Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Khảo sát và đánh giá khả năng thu hồi, tái chế, phế phẩm phụ phẩm tại xí nghiệp chế biến thủy sản việt an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

FÍG

DƯƠNG THANH TÙNG

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU
HỒI, TÁI CHẾ, PHẾ PHẨM PHỤ PHẨM
TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THUỶ SẢN VIỆT AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

An Giang, 05/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

FÍG

DƯƠNG THANH TÙNG

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU
HỒI, TÁI CHẾ, PHẾ PHẨM PHỤ PHẨM
TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THUỶ SẢN VIỆT AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đinh Thị Việt Huỳnh
Ths. Kiều Đỗ Minh Luân


GVPB: Ths. Bùi Thị Mai Phụng
Ths. Trần Ngọc Châu

An Giang, 05/2011


LỜI CẢM ƠN
KJ
Để hoàn thành để tài tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn:
Gia đình đã quan tâm, lo lắng và là chỗ dựa to lớn cho em.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Ths. Đinh Thị Việt Huỳnh và thầy Ths. Kiều
Đỗ Minh Luân đã tận tình hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành tốt đề tài
này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trương Kiến Thọ cùng thầy Trương Đăng
Quang đã tạo nhiều điều kiện cho em trong quá trình làm khóa luận và thực
tập tại Xí nghiệp.
Em xin đồng cảm ơn đến các anh trong bộ phận kỹ thuật, bộ phận kiểm
định chất lượng, ban lãnh đạo của công ty Cổ Phần chế biến thủy sản Việt An
đã nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn em trong khoảng thời gian em thực tập tại Xí
nghiệp An Thịnh.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô trong khoa Kỹ Thuật Công
Nghệ Môi Trường nói riêng và các thầy, cô trong trường ĐH An Giang nói
chung đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báo trong suốt 4 năm học tại
trường.


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................

...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Long Xuyên, ngày …. tháng …. năm ….
GVHD1

Ths. Đinh Thị Việt Huỳnh


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
Long Xuyên, ngày …. tháng …. năm ….
GVHD2

Ths. Đinh Thị Việt Huỳnh


TÓM TẮT ĐỀ TÀI


Đề tài: Khảo sát, đánh giá khả năng thu hồi và tái chế phụ phẩm phế phẩm tại
Xí nghiệp An Thịnh thuộc Công ty cổ phần Việt An. Nhằm khảo sát, phân tích,
đánh giá khả năng thu hồi và tái chế phế phẩm phụ phẩm theo hướng sản xuất
sạch và khả năng ứng dụng năng lượng tái tạo. Từ đó, đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện hơn về quy trình công nghệ tại Xí nghiệp. Đồng thời, tạo
điều kiện thuận lợi cho Xí nghiệp sản xuất theo hướng phát triển bền vững và
cũng là cơ sở nền cho các nghiên cứu về sau.


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1. Các giai đoạn phân hủy yếm khí biogas ............................................... 16
Hình 2.2. Hầm biogas theo kiểu vòm cầu ............................................................. 20
Hình 2.3. Một số dạng phytoplankton ................................................................... 21
Hình 2.4. Cây dầu mè Jatropha curcas................................................................... 23
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình chế biến cá fillet tại Xí nghiệp An Thịnh..................... 37
Hình 4.2.. Nhập nguyên liệu .................................................................................. 38
Hình 4.3. Cắt tiết ngâm .......................................................................................... 38
Hình 4.4. Công nhân đang fillet cá ........................................................................ 39
Hình 4.5. Bộ phận lạng da...................................................................................... 40
Hình 4.6. Bộ phận sửa cá ....................................................................................... 40
Hình 4.7. Cá được đưa vào cấp đông ..................................................................... 42
Hình 4.8. Cá sau khi đông lạnh .............................................................................. 42
Hình 4.9. Tủ điều khiển kho lạnh........................................................................... 42
Hình 4.10. Mỡ được vớt ra từ bể rửa ..................................................................... 49
Hình 4.11. Thịt vụn và da....................................................................................... 49
Hình 4.12. Sơ đồ đường đi phụ phẩm của công đoạn 2......................................... 50
Hình 4.13. Sơ đồ đương đi phụ phẩm của công đoạn 3......................................... 51
Hình 4.14. Da được lạng xong ............................................................................... 52
Hình 4.15. Phụ phẩm rơi trên nền sàn.................................................................... 52

Hình 4.16. Phụ phẩm rơi xuống máng, nền sàn ..................................................... 53
Hình 4.17. Máy hút trục vít.................................................................................... 53
Hình 4.18. Nước thải lẫn phụ phẩm phế phẩm ...................................................... 55
Hình 4.19. Phụ phẩm được thu gom ...................................................................... 56
Trang
Hình 4.20. Máu rỉ từ xe phụ phẩm xương đầu....................................................... 57
Hình 4.21. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải thu hồi biogas được đề xuất ............. 64


DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Các thành phần của khí biogas ...........................................................16
Bảng 4.1. Các thông số và nồng độ ô nhiễm trung bình từ các nhà máy chế
biến thủy sản cá tra, basa trên địa bàn tỉnh An Giang..........................................44
Bảng 4.2. Kết quả giám sát các thông số ô nhiễm tại
Xí nghiệp An Thịnh (10/2009) ............................................................................46
Bảng 4.3. Kết quả giám sát các thông số ô nhiễm tại
Xí nghiệp An Thịnh (03/2010) ............................................................................47


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................3
2.1. Sản xuất sạch hơn và khả năng ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành
chế biến thủy sản ................................................................................................3
2.1.1. Khái niệm sản xuất sạch hơn ...........................................................3
2.1.2. Mục tiêu của sản xuất sạch hơn .......................................................3
2.1.3. Các công cụ kiểm toán trong sản xuất sạch hơn ..............................3

2.1.4. Lợi ích và động cơ thúc đẩy thực hiện sản xuất sạch hơn ...............3
2.1.5. Các giải pháp sản xuất sạch hơn ......................................................5
2.1.6. Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn .............................................6
2.1.7. Tình hình nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn tại Việt Nam .....7
2.1.8. Khả năng ứng dụng SXSH trong ngành chế biến thủy sản ...........10
2.2. Tổng quan về phế phụ phẩm và chất thải từ ngành chế biến thủy sản và
khả năng ứng dụng năng lượng tái tạo .............................................................11
2.3. Một số ứng dụng phát triển năng lượng tái tạo .........................................14
2.3.1. Thu hồi biogas từ nước thải thủy sản .............................................14
2.3.2. Từ chất thải của các ngành khác ....................................................17
2.3.3. Sản xuất dầu biodiesel từ mỡ cá ....................................................20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....27
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................27
3.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................27
3.3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................27
3.4. Nội dung và phương pháp nghiên cưu ......................................................27
3.4.1. Khảo sát và phân tích về nhu cầu thu hồi tái chế phế phẩm, phụ
phẩm và chất thải theo hướng tiếp cận SXSH tại xí nghiệp An Thịnh Việt An .....................................................................................................27


Trang
3.4.2. Khảo sát đánh giá hiện trạng về phế phụ phẩm và chất thải tại xí
nghiệp An Thịnh - Việt An ......................................................................28
3.4.3. Phân tích, đánh giá khả năng thu hồi tái chế phế phụ phẩm và chất
thải theo hướng tiếp cận SXSH và sản xuất năng lượng tái tạo ..............29
3.4.4. Đề xuất giải pháp thu hồi, tái chế phế phụ phẩm và chất thải theo
hướng tiếp cận SXSH và sản xuất năng lượng tái tạo .............................30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................31
4.1. Nhu cầu thu hồi tái chế phế phụ phẩm và chất thải theo hướng tiếp cận
SXSH tại xí nghiệp An Thịnh (Việt An) ..........................................................31

4.1.1. Vị trí địa lí của xí nghiệp ...............................................................31
4.1.2. Quy mô của xí nghiệp ....................................................................31
4.1.3. Công suất hoạt động của xí nghiệp ................................................32
4.1.4. Tổ chức quản lý .............................................................................33
4.1.5. Tình hình chế biến cá tra và basa trên địa bàn tỉnh An Giang .......34
4.2. Hiện trạng về phế phụ phẩm và chất thải tại An Thịnh (Việt An) ............37
4.2.1. Quy trình chế biến cá fillet đông lạnh ...........................................37
4.2.2. Vấn đề ô nhiễm nước thải sản xuất tại xí nghiệp An Thịnh ..........43
4.2.3. Vấn đề ô nhiễm từ phụ phẩm .........................................................48
4.2.4. Những loại phụ phẩm phát sinh và quá trình thu gom tại xí nghiệp
An Thịnh ..................................................................................................49
4.3. Những hạn chế và khả năng thu hồi, tái chế phế phẩm, phụ phẩm và chất
thải tại An Thịnh – Việt An theo hướng tiếp cận SXSH và sản xuất năng lượng
tái tạo ................................................................................................................54
4.3.1. Tại bộ phận lạng da ........................................................................54
4.3.2. Tại khu vực sửa cá .........................................................................55
4.3.3. Tại bãi đậu xe thu gom phụ phẩm .................................................56
4.3.4. Triển vọng và khả năng thu hồi, tái chế phế phẩm, phụ phẩm tại xí
nghiệp An Thịnh ......................................................................................57


Trang
4.4. Giải pháp hoàn thiện quá trình thu hồi phế phẩm, phụ phẩm theo hướng
tiếp cận SXSH và sản xuất năng lượng tái tạo .................................................61
4.4.1. Tại bộ phận lạng da ........................................................................62
4.4.2. Tại khu vực sửa cá .........................................................................62
4.4.3. Tại hệ thống xử lý nước thải ..........................................................63
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................67
5.1. Kết luận .....................................................................................................67
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................68

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................69


Đề cương luận văn tốt nghiệp

Lớp DH8MT

Chương 1: GIỚI THIỆU
Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa
dạng, nó là điều kiện sống của con người và tất cả các sinh vật trên Trái đất.
Sự bùng nổ dân số, cùng với sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các
nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đã làm cho nguồn tài nguyên
dần dần cạn kiệt do sự khai thác và sử dụng quá mức. Đồng thời, con người
cũng đưa vào môi trường những chất lạ (hợpchất hữu cơ cacbon, S, N…),
nhiều đến mức mà môi trường tự nhiên không còn khả năng tự làm sạch và trở
nên ô nhiễm nghiêm trọng như: môi trường không khí, đất, nước. Từ đó, sức
khoẻ của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây cũng chính là sự đáp trả
lại của thiên nhiên cho những hành động mà con người đã gây ra.
Hiện nay, các nguồn năng lượng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng ngày càng cạn kiệt. Môi trường hiện nay bị ô nhiễm nghiêm trọng cũng
xuất phát từ việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng này. Cùng với sự
phát triển của khoa học, thì năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc
sống của con người ngày nay. Do đó, hiện nay các quốc gia trên toàn cầu trong
đó có Việt Nam, đang tận dụng những nguồn năng lượng thiên nhiên như:
năng lượng gió, thuỷ năng,... và năng lượng tái tạo. Việc tận dụng nguồn năng
lượng tái tạo là một liều thuốc chữa cho môi trường dần thoát khỏi căn bệnh
“ô nhiễm”.
Nhờ vào quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước giúp cho nền
kinh tế Việt Nam dần được thăng tiến và nó cũng có một sự tác động mạnh mẽ
đến các doanh nhiệp Việt Nam. Những mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu ra

thị trường thế giới có tính cạnh tranh rất khốc liệt, trong đó góp phần tạo cho
giá thành sản phẩm tăng cao, chính vì việc xử lý môi trường mà các doanh
nghiệp đã bỏ ra một khoản chi phí để xử lý các chất thải phát sinh trong quá
trình sản xuất, khoản chi phí này cứ mãi tăng làm đau đầu ban lãnh đạo của
một doanh nghiệp trong quá trình giải quyết tài chính.
Ngành thuỷ sản là ngành mang lại rất nhiều lợi nhuận cho các doanh
nghiệp và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở đồng bằng sông Cửu Long,
trong đó có An Giang. An Giang có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để
phát triển thuỷ sản.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang có khoảng 18 nhà máy chế biến thuỷ
sản đang hoạt động với các mặt hàng chủ yếu là từ cá tra và cá basa. Tuy
nhiên, trong các công đoạn sản xuất để tạo nên các sản phẩm của các nhà máy
GVHD: ThS. Đinh Thị Việt Huỳnh & ThS. Kiều Đỗ Minh Luân
SVTH: Dương Thanh Tùng

1


Đề cương luận văn tốt nghiệp

Lớp DH8MT

thuỷ sản đã cho ra một lượng lớn các phụ phẩm và phế phẩm, gây ra không ít
khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như ban lãnh đạo, nếu như không có
biện pháp quản lý, xử lý hiệu quả sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khoẻ của công
nhân trong nhà máy rộng hơn là cộng đồng dân cư xung quanh.
Với những khó khăn vướng mắc như thế thì các doanh nghiệp đã sớm tìm
ra được giải pháp đó là thu hồi và tái chế những phụ phẩm và phế phẩm nhằm
tạo ra sản phẩm mới, góp phần tăng giá trị cho sản phẩm, tiết kiệm được
nguyên vật liệu trong qui trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu chất

thải phát sinh ra môi trường và tạo ra được nguồn năng lượng mới phục vụ cho
sản xuất, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp, các
cơ sở sản xuất.
Trên thực tế đó, đề tài: “Khảo sát và đánh giá khả năng thu hồi, tái chế
phế phẩm, phụ phẩm tại xí nghiệp chế biến thuỷ sản An Thịnh” được đề
nghị và triển khai thực hiện nhằm giúp doanh nghiệp chế biến thuỷ sản thu hồi
và tái tạo các phụ phẩm và phế phẩm được hoàn thiện hơn, cũng là sự bảo vệ
môi trường vững chắc. Đồng thời, giúp cho nhà máy có thêm điều kiện tiếp
cận với sản xuất sạch hơn trong công tác bảo vệ môi trường cũng như trong
sản xuất một cách bền vững.

GVHD: ThS. Đinh Thị Việt Huỳnh & ThS. Kiều Đỗ Minh Luân
SVTH: Dương Thanh Tùng

2


Đề cương luận văn tốt nghiệp

Lớp DH8MT

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Sản xuất sạch hơn và khả năng ứng dụng sản xuất sạch hơn trong
ngành chế biến thủy sản
2.1.1. Khái niệm về SXSH
SXSH là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi
trường đối với quá trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường (Bộ
KHCNMT, 2001).

Trong một khoảng thời gian được tiến hành áp dụng, SXSH được hiểu đơn
giản là một quá trình sản xuất sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào ngày càng ít
hơn và thân thiện với môi trường hơn. Đồng thời phải đạt được hiệu quả cao
về số lượng lẫn chất lượng và chất thải được tái chế, tái sử dụng một cách tối
đa (Sở KHCNMT TP.HCM, 2001).
2.1.2. Mục tiêu của SXSH
− Bảo toàn nguyên liệu và năng lượng sử dụng trong quá trình sản xuất
− Giảm độc tính của chất thải và phát thải tại nguồn
− Giảm kinh phí xử lý cuối đường ống
− Mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư
2.1.3. Các công cụ kiểm toán trong SXSH
Kiểm toán chất thải: nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu chất thải gồm xử
lý, phòng ngừa phát sinh chất thải. Trong đó phòng ngừa mang tính tích cực
chủ động (Cục Môi trường, 1999).
2.1.4. Lợi ích và động cơ thúc đẩy thực hiện sản xuất sạch hơn
Lợi ích về kinh tế
Đối với các lợi ích về kinh tế, các giải pháp SXSH có thể làm tăng hiệu
quả sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng một cách
hợp lý hơn, góp phần làm giảm các chi phí đầu vào dẫn đến giảm giá thành
sản phẩm…
Ngày nay, những qui định về quản lý, xử lý chất thải nói riêng và bảo vệ
môi trường của hầu hết các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên nghiêm

GVHD: ThS. Đinh Thị Việt Huỳnh & ThS. Kiều Đỗ Minh Luân
SVTH: Dương Thanh Tùng

3


Đề cương luận văn tốt nghiệp


Lớp DH8MT

ngặt. Trong khi đó, việc thực hiện SXSH có thể làm cho quá trình này tương
đối dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn, bởi vì, SXSH có thể giúp giảm được các
chi phí cho việc quản lý chất thải thông qua việc giảm thiểu các chi phí cho
việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lượng chất thải được giảm thiểu, các
dòng chất thải được tách riêng). SXSH giúp loại bỏ một số giấy phép về môi
trường, hoặc giảm chi phí cho việc kiểm kê giám sát môi trường hàng năm… ,
thông qua đó, vấn đề tuân thủ các quy định về môi trường sẽ được đảm bảo tốt
hơn.
SXSH còn có khả năng thu hồi lại vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn;
có khả năng với các nguồn tài chính để mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngoài
ra, các giải pháp SXSH còn góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm; tích lũy
các khoản tiền tiết kiệm được, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường và tạo
hình tượng của công ty ngày càng tốt đẹp hơn…
Lợi ích về môi trường
SXSH cũng làm dễ dàng thỏa mãn các qui định về xả thải, góp phần thiết
thực vào việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các giải pháp SXSH còn cho phép
bảo toàn các nguồn tài nguyên và năng lượng thông qua các kỹ thuật tái chế,
tái sử dụng…
Các chương trình SXSH có thể được thực hiện với mục tiêu xây dựng một
hình ảnh môi trường tích cực của đơn vị đối với các tổ chức cho vay, tài trợ,
và do vậy có thể tạo thêm cơ hội cho đơn vị mở rộng nguồn tài chính của
doanh nghiệp mình. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, nhận thức về vấn đề
môi trường của người tiêu dùng ngày càng tăng lên. Chính vì thế, việc đáp ứng
các tiêu chuẩn môi trường như ISO 14000 có thể thúc đẩy các công ty thực
hiện SXSH nhằm phục vụ những khách hàng có yêu cầu về sản phẩm xanh;
đồng thời, tạo cơ hội mới và tạo điều kiện thuận lợi cho công ty đáp ứng được
các yêu cầu mới của thị trường.

Lợi ích về xã hội
Một báo cáo thông tin đại chúng bất lợi ngay lập tức có thể làm tổn hại đến
uy tín của một đơn vị sản xuất kinh doanh. Cách tiếp cận chủ động tích cực
với môi trường như cách tiếp cận đạt được thông qua SXSH sẽ giúp đơn vị tạo
được lòng tin trong cộng đồng, hình ảnh đơn vị sẽ tốt đẹp và uy tín hơn. Ngoài
ra, môi trường làm việc cũng là một trong những động cơ thúc đẩy thực hiện
SXSH. Có thể nói, SXSH liên quan chặt chẽ đối với sức khỏe và an toàn lao
động tại các đơn vị sản xuất kinh doanh. Công nhân công nghiệp ngày nay
GVHD: ThS. Đinh Thị Việt Huỳnh & ThS. Kiều Đỗ Minh Luân
SVTH: Dương Thanh Tùng

4


Đề cương luận văn tốt nghiệp

Lớp DH8MT

nhận thức rõ ràng hơn bao giờ hết về quyền lợi của họ được làm việc trong
môi trường trong sạch và an toàn. Trong khi đó, việc áp dụng SXSH có thể
giúp cải thiện điều kiện làm việc và giảm bớt tai nạn nơi làm việc, ngăn chặn
việc xuất hiện các bệnh nghề nghiệp… Bằng cách bảo đảm các quyền lợi
thông qua SXSH như đã nói ở trên, các đơn vị sản xuất kinh doanh có thể thúc
đẩy động cơ thực hiện SXSH của công nhân, giáo dục họ quan tâm đến kiểm
soát chất thải… Đây có thể được xem là điều kiện tốt để tạo lợi thế cạnh tranh
trên thị trường của đơn vị.
Các lợi ích về sử dụng năng lượng hiệu quả
Hiện nay, vấn đề năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm là
những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới,
do nguồn năng lượng sơ cấp (các nhiên liệu hóa thạch) ngày càng trở nên cạn

kiệt. Chính vì thế, chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng đã đưa ra nhiều chương trình hành động nhằm thực hiện
việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả và xem đây là một trong
những mục tiêu quan trọng của quốc gia.
Đối với toàn cầu, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm sẽ góp phần làm giảm
phát thải khí nhà kính, duy trì và ổn định môi trường bền vững. Đối với quốc
gia, việc làm này sẽ giúp giảm nhập khẩu năng lượng, tiết kiệm được nguồn
tài nguyên quốc gia. Trong đó, tiền tiết kiệm được có thể dùng cho các hoạt
động xóa đói giảm nghèo và giúp chủ động hơn trong việc sản xuất và tiêu thụ
năng lượng. Riêng đối với các cơ sở công nghiệp, việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả sẽ giúp cho giảm chi phí về năng lượng, tăng khả năng cạnh
tranh, tăng năng suất sản xuất, đồng thời cải thiện được chất lượng sản phẩm,
góp phần tăng lợi nhuận cho đơn vị.
Để thực hiện được các mục tiêu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả. Các chương trình về kiểm toán năng lượng đã được Chính phủ đặt ra và
khuyến khích các cơ sở sản xuất có sử dụng năng lượng thực hiện. Trong đó,
đặc biệt là việc kiểm toán năng lượng thông qua các chương trình sản xuất
sạch hơn.
2.1.5. Các giải pháp SXSH
Một trong những giải pháp được quan tâm nhất trong việc triển khai áp
dụng sản xuất sạch hơn đó là giải pháp quản lý nội vi và kiểm soát quá trình
tốt hơn. Đây là một giải pháp không cần đầu tư nhưng mang lại hiệu quả kinh
tế rất cao. Để thực hiện tốt quá trình này chỉ cần sự quan tâm chỉ đạo của Ban
GVHD: ThS. Đinh Thị Việt Huỳnh & ThS. Kiều Đỗ Minh Luân
SVTH: Dương Thanh Tùng

5


Đề cương luận văn tốt nghiệp


Lớp DH8MT

lãnh đạo các đơn vị tại doanh nghiệp và thói quen của công nhân cũng cần
được thay đổi.
Việc kiểm soát quá trình tốt hơn là để đảm bảo các điều kiện sản xuất được
tối ưu hơn về mặt tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, vận hành sản xuất và quản
lý chất thải. Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp
suất, tốc độ… cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng
tốt. Cũng như quản lí nội quy tốt hơn, kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi có sự
quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
2.1.6. Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn
Khởi động
Thành lập nhóm đánh giá SXSH và nhóm này làm việc theo nguyên tắc tập
thể. Trên cơ sở đó, tiến hành liệt kê các bước công nghệ (bao gồm liệt kê các
công đoạn và quá trình sản xuất, xác định đầu vào, đầu ra) để có tổng quan,
khái quát chung về toàn bộ hoạt động sản xuất của đơn vị và tạo cơ sở cho
việc lựa chọn các công đoạn có khả năng gây lãng phí.
Phân tích công đoạn
Xác định sơ đồ công nghệ chi tiết, bao gồm đầy đủ các đầu vào và đầu ra
của từng công đoạn trong quá trình sản xuất được lựa chọn để đánh giá quá
trình SXSH. Trên cơ sở đó thực hiện các nghiên cứu như: kiểm toán chất thải,
kiểm toán năng lượng và cân bằng vật chất nhằm xác định chi phí cho dòng
thải, đồng thời, xác định các nguyên nhân gây thải và gây lãng phí đối với qui
trình sản xuất đã được chọn để đánh giá…
Phát triển các cơ hội SXSH
Dựa trên các kết quả đã thực hiện ở những bước trên, tiến hành phát triển,
liệt kê và mô tả các giải pháp SXSH, có thể làm được. Quá trình đề xuất các
giải pháp SXSH theo trình tự:
Xác định dòng thải -> Phân tích nguyên nhân -> Đề xuất các giải pháp

Phát triển cơ hội SXSH trên cơ sở các mục tiêu về tiết kiệm được nguyên
vật liệu, năng lượng hoặc giảm chi phí xử lí chất thải, giảm chi phí sản xuất…
Sau khi lập được danh sách các cơ hội SXSH, tiến hành sắp xếp các cơ hội
theo nhóm: có thể thực hiện ngay hoặc hiển nhiên khả thi, các cơ hội cần
nghiên cứu thêm (như: tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường), và
các cơ hội bị loại bỏ (không áp dụng vì không mang tính thực tế khả thi cao).
GVHD: ThS. Đinh Thị Việt Huỳnh & ThS. Kiều Đỗ Minh Luân
SVTH: Dương Thanh Tùng

6


Đề cương luận văn tốt nghiệp

Lớp DH8MT

Lựa chọn các giải pháp SXSH
Trên cơ sở các giải pháp SXSH cần nghiên cứu thêm (như: tính khả thi về
mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường), tiến hành sàn lọc, lựa chọn để bổ sung
đưa vào danh sách các cơ hội có tính khả thi trên cơ sở áp dụng các phương
pháp đánh giá và nghiên cứu khả thi về SXSH.
Thực hiện và duy trì các giải pháp SXSH
Tiến hành sắp xếp các giải pháp SXSH đã được chọn theo thứ tự ưu tiên để
thực hiện, dựa trên điều kiện thực tế của đơn vị về kế hoạch phát triển, nguồn
kinh phí, thời gian… Sau đó, tiến hành chuẩn bị và thực hiện một vài giải pháp
SXSH đơn giản, dễ thực hiện. Lên kế hoạch thực hiện với các yêu cầu về phân
công nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, số liệu cần quan trắc (đặc biệt là số liệu:
lượng nguyên liệu tiêu thụ/ mức độ thải)… để thuận lợi cho việc theo dõi,
đánh giá lợi ích của giải pháp được thực hiện. Đồng thời, đề xuất các giải pháp
tiếp theo nhằm duy trì quá trình SXSH của đơn vị.

Để duy trì SXSH cần quan trắc định kì ở cấp doanh nghiệp và quá trình sản
xuất. Báo cáo kết quả SXSH để duy trì cam kết, đồng thời, các kết quả SXSH
cũng cần được báo cáo lại với cấp lãnh đạo và các nhân viên. Tính liên tục của
SXSH có thể sẽ là phần có giá trị trong việc thực hiện chứng nhận hệ thống
quản lí môi trương ISO 14000, (UNEP, 2001).
2.1.7. Tình hình nghiên cứu, áp dụng SXSH tại Việt Nam
• Những chính sách chủ trương cho việc thực hiện SXSH
Năm 1998, Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc
(UNIDO) đã giúp Việt Nam thành lập “Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam”
tại Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội trong khuôn khổ một dự án US/VIE/96/063 do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ
thông qua UNIDO, ( />Dự án đã hoàn thành nhiệm vụ phổ biến rộng rãi khái niệm SXSH và xúc
tiến việc áp dụng tiếp cận chủ động phòng ngừa ô nhiễm này vào các doanh
nghiệp công nghiệp ở nước ta. Trung tâm đã triển khai thành công trình diễn
đánh giá SXSH tại trên 300 doanh nghiệp, tạo dựng nên uy tín cho mình trong
các doanh nghiệp đã trực tiếp nhận sự trợ giúp kỹ thuật của trung tâm cũng
như các các bộ phận liên quan và các tổ chức quốc tế tài trợ dự án về môi
trường. Những kết quả đó cũng đã khẳng định sản xuất sạch hơn hoàn toàn có
thể được áp dụng thành công trong công nghiệp ở nước ta và đã mang lại cả
GVHD: ThS. Đinh Thị Việt Huỳnh & ThS. Kiều Đỗ Minh Luân
SVTH: Dương Thanh Tùng

7


Đề cương luận văn tốt nghiệp

Lớp DH8MT

lợi ích về kinh tế và môi trường. Đó thực sự là một công cụ hiệu quả giúp các

doanh nghiệp tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.
Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam đã đào tạo và xây dựng một mạng lưới
các chuyên gia làm nòng cốt tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng SXSH và phát
triển dịch vụ này trên cơ sở kết hợp với các dịch vụ khác về bảo vệ môi
trường. Những hoạt động hỗ trợ nghiên cứu chính sách, phổ biến thông tin đã
giúp trung tâm tạo dựng được mối quan hệ hợp tác và đối tác rộng rãi với các
cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế có cùng quan tâm đến phát triển bền
vững ở Việt Nam.
Ngày 22/9/1999, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ký
tuyên ngôn quốc tế về SXSH nhằm khẳng định cam kết của Chính phủ Việt
Nam trong việc thực hiện Chiến lược SXSH.
Gần đây, Chiến lược BVMT quốc gia 2001 – 2010 và Kế hoạch hành động
BVMT 2001 – 2005 đã được Bộ KHCNMT xây dựng và trình Nhà nước phê
duyệt. Các văn bản này đã được ban hành và là cơ sở pháp lý quan trọng để
xác định các ưu tiên về môi trường. Nội dung cơ bản của Chiến lược BVMT
được định hướng theo nguyên tắc: « giải quyết các vấn đề về môi trường có
tính bức xúc; bảo vệ và khôi phục các tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, các
hệ sinh thái đặc thù và Chiến lược BVMT phải là bộ phận cấu thành của Chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến 2010 ». Riêng đối với Kế
hoạch hành động BVMT, kế hoạch này được cụ thể hóa trong 21 chương trình
mục tiêu, trong đó bao gồm 1 chương trình SXSH và 5 chương trình khác có
liên quan đến SXSH, (Bộ KHCNMT, 2001).
Tháng 05/2002, Bộ KHCNMT đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia
về SXSH nhằm đưa nội dung Sản xuất sạch hơn vào danh sách những hoạt
động chính trong chiến lược môi trường quốc gia trong giai đoạn 2000-2010
và trong việc soạn dự thảo kế hoạch hành động về Sản xuất sạch hơn cho giai
đoạn 2000-2005. Mục tiêu của kế hoạch này bao gồm: « nâng cao nhận thức
về SXSH trong các ngành công nghiệp; lồng ghép nội dung SXSH vào các
chương trình, chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội; tạo ra các cơ
sở khung pháp lý, thể chế, nguồn nhân lực và tài chính để thúc đẩy việc ứng

dụng liên tục SXSH trong các cơ sở công nghiệp, (Bộ KHCNMT, 2002).
Tại cuộc họp ba bên ngày 5 tháng năm 2010 của dự án ”Đẩy mạnh các
dịch vụ mới về sản xuất sạch hơn ở Việt Nam thông qua Trung tâm Sản xuất
sạch Việt Nam” mang mã số US/VIE/04/064 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ
GVHD: ThS. Đinh Thị Việt Huỳnh & ThS. Kiều Đỗ Minh Luân
SVTH: Dương Thanh Tùng

8


Đề cương luận văn tốt nghiệp

Lớp DH8MT

trì, gồm đại diện của các vụ chức năng thuộc các bộ KH&DT, Tài chính, Công
Thương, KH&CN, Ngoại giao, TN&MT, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,
Vịên Khoa học và Công nghệ Môi trường; đại diện UNIDO và đại diện SECO,
Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Hà Nội đã nhất trí kết thúc dự án này và Phó Hiệu
trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trao “Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh” cho Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam có tên giao dịch là công ty
VNCPC, (www.baovinhlong.com.vn).
Với hiệu quả của việc áp dụng sản xuất sạch hơn; ngày 07 tháng 9 năm
2009, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1419/QĐ - TTg phê
duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” với
mục tiêu phổ biến rộng rãi cách tiếp cận sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản
xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu qủa sản xuất, đồng thời hạn chế mức độ
gây ô nhiễm môi trường cũng như đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân
và môi trường sống cho cộng đồng.
• Các dự án đã được triển khai tại Việt Nam
Dự án “Những chiến lược và cơ chế khuyến khích đầu tư cho SXSH tại các

nước đang phát triển” do Chính phủ Na Uy tài trợ thông qua Vụ Công nghiệp
và Môi trường của UNEP. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ
Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện dự án này với mục tiêu là nhằm tăng
cường sản xuất bền vững trên cơ sở chiến lược SXSH, thông qua việc xây
dựng mối quan hệ tương tác hiệu quả hơn giữa các ngành sản xuất với tài
chính và đầu tư. Trên cơ sở đó, « mục tiêu trước mắt của dự án là tạo thuận lợi
cho việc đầu tư vào SXSH thông qua: (1) thử nghiệm cách khởi xướng và tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư SXSH; (2) xây dựng công cụ tài chính để
khuyến khích đầu tư cho SXSH và các chiến lược hỗ trợ; (3) thúc đẩy các nhà
hoạch định chính sách quốc tế cũng như trong khu vực nhà nước và tư nhân
theo đuổi đầu tư cho SXSH, (Ngô Tuấn Dũng, 2002).
Dự án "Đẩy mạnh các dịch vụ mới về SXSH tại Việt Nam thông qua
Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam" đã được đại diện sứ quán Thụy Sĩ, Tổ
chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Việt Nam ký thỏa thuận khởi động. Mục tiêu của dự án được thực hiện trong 3
năm (2005-2007), là cải thiện hiệu quả sinh thái và trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp thông qua sử dụng các công cụ như đánh giá SXSH, chuyển
giao công nghệ thân thiện môi trường và mở rộng thị trường SXSH. Theo
hướng này, dự án sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn như đánh giá SXSH tại nhà

GVHD: ThS. Đinh Thị Việt Huỳnh & ThS. Kiều Đỗ Minh Luân
SVTH: Dương Thanh Tùng

9


Đề cương luận văn tốt nghiệp

Lớp DH8MT


máy, tư vấn công nghệ và tài chính; đào tạo và hỗ trợ các nhà cung cấp dịch
vụ tư nhân; mở rộng mạng lưới SXSH ở Việt Nam thông qua việc thành lập
một đầu mối ở phía Nam và mở rộng hỗ trợ kỹ thuật tại Lào, Campuchia; xúc
tiến thực hiện các thỏa thuận đa phương về môi trường, (Trung tâm Thông tin
Khoa học Công nghệ quốc gia trích lược, 2004).
Tại Hội thảo"Hiện trạng sử dụng năng lượng và tiềm năng giảm chi phí
năng lượng trong ngành chế biến thủy sản" do Hiệp hội chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam (VASEP) và Tổ chức tài chính quốc tế IFC tổ chức nhằm
sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng trong ngành chế biến thủy sản, (Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng, 2009).
(ENERTEAM).
Các dự án trên đã phần nào giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà
quản lý, kỹ thuật cũng như doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận với
chiến lược SXSH, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững của đất nước.
2.1.8. Khả năng ứng dụng SXSH trong ngành chế biến thủy sản
Đặc điểm của ngành công nghệ chế biến thủy sản là sử dụng một lượng
nước khá lớn (khoảng 70%) với mục đích tiêu thụ trong việc tẩy rửa nền
xưởng và thiết bị. Phần lớn lượng nước có thể tiết kiệm được trong quá trình
này. Ngoài ra, các qui trình sản xuất như: tách ruột, xả đông, làm sạch và rửa
nguyên liệu cũng làm tiêu tốn khá nhiều nước. Bên cạnh đó, các nhà máy chế
biến thủy sản thường thải ra một lượng lớn các chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn
nước. Có thể nói, nước thải, rác thải, năng lượng tiêu thụ và mùi hôi là những
vấn đề rất đáng được quan tâm trong ngành công nghiệp thủy sản Việt Nam,
trong đó đặc biệt là nước thải. Do lượng nước thải được tạo ra rất lớn nên việc
xử lý triệt để là một giải pháp rất tốn kém. Hơn nữa, các nhà máy chế biến
thủy sản Việt Nam đa phần có qui mô vừa và nhỏ nên việc lắp đặt hệ thống xử
lý nước thải thật sự là một trong những khó khăn liên quan đến vấn đề đầu tư
của doanh nghiệp. Vốn đầu tư một hệ thống xử lý nước thải của quá trình chế
biến thủy sản cao, ước tính xây dựng 1m3 nước thải thì kinh phí khoảng 8 - 9

triệu đồng, chi phí vận hành và bảo dưỡng thiết bị xử lý 1m3 nước thải khoảng
2.5 – 4.5 triệu đồng.
Một trong những giải pháp đơn giản nhằm góp phần giải quyết những khó
khăn trên đó là SXSH. Giải pháp này vừa mang lại lợi ích kinh tế và vừa giúp

GVHD: ThS. Đinh Thị Việt Huỳnh & ThS. Kiều Đỗ Minh Luân
SVTH: Dương Thanh Tùng

10


Đề cương luận văn tốt nghiệp

Lớp DH8MT

các nhà máy chế biến thủy sản giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
Tại hội thảo, VASEP và IFC đã công bố kết quả nghiên cứu được thực
hiện từ năm 2009 về so sánh hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành chế
biến thủy sản. Theo đó, đề tài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 21 nhà máy
chế biến thủy sản trong tổng số 193 nhà máy tại Đồng bằng Sông Cửu Long.
Qua kết cho thấy nhà máy nào cũng có thể tiết kiệm năng lượng hơn mức tiêu
thụ hiện tại, kể cả những nhà máy mới. Ở từng nhà máy, bất cứ khâu nào cũng
có thể tiết kiệm năng lượng hơn nữa.
2.2. Tổng quan về phụ phẩm, phế phẩm, chất thải từ ngành chế biến thủy
sản và khả năng ứng dụng năng lượng tái tạo
Ngành sản xuất, chế biến cá tra và cá ba sa đã mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho vùng ĐBSCL trong những năm qua. Trong 3 năm qua, giá cả thị
trường, xu hướng bảo hộ của các nước nhập khẩu đã làm con cá tra Việt Nam
gặp nhiều khó khăn, nhưng sự nỗ lực của người nuôi, doanh nghiệp và các

ngành chức năng đã đưa con cá tra đến trên 133 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá
cạnh tranh, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu nhiều thị trường. Loại thủy
sản này hiện chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam, (Dương Ngọc Minh, 2010).
Năm 2010, diện tích mặt nước nuôi cá tra toàn vùng ĐBSCL khoảng
6.000 ha, dự kiến kim ngạch xuất khẩu trị giá khoảng 1,4 tỉ USD. Đó là chưa
kể giá trị tăng thêm từ phụ phẩm, phế phẩm cá tra tương đương 70% trọng
lượng, mang lại nguồn thu đáng kể ước tính lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với
chế biến phi lê xuất khẩu. Hiện hay, có nhiều công ty đã ứng dụng khoa học
vào sản xuất để biến 70% phụ phẩm, phế phẩm cá tra thành các sản phẩm giá
trị gia tăng. Cuối năm 2010, sản phẩm nước mắm từ cá tra ra đời cung cấp cho
thị trường Mỹ, châu Âu và nội địa. Năm 2011, sẽ có dầu ăn, collagen chiết
xuất từ cá tra được xuất khẩu rộng rãi. Ngoài ra, còn nhiều sản phẩm giá trị gia
tăng khác, mang lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp và người nuôi. Nếu như
xuất khẩu phi lê cá tra lời 1 thì sản xuất hàng giá trị gia tăng từ cá tra có thể lời
đến 10” (Phạm Thị Diệu Hiền, 2010).
Hiện nay, nhiều vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL theo mô hình liên kết “4 nhà”
(nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà nước – nhà khoa học) rất được quan tâm.
Các nhà khoa học liên tục nghiên cứu và đưa vào thực tiễn các phương pháp
chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra. Người nuôi luôn tìm tòi, ứng dụng
GVHD: ThS. Đinh Thị Việt Huỳnh & ThS. Kiều Đỗ Minh Luân
SVTH: Dương Thanh Tùng

11


Đề cương luận văn tốt nghiệp

Lớp DH8MT


các kỹ thuật mới, đảm bảo các tiêu chí chế biến xuất khẩu, an toàn vệ sinh
thực phẩm. Ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương các tỉnh, thành ở
ĐBSCL có diện tích nuôi lớn đều có quy hoạch vùng nuôi và khuyến cáo
người nuôi tập trung sản xuất an toàn, liên kết tạo ra nguồn nguyên liệu quy
mô lớn, ổn định.
Ngành chế biến thủy sản đã cung cấp lượng lớn nguyên liệu đầu vào cho
quá trình sản xuất các chế phẩm sinh học. Ưu điểm của nguồn nguyên liệu này
không chỉ cạnh tranh về giá cả (đa phần là các phế phẩm phụ phẩm của quy
trình fillet cá tra cá ba sa xuất khẩu) mà thủy sản còn cung cấp các nguồn
nguyên liệu độc nhất đặc thù mà các ngành khác không thể cung cấp được (ví
dụ để sản xuất chitin, chitosan và các chế phẩm từ nó không thể không xuất
phát từ nguồn nguyên liệu giàu các thành phần này như vỏ tôm, cua ..). Từ da
cá chúng ta có thể sản xuất gelatin, từ mỡ cá có thể sản xuất các sản phẩm
phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp, (Nguyễn Hồng Khanh, 2005).
Surimi (“thịt xay” trong tiếng nhật) là một lựa chọn mang lại hiệu quả
cao nhằm tận dụng tối đa các loài thủy sản chất lượng thấp, cá tạp và chất
thải chế biến. FAO ước tính khoảng 2 đến 3 triệu tấn thủy sản sống được dùng
để sản xuất surimi trên toàn thế giới. Sản xuất surimi là cách tận dụng
chất thải thủy sản hiệu quả cao, vì tỷ lệ sử dụng khi sản xuất philê
chỉ đạt khoảng 28%, trong khi chế biến thành surimi có thể đạt tới 82%.
Trong quá khứ, cá minh thái Alaska gần như là loài thủy sản duy nhất có thể
dùng để sản xuất surimi, đến nay nó chỉ chiếm khoảng
một nửa nguyên liệu vì đã được thay thế bằng các loài cá khác, chủ yếu
là những loài cá nhỏ nhiều xương. Với những tiến bộ mới, sản xuất surimi
thậm chí còn có thể sử dụng các loài cá thịt sẫm màu và có hàm lượng mỡ
tương đối cao, kể cả một số loài cá nước ngọt.
Không chỉ cá mà cả chất thải các loài giáp xác cũng có khả năng sử
dụng sinh lợi, chẳng hạn vỏ của chúng có thể dùng để tách chiết chitin và
chitosan. Đặc biệt quan trọng khi một khối lượng lớn tôm, tôm hùm gai và các
loài giáp xác khác được bóc vỏ trước khi bán.

Chitosan (là một loại polyme sinh học) chỉ đứng sau cellulose, thành
phần cơ bản của gỗ, là nguyên liệu tự nhiên được tái tạo nhiều nhất. Từ
4.500 kg vỏ tôm có thể sản xuất ra gần 100 kg chitosan. Chất bột màu
trắng này được sản xuất bằng cách tách axetylen khỏi phân tử chitin trong
vỏ các loài giáp xác. Chitosan được dùng trong sản xuất dược phẩm, mỹ

GVHD: ThS. Đinh Thị Việt Huỳnh & ThS. Kiều Đỗ Minh Luân
SVTH: Dương Thanh Tùng

12


Đề cương luận văn tốt nghiệp

Lớp DH8MT

phẩm và cả trong nông nghiệp và luyện kim. Nó có khả năng tăng cường hệ
miễn dịch, điều chỉnh hàm lượng cholesterol và kích thích tái tạo tế bào.
Chitosan còn có tác dụng kháng sinh, (Nguyễn Hồng Khanh, 2005).
Đối với phần lớn các loài cá, phần ăn được ở dạng phile chỉ chiếm một
nửa trọng lượng. Riêng đầu cá đã chiếm khoảng 20% tổng trọng lượng con cá,
sau đó là ruột cá, vây, da và xương. Gần như toàn bộ những gì được gọi là
phần bỏ đi vẫn còn chứa nhiều protein và axit béo không sinh cholesterol,
cộng với khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, enzyme, kích thích tố, chất
màu và chất tạo hương. Đó là những chất có nhu cầu rất lớn trong ngành công
nghiệp.
Từ những chất trước kia bị bỏ đi, giờ đây có thể chiết xuất ra nguyên liệu
quý cho sản xuất thực phẩm, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dược phẩm và
mỹ phẩm. Các nhà công nghệ sinh học đang tìm kiếm những phương pháp phù
hợp nhất để chiết xuất những nguyên liệu đó, (Nguyễn Thị Hiền, 2009).

Ngoài ra sản lượng các loài cá tạp bị các tàu đánh cá vứt bỏ ngay ngoài
biển hoặc thói quen vứt bỏ ruột và thậm chí cả đầu các loài cá ngay sau khi mổ
ruột trên biển. Khoảng 11% tổng sản lượng khai thác các loài cá đáy chưa cập
cảng đã bị vứt bỏ trong quá trình sơ chế trên biển.
Từ lâu, chất thải thủy sản cũng được dùng làm nguyên liệu sản xuất thức
ăn chăn nuôi để nuôi lợn và gia cầm, dưới dạng mắm hoặc bột cá. Mắm thủy
sản được sản xuất với kỹ thuật tương đối đơn giản, tương tự như quá
trình sản xuất thủy sản thủy phân. Trong quá trình lên men, phần lớn protein
được phân hủy và chất thải thủy sản sẽ hóa lỏng.
Phần bã còn lại được xử lý với axit và các chất bảo quản để giữ được lâu.
Mắm thủy sản có thể bổ sung vào thức ăn chăn nuôi như một nguồn cung cấp
protein.
Theo Hiệp hội Thủy sản TP Cần Thơ, mỗi tháng các nhà máy chế biến
thủy sản ở Cần Thơ chế biến được trên 4.000 tấn mỡ cá, chưa kể các cơ sở
chuyên thu gom phụ phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản để chế biến mỡ
cá xuất khẩu, nhưng đều có đầu ra ổn định.
Hiện tại, Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan đang là những thị trường
tiêu thụ mỡ cá tra rất mạnh. Sản phẩm mỡ cá tra qua sơ chế được mua về để
sản xuất biodiesel (dầu sinh học) thay thế dầu diesel, vừa hạn chế ô nhiễm môi
trường, vừa đối phó với cơn sốt giá dầu hiện nay, (Quang Huy, 2010).

GVHD: ThS. Đinh Thị Việt Huỳnh & ThS. Kiều Đỗ Minh Luân
SVTH: Dương Thanh Tùng

13


Đề cương luận văn tốt nghiệp

Lớp DH8MT


2.3. Một số ứng dụng phát triển năng lượng tái tạo
2.3.1. Thu hồi biogas từ nước thải thủy sản
Khái niệm biogas: biogas là sản phẩm trung gian của quá trình phân hủy
yếm khí của các chất hữu cơ đã được xem như là nguồn năng lượng khai thác
(Lê Minh Thành, 2009).
Hiện nay trên toàn thế giới đang kêu gọi tất cả mọi chúng ta hãy khai thác
và sử dụng những nguồn năng lượng xanh, năng lượng sạch và nguồn năng
lượng tái tạo. Việc tận dụng nguồn năng lượng tái tạo trong giai đoạn hiện nay
là điều hết sức cần thiết và cấp bách, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi
trường, phát thải khí nhà kính. Trong đó việc thu hồi khí biogas từ nước thải là
việc cần nên triển khai thực hiện.
Xử lý nước thải thuỷ sản thu hồi biogas theo cơ chế phát triển sạch CDM
sẽ được triển khai trong các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh An
Giang, giúp các nhà máy chế biến thủy sản giảm bớt chi phí tiêu hao năng
lượng mà vẫn đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép, góp phần hạ giá
thành sản phẩm, nhà đầu tư có lợi nhuận khi bán khí biogas.
Hiện nay, Xí nghiệp chế biến thủy sản Thuận An I đang triển khai thực
hiện dự án xây dựng và lắp đặt toàn bộ các hệ thống thiết bị xử lý nước thải
chế biến thủy sản, để sản xuất điện và khí mêtan (CH4). Đồng thời, cung cấp
các dịch vụ mua bán khí đốt biogas hoặc điện với giá cả hợp lý theo từng thời
điểm. Đặc biệt, từ việc ứng dụng công nghệ này, Xí nghiệp có thể tăng thêm
lợi nhuận từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải CERs (gây hiệu ứng nhà kính)
theo cơ chế phát triển sạch cho Tập đoàn Điện lực quốc gia Đức, (hoài nam
hoài bắc, 2010 - 2030).
Các công nghệ xử lý nước thải trên địa bàn An giang hiện nay chủ yếu tập
trung xử lý cuối đường ống, đòi hỏi chi phí đầu tư và vận hành rất lớn, nhưng
lợi ích đem lại không nhiều. Đồng thời, chưa tận dụng nguồn năng lượng và
nguồn khí biogas (xả vào bầu không khí làm ô nhiễm môi trường và là tác
nhân gây hiệu ứng nhà kính - hiện tượng ấm dần lên của trái đất) để phục vụ

sản xuất. Theo tính toán của các nhà máy chế biến thủy sản, cứ 1 tấn cá thành
phẩm thì có 10-15m3 nước thải, thời gian xả thải khoảng 8 - 12 giờ/ngày.
Nước thải phát sinh chủ yếu từ 3 nguồn: Sản xuất, vệ sinh công nghiệp và sinh
hoạt. Dựa vào các tính chất này, công ty đã đưa ra sơ đồ công nghệ xử lý bằng
phương pháp tốc độ cao kết hợp thu hồi biogas. Áp dụng giải pháp này Xí
nghiệp không phải tốn kém chi phí đầu tư, mà còn tận dụng nguồn năng lượng
GVHD: ThS. Đinh Thị Việt Huỳnh & ThS. Kiều Đỗ Minh Luân
SVTH: Dương Thanh Tùng

14


×