trong nước; dịch vụ thanh toán quốc tế; dịch vụ thu hộ và các dịch vụ thanh
toán khác do NHNN Việt Nam quy định trong từng thời kỳ nhất định.18
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý việc cung ứng các phương

tiện thanh toán của các tổ tín dụng có chức năng cung ứng dịch vụ thanh toán. Các
phương tiện chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: 19
+ Tiền mặt
+ Séc
+ Lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi
+ Ủy mhiệm thu
18
19

Khoản 1 Điều 11 Nghị định 64.
Điều 12 Nghi định 64.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
15


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

+Thẻ ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức thanh toán liên ngân hàng để thực
hiện dịch vụ thanh toán giữa các thành viên là Ngân hàng Nhà nước, các TCTD và các
tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán20. Việc tổ chức thanh toán liên ngân hàng và
thực hiện việc cung ứng các dịch vụ thanh toán nhằm mục đích thực hiện chức năng
ngân hàng trung ương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Với tư cách là chủ tài khoản, NHNN Việt Nam được mở tài khoản ở ngân
hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế.21 Thực hiện hợp tác quốc tế trong

lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, NHNN Việt Nam còn tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích,
mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt sau khi được cấp có thẩm quyền
phê duyệt22. Thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và
định hướng đến năm 2020, NHNN Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các Bộ
ngành có liên quan và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thực hiện 6
nhóm đề án thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm23: đề án hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế; đề án thanh toán không dùng tiền
mặt trong khu vực công; đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực doanh
nghiệp; đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư; đề án phát triển
hệ thống thanh toán; đề án hỗ trợ không dùng tiền mặt. Việc thực hiện đề án trên nhằm
làm giảm bới lượng tiền mặt trong lưu thông góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn vốn trong nền kinh tế, hạn chế các giao dịch không hợp pháp, tăng cường sự
quản lý của Nhà nước đối với các chi tiêu tài chính từ ngân sách, góp phần phòng
chống tham nhũng…quản lý toàn diện chính sách tiền tệ quốc gia.
Thứ sáu, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ
thông tin ngân hàng.
Ngân hàng Nhà Việt Nam thực hiện hoạt động thông tin tín dụng nhằm mục
đích hỗ trợ các TCTD ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, góp
phần đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Tóm lại, thông qua việc thực hiện các chức năng trên, NHNN Việt Nam có
thể kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, giữ vững sự cân bằng
20

Khoản 1 Điều 22 Nghị định 64
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 64 và Khoản 2 Điều 34 Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
22
Điểm d Khoản 14 Điều 1 Nghị định 96.
23

Điều 2 Quyết định 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án
thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam.
21

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
16


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

giữa cung cầu tiền tệ, kiểm soát lạm phát ở mức thấp, là điều kiện đảm bảo cho nền
kinh tế tăng trưởng ổn định.
1.2 Khái quát chung về chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam
1.2.1 Khái niệm Chính sách tiền tệ quốc gia
Chính sách tiền tệ là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế - tài chính
vĩ mô của đất nước. Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997 (sửa đổi bổ sung 2003),
CSTT được định nghĩa như sau:
“Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính
của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống nhân
dân.”
Theo đó ta có thể hiểu: Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế
vĩ mô, một bộ phận của chính sách kinh tế tài chính quốc gia. Trong đó, CSTT quốc
gia có vai trò gắn kết các chính sách vĩ mô khác lại với nhau. CSTT xác định lượng
tiền cung ứng tăng thêm cho nền kinh tế hàng năm, điều tiết lượng tiền đang lưu thông

trong nền kinh tế. Qua đó CSTT tác động đến tổng cung – cầu tiền tệ, tiền và hàng, ổn
định giá trị nội tệ, tác động đến tăng trưởng kinh tế.
CSTT luôn hướng vào mục tiêu thay đổi lượng tiền cung ứng. Do đó chủ thể
nào thực hiện chức năng phát hành tiền và điều hòa hệ thống tiền tệ thì chủ thể đó phải
trực tiếp vạch ra và điều hành CSTT. Chủ thể đó chính là Ngân hàng Nhà nước. Hàng
năm Ngân hàng Nhà nước chủ trì xây dựng CSTT quốc gia và các giải pháp thực hiện
trình Chính phủ và Chính phủ sẽ trình cho Quốc hội phê duyệt. Trong quá trình thực
hiện, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế trong từng giai đoạn khác nhau ,
Ngân hàng nhà nước sẽ đề xuất các giải pháp các công cụ chính sách tiền tệ cần sử
dụng để điều tiết tiền tệ, ổn định kinh tế.
Chính sách tiền tệ có tác động điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng tăng thêm
cho một thời gian nhất định thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, mua ngoại tệ,
tạm ứng cho Ngân sách Nhà Nước để điều chỉnh lượng tiền có trong lưu thông. Đây là
quá trình kiểm soát tiền tệ, sao cho phù hợp giữa lượng tiền và tổng hàng hàng hóa có
trong lưu thông, tiền và hàng nói chung không gây thừa hoặc thiếu đối với lưu thông.
CSTT còn có tác động nâng cao sức mua của đồng tiền. Khi có hiện tượng thừa tiền
trong lưu thông, tức là tổng cung lớn hơn tổng cầu tiền, tổng lượng tiền nhiều tổng
hàng hóa sản xuất được sẽ dẫn đến tình trạng đồng tiền mất giá, giá cả hàng hóa tăng

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
17


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

lên. Khi đó Ngân hàng Nhà nước sẽ “rút” tiền đang lưu thông bằng cách cách sử dụng

các công cụ CSTT, làm câng bằng cung cầu tiền tệ, tiền và hàng trong nền kinh tế,
năng cao sức mua đồng tiền, hàng hóa sẽ được bán đúng với giá trị thực của nó.
Trong một khoản thời gian nhất định CSTT quốc gia có thể xác định theo hai
hướng:
Chính sách nới lỏng: Là làm tăng lượng tiền cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế
nhằm khuyến khích đầu tư, tiếp vốn cho các ngành để mở rộng sản xuất, kinh doanh,
làm tăng tổng cầu và giá trị sản lượng quốc gia. Chính sách này thích hợp để chống
suy thoái kinh tế và giảm thất nghiệp.
Chính sách thắt chặt: Là làm hạn chế lượng tiền cung ứng tiền cho nền kinh tế
nhằm hạn chế đầu tư, kiềm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, lúc này CSTT
nhằm vào mục tiêu chống lạm phát.
Chính sách tiền tệ vận hành theo hướng nào đều nhằm thực hiện các mục tiêu
cơ bản sau: Ổn định giá trị đồng tiền, giá cả hàng hóa, ổn định và thúc đẩy phát triển
kinh tế, gián tiếp thúc đẩy tạo công ăn việc làm và giảm thất nghiệp. Vấn đề phải thực
hiện CSTT như thế nào để vừa kiểm soát được lạm phát, vừa đảm bảo mức tăng
trưởng kinh tế vừa phải. Để làm được điều đó là tùy thuộc vào năng lực điều hành của
người điều hành CSTT.
Để đạt được những mục tiêu tài chính, kinh tế - xã hội mà CSTT đề ra, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đã sử dụng các công cụ sau đây:
Công cụ tái cấp vốn: NHNN sử dụng công cụ tái cấp vốn, để chuyển tải dòng
vốn tín dụng với tư cách là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM. Tái cấp vốn
là công cụ cung ứng tiền nói chung và vốn tín dụng riêng cho nền kinh tế thông qua hệ
thống ngân hàng trung gian là các TCTD.
Công cụ lãi suất: Công cụ lãi suất được Ngân hàng Nhà nước thực hiện dưới
hình thức công bố lãi suất cơ bản làm cơ sở cho các NHTM ấn định lãi suất kinh
doanh hoặc dưới hình thức áp dụng lãi suất tái cấp vốn.
Lãi suất cơ bản có hai đặc trưng sau: Do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công
bố và làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.
Lãi suất kinh doanh ở đây được hiểu là lãi suất huy động vốn và lãi suất cấp tín
dụng. Hiện nay, với cơ chế lãi suất thỏa thuận, lãi suất cơ bản không còn là công cụ

kiểm soát trực tiếp lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng mà đóng vai trò là định
hướng lãi suất thị trường, giúp các TCTD hạn chế rủi ro trong việc ấn định lãi suất huy
động vốn và lãi suất cho vay.
GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
18


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

Công cụ tỷ giá hối đoái: Tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngoại thương
và các hoạt động đối ngoại khác. Sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ làm tác động
mạnh đến các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác giữa Việt Nam
và nước ngoài. NHNN là cơ quan xác định và công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt
Nam để đạt được những mục tiêu của CSTT quốc gia.
Công cụ dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các NHTM phải
đưa vào dự trữ theo luật định. Phần dự trữ này được gửi vào tài khoản của NHTM mở
tại NHNN.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHNN quyết định là tỷ lệ trên lượng tiền gửi mà các
NHTM huy động được phải để lại dưới dạng dự trữ. Như vậy các NHTM chỉ được cho
vay số tiền còn lại sau khi đã trừ đi dự trữ bắt buộc. Qua việc tăng hoặc giảm tỷ lệ dự
trữ bắt buộc của các NHTM có thể hạn chế hoặc mở rộng khối lượng tiền mà hệ thống
ngân hàng có khả năng cung ứng cho nền kinh tế.
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: Nghiệp vụ thị trường mở, là nghiệp vụ của
NHNN để tiến hành mua, hoặc bán các chứng từ có giá ngắn hạn với các NHTM và
các thành viên khác của thị trường mở để thực hiện CSTT quốc gia. Thông qua nghiệp
vụ này NHNN sẽ tham gia với tư cách là chủ thể điều hành đồng thời là chủ thể tham

gia mua bán.
1.2.2 Ý nghĩa của việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách
tiền tệ quốc gia
Với tầm quan trong của CSTT quốc gia là một trong những chính sách kinh tế
vĩ mô, một bộ phận của chính sách kinh tế tài chính quốc gia. Chính sách tiền tệ còn là
là một trong những chính sách chủ yếu để phục vụ mục tiêu kinh tế vĩ mô ở nước ta
cùng với các chính sách như: chính sách tài khoá, chính sách ngoại thương, chính sách
chi tiêu…Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng điều hành CSTT cũng
không nằm ngoài mục tiêu ý nghĩa trên.
Việc thực hiện CSTT của Ngân hàng Nhà nước có ý nghĩa cụ thể sau: chính
sách tiền tệ làm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, từ đó góp phần ổn định
và thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công việc làm cho người lao động, nâng cao đời
sống nhân dân.
- Ổn định giá trị đồng tiền, bao gồm ổn định sức mua đối nội (chỉ số giá cả hàng
hóa dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền trong nước so với
đồng tiền nước ngoài) của đồng tiền quốc gia. Ổn định giá trị đồng tiền quốc gia là làm
cho đồng tiền thực hiện đúng chức năng một cách bình thường, giữ vững mối quan hệ

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
19


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

cân đối giữa tiền và hàng hoá không tăng hoặc giảm quá mức. Giá trị đồng tiền ổn
định là điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển qua đó phát huy vai trò tích cực của tiền tệ

đối với nền kinh tế - xã hội.
Giá trị quốc ngoại của đồng tiền chính là sức mua đối ngoại của đồng tiền, được
đo lường bởi tỷ giá hối đoái. Thực hiện điều tiết chính sách tiền tệ có ý nghĩa giữ tỷ
giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ ổn định. Tỷ giá hối đoái có tác động xấu
tốt đến hoạt động xuất nhập khẩu, do đó ổn định tỷ giá có ý nghĩa quan trọng để thúc
đẩy mối quan hệ ngoại thương phát triển. Sự ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của
đồng tiền góp phần to lớn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được trao đổi và lưu
thông được phát triển không chỉ trong phạm vi trong nước mà cả trên phạm vi quốc tế.
- Chính sách tiền tệ còn có ý nghĩa ổn định giá cả hay kiểm soát lạm phát là
mục tiêu hàng đầu và dài hạn của CSTT. Mức lạm phát thấp và ổn định tạo nên môi
trường đầu tư ổn định, thúc đẩy nhu cầu đầu tư và đảm bảo sự phân bổ nguồn lực xã
hội một cách hiệu quả. Đây là lợi ích có tầm quan trọng đối với sự thịnh vượng của
nền kinh tế quốc gia.
Ngân hàng Nhà nước kiểm soát và điều hòa khối tiền giao dịch của nền kinh tế,
tức là tổng các phương tiện thanh toán tổng lượng tiền tệ có trong nền kinh tế, làm cho
tốc độ tăng của tổng phương tiện thanh toán phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và
chi phí giá cả của từng thời kỳ. Nếu để tốc độ tăng tổng các phương tiện thanh toán lớn
hơn nhiều so với nhu cầu, tất yếu sẽ dẫn đến lạm phát tiền tệ, do tăng cung tiền vượt
mức cho phép. Ngược lại nếu tổng các phương tiện thanh toán tăng trưởng ít hơn so
với nhu cầu, dẫn đến thiếu các phương tiện thanh toán, hậu quả dẫn nền kinh tế rơi vào
thời kỳ suy thoái.
- Kết qủa cuối cùng của CSTT là ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế tạo việc
làm cho người lao động.
Tạo ra sự ổn định và phát triển kinh tế là mục tiêu xuyên suốt của CSTT. Phát
triển kinh tế là tăng mức thu nhập bình quân đầu người (GDP) của thành viên trong xã
hội, nhu cầu về tiêu dùng tăng, Nhà nước có điều kiện thực hiện những công trình
phúc lợi xã hội, dân cư có điều kiện mua sắm cải thiện đời sống sinh hoạt và các doanh
nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá dịch vụ.
Tạo công ăn việc làm là việc có ý nghĩa xã hội rộng lớn, giúp vấn đề thất
nghiệp và phân hoá giàu nghèo trong xã hội. CSTT quốc gia khi đã đạt được những

mục tiêu nhất định, sẽ khai thác được nguồn lao động tiềm năng lớn của đất nước, và
không dừng lại chỗ là tạo việc làm, mà còn là nhân tố thúc đẩy lại phát triển kinh tế.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
20


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

Hiện nay, dân số nước ta đang trong độ tuổi lao đông chiếm khoản trên 40% trong
tổng cơ cấu dân số, có thể xem đây như là “công dân vàng làm ra vàng” từ đó càng
thấy rõ vai trò và ý nghĩa của CSTT quốc gia.
Tóm lại, NHNN Việt Nam đã trãi qua 59 năm từ ngày thành lập đến nay đã
không ngừng hoàn thiện và phát triển nâng cao ví trí, chức năng của mình trong hệ
thống các cơ quan của Nhà nước. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Quốc hội
khoá X kỳ họp thứ hai thông qua ngày 12 tháng 12 nnăm 1997, có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01 tháng 10 năm 2008 và đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ ba sửa đổi,
bổ sung một số điều tại Luật số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003, là khuôn
khổ pháp lý cơ bản điều chỉnh tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam theo cơ chế thị trường. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện điều hành chính
sách tiền tệ quốc gia là hoạt động quan trọng để điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

CHƯƠNG 2:
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt

động ngân hàng. Hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước bao gồm các hoạt
động: Hoạt động thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; hoạt động phát hành tiền giấy

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
21


Luận văn tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ quốc gia

và tiền kim loại; hoạt động tín dụng; hoạt động mở tài khoản, thanh toán và ngân quỹ;
hoạt động quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối; hoạt động thông tin.
Các hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp
phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy
phát triểt kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong số những hoạt động
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ
và hoạt động ngân hàng, hoạt động thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia là quan trọng
nhất. Đây là một chính sách vĩ mô, một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính Nhà
nước. Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng sâu sắc đến cung ứng tiền tệ là năng lượng hoạt
động cho toàn bộ hệ thống các ngành kinh tế. Do đó, sự thay trong hoạt động của
chính sách tiền tệ sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế - xã hội của
đất nước.
Tại Điều 3 Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trách nhiệm và quyền
hạn của các cơ quan liên quan đến chính sách tiền tệ như sau:
Đối với Quốc hội, Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện chính sách
tiền tệ quốc gia; quyết định và giám sát mức lạm phát dự kiến hàng năm trong mối
tương quan với cân đối ngân sách Nhà nước và mức tăng trưởng kinh tế.

Đối với Chủ tịch nước, Chủ tịch nước thực hiện những nhiệm vụ, và quyền hạn
do Hiến pháp và pháp luật quy định trong đàm phán, ký kết, tham gia, phê chuẩn điều
ước quốc tế, thoả thuận quốc tế về lĩnh vực tài chính tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Đối với Chính phủ, Chính phủ xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, mức
lạm phát dự kiến hàng năm để trình Quốc hội quyết định. Tổ chức thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia, quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm
cũng như mục đích sử dụng số tiền này và báo cáo định kỳ cho Ủy ban Thường vụ
Quốc hội. Đồng thời Chính phủ quyết định các chính sách cụ thể và các giải pháp để
thực hiện các giải pháp đó.
Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trách nhiệm trong việc thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia được quy định tại điều 15 Luật ngân hàng Nhà nước: chủ trì xây
dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch cung ứng lượng tiền bổ sung cho lưu
thông hàng năm để trình Chính phủ quyết định. Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều
hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thực hiện đưa tiền ra lưu thông,
rút tiền từ lưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng
đã được Chính phủ phê duyệt. Đồng thời báo cáo với Chính phủ và Quốc hội kết quả
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh

SVTH: Nguyễn Văn Đúp
22


×